Lời nói đầu Khái niệm quản lýđã có từ thời thượng cổ, từ khi con người biết sống quây quần thành bộ lạc, phương thực quản lý phức tạp và tinh tế dần theođà tiến hoá và tổ chức của xã h
Trang 1Lời nói đầu
Khái niệm quản lý đã có từ thời thượng cổ, từ khi con người biết sống quâyquần thành bộ lạc, phương thực quản lý phức tạp và tinh tế dần theo đà tiến hoá vàtổ chức của xã hội Quản lý liên quan mật thiết đến sinh hoạt của xã hội, đến nếpsuy nếp nghĩ của từng thành viên trong từng tổ chức Do đó phương thức quản lýphải phù hợp với tư tưởng, văn hoá, tập tục của xã hội, phù hợp với ngành nghề,mục tiêu, hướng phát triển của tổ chức và trình độ chung của các thành viên Tổchức thì có thiên hình vạn trạng nên hình thức quản lý cũng đa dạng như thế
Ngày nay, khoa học quản lý đã không ngừng được bổ xung, nâng cao nhằmđáp ứng nhu cầu của sự phát triển kinh tế, xã hội Là một ngành khoa học luônsáng tạo được vận dụng ăn nhịp với từng quốc gia Đối với Việt Nam nền kinh tếđang ở trong quá trình chuyển đồi từ kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang kinh tếthị trường với định hướng xã hội chủ nghĩa Do xuất phát chậm, chúng ta cần kếthừa có chọn lọc các thành tựu về quản lý mà loài người đã đạt được, đồng thời tựmình tổng kết, rút kinh nghiệm, sáng tạo phương thức quản lý phù hợp Tuy nhiênlý thuyết quản lý kinh doanh xuất hiện với nhiều trường phái, nhiều thuyết khácnhau với cả ưu điểm và nhược điểm Đó là thành tựu riêng của mỗi quốc gia
Qua quá trình học tập trên lớp, với sự tận tình giảng dạy của thầy cô em đã
mạnh dạn chọn đề tài "So sánh ưu điểm của các mô hình quản lý Phương Tây vàNhật Bản, qua đó xây dựng mô hình quản lý cho Việt Nam hiện nay".
Trang 2Nội dung
I Mô tả về hai mô hình Phương Tây và Nhật Bản
1 Đặc điểm của hai mô hình quản lý Phương Tây và Nhật Bản:
William Ouchi là giáo sư trường Đai học Califonia (Los Angeles Mỹ) Năm1981, ông xuất bản cuốn "Thuyết Z" mà trọng tâm cuốn Thuyết Z là thực hiện quátrình công nghệ, mô hình quản lý và phong cách kinh doanh, dựa trên quá trình đổimới nền văn hoá kinh doanh gọi là nền văn hoá kiểu Z - là sự nhất trí trong cộngđồng, bình đẳng giữa các thành viên, là lối ứng xử lòng trung thành và tin cậy: chứkhông phải dựa trên ngôi thứ và sự giám sát, thưởng phạt giữa các giá trị của chủnghĩa cá nhân Phương Tây Nội dung của Thuyết Z là so sánh hai mô hình quản lýPhương Tây và Nhật Bản.
* Đặc điểm của hai mô hình quản lý
1 Làm việc ngắn hạn (thay đổi nơi làmviệc, thất nghiệp).
1 Làm việc suốt đời (đến lúc nghỉ hưu)ở một công ty
10 - 15 năm mới đề bạt)3 Nghề nghiệp chuyên môn hoá (đào
tạo và làm việc thành thạo ít đổinghề)
3 Nghề nghiệp không chuyên môn hoá(có thể chuyển sang việc khác)
4 Cơ chế kiểm tra trực tiếp, hiển nhiên(qua định lượng)
4 Cơ chế kiểm tra gián tiếp, mặc nhiên(qua đánh giá của tập thể)
5 Quyết định quản lý hoàn toàn cá
7 Quyền lợil có giới hạn (chủ yếu làlương, thưởng khi đang làm việc)
7 Quyền lợi toàn cụ (ngoài lương vàthưởng còn có nhiều dạng phúc lợikhác và lương hưu do công ty trả)Hai mô hình quản lý này là đại diện cho hai phương pháp quản lý thànhcông bậc nhất trên thế giới Nó tuy là hai thái cực hoàn toàn khác nhau nhưng nó
Trang 3vẫn có thể bổ sung cho nhau nhằm phát triển nhanh và vững chắc cho doanhnghiệp.
Với cá nhân em, em nhận thấy hai mô hình trên là đặc điểm riêng trong quảnlý kinh doanh của Phương Tây, Nhật Bản Những ưu điểm, và nhược điểm ở cảhai mô hình này đều có thể bổ sung cho nhau hoàn thành một phương pháp quản lýhoàn thiện hơn, kinh doanh hiệu quả hơn Các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay rấtcó thể tự rút ra được kinh nghiệm và sáng tạo riêng cho mô hình quản lý của mìnhsao cho phù hợp, có lợi cho doanh nghiệp nói riêng và quốc gia nói chung.
* Khái niệm về mô hình quản lý của Thuyết Z
Là phương thức quản lý mới với những nguyên tắc ràng buộc kinh tế hơn,nghệ thuật hơn và nhân đạo hơn: hướng vào việc khai thác tiềm năng sáng tạo củanhà quản lý và người lao động: đề cao những giá trị cổ truyền của tình thương,nhân cách và sự hoà hợp trong lao động Đó là cơ sở chính là trọng tâm của ThuyếtZ
2 Văn hoá - tiền đề tạo nên 2 mô hình quản lý Phương Tây và Nhật Bản
Cuối những năm 70 của thế kỷ XX, kinh tế và thương mại thế giới có nhữngthay đổi đầy kịch tích Cuộc khủng hoảng dầu mỏ bắt đầu từ năm 1973 đã rángmột đòn rất mạnh vào các ngành công nghiệp trụ cột của các nước Phương Tâybuộc các doanh nghiệp phải đổi mới công nghệ, chế tạo và quản lý Thị trườngquốc tế trở lên thông thoáng hơn, tạo ra "sân bãi thi đấu" cho các công ty lớn vàcác công ty xuyên quốc gia Nhật Bản từ một nước bại trận, sau chiến tranh thếgiới lần thứ 2 đã từng bước phát triển vào những năm 70 đã trở thành một cườngquốc kinh tế tiến sát nước Mỹ Các công ty Nhật Bản chẳng những tạo ra năng suấtvà chất lượng sản phẩm trội hơn công ty Mỹ, mà còn rất thành công trong việc ápdụng mô hình quản lý Nhật Bản ngay trên nước Mỹ
Từ coi thường, miệt thị các nhà quản lý và khoa học quản lý Phương Tây đãthay đổi thái độ nhìn nhận mô hình và phương pháp quản lý Nhật Bản với vẻ sùngkính và coi đó là khuôn mẫu mới đặt song song với mô hình quản lý Phương taynhằm bổ sung, hỗ trợ nhau.
Trang 4Một số khoa học Mỹ bình tĩnh nhìn nhận "hiện tượng thần kỳ" của Nhật Bảnvà họ đã đi sâu vào tìm hiểu các yếu tố tạo nên thành công của mô hình quản lýnày, so sánh nó với phương pháp quản lý thành công của các công ty Mỹ Và cuốicùng các nhà quản lý trên thế giới đã tìm ra (mẫu số chung) của các công ty xuấtsắc trong đó, văn hoá quản lý của quan trọng, là tiền đề tạo các mô hình quản lý rấtriêng cho mỗi doanh nghiệp, mỗi quốc gia nhằm đưa các doanh nghiệp của họlphát triển nhanh và bền vững.
Với Nhật Bản - nền văn hoá Châu Á, nên xu hướng quản lý là duy tính,quyết định là tập thể và tình người trong kinh doanh chính là sợi chỉ nam xuyênxuốt quá trình quản lý Mô hình quản lý Phương Tây từ văn hoá Châu Âu, nền vănminh tự do, định hướng kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận cho các nhà tư bản Nênphong cách quản lý là duy lý, cá nhân và có sự phân biệt giữa các cấp, hệ thốngquản lý có sự thống nhất từ trên xuống, quyết định nhanh gọn.
II Vai trò của hai mô hình quản lý Phương Tây và Nhật Bản
1 Vai trò của mô hình quản lý Phương Tây
Với mô hình quản lý này đã giúp cho không ít doanh nghiệp thành côngtrong kinh doanh của mình Trong nền kinh tế thị trường hướng phát triển theo tưbản nên mô hình quản lý Phương Tây lại có tầm quan trọng với họ bằng khuyếnkhích cạnh tranh trong lao động, phát huy nhân tài, công việc đạt tính chính xáccao, quyết định nhanh gọn Nền công nghệ học của Mỹ phát triển rất cao và vượttrội so với thế giới.
2 Vai trò của mô hình quản lý Nhật Bản
Nhật Bản là nước bại trận trong chiến tranh thế giới thứ hai nhưng vào cuốinhững năm 70 Nhật Bản trở thành một cường quốc siêu kinh tế Các công ty NhậtBản đã thừa nhận việc áp dụng mô hình quản lý riêng của quốc gia mình đã đemlại kết quả, thành công mỹ mãn cho những sản phẩm vượt trội cả về chất lượng lẫnsố lượng Mô hình quản lý Nhật Bản là đặc điểm riêng, rất riêng mang tính kinh tế,xã hội, văn hoá của một đất nước Phù tang Nó phù hợp với phong cách làm việc
Trang 5của người Nhật Bản mà chỉ có người Nhật Bản mới có, tầm quan trọng của nó khócó thể thay thế được.
3 Sự thành công trong thực tiễn của cả hai mô hình này
Tuy hai mô hình này mang đặc điểm rất riêng có khi là đối lập Nhưng cảhai đều đem lại sự thành công nhất định trong lĩnh vực kinh doanh của hai quốcgia Mỹ - đất nước hùng cường về kinh tế, Nhật Bản - một cường quốc kinh tế sátMỹ Cả hai đất nước giầu mạnh này, đã vận dụng hai mô hình quản lý khác nhaunhưng có sự thành công tương đương nhau
Với Mỹ họ liệt kê ra 15 công ty thực sự kiểu mẫu cho việc áp dụng mô hinhquản lý Phương Tây Công ty Maxkinxi - một công ty thành công vào bậc nhất củaMỹ với mô hình 7S - 7 biến số tác động đến nhau, tạo lên sự phát triển kinh tếđồng thời, nổi bật, cơ cấu tổ chức chặt chẽ Hay những công ty General Motor,Pord IBM…
Với đất nước Phù tang thì không ít các công ty đã rất thành công khi ápdụng mô hình quản lý Nhật Bản cổ truyền như công ty Sony, Samsung,Ajinomotor, Toyota,… Những công ty này ban đầu chỉ có một ít vốn và là doanhnghiệp gia đình nhưng họ dần đi lên trở thành một trong những công ty lớn nhấtthế giới (chỉ có hiệu tô đỏ - Ajinomotor) Họ đã khiến bao nhà doanh nghiệp củaPhương Tây ngỡ ngàng Sự thành công của họ là nhờ chính các nhà doanh nghiệpđã áp dụng và tận dụng triệt để mô hình quản lý rất riêng, mang văn hoá rất riêng,truyền thống và cách sống của người Nhật Bản.
III Phân tích ưu điểm và nhược điểm của hai mô hình Phương Tây và Nhật Bản
1 Mô hình quản lý Phương Tây
Vì định hướng phát triển kinh tế của Phương Tây (đại diện là Mỹ) là cơ chếthị trường, tư bản chủ nghĩa nên làm việc ngắn hạn, thay đổi nơi làm việc thườngxuyên chính là khuyến khích tự do cạnh tranh, công bằng trong lao động Đánh giáđề bạt nhanh là tạo điều kiện cho những ai đó có năng lực làm việc phát huy mọikhả năng của mình Bên cạnh đó, chuyên môn hoá cao những sản phẩm đạt chấtlượng tốt Đặc biệt cơ chế kiểm tra trực tiếp, hiển nhiên giúp các nhà quản lý kiểm
Trang 6tra được chính xác hơn Với mô hình quản lý này các nhà quản lý, thủ trưởng cóquyền tự quyết định nên mọi thông tin, tình huống được xử lý nhanh, kịp thời, sátthị trường Quyền lợi chủ yếu là lương thưởng khi đang làm việc, điều này đãkhuyến khích trực tiếp người lao động Mô hình quản lý Phương Tây dựa trên cơchế thị trường rất nhiều, mang phong cách duy lý, cá nhân nên mọi việc đều đượcxử lý trực tiếp - đó chính là ưu điểm mà chỉ có mô hình quản lý Phương Tây mớicó.
Tuy nhiên, với cách quản lý duy lý này vẫn còn có những nhược điểm, đóchính là chưa có sự liên hệ giữa gia đình và xã hội, đề cao cá nhân, xảy ra nạn thấtnghiệp nhiều, môi trường làm việc căng thẳng Đôi khi quyết định nóng vội vàchưa chín muồi
2 Mô hình quản lý Nhật Bản:
Ưu điểm - Nhật Bản thường gắn bó chế độ làm việc suốt đời, với xí nghiệp,doanh nghiệp sẽ làm hết sức mình để phát triển lòng trung thành của nhân viênbằng cách đối xử với họ một cách công bằng và nhân đạo - đó chính là phong cáchquản lý duy tính của người Châu Á Thêm nữa chính sách đề bạt chậm song lại chútrọng phát triển các mối quan hệ không chính thức (thân tình tế nhị và phức tạp củađồng nghiệp) Và trong thực tiễn quản lý không chuyên môn hoá lao động quámức; trái lại họ đã luân chuyển qua những bộ phận khác nhau của công việc để chohọ có khả năng phát triển toàn diện Ưu điểm nữa của mô hình quản lý này là tráchnhiệm tập thể cao, người công nhân chịu trách nhiệm cùng với thủ trưởng khiếndây chuyền sản xuất của họ đạt chính xác cao và sản phẩm đạt chất lượng tốt Vớiphương thức quản lý này nhân viên và giám đốc cùng "chung lưng đấu cật" và "nocùng no, đói cùng đói" từ đó tạo nên mối quan hệ mật thiết, lòng chung thành củacông nhân, nhân viên đối với công ty
Tuy nhiên mô hình này không tránh khỏi những nhược điểm Với cơ chếkiểm tra mặc nhiên và quết định tập thể khiến rất khó xác định và quyết định, khicó vấn đề thường khó quy trách nhiệm Bên cạnh đó, quyền lợi toàn cục cũng gâykhông ít khó khăn cho các doanh nghiệp vì họ phải gánh chịu những người không
Trang 7còn khả năng làm việc mà vẫn được hưởng lương, thưởng và các dạng phúc lợikhác Mà người trực tiếp gánh chịu chính là những công nhân đang làm việc, nhưthế gây bất bình đẳng, gồm gập.
3 So sánh hai mô hình quản lý Phương Tây và Nhật Bản
Đi vào tìm hiểu cơ chế quản lý của một xí nghiệp Nhật Bản, ta chú ý đếntinh thần, giá trị tập thể về phương pháp quản lý họ Nó hoàn toàn xa lạ với các giátrị của chủ nghĩa cá nhân Phương Tây So sánh giữa doanh nghiệp Nhật Bản vàdoanh nghiệp Phương Tây ta nhận ra rất rõ sự đối lập của hai mô hình quản lý trên.Với mô hình quản lý Nhật Bản, người làm việc gắn bó lâu dài với công ty,họ có quyền phê bình và tỏ lòng trung thực trong quan hệ với lãnh đạo Công typhát triển các mối quan hệ tin cậy, tình bạn và hợp tác giữa những người cùng làmviệc, người lao động có tinh thần tập thể cao dù vẫn coi trọng cá nhân Các nhàquản lý Nhật Bản đã rất khéo léo dựa trên truyền thống đất nước để tạo nên chovăn hoá doanh nghiệp, một nền văn hoá nhất trí, một cộng đồng những người bìnhđẳng cùng nhau hợp tác để đạt được mục tiêu chung Nó chỉ đạo lối ứng xử bằngcách dựa trên sự gắn bó, lòng trung thành và tin cậy, chứ không phải dựa trên ngôithứ và giám sát
Mô hình quản lý phương tây, thì có ý thức về giá trị công nghệ học và cáchtiếp cận khoa học là rất cao, nhưng chững lại ở đó mà họ không hề thay đổi quanniệm về con người Các chính phủ cấp hàng trăm triệu đô la cho những tư tưởngkinh tế phức tạp, nhưng trong thực tế, không bao giờ có kinh phí cấp cho sự hiểubiết về cách quản lý và tổ chức lao động của con người và đó chính là điều màngười phương tây cần phải học hỏi người nhật Giải quyết vấn đề năng suất khôngthể bằng một chính sách tiền tệ, cũng không thể thông qua việc đầu tư vốn vàocông nghệ nghiên cứu hay phát triển Nó chỉ được giải quyết khi biết yêu cầu mọingười cùng lao động với nhau có hiệu quả hơn Nói chung mô hình quản lý NhậtBản là đề cao tính tập thể, con người.
Còn với phương tây, mô hình quản lý của họ là rất sắc xảo và tính hiệu quảtức thì nhanh chóng Họ định hướng bằng hành động để đạt tới thành công Họ
Trang 8giám đổi tiền để đầu tư, khuyến khích tài năng phát triển, óc sáng tạo Các nhàquản lý cố gắng không rút ngắn sợi dây dẫn dắt tới mức cản trợ nhân viên trở thànhngười sáng tạo, bất kể đó là nhân viên ở cấp nào và làm công việc gì Họ khuyếnkhích mạo hiểm ở mức độ hợp lý và ủng hộ những thành công bước đầu Và họ điđầu đổi và triệt để khai thác tư tưởng của người tiêu dùng để tạo ra những sảnphẩm tốt nhất của mình Hình thức quản lý thì đơn giản, gọn nhẹ và tự do nhưngnghiêm ngặt Kết cấu đơn giản và họ cố gắng chống chủ nghĩa quan liệu bằng cáchtrao nhiều quyền tự chủ cho các đơn vị thực thuộc; tổ chức nhiều nhóm nhỏ(thường là tạm thời và tự nguyện) hành động vì chất lượng và sáng tạo Tính quyếtđịnh cá nhân người đứng đầu là rất quan trọng - nó chính là tay lái của cả một conthuyền, nên ở mô hình quản lý phương tây ít có tính tập thể mà tính cá nhân ở đâyđược phát huy triệt để.
Tuy hai mô hình có sự khác nhau căn bản, nhưng cả hai mô hình này đềumang lại sự thành công nhất định cho phát triển kinh tế doanh nghiệp Cả hai môhình này đều có thể bổ sung cho nhau nhằm đạt hiệu quả cao hơn Nhưng nền vănhoá, xã hội chính là điểm đề ra mô hình quản lý riêng biệt, vì vậy ta không thể ápdụng tuỳ tiện mô hình quản lý Nhật Bản vào Mỹ và ngược lại văn hoá Nhật Bản,con người Nhật Bản cách sống và cách nghĩ của họ khác với người Mỹ Chúng chỉcó thể cùng mục tiêu, định hướng lợi nhuận chứ không thể cùng phương pháp Đóchính là sự khác biệt và tinh hoa quản lý kinh doanh của mỗi quốc gia.
IV Xây dựng mô hình quản lý cho Việt Nam
Quản lý vừa là khoa học vừa là nghệ thuật, đang là vấn đề thu hút nhiều sựquan tâm trong giai đoạn hiện nay, khi nước ta đang đà chuyển đổi từ kinh tế kếhoạch hoá tập trung sang kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo địnhhướng xã hội chủ nghĩa Do Việt Nam xuất phát chậm, chúng ta cần kế thừa mộtcách có chọn lọc về các thành tựu trong quản lý mà loài người đã đạt được Đồngthời qua đó chúng ta tự rút kinh nghiệm và sáng tạo phương thức quản lý riêng phùhợp - phù hợp với nền kinh tế hiện tại và phù hợp với văn hoá, xã hội của ViệtNam.
Trang 9Trong bài tiểu luận này - với sự tham khảo, tìm tòi cùng với hiểu biết riêngcủa cá nhân em Em mạnh dạn xây dựng mô hình quản lý riêng cho Việt Nam hiệnnay.
1 Khuyến khích làm việc lâu dài trong doanh nghiệp, đồng thời có thể thayđổi nơi làm việc nếu cần thiết (do người lao động hoặc doanh nghiệp tự quyếtđịnh) trên cơ sở luật lao động ở Việt Nam.
2 Đánh giá theo tiêu chuẩn (năng lực đạo đức, nguồn lực, kết quả làm việc)yêu cầu công tác, không nhất thiết theo thời gian Bên cạnh đó phải có thời giannhất định từ 3 đến 5 năm để đánh giá năng lực của từng cá nhân
3 Giỏi một nghề, biết một vài nghề có liên quan (dễ dàng thay đổi khi cầnthiết).
4 Cơ chế kiểm tra gián tiếp là chính, kết hợp kiểm tra trực tiếp nếu cần (cánhân tự đánh giá là chính, tập thể tham gia cá nhân đó, thủ trưởng xác nhận).
5 Quyết định:
- Quyết định vấn đề chung quá trình lâu dài do tập thể quyết định.- Vấn đề điều hành, cụ thể đề xuất do cá nhân quyết định.
6 Phân biệt trách nhiệm:
- Cá nhân hoặc tập thể ra quyết định phải chịu trách nhiệm đối với quy địnhđã ra
- Đối với trách nhiệm nhỏ cá nhân thủ trưởng phải chịu trách nhiệm.
7 Quyền lợi chủ yếu khi là quyền lợi đang công tác (doanh nghiệp quan tâmgây quỹ phúc lợi, tạo vốn nhất định cho cá nhân trước khi nghỉ hưu - căn cứ vàothời gian, hiệu quả công việc và đóng góp kể từ khi làm việc đến khi nghỉ hưu ởdoanh nghiệp).
Ý KIẾN CÁ NHÂN:
Vì nước ta là nước xã hội chủ nghĩa, ta có văn hoá 4 nghìn năm dựng nướcvà giữ nước từ thời Lạc Long Quân và Âu Cơ đến bà Trưng, bà Triệu Ngày nay,
Trang 10Đảng và Nhà nước rất cần phải tìm ra đúng hướng đi theo cơ chế thị trường chungcủa thế giới nhưng không được tách rời văn hoá dân tộc riêng của mình.
Cần kết hợp cả duy lý và duy tính để tránh cứng nhắc quá, lũng đoạn trongquá trình quản lý kinh doanh vì người Việt Nam và văn hoá của người Việt rấtkhác với người Châu Âu cũng như người Nhật Bản Với mô hình quản lý phươngtây thì chỉ có phương tây mới đủ khả năng và điều kiện để có áp dụng trong lĩnhvực kinh doanh của mình cũng như mô hình quản lý của người nhật bản - đó chínhlà mô hình quản lý truyền thống mà chỉ người nhật bản mới đạt được hiệu quảthành công như mong muốn Còn với người Việt Nam ta không thể áp dụng tuỳtiện hai mô hình quản lý trên, mà chỉ có thể kết hợp, kết tinh từ hai mô hình quảnlý đó thành mô hình quản lý riêng cho Việt Nam mình