1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nhà nước và sự cần thiết của nhà nước trong quan hệ lao động

22 737 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 155,5 KB

Nội dung

Giảng viên: Cô Vũ Thị Minh XuânBộ môn: Quản trị nhân lực Nhóm thực hiện: 5 Đề tài: Vai trò của các chủ thể trong quan hệ lao động và liên hệ thực tế ở Việt Nam Lời mở đầu Có 3 nhóm chủ t

Trang 1

Giảng viên: Cô Vũ Thị Minh Xuân

Bộ môn: Quản trị nhân lực Nhóm thực hiện: 5

Đề tài: Vai trò của các chủ thể trong quan hệ lao động và liên hệ

thực tế ở Việt Nam

Lời mở đầu

Có 3 nhóm chủ thể cấu thành quan hệ lao động bao gồm: Người lao động và tổ chứcđại diện cho quyền lợi của họ, người sử dụng lao động và tổ chức đại diện cho quyền lợicủa họ, nhà nước Trong mối quan hệ này, người lao động và người sử dụng lao độngthương lượng với nhau để đạt tới mục tiêu của mỗi bên, Nhà nước thiết lập hệ thống luậtpháp và áp dụng các biện pháp để luật pháp có hiệu lực, có nghĩa là để hai chủ thể ngườilao động và người sử dụng lao động phải tôn trọng luật Trong quá trình thực hiện cácquy định luật pháp của Nhà nước, người lao động và người sử dụng lao động có thể pháthiện những điểm bất hợp lý hoặc không còn phù hợp, phản hồi lại để Nhà nước xem xét

và điều chỉnh

Ở Việt Nam, Bộ luật Lao động được ban hành và có hiệu lực thi hành từ 01/01/1995

đã đặt nền tảng pháp lý cho việc hình thành và phát triển quan hệ lao động Sau 15 nămthực hiện, quan hệ lao động ở Việt Nam đã có những bước tiến nhất định từ việc nhậnthức đến tổ chức thực hiện phù hợp với sự hội nhập quốc tế, phát triển kinh tế thị trường

và thị trường lao động Các chủ thể được hình thành, các thiết chế bảo đảm, hỗ trợ quan

hệ lao động được ban hành và bước đầu hoạt động có hiệu quả Việc ban hành Nghị định

số 145/2004/NĐ-CP ngày 14/7/2006 của Chính phủ, trong đó quy định về cơ chế thamvấn các bên và Uỷ ban Quan hệ lao động, Trung tâm Hỗ trợ Phát triển quan hệ lao độngđược thành lập, quan hệ của các bên được bảo đảm thông qua đối thoại, thương lượngtăng dần Tổ chức đại diện cho người lao động, người sử dụng lao động ngày càng có vai

to lớn và quan trọng trong việc tham gia cùng Nhà nước hoạch định các chính sách, phápluật lao động cũng như tổ chức thực hiện trong thực tiễn Công tác quản lý nhà nước vềlao động được chú trọng, nhất là khâu tuyên truyền, kiểm tra, thanh tra việc thực thi chínhsách,pháp luật lao động: Hệ thống trọng tài lao động, Toà án Lao động từng bước đượccủng cố để thực hiện thiết chế xét xử khi tranh chấp lao động xảy ra

Trang 2

Tuy nhiên, nhìn về tổng thể quan hệ lao động ở nước ta mới ở giai đoạn đầu phát triển,còn nhiều bất cập, trong điều kiện nền kinh tế tiếp tục hội nhập sâu, rộng hơn với khu vực

và toàn cầu, số doanh nghiệp tăng, số lao động tham gia thị trường lao động tăng thì cũng

là những thách thức không nhỏ trong giai đoạn tới

Nội dung bài thảo luận:

1.1 Người lao động và tổ chức đại diện cho quyền lợi của họ

- Theo Bộ Luật Lao động nước ta, người lao động là người đến tuổi lao động, có khảnăng lao động, đang có giao kết và thực hiện hợp đồng lao động với chủ sử dụng laođộng Luật Lao động cũng quy định rõ ràng, cụ thể về các quyền và nghĩa vụ của ngườilao động khi tham gia lao động, quy định về hợp đồng lao động, xử lý tranh chấp hợpđồng lao động, các chế độ chính sách đãi ngộ, phúc lợi xã hội bắt buộc

Vai trò:

NLĐ là một chủ thể trong QHLĐ, là người trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào hoạtđộng sản xuất, là yếu tố giữ vai trò quết định trong quá trình tạo ra của cải vật chất Chínhcon người với sức lực và trí tuệ của mình là nhân tố quyết định hiệu quả của việc khaithác, sử dụng nguồn lực tự nhiên và các nguồn lực khác, con người hay NLĐ không chỉquyết định hiệu quả của việc khai thác, sử dụng nguồn lực tự nhiên và các nguồn lựckhác hiện có, mà còn tạo ra những gía trị, của cải xã hội góp phần quan trọng vào sự pháttriển bền vững trong tương lai

1.1.1.2 Thực trạng ở Việt Nam

Lợi ích người lao động song hành cùng lợi ích công ty: Tại nhà máy sản xuất quầnjean Levi’s Việt Nam tại Khu công nghiệp Khánh Phú (Yên Khánh) là một khu nhà

Trang 3

xưởng rộng rãi, bề thế với những trang thiết bị hiện đại, chuyện nghiệp, nơi đây cho ra những chiếc quần jean Levi’s đạt tiêu chuẩn quốc tế xuất đi khắp thế giới

Để đạt được nhiều thành công như hiện nay, ban giám đốc cán bộ quản lý công ty đã

có nhiều chính sách phát triển và đặc biệt là rất coi trọng nguồn lực hay người lao độngcủa công ty NLĐ chính là nguồn lực chủ yếu tạo ra sản phẩm cho công ty, là động lựcthúc đẩy sự phát triển của kinh tế doanh nghiệp, là những người đóng góp rất lớn trongviệc sáng tạo đưa ra ý kiến hay giúp doanh nghiệp đổi mới

Theo Chị Nguyễn Thu Hoà, xã Khánh Phú (Yên Khánh) cho biết: Ở tại công ty NLĐluôn được đánh giá cao, NLĐ được coi là lực lượng quan trọng trong doanh nghiệp, mọingười hăng say làm việc tạo ra những sản phẩm đạt yêu cầu và đúng tiến độ, được tự dođưa ra chính kiến của mình trong sự phát triển của doanh nghiệp

NLĐ là lực lượng chính trong việc tao ra của cải sản phẩm cho doanh nghiệp là 1động lực đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển cho doanh nghiệp

Bên cạnh các doanh nghiệp đã đẩy mạnh việc thực hiện trách nhiệm xã hội với ngườilao động thì vẫn tồn tại một thực tế là người lao động bị “lép vế” so với người sử dụnglao động lao động trong quan hệ lao động do người sử dụng lao động có tư liệu sản xuất.người lao động và cũng do người lao động không có đủ các kiến thức và trình độ cũngnhư kỹ năng: Người lao động thiếu hiểu biết về pháp luật gây ra những thiệt thòi chonhững lợi ích của bản than và của cả doanh nghiệp :“Quá ít người lao động hiểu Luật laođộng” - ông Nguyễn Đức Sơn, phó chủ tịch UBND Q Gò Vấp (TP.HCM), nhận xét nhưvậy tại buổi đối thoại trực tiếp giữa lãnh đạo Quận ủy, UBND quận với công nhân laođộng trên địa bàn Trong buổi đối thoại, hầu hết công nhân đều thắc mắc xung quanh chế

độ lương, thưởng, nghỉ lễ, bảo hiểm xã hội Đây là những vấn đề đã được qui định rõtrong Luật lao động Ông Sơn đề nghị: để bảo vệ quyền lợi cho chính mình, người laođộng phải trang bị thêm kiến thức về luật Song song đó, doanh nghiệp phải trang bị,kiểm tra kiến thức cơ bản về luật cho người lao động

1.1.2. Tổ chức đại diện cho người lao động

1.1.2.1 Khái niệm

Vì không sở hữu tư liệu sản xuất cùng với sức ép về việc làm,NLĐ thường có vị thếyếu hơn so với người SDLĐ Do vậy, nếu chỉ dựa vào cá nhân người lao động khó có thểbảo vệ quyền và lợi ích cảu mình Đoàn kết, tập hợp nhau lại, tạo sức mạnh đấu tranh với

Trang 4

NSDLĐ để bảo vệ quyền và lợi ích của mình là một sự lựa chọn mang tính lịch sử gắnliền với sự ra đời của tổ chức đại diẹn cho NLĐ là tổ chức công đoàn, nghiệp đoàn(gọichung là công đoàn)

Công đoàn là tổ chức chính trị- xã hội của NLĐ, do NLĐ tự nguyện thành lập và bầu

ra ban lãnh đạo bằng cách bỏ phiếu trực tiếp và dân chủ Công đoàn là tổ chức đại diệncho NLĐ tham gia các quan hệ phát sinh trong lao động với tư cách bảo vệ quyền lợi choNLĐ, đảm bảo cho QHLĐ được công bằng, hài hòa

1.1.2.2 Vai trò

Trong kinh tế thị trường, hai bên QHLĐ là hai chủ thể có lợi ích độc lập với nhau, sựmâu thuẫn về lợi ích giữa họ được bộc lộ khá rõ nét Do vậy, vai trò chủ yếu của côngđoàn là:

Bảo vệ lợi ích của các đoàn viên công đoàn- đây là vai trò quan trọng nhất Vai trònày xuất phát từ nguồn gốc ra đời của công đoàn

Góp phần lành mạnh hóa QHLĐ Tại doanh nghiệp, công đoàn đấu tranh thươnglượng với NSDLĐ trong việc đảm bảo quyền và lợi ích của người lao động, chia sẻ lợiích và trách nhiệm, giải quyết tranh chấp… qua đó thúc đẩy sự hợp tác và điều chỉnhhành vi của các bên nhằm đạt được mục tiêu chung, giảm thiều, ngăn ngừa TCLĐ

Thực hiện vai trò hỗ trợ các dịch vụ kỹ thuật cho các công đoàn viên và các tổchức thành viên của công đoàn Công đoàn có thể tổ chức các hoạt động nhằm đào tạonghề, rèn luyện kỹ năng cho các công đoàn viên; hỗ trợ, tư vấn thông tin, dịch vụ việclàm

Vị trí của công đoàn đang ngày càng được nâng cao bởi công đoàn tham gia vào cáccuộc thương lượng hai bên, giải quyết các TCLĐ với vai trò đại diện NLĐ Ngoài chứcnăng đại diện cho người lao động, công đoàn còn là tổ chức trực tiếp tham gia giải quyếtnhững tranh chấp khi lợi ích giữa NLĐ và NSDLĐ nảy sinh

1.1.2.3 Chức năng

Thực hiện các hoạt động bảo vệ lợi ích của người lao động

Giáo dục, vận động, tuyên truyền: Công đoàn tuyên truyền chính sách,pháp luật,thông tin cho người lao đọng về những quyền, lợi ích chính đáng của họ để phòng ngừa

và đấu tranh chống lại các vi phạm về quyền và lợi ích từ phía NSDLĐ Ngoài ra, để bảo

Trang 5

vệ lợi ích cho NLĐ, công đoàn tập hợp, vận động và giáo dục họ tiến hành các cuộc đấutranh đòi quyền lợi và bảo vệ những quyền lợi bị xâm phạm

Chức năng đại diện: Trong cuộc đáu tranh, thương lượng, công đoàn đại diện chongười lao động thể hiện ý chí, nguyện vọng, quan điểm của họ, nhằm đạt được nhữngthỏa thuận hay quy định có lợi nhất từ phía NSDLĐ cho NLĐ

Chức năng điều tiết: Trong chừng mực và các trường hợp nhất định, công đoàn cóvai trò điều tiết thị truờng lao động

1.1.2.4 Thực tế ở Việt Nam

a Tổng liên đoàn lao động Việt Nam

* Vai trò của Công đoàn Việt Nam

Khi chưa giành được chính quyền,công đoàn có vai trò là trường học đấu tranh giaicấp, Công đoàn vận động, tổ chức công nhân, lao động đấu tranh chống lại giai cấp tưsản, bảo vệ quyền, lợi của công nhân, lao động Cuộc đấu tranh của Công đoàn ngày càngphát triển, từ đấu tranh kinh tế sang đấu tranh chính trị với mục đích lật đổ giai cấp thốngtrị xoá bỏ chế độ người bóc lột người, giành chính quyền về tay giai cấp công nhân.Ngày nay, trong điều kiện nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xăhội chủ nghĩa, vai trò của Công đoàn Việt nam ngày càng khẳng định

Hiến pháp nước Công hoà xă hội chủ nghĩa Việt Nam (1992) chương I Điều 10 đăghi rõ: “Công đoàn là tổ chức chính trị - xă hội của giai cấp công nhân và của người laođộng Cùng với cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xă hội chăm lo bảo vệ quyềnlợi của cán bộ, công nhân, viên chức và người lao động khác, tham gia quản lý Nhà nước

và xă hội, tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế,giáo dục công nhân, viên chức và những người lao động khác xây dựng và bảo vệ Tổquốc”

Luật Công đoàn đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thôngqua (tại kỳ họp thứ 7 khoá VIII ngày 30/6/1990) đã khẳng định: “Công đoàn là tổ chứcchính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và người lao động Việt Nam tự nguyệnlập ra dưới sự lănh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, là thành viên trong hệ thống chínhtrị của xă hội Việt Nam, là trường học chủ nghĩa xã hội của người lao động”

Trang 6

Vai trò của Công đoàn Việt Nam ngày nay càng được mở rộng trong sự nghiệp côngnghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.Sự mở rộng vai trò Công đoàn là phù hợp với tính tấtyếu, khách quan, tính qui luật vận động và phát triển của tổ chức Công đoàn, nó phù hợpvới qui luật chung của quá tŕnh xây dựng chủ nghĩa xã hội.Thực tế, trong chặng đườnglịch sử của đất nước những năm qua, Công đoàn Việt Nam đã trưởng thành nhanh chóng,thể hiện rõ vai trò của ḿnh đối với xã hội, Công đoàn đã thu hút, vận động giáo dục, tổchức công nhân, viên chức và lao động tham gia tích cực vào công cuộc cách mạng.Trong các lĩnh vực của đời sống xă hội (kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá và tư tưởng),Công đoàn đã tỏ rõ sự tham gia tích cực, tác động mạnh mẽ của mình thông qua hệ thống

tổ chức từ trung ương đến địa phương, ngành, cơ sở, thông qua lực lượng công đoàn viên,công nhân, viên chức và lao động đã đạt được những thành tựu to lớn góp phần xứngđáng vào sự nghiệp cách mạng của Đảng

Vai trò của Công đoàn Việt Nam thể hiện trong các lĩnh vực:

* Trong lĩnh vực chính trị:

Công đoàn có vai trò to lớn trong việc góp phần xây dựng và nâng cao hiệu quả của

hệ thống chính trị - xă hội xã hội chủ nghĩa Tăng cường mối liên hệ mật thiết giữa Đảng

và nhân dân, bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động, từng bước hoànthiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm thực thi pháp luật và để Nhà nước thực sự làNhà nước của dân, do dân và vì dân Để đảm bảo sự ổn định về chính trị

* Trong lĩnh vực kinh tế: Công đoàn tham gia xây dựng hoàn thiện cơ chế quản lýkinh tế nhằm xoá bỏ quan liêu, bao cấp, củng cố nguyên tắc tập trung trên cơ sở mở rộngdân chủ Góp phần củng cố những thành tựu kinh tế văn hoá và khoa học kỹ thuật đã đạtđược trong những năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng Tiếp tục đẩy mạnh, nângcao hiệu quả hoạt động của các thành phần kinh tế trong đó kinh tế Nhà nước giữ vai tròchủ đạo, liên kết và hỗ trợ các thành phần kinh tế khác phát triển có lợi cho quốc kế dânsinh Đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, từng bước đưa kinh tế tri thứcvào Việt Nam, góp phần nhanh chóng hội nhập với khu vực và thế giới Đặc biệt, trongđiều kiện nền kinh tế thị trường theo định hướng xă hội chủ nghĩa, việc đẩy mạnh hoạtđộng của các thành phần kinh tế vẫn đảm bảo cho kinh tế quốc doanh giữ vị trí then chốt,đóng vai trò chủ đạo

* Trong lĩnh vực văn hoá - tư tưởng: Trong nền kinh tế nhiều thành phần Côngđoàn phát huy vai trò của mình trong việc giáo dục công nhân, viên chức và lao động

Trang 7

nâng cao lập trường giai cấp, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làmnền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hoạt động, phát huy những giá trị cao đẹp,truyền thống văn hoá dân tộc và tiếp thu những thành tựu tiên tiến của văn minh nhânloại góp phần xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam.

* Trong lĩnh vực xã hội: Công đoàn có vai trò trong tham gia xây dựng giai cấpcông nhân vững mạnh cả về số lượng và chất lượng, không ngừng nâng cao tŕnh độ giácngộ chính trị, tính tổ chức kỷ luật, trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật, thực sự là lựclượng nòng cốt của khối liên minh công - nông - trí thức, làm nền tảng của khối đại đoànkết toàn dân, là cơ sở vững chắc đảm bảo vai trò lănh đạo của Đảng và tăng cường sứcmạnh của Nhà nước

* Chức năng nhiệm vụ của Công đoàn Việt Nam

Công đoàn Việt Nam có tính chất quần chúng và tính chất giai cấp của giai cấp côngnhân và có 3 chức năng sau:

– Chức năng thứ nhất, đại diện và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đángcủa CNVC-LĐ.Một trong những chức năng của Công đoàn Việt Nam hiện nay là bảo vệlợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân, viên chức và lao động

Công đoàn Việt Nam phải thực hiện chức năng bảo vệ quyền, lợi ích công nhân laođộng vì : trình độ và kinh nghiệm quản lý của chính quyền các cấp còn non kém, bộ máyNhà nước còn quan liêu, hành chính dẫn đến một số người, một số bộ phận thờ ơ trướcquyền lợi của công nhân, viên chức và lao động, tình trạng tham ô, lãng phí, móc ngoặc,hối lộ, tham nhũng, vi phạm đến lợi ích, đời sống người lao động vẫn còn tồn tại khôngthể ngay một lúc xoá bỏ hết được Vì vậy, Công đoàn phải là người bảo vệ lợi ích côngnhân, viên chức và lao động chống lại tệ nạn quan liêu, chống lại các biểu hiện tiêu cực

Đó là sự bảo vệ đặc biệt khác hẳn với sự bảo vệ trong chủ nghĩa tư bản

Công đoàn Việt Nam thực hiện chức năng bảo vệ quyền, lợi ích người lao độngkhông bằng cách đấu tranh chống lại Nhà nước làm suy yếu Nhà nước, không mang tínhđối kháng giai cấp, không phải là đấu tranh giai cấp Ngược lại Công đoàn còn vận động,

tổ chức cho công nhân viên chức lao động tham gia xây dựng Nhà nước trong sạch vữngmạnh Đồng thời Công đoàn cũng bảo vệ chính lợi ích của Nhà nước - Nhà nước của dân,

do dân, vì dân Đấu tranh chống lại các thói hư tật xấu của một số người, nhóm người lạc

Trang 8

hậu bị tha hoá, đấu tranh chống lại những hành vi vi phạm pháp luật Nhà nước, bảo vệchính quyền Nhà nước.

Thực tế hiện nay của nước ta, trong điều kiện hàng hoá nhiều thành phần, các xínghiệp tư nhân, liên doanh, xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, công nhân, lao động làmviệc trong sự quản lý của chủ xí nghiệp (không phải xí nghiệp quốc doanh), đã xuất hiệnquan hệ chủ thợ, tình trạng vi phạm dến quyền, lợi ích công nhân lao động có xu hướngphát triển Vì vậy, chức năng bảo vệ lợi ích công nhân, viên chức và lao động của Côngđoàn có ý nghĩa hết sức quan trọng

- Chức năng thứ hai, tham gia quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế - xă hội, tham giakiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế

Trong điều kiện giai cấp công nhân giành được chính quyền người lao động trở thànhngười chủ, họ có quyền và có trách nhiệm tham gia quản lý kinh tế, xã hội Vì vậy, vấn

đề tham gia quản lý đã trở thành chức năng của Công đoàn Tuy nhiên cần nhận thứcrằng, Công đoàn tham gia quản lý chứ không làm thay, không cản trở, không can thiệpthô bạo vào công việc quản lý của Nhà nước Công đoàn tham gia quản lý thực chất là đểthực hiện quyền của Công đoàn, quyền của công nhân, viên chức, lao động, và để bảo vệđầy đủ các quyền lợi ích của người lao động

Ngày nay, trong điều kiện nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa,khi thực hiện chức năng tham gia quản lý Công đoàn Việt Nam quan tâm đến việc pháttriển tiềm năng lao động, phát huy sáng kiến, cùng giám đốc, thủ trưởng đơn vị tìmnguồn vốn, thị trường để mở rộng sản xuất - kinh doanh, giải quyết việc làm cho ngườilao động Kiểm tra, giám sát hoạt động của chính quyền, chống quan liêu tham nhũng.Những nội dung Công đoàn Việt Nam tham gia quản lý:

* Tổ chức phong trào thi đua lao động giỏi trong công nhân, viên chức và lao động làbiện pháp tổng hợp để họ trực tiếp tham gia quản lư

* Tham gia xây dựng chiến lược tạo việc làm và điều kiện làm việc cho công nhânlao động

* Tham gia xây dựng, hoàn thiện các chế độ, chính sách liên quan trực tiếp đến ngườilao động như; tiền lương, tiền thưởng, nhà ở…

* Tham gia giải quyết khiếu nại tố cáo của công nhân, viên chức và LĐ

Trang 9

* Tham gia xây dựng, hoàn thiện các chính sách xă hội: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y

tế, chính sách dân số kế hoạch hoá gia đình, phong trào đền ơn đáp nghĩa, cứu trợ xã hội

* Vận động và tổ chức tốt Đại hội công nhân viên chức, Hội nghị cán bộ công chức(đơn vị hành chính sự nghiệp) ở đơn vị

* Công đoàn tham gia vào việc hoạch định chiến lược sản xuất, kinh doanh và đầu tư,đồng thời kiểm tra, giám sát các công việc đã được hoạch định

* Tham gia xây dựng và thực hiện các chính sách liên quan đến quyền, lợi và nghĩa

vụ của người lao động Kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách của đơn vị.Chức năng thứ ba, giáo dục, động viên CNVCLĐ phát huy quyền làm chủ đất nước,thực hiện nghĩa vụ công dân, xây dựng và bảo vệ tổ quốc.Chức năng giáo dục của Côngđoàn Việt Nam ngày càng mở rộng và phát triển thông qua hoạt động thực tiễn trong laođộng sản xuất và tham gia các phong trào thi đua…góp phần cho công nhân, viên chức vàlao động nhận thức và hiểu được lợi ích của họ gắn với lợi ích tập thể, lợi ích của xã hội.Muốn có lợi ích và muốn lợi ích của mình được bảo vệ trước hết, phải thực hiện tốt nghĩa

vụ lao động, nghĩa vụ của người công dân đối với cơ quan, xí nghiệp và xã hội Trên cơ

sở đó xây dựng ý thức lao động mới, lao động có kỷ luật và có tác phong công nghiệp.Nâng cao tinh thần tự giác học tập văn hoá, chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, rèn luyệntay nghề để đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

+ Công đoàn tuyên truyền, giáo dục cho công nhân, viên chức và lao động vững tinvào đường lối xây dựng chủ nghĩa xă hội, phát triển kinh tế - xă hội mà Đảng ta đã lựachọn Giáo dục truyền thống cách mạng của dân tộc, của địa phương (nhất là đối với côngnhân lao động trẻ)

+ Tuyên truyền chính sách, pháp luật của Nhà nước Giáo dục nâng cao đạo đức nghềnghiệp, kỷ luật lao động, tác phong công nghiệp, xây dựng lối sống văn hoá lành mạnh,sống và làm việc theo pháp luật góp phần xây dựng giai cấp công nhân vững mạnh Vớitinh thần thường xuyên cảnh giác và đấu tranh chống lại những âm mưu thù địch

Chức năng của Công đoàn là một chính thể, một hệ thống đồng bộ, trong đó chứcnăng bảo vệ lợi ích hết sức được coi trọng, mang ý nghĩa trung tâm, là mục tiêu hoạtđộng của Công đoàn Việt Nam; chức năng tham gia quản lý mang ý nghĩa phương tiện;chức năng giáo dục mang ý nghĩa tạo động lực tinh thần để đạt được mục tiêu

Trang 10

Do vậy, Công đoàn Việt Nam đồng thời quan tâm tới cả 3 chức năng không coinhẹ chức năng này, xem nặng chức năng kia.

b Vai trò của công đoàn trong tập đoàn dầu khí Việt Nam

*Công đoàn trong việc phát triển, bảo vệ quyền và lợi ích cho lao động nữ

Ngày 14/9, Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ (VSTBPN) phối hợp với Ban Nữ công Côngđoàn Dầu khí đã tổ chức Hội nghị triển khai chương trình hành động Vì sự tiến bộ phụ nữgiai đoạn 2012-2015 và tập huấn nữ công Công đoàn 2012

Tham dự hội nghị có bà Nguyễn Thị Thu Hồng – Phó chủ tịch Tổng Liên đoàn Laođộng Việt Nam, Chủ tịch Công đoàn viên chức Việt Nam Về phía Tập đoàn Dầu khí, cóông Lê Minh Hồng – Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN);ông Hà Duy Dĩnh – Chủ tịch Công đoàn Dầu khí; bà Nghiêm Thùy Lan – Phó chủ tịchCông đoàn Dầu khí, phụ trách Ban Nữ công… cùng các đồng chí trong ban VSTBPNTập đoàn, trưởng phó các ban VSTBPN các đơn vị trong Tập đoàn

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Tổng giám đốc PVN, Trưởng ban VSTBPN Lê MinhHồng cho biết Tập đoàn đã hoàn thành chương trình hành động VSTBPN giai đoạn 2012-

2015 với mục tiêu tổng quát: Phấn đấu bảo đảm bình đẳng thực chất giữa nam và nữ côngnhân viên chức lao động (CNVCLĐ) về cơ hội, nghĩa vụ và quyền lợi khi tham gia cáclĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội, nâng cao hơn nữa vị thế, vai trò và đời sốngvật chất, tinh thần của đội ngũ nữ CNVC, đáp ứng được yêu cầu của chiến lược tăng tốcphát triển của Tập đoàn, góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.Trên cơ sở đó, Tập đoàn sẽ có các kế hoạch nhằm thực hiên các mục tiêu cụ thể: Mộtlà: tăng cường sự tham gia của nữ CNVCLĐ vào các vị trí quản lý, lãnh đạo, nhằm từngbước giảm khoảng cách giới trong lĩnh vực chính trị; Hai là: nâng cao chất lượng nguồnnhân lực nữ, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ, tin học, ngoại ngữ và kỹnăng nghề nghiệp cho nữ CNVCLĐ; Ba là: đảm bảo bình bẳng giới trong lĩnh vực chămsóc sức khỏe và tuyên truyền, giáo dục; Bốn là: nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt độngcủa các Ban vì sự tiến bộ phụ nữ

Trả lời những ý kiến đề xuất của các đại biểu đại diện cho các đơn vị tham dự Hộinghị, Trưởng ban VSTBPN Lê Minh Hồng cho biết hàng năm sẽ triển khai kiểm trachương trình hoạt động; quan tâm đúng đối tượng cần quan tâm, tạo điều kiện tốt nhấtcho chị em có điều kiện đến những trung tâm khám chữa bệnh ở cơ sở Trưởng ban

Trang 11

VSTBPN Lê Minh Hồng đã khẳng định quyết tâm sau hội nghị sẽ có những hành độngthiết thực nhất để tiến hành chương trình hoạt động VSTBPN, không nói suông, khôngnói nhiều, phải hành động thực tế và sau đó các đơn vị sẽ nhận được văn bản triển khaingay chương trình.

Hội nghị cũng trở nên sôi nổi hơn khi nghe TS Tâm lý Nguyễn Thị Hiền, nguyên

là cán bộ Viện Quản lý Giáo dục Việt Nam chia sẻ về chuyên đề Lồng ghép giới tronghoạch định chính sách và hoạt động công đoàn; kỹ năng tuyên truyền chính sách, phápluật đối với nữ CNVCLĐ; và sau đó là thảo luận, giải đáp các ý kiến của đại biểu về một

số vấn đề công tác nữ công

Hội nghị cũng nghe Ths Nguyễn Thị Thanh Hồng – Phó ban Nữ công Tổng Liênđoàn Lao động VN giới thiệu về Bộ Luật lao động đã được Quốc hội lần thứ XIII thôngqua (những nội dung liên quan đến nữ CNVC – LĐ)

Phát biểu bế mạc hội nghị, bà Nghiêm Thùy Lan – Phó chủ tịch Công đoàn Dầukhí VN vui mừng vì hội nghị đã thành công tốt đẹp Đây là hội nghị đầu tiên, quan trọng,

có ý nghĩa về bất bình đẳng giới, nhằm triển khai chương trình hoạt động VSTBPN Hội nghị đã được nghe những ý kiến tâm huyết, thẳng thắn của Trưởng banVSTBPN Lê Minh Hồng, những kiến thức, khoa học, bài học sinh động, phong phú vềgiới tính của TS Nguyễn Thị Hiền nhằm nâng cao nhận thức giới và bình đẳng giới,chuyển biến thành hành động và chương trình hoạt động

Bà Nghiêm Thùy Lan cũng cho biết sắp tới sẽ có nhiều chương trình hướng tới cáchội nghị cao cấp, mà gần nhất là hội nghị nhân ngày 20/10, về nguồn ; động viên các chị

em không ngừng học tập, nâng cao trình độ, khắc phục các hạn chế về giới; nâng cao hơnnữa vị thế vai trò của chị em phụ nữ Dầu khí, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của Tập đoàntrong giai đoạn hiện nay

*Vai trò của công đoàn đối với xã hội:

Thấu hiểu với hoàn cảnh của người dân Thanh Hóa ; với tinh thần “tương thân tươngái”, “ lá lành đùm lá rách” quý báu của người Việt Nam, và nhất là ở Tổng Công tyPTSC, một đơn vị luôn có truyền thống đi đầu trong việc thực hiện công tác ASXH vàchia sẻ cộng đồng Lãnh đạo Tổng Công ty và Công đoàn Tổng Công ty PTSC đã phátđộng chương trình quyên góp, kêu gọi CBCNV Tổng Công ty PTSC cùng chung tay gópsức ủng hộ bà con nông dân tại các địa phương trên

Ngày đăng: 27/03/2015, 20:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w