Thành phố Cần Thơ

Một phần của tài liệu bài giảng địa lý việt nam (Trang 52)

Là một trong năm thành phố trực thuộc trung ương, thành phố Cần Thơ mới được tách ra từ tỉnh Cần Thơ từ ngày 1 tháng 1 năm 2004. Thành phố có diện tích trên 1389,59 km2 với dân số khoảng gần 1,2 triệu người. Thành phố Cần Thơ được chia thành 8 đơn vị hành chính gồm 4 quận nội thành Ninh Kiều, Bình Thuỷ, Cái Răng, Ô Môn và 4 huyện ngoại thành là Phong Điền, Cờ Đỏ, Thốt Nốt và Vĩnh Thanh.

Thành phố Cần Thơ nằm cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 170 km về phía Tây Nam, giữa một mạng lưới sông ngòi kênh rạch dày đặc. Đây là thành phố nằm ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long phì nhiêu mầu mỡ, nên từ xa xưa nó được coi là trung tâm của vùng Tây Nam Bộ Việt Nam. Chính vì thế, trước đây người ta thường gọi Cần Thơ là thành phố Tây Đô.

Thành phố có khí hậu điều hoà dễ chịu, quanh năm nóng ẩm và không có mùa lạnh. Hàng năm, từ tháng 5 đến tháng 11 là mùa mưa và từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau là mùa khô. Nét độc đáo của kiến trúc đô thị nơi đây là "đường

phố kênh rạch", một nét đẹp riêng bình dị của thành phố Tây Đô, trong đó bến Ninh Kiều được xây bằng đá xanh là nổi tiếng nhất.

Bến Ninh Kiều Cần Thơ (nguồn: baodulich)

Đình Bình Thuỷ được xây dựng vào thế kỷ XIX là địa điểm văn hoá nổi tiếng ở Cần Thơ. Ngoài vị Thành Hoàng được vua Tự Đức sắc phong là "Bổn Cảnh Thành Hoàng" (Thổ thần canh giữ đất), nhân dân còn thờ những người có công với nước trong cuộc kháng chiến chống Pháp như Đinh Công Tráng, Nguyễn Trung Trực, Bùi Hữu Nghĩa v.v.

Lễ hội Bình Thuỷ có hai kỳ là kỳ Thượng điền (từ 12 - 14 tháng Tư) và kỳ Hạ điền (ngày 14 - 15 tháng Chạp) và là một sinh hoạt văn hoá dân gian quan trọng của cư dân thành phố. Ngoài ra, ở thành phố còn có chùa Nam Nhã ở số 612 đường Cách mạng tháng Tám, chùa Hội Linh một cơ sở nuôi giấu cán bộ trong hai cuộc kháng chiến, chùa Ông ở trung tâm thành phố được xây dựng cuối thế kỷ XIX là những di tích vừa có giá trị lịch sử, vừa có kiến trúc nghệ thuật quý giá.

Chợ Cần Thơ (nguồn: baodulich)

Ngày nay, thành phố Cần Thơ đang ngày một phát triển để dần dần trở thành trung tâm kinh tế của đồng bằng Nam Bộ trù phú nhất đất nước.

BÀI TẬP BÀI 1

I. Gọi tên các hình sau

II. Gọi tên các hướng

Bắc

Tây Đông

Nam

1. Ở Việt Nam có mấy đồng bằng lớn?

2. Ở Việt Nam, vùng nào là vùng có địa hình núi cao, hiểm trở? 3. Vùng nào là vùng lạnh nhất về mùa đông ở Việt Nam?

4. Vùng nào là vùng có địa hình thuận lợi cho việc trồng các loại cây nông nghiệp, lâm nghiệp và công nghiệp?

5. Tại sao đồng bằng Nam Bộ lại được gọi là vựa lúa lớn nhất Việt Nam? BÀI 2

Khí hậu

Điền từ vào chỗ trống:

1. (a)___________ là mưa có hạt rất nhỏ như hạt bụi, rơi rất nhẹ và chậm, vì vậy lượng mưa nhỏ nhưng làm tăng (b) ________ của không khí và mặt đất, có tác động lớn đến sự phát triển của cây cỏ và mùa màng.

2. (a) Mưa phùn thường xảy ra ở (b) ________ Việt Nam vào tháng 1, 2 và 3. Có hai loại: một là, mưa phùn vào đầu mùa đông; hai là, mưa phùn do không khí ấm và ẩm từ biển tràn vào gặp mặt đất lạnh làm hơi nước ngưng thành giọt rất nhỏ, rơi xuống vào cuối đông đầu xuân, giúp cho cây (c)___đâm chồi nảy lộc____, thường gọi là mưa xuân.

3. Ở Việt Nam, (a)___mưa rào______ thường kéo theo dông, lượng mưa trong những trận mưa này lớn có thể tới 300 mm nước trong vài giờ.

4. (a)___Mưa ngâu_____ là những đợt mưa ngắn kế tiếp nhau kéo dài nhiều ngày, thường xảy ra ở đồng bằng Bắc Bộ vào tháng 7 âm lịch. Theo truyền thuyết dân gian, (b)________ được gắn với sự tích Ngưu Lang - Chức Nữ.

5. Gió có hướng và tính chất khác nhau theo mùa trong phạm vi rộng lớn, mùa đông thổi từ đất liền ra biển, mùa hè thổi từ biển vào đất liền được gọi là - _____gió mùa_______.

6. Hiện tượng khí quyển phức tạp, trong đó có mưa rào, hoặc mưa đá, gió giật mạnh, có chớp, sấm, sét, thường xảy ra trong thời gian ngắn được gọi là ___dông________.

7. Gió hơilạnh và khôthổi vào mùa thu là _______________.

8. Miền Bắc đang phải trải qua những ngày thời tiết khó chịu nhất trong năm do (a) ___trời Nồm______.(b) ____Độ ẩm_____ không khí cao, trời mưa phùn khiến quần áo phơi không (c)___khô____, nền nhà, tường nhà ẩm ướt, đặc biệt rất nhiều muỗi.

9. (a)___________ là hiện tượngmưa dưới dạng hạt hoặc cục băng có hình dáng và kích thước khác nhau do các đám mây dông gây ra, thường kết thúc rất (b)__nhanh_____ trong vòng 5 -10 phút, lâu nhất cũng chỉ 20 - 30 phút. (c)___Mưa đá_____ thường xảy ra ở vùng núi hay khu vực giáp biển, giáp núi , còn vùng (d)______đồng bằng___ ít xảy ra hơn. Tuy nhiên ở Việt Nam

(e)___mưa đá______ có thể xảy ra ở khắp các vùng miền. Riêng ở vùng núi phía Bắc Việt Nam, từ tháng 1 đến tháng 5 hàng năm, nhiều nhất là từ tháng 3 đến tháng 5 thường xảy ra hiện tượng này.

BÀI 4

Sông Mê Kông là một trong những con sông lớn nhất trên thế giới, bắt nguồn từ (1)__________, chảy qua Lào, Myanma, Thái Lan, Campuchia và đổ ra Biển Đông ở (2)____________.

Tính theo độ dài, sông Mê Kông đứng thứ 12 (3)_________ và thứ 7 tại châu Á. Lưu lượng trung bình 13.200 m³/s, vào mùa nước lũ có thể lên tới 30.000 m³/s.. Sông này (4)________ từ vùng núi cao tỉnh Thanh Hải, băng qua (5)_________ theo suốt chiều dài tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), qua các nước Myanma, (6)_________, Lào, Campuchia trước khi vào Việt Nam. Giao thông bằng đường thủy trên sông Mê Kông gặp nhiều khó khăn do dòng chảy bị thay đổi nhiều theo mùa, có các đoạn chảy xiết và các (7)____thác nước_______ cao.

Sông Mê Kông có nhiều tiềm năng to lớn đối với việc cung cấp nước cho (8)___sinh hoạt______ và tạo năng lực (9)____thủy điện________Đặc điểm thủy năng nổi bật của sông Mê Kông là vai trò điều hòa dòng nước bởi hồ Tonlé Sap - hồ thiên nhiên (10)_________ Đông Nam Á - người Việt thường gọi là "Biển Hồ".

Gần một nửa chiều dài con sông này chảy trên lãnh thổ Trung Quốc, ở đó đoạn đầu nguồn nó được gọi là Dza Chu trong tiếng (11)____Tạng____ tức Trát Khúc (Zā Qū), . Trát Khúc hợp lưu với một (12)____nhánh_______ khác gần Xương Đô tạo ra Lan Thương Giang. Con sông này rời Trung Quốc khi độ cao chỉ còn khoảng 500 m so với (13)_____mực nước biển_____.

Sau đó, đoạn sông Mê Kông dài khoảng 200 km tạo thành biên giới giữa hai nước Myanma và Lào. Tại điểm cuối của biên giới, con sông này (14)_______ với sông nhánh Ruak tại Tam giác vàng. Sông Mê Kông sau đó tạo thành biên giới của Lào và Thái Lan, trước khi dòng chảy chạy vào đất Lào. Nó được người Lào và người Thái gọi với tên Mènam Khong. Khoảng sông ở Lào đặc trưng bởi các hẻm núi sâu, các dòng chảy xiết và những vũng nước sâu khoảng nửa mét vào mùa khô.

Con sông này sau đó lại làm biên giới của Lào và Thái Lan trong đoạn chảy qua Viêng Chăn, sau đó lại là một đoạn ngắn chảy trên đất Lào. Đoạn này bao gồm thác Khone gần biên giới Campuchia. Thác nước này dài 15 km, cao 18 m khá hùng vĩ và gần như không thể vượt qua đối với giao thông bằng (15)__đường thủy________.

Tại Campuchia, con sông này có tên là sông Mékôngk hay Tông-lê Thơm. Bắt đầu từ Phnôm Pênh, nó chia thành 2 (16)__nhánh______: bên phải là sông Ba Thắc (sang Việt Nam gọi là Hậu Giang hay sông Hậu) và bên trái là Mê Kông (sang Việt Nam gọi là Tiền Giang hay sông Tiền), cả hai đều chảy vào khu vực đồng bằng châu thổ rộng lớn ở (17)_________ Việt Nam, dài chừng

220-250 km mỗi sông. Tại Việt Nam, sông Mê Kông còn có tên gọi là (18)___________.

BÀI 5

TÀI NGUYÊN SINH THÁI

Bài tập 1: Điền từ cho sẵn vào chỗ trống

Rừng phòng hộ Rừng ngập mặn Rừng tái sinh Rừng đặc dụng Rừng đầu nguồn Hệ sinh thái rừng Sách đỏ

1. ________________ - tài nguyên cấm của Quốc Gia, là hệ thống hữu hiệu để bảo vệ môi trường sống của toàn dân, để ngăn chặn nguy cơ lũ lụt, sạt lở đồi núi, đê điều, chống sa mạc hóa và điều hòa khí hậu, chất thải, khí thải, bảo vệ nguồn nước ngầm sinh sống….

2. __________________ là khu rừng được hình thành, khôi phục lại một cách tự nhiên (khác với rừng nhân tạo).

3. ___________________ bao gồm sinh vật rừng (các loài cây gỗ, cây bụi, thảm tươi, hệ động vật và vi sinh vật rừng) và môi trường vật lý của chúng (khí hậu, đất).

4. ____________ là loại rừng được thành lập với mục đích chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng của quốc gia, sinh vật rừng, nghiên cứu khoa học, bảo vệ di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh phục vụ nghỉ ngơi du lịch kết hợp với phòng hộ bảo vệ môi trường sinh thái.

5. ____________ được coi là tài liệu có tính chất quốc gia và mang ý nghiã quốc tế, công bố các loài động vật, thực vật thuộc loại quí hiếm ở mỗi nước và trên toàn thế giới đang bị đe dọa giảm sút số lượng hoặc đã có nguy cơ bị tuyệt chủng cần được bảo vệ, phục hồi và phát triển.

6. _____________________ là một loại rừng đặc biệt ở vùng cửa sông vien biển của các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới.

Bài tập 2: Điền từ vào chỗ trống

Từ xưa, rừng đã được coi là tài sản quí báu mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Trong thực tế, rừng đã đem lại nhiều (1) ____________ to lớn. Bởi vậy, người ta thường nói: Rừng vàng, biển bạc. Trước hết, rừng là nguồn (2)_____________ nhiều loại lâm sản cần thiết cho cuộc sống. Nói đến rừng là người ta nghĩ ngay đến gỗ. Từ đinh, lim, sến, táu cứng bền như sắt (nên được gọi là tứ thiết) là (3)_____________ xây dựng đình chùa, lăng tẩm, có độ bền hàng ngàn năm đến lát chun, cẩm lai, vàng tâm, giáng hương rất được (4)_____________ để làm đồ gia dụng, đồ thủ công mĩ nghệ và các loại gỗ thông thường để làm nhà cửa. Ngày nay, với khoa học kĩ thuật (5)____________, hiện đại, con người đã chế ra nhiều nguyên liệu tổng hợp từ các sản phẩm hóa học, nhưng vẫn không thể (6)_____________ được vai trò của gỗ trong đời sống. Tre, nứa, trúc, mai, vầu, … cùng với gỗ là nguyên liệu chính để sản xuất (7)____________ và hàng ngàn vật dụng quen thuộc khác. Rừng còn cung cấp cho ta những sản vật quí hiếm. Nhiều loại cây cỏ của rừng là những (8)_______________ đem lại sức khỏe và sự sống cho con người. Không sao kể hết những nguồn lợi mà rừng đem lại. Rừng còn giữ vai trò (9)_____________ khí hậu, bảo vệ sự sống. Rừng cây xanh bạt ngàn là lá phổi khổng lồ thanh lọc (10)____________, cung cấp nguồn dưỡng khí, duy trì sự sống cho con người. Có loại rừng chắn gió, chắn cát ven biển. Có loại rừng ngăn nước lũ trên núi. Rừng giúp con người hạn chế (11)____________. Đặc biệt, rừng là khu bảo tồn (12)______________ vô giá với hàng ngàn loài chim, loài thú quí giá, là nguồn đề tài nghiên cứu bất tận cho các nhà sinh vật học. Rừng ngập mặn là bức tường thành ngăn chặn bão gió, sóng thần, lũ lụt, … Bài tập 3: Sắp xếp các từ cho sẵn thành câu hoàn chỉnh

1. quan trọng / Đối với / dân tộc / những / Việt Nam / , / còn / vai trò / có / chống / trong / cuộc kháng chiến / rừng / ngoại xâm.

2. những căn cứ / Rừng / rất / đã / từng / cách mạng / là / an toàn.

3. còn / an dưỡng / và / du lịch / là / điểm tham quan / của / Rừng / mọi người. 4. nên / Rừng / từ / nhiều / đem lại / ra sức / quí giá / lợi ích / như thế / con người / khai thác / nguồn lợi / rừng/ .

5. so với / bị / rất / Diện tích / đã / thu hẹp / nhiều / trước / rừng /.

6. đã / Nguy hại / là / phòng hộ / lở đất / dẫn đến / hiểm họa / đó / sạt núi/ phá hủy / việc làm / rừng / nhiều / nhất / và / như / lũ lớn.

7. để / Khai thác / lợi ích / cuộc sống / rừng / cần / phục vụ / việc làm / con người / là / cần thiết / nhưng / phải / con người / hưởng / lâu dài / thì / bảo vệ / muốn / rừng.

BÀI 6: KHOÁNG SẢN

Bài tập 1: Sắp xếp các từ đã cho thành câu hoàn chỉnh

1. nhiều / Trong / khác nhau / các loại đá / Trái đất / có / lớp vỏ / khoáng vật / và / .

2. là / và / Khoáng sản / có ích / khoáng vật / đá / sử dụng / được / khai thác / và / con người

3. phân bố / Việt Nam / phần lớn / mỏ khoáng sản / trữ lượng / có / khắp nơi, / có / vừa / và / nhiều / ở / nhỏ.

4. mỏ khoáng sản / Dựa vào / hình thành / nguồn gốc / người ta / các / thành / loại / là / mỏ khoáng sản / nội sinh / hai / và / chia / ngoại sinh /

5. khoáng sản / số lượng / Việc khai thác / tiết kiệm / trong / sử dụng / cần / và / vì / hàng triệu năm / mỏ khoáng sản / hình thành / hợp lí / và / thời gian / dài / các / và / cũng /có hạn /

6. việc khai thác / Các /cũ kỹ / thiết bị / lạc hậu / lãng phí /và / có thể / cũng / gây ra / khoáng sản .

7. ô nhiễm / Ở / việc khai thác / một số / gây / nơi / khoáng sản / còn / môi trường.

Bài tập 2: Điền từ vào chỗ trống

Tài nguyên khoáng sản thường (1)______ _ trong một khu vực gọi là mỏ khoáng sản. Tài nguyên khoáng sản có ý nghĩa rất quan trọng trong (2) _________ kinh tế của loài người và khai thác sử dụng tài nguyên khoáng sản có (3) _________mạnh mẽ đến môi trường sống. Một mặt, tài nguyên khoáng sản là nguồn vật chất để tạo nên các dạng vật chất có ích và của cải của con người. (4)_ _________, việc khai thác tài nguyên khoáng sản thường tạo ra các loại ô nhiễm như bụi, kim loại nặng, các hoá chất độc và hơi khí độc. Tài nguyên khoáng sản được (5) _________theo nhiều cách. Theo dạng tồn tại, có các loại khoáng sản rắn, khí (khí đốt, Acgon, Hêli), (6) _________ (thủy ngân, dầu, nước khoáng). Theo nguồn gốc, có mỏ nội sinh nghĩa là sinh ra trong lòng trái đất (như chì), ngoại sinh nghĩa là sinh ra trên bề mặt (7)_____ _________ (như than, đá vôi). Theo thành phần hoá học, có khoáng sản kim loại (kim loại đen, kim loại màu, kim loại quý hiếm), khoáng sản (8)_________(vật liệu khoáng, đá quý, vật liệu xây dựng), khoáng sản cháy (than, dầu, khí đốt, đá cháy).

Bài tập 3. Em hãy nêu giá trị sử dụng của các loại tài nguyên sau đây

Than Dầu khí Sắt Crôm Vàng Thiếc Sét, cao lanh: A-patít Chì Đồng

Đá vôi

Bài 7 ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Chọn từ thích hợp để điển vào chỗ trống

Đồng bằng sông Cửu Long là vùng đất màu mỡ ở phía Tây Nam Việt Nam, do phù sa sông Cửu Long (1) _____________, còn gọi là miền Tây Nam Bộ, hay gọi tắt là miền Tây. Diện tích khoảng 40.640,7 km2, (2)

Một phần của tài liệu bài giảng địa lý việt nam (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w