1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

bài giảng địa lý việt nam

64 232 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 3,4 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Khoa Ngôn ngữ học Trần Thị Hồng Hạnh ĐỊA LÝ VIỆT NAM (Tài liệu dùng cho sinh viên Học viện Ngoại ngữ - Đại học DT Quảng Tây ) Hà Nội, tháng 9 năm 2014 (Lưu hành nội bộ) 1 Chương I. Những nét chính về địa lý Việt Nam. I.Vị trí địa lý, lãnh thổ. Đất nước Việt Nam gồm phần lãnh thổ trên đất liền và vùng biển, thềm lục địa thuộc chủ quyền quốc gia, trong đó có rất nhiều đảo và quần đảo. Diện tích phần đất liền Việt Nam là 329.241 km 2 . Việt Nam nằm ở phần phía Đông bán đảo Đông Dương. Phía Bắc giáp nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) với đường biên giới dài tới 1400 km; phía Tây giáp nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào với đường biên giới là 2067 km và giáp Vương quốc Căm-pu-chia với đường biên giới là 1080 km; phía Đông, phía Nam là biển Đông và vịnh Thái Lan dài 3260 km. Vùng biển Việt Nam tiếp giáp với vùng biển của nhiều nước và vùng lãnh thổ là Trung Quốc, Đài Loan, Phi-lip-pin, In-đô-nê-xi-a, Bru-nây, Ma-lai-xi-a, Căm-pu-chia và Thái Lan. Trên đất liền, điểm cực Bắc của Việt Nam là 23 o 22 ' B tại xã Lũng Cú huyện Đồng Văn tỉnh Hà Giang, điểm cực Nam là 8 o 30 ' B tại mũi Cà Mau tỉnh Cà Mau, điểm cực Đông là 109 0 24 ' Đ tại bán đảo Hòn Gốm tỉnh Khánh Hoà và điểm cực Tây là 102 0 10 ' Đ trên núi Pu-la-san ở xã A Pa Chải tỉnh Điện Biên. Trên biển, đường biên giới còn chưa xác định đầy đủ vì vẫn còn những điểm cần tiếp tục đàm phán với các nước láng giềng. Dọc theo bờ biển Việt Nam có hàng nghìn hòn đảo lớn nhỏ tập trung ở các tỉnh và thành phố như Quảng Ninh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Khánh Hoà, Cà Mau, Kiên Giang v.v. Có những đảo nằm một mình như đảo Bạch Long Vĩ , có những đảo cụm lại thành nhóm như quần đảo Cô Tô , có những đảo xa bờ như huyện đảo Hoàng Sa, Trường Sa , nhiều đảo có cư dân cư trú đông đúc như Côn Đảo thuộc tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu hay huyện đảo Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang. 2 Bán đảo Đông Dương Vị trí địa lý Việt Nam có nét độc đáo là nằm ở chỗ nối tiếp giữa Đông Nam á lục địa và Đông Nam á hải đảo, đồng thời nằm giữa hai tiểu lục địa ấn 3 Độ và Trung Quốc. Vì thế, đây là nơi gặp gỡ, giao thoa của nhiều hệ thống tự nhiên, của các nền văn hoá lớn và của nhiều luồng di dân trong lịch sử. Nhờ thế mà thiên nhiên Việt Nam trở nên đa dạng và vô cùng phong phú, cư dân Việt Nam là một cộng đồng đa dân tộc, đa văn hoá. II. Những nét phác thảo về địa hình. 4 Việt Nam có tới hơn 3 phần 4 diện tích là núi và đồi, không quá 1 phần 4 là đồng bằng. Điều kiện địa hình núi đồi làm cho thiên nhiên phân hoá rất đa dạng. Các dãy núi lớn thường làm thành ranh giới giữa những vùng tự nhiên khác nhau và tương ứng với những vùng ấy là những vùng khí hậu khác nhau. 5 Vùng núi của Việt Nam là cấu trúc cổ được vận động Tân kiến tạo làm trẻ lại. Hướng sơn văn phần lớn là dốc từ Tây Bắc xuống Đông Nam và hướng vòng cung. Mỗi miền tự nhiên đều có những đặc điểm địa hình rất đặc trưng và rất đa dạng. Miền Đông Bắc là xứ sở của những dãy núi hình vòng cung, xen kẽ là những thung lũng sông cho phép các tuyến đường thuỷ, đường bộ men theo để thông thương từ đồng bằng lên miền núi. Hướng núi vòng cung và độ cao thấp xen kẽ nhau nên không cản trở gió lạnh từ phía Bắc tràn xuống làm cho vùng này là nơi lạnh nhất về mùa Đông ở Việt Nam. Đường đèo qua Hoàng Liên Sơn Tiếp nối vùng núi cao phía Bắc với vùng đồng bằng sông Hồng là vùng trung du đồi núi thấp, trập trùng có rất nhiều triển vọng về phát triển kinh tế. Miền Tây Bắc là xứ sở của những dãy núi cao, những khe sâu nên địa hình vô cùng hiểm trở. Các dãy núi thường có độ cao trung bình 1500-2500m như Tà 6 Phình, Pu Đen Đinh, Pu Sam Sao chạy theo hướng Tây Bắc-Đông Nam xen kẽ với những dãy núi thấp hơn và cao nguyên đá vôi. Đặc biệt, dãy Hoàng Liên Sơn với đỉnh Phan-xi-păng cao 3.143m, cao nhất bán đảo Đông Dương, như bức tường chắn ở mặt phía Đông làm cho miền Tây Bắc về mùa Đông ít bị lạnh hơn rất nhiều. Miền Trường Sơn Bắc là miền có những dãy núi già bị chia cắt dữ dội, với những đỉnh núi cao trung bình khoảng 1.000m. Nối tiếp là vùng gò đồi thấp, thoải dần xuống dải đồng bằng ven biển nhỏ hẹp miền Trung. Miền Trường Sơn Nam có đặc trưng là các gờ núi cấu tạo bằng đá gra-nít, đá phun trào ri-ô-lít hay đa-xít khá đồ sộ, với nhiều nhánh đâm ngang ra biển tạo nên nhiều vũng vịnh kín đáo. Những gờ núi của miền này làm thành đường viền bao lấy các cao nguyên ba-dan của vùng Tây Nguyên mầu mỡ và giầu có. Cùng với Tây Nguyên là vùng Đông Nam Bộ với địa hình lượn sóng của các cao nguyên đất đỏ ba-dan và phù sa cổ, rất thuận lợi cho việc phát triển nông, lâm nghiệp và công nghiệp. Trong thực tế, các đường sống núi (hay còn gọi là các đường phân thuỷ) thường làm thành ranh giới tự nhiên để xác định biên giới quốc gia hay địa giới các đơn vị hành chính trong nước. Việt Nam có hai đồng bằng lớn là đồng bằng châu thổ sông Hồng ở phía Bắc (còn gọi là đồng bằng Bắc Bộ) và đồng bằng châu thổ sông Cửu Long ở phía Nam (còn gọi là đồng bằng Nam Bộ). Đây thực sự là hai vựa lúa quan trọng của cả nước. Ngoài ra, ở ven biển miền Trung còn có những đồng bằng nhỏ như đồng bằng sông Mã ở Thanh Hoá, đồng bằng sông Cả ở Nghệ An Vùng đồng bằng là nơi có những điều kiện tự nhiên rất thuận lợi để phát triển kinh tế của đất nước. 7 Đồng bằng sông Mê Công nhìn từ vệ tinh (nguồn: vietnamnet.com) Như vậy, địa lý tự nhiên của Việt Nam từ bắc vào nam được chia thành nhiều vùng khác nhau và mỗi vùng lại có miền núi, trung du và đồng bằng. Điều đó cho thấy địa hình Việt Nam rất đa dạng và phong phú. Mỗi vùng miền như thế sẽ có những tiềm năng kinh tế, những thuận lợi và những khó khăn rất khác nhau. Nhờ đó, chúng sẽ bổ sung cho nhau trong việc phát triển nền kinh tế của đất nước. III. Khí hậu Việt Nam. 1.Việt Nam là một nước nhiệt đới gió mùa ẩm. Tính chất nhiệt đới của Việt Nam thể hiện ở tổng xạ trên miền Bắc là hơn 120 kcal/cm 2 /năm (ki lô ca lo trên một xăng ti mét vuông một năm) và miền Nam là 130 kcal/cm 2 /năm. Cân bằng bức xạ quanh năm dương với miền Bắc là 86 kcal/cm 2 /năm và miền Nam là 112 kcal/cm 2 /năm. Nhiệt độ trung bình năm là 22-27 o c, trong khi đó tiêu chuẩn nhiệt đới là 21 o c. Mỗi năm ở Việt Nam, chủ yếu là phần phía Bắc đất nước, có bốn mùa rõ rệt là mùa Xuân, mùa Hạ (hay mùa Hè), mùa Thu và mùa Đông. 8 Mùa xuân - Hoa ban tím ở Tây Bắc (nguồn: vietnamnet.com) Mùa Xuân (thường bắt đầu vào tháng Giêng Âm lịch), thời tiết ấm áp và ẩm ướt, cây cối đâm chồi nảy lộc sau một mùa Đông rụng lá. Về mùa Hạ (thường bắt đầu vào tháng Tư Âm lịch), thời tiết nắng nóng với những cơn mưa rào và vào cuối mùa có những ngày trời nắng chói chang như đổ lửa. Mùa Thu (thường bắt đầu vào tháng Bảy Âm lịch), nửa đầu trời còn nóng, nửa sau thời tiết khô hanh, trời dịu mát với những ngọn gió heo may thổi nhẹ. Còn mùa Đông (thường bắt đầu vào tháng Mười Âm lịch), nửa cuối thời tiết lạnh và rét, trời thường có những ngày mưa phùn kéo dài, nhiều loại cây cối rụng lá để chờ tới mùa Xuân. Từ phía Bắc chuyển dần vào phía Nam, đặc trưng bốn mùa nói trên giảm dần. Tính chất gió mùa làm cho khí hậu Việt Nam phân hoá và biến động rất phức tạp. Khoảng cuối tháng 10 đến tháng 4 Dương lịch năm sau, từ khối núi Bạch Mã ở tỉnh Thừa Thiên-Huế (vĩ tuyến 16 0 B ) trở ra Bắc, có gió Đông Bắc thổi về gây ra lạnh và rét vào mùa Đông, gây ra lạnh vào đầu mùa Xuân và ẩm 9 ướt vào nửa cuối mùa Xuân. Còn từ phía Nam khối núi Bạch Mã trở vào Nam là gió biển Thái Bình Dương thổi vào nên thời tiết mát mẻ. Đèo Hải Vân - Bạch Mã (nguồn: vietnamnet.com) Sang mùa Hạ và mùa Thu (tức là từ tháng 5 đến cuối tháng 10 Dương lịch), chế độ gió ở Việt Nam rất phức tạp. Nửa đầu (tương ứng với mùa Hạ), gió từ vịnh Ben-gan theo hướng Tây Nam thổi vào Việt Nam gây ra thời tiết khô và rất nóng ở vùng Tây Bắc Bắc Bộ và vùng Bắc Trung Bộ (người Việt Nam thường gọi gió này là gió Lào hay gió Nam chướng) nhưng lại gây mưa lớn ở vùng Tây Nguyên và Nam Bộ. Nửa sau (tương ứng với đầu mùa Thu), vừa thường xuyên có gió thổi theo hướng Tây Nam vào vùng Tây Nguyên và Nam Bộ, vừa có gió theo hướng Nam vào miền Trung và theo hướng Đông Nam vào Bắc Bộ. Những luồng gió này hay gây ra mưa lớn, lụt lội kéo dài cho cả hai miền Nam Bắc, nhất là khi gặp các nhiễu động khí quyển như bão, áp thấp nhiệt đới hay hội tụ nội chí tuyến.Vào nửa cuối mùa Thu ở Bắc Bộ, gió heo may hay gió may (từ hướng Tây Bắc thổi về) làm cho trời dịu mát và sau đó chuyển dần sang gió mùa Đông Bắc là đặc trưng của mùa Đông lạnh giá. 10 [...]... Viêt Nam bị chia thành miền Bắc và miền Nam Phần miền Bắc gồm từ vĩ tuyến 17 0B trở ra Bắc và tiếp tục là nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà Phần miền Nam gồm từ vĩ tuyến 17 0B trở vào Nam có tên gọi là Việt Nam Cộng hoà với một chính quyền do người Mỹ dựng nên Nhờ thắng lợi của cuộc Cách mạng giải phóng dân tộc, năm 1975 Việt Nam thống nhất đất nước và trở thành nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. .. đồng của người Việt Nam, đặc biệt là các làng ở vùng đồng bằng và các bản hay buôn ở vùng đồng bào các dân tộc thiểu số miền núi Đây chính là những điểm cư trú mang đậm dấu ấn văn hoá truyền thống của mỗi một cộng đồng cư dân ở Việt Nam 2 Một số thay đổi về các đơn vị cấp tỉnh trước đây ở Việt Nam Trước Cách mạng Tháng Tám 1945, người Pháp chia nước Việt Nam thành Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ gồm 69 đơn... luôn là trái tim của nước Việt Nam Tại Quảng trường Ba Đình lịch sử của Hà Nội, ngày 2 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh (Bác Hồ) đã đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, hiện nay là nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Toàn cảnh Hà Nội xưa (nguồn: vietnamnet.com) Không chỉ là vùng đất lịch sử, Hà Nội còn là thủ đô văn hiến của Việt Nam Từ năm 1076, ở đây đã... của Việt Nam IV Tài nguyên Việt Nam là một nước có tài nguyên vừa đa dạng, vừa phong phú về chủng loại Tuy nhiên, theo đánh giá chung của các chuyên gia kinh tế, nguồn tài nguyên thiên nhiên ấy rất phức tạp về cấu trúc cũng như khả năng sử dụng để phục vụ cho việc phát triển kinh tế đất nước Người ta có thể nói đến một số nguồn tài nguyên chính sau đây ở Việt Nam 1 Những con sông chính ở Việt Nam Mạng... Việt Nam Dân chủ Cộng hoà Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đổi tên gọi Kỳ thành Bộ và các tên gọi cũ là Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ trở thành tên gọi Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ là từ đó Năm 1946, nước Việt Nam được chia thành 12 Khu hành chính và quân sự là: a, Khu I ( gồm Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Phúc Yên) b, Khu II (gồm Sơn Tây, Hà Đông, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Hoà Bình, Sơn La, Lai... lưu vực ở trong lãnh thổ Việt Nam là 36.261 km2 Những con sông này hàng năm thường có nước lũ về mùa Hạ (từ tháng 6 đến tháng 9) nhưng các tháng 3 và 4 nước lại rất kiệt Đây là lưu vực sông thuộc một vùng địa lý có nền kinh tế đang phát triển năng động nhất ở Việt Nam hiện nay Sông Mã và sông Chu ở Thanh Hoá làm thành một lưu vực rộng 28.400 km2 Nó bắt nguồn từ vùng Tây Bắc Việt Nam chảy qua Lào rồi sau... năm 2008, Quốc hội Việt Nam khoá XII đã thông qua nghị quyết với 92,9% đại biểu tán thành từ ngày 1 31 tháng 8 năm 2008, toàn bộ tỉnh Hà Tây, 04 xã của huyện Lương Sơn (Hoà Bình), huyện Mê Linh (tỉnh Vĩnh Phúc) sẽ sáp nhập vào thành phố Hà Nội Việc điều chỉnh địa giới Hà Nội năm 2008 là lần điều chỉnh địa giới hành chính mới nhất của Việt Nam II Danh sách các đơn vị hành chính ở Việt Nam hiện nay Như... ở Quảng Nam, sông Côn ở Bình Định, sông Đà Rằng (hay sông Ba) ở Phú Yên, 17 sông Cái Nha Trang ở Khánh Hoà Đây là những con sông tuy không dài lắm nhưng có vai trò quan trọng đối với đời sống cư dân trong mỗi vùng 2 Hệ sinh thái rừng và tài nguyên sinh vật ở Việt Nam Do vị trí địa lý và điều kiện khí hậu, ở Việt Nam cả thực vật và động vật rất phong phú về thành phần loài Ngoài các loài bản địa (chiếm... lịch và dịch vụ nghỉ ngơi ở Việt Nam Tuy nhiên cho đến nay, nguồn tài nguyên này vẫn còn chưa được khai thác tốt, đáp ứng nhu cầu của ngành du lịch 23 Ruộng bậc thang (nguồn: vietnamnet.com) 24 Chương II Các đơn vị hành chính ở Việt Nam I Phân chia đơn vị hành chính hiện nay và những thay đổi trước đây 1 Cách phân chia đơn vị hành chính hiện nay Các đơn vị hành chính ở Việt Nam hiện nay được phân định... Long và Trà Vinh; 4, Hà Nam Ninh thành tỉnh Nam Hà và Ninh Bình đ, Tháng 11 năm 1996, quyết định tách thêm các tỉnh: 1, Bắc Thái thành tỉnh Băc Cạn và Thái Nguyên; 2, Hà Bắc thành tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh; 3, Hải Hưng thành tỉnh Hải Dương và Hưng Yên; 4, Minh Hải thành tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau; 5, Nam Hà thành tỉnh Nam Định và Hà Nam; 6, Quảng Nam- Đà Nẵng thành tỉnh Quảng Nam và t.p Đà Nẵng; 7, Sông . vietnamnet.com) Như vậy, địa lý tự nhiên của Việt Nam từ bắc vào nam được chia thành nhiều vùng khác nhau và mỗi vùng lại có miền núi, trung du và đồng bằng. Điều đó cho thấy địa hình Việt Nam. Giang. 2 Bán đảo Đông Dương Vị trí địa lý Việt Nam có nét độc đáo là nằm ở chỗ nối tiếp giữa Đông Nam á lục địa và Đông Nam á hải đảo, đồng thời nằm giữa hai tiểu lục địa ấn 3 Độ và Trung Quốc. Vì. Hồng Hạnh ĐỊA LÝ VIỆT NAM (Tài liệu dùng cho sinh viên Học viện Ngoại ngữ - Đại học DT Quảng Tây ) Hà Nội, tháng 9 năm 2014 (Lưu hành nội bộ) 1 Chương I. Những nét chính về địa lý Việt Nam. I.Vị

Ngày đăng: 30/07/2015, 09:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w