Địa chất Việt Nam (ĐCVN) là một môn học cung cấp những kiến thức cơ bản về Địa tầng (ĐT), Magma (Mgm), Kiến tạo (KT) và khoáng sản. Qua đó phát họa các giai đoạn phát triển của lịch sử vỏ Trái đất trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Đây là môn học về địa chất khu vực nên có nhiệm vụ: Tổng hợp quá trình hình thành các đá trầm tích về thời gian thành tạo, diện phân bố, đặc điểm thạch học, thế giới hữu cơ,... Từ đó rút ra điều kiện cổ Địa lý của khu vực. Tổng hợp về sự hoạt động của magma, phân chia chúng theo đặc điểm thạch học, thời gian thành tạo, qui luật thành tạo, diện phân bốvà mối liên hệ của chúng với các hoạt động kiến tạo. Tìm hiểu đặc điểm khoáng hóa đi kèm các hoạt động magma. Nghiên cứu lịch sử phát triển của các hoạt động kiến tạo. Tức là nghiên cứu đặc điểm biến dạng của vỏ trái đất và sự hình thành các cấu trúc địa chất trong khu vực Việt Nam.
Trang 1CHƯƠNG 1: ĐỊA CƯƠNG MÔN HỌC1.1 Mục đích và ý nghĩa môn học
Địa chất Việt Nam (ĐCVN) là một môn học cung cấp những kiến thức cơ bản
về Địa tầng (ĐT), Magma (Mgm), Kiến tạo (KT) và khoáng sản Qua đó phát họa các giai đoạn phát triển của lịch sử vỏ Trái đất trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam Đây là môn học về địa chất khu vực nên có nhiệm vụ:
- Tổng hợp quá trình hình thành các đá trầm tích về thời gian thành tạo, diện phân bố, đặc điểm thạch học, thế giới hữu cơ, Từ đó rút ra điều kiện cổ Địa lý của khu vực.
- Tổng hợp về sự hoạt động của magma, phân chia chúng theo đặc điểm thạch học, thời gian thành tạo, qui luật thành tạo, diện phân bốvà mối liên hệ của chúng với các hoạt động kiến tạo Tìm hiểu đặc điểm khoáng hóa đi kèm các hoạt động magma.
- Nghiên cứu lịch sử phát triển của các hoạt động kiến tạo Tức là nghiên cứu đặc điểm biến dạng của vỏ trái đất và sự hình thành các cấu trúc địa chất trong khu vực Việt Nam.
Trên bình diện thế giới thì Việt Nam nằm ở vị trí giao nhau của hai uốn nếp lớn
là đai Địa Trung Hải theo phương vĩ tuyến và đai Thái Bình Dương theo phương Á kinh tuyến Vì vậy, Việt Nam có một vị trí đặc biệt mang cấu trúc độc đáo trong cấu tạo vỏ Trái đất Diện tích Việt nam tuy nhỏ nhưng cấu tạo địa chất lại phức tạp, qui luật tạo khoáng rắc rối, khoáng sản đa dạng về chủng loại nhưng trữ lượng lại không cao
Môn học Địa chất Việt nam có ý nghĩa quan trọng trong việc cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về đặc điểm địa chất trên lãnh thổ Việt nam để làm nền tảng cho nghiên cứu, lý luận và lý giải các vấn đề địa chất Việt nam, đống thời tổng hợp và dự đoán những vấn đề địa chất khả năng xảy ra trong tương lai
Ngoài ra môn học này còn giúp cho nhà địa chất nghiên cứu phần địa chất trong các báo cáo địa chất công trình-thủy văn, phân chia các khu vực kinh tế và sử dụng hợp lý tài nguyên của đất nước
1.2 Lịch sử nghiên cứu địa chất Việt Nam
Lịch sử nghiên cứu ĐC và khai thác khoáng sản Việt Nam có thể chia ra làm ba thời kỳ nghiên cứu lớn là Trước khi Pháp xâm thực, Trong thời gian Pháp xâm lược,
Từ sau Việt nam hoàn toàn giải phóng
1.2.1 Thời kỳ trước khi Pháp xâm lược Việt Nam:
Trước khi Pháp xâm lược nước ta (trước 1882), cũng như các ngành khoa học khác ngành khoa học Địa chất chưa hình thành Trong thời kỳ này, nền kinh tế Việt Nam chủ yếu là nông nghiệp lúa nước, công nghiệp lạc hậu hầu như không có gì cả Tuy nhiên người dân Việt nam cùng các chế độ phong kiến từ rất xa xưa đã biết khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản trong nước để tạo ra các sản phẩm như lưỡi
câu, mũi tên đồng ở Vĩnh Phúc (>3000 năm) Mũi tên đồng ở Cổ Loa, rìu sắt, cuốc sắt, trồng đồng ở Đông Sơn –Thanh Hóa (gần 2500 năm) Đồng thời là công nghệ tìm
kiếm như Bạc, vàng mà cụ thể là mỏ Đồng Long Tụ -Sảng Mộc ở Bắc Thái, mỏ Bạc Nam Xương-Long Xinh ở Hà Giang, mỏ Thiếc Vụ Nông ở Bắc Thái,
Sau đó nhà Bác học Lê Qúy Đôn (1723 -1783) thời Lê –Trịnh đã từng đút kết kinh nghiệm như sau:
Dưới núi có Bạc tất trên núi mọc hành
Dưới núi có hoàng kim tất trên núi mọc hẹ
Trang 2Dưới núi có Đồng, Thiếc tất trên núi có gừng.
Càng về các triều địa phong kiến sau này mức độ khai thác khoáng sản càng lớn Đến thời vua Minh Mạng triều Nguyễn số mỏ được khai thác tăng rất nhiều:
34 mỏ Vàng, 24 mỏ sắt, 14 mỏ Bạc, 9 mỏ Đồng, 7 mỏ Kẽm, 3 mỏ Chì, 1 mỏ Than (Đông Triều)
1.2.2 Thời kỳ Pháp xâm lược Việt Nam (1882 -1954).
Thời gian này, nghiên cứu Địa chất ở Việt nam và Đông Dương đều do người Pháp tiến hành Họ đã áp dụng những thành tựu tiên tiến nhất của khoa học lúc bấy giờ
về Cổ sinh vật học, địa tầng học, thạch học, kiến tạo học, tìm kiếm thăm dò để tìm được và khai thác được nhiều khoáng sản nhất trên đất nước ta chỉ trong thời gian ngắn Họ đã tìm thêm nhiều mỏ khoáng sản mới và khai thác những mỏ có giá trị như
+ Năm 1889 mở công ty than Hồng Gai, năm 1896 mở công ty Thiếc Cao Bằng, 1920 mở công ty than Bắc Bộ,
Các mỏ được phát hiện và khai thác phần lớn nhờ vào công trình nghiên cứu của các nhà Địa chất Pháp nổi tiếng như:
+ E Fuchs và E Saladin (1882) và A Petiton (1895) đã thành lập tờ bản đồ
“Bản đồ Địa chất Đông Dương tỷ lệ 1/4.000.000 nhằm phát thảo sơ lược về cấu tạo
địa chất Đông Dương
Từ những năm 1910 -1925 hàng loạt tài liệu về hóa đá, các phân vị địa tầng của những
tờ bản đồ tỷ lệ trung của nhiều tác giả được công bố như các tài liệu về cổ sinh và tổng hợp về địa tầng Đông Dương của J Deprat năm 1912, 1916, 1917
+ Loạt tờ bản đồ địa chất tỷ lệ 1/100.000 của R Bouret -1919 (tờ Cao Bằng, Bản Lạc, Hà Giang, Thất Khê)
+ Tờ bản đồ địa chất Đông Bắc Bắc Kì tỷ lệ 1/300.000 năm 1922 của R Bouret, cùng năm này ông cho công bố tập báo cáo Địa chất mỏ than Nông Sơn và năm 1925 tờ Trường Sơn và Hạ Lào tỷ lệ 1/500.000
Cùng nhiều tài liệu của nhiều tác giả tên tuổi như Ch Jaccob, L Pussalt, F Blonded, Từ những năm 1925 -1954 Người Pháp tiếp tục hoàn thành những công trình nghiên cứu Địa chất đã có trước như Bản đồ địa chất khu vực Đông Bắc Bộ tỷ lệ 1/200.000 của E Pette (1926 -1927)
+ Bản đồ địa chất Bắc Trung Bộ và Hạ Lào tỷ lệ 1/ 400.000 của J Fromaget (1927)
+ Bản đồ địa chất tờ Qui Nhơn –Nam Trung Bộ tỷ lệ 1/ 200.000 của E Saurin
và Bonelli -1944
+ Tờ bản đồ địa chất vịnh Hà Nội và Trung, Nam Đông Dương tỷ lệ 1/ 500.000 của J Hoffet -1933
+ Tờ bản đồ địa chất Đông Dương tỷ lệ 1/2.000.000 của J Fromaget -1952,
1.2.3 Từ sau ngày miền Bắc được giải phóng (1954)
Đây là thời kỳ nghiên cứu địa chất phát triển phong phú, toàn diện và sâu sắc đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong lĩnh vực địa chất ở Việt Nam
Ngành Địa chất ở Việt Nam chủ yếu do người Việt Nam Nghiên cứu với sự giúp đỡ của các chuyên gia nước bạn như Liên Xô, Ba Lan, Cộng hòa dân chủ Đức, Đã đi sâu phát triển cả lĩnh vực khoa học địa chất lý thuyết lẫn ứng dụng
Thời kỳ này đất nước bị chia cắt làm hai miền Từ năm 1954 -1975 công tác nghiên cứu địa chất được đẩy mạnh ở miền Bắc, còn phía Nam do hoàn cảnh chiến tranh nên rất ít được phát triển
Trang 3Những thành tựu mà ngành địa chất đã đạt được trên miền Bắc và trên cả nước sau ngày miền Nam hoàn toàn được giải phóng là sự ra đời của trường ĐH Mỏ địa chất Hà Nội cùng hai trường trung cấp địa chất đã đào tạo nhiều cán bộ nghiên cứu địa chất trình và tư tưởng tốt phục vụ cho sự nghiệp địa chất của nước nhà.
+ 1955 –thành lập sở địa chất
+ 1960 –thành lập tổng cục địa chất
+ Bản đồ địa chất miền Bắc Việt Nam tỷ lệ 1/500.000 do A.E DopJikov chủ biên (1960 -1963), trong đó có 50 phân vị địa tầng được xác lập Đá magma được phân thành 4 loạt với 4 phức hệ đá xâm nhập Sơ đồ kiến tạo được phân định và mô tả theo quan điểm đới tướng cấu trúc Công trình này có ý nghĩa đào tạo một đọi ngũ cán
bộ giàu kinh nghiệm nghiên cứu về nhiều mặt của địa chất Việt Nam
Cũng trong thời gian này ông Kitovani đã tiến hành nghiên cứu địa chất và khả năng dầu khí vùng trũng Hà Nội Sau đó hàng loạt tờ bản đồ chuyên đề tỷ lệ 1/200.000
và 1/50.000 ra đời phục vụ cho công tác tìm kiếm thăm dò các mỏ khoáng và các ngành kinh tế khác
+ Tính đến năm 1975 toàn miền Bắc đã phủ 90% bản đồ địa chất tỷ lệ 1/200.000 Hàng loạt mỏ cũ được đánh giá lại như mỏ than, apatit, sắc thiết, và tìm
ra nhiều mỏ mới cho đất nước, cùng với sự ra đời hàng loạt Liên đoàn địa chất có đầy
đủ trang thiết bị kỹ thuật và đội ngũ cán bộ công nhân lành nghề
Trong thời gian này nổi lên nhiều tác giả với các ngành khác nhau: Cổ sinh địa tầng có Trương Cam Bảo, Tống Duy Thanh, Vũ Khúc, Nguyễn Văn Liêm Về đá magma có Nguyễn Văn Chiển, Huỳnh Trung Về thạch học có Phan Trường Thị,
Từ sau năm 1975, ngành địa chất điều tra tiềm năng các khoáng sản phát triển mạnh mẽ trên cả hai miền
Từ sau năm 1979 hoàn thành tờ bản đồ địa chất miền nam Việt nam tỷ lệ 1/500.000 sau đó chỉnh lý và thống nhất với tờ miền Bắc
+ Đến năm 1988 hầu như bản đồ địa chất 1/200.000 đã được phủ trên toàn quốc Trên các vùng có khoáng sản quan trọng đã được đo vẽ tỷ lệ 1/50.000
Ngoài ra công tác tổng hợp địa chất –địa vật lý phục vụ thăm dò dầu khí được
mở rộng và xúc tiến ở bồn trũng Cửu Long và Bắc Bộ Kết quả năm 1988 bắt đầu khai thác dầu ở mỏ Bạch Hổ Đáng chú ý là các bài báo về xâm nhập và phun trào của miền Nam của Huỳnh Trung, Nguyền Kinh Quốc, Đào Đình Thục từ 1979 -1985
Tổng kết về kiến tạo và kiến tạo sinh khoáng lãnh thổ của TS Nguyễn Nghiêm Minh -1979, Vũ Ngọc Hải -1980, Lê Như Lai -1983, Lê Duy Bách -1985
Tổng kết về sinh khoáng khu vực và lãnh thổ có Nguyễn Văn Chữ -1978, Vũ Ngọc Hải (1979 -1985)
1.3 Sơ lược địa lý tự nhiên của Việt Nam
1.3.1 Vị trí địa lý và lãnh thổ Việt Nam
Nước Việt nam có dạng hình chữ S nằm ở phía Đông Bán đảo Động Dương thuộc khu vực Đông Nam Á, phía Bắc giáp Trung Quốc, phía Tây giáp Lào, Tây Nam giáp Campuchia và phía Đông là biển đông
Đoạn thẳng từ Lùng Cú (Đồng Văn –Hà Giang) đến xóm Rạch Tàu (Năm Căn –Cà Mau) là chiều dài nhất theo kinh tuyến là 1650 km
Chiều ngang nơi rộng nhất của Việt Nam từ Móng Cái đến ngã ba biên giới Việt –Trung –Lào là 600km, nơi hẹp nhất ở Quảng Bình là 50km
Tọa độ cực Bắc: 23022’ B, cực Nam là 8030’ B, cực Tây là 102010’ Đ, và cực Đông là
109021’ Đ chưa kể phần đảo và lãnh hải
Trang 4Diện tích đất liền của Việt Nam là 329.600 Km2 đứng hàng thứ tư các nước Đông Nam Á sau Indonexia, Miến Điện và Thái Lan Ngoài ra lãnh thổ Việt Nam còn bao gồm hàng triệu Km2 trên biển Đông và hàng ngàn đảo lớn nhỏ nằm ở biển đông.
1.3.2 Các miền Địa lý tự nhiên của Việt Nam.
Việt Nam diện tích tuy nhỏ nhưng có kiến trúc bề mặt khá phức tạp, bao gồm
đủ các yếu tố địa hình: Đồi, núi, đồng bằng, biển, và mạng lưới sông suối phức tạp
Các yếu tố kiến trúc trên là kết quả của các quá trình địa chất nội lực và ngoại lực xảy ra lâu dài và phức tạp Kiến trúc bề mặt ấy phần nào phản ánh được đặc điểm cấu tạo địa chất của lãnh thổ Việt Nam
Địa hình đồi núi chiếm ¾ diện tích lãnh thổ nhưng chủ yếu là đồi núi thấp Địa hình thấp dưới 1.000 m chiếm 85% diện tích Núi cao trên 2000 m chiếm khoảng 10% diện tích Đồng bằng nước ta chiếm ¼ diện tích lãnh thổ Trong đó đồng bằng lớn nhất
là đồng bằng Nam Bộ và đồng bằng Bắc Bộ
Các dãy núi của Việt Nam ở miền Tây Bắc và Bắc Trường Sơn kéo dài theo phương Tây Bắc –Đông Nam là chủ yếu Ở miền Đông Bắc và Nam Trường Sơn có dạng cánh cung hướng ra biển Đông Đỉnh núi cao nhất của Việt Nam là đỉnh Fansipan
Động thực vật Việt nam nhìn chung chịu ảnh hưởng của khí hậu vành đai nhiệt đới, nóng ẩm và mưa nhiều nên hệ thực vật đều rất phong phú về chủng loại Vì thảm thực vật có nhiều tầng nhiều lớp nên tạo điều kiện cho hệ động vật cũng đa dạng và khôn ngừng phát triển
Vùng biển Việt Nam nằm trong vùng biển kín Thái Bình Dương, có diện tích hàng triệu km2 nằm ở bờ Tây của Biển đông, chứa đựng trong lòng nhiều tài nguyên quan trọng đặc biệt là dầu mỏ và khí đốt Bờ biển Việt Nam cong hình chữ S kéo dài
từ Móng Cái đến Hà Tiên là 3260 km Vùng vịnh Bắc Bộ tới Đà Nẵng và vùng biển từ Bình Thuận đến Vịnh Thái Lan có đặc điểm là nông từ 50 -100m còn ngoài khơi vùng biển từ Đà Nẵng đến Bình Thuận sâu trên 200m Trên vùng biển sâu của biển đông có nổi hai quần đảo san hô lớn là Hoàng sa và Trường sa với đáy biển sâu hàng ngàn mét Vùng biển nước ta rất giàu hải sản, đặc biệt là hệ thống vũng vịnh, đầm phá, là những nơi khuất gió rất thuận lợi cho nuôi trồng thủy hải sản
1.4 Những miền cấu trúc chính của Việt Nam
Dựa trên những nét chung nhất về lịch sử phát triển địa chất khu vực, lãnh thổ Việt Nam được chia làm 8 miền là Đông Bắc Bộ, Bắc Bắc Bộ, Tây Bắc Bộ, Bắc Trung
Bộ, Kontum, Nam Trung Bộ và Nam Bộ, Cực Tây Bắc Bộ, Hoàng sa –Trường sa
Trang 5CHƯƠNG 2: ĐỊA TẦNG2.1 Hệ thống phân loại và danh pháp địa tầng
Để nghiên cứu địa tầng khu vực từ trước đến nay người ta vẫn thường sử dụng
3 thang phân chia chính là Thang địa tầng quốc tê (thang địa tầng thống nhất), thang địa tầng địa phương (thang địa tầng khu vực), thang địa tầng địa phương (thang địa tầng tạm thời) Việc xếp một địa tầng nghiên cứu vào phân vị địa tầng của thang này hay thang kí phải tuân thủ theo những nguyên tắc riêng của chúng
2.1.1 Thang địa tầng quốc tế.
Thang địa tầng này đã được xây dựng dựa trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa tầng ở các khu vực Tây Âu và Bắc Mĩ ở thế kỷ 18 và 19 Sang đầu thế kỷ 20 được các hội nghị địa chất quốc tế thống nhất thừa nhận Trong thang địa tầng quốc tế gồm các phân vị địa tầng sau:
- Các phân vị địa niên biểu (thời gian): Liên Đại, Đại, Kỷ, Thế, Kỳ, Thời
Liên Đại: Là đơn vị lớn nhất trong thang tuôit địa chất Gồm một số Đại có
đặc điểm chung về lịch sử phát triển của thế giới hữu cơ Dựa trên mức độ phát triển của sinh giới có thể chia làm hai Liên Đại là Kriptozoi (ẩn sinh) và Fanerozoi (hiện sinh)
Liên đại Kriptozoi (tiền Cambri) phản ánh giai đoạn mà sự sống chưa nảy sinh
cho đến bắt đầu xuất hiện trên Trái Đất, gồm những sinh vật đơn giản, không để lại hoá thạch trong đá Gồm hai đại là Ackei và Proterozoi
Liên đại Fanerozoi phản ánh giai đoạn sự sống phát triển mạnh mẽ, để lại di
tích hoá thạch rõ rang trong đá Gồm các đại còn lại
Trầm tích được thành tạo trong một Liên Đại gọi là Liên Giới
Đại là phân vị lớn thứ hai trong thang địa tầng quốc tế, phản ánh giai đoạn
phát triển lớn của Trái Đất và của sinh giới Ranh giới giữa các Đại được đánh dấu bởi những dấu hiệu sau:
+ Những chuyển động kiến tạo rất mạnh và lớn nhất trong lịch sử địa chất như chuyển động tạo núi, các biển tiến và biển lùi, hoạt động magma…Những chuyển động kiến tạo này làm thay đổi quan trọng về hình dạng và sự phân bố của biển và lục địa, làm thay đổi địa hình bề mặt Trái Đất
+ Chính những chuyển động kiến tạo lớn làm thay đổi môi trường sống, dẫn đến làm biến đổi trong sinh giới Do vậy, ranh giới của các Đại thường tập hợp những hoá thạch sinh vật khác nhau ở cấp Nganh hay lớp
Đại bao gồm một vài Kỷ Trầm tích được tạo thành trong một Đại gọi là Giới Hiện nay có các Đại như Ackei (Thái Cổ); Proterozoi (Nguyên sinh); Paleozoi (Cổ sinh); Mesozoi (trung sinh); Kainozoi (Tân sinh)
Kỷ là phân vị địa tầng nằm trong Đại Trầm tích được thành tạo trong một Kỷ
gọi là Hệ, Mỗi Hệ có thể được chia làm 2 hoặc 3 Thống mà thường mỗi Thống tương ứng với 2 hoặc 3 giai đoạn biển tiến và biển lùi Trong điều kiện lý tưởng thì Thống dưới thường tương ứng với trầm tích biển tiến, được đánh dấu bởi sự kết thúc của giai đoạn gián đoạn trầm tích phân cách giữa Hệ này với Hệ trước nó Thống trung tương
Trang 6ứng với sự tiếp tục hoạt động của giai đoạn biển tiến Thống trên thể hiện tính chất biển lùi và đến giai đoạn gián đoạn trầm tích.
- Ranh giới giữa các Kỷ được đánh dấu bởi các không chỉnh hợp góc, gián đoạn địa tầng, các thay đổi điều kiện tự nhiên, thay đổi tướng đá, các hoạt động magma mạnh mẽ Tuy nhiên những biểu hiện này phân bố mang tính khu vực, không bắt buộc mang tính toàn cầu
- Mỗi Hệ có một phức hệ hoá thạch khác nhau ở cấp Họ, Giống
- Phép đặt tên Hệ: Không tuân theo quy luật
+ Có thể mang tên địa phương nơi mà Hệ được xác lập (ví dụ: Cambria (tên gọi cổ xưa của xứ Uênx-Anh), Devon-vùng Devonshire (Anh), Pecmi-tỉnh Pecmi (Liên Xô cũ), Jura-tên của ngọn núi Jura biên giới Thụy Sỹ và Pháp)
Cambri-+ Mang tên bộ tộc từng sống ở những địa phương đó (ví dụ: Ođôvic-bộ lạc Ocđôvic ở vùng Uênx-Anh; Silua-bộ lạc Silua ở vùng Uênx-Anh)
+ Tên của dạng đá phổ biến trong Hệ (ví dụ: Cacbon-than đá; Creta-đá phấn).+ Tên theo cấu tạo mặt cắt địa chất (ví dụ: Triat-ba phần)
+ Tên theo mức độ phát triển của sinh giới (ví dụ: Palegen-theo tính cổ xưa của sinh giới thuộc hệ này với hệ sau; Neogen-theo tính chất gần hiện đại của sinh giới)
Thế là một phần của Kỷ, trầm tích được thành tạo trong một Thế gọi là Thống
Một Kỷ có thể chia làm hai hay ba Thế Trong nội bộ của một Thế hay ranh giới giữa các Thế thường thể hiện sự gián đoạn địa tầng, sự thay đổi tướng đá, bất chỉnh hợp góc nhưng những biểu hiện đó chỉ mang tính địa phương chứ không mang tính toàn cầu Mỗi một Thống có một hoá thạch chỉ đoạ định tầng đặc trưng và khác nhau ở cấp Họ hay Giống Thường sự thay đổi hoá thạch là tiêu chuẩn cơ bản để phân ranh giới các Thống
Tên của Thế được đặt theo vị trí của chúng trong Kỷ: Hạ, Trung, Thượng Một
số trường hợp Thống vừa mang tên Hạ, Trung, Thượng đồng thời mang tên riêng (theo màu sắc của đá hay theo sự phát triển của thế giới sinh vật) Ví dụ:
Theo màu sắc đá:
Trung-Đoge (đá màu nâu)Hạ-Liat (đá màu đen)
Theo sự phát triển của sinh vật:
Hệ Paleogen Thống Paleoxen
Eoxen Oligoxen
Hệ Neogen Thống Mioxen
Plioxen
Trang 7Hệ Đệ Tứ Thống Pleitoxen
Holoxen
Kỳ là giai đoạn phát triển địa chất trên những vùng rộng lớn, có thể là toàn bộ
hay một phần của Trái đất Trầm tích được thành tạo trong một Kỳ gọi là Bậc Mỗi Bậc có một phức hệ hoá thạch đặc trưng ở cấp Giống, phụ Giống hay Loài và có diện phân bố rộng rãi Ranh giới giữa các Kỳ được xác định bởi những thay đổi đặc trưng
về thành phần trầm tích và sinh vật Tên của Kỳ được đặt theo tên địa phương nơi mà mặt cắt chuẩn được xác lập
Pha là phân vị tuổi địa chất nhỏ nhất trong thang địa tầng quốc tế Trầm tích
được thành tạo trong một Pha gọi là Bậc Ranh giới của một Bậc được xác định theo một phức hệ sinh vật đặc trưng khác nhau ở cấp Loài Phức hệ này có đặc điểm là biến đổi nhanh theo thời gian nghĩa là không lặp lại trong các Bậc trước và sau nó, đồng thời phải có diện phân bố rộng Pha được đặt tên theo tên cuủaloài sinh vật đặc trưng nhất trong phức hệ đặc trưng của Pha
2.1.2 Thang địa tầng địa phương:
Tháng địa tầng quốc tế được xác lập dựa trên mặt cắt chuẩn ở Tây Âu Trong lịch sử phát triển vỏ trái đất rất phức tạp, không giống nhau ở mỗi nơi, những nơi khác nhau sẽ có những thành tạo địa chất mang tính chất lịch sử riêng của nó Chính
vì vậy, các nhà địa chất xác lập thang địa tầng địa phương nhằm phụ trợ cho thang địa tầng quốc tế Phân định thang địa tầng địa phương phải có những tính chất giống với thang địa tầng quốc, khi phân chia địa tầng phải chú ý sử dụng phân vị thang địa tầng quốc tế
Loạt: là đơn vị trong thang địa tầng địa phương Nếu so sánh với thang địa
tầng Quốc tế thì tương đương với một thống (có thể là lớn hơn hay nhỏ hơn thống) Một loạt bao gồm các đá Trầm tích, biến chất, núi lửa hay là tổ hợp của các đá đó Loạt thường phản ánh một chu kỳ lớn trầm tích hay phun tào hay kiến tạo và riêng biệt, cũng có thể là biểu hiện của hoạt động magma xâm nhập Ranh giới giữa các Loạt thường có biểu hiện không chỉnh hợp góc hay gián đoạn địa tầng Loạt gồm một vài Điệp và có tên gọi địa lý riêng
Điệp: là đơn vị cơ bản trong thang địa tầng địa phương So với thang địa tầng
QT thì nó tương ứng với Bậc Điệpbao gồm đá trầm tích, đá núi lửa hay tổ hợp các
đá này và đôi khi có cả đá biến chất
Điệp có đặc trưng về tướng đá trầm tích so với điệp kế cận Ranh giới giữa các điệp thường là sự thay đổi tướng đá, hay gián đoạn địa tầng hay bất chỉnh hợp góc Ranh giới trên và dưới hay một trong hai ranh giới của một Điệp phải không trùng với ranh giới của phân vị địa tầng quốc tế Điệp có thể chia ra phụ điệp
Tên của Điệp thường mang tên địa phương, nơi mà ở đó có mặt cắt chuẩn Tên phụ điệp là tên của Điệp kèm theo Hạ-Trung-Thượng
Kí hiệu của Điệp:= ký hiệu tuổi tương ứng trong thang địa tầng quốc tế kèm theo chữ viết tắt của tên điệp đó
Ví dụ: Điệp Hoàng gai: T3hg Phụ Điệp Hoàn Gai hạ: T3hg1
Điệp Nà khuất: T2nk
Trang 8Tầng là phân vị địa tầng địa phương có tính chất hợp nhất theo chiều ngang
một số Điệp cùng tuổi hay một phần của chúng Tầng được xác lập dựa vào đặc điểm trầm tích, cổ sinh vật, cổ khí hậu, đối với Liên đại Fanerozoi thì dấu hiệu cổ sinh vật học là chủ yếu để phân chía Tên Tầng mang tên của phân vị Điệp cùng tuổi
mà điển hình nhất, được nghiên cứu kỹ và có cấu trúc rõ ràng nhất so với các phân
vị còn lại
2.1.3 Thang địa tầng tự do:
Thang địa tầng này được sử dụng trong trường hợp các địa tầng nghiên cứu chưa đủ cơ
sở để xếp vàp thang địa tầng địa phương hay thang địa tầng thống nhất như tập hợp hóa đá, ranh giới chưa rõ ràng, việc phân chia mang tính giả thuyết và có thể thay đổi khi có số liệu đầy đủ
Phức hệ: gồm những thành tạo địa chất rất dày có thành phần phức tạp gồm
đá trầm tích, magma, biến chất trong khu vực rộng lớn
Phức hệ phản ánh một giai đoạn kiến tạo lớn trong lịch sử phát triển địa chất khu vực Phức hệ có thể bao gồm nhiều loạt hoặc tương dương với một loạt
Giữa các phức hệ hay trong nội bộ của phức hệ đó có thể có những bất chỉnh hợp
Hệ tầng: Gồm những thành tạo trầm tích, phun trào, biến chất Về khối lượng
thì linh hoạt, về bề dày trầm tích có thể tương đương với một Hệ, đôi khi tương đương với một Giới Tên của Hệ tầng có thể mang tên địa phương hay mang tên một loại đá Ví dụ: Hệ tầng cát kết, hệ tầng đá vôi
Tầng đánh dấu: gồm một khối lượng địa tầng không lớn thường được phân
định trong một Điệp hay trong một Tầng nào đó.Trong mặt cắt địa chất nó được nhận biết rõ ràng bởi tính chất đặc trưng về thạch học hay hóa thạch Tên của Tầng đánh dấu mang tên đá đặc trưng, hay tên của hóa thạch đặc trưng
Hệ lớp: Gồm một khối lượng địa tầng không lớn, gồm những lớp có đặc tính
chung về hóa thạch Mang tên theo tính chất đặc trưng về đất đá, về hóa thạch Ví dụ:
hệ lớp đá vôi, hệ lớp chứa hóa thạch (lấy theo tên giống hay tên loài)
Tập: có khối lượng địa tầng không lớn, gồm một số vỉa có tính chất chung
Tên Tập không mang tên địa lí mà mang tên đá Ví dụ: Tập cát kết, tập đá vôi
Vỉa (lớp): Gồm những đá trầm tích tương đối mỏng, đồng nhất về thạch học
và có tính chất đặc trưng để phân biệt với vỉa bên trên và bên dưới nó Mang tên đá đặc trưng Ví dụ: Điệp Nà Khuất có các vỉa đá vôi Hình thái của vỉa có thể là dạng thấu kính, nêm
2.2 Các thành tạo tiền Cambri (Kriptozoi)
Cở sở phân chia địa tầng tiền Cambri ở Việt Nam:
- Mức độ biến chất, biến vị của đá
- Đặc điểm hoạt động của magma
- Vị trí của địa tầng trong lát cắt và tuổi tuyệt đối của đá
Các thành tạo địa chất tiền Cambri chủ yếu là đá biến chất ở mức độ cao (granulit), không thấy dấu vết của sự sống, cho đến đầu giai đoạn Cổ sinh mới có sự hiện diện sự sống Ở Việt Nam chúng ta đá tiền Cambri lộ ra rộng rãi ở địa khối Kontum và một số đới nâng như đới sông Hồng, sông Chảy, Phan Si Pan, sông Mã.Thang chia tiền Cambri gồm hai đại là AC Keozoi và Proterozoi
Trang 9Sự phân chia địa tầng ở Việt Nam trong tiền Cambri theo kết quả nghiên cứu mới nhất của các nhà địa chất Việt nam như sau:
- Phức hệ Kannac (AR kn)
- Phức hệ Sông Hồng (PR1 sh) –Bắc Bắc Bộ
- Phức hệ Ngọc Linh (PR1 nl) –khối Kontum
- Phức hệ Xuân Đài (PR1 xđ) –Tây Bắc Bộ
- Hệ tầng Khâm Đức (PR2 kđ) –phía Nam Bắc Trung Bộ
- Thành phần chủ yếu gồm các đá siêu biến chất thuộc tướng biến chất granulit Gồm các đá:
+ Gnai –Silimanit –Cordierit
+ Gnai diopxit,
+ Đá hoa có chứa Graphit
+ Gnai 2 pyroxen
+ Gnai Hypecten –Biotit
Các đá bị vò nhàu, uốn nếp mạnh mẽ, dày khoảng 4000 m
- Cơ sở xếp tuổi: Dựa vào mức độ biến chất cao, phát triển mạnh mẽ quá trình siêu biến chất và dựa vào vị trí địa tầng Chúng nằm dưới các đá của phức hệ Ngọc Linh có tuổi tuyệt đối 2300 năm
hệ Kannac
2.2.2.2 Hệ tầng Nước Mỹ (Dakmi) (PR 1 dm)
Vị trí: đá lộ thành diện rộng ở phía Tây Bắc Kontum
Thành phần gồm các đá biến chất: Đá phiến, Gnai –Biotit xen phiến thạch anh –Fenpat –Biotit, đá Quazỉt, đá Hoa, Amphibolit, dày 3000 m
Phức hệ Ngọc Linh thuộc tướng biến chất Amphibolit và bị micmatit hóa mạnh mẽ
2.2.3 Phức hệ Xuân Đài (PR1 sđ)
Đá lộ ra ở phụ đới Hoàng Liên Sơn, thành phần gồm các đá biến chất khu vực ở trình độ cao thuộc tướng biến chất Anmaudia –Amphibolit Bị siêu biến chất mạnh mẽ
Phức hệ được chia ra hai phân vị sau: Hệ tầng Suối Chiềng và hệ tầng Sinh Quyền, hai
hệ tầng này nằm chỉnh hợp trên nhau
2.2.3.1 Hệ tầng Suối Chiềng (PR 1 sc)
Trang 10Vị trí: đá lộ ra ở phần Đông Nam của dãy Fansipan, Bảo Hà, Bát xát (Lào Cai)Thành phần: Plagiogơnai Amphibol Đá bị micmatit hóa và Granit hóa rộng rãi Ngoài ra còn gặp đá Quazit chứa manhetit dày 2000 m.
Về tuổi: phức hệ Xuân Đài được xếp vào Proterozoi hạ là vì các đá của phức hệ
bị biến chất cao, phát triển rộng rãi các quá trình micmatit hóa và granit hóa Ngoài ra phủ không chỉnh hợp lên trên phức hệ này là các lớp sỏi kết cơ sở của Điệp Sinh Vinh (O3 –S sv) và các thành tạo của phức hệ Sapa –Cam Đường có chứa tảo Oncolit có tuổi
Rifei muộn Tuổi tuyệt đối 2070 -2300 triệu năm
2.2.8 Hệ tầng Nậm Cô (PR2 - ¡ 1nc)
Vị trí: lộ ra ở thượng nguồn lưu vực sông Mã, Sơn La, Lai Châu thuộc phụ đới sông Mã
Thành phần: gồm các đá phiến Xericit, phiến Mica, phiến amphibol, quaczit
Đá bị biến chất không đều Dày 2500 m
Quan hệ: hệ tầng Nậm Cô bị các đá trầm tích tuổi PZ1 phủ lên trên Đá bị biến chất yếu hơn đá thuộc phức hệ Sinh Quyền
2.2.9 Hệ tầng Sapa (PR2 - ¡ 1 sp)
Vị trí: hệ tầng lộ ra ở Lào Cai –Sapa thuộc Tây Bắc dãy Hoàng Liên Sơn
Trang 11Thành phần: gồm đá Hoa –Đolomit, phiến Xericit, filit Đá bị biến chất khu vực thuộc tướng phiến lục Dày 2000 -3000 m.
Tuổi của hệ tầng chưa có cơ sở để xác định rõ ràng, tạm xếp vào PR2 (so sánh với hệ tầng Nậm Cô)
2.2.10 Hệ tầng Sông Chảy (PR2 - ¡1 sc)
Vị trí: đá lộ ra chủ yếu ở vòm sông Chảy thuộc đới Việt Bắc
Thành phần: gồm các đá phiến Xericit –mica, đá hoa, quaczit Dày 4000 m
Hệ tầng được xếp vào PR2 vì thấy trình độ biến chất thấp hơn các thành tạo PR1
và bị các trầm tích PZ1 phủ lên trên
2.3 Các thành tạo Paleozoi (PZ)
Trong thang địa tầng thống nhất giới Paleozoi được chia làm 3 phụ giới là:Paleozoi hạ (PZ1) gồm hai Hệ là Cambri và Ordovic
Paleozoi trung (PZ2) gồm hai Hệ là Silua và Devon
Paleozoi thượng (PZ3) gồm hai Hệ là Cacbon và Pecmi
Ở nước ta địa tầng PZ phát triển khá phong phú, có mặt đầy đủ 6 hệ từ Cambri đến Pecmi Tuy nhiên việc phân chia 3 phụ giới như trên gặp rất nhiều khó khăn do ranh giới địa chất giữa Ordovic –Silua và giữa Pecmi –Triat thường không rõ ràng, rất khó xác định
Căn cứ vào những đặc điểm trầm tích, thế giới hữu cơ, địa tầng PZ ở Việt nam cũng được phân định thành 3 phần tương đối rõ ràng và chúng được phân cách nhau bởi các trái khớp góc có tính khu vực (sơ đồ)
Trong đó địa tầng:
Pecmi thượng (P2) ở Việt nam thường nằm trái khớp lên các thành tạo (C –P1)
và chúng liên hệ chặt chẽ với các thành tạo Mesozoi (MZ)
C –P1 gặp trầm tích Cacbonat là chính Hóa đá đặc trưng là Trùng Lỗ (con Foraminifera)
O3 –D gặp trầm tích lục nguyên –cacbonat, cacbonat, một số nơi gặp đá phun trào axit và trung tính Hóa đá đặc trưng: Bút đá (con Graptholithida) , san hô, Tay cuộn
¡2 –O gặp trầm tích lục nguyên –cacbonat là chủ yếu, đôi nơi gặp phun trào bazơ Hóa đá đặc trưng: Bọ ba thùy, Tay cuộn
Các thành tạo thuộc giới PZ gồm các trầm tích thuộc thành hệ lục nguyên, lục nguyên –cacbonat và thành hệ núi lửa thuộc tướng biển nông, kiểu biển rìa và ven các khối lục địa lớn Các trầm tích PZ có thể tách ra thành các phân vị địa tầng ứng với các trầm tích như:
* Trầm tích PR2 -¡: liên tục từ Proterozoi sang Paleozoi gồm các thành hệ Cacbonat, cacbonat, cacbonat –Lục nguyên
* Trầm tích ¡1 -2: gồm các trầm tích lục nguyên, đôi nơi có các đá hạt thô như Cuội, sạn kết nằm phủ lên trên bề mặt bào mòn của đá cổ Đôi nơi còn gặp đá bazan đã
bị biến đổi (Tây Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ)
* Trầm tích (¡3 –O1): các thành tạo vào giai đoạn này nhiều nơi chuyển tiếp từ ¡1 -2 Phần dưới chủ yếu gồm các đá thuộc thành hệ Cacbonat, phần trên gồm các đá thuộc thành hệ lục nguyên chứa nhiều hóa đá Tay Cuộn
* Trầm tích ( -¡ O1): các trầm tích liên tục từ ¡ đến O1 gặp ở Bắc Trung Bộ chứng tỏ có những vùng trũng liên tục trầm tích trong suốt giai đoạn này Các thành hệ điển hình: lục nguyên –cacbonat, đá silic, đá phun trào trung tính và mafic Nằm bất
Trang 12chỉnh hợp lên trên các đá cổ hơn bởi lớp cuội kết lót đáy khá dày Các đá bị biến chất nhiệt động.
* Trầm tích (O2 –S): nhiều nơi trên lãnh thổ Việt nam có gián đoạn trầm tích vào giai đoạn O1 Các thành tạo O2 –S ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ chủ yếu là trầm tích lục nguyên, gặp ít silic, cacbonat
Các trầm tích ở Bắc Trung Bộ còn gặp phun trào núi lửa trung tính và axit Ở Tây Bắc Bộ gặp tầng cuội kết cơ sở (sản phẩm của -¡ O1) các trầm tích (O2 –S) phủ không chỉnh hợp lên trên các trầm tích ( -¡ O1) Hóa đá đặc trưng: Bút đá (Graptholithida), Tay cuộn, san hô vách đáy Định tuổi (O2 –S)
* Trầm tích (S2 –D1): các thành tạo vào giai đoạn này thường nằm chỉnh hợp lên trêm các trầm tích (O2 –S) chứng tỏ nhiều bồn trũng kiểu biển rìa phát triển liên tục từ
O2 –D1 và có nơi còn tiếp tục phát triển đến các thời kỳ muộn hơn
Các trầm tích thuộc giai đoạn này gặp ở Bắc Bắc Bộ, Tây Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ gồm các thành hệ lục nguyên, lục nguyên –caconat, cacbonat (đặc biệt ở Tây Bắc Bộ) Đôi nơi còn gặp đá silic, phun trào núi lửa từ trung tính đến kiềm (Bắc Bắc Bộ)
* Trầm tích D1: chủ yếu trầm tích lục địa phủ không chỉnh hợp lên trên các đá
cổ hơn, đôi nơi đá có màu đỏ (Đông Bắc Bộ) hoặc các đá kiểu biển rìa ven bờ với các lớp cát kết, bột kết xen kẽ (Tây Bắc Bộ)
* Trầm tích D1-2: chủ yếu là trầm tích lục nguyên, lục địa xen đá vôi có màu đen
* Trầm tích (C –P): đá lộ ra ở nhiều nơi: Tây Bắc Bộ (chủ yếu thuộc hệ cacbon), Đông Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ (chủ yếu Cacbon –Pecmi) Một số nơi (Bắc Trung Bộ, Đông Bắc Bộ) còn có thể xác lập được thống Cacbon hạ (C1) gồm các trầm tích lục nguyên –silic, cacbonat Ở Tây Bắc Bộ còn gặp phun trào bazan, lục nguyên –cacbonat được xếp vào tuổi (C3 –P)
* Trầm tích P: Phổ biến ở Nam Bộ gặp đá vôi và đá phiến sét
* Trầm tích Pecmi thượng (P2): gặp ở Đông Bắc Bộ gồm đá vôi, bột kết, đá phiến Gặp Bauxit (mỏ bauxit Đồng Đăng), còn gặp một ít thấu kính sét than, than đá (Tây Bắc Bộ)
Đáng lưu ý là trầm tích P –T ở nhiều vùng thuộc lãnh thổ Việt nam có chế độ trầm tích liên tục nên không gặp không chỉnh hợp giữa P –T, nếu có xảy ra thì chỉ là cục bộ địa phương không đáng kể
Nhận xét: Nghiên cứư các trầm tích PZ ở Việt Nam có thể thấy không có không gian
(vùng) bào đã là một vùng trũng xuyên suốt trong đại Paleozoi Những bồn trũng hình thành chỉ tương ứng với một khoảng thời gian nhất định trong PZ và cũng chỉ tồn tại trong thời gian nào đó, sâu đấy là một hay vài bồn trũng khác hoặc là độc lập hoặc là
kế thừa môth phần không gian của cấu trúc đã có
Các thành tạo PZ ở một số nơi còn là sự phát triển liên tục từ các thành tạo cổ hơn, cũng như chúng còn liên tục phát triển tạo nên những phân vị địa tầng có tuổi ở vào khoảng trung gian giữa PZ –MZ
Trang 13Các không chỉnh hợp lớn đánh dấu một sự chuyển biến mạnh mẽ về vận động kiến tạo đã xảy ra vào cuối Proterozoi và cuối Paleozoi.
Sau đây chúng ta mô tả lần lượt các phân vị địa tầng ở từng vùng cụ thể:
2.3.1 Các thành tạo Cambri –Ocdovic dưới ( ¡ –O1): các thành tạo trong giai đoạn
này ở Việt nam phát triển chủ yếu ở Bắc Bắc Bộ, Tây Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ
- Hệ tầng Thần sa (¡3 –O1 ts) Nằm chỉnh hợp lên trên hệ tầng Mỏ Đồng Trong mặt cắt địa chất gặp các đá: Đá phiến sét vôi, đá vôi sét, đá phiến sét và các lớp cát kết mỏng nằm phía trên
Hóa đá: Agnostus cf Billing, Sella sp Định tuổi (¡3 –O1)
* Phần phía Tây (vùng Cô Gâm)
- Điệp Hà Giang (¡2 hg)
Trong mặt cắt địa chất gồm các đá sau: đá phiến serixit chứa cuội, đá phiến serixit, đá vôi sét -silic phân lớp dày có cấu tạo trứng cá
Hóa đá: chứa phong phú Tảo lục: Vermiculites và Bọ ba thùy (Solenoparia sp.).
Định tuổi: ¡2, chiều dày của Điệp 500 -600m
- Điệp Changpung (¡3 cp)
Nằm chỉnh hợp trên Điệp Hà Giang
Trong mặt cắt địa chất gặp các đá sau: đá vôi có cấu tạo trứng cá, đá vôi sét, đá phiến sét, bột kết vôi
Hóa đá: Drepanura Premesnili, Calrinella walcotti Bề dày thay đổi từ 600 -1600m
- Điệp Luxia (O1 lx): nằm chỉnh hợp lên trên Changpung.
Trong mặt cắt địa chất gồm các đá: cát kết, bột kết, đá vôi nằm trên Hóa đá: Isotelus strenocephalus, đặc trưng cho tầng thấp của O1 Chiều dày của Điệp 400m
Nhận xét: Các trầm tích (¡ –O1) ở Bắc Bắc Bộ phân bố chủ yếu ở phần phía Đông và phần phía Tây (Việt Bắc –Thái nguyên, Bắc Cạn, Cao bằng, Hà Giang, Tuyên Quang).Thành phần trầm tích: trầm tích lục nguyên –Caconat là cơ bản gồm Phiến sét, Bột kết, cát kết, đá vôi, sét vôi, phiến serixit Chiều dày trầm tích thay đổi từ 300 -2100 m
Hóa đá đặc trưng: Bọ ba thùy (trilobita) và một ít Tay cuộn
Quan hệ địa tầng: Quan hệ dưới –nằm trái khớp lên trên các trầm tích cổ hơn
Quan hệ trên –bị phủ trái khớp bởi các trầm tích Đêvon
2.3.1.2 Vùng Tây Bắc Bộ: Chủ yếu lộ ra ở hai phụ đới Hoàng Liên Sơn và Sông Mã.
* Ở phụ đới Hoàng Liên Sơn: Các thành tạo (¡ –O1) không được phân chia chi tiết như
ở phụ đới Sông Mã mà được mô tả chung trong một phân vị địa tầng là Điệp Bến Khế (¡2 –O1 bk) Chúng lộ ra chủ yếu ở phía Đông Nam của phụ đới Hoàng Liên Sơn
Thành phần: Cát kết dạng Quaczit, đá phiến màu lục đen, các lớp sét vôi Dày
1000 -1200 m
Hóa thạch nghèo nàn: gặp một ít hóa thạch sanhô (Favosites)
Quan hệ địa tầng giữa Điệp Bến Khế và các hệ tầng nằm dưới nókhông rõ ràng, quan hệ trên gặp lớp sỏi kết cơ sở của Điệp Sinh Vinh nằm phủ không chỉnh hợp góc
rõ rệt lên trên
Trang 14Điệp Bến khế có nhiều nét gần gũi với với các trầm tích PZ1 ở phụ đới Sông Mã
và ở khu vực Bắc Thái là nơi tìm được nhiều hóa thạch đặc trưng định tuổi cho (¡2 –
O1) Do vậy Điệp Bến Khế được xếp giả định vào tuổi (¡2 –O1)
* Ở phụ đới Sông Mã: gồm 3 phân vị địa tầng như sau:
+ Điệp Sông Mã (¡2 sm): Điệp lộ ra thành những giãi kéo dài từ Lai Châu qua
Sơn La đến Thanh Hóa Điệp này nằm phủ không chỉnh hợp lên trên Hệ tầng Nậm Cô Trong mặt cắt địa chất gồm các đá sau: đá phiến serixit, đá phiến than chứa sỏi -cuội,
đá phiến Serixit xen đá vôi cấu tạo trứng cá Hóa đá: gặp hóa đá Tay cuộn không khớp Điệp dày 600 -900m
+ Điệp Hàm Rồng (¡3 hr):
Nằm chỉnh hợp lên trên Điệp Sông Mã Trong mặt cắt địa chất gồm các đá sau:
đá vôi, đá vôi trứng cá, đá vôi sét, đá phiến sét vôi, cát kết vôi tạo ra các lớp mỏng
Chiều dày của Điệp 300 -600m Hóa đá gặp: Lorenzella tonkinensis, Paracoosia sp.
+ Điệp Đông Sơn (O1 đs): Nằm chỉnh hợp lên trên Điệp Hàm Rồng.
Trong mặt cắt địa chất gồm các đá: đá phiến, bột sét, cát kết, cát kết dạng Quaczit và đá phiến phylit hóa, các lớp mỏng đá vôi Dày 500m Hóa đá: Gặp Asaphopsis Jacobi, Isotelus strenocephalus
Trong mặt cắt địa chất gồm các đá: Quaczit xen với các lớp kẹp đá phiến Mica,
đá phiến phylit có biotit, clorit, graphit Trên cùng gặp các lớp mỏng đá phiến –silic,
đá hoa
Dày khoảng 1500m Quan hệ của hệ tầng với hệ tầng Bù Khang nằm dưới và hệ tầng Long Đại nằm trên chưa rõ So sánh với hệ tầng Bến Khế ở Tây Bắc Bộ chúng có nhiều nét tương đồng, do vậy hệ tầng Suối Mai được xếp vào (¡2 -O1)
+ Hệ tầng A Vương (¡2 -O1 av)
Phân bố chủ yếu ở phía Tây tỉnh Quảng Nam –Đà Nẵng và Tây Nam tỉnh Thừa Thiên Huế
Trong mặt cắt địa chất gồm các đá sau:
- Phần dưới mặt cắt: đá phiến –xerixit, đá phiến Mica, thấu kính đá Hoa, đá phun trào Mafic và Andezit
- Phần giữa: Gặp cát kết dạng Quaczit , đá Quaczit, đá phiến thạch anh –serixit
- Phần trên cùng: gặp đá phiến Serixit xen các lớp mỏng Quaczit, các thấu kính
đá Hoa
Dày khoảng 3500 -4000m Đá bị biến chất thuộc tướng phiến lục
Quan hệ địa tầng:
Chúng nằm phủ không chỉnh hợp lên trên đá granitoit phức hệ Chu Lai (PR2) và
bị các trầm tích nâu đỏ tuổi D1 phủ không chỉnh hợp lên trên
Ở phần cao của địa tầng gặp nhiều di tích bút đá (Graptholithida) -Amacilentus, Dictionema asiaticum, Tay cuộn xác định tuổi O1
Ở phần dưới và giữa mặt cắt chứa bào tử phấn hoa tuổi ¡2 – O Vì vậy, tuổi của hệ tầng được xếp vào ¡2 -O1
Trang 152.3.2 Các thành tạo Ocdovic –Silua (O –S):
Hóa thạch hiếm, việc xác định tuổicủa hệ tầng còn mang tính giả thuyết
Quan hệ dưới không rõ, quan hệ trên bị các trầm tích Jura phủ trái khớp lên trên
+ Hệ tầng Cô Tô (O3 –S1 ct): nằm trên các đảo thuộc quần đảo Cô Tô Thành
phần chủ yếu gặp các trầm tích vun núi lửa, lục nguyên gồm các trầm tích hạt thô
chiếm chủ yếu Hóa đá: chứa phong phú Bút đá: Spirograptus cf Định tuổi O3 –S1
Vị trí: phân bố ở phía Đông tỉnh Bắc Thái Gồm cát kết thạch anh, phiến sét và
bột kết Dày 400m Hóa đá: Orthis sp., Asaphus sp Xác định tuôit Ordovic.
+ Hệ tầng Phú Ngữ (O3 –S1 pn)
Vị trí: lộ ra thành giải kéo dài từ Hà Giang –Bắc Cạn đến Tây Bắc Thái NguyênThành phần chủ yếu gồm trầm tích lục nguyên xen ít đá phun trào Dày 2000 -2500m.Hóa đá: gặp Bút đá (Graptholithida), bào tử phấn hoa và Tay Cuộn Định tuổi (O3 –S1)
+ Hệ tầng Pia Phương (S2 –D1 pp)
Vị trí: phân bố ở vùng Nà Hang, Chiêm Hóa và Bắc Chợ rã Thành phần gồm:
đá vôi kết tinh, đá hoa chứa silic xen các đá phiến sét, phiến sét silic, cát kết chứa mangan Hóa đá: nghèo Dày 2000m
2.3.2.3 Vùng Tây Bắc Bộ:
+ Điệp Sinh Vinh (O3 –S sv)
Vị trí: phân bố ở đới Phansipan Trong mặt cắt địa chất gồm các đá cuội kết cơ
sở, cát kết phủ không chỉnh hợp trên Điệp Bến Khế Đá Dolomit có chứa silic
Hóa đá: Favositella alreolata, Favosites ex gr
Trang 16Mặt cắt địa chất gồm các đá sau: cát kết thạch anh, đá phiến thạch anh serixit,
đá phiến thạch anh mica, trên cùng gặp các thấu kính đá vôi
Hóa đá gặp di tích thực vật và cá, còn gặp Lingula rugosa
+ Điệp Dưỡng Đông (D1 -2 dđ)
Nằm chỉnh hợp trên Điệp Đồ Sơn Gồm các đá: cát kết thạch anh xen kẻ với đá phiến sét và các thấu kính đá vôi Hóa đá: Euryspirifer toukinesis, Indospirifer kwangsiensis
Dày 400 -570m
+ Hệ tầng Lỗ Sơn (D2 ls)
Nằm chỉnh hợp trên Điệp Dưỡng Đông Hệ tầng gồm các đá: đá phiến sét vôi,
đá vôi, đá phiến silic
Hóa đá: Stringocephalus burtini, Amphibora ramosa
Hóa đá: Acrospirifer sp và các di tích hóa thạch cá Dày 500m
Trang 17+ Điệp Đại Thi (D1 đt)
Nằm chỉnh hợp trên hệ tầng Pia Phương (S2 –D1 pp) Gồm các đá: đá phiến
thạch anh serixit, đá phiến serixit, đá phiến vôi, đá vôi
Hóa đá: có chứa hóa thạch cá và một số hóa thạch khác như: Eryspirifer toukinesis, Favosites,
Hóa đá: gặp Tay cuộn, trùng lỗ,
2.3.3.3 Vùng Tây Bắc Bộ:
+ Điệp Sông Mua (D1 sm)
Phân bố trên đới Fansipan và nằm trên Điệp Pó Hiền (S2 –D1 ph) với thế nằm có
vẻ chỉnh hợp Chủ yếu gặp đá phiến sét màu đen, đi lên gặp đá cắt kết, đá phiến vôi, đá vôi, chiều dày của Điệp thay đổi từ 1000 -2000m Hóa đá gặp Hysterolites wangi, Favosites aff kolymensis
+ Điệp Bản Nguồn (D2 bn): Nằm chỉnh hợp trên Điệp Sông Mua Gồm các đá:
cát kết thạch anh, phiến sét và các lớp kẹp đá vôi Điệp dày 400 -800m
Hóa đá: Euryspirifer tonkinensis, Konetes magnini, Favosites aff goldtussi
+ Điệp Nậm Pìa (D1 np): phân bố trên đới sông Mã Điệp nằm không chỉnh hợp
trên các thành tạo cổ hơn có trong vùng (Điệp Pó Hiền (S2 –D1 ph))
Điệp bắt đầu gặp tầng cuội kết, sạn kết cơ sở lên trên gặp đá phiến sét và các thấu kính đá vôi
Hóa đá gặp Hysterolites wangi, Favosites alpina
Dày 400m
+ Điệp Bản Páp (D2 bp): nằm chỉnh hợp trên các Điệp Bản Nguồn và Nậm Pìa
Điệp gặp duy nhất có đá vôi Dày 700 -1200m Hóa đá gặp san hô: Favosites goldfussi, Amphipora ramosa
+ Hệ tầng Tạ Khoa (D1 -2 tk): nằm trên đới sông Đà Điệp phân bố ở trung tâm
nếp lồi Tạ Khoa Hệ tầng gồm các đá: cát kết thạch anh và đá phiến bị biến chất nhiệt động địa phương khá mạnh tạo các đá Gnai pyroxen, đá phiến Mica –Fenspat –Cocđierit –Andaluzit Đá phiến thạch anh serixit và đá Quaczit Hệ tầng dày 2600mHóa đá gặp: Atrypa reticularis, Chonetes sp., Orthis sp
+ Điệp Tốc Tát (D3 tt): nằm trên đá vôi của Điệp Bản Páp và các trầm tích
thuộc hệ tầng Tạ Khoa (thành phần giống ở Cao Bằng)
Hóa đá: Gặp Trùng Lỗ cấu trúc đơn giản
Trang 18+ Hệ tầng Nậm Cắn (D2 nc): nằm chỉnh hợp Huổi Lôi Gồm các đá: đá vôi tạo
thành các lớp mỏng, các thấu kính đá silic Hóa đá: San hô: Amphipora ramosa Bề dày hệ tầng 600m
+ Điệp Rào Chan (D1 rc): nằm trên đới Long Đại (vùng Quy Đạt) Gồm các đá:
đá phiến sét chiếm chủ yếu và các lớp mỏng đá vôi nằm trên Hóa đá: Favosites cf., Tryplasma altaica Chiều dày 2100m
+ Điệp Bản Giằng (D2 bg): nằm chỉnh hợp trên Điệp Rào Chan Gồm các đá:
đá cát kết thạch anh dạng quaczit, cát kết đa khoáng, bột kết
Hóa đá: Howellella sp., Chonetes sp., Calceola sandalina Dày: 900 -1100m
+ Điệp Mục Bài (D2 mb): gồm các đá: đá phiến sét vôi chiếm chủ yếu, cát kết
thạch anh, các lớp mỏng hay thấu kính đá vôi
Hóa đá: Stringocephalus bustini
+ Hệ tầng Đông Thọ (D3 đt):gồm các đá: cát kết, các lớp mỏng đá phiến sét
than, đá phiến silic, đá vôi nằm trên vùng Hóa đá Schizophorida cf vanovi Hệ tầng dày khoảng 600m
+ Hệ tầng Tân Lâm (D1 -2 tl): nằm ở khu vực Trị Thiên Nằm phủ không chỉnh
hợp trên các hệ tầng Avương (¡ -O1 av), hệ tầng Long Đại (O –S lđ) và granit của phức
hệ Đại Lộc Gồm các đá: Cuội kết, sạn kết cơ sở, cát kết, bột kết có màu đỏ, các lớp đá phiến sét
Hóa đá: Lingula aff muongthensis Hệ tầng dày 400 -500m
+ Hệ tầng Cò Bai (D2 -3 cb): gồm các đá: đá vôi chiếm chủ yếu, các lớp mỏng đá
phiến sét
Hóa đá: Thamnopora polyforata, Amphipora aff ramosa Bề dày hệ tầng 500m
2.3.4 Các thành tạo (C –P)
2.3.4.1 Vùng Đông Bắc Bộ
+ Hệ tầng Cát Bà (C1 cb): lộ ra chủ yếu ở đảo Cát Bà, Kinh Môn, Thủy Nguyên
thuộc Quảng Ninh Thành phần chủ yếu trầm tích lục nguyên –silic chứa sét than và than đá Hóa đá phong phú Trùng Lỗ còn gặp một ít Tay Cuộn
Hệ tầng nằm trái khớp trên đá Vôi Devon trung bậc giveti (D2 gv) và phía trên có quan
hệ chỉnh hợp với đá vôi hệ tầng Lưỡng Kỳ (C2 –P1 lk)
+ Hệ tầng Lưỡng Kỳ (C2 –P1 lk): chúng lộ ra rộng rãi ở các vùng Lưỡng Kỳ,
Nông Bí, Vịnh Hạ Long, Cát Bà, thuộc đới Quảng Ninh Thành phần chủ yếu là trầm tích Cacbonat đơn điệu Dày 600 -850m Hóa thạch Trùng Lỗ khá phong phú tuổi C2 –
P1.
2.3.4.2 Vùng Bắc Bắc Bộ
+ Hệ tầng Bắc Sơn (C –P bs): hệ tầng có diện lộ rộng tạo thành các cao nguyên
đá vôi rộng lớn: Đồng Văn, Bắc Sơn và nhiều điểm lộ khác rải rác ở Bắc Cạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn
Thành phần chủ yếu là trầm tích Cacbonat đơn điệu Chứa phong phú hóa thạch Trùng Lỗ tuổi từ C –P Dày 800 -1500m
+ Điệp Đồng Năng (P2 đđ):
Lộ ra rải rác trên diện tích rộng kéo dài từ Hà Giang qua Cao Bằng đến Lạng Sơn, Bắc Sơn Thành phần chủ yếu gặp trầm tích lục nguyên, lục nguyên –cacbonat ven biển chứa Bauxit
Hóa đá: Trùng lỗ: Palaeofusulina, Nankinella chủ yếu ngoài ra còn gặp Tay Cuộn, Chân rìu, Chân bụng, Huệ Biển, Rêu động vật
Dày 100 -400m
Điệp Đồng Đăng phủ trái khớp lên trên đá vôi tuổi C –Phệ tầng Bắc Sơn
Trang 192.3.4.3 Vùng Tây Bắc Bộ
+ Hệ tầng Bắc Sơn (C –P bs): hệ tầng lộ ra dưới dạng những khối nhỏ ở Thanh
Hóa, Vạn Yên, Nghĩa Lộ, Lai Châu, thị xã Hòa Bình Thành phần chủ yếu là đá vôi,
đá vôi trứng cá màu xám, cấu tạo khối hoặc phân lớp dày
Quan hệ địa tầng: hệ tầng nằm chỉnh hợp trên các thành tạo Điệp Đá Mài (C3
đm) và bị phủ lên trên bởi sạn kết, đá phiến điệp Suối Bàng (T3 sb).
+ Điệp Đá Mài (C3 đm):
Phân bố rải rác ở Tây Bắc Đông Nam vùng Đá Mài và phía Tây đới FansipanThành phần chủ yếu là đá vôi Hóa thạch: san hô, Tay cuộn và ít Trùng lỗ Dày 800m
+ Hệ tầng Cẩm Thủy (P2 ct):
Lộ ra ở rìa Đông Nam của phức nếp lồi Thanh Hóa Thành phần chủ yếu gặp đá phun trào bazan toleit và bazan kiềm Chúng nằm trái khớp lên các thành tạo cổ hơn
và chuyển tiếp bên trên là hệ tầng Yên Duyệt (P2 –T yd)
+ Hệ tầng Yên Duyệt (P2 –T yd):
Hệ tầng có diện lộ rất hẹp và thường gắn liền với hệ tầng Cẩm Thủy Thành phần chủ yếu là trầm tích lục nguyên, lục nguyên silic chứa bauxit và than
Hóa đá phong phú gồm Trùng Lỗ và Chân rìu tuổi P2 –T
Thành phần chủ yếu là trầm tích lục nguyên –silic và cacbonat gồm cát kết, bột kết, đá phiến sét, phiến silic, đá vôi, đôi nơi gặp lớp cuội sạn kết cơ sở
Hóa thạch: chân rìu, bọ ba thùy, tay cuộn, huệ biển, trùng lỗ tuổi C1 Dày 200 -700m Hệ tầng nằm trái khớp lên các trầm tích cổ hơn và có quan hệ chỉnh hợp với hệ tầng Mường Lống (C2 –P1 ml) nằm trên.
+ Hệ tầng Mường Lống (C2 –P1 ml):
Chúng lộ ra thành những diện tích rộng lớn ở Tây Quảng Bình, trung và thượng lưu sông Cả, Tây Bắc Nghệ An
Thành phần chủ yếu gặp trầm tích cacbonat đơn điệu gồm: đá vôi, đá vôi trứng
cá màu xám sáng, cấu tạo khối hoặc phân lớp dày
Chứa phong phú hóa thạch san hô, Tay cuộn, đặc biệt là Trùng lỗ Tuổi C2 –P1
Hệ tầng bị các trầm tích trẻ phủ trái khớp lên trên
2.3.4.5 Vùng Nam Trung Bộ và Nam Bộ
Trang 20+ Hệ tầng Đăk lin (C3 –P1 đl):
Hệ tầng có diện lộ rất hẹp phân bố rải rác ở phía Tây thị xã Kontum, rìa Tây Nam cao nguyên Playku và dọc theo đứt gãy vùng Bản Đôn phía Tây Bắc Buôn Mê Thuộc
Thành phần chủ yếu là trầm tích lục nguyên và phun trào trung tính gồm các đá: cát bột kết, đá phiến silic, đá vôi và những tập dày Andezit
Hóa thạch bảo tồn kém gồm: Tay cuộn, Huệ Biển, Trùng lỗ (pseudofusulina) tuổi C3 –P1 Dày 700 -800m
+ Hệ tầng Hà Tiên (P ht)
Gồm những diện lộ nhỏ bé nằm rải rác khu vực Hà Tiên Thành phần chủ yếu là
đá vôi màu xám chứa hóa thạch san hô, huệ biển, trùng lỗ Dày 600m
+ Hệ tầng Tà Thiết (P2tt)
Lộ ra ở thượng nguồn sông Sài Gòn thuộc tỉnh sông Bé và một số nhánh nhỏ của sông này thuộc tỉnh Tây Ninh Thành phần chủ yếu là trầm tích cacbonat Hóa thạch gặp: Tảo, Trùng lỗ Dày 200 -300m
Điệp có diện lộ không lớn, tạo thành dải kéo dài từ thị xã Lạng Sơn đến Đồng
Mỏ Thành phần chủ yếu trầm tích lục nguyên, lục nguyên cacbonat gồm: cát, bột kết,
đá phiến sét, thấu kính vôi, trên cùng là đá vôi màu đen Hóa đá: Cúc đá, chân rìu Dày 800m
+ Điệp Sông Hiến (T1-2 sh)
Điệp lộ ra rộng rãi ở Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Thái Thành phần chủ yếu là những tập đá phun trào dày, xen các lớp cát kết, bột kết, đá phiến Dày 1800m
Hóa đá gặp Cúc đá, chân rìu
+ Điệp Nà Khuất (T2 nk):
Lộ ra chủ yếu ở võng An Châu, Lạng Sơn, Bắc Giang và phía Nam Thái Nguyên Thành phần chủ yếu gặp trầm tích lục nguyên biển nông gồm đá phiến sét, cát kết, bột kết xen đá vôi, sét vôi Dày 1200m Hóa dá gặp Cúc đá, chân rìu định tuổi Anizi Điệp có quan hệ chỉnh hợp với điệp Mẫu Sơn nằm trên
+ Điệp Mẫu Sơn (T3 ms):
Lộ ra ở vùng núi Mẫu Sơn và một số vùng khác thuộc đới An Châu Thành phần chủ yếu trầm tích lục nguyên có màu tím đỏ sặc sỡ Dày 800m Hóa đá hiếm Điệp có quan hệ chuyển tiếp lên trên Điệp Nà Khuất
+ Điệp Văn Lãng (T3 vl)
+ Điệp Hòn Gai (T3 hg)
2.4.1.2 Vùng Tây Bắc Bộ
+ Điệp Cò Nòi (Tcn)