Chính sách quản lý di sản thế giới ở việt nam từ thực tiễn di sản thiên nhiên thế giới vịnh hạ long, tỉnh quảng ninh

89 726 2
Chính sách quản lý di sản thế giới ở việt nam từ thực tiễn di sản thiên nhiên thế giới vịnh hạ long, tỉnh quảng ninh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trong những năm qua, các chính sách của Đảng, Nhà nước ta đã tác động tích cực đến công tác quản lý các di sản thế giới, thực hiện nghiêm túc cam kết với quốc tế trong việc bảo tồn các di sản thế giới. Các di sản thế giới đã góp phần ngày càng tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế xã hội cũng đặt ra những thách thức cho sự tồn tại bền vững của các di sản thế giới, điều này đòi hỏi phải tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách quản lý các di sản thế giới tại Việt Nam để huy động sức mạnh của toàn xã hội từ các cơ quan quản lý nhà nước đến từng người dân và sự hỗ trợ của quốc tế. Chính những lý do nói trên, học viên lựa chọn nghiên cứu “Chính sách quản lý di sản thế giới ở Việt Nam từ thực tiễn Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh” làm đề tài luận văn cao học chuyên ngành chính sách công.

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ___________________ PHẠM ĐÌNH HUỲNH CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ DI SẢN THẾ GIỚI Ở VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN DI SẢN THIÊN NHIÊN THẾ GIỚI VỊNH HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH Chuyên ngành: Chính sách công Mã số: 60 34 04 02 LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS TRẦN THỊ AN Hà Nội - Năm 2015 1 MỤC LỤC CHUYÊN NGÀNH: CHÍNH SÁCH CÔNG 1 MÃ SỐ: 60 34 04 02 1 HÀ NỘI - NĂM 2015 1 MỤC LỤC 2 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN 3 DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN VĂN 4 MỞ ĐẦU 5 CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ DI SẢN THẾ GIỚI Ở VIỆT NAM 14 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ DI SẢN THẾ GIỚI VỊNH HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH, GIAI ĐOẠN 2010-2014 38 CHƯƠNG 3 MỘT SỐ ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ DI SẢN THẾ GIỚI Ở VIỆT NAM 73 KẾT LUẬN 86 TÀI LIỆU THAM KHẢO 88 2 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN CBVCL  Cán b viên chc lao   ng Ci, Cii, Ciii, Civ, Cv, Cvi (Culture) Tiêu chí v di sn vn hóa DSTG Di sn th gii JICA (The Japan International Cooperation Agency) Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản Nvii, Nviii, Nix, Nx (Nature) Tiên chí v di sn t nhiên IUCN (International Union for Conservation of Nature) T chc bo tn thiên nhiên quc t H ND Hi   ng nhân dân UBND  y ban nhân dân UNESCO (United Nations Educational Scientific and Cultural Organization): T chc Giáo dc, Khoa hc và Vn hoá ca Liên Hp Quc 3 DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN VĂN Stt S  hi u N i dung Trang 1 Bng 1.1 Phân tích chủ thế chính sách quản lý di sản thế giới ở Việt Nam 25 2 Bng 1.2 Môi trường thể chế chính sách quản lý di sản thế giới 26 3 Bng 2.1 Phân tích chủ thể chính sách quản lý di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long 49 4 Bng 2.2 Bảng thống kê số liệu rác thải thu gom trên Vịnh 60 5 Bng 2.3 Bảng thống kê hoạt động đào tạo của Ban quản lý vịnh Hạ Long 63 6 Bng 2.4 Thống kê các vụ vi phạm trên vịnh Hạ Long 64 7 Bng 2.5 Ngân sách hoạt động vịnh Hạ Long 67 8 Bng 2.6 Bảng so sánh thu phí tại các di sản thế giới ở Việt Nam năm 2014 67 9 Hình 2.7 Bảng thống kê lượng khách du lịch đến vịnh Hạ Long năm 2010-2014 69 4 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tổ chức Giáo dục - Văn hóa - Khoa học của Liên hợp quốc (UNESCO) đã xác nhận nhiều danh hiệu trong các lĩnh vực văn hóa, xã hội, khoa học, giáo dục và nhân văn. Các danh hiệu này đều mang lại các giá trị nhất định, phục vụ cho sự phát triển kinh tế, nâng cao uy tín, tuyên truyền quảng bá về văn hóa đặc sắc hình ảnh của một dân tộc. Các danh hiệu gồm: Di sản văn hóa thế giới, Di sản thiên nhiên thế giới, Kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại, Di sản văn hóa phi vật thể, Chương trình ký ức thế giới, Khu dự trữ sinh quyển, Công viên địa chất, Di sản tư liệu thế giới, Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp của nhân loại, Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Các danh hiệu này đều mang lại các giá trị nhất định ở các mức độ khác nhau về vật chất, tinh thần, hữa hình hoặc vô hình. Ở Việt Nam hiện có các danh hiệu như sau: - Danh hiệu về Di sản văn hóa và Thiên nhiên thế giới: + Di sản Văn hóa thế giới và Thiên nhiên thế giới. 05 Di sản văn hóa: Quần thể di tích cố đô Huế (2003), Khu phố cổ Hội An (1999), Di tích Mỹ Sơn (1999), Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long (2010), Thành Nhà Hồ (2011). 02 Di sản thiên nhiên: vịnh Hạ Long (1994, 2000), Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng(2003) và 01 Di sản hỗn hợp: Quần thể danh thắng Tràng An (2014). + Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại: Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại: Nhã nhạc-Âm nhạc cung đình Huế (2003), Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên (2005), Dân ca quan họ Bắc Ninh (2009), Hát ca trù (2009), Hội Gióng tại đền Sóc và đền Phù Đổng (2010), Hát xoan (2011), Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương (2012), Đờn ca tài tử Nam Bộ (2013), Dân ca Ví dặm Nghệ Tĩnh (2014). 5 - Danh hiệu về các lĩnh vực thông tin, khoa học: + Di sản tư liệu thế giới Mộc bản triều Nguyễn (2009), Bia tiến sỹ Văn Miếu (2010), Mộc bản Kinh Phật Thiền phái Trúc Lâm chùa Vĩnh Nghiêm (2012), Châu bản triều Nguyễn (2014). + Mạng lưới các khu dự trữ sinh quyển: Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ (2000), Khu dự trữ sinh quyển Cát Bà (2004), Khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng (2004), Khu dự trữ sinh quyển ven biển và biển đảo Kiên Giang (2006), Khu dự trữ sinh quyển miền tây Nghệ An (2007). Khu dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau (2009), Khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm (2009), Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai (2011). + Công viên địa chất: Cao nguyên đá Đồng Văn (2010). Việc UNESCO công nhận các Di sản tiêu biểu của Việt Nam đã góp phần xây dựng và quảng bá hình ảnh quốc gia, truyền bá các giá trị văn hóa tinh thần của Việt Nam ra thế giới và bạn bè quốc tế thông qua du lịch, giao lưu và hợp tác. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 9 khóa XI, Đảng ta đã khẳng định “Phát huy các di sản được UNESCO công nhận, góp phần quảng bá hình ảnh đất nước và con người Việt Nam”. Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới không chỉ có giá trị tinh thần lớn lao, mà còn là nguồn lực quan trọng góp phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Các Di sản đã thực sự là nguồn tài nguyên vật chất, trở thành tài nguyên du lịch, sản phẩm du lịch góp phần không nhỏ vào công cuộc phát triển kinh tế xã hội của địa phương cũng như của đất nước, góp phần giới thiệu các giá trị văn hóa truyền thống và thiên nhiên tươi đẹp của đất nước đến bạn bè quốc tế. Trong Luận văn này, học viên chỉ xin đề cấp đến vấn đề quản lý các Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới ở Việt Nam, danh hiệu mà có thể mang lại lợi ích nhiều mặt cho đất nước. Các khu di sản thế giới là những cảnh quan văn hóa và tự nhiên trải rộng trên các hệ sinh thái đã được tuyển chọn kỹ lưỡng bởi UNESCO theo Công ước bảo vệ Di sản văn hóa và Thiên nhiên thế giới, ký tại Paris ngày 16/11/1972. Mỗi quốc gia thành viên tham gia Công ước có trách nhiệm đảm 6 việc xác định, bảo vệ, bảo tồn và chuyển giao các di sản văn hóa, di sản thiên nhiên của đất nước cho thế hệ mai sau. Công ước yêu cầu mỗi quốc gia thành viên phải bảo vệ, bảo toàn và giới thiệu di sản thế giới có trên lãnh thổ mình bằng những hành động pháp lý thích đáng. Khi một khu di sản được ghi nhận vào danh sách các di sản thế giới, trách nhiệm của quốc gia thành viên là duy trì các giá trị mà di sản được công nhận. Đứng trước sự phát triển chung hiện nay, để bảo tồn và phát huy các giá trị chung của di sản gặp rất nhiều thách thức. Bảo tồn thế nào để Di sản luôn đáp ứng được tiêu chí UNESCO đưa ra? phát huy thế nào để đóng góp tích cực cho kinh tế - xã hội mà không ảnh hưởng tới tính nguyên vẹn và sự an toàn của di sản? vì giữa các hoạt động bảo tồn và các hoạt động khai thác luôn tồn tại các sự tác động tiêu cực lẫn nhau. Việc phát triển kinh tế - xã hội nếu không được quy hoạch phù hợp sẽ tác động xấu trực tiếp đến các di sản, đòi hỏi các nhà quản lý cũng như hoạch định chính sách phải cân nhắc thật kỹ lưỡng trước khi quyết định để tạo được sự cân bằng giữa phát triển bền vững và bảo tồn các di sản. Không hy sinh di sản để phát triển kinh tế và cũng không vì việc bảo tồn di sản mà ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đây là một bài toán khó đối với các nhà quản lý các di sản. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý các di sản thế giới tại Việt Nam, để bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa và di sản thiên nhiên của đất nước ngang tầm quốc tế, Nhà nước ta đã phê chuẩn một số Công ước quốc tế quan trọng của tổ chức UNESCO, đồng thời tích cực xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý về bảo tồn và phát huy di sản thế giới. Ở các địa phương có di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới đã ban hành nhiều văn bản quy định, bảo vệ các di sản cụ thể khác để phù hợp với đặc thù của di sản và địa phương. Tuy nhiên, có thể thấy cơ chế chính sách quản lý các khu di sản còn nhiều hạn chế bất cập, cụ thể: - Các văn bản pháp luật liên quan đến công tác quản lý, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới ở nước ta còn thiếu, chưa đồng bộ. 7 - Công tác quản lý di sản đang có sự chồng chéo, một di sản thuộc sự quản lý của nhiều cơ quan, Bộ, ngành khác nhau. Bộ máy các cơ quan quản lý di sản thế giới ở nước ta rất khác nhau, việc phân công, phân cấp, giao trách nhiệm cụ thể cho các cơ quan quản lý di sản thế giới ở một số địa phương còn nhiều bất cập chưa tương xứng với tầm vóc quản lý di sản thế giới. Thẩm quyền của các cơ quan quản lý di sản còn hạn chế, hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước đối với di sản thấp. - Nguồn tài chính cho quản lý di sản còn hạn chế, quy định quản lý và sử dụng nguồn thu, chi tại mỗi địa phương sở hữu di sản còn rất khác nhau, chưa tập trung nguồn lực cho các mục tiêu ưu tiên. - Năng lực của đội ngũ các bộ làm công tác quản lý, bảo tồn di sản thế giới còn nhiều hạn chế, công tác nghiên cứu khoa học phục vụ cho hoạt động quản lý di sản còn yếu. - Chưa thực sự huy động được sức mạnh tổng hợp của cộng đồng vào công cuộc bảo tồn di sản thế giới. Trong những năm qua, các chính sách của Đảng, Nhà nước ta đã tác động tích cực đến công tác quản lý các di sản thế giới, thực hiện nghiêm túc cam kết với quốc tế trong việc bảo tồn các di sản thế giới. Các di sản thế giới đã góp phần ngày càng tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế - xã hội cũng đặt ra những thách thức cho sự tồn tại bền vững của các di sản thế giới, điều này đòi hỏi phải tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách quản lý các di sản thế giới tại Việt Nam để huy động sức mạnh của toàn xã hội từ các cơ quan quản lý nhà nước đến từng người dân và sự hỗ trợ của quốc tế. Chính những lý do nói trên, học viên lựa chọn nghiên cứu “Chính sách quản lý di sản thế giới ở Việt Nam từ thực tiễn Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh” làm đề tài luận văn cao học chuyên ngành chính sách công. 8 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Vấn đề quản lý các di sản thế giới ở Việt Nam đã được một số tác giả nghiên cứu ở nhiều khía cạnh khác nhau, cụ thể như: - Ở phạm vi giá trị Di sản thế giới ở Việt Nam tác giả Phạm Sanh Châu trong bài viết “Sức sống cho sự tồn tại của di sản Việt Nam” (2011), đã khẳng định giá trị của một di sản thường được xác định bởi một danh hiệu cao quý và danh hiệu cao quý nhất trên thế giới hiện nay đó là danh hiệu di sản thế giới do UNESCO trao tặng và danh hiệu cũng chính là động lực để chúng ta gìn giữ di sản. -Từ bình diện khoa học quản lý, PGS, TS Nguyễn Quốc Hùng có bài viết “Một số kinh nghiệm quốc tế về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa và thiên nhiên”; “ Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa và thiên nhiên trong quá trình hội nhập và phát triển” (2013) và thạc sỹ Nguyễn Đức Cường “Vấn đề nghiên cứu, áp dụng quy định quốc tế trong thực tiễn bảo vệ và phát huy giá trị di tích ở nước ta”. Các bài viết đã đưa ra một số kinh nghiệm quản lý các di sản thế giới, sự tham gia của chính phủ Việt Nam với các Công ước quốc tế và ban hành một số chính sách liên quan đến công tác quản lý di sản. - Từ phương diện phát huy giá trị di sản, NCS Nguyễn Thị Thống Nhất đã có luận án “Khai thác hợp lý các di sản văn hóa thế giới nhằm phát triển du lịch Miền Trung Việt Nam” (2014). Đề tài nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận có liên quan đến hoạt động du lịch tại các di sản văn hóa thế giới và khai thác hợp lý các di sản văn hóa thế giới nhằm thúc đẩy phát triển du lịch. Đánh giá tính hợp lý trong khai thác các di sản văn hóa thế giới tại Miền Trung, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm khai thác hợp lý các di sản văn hóa thế giới nhằm thúc đẩy phát triển du lịch Miền Trung Việt Nam. - Một số bài báo viết về tình trạng chưa đồng bộ, còn chồng chéo trong quản lý di sản như: “Quản lý di sản: vẫn kiểu “có nhà nhưng không thể tự quyết” của tác giả An Ngọc đăng trên báo Việt Nam, ngày 23/05/2014; “Khủng hoảng mô hình quản lý di sản” của tác giả Trịnh Nguyễn đăng trên báo Thanh Niên ngày 24/05/2014; “Chồng chéo trong quản lý di sản thế giới” 9 của tác giả Quỳnh Trang đăng trên báo Vnexpress ngày 24/05/2014; “Di sản thế giới bị khuyến nghị bảo tồn: không quá ngạc nhiên” của tác giả Hà Phương đăng trên báo VOV ngày 30/10/2014; “Quản lý di sản còn thiếu đồng bộ” của tác giả Hạnh Nguyễn đăng trên báo Nhân đạo và Đời sống ngày 04/6/2014; “Bất cập quản lý di sản thế giới” của tác giả Vũ Luận đăng trên báo Nhân dân ngày 03/03/2015; “Quản lý di sản bằng gì?” Của tác giả Hương Lê đăng trên báo Đại đoàn kết ngày 03/06/2015. Trong các nghiên cứu, bài viết khoa học trên chưa có nghiên cứu nào về chính sách quản lý di sản thế giới ở Việt Nam. Bởi vậy học viên xem đây như là cố gắng khoa học đầu tiên nghiên cứu về “Chính sách quản lý di sản thế giới ở Việt Nam từ thực tiễn Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh”. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Nâng cao hiệu quả và góp phần hoàn thiện chính sách quản lý di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long; đáp ứng yêu cầu quản lý ngày càng cao, tương xứng với vị trí của di sản thế giới, bảo tồn nguyên trạng các giá trị của di sản đồng thời phát huy tiềm năng, lợi thế di sản vào phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh và khu vực phía Bắc. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa và phân tích cơ sở lý luận, lý thuyết cơ bản về chính sách quản lý di sản thế giới tại Việt Nam. - Phân tích, đánh giá tình hình thực hiện chính sách quản lý di sản thế giới tại di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long: mục tiêu, giải pháp, công cụ và vai trò của các chủ thể tham gia thực hiện chính sách; các yếu tố ảnh hưởng đến việc tổ chức thực hiện chính sách quản lý di sản thế giới tại di sản vịnh Hạ Long. - Đề xuất khuyến nghị các giải pháp hoàn thiện chính sách quản lý di sản thế giới ở Việt Nam. 10 [...]... 1: Những vấn đề lý luận về chính sách quản lý di sản thế giới ở Việt Nam 12 Chương 2: Thực trạng chính sách quản lý di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2010-2014 Chương 3: Một số đề xuất hoàn thiện chính sách quản lý di sản thế giới ở Việt Nam 13 CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ DI SẢN THẾ GIỚI Ở VIỆT NAM 1.1 Cơ sở lý luận 1.1.1 Chính sách công Trong...4 Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Chính sách quản lý di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới ở Việt Nam 4.2 Khách thể nghiên cứu Hoạt động thực thi chính sách và công tác quản lý nhà nước về Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long 4.3 Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh - Thời gian: 2010-2014 5 Phương pháp luận... chính sách quản lý các di sản thế giới tại Việt Nam - Đề tài cung cấp các nghiên cứu, tư liệu, khảo sát thực tế tại vịnh Hạ Long qua đó góp phần làm phong phú thêm hệ thống lý luận của khoa học chính sách công 6.2 Ý nghĩa thực tiễn Qua thực tiễn nghiên cứu chính sách quản lý di sản thiên nhiên thế giới tại vịnh Hạ Long chỉ ra được những khó khăn, hạn chế trong việc hoạch định và thực thi chính sách, ... UNESCO, tuy nhiên vì nhiều lý do khác nhau các yếu tố minh bạch trong báo cáo này cũng bị hạn chế Nhiều vụ xâm hại các giá trị di sản, vi phạm Luật di sản tại các di sản thế giới chỉ được biết đến bởi các cơ quan truyền thông 1.1.3.2 Chủ thế chính sách quản lý di sản thế giới ở Việt Nam Chủ thể ban hành chính sách quản lý di sản thế giới gồm các cơ quan nhà nước có thẩm quyền như: Quốc hội, Chính phủ,... kinh tế - kỹ thuật bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích 1.1.2.3 Các văn bản địa phương liên quan đến chính sách quản lý di sản thế giới ở Việt Nam Ở các địa phương có di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới đã ban hành nhiều văn bản quy định, bảo vệ các di sản như: Quy chế quản lý đối với từng khu di sản (Hạ Long, Phong Nha - Kẻ Bàng, Hội An, Thành Nhà Hồ); Kế hoạch quản lý tổng hợp (Hạ Long, Phong Nha - Kẻ... cứu chính sách công Đó là cách tiếp cận quy phạm chính sách công về chu trình chính sách từ hoạch định đến xây dựng, thực hiện và đánh giá chính sách công có sự tham gia của các chủ thể chính sách Qua thực tiễn chính sách công giúp hình thành lý luận về chính sách chuyên ngành 5.2 Câu hỏi nghiên cứu - Những vấn đề lý luận về quản lý di sản thế giới ở Việt Nam hiện nay là gì? - Thực trạng thực hiện chính. .. ra trong đời sống xã hội, mà còn giải quyết mối quan hệ giữa các bên tham gia chính sách 1.1.2 Chính sách công trong lĩnh vực quản lý di sản thế giới ở Việt Nam 1.1.2.1 Các văn bản quốc tế liên quan đến chính sách quản lý di sản thế giới ở Việt Nam Để bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa và di sản thiên nhiên thế giới của đất nước ngang tầm quốc tế, Nhà nước đã phê chuẩn một số Công ước quốc... Thăng Long, Thành Nhà Hồ); Các di sản thế giới đều có Quy hoạch tổng thể bảo tồn, phát huy và các địa phương cũng ban hành hàng loạt các văn bản quy định cụ thể khác để phù hợp với đặc thù của di sản và địa phương 1.1.3 Các yếu tổ ảnh hưởng đến việc xây dựng, thực hiện chính sách công trong lĩnh vực quản lý di sản thế giới ở Việt Nam 1.1.3.1 Vấn đề của chính sách quản lý di sản thế giới ở Việt Nam Phát... trong tâm, hỗ phạm vi trợ toàn quốc Quản lý Ảnh cấp Trung hưởng ương Quản lý Ảnh theo lĩnh hưởng vực,ngành Tư vấn Vô tư cho Thủ tướng Chính phủ Quản lý Ảnh cấp địa hưởng phương Tham Ảnh mưu và hưởng trưc tiếp quản lý Các huyện Quản lý nhà nước về DSTG Quản lý Ảnh 23 có DSTD trên địa bàn địa phương cấp địa hưởng phương 1.1.3.3 Môi trường thể chế chính sách quản lý di sản thế giới ở Việt Nam Hệ thống thể... được các cơ quan giám sát quản lý di sản thế giới theo dõi kết quả hoạt động chặt chẽ) có sự tham gia của các chuyên gia nước ngoài 1.2 Tác động của danh hiệu di sản thế giới tới sự phát triển kinh tế - xã hội đối với các địa phương 1.2.1 Di sản thế giới ở Việt Nam 2.1.1.1 Tiêu chí để đưa di sản văn hóa, di sản thiên nhiên vào danh sách Di sản thế giới - Định nghĩa về di sản văn hóa” bao gồm những . HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ___________________ PHẠM ĐÌNH HUỲNH CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ DI SẢN THẾ GIỚI Ở VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN DI SẢN THIÊN NHIÊN THẾ GIỚI VỊNH HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH Chuyên. Chương 1: Những vấn đề lý luận về chính sách quản lý di sản thế giới ở Việt Nam 12 Chương 2: Thực trạng chính sách quản lý di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2010-2014 Chương. chủ thế chính sách quản lý di sản thế giới ở Việt Nam 25 2 Bng 1.2 Môi trường thể chế chính sách quản lý di sản thế giới 26 3 Bng 2.1 Phân tích chủ thể chính sách quản lý di sản thiên nhiên thế

Ngày đăng: 29/07/2015, 23:29

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

  • DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN VĂN

  • MỞ ĐẦU

    • 1. Tính cấp thiết của đề tài

    • 2. Tình hình nghiên cứu đề tài

    • 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

      • 3.1. Mục đích nghiên cứu

      • 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

      • 4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu

        • 4.1. Đối tượng nghiên cứu

        • 4.2. Khách thể nghiên cứu

        • 4.3. Phạm vi nghiên cứu

        • 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

          • 5.1. Cách tiếp cận nghiên cứu

          • 5.2. Câu hỏi nghiên cứu

          • 5.3. Phương pháp nghiên cứu

          • 6. Ý nghĩa của luận văn

            • 6.1. Ý nghĩa lý luận

            • 6.2. Ý nghĩa thực tiễn

            • 7. Bố cục của luận văn

            • CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ DI SẢN THẾ GIỚI Ở VIỆT NAM

              • 1.1. Cơ sở lý luận

                • 1.1.1. Chính sách công

                • 1.1.2. Chính sách công trong lĩnh vực quản lý di sản thế giới ở Việt Nam

                  • 1.1.2.1. Các văn bản quốc tế liên quan đến chính sách quản lý di sản thế giới ở Việt Nam

                  • 1.1.2.2. Các văn bản quốc gia liên quan đến chính sách quản lý di sản thế giới ở Việt Nam

                  • 1.1.2.3. Các văn bản địa phương liên quan đến chính sách quản lý di sản thế giới ở Việt Nam

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan