1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BẢN CHẤT đặc TRƯNG của mô HÌNH KINH kế của việt nam

27 318 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 466,5 KB

Nội dung

Trong 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2001-2010, chúng ta đã tranh thủ thời cơ, thuận lợi, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, nhất là những tác động tiêu cực của

Trang 1

MỤC LỤC

Trang

LỜI NÓI ĐẦU……… 2

PHÀN I: NHỮNG THÀNH TỰU KINH TẾVIỆT NAM……… 3

1 KẾT QUẢ KINH TẾ VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM QUA……… 4

1.1.Tăng trưởng kinh tế qua các năm……… 4

1.2.Những thành công trong tăng trưởng kinh tế khác………. 7

KẾT LUẬN PHẦN I……… 1 0 PHẦN II MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM…… 11

2.1 BẢN CHẤT ĐẶC TRƯNG CỦA MÔ HÌNH KINH TẾ VIỆT NAM……… 11

2.2 ĐẶC ĐIỂM MÔ HÌNH KINH TẾ VIỆT NAM……… 12

2.2.1 Xuất khẩu tài nguyên chiểm tỷ trọng lớn……… 12

2.2.2 Lao động trong tăng trưởng kinh tế Việt Nam……… 13

2.2.3 Tỷ lệ phân phối vốn đầu tư……… 15

2.3 HỆ QUẢ CỦA CƠ CẤU KINH TẾ VIỆT NAM……… 17

KẾT LUẬN PHẦN 2……… 19

PHẦN 3NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM TIẾP THEO……… 2 0 3.1 QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN……… 22

3.1.1 Quan điểm……… 22

3.1.2 Mục tiêu………

3.2 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ, ĐỔI MỚI

22

Trang 2

3.2.1 Các mất cân đối kinh tế vĩ mô……… 24

3 0

Trang 3

LỜI NÓI ĐẦU

Việt Nam là một nền kinh tế chuyển đổi và đang phát triển, thuộc nhóm nước có tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới Duy trì được tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng 7% một năm Trong 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2001-2010, chúng ta đã tranh thủ thời cơ, thuận lợi, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, nhất là những tác động tiêu cực của hai cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế khu vực và toàn cầu, đạt được những thành tựu to lớn và rất quan trọng, đất nước đã ra khỏi tình trạng kém phát triển, bước vào nhóm nước đang phát triển có thu nhập trung bình

Diện mạo của đất nước có nhiều thay đổi Thế và lực của nước ta vững mạnh thêm nhiều; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng lên, tạo

ra những tiền đề quan trọng để đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hóa và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.

Nền kinh tế của Việt Nam tăng trưởng nhanh là một hiện thực, không chỉ dưới con mắt người nước ngoài, cũng không chỉ dưới lăng kính kinh tế vĩ

mô, mà sự tăng trưởng này còn có thể được cảm nhận ở đại bộ phận hộ gia đình và các tế bào của nền kinh tế Thế thì tại sao lại phải lo lắng và hoài nghi

về triển vọng tăng trưởng? Vấn đề là ở chỗ, liệu chúng ta đã phát huy hết tiềm năng tăng trưởng của quốc gia hay chưa? Chất lượng, hiệu quả tăng trưởng phát triển của chúng ta ra sao? Chúng ta có thể tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao trong những năm tới hay không?

Cũng trong bản báo cáo về Năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt

Nam, Giáo sư Michael Porter đưa ra nhận xét: “Nếu Việt Nam tiếp tục tăng

trưởng theo kiểu cũ, tức là dựa chủ yếu vào đặc điểm địa lý hay dân cư thì không có nghĩa là khủng hoảng sẽ đến vào năm sau Tuy nhiên các bạn chắc chắn không thể duy trì mô hình này trong vòng 5-10 năm tới”.

Qua thực tế quá trình tăng trưởng phát triển kinh tế của Việt Nam và nhận xét củaGiáo sư Michael Porter chúng ta thấy Việt Nam hiện chủ yếu vẫn dựa vào những “lợi thế

tự nhiên được thừa hưởng”, gồm tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý và đặc điểm dân số

Trang 4

việc mở cửa thị trường và đầu tư vào cơ sở hạ tầng cơ bản, cần nhìn nhận đánh giá quátrình tăng trưởng kinh tế trong những năm qua và rút ra những định hướng cho sự pháttriển bền vững nền kinh tế Việt Nam trong tương lai.

Chuyên đề bàn luận về ý kiến Giáo sư Michael Porter được chia làm 3 phần:

Phần I: Tổng quan về kinh tế Việt Nam

Phần II: Những đặc điểm cơ bản trong mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Phần III: Những định hướng chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam trong những năm tiếp theo

Trang 5

PHẦN I: NHỮNG THÀNH TỰU KINH TẾVIỆT NAM

1 KẾT QUẢ KINH TẾ VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM QUA

Nâng cao mức sống, hay mức độ thịnh vượng, là mục tiêu cuối cùng của phát triển kinh tế Trên thực tế, nhiều bản kế hoạch kinh tế, kể cả chiến lược mười năm của Việt Nam đang được thảo luận gần đây, cũng đặt ra các chỉ tiêu về mức sống làm mục tiêu chính sách Việc so sánh các quốc gia dựa trên những chỉ tiêu này giúp đánh giá một cách tương đối mức độ cạnh tranh của nền kinh tế Tuy nhiên, cũng có thể tìm ra những gợi ý chính sách ban đầu từ việc đánh giá các thước đo thu nhập và phi thu nhập của sự thịnh vượng, từ việc bóc tách các yếu tố thành phần tạo nên mức sống ví dụ như mức độ huy động nguồn và việc các nguồn lực này được sử dụng hiệu quả ra sao đóng góp phần nâng cao mức sống.

1.1.Tăng trưởng kinh tế qua các năm

Thực hiện đường lối đổi mới, với mô hình kinh tế tổng quát là xây dựng nền kinh

tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đất nước ta đã thoát khỏi khủng hoảng kinh tế

-xã hội, tạo được những tiền đề cần thiết để chuyển sang thời kỳ phát triển mới - thời kỳđẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá

1986-1990: GDP tăng 4,4%/năm Việc thực hiện tốt ba chương trình mục tiêu pháttriển về lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu được đánh giá là thànhcông bước đầu cụ thể hóa nội dung của CNH XHCN trong chặng đường đầu tiên Đây làgiai đoạn chuyển đổi cơ bản cơ chế quản lý cũ sang cơ chế quản lý mới, thực hiện mộtbước quá trình đổi mới đời sống KTXH và giải phóng sức sản xuất

1991-1995: Nền kinh tế khắc phục được tình trạng trì trệ, suy thoái, đạt được tốc

độ tăng trưởng tương đối cao liên tục và toàn diện.GDP bình quân năm tăng 8,2% Đấtnước ra khỏi thời kỳ khủng hoảng kinh tế, bắt đầu đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước

Từ năm 1996-2000, là bước phát triển quan trọng của thời kỳ mới, đẩy mạnh CNH,HĐH đất nước Chịu tác động của khủng hoảng tài chính - kinh tế khu vực cùng thiên tainghiêm trọng xảy ra liên tiếp đặt nền kinh tế nước ta trước những thử thách Tuy nhiên,giai đoạn này, Việt Nam duy trì được tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước7%/năm

Trang 6

Năm 2000-2005, nền kinh tế đạt được tốc độ tăng trưởng cao, liên tục, GDP bình

quân mỗi năm đạt 7,5% Năm 2005, tốc độ tăng trưởng đạt 8,4%, GDP theo giá hiện hành,

đạt 838 nghìn tỷ đồng, bình quân đầu người đạt trên 10 triệu đồng, tương đương với 640

USD

Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới Năm 2005, nước ta

đứng thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu gạo, thứ 2 về cà phê, thứ 4 về cao su, thứ 2 về hạt

điều, thứ nhất về hạt tiêu

2005-2010: Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm đạt 7% Mặc dù khủng

hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, nhưng thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào

nước ta đạt cao Trong 5 năm, tổng vốn FDI thực hiện đạt gần 45 tỉ USD, vượt 77% so với

kế hoạch đề ra Tổng số vốn đăng ký mới và tăng thêm ước đạt 150 tỉ USD, gấp hơn 2,7

lần kế hoạch đề ra và gấp hơn 7 lần so với giai đoạn 2001-2005 GDP bình quân đầu người

Trang 7

Đông Nam Á Bảng 2 :So sánh thu nhập bình quân đầu người năm 2009Qua các bảng trên mặc dù tốc độ tăng trưởng kinh tế trong hai thập kỷ qua rất ấntượng, GDP bình quân đầu người của Việt Nam (tính theo ngang giá sức mua) vẫn cònthấp so với các quốc gia khác Năm 2009, Việt Nam xếp thứ 113 trên thế giới và vẫn nằmtrong tốp những nước nghèo nhất của khu vực Đông Á Theo số liệu được WEF công bố,đến cuối năm 2010, dân số Việt Nam là 89 triệu người Tổng thu nhập quốc nội đạt 103,6

tỷ USD, tương đương 0,37% GDP của thế giới Thu nhập bình quân đầu người đạt 1.168USD/năm

Mức thu nhập của Việt Nam cũng còn kém xa so với những quốc gia “con hổ”châu Á truyền thống như Hàn Quốc Ngay cả Trung Quốc cũng có mức thu nhập cao hơnViệt Nam gấp hơn hai lần

1.2.Những thành công trong tăng trưởng kinh tế khác

Giảm nghèo: Trong một vài thập niên vừa qua, Việt Nam đã trải qua một thời kỳ

Trang 8

phát triển kinh tế - xã hội nhanh chóng Sau khi thống nhất năm 1975, Việt Nam đã chuyểnsang tập trung tái thiết và phát triển đất nước.Tuy nhiên, do sự tàn phá khốc liệt của nhiềunăm chiến tranh, do những yếu kém về chính sách và môi trường quốc tế có nhiều khókhăn, nền kinh tế Việt Nam đã trải qua một thời kỳ khủng hoảng kéo dài trong những năm

70 và 80 Để vượt qua những khó khăn đó, quá trình Đổi mới đã được khởi xướng năm

1986 với những nội dung chính sau đây:

• Chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung dựa trên sở hữu nhà nước sang mộtnền kinh tế nhiều thành phần dựa trên thị trường;

• Dân chủ hoá đời sống xã hội thông qua việc xây dựng nhà nước pháp quyền củadân, do dân và vì dân;

• Tăng cường hợp tác quốc tế với các quốc gia khác trên thế giới

Việt Nam đã được thế giới ghi nhận là một trong số ít các quốc gia đã hoàn thànhsớm mục tiêu thiên niên kỷ về xoá đói giảm nghèo Tỷ lệ nghèo giảm nhanh từ 58,1% năm

1993 xuống còn 14,5% năm Năm 2009 tỷ lệ hộ nghèo vẫn tiếp tục giảm, ước tính còn11% theo chuẩn nghèo của Chính phủ Tỷ lệ người nghèo tập trung phần lớn ở nông thôn

và vùng đồng bằn ven biển

Bất bình đẳng về thu nhập: Ở Việt Nam, bất bình đẳng về thu nhập gia tăng cùngtăng trưởng kinh tế Tuy nhiên, mức độ bất bình đẳng thu nhập của Việt Nam vẫn còntương đối thấp so với các nước trong khu vực như Trung Quốc, Thái Lan, Philippin,Malaixia và Campuchia

Chất lượng sống: Khái niệm “chất lượng sống” hiểu theo nghĩa rộng là một thước

đo quan trọng trong đánh giá năng lực cạnh tranh của một quốc gia Chỉ số phát triển conngười (HDI) là một thước đo chất lượng sống

Ngoài ra, chất lượng môi trường, đặc điểm dân số, chất lượng và tiếp cận các dịch

vụ y tế, giáo dục, các chỉ tố về bình đẳng giới, v.v cũng là những chỉ số thể hiện chấtlượng sống

Chỉ số HDI được cấu thành bởi một loạt các chỉ số thành phần chia thành ba nhóm:thu nhập, sức khoẻ và giáo dục Việt Nam đạt điểm khá cao về nhóm chỉ số sức khoẻ, ví

dụ chỉ số tuổi thọ bìnhquân, so với các nước châu Á Tuy nhiên, Việt Nam cần cải thiệncác chỉ số về giáo dục là nhóm chỉ số mà Việt Nam vẫn đứng sau nhiều nước châu Á Ví

dụ, số năm đi học trung bình là 5,5 và số năm đi học dự kiến là 10,4 (cải thiện được 4,9năm) đối với Việt Nam, trong khi những con số này tương ứng là 5,7 và 12,7 (cải thiệnđược 7 năm) đối với Inđônêxia Để cải thiện chỉ số HDI thì bên cạnh cải thiện GDP bìnhquân đầu người cần đồng thời cải thiện các chỉ số khác, đặc biệt là các chỉ số về giáo dục

Trang 9

Bảng 3 Các chỉ số phát triển của Việt Nam so với các nước Châu Á

KẾT LUẬN PHẦN I

Qua 25 năm đổi mới, hệ thống pháp luật, chính sách và cơ chế vận hành của nềnkinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được xây dựng tương đối đồng bộ Hoạtđộng của các loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế nhiều thành phần và bộ máy quản lýcủa Nhà nước được đổi mới một bước quan trọng đã giải quyết có hiệu quả mối quan hệgiữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hoá, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, các

cơ hội phát triển được mở rộng cho mọi thành phần kinh tế, mọi tầng lớp dân cư, tính tíchcực, chủ động, sáng tạo của nhân dân được nâng cao

Trước hết, công tác giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo đạt kết quả tốt, vượtmục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên hợp quốc

Thu nhập bình quân đầu người tăng mạnh từ 200 USD năm 1990 lên khoảng 1168USD năm 2010

Tuy nhiên, như nhiều chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước nhận định mức thịnh vượng chung và năng suất của nền kinh tế Việt Nam là “quá thấp”,

nó cũng khiến việc đổi mới tư duy kinh tế không được triệt để vì luôn phải đắn đo xem có chệch định hướng hay không “Trong 10 năm tới, nếu vẫn duy

Trang 10

trì mô hình kinh tế như hiện nay, chắc chắn nước ta sẽ gặp nhiều khó khăn trong phát triển Ta sẽ đi tìm hiểu về mô hình kinh tế Việt Nam để làm rõ những ý kiến trên cũng như nhận định của giáo sư Michael Porter.

mô hình tăng trưởng kinh tế của VN đã bộc lộ hoàn toàn Vấn đề thay đổi mô hình tăngtrưởng mới chỉ được thảo luận từ sau giai đoạn bất ổn kinh tế vĩ mô năm 2007 - 2008 vànhanh chóng trở thành tâm điểm chú ý của các nhà hoạch định chính sách

2.1 BẢN CHẤT ĐẶC TRƯNG CỦA MÔ HÌNH KINH TẾ VIỆT NAM

Việt Nam lựa chọn mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa để pháttriển kinh tế trong suốt những năm qua Mô hình không dập khuôn theo mô hình chủ

nghĩa xã hội kiểu Xô-viết mà là mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Việt Nam là một kiểu tổ chức kinh tế vừa tuân theo những quy luật của kinh tế thịtrường vừa dựa trên cơ sở và được dẫn dắt, chi phối bởi các nguyên tắc và bản chất củachủ nghĩa xã hội, thể hiện trên cả ba mặt: sở hữu, tổ chức quản lý, và phân phối Nói cáchkhác, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chính là nền kinh tế hàng hóa nhiềuthành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, quản lý nền kinh

tế bằng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, pháp luật, mở cửa và hội nhập nhằmthúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển rút ngắn để trong khoảngthời gian không dài có thể khắc phục tình trạng lạc hậu

Trang 11

Mô hình kinh tế Việt Nam phản ánh khái quát đặc trưng của một nền kinh tếchuyển đổi đang tăng trưởng nhanh Việt Nam đã thành công trong việc duy trì tốc độ tăngtrưởng mạnh mẽ trong suốt hai thập kỷ qua nhưng động lực để thúc đẩy tăng trưởng bềnvững hơn nữa đang giảm dần và áp lực tăng chi phí để tạo tăng trưởng đang tăng lên, trongkhi những lợi thế cạnh tranh mới chưa được tạo lập.

2.2 ĐẶC ĐIỂM MÔ HÌNH KINH TẾ VIỆT NAM

Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi từ một nền kinh tế sở hữu nhà nước sang một nền kinh tế mà các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và các doanh nghiệp nước ngoài đóng vai trò chi phối

Điểm yếu cơ bản nhất trong mô hình tăng trưởng của Việt Nam là tăng trưởng chủ yếu nhờ vào việc bán tài nguyên ở dạng thô và gia công trình độ thấp, đúng như lời nhận xét của giáo sư Giáo sư Michael Porter ‘tăng trưởng theo kiểu cũ, tức là dựa chủ yếu vào đặc điểm địa lý hay dân cư’’, tức là nhờ vào tăng lượng đầu tư và lấy khu vực kinh tế nhà nước vốn kém hiệu quả làm chủ đạo

2.2.1 Xuất khẩu tài nguyên chiểm tỷ trọng lớn

Việt Nam được đánh giá là quốc gia giàu về tài nguyên thiên nhiên Tài nguyênnước được xếp vào hàng những quốc gia có nguồn nước dồi dào Các loại khoáng sản cótrữ lượng lớn của Việt nam gồm có than, dầu khí, bôxit và urani Trữ lượng than của ViệtNam khoảng hơn 6 tỉ tấn, chủ yếu là ở Quảng Ninh, Thái Nguyên Trữ lượng dầu mỏ ướckhoảng 3-4 tỷ thùng và khí đốt khoảng 50-70 tỷ mét khối

Trang 12

Bảng4: Tỷ lệ xuất khẩu Việt Nam phân theo nhóm sản phẩm chính

Ta thấy rằng nhóm sản phẩm khoáng sản, nhiên liệu, dầu thô chiếm tỷ trọng lớntrong kim ngạch xuất khẩu, hầu hết các sản phẩm này đều được xuất khẩu dưới dạng sảnphẩm thô Riêng dầu thô chiếm 1/5 tổng kim ngạch xuất khẩu,trong khi đó xuất khẩu luônlớn hơn 50% GDP kể từ năm 2001 và những năm gần đây chiếm đến 80% (như bảng 5)

Trang 13

2011 80 92

Bảng 5: Tỷ trọng xuất, nhập khẩu so với GDPLượng hàng hóa xuất khẩu từ khu vực chế tác tăng nhưng gia trị gia tăng còn thấp mứcthâm dụng tài nguyên lớn

Mặc dù được đánh giá giàu tài nguyên tình trạng triệt để khai thác, tận thu nguồntài nguyên thiên nhiên cũng đem lại những rủi ro nghiêm trọng đối với việc bảo tồn vàphát triển bền vững nguồn tài nguyên vì nguồn tài nguyên có hạn, ở mức độ nhất địnhcũng làm nhụt ý chí sáng tạo và đầu tư để tạo nên năng lực tăng trưởng mới (thay vì dựavào yếu tố ưu đãi tự nhiên)

2.2.2 Lao động trong tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Việt Nam cũng chỉ chủ yếu có thị phần xuất khẩu lớn trong các ngành sử dụngnhiều lao động các sản phẩm xuất khẩu chủ chốt khác chủ yếu là các mặt hàng thâm dụnglao động hoặc sản phẩm nông nghiệp, ví dụ như giày dép, may mặc (cả dệt và may) vàmáy móc linh kiện điện tử Hầu hết các ngành này Việt Nam đều nhập khẩu nguyên liệu vàcông nghệ chỉ gia công và hòan thành sản phẩm là những khâu đơn giản nhất không manglại hiệu quả kinh tế cao và tiềm lực kinh tế, không thể phát triển lâu dài

Giá trị gia tăng thấp và cơ cấu xuất khẩu chủ yếu là các sản phẩm có hàm lượng lao độngcao là dấu hiệu cho thấy năng lực sáng tạo không có nhiều và mối liên kết giữa khu vựcxuất khẩu và kinh tế trong nước là rất hạn chế

Lao động giá rẻ là một lợi thế giúp tăng trưởng xuất khẩu, trong khi đa số máymóc và nguyên liệu thô vẫn phải nhập khẩu Các công ty FDI mang vốn từ nước ngoài vàokết hợp với lao động giá rẻ để sản xuất phục vụ chuỗi giá trị của họ, nhưng lại có rất ít liênkết với khu vực kinh tế trong nước Do không có sự liên kết cả ở khâu đầu vào và đầu ravới khu vực FDI, các công ty trong nước khó có thể tham gia sâu vào các chuỗi giá trị toàncầu, Điều này khiến những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam thường không liênquan đến nhau (thủy sản, dệt, đồ nội thất, may mặc, giày dép…) Do đó không tạo đượchiệu ứng “tràn ngập" tại các thị trường lớn như EU hay Mỹ

2.2.3 Tỷ lệ phân phối vốn đầu tư

Việc gia tăng đầu tư vốn là điều tự nhiên đối với một nền kinh tế thâm dụng laođộng Đối với một nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam, nơi mà vốn là một nguồn lựckhan hiếm thì năng suất biên của vốn lẽ ra phải cao hơn nhiều Tuy nhiên, trên thực tế, vốn

Ngày đăng: 27/03/2015, 17:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w