1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Cơ sở địa lý cho định hướng bảo vệ môi trường khu vực di sản thiên nhiên Vịnh Hạ Long, Tỉnh Quảng Ninh

144 590 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 144
Dung lượng 4,45 MB

Nội dung

MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU a Mục tiêu nghiên cứu Xác lập cơ sở khoa học dựa trên kết quả đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và các vấn đề nảy sinh trong quá trình

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Trang 3

MỤC LỤC

MỤC LỤC i

DANH MỤC BẢNG iii

DANH MỤC HÌNH v

MỞ ĐẦU 1

1 TÍNH CẤP THIẾT 1

2 MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 2

3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2

4 CƠ SỞ DỮ LIỆU 2

5 KẾT QUẢ VÀ Ý NGHĨA 3

6 CẤU TRÚC LUẬN VĂN 3

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIẾP CẬN ĐỊA LÝ TỔNG HỢP TRONG TỔ CHỨC KHÔNG GIAN PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHU VỰC DI SẢN THIÊN NHIÊN VỊNH HẠ LONG 4

1.1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 4

1.1.1 Khái quát các công trình nghiên cứu theo hướng địa lý tổng hợp 4

1.1.2 Các công trình nghiên cứu về vùng di sản thiên nhiên Vịnh Hạ Long 5

1.2 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ DI SẢN THIÊN NHIÊN 8

1.2.1 Quan niệm về di sản thiên nhiên 8

1.2.2 Phân vùng chức năng di sản thiên nhiên 8

1.2.3 Phân vùng chức năng di sản Vịnh Hạ Long 9

1.3 TIẾP CẬN ĐỊA LÝ TỔNG HỢP TRONG QUY HOẠCH KHÔNG GIAN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 11

1.5 QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG PHÁP VÀ QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU 12

1.5.1 Quan điểm nghiên cứu 12

1.5.2 Phương pháp nghiên cứu 14

1.5.3 Quy trình nghiên cứu 14

CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI VÀ CẢNH QUAN KHU VỰC DI SẢN THIÊN NHIÊN VỊNH HẠ LONG 16

2.1 VỊ TRÍ CỦA VỊNH HẠ LONG TRONG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 16

2.2 ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN 18 2.2.1 Điều kiện tự nhiên 18

2.2.2 Tài nguyên thiên nhiên 32

2.3 CÁC GIÁ TRỊ ĐỘC ĐÁO CỦA DI SẢN THIÊN NHIÊN VỊNH HẠ LONG 36

2.3.1 Giá trị thẩm mỹ 36

Trang 4

2.3.2 Giá trị địa chất, địa mạo 37

2.3.3 Giá trị đa dạng sinh học 39

2.3.4 Giá trị văn hóa - lịch sử 42

2.4 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI 43

2.4.1 Đặc điểm dân cư và quá trình đô thị hóa 43

2.4.2 Hiện tra ̣ng phát triển các ngành kinh tế 46

2.4.3 Hiện trạng và diễn biến sử dụng đất 53

2.4.4 Hiện trạng hệ thống giao thông, cảng biển 56

2.5 ĐẶC ĐIỂM CẢNH QUAN KHU VỰC HẠ LONG - CẨM PHẢ 58

2.5.1 Hệ thống phân loại cảnh quan 58

2.5.2 Đặc điểm các nhóm dạng cảnh quan 58

CHƯƠNG 3 ĐỊNH HƯỚNG TỔ CHỨC KHÔNG GIAN PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHU VỰC DI SẢN THIÊN NHIÊN VỊNH HẠ LONG 63

3.1 PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ TAI BIẾN THIÊN NHIÊN TRONG VÙNG DI SẢN THIÊN NHIÊN VỊNH HẠ LONG 63

3.1.1 Các nguồn gây tác động đến môi trường Vịnh Hạ Long 63

3.1.2 Hiện trạng môi trường vùng di sản thiên nhiên Vịnh Hạ Long 66

3.1.3 Hiện trạng tai biến thiên nhiên và rủi ro môi trường 91

3.2 PHÂN TÍCH XU HƯỚNG BIẾN ĐỔI MÔI TRƯỜNG VÀ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÙNG DI SẢN THIÊN NHIÊN VỊNH HẠ LONG 94

3.2.1 Dự báo xu hướng biến đổi môi trường 94

3.2.2 Hiện trạng quản lý môi trường và bảo tồn di sản Vịnh Hạ Long 100

3.3 PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM CÁC PHÂN VÙNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC DI SẢN THIÊN NHIÊN VỊNH HẠ LONG 104

3.3.1 Tiểu vùng bảo vệ nghiêm ngặt và du lịch sinh thái vịnh Hạ Long (C) 104 3.3.2 Khu vực vùng đệm (B) 104

3.3.3 Khu vực chuyển tiếp (T) 106

3.3 ĐỊNH HƯỚNG TỔ CHỨC KHÔNG GIAN PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 110

3.3.1 Khu vực đệm B1 111

3.3.2 Khu vực đệm B2 113

3.4.3 Khu vực đệm B3 115

KẾT LUẬN 121

TÀI LIỆU THAM KHẢO 123 PHỤ LỤC I

Trang 5

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Một số đặc trưng nhiệt độ tại Hồng Gai và Cô Tô 23

Bảng 2.2 Độ ẩm tương đối trung bình (%) 24

Bảng 2.3 Lượng mưa lớn nhất, nhỏ nhất trong năm (mm) 24

Bảng 2.4 Tốc độ gió trung bình các tháng và năm 25

Bảng 2.5 Độ lớn của thủy triều kỳ nước cường 27

Bảng 2.6 Trữ lượng than thăm đã được tìm kiếm thăm dò vùng Hạ Long - Cẩm Phả 32

Bảng 2.7 Tài nguyên khoáng sản vật liệu xây dựng vùng Hạ Long - Cẩm Phả 33

Bảng 2.8 Thống kê kết quả phiếu điều tra tại khu vực Hạ Long - Cẩm Phả 43

Bảng 2.9 Tình hình khách du lịch đến Hạ Long trong giai đoạn 2005-2010 50

Bảng 2.10 Thống kê tàu hoạt động chở khách tham quan trên Vịnh Hạ Long 51

Bảng 2.11 Biến động diện tích sử dụng đất trong giai đoạn 2006 - 2010 ở khu vực Hạ Long - Cẩm Phả 54

Bảng 2.12 Hệ thống phân loại cảnh quan khu vực Hạ Long - Cẩm Phả 58

Bảng 3.1 Ước tính tải lượng nước thải xả ra từ các tàu du lịch và đảo 65

Bảng 3.2 Vùng ô nhiễm và nguy cơ ô nhiễm môi trường nước biển 72

Bảng 3.3 Giá trị trung bình của một số thông số chất lượng nước ở Vịnh Hạ Long trong năm 2006-2008 và trong năm 2010 73

Bảng 3.4 Vùng ô nhiễm và nguy cơ ô nhiễm môi trường trầm tích khu vực biển vịnh Hạ Long (khảo sát năm 2009) 75

Bảng 3.5 Kết quả quan trắc môi trường không khí tại các khu công nghiệp (quý 4/2010) 80

Bảng 3.6 Kết quả quan trắc môi trường tại không khí tại khu du lịch Tuần Châu và Bãi Cháy (quý 4/2010) 80

Bảng 3.7 Kết quả quan trắc môi trường tại khu vực bãi rác (quý 4/2010) 81

Bảng 3.8 Tổng lượng đất đá thải do khai thác lộ thiên giai đoạn 2003-2009 84

Bảng 3.9 Chất thải rắn phát sinh hàng ngày tại Hạ Long - Cẩm Phả năm 2008 85

Bảng 3.10 Khả năng chứa của các bãi chôn lấp hiện có tại thành phố Hạ Long 87

Bảng 3.11 Thời gian vận hành của các bãi chôn lấp tại thành phố Hạ Long có thể sử dụng được 87

Bảng 3.12 Dự báo khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn thành phố Hạ Long 95

Trang 6

Bảng 3.13 Dự báo khối lượng chất thải rắn công nghiệp phát sinh trên địa bàn thành phố Hạ Long 95Bảng 3.14 Chất thải rắn phát sinh từ hoạt động thương mại dịch vụ trên địa bàn thành phố Hạ Long 95Bảng 3.15 Dự báo khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại Cẩm Phả 96Bảng 3.16 Dự báo khối lượng chất thải rắn công nghiệp phát sinh tại Cẩm Phả 96Bảng 3.17 Chất thải rắn phát sinh từ hoạt động thương mại dịch vụ trên địa bàn thị

xã Cẩm Phả 96Bảng 3.18 Dự báo biến động địa hình vùng khai thác than Hạ Long - Cẩm Phả 97

Trang 7

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Phân vùng chức năng di sản thiên nhiên (UNESCO) 9

Hình 1.1.Sơ đồ quy trình thực hiện đề tài nghiên cứu 15

Hình 2.1 Sơ đồ vị trí khu vực di sản thiên nhiên Vịnh Hạ Long 16

Hình 2.2 Sơ đồ địa chất khu vực nghiên cứu 20

Hình 2.3 Bản đồ địa mạo và tai biến thiên nhiên khu vực nghiên cứu 22

Hình 2.4 Bản đồ đất khu vực nghiên cứu 31

Hình 2.5 Cảnh đẹp của Vịnh Hạ Long 37

Hình 2.6 Giá trị địa chất, địa mạo của Vịnh Hạ Long 39

Hình 2.7 Mật độ dân số của tỉnh Quảng Ninh và khu vực nghiên cứu trong giai đoạn năm 2000 - 2010 44

Hình 2.8 Biểu đồ cơ cấu dân số khu vực nghiên cứu theo giới tính năm 2010 44

Hình 2.9 Cơ cấu sử dụng đất năm 2010 tại Hạ Long và Cẩm Phả 53

Hình 2.10 Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2009 khu vực Hạ Long - Cẩm Phả 55 Hình 2.11 Bản đồ cảnh quan khu vực nghiên cứu 61

Hình 2.12 Chú giải bản đồ cảnh quan khu vực nghiên cứu 62

Hình 3.1 Diễn biến cặn lơ lửng sông, hồ khu vực cụm mỏ Hòn Gai - Cẩm Phả trong giai đoạn 2005 - 2009 68

Hình 3.2 Diễn biến hàm lượng Fe trong nước mặt khu vực Hòn Gai - Cẩm Phả trong giai đoạn 2006 - 2009 69

Hình 3.3 Nồng độ BOD và COD trong nước Vịnh Hạ Long 70

Hình 3.4 Diễn biến hàm lượng amoni tại một số giếng khu vực Hạ Long - Cẩm Phả năm 2005 - 2009 74

Hình 3.5 Diễn biến hàm lượng coliform tại một số giếng khu vực Hạ Long - Cẩm Phả năm 2005 - 2009 74

Hình 3.6 Bản đồ hiện trạng và dự báo ô nhiễm môi trường vùng biển vịnh Hạ Long 77

Hình 3.7 Thành phần chất thải rắn tại thành phố Hạ Long 85

Hình 3.8 Suy giảm số loài và độ phủ san hô trên vịnh Hạ Long 1998-2010 90

Hình 3.9 Bản đồ phân vùng môi trường khu vực Hạ Long - Cẩm Phả 109 Hình 3.10 Bản đồ định hướng tổ chức không gian khu vực di sản Vịnh Hạ Long120

Trang 8

Với diện tích 1553km2 bao gồm 1969 hòn đảo, trong đó 90% là đảo đá vôi, địa hình là đảo, núi xen kẽ giữa các trũng biển, Vịnh Hạ Long có các giá trị ngoại hạng về cảnh quan và địa chất, địa mạo Nằm ở trung tâm của khu vực có nhiều yếu

tố đồng dạng bao gồm Vịnh Bái Tử Long phía đông bắc, quần đảo Cát Bà với Vịnh Cát Bà và Vịnh Lan Hạ phía tây nam, Vịnh Hạ Long hội tụ những điều kiện thuận lợi để phát triển ngành kinh tế du lịch đa dạng (nghiên cứu khoa học, tham quan ngắm cảnh, tắm biển, bơi thuyền, thả dù, câu cá giải trí, ) Một số đảo có bãi biển đẹp, phát triển nhiều rạn san hô, có khả năng xây dựng những khu bảo tồn thiên nhiên, công viên sinh thái phục vụ phát triển du lịch, nghỉ dưỡng

Bên cạnh đặc điểm là vịnh kín ít, chịu tác động của sóng gió, Vịnh Hạ Long cũng có hệ thống luồng lạch tự nhiên dày đặc và cửa sông ít bị bồi lắng cho phép xây dựng hệ thống giao thông cảng biển lớn bên cạnh cảng nước sâu Cái Lân (Hạ Long) và Cửa Ông (Cẩm Phả) Không những thế vùng biển vịnh Ha ̣ Long còn là một ngư trường quan trọng của nhân dân địa phương và có nhiều triển vọng khoáng sản đáy biển như: sa khoáng, vật liệu xây dựng,…

Đây là những điều kiện thuận lợi rất căn bản để thúc đẩy phát triển kinh tế , văn hóa , song cũng dự báo những mâu thuẫn gay gắt trong việc lựa chọn hướng phát triển vùng trên quan điểm phát triển bền vững: Mâu thuẫn giữa lợi ích sản xuất thủy hải sản với phát triển du lịch, mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế đô thị với bảo tồn phát huy giá trị di sản, bảo vệ môi trường Các hoạt động nhân sinh như: khai thác khoáng sản, giao thông vận tải, đánh bắt chế biến hải sản, nuôi trồng hải sản…đang ngày càng ảnh hưởng tới môi trường, gây ô nhiễm môi trường, suy thoái cảnh quan và tài nguyên vùng biển Vịnh Hạ Long

Vì vậy, việc điều tra, nghiên cứu, đánh giá và dự báo ô nhiễm gây tổn thương môi trường góp phần xây dựng cơ sở khoa học cho sử dụng bền vững tài nguyên vùng Vịnh Hạ Long là vấn đề quan trọng và cấp thiết Đề tài “Cơ sở địa lý cho đi ̣nh

hướng bảo vệ môi trường khu vực di sản thiên nhiên Vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh” đươ ̣c đề xuất và thực hiê ̣n với mong muốn bổ sung các cơ sở khoa ho ̣c và

Trang 9

thực tiễn thiết thực trợ giúp các nhà quản lý có được cái nhìn toàn diện, đúng đắn,

từ đó đưa ra những định hướng và giải pháp hợp lý cho việc bảo vệ môi trường vùng di sản vịnh Hạ Long

2 MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

a) Mục tiêu nghiên cứu

Xác lập cơ sở khoa học dựa trên kết quả đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và các vấn đề nảy sinh trong quá trình phát triển kinh tế, đề xuất định hướng và các giải pháp bảo vệ môi trường khu vực di sản thiên nhiên Vịnh Hạ Long

b) Nhiệm vụ nghiên cứu

- Phân tích, đánh giá tổng hợp các điều kiện điạ lý và tai biến thiên nhiên trong khu vực nghiên cứu;

- Phân tích, đánh giá hiện trạng môi trường và các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường khu vực di sản Vịnh Hạ Long;

- Đề xuất định hướng và mô ̣t số giải pháp bảo vê ̣ môi trườn g phục vụ bảo tồn khu vực di sản thiên nhiên Vịnh Hạ Long

3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

- Phạm vi không gian: Chủ yếu giới hạn trên địa bàn thành phố Hạ Long và thị xã Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh thuộc phạm vi vùng di sản thiên nhiên Vịnh Hạ Long (bao gồm vùng lõi, vùng đệm và vùng chuyển tiếp)

- Phạm vi khoa học : Đề tài tập trung nghiên cứu , xác lập cơ sở khoa học cho

đi ̣nh hướng bảo vê ̣ môi trường phu ̣c vu ̣ bảo tồn vùng di sản thiên nhiên Vịnh Hạ Long dựa trên cơ sở đánh giá các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và diễn biến môi trường trong khu vực nghiên cứu

- Kết quả quan trắc môi trường tỉnh Quảng Ninh năm 2010 và năm 2011 của

Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Quảng Ninh

- Các tư liệu bản đồ: bản đồ Địa mạo, bản đồ Đất, bản đồ hiện trạng sử dụng

Trang 10

đất của tỉnh Quảng Ninh thuộc nghiên cứu của Dự án “Quy hoạch bảo vệ môi trường vùng Hạ Long - Cẩm Phả - Yên Hưng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020” (Nguyễn Cao Huần & nnk)

- Kết quả khảo sát thực địa của tác giả về điều kiện tự nhiên , kinh tế xã hô ̣i

và hiê ̣n tra ̣ng môi trường của Vịnh Hạ Long

5 KẾT QUẢ VÀ Ý NGHĨA

a) Kết quả

- Tập bản đồ chuyên đề và tổng hợp: sơ đồ địa chất, bản đồ địa mạo và tai biến thiên nhiên, bản đồ thổ nhưỡng, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ hiện trạng và phân vùng môi trường, bản đồ tổ chức không gian

- Phân tích hiện trạng, diễn biến môi trường thông qua các chỉ tiêu về chất lượng môi trường nước, môi trường đất, môi trường không khí, chất thải rắn và sự suy giảm đa dạng sinh học; và hiện trạng tai biến thiên nhiên và rủi ro môi trường

- Dự báo được xu hướng biến đổi các vấn đề môi trường trong khu vực Hạ Long - Cẩm Phả

- Phân vùng và quản lý khu vực di sản Vịnh Hạ Long;

- Đưa ra một số giải pháp bảo vệ môi trường vùng vịnh Hạ Long

b) Ý nghĩa

- Ý nghĩa khoa học: Phát triển cách tiếp cận liên ngành trong đánh giá tổng

hợp điều kiện địa lý cho sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường vùng di sản

- Ý nghĩa thực tiễn : Các nội dung nghiên cứu là những đóng góp quan trọng của đề tài về cả mặt lý luận khoa học và triển khai thực tiễn Những kết quả của đề tài có thể sử dụng làm tài liệu phục vụ công tác quy hoạch và quản lý tài nguyên, môi trường khu vực di sản thiên nhiên Vịnh Hạ Long

6 CẤU TRÚC LUẬN VĂN

Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn gồm có 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về tiếp cận địa lý tổng hợp trong tổ chức không

gian phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường khu vực di sản thiên nhiên Vịnh Hạ Long

Chương 2: Phân tích đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội và cảnh quan khu vực

di sản thiên nhiên Vịnh Hạ Long

Chương 3: Định hướng tổ chức không gian phát triển kinh tế và bảo vệ môi

trường khu vực di sản thiên nhiên Vịnh Hạ Long

Trang 11

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIẾP CẬN ĐỊA LÝ TỔNG HỢP TRONG TỔ CHỨC KHÔNG GIAN PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHU VỰC DI SẢN THIÊN NHIÊN VỊNH HẠ LONG

1.1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN

ĐỀ TÀI

1.1.1 Khái quát các công trình nghiên cứu theo hướng địa lý tổng hợp

Trong nghiên cứu, quy hoạch sử dụng hợp lý các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên một phần nội dung không thể thiếu và có ý nghĩa khoa học, thực tiễn hết sức quan trọng đó là đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên trên lãnh thổ nghiên cứu

Trên thế giới, hướng nghiên cứu sử dụng lãnh thổ trên quan điểm tổng hợp được tiến hành từ cuối thế kỷ XIX Mở đầu cho hướng nghiên cứu này là các công trình nghiên cứu của Docutraev - người đầu tiên thực hiện nguyên tắc tổng hợp trong nghiên cứu các điều kiện tự nhiên của các địa phương cụ thể

Sau Docutraev, những công trình nghiên cứu về sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường dựa trên quan điểm tổng hợp của các nhà địa lý Xô Viết (trước đây) và các nhà địa lý Nga, Ucraina, Ba Lan, Tiệp, Bungari, Đức, đã hoàn thiện lý luận và ứng dụng trong thực tiễn (Shisenkô P.G., 1988 - Địa lý tự nhiên ứng dụng; Ixatrenkô, 1991 - Cảnh quan học ứng dụng ) Các công trình nghiên cứu này đã đề cập đến xem xét một cách tổng hợp và toàn diện từ tự nhiên đến môi trường, kinh tế

và xã hội Gần đây, có tác phẩm nổi tiếng “Integrated Environmental Planning” của James K.Lain (Đại học Ohio, Mỹ, 2003) đề cập đến quy hoạch môi trường tổng hợp theo quan điểm địa lý học

Tiếp cận tổng hợp đã được áp dụng vào Việt Nam cả về lý luận lẫn trong thực tiễn nghiên cứu địa lý trong các công trình nghiên cứu của nhiều nhà địa lý và nhanh chóng trở thành một lĩnh vực nghiên cứu có tính ý nghĩa thực tiễn cao Trong vài thập niên gần đây, ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu về cảnh quan cũng như đánh giá tổng hợp nhằm mục đích sử dụng hợp lý lãnh thổ và bảo vệ môi trường như các công trình mang tính chất lý thuyết cảnh quan ứng dụng của các tác

giả Vũ Tự Lập, Phạm Hoàng Hải, Nguyễn Cao Huần, Năm 1976, trong “Cảnh quan địa lý miền Bắc Việt Nam”, Vũ Tự Lập đã trình bày về phương pháp luận và

phương pháp nghiên cứu tổng hợp cảnh quan Qua công trình này, quan điểm tổng hợp trong nghiên cứu địa lý tự nhiên đã được đề cao và quan điểm tổng hợp đã chinh phục được nhiều người bởi tính logic của nó Quan điểm tổng hợp đã có

Trang 12

những đóng góp to lớn trong nghiên cứu địa lý phục vụ thực tiễn sản xuất Năm

1997, trong “Cơ sở cảnh quan học của việc sử dụng hợp tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường lãnh thổ Việt Nam”, các tác giả Phạm Hoàng Hải, Nguyễn

Thượng Hùng, Nguyễn Ngọc Khánh đã đề cập khá đầy đủ về những biến đổi của tự nhiên dưới tác động của con người, đưa ra các giải pháp sử dụng hợp lý tài nguyên

và bảo vệ môi trường

1.1.2 Các công trình nghiên cứu về vùng di sản thiên nhiên Vịnh Hạ Long

a) Nghiên cứu tài nguyên thiên nhiên và môi trường

- Nghiên cứu về khí hậu - thủy văn: được đề cập một cách chung nhất trong

các nghiên cứu của Phạm Ngọc Toàn và Phan Tất Đắc (1975) [23] về khí hậu Việt Nam, đặc điểm khí hậu tỉnh Quảng Ninh; các số liệu quan trắc về khí hậu - thủy, hải văn tại các trạm Hồng Gai, Bãi Cháy, Cô Tô

- Nghiên cứu về địa chất, địa mạo: đã được nghiên cứu từ rất sớm trong các

công trình nghiên cứu về những nét cơ bản địa chất cấu trúc của phần Bắc, Trung và Nam Đông Dương của các nhà địa chất Pháp vào những năm đầu thế kỷ XX

Sau năm 1975, công tác điều tra địa chất và khoáng sản được tiến hành có hệ thống trên toàn vùng biển nói chung và vùng biển vịnh Hạ Long nói riêng Có thể

kể đến các công trình của Trần Đức Lương và Nguyễn Xuân Bao (bản đồ địa chất Việt Nam tỉ lệ 1/500.000, 1981 - 1985), Nguyễn Công Lượng (bản đồ địa chất Hòn Gai - Móng Cái tỉ lệ 1/200.000, 1976 - 1979), Trần Đức Thạnh (“Lịch sử địa chất Vịnh Hạ Long”, 2002)

Trong khoảng thời gian trước năm 2000 còn có một số nghiên cứu địa mạo mang tính khái quát: địa mạo thềm lục địa Đông Dương và các vùng kế cận của Lưu

Tỳ và đồng nghiệp năm 1986 Các báo cáo về thềm biển ở Việt Nam trong đó có các hệ thống giồng cát ở đồng bằng Nam bộ của Vũ Văn Phái (1982), Nguyễn Thế Thôn (1986),…Về đặc điểm quá trình bồi tụ ở bờ biển Việt Nam của Nguyễn Xuân Trường (1982) Bên cạnh đó là những nghiên cứu về địa mạo Di sản thế giới Vịnh

Hạ Long của IUCN

- Nghiên cứu về thảm thực vật: Vịnh Hạ Long có một thảm thực vật tự nhiên

đa dạng và phong phú Những nghiên cứu về thực vật của khu vực Hạ Long - Cẩm Phả được đề cập chung nhất trong các công trình nghiên cứu về một số đặc điểm cơ bản của hệ thực vật và những hệ sinh thái rừng nhiệt đới ở Việt Nam (Trần Ngũ Phương, 1970; Lê Trần Chấn và nnk, 1999; Thái Văn Trừng, 1999; Phan Nguyên Hồng, 1999 [30]) Và được nghiên cứu cụ thể hơn trong “ Điều tra nghiên cứu các

hệ sinh thái thực vật thành phố Hạ Long và vùng phụ cận” của Vũ Quang Côn &

Trang 13

nnk (1999); “Thực vật tự nhiên vịnh Hạ Long” của Nguyễn Tiến Hiệp & Ruth Kiew (2000); các nghiên cứu, điều tra của Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN)

- Nghiên cứu về môi trường: Hiện nay có nhiều di sản thiên nhiên thế giới

đang bị suy thoái do sức ép từ các hoạt động của cộng đồng dân cư sinh sống phía ngoài các di sản Vì vậy vấn đề môi trường của các di sản đã và đang được các nhà khoa học trên thế giới rất quan tâm Đã có rất nhiều dự án, công trình nghiên cứu nhằm bảo vệ môi trường và bảo tồn vùng di sản thiên nhiên Vịnh Hạ Long như:

+ Dự án Bảo tàng sinh thái Hạ Long (theo Việt báo - 15/07/2006): Xây dựng phương pháp tiếp cận mới nhất đối với việc quản lý Di sản, phát triển bền vững tài nguyên môi trường và bảo tồn văn hóa, lịch sử ở khu vực Di sản thế giới Dự án Bảo tàng Sinh thái giúp Vịnh Hạ Long hòa hợp với các cộng đồng xung quanh thông qua việc phát huy các nguồn tài nguyên của khu vực Di sản, góp phần phát triển cộng đồng, giáo dục môi trường một cách tổng quan

+ Dự án bảo vệ môi trường du lịch biển Vịnh Hạ Long do Viện nghiên cứu phát triển du lịch - Tổng cục du lịch thực hiện từ năm 2005 - 2008 Dự án đã phân tích diễn biến về môi trường tự nhiên trong 3 năm thông qua các chỉ tiêu về chất lượng môi trường môi trường đất, môi trường nước ven bờ, nước biển, nước sinh hoạt, nước ngầm, môi trường không khí, chất thải rắn, nước thải tác động đến môi trường du lịch biển Vịnh Hạ Long Dựa trên kết quả phân tích đó dự án đã chỉ ra những nguy cơ ô nhiễm môi trường và xây dựng các tiểu dự án bảo vệ môi trường

du lịch biển Vịnh Hạ Long

+ Dự án bảo vệ Môi trường Vịnh Hạ Long (Tạp chí Môi trường - 30/05/2011): do Ban chỉ đạo quản lý môi trường Vịnh Hạ Long phối hợp với Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tổ chức và quản lý, được khởi động từ 14/4/2010 Dự án nhằm thực hiện tăng cường năng lực quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và quản lý môi trường cho du lịch bền vững tại khu vực Hạ Long, hướng tới mục tiêu tổng thể của việc bảo tồn môi trường Vịnh Hạ Long và các vùng phụ cận JICA cũng đã tiến hành nghiên cứu, quan trắc về môi trường khu vực Vịnh

Hạ Long, thống kê những hoạt động ảnh hưởng đến môi trường khu vực Hạ Long như khai thác than, phát triển khu công nghiệp

+ Bên cạnh đó là các công trình nghiên cứu về đặc điểm địa hoá môi trường, chất lượng môi trường nước - trầm tích ven bờ và hiện trạng ô nhiễm khá nhiều, tập trung vào các khu vực cửa sông, vũng vịnh và các khu du lịch trọng điểm trên dải ven biển Việt Nam của nhiều nhà khoa học: Lưu Văn Diệu (1991 - 1993), Nguyễn Chu Hồi và nnk (1995 - 1996), Võ Văn Lành và nnk (1996), Phạm Văn Lượng và nnk (1996, 1997), Phạm Văn Ninh và nnk (1996, 1998), Nguyễn Hữu Cử và nnk

Trang 14

(1995), Phí Văn Chín và nnk (1994), Đỗ Hoài Dương (1992), Đào Mạnh Tiến (1998), Mai Trọng Nhuận và Đào Mạnh Tiến (1996, 1997),…

+ Ngoài ra, còn có các công trình nghiên cứu về hiện trạng môi trường của vùng khai thác than Quảng Ninh và giải pháp giảm thiểu, trong đó có khai thác than

ở Hạ Long - Cẩm Phả: “Đề xuất giải pháp lấp biển sử dụng đất đá thải của mỏ than Cẩm Phả để mở rộng quỹ đất và bảo vệ môi trường biển” của Đặng Trung Thuận (1998); “Các giải pháp công nghệ phòng chống ô nhiễm môi trường do khai thác than ở vùng than Quảng Ninh” của Đặng Văn Bát và nnk (1999); “Thực trạng công nghệ khai thác tại các mỏ than Quảng Ninh và giải pháp nhằm giảm tổn thất tài nguyên và sự cố môi trường” của Lê Như Hùng và nnk (2002); “Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược của quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam đến năm

2020, có xét đến năm 2030” của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (2010);…

Tuy đã đạt một số kết quả tốt, nhưng trong lĩnh vực điều tra, đánh giá tài nguyên môi trường vùng di sản thiên nhiên vịnh Hạ Long còn một số tồn tại như: Phần lớn các đề tài là các nghiên cứu mang tính chất chuyên ngành, nội dung nghiên cứu chỉ chuyên sâu theo từng lĩnh vực riêng biệt như thủy sản, địa chất, khoáng sản, hải dương học, hàng hải, du lịch… mà chưa có được nghiên cứu một cách hệ thống đồng bộ theo quan điểm tổng hợp, liên ngành, phát triển bền vững

Để giải quyết được các hạn chế nêu trên, trong đề tài của luận văn, tác giả sẽ tiến hành thu thập, kế thừa có chọn lọc các tài liệu hiện có, điều tra bổ sung những yếu tố tài nguyên, môi trường, liên kết tổng hợp các tài liệu để có được một bộ cơ

sở dữ liệu về tài nguyên, môi trường phục vụ công tác quy hoạch, phát triển kinh tế và bảo tồn vùng di sản thiên nhiên Vịnh Hạ Long

b) Hướng nghiên cứu, đánh giá tổng hợp

- Nghiên cứu quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch ngành: mang tính chất định hướng cho phát triển kinh tế - xã hội và các ngành kinh

tế Các định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Hạ Long và Cẩm Phả đến nay dựa trên các điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể đến 2010 và định hướng đến 2020 của tỉnh Quảng Ninh do UBND tỉnh lập năm 1995, 2005, của thành phố Hạ Long và thị xã Cẩm Phả; Quy hoạch sử dụng đất thành phố Hạ Long và thị xã Cẩm Phả Các quy hoạch ngành cũng được chú trọng, tập trung vào phát triển: ngành thủy sản cho tỉnh Quảng Ninh; công nghiệp chung tỉnh Quảng Ninh; phát triển công nghiệp than; quy hoạch phát triển công nghiệp, thủ công nghiệp thành phố Hạ Long đến giai đoạn 2006 - 2015, tầm nhìn đến 2020; quy hoạch tổng thể phát triển du lịch thành phố Hạ Long đến 2015 và tầm nhìn đến 2020

Trang 15

- Nghiên cứu quy hoạch bảo vệ môi trường: được đề cập đến trong Quy

hoạch môi trường tỉnh Quảng Ninh (Phạm Ngọc Đăng và nnk, 2003); Quy hoạch bảo vệ môi trường vùng Hạ Long - Cẩm Phả - Yên Hưng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 (Nguyễn Cao Huần và nnk, 2006); Lập quy hoạch bảo vệ môi trường tổng thể tỉnh và các vùng trọng điểm đến năm 2020 (Nguyễn Cao Huần và nnk, 2008) Đây là các nghiên cứu mang tính chất định hướng cho đề tài luận văn, đặc biệt là nghiên cứu quy hoạch bảo vệ môi trường của Nguyễn Cao Huần và nnk,

2006, 2008

1.2 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ DI SẢN THIÊN NHIÊN

1.2.1 Quan niệm về di sản thiên nhiên

Theo Công ước di sản thế giới, di sản thiên nhiên là:

- Các đặc điểm tự nhiên bao gồm các hoạt động kiến tạo vật lý hoặc sinh học hoặc các nhóm hoạt động kiến tạo có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm thẩm mỹ hoặc khoa học

- Các hoạt động kiến tạo địa chất hoặc địa lý tự nhiên và các khu vực có ranh giới được xác định chính xác tạo thành một môi trường sống của các loài động thực vật đang bị đe dọa có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm khoa học hoặc bảo tồn

1.2.2 Phân vùng chức năng di sản thiên nhiên

Hiện nay có nhiều di sản thiên nhiên thế giới đang bị suy thoái do sức ép từ các hoạt động của cộng đồng dân cư sinh sống phía ngoài các di sản Đứng trước thực trạng đó, việc gìn giữ các giá trị thực tế, bảo tồn đa dạng sinh học, chất lượng các hệ sinh thái, các cảnh quan… của các di sản có ý nghĩa vô cùng quan trọng và cấp thiết Để thực hiện quản lý, khu vực di sản được phân thành các vùng chức năng như sau:

Vùng lõi: Là khu vực ưu tiên cho bảo tồn đa dạng sinh học, giám sát các hệ

sinh thái, cho phép các hoạt động nghiên cứu, giáo dục có thể triển khai không ảnh hưởng tới đa dạng sinh học

Vùng đệm: Là những vùng xác định ranh giới rõ ràng, nằm ngoài ranh giới

các di sản, được quản lý để nâng cao giá trị bảo tồn di sản và của chính vùng đệm đồng thời mang lại lợi ích về kinh tế cho nhân dân sống quanh di sản

Vùng chuyển tiếp: còn được gọi là vùng phát triển, là vùng được phép phát

triển các hoạt động kinh tế theo chiến lược kinh tế - xã hội của địa phương nhưng phải phù hợp với mục tiêu bảo vệ di sản và môi trường khu vực lân cận

Trang 16

Hình 1.1 Phân vùng chức năng di sản thiên nhiên (UNESCO)

1.2.3 Phân vùng chức năng di sản Vịnh Hạ Long

Theo quyết định của UNESCO, khu vực di sản thiên nhiên Vịnh Hạ Long được phân thành các vùng chức năng như sau:

a) Vùng bảo vệ tuyệt đối (vùng lõi di sản Vịnh Hạ Long)

Là khu vực lõi của di sản Vịnh Hạ Long, được giới hạn bởi đảo Cống Tây, hang Đầu Gỗ và hồ Ba Hầm, có diện tích 434 km2

(gồm 775 hòn đảo) Trong khu vực này, có khu bảo tồn đặc biệt được giới hạn bởi 2 luồng tàu: Thẻ Vàng và Hòn Một Việc phân đôi khu vực này trong phạm vi khu bảo tồn tuyệt đối sẽ tạo điều kiện cho việc quản lý chặt chẽ di sản, quản lý được luồng tàu ra vào vịnh tốt hơn

Đối tượng được bảo vệ đặc biệt bao gồm: Núi đá, hang động, bãi tắm, san

hô, hệ động thực vật, nguồn gen, môi trường nước và cảnh quan tự nhiên Các đối tượng này chủ yếu là các yếu tố vật thể đóng vai trò quan trọng trong hệ thống giá trị di sản Ngoài ra, các giá trị phi vật thể như lễ hội, huyền thoại, dân ca, văn thơ, nhạc họa, ẩm thực,… cũng được đề cập đến và cũng được đề xuất giữ gìn và phát huy trong quá trình bảo tồn tổng thể giá trị của Vịnh Hạ Long

b) Khu vực vùng đệm

Khu vực đệm của di sản là dải bao quanh khu vực trung tâm, kéo theo hướng tây bắc, đường bờ biển của vịnh được xác định theo đường 18, từ kho chứa dầu B12 đến Km số 11 tại thị xã Cẩm Phả, chiều rộng của khu vực đệm từ 5 - 7 km tính từ khu vực trung tâm Đan xen trong khu vực đệm còn có các khu vực bảo tồn sinh thái, bảo tồn văn hóa, di tích lịch sử, di chỉ khảo cổ

Khu vực bảo tồn sinh thái trong vùng đệm

Các khu vực quan trọng về sinh thái có thể được xác định theo: Môi trường sống của động thực vật; các nguồn tài nguyên có giá trị khoa học, kinh tế cao; khu vực được chọn làm công viên quốc gia, dự trữ rừng; khu vực gây tác động đến chất

Trang 17

lượng nước và khu vực di sản thế giới Từ đó có thể thấy các khu vực được coi là khu vực quan trọng về sinh thái là:

- Khu vực bãi triều: Là khu vực bị ngập nước khi thủy triều lên và xuất hiện

khi thủy triều xuống Do tiềm năng sinh, lý, hóa tích cực của nó mà khu vực này thường có khả năng tự lọc cao đối với chất ô nhiễm hữu cơ Trong vùng đệm, khu vực Bãi Cháy và khu vực bờ biển Hùng Thắng, khu vực sông Diễn Vọng được coi

là những khu vực quan trọng về quy mô và vị trí

- Khu vực rừng ngập mặn: Tầm quan trọng của rừng ngập mặn được thừa

nhận trên khắp thế giới Đa số rừng ngập mặn nằm cùng vị trí bãi triều kế bên Hiện nay trong vùng đệm, rừng ngập mặn chủ yếu tập trung ở khu vực ven biển Bãi Cháy, sông Diễn Vọng Trên phạm vi cả khu vực Cẩm Phả - Hạ Long, rừng ngập mặn tập trung nhiều tại cửa sông Mông Dương

- Khu bảo tồn thiên nhiên và bảo tồn rừng: các khu vực dự trữ thiên nhiên là

rừng Bãi Cháy, rừng núi đá Quang Hanh, rừng sông Míp Ngoài ra khu vực cung cấp nước Diễn Vọng được coi là khu bảo tồn tài nguyên nước Trên vùng đầu nguồn của các lưu vực sông đổ vào vịnh Bãi Cháy, vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long có quan hệ mật thiết với chất lượng nước ở hạ lưu về vấn đề rửa trôi trầm tích, và các chất lở lửng do xói mòn Các lưu vực này dự kiến là đoạn đầu của đường quốc lộ 18B, cũng nên được coi như những khu vực quan trọng về mặt sinh thái

- Bãi cá: Theo Phân viện Hải dương học, có 4 vùng đánh cá nằm trong khu

vực đệm và ven bờ, 4 khu vực nằm trong trung tâm di sản

c) Khu vực phát triển

- Vùng phát triển công nghiệp: Khu vực khai thác than, luyện thép: Cẩm

Phả; Khu vực sản xuất vật liệu xây dựng: xi măng, gạch Giếng Đáy; Khu công nghiệp tập trung Cái Lân và Đông Cửa Lục; Các xí nghiệp, nhà máy nhỏ nằm cạnh

khu dân cư, cơ quan trong thành phố và thị xã

- Vùng phát triển cảng:

+ Cảng chuyên dùng: Nam Cầu Trắng, Cửa Lục, Hòn Nét, Cửa Ông

+ Cảng hành khách, du lịch: Hồng Gai, Vũng Đục, Hùng Thắng, và một số bến tàu du lịch thuộc các đảo lớn nhỏ trên vịnh và ven bờ

- Vùng phát triển du lịch: Hùng Thắng, Bãi Cháy, Hồng Gai, Vũng Đục,

Trang 18

Long trải dài từ Bãi Cháy, Hòn Gai (cũ) đến cột 8 với khoảng 45 vạn dân (2010) Đây là khu công nghiệp, du lịch, chế biến thủy sản, than, vật liệu xây dựng, dân cư

và dịch vụ đô thị Khu vực này vừa là cơ sở quan trọng thúc đẩy phát triển nhưng đồng thời là khu vực đã và đang có nguy cơ gây ra nhiều tác động tiêu cực đến môi trường vịnh Hạ Long

1.3 TIẾP CẬN ĐỊA LÝ TỔNG HỢP TRONG QUY HOẠCH KHÔNG GIAN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Tổ chức lãnh thổ được coi như một trong những lĩnh vực quan trọng của địa

lý học phục vụ thực tiễn phát triển kinh tế Để tiến hành nghiên cứu tổ chức lãnh thổ phải có sự phân tích những phân dị địa lý nhằm xác định các cấu trúc không gian (cấu trúc lãnh thổ), các mối quan hệ lãnh thổ, sự tác động qua lại với các cấu trúc không gian thành phần để nhận dạng một không gian tổng quát Tiếp cận địa lý (Tiếp cận địa lý tổng hợp) cụ thể hóa tiếp cận tổng hợp và hệ thống theo khía cạnh tính tổng hợp và tính tương hỗ khi nghiên cứu các đối tượng theo không gian Tiếp cận này rất đặc thù cho hoạch định không gian phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường của khu vực nghiên cứu

Nghiên cứu các đối tượng tự nhiên và kinh tế - xã hội có thể theo nhiều cách tiếp cận khác nhau, một trong các tiếp cận mang tính tổng hợp và đặc thù theo không gian là tiếp cận địa lý Từ lý luận và thực tiễn đã có kết luận thống nhất: tiếp cận địa lý bao gồm tính không gian (tính lãnh thổ), tính thời gian, tính tổng hợp và quan hệ tương hỗ, tính cụ thể và ngôn ngữ bản đồ (Từ điển Bách khoa Địa lý -

1988 Tr 57, Nguyễn Cao Huần 2003) Trong tổ chức lãnh thổ thì tính không gian, tính tổng hợp và quan hệ tương hỗ, tính thời gian được cụ thể hóa (tính cụ thể) cho từng vùng hoặc từng không gian phát triển kinh tế và được phản ánh trên bản

đồ bằng ngôn ngữ bản đồ Trong đó tính không gian là tâm điểm, là “nhân” của tíếp cận địa lý, vì vậy theo nghĩa hẹp thường xem tiếp cận địa lý là tiếp cận không gian Tính không gian là đặc điểm quan trọng nhất khi nghiên cứu sự phân bố không gian (theo phương nằm ngang hay theo chiều thẳng đứng) của bất kì một hiện tượng, một quá trình tự nhiên hay xã hội Đây là sự khác biệt cơ bản của tiếp cận địa lý đối với tiếp cận khác Tính không gian cho phép tiến hành đo các thông số về trắc lượng các đối tượng địa lý, cụ thể là chiều dài, rộng, chu vi, diện tích,

Trong quy hoạch lãnh thổ, tính không gian và thời gian luôn cùng đồng hành, bản chất của nó là các đối tượng phải được thể hiện trong không gian và được xem xét biến đổi theo thời gian Theo quan điểm tiếp cận địa lý về tính không gian và thời gian, trong định hướng sử dụng hợp lý bất kỳ lãnh thổ ở quy mô nào việc nghiên cứu phải phản ánh rõ sự phân bố không gian các đối tượng phát triển kinh tế

Trang 19

và bảo vệ môi trường với kế hoạch thực hiện theo thời gian

Tiếp cận địa lý với tính không gian và thời gian có ý nghĩa lớn đối với mục tiêu của đề tài khi các yếu tố, hiện tượng tự nhiên được định vị theo không gian rõ ràng, cho phép phát hiện quy luật phân bố các đối tượng tự nhiên, kinh tế - xã hội và thể hiện chúng trên các bản đồ chuyên đề và tổng hợp, xác định sự thay đổi trong không gian và diễn biến theo thời gian của các dạng tài nguyên và môi trường, đồng thời xác định các giải pháp khai thác hợp lý Hiện nay, quan điểm tiếp cận này được vận dụng và cụ thể hoá bằng công nghệ GIS

Theo tiếp cận địa lý thì các không gian phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường của khu vực nghiên cứu (như không gian ưu tiên đánh bắt hải sản, không gian ưu tiên nuôi trồng thủy sản ven biển, không gian ưu tiên bảo tồn, ) được xác định bằng các tọa độ địa lý và thể hiện trên bản đồ Sử dụng các kết quả nghiên cứu cảnh quan, nhất là qua bản đồ cảnh quan sẽ cho cách tiếp cận tổng hợp và hợp lý Phân tích quy luật hình thành, đặc điểm phân hóa các cảnh quan theo không gian và thời gian, phân tích mối quan hệ giữa động lực cảnh quan, mối liên quan và tác động tương hỗ giữa các yếu tố và thành phần của tự nhiên cũng như giữa các tổng hợp thể tự nhiên với nhau và đánh giá tổng hợp các đơn vị cảnh quan cho phép xác định mức độ “thích hợp nhất”, “tương đối thích hợp” hay “không thích hợp” của mỗi đơn vị lãnh thổ cho từng ngành sản xuất, từng dạng sử dụng tài nguyên Trên

cơ sở nắm bắt, hiểu biết một cách hệ thống, có quy luật các đặc điểm đặc trưng của

tự nhiên qua nghiên cứu các đơn vị cảnh quan, các quy luật phân hóa chúng theo không gian và động lực phát triển theo thời gian có tính đến tác động của quá trình

tự nhiên và cả con người sẽ có thể hoạch định được một chiến lược lâu dài, phù hợp

và với hiệu quả cao nhất, đồng thời bố trí hợp lý các ngành sản xuất theo lãnh thổ Trong quá trình đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên mỗi vùng cần chú trọng đến yếu tố con người, các đặc điểm chung của các điều kiện kinh tế - xã hội và nhân văn - nguồn động lực quan trọng, thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội, khống chế và tác động lên các quá trình tự nhiên, trong điều tiết, sử dụng các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên ở từng lãnh thổ

1.5 QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG PHÁP VÀ QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU

1.5.1 Quan điểm nghiên cứu

a) Quan điểm hệ thống

Quan điểm hệ thống coi khu vực Hạ Long - Cẩm Phả như một địa hệ thống được hình thành từ mối quan hệ tương hỗ giữa các yếu tố tự nhiên (địa chất, địa hình, khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng, sinh vât) với các yếu tố xã hội và các hình thức

sử dụng tài nguyên (du lịch, công nghiệp, ngư nghiệp, …)

Trang 20

Theo quan điểm này, phân tích ảnh hưởng của các hoạt động phát triển đến vùng di sản thiên nhiên phải đặt trong hệ thống phát triển với các mối liên hệ liên ngành, liên vùng, trên cơ sở định hướng phát triển kinh tế - xã hội chung của khu vực, đồng thời xác lập được các giới hạn, các ngưỡng phát triển cho khu vực nghiên cứu hoạt động trong trạng thái ổn định và hợp lý, hướng tới phát triển bền vững

b) Quan điểm tổng hợp

Trên bất kỳ lãnh thổ nào, khi nghiên cứu đều phải tiến hành nghiên cứu một cách toàn diện, đầy đủ về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, kinh tế xã hội

Từ đó đưa ra các định hướng phát triển phù hợp với điều kiện của từng địa phương

Nghiên cứu đánh giá tổng hợp lãnh thổ được sử dụng như một công cụ phục vụ đắc

lực cho việc quy hoạch lãnh thổ và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường

Vùng Hạ Long - Cẩm Phả là nơi phát triển kinh tế đa ngành, đa lĩnh vực Hiện nay, những xung đột về lợi ích giữa các lĩnh vực kinh tế với nhau, giữa các lĩnh vực kinh tế với vấn đề bảo vệ tài nguyên môi trường trong khu vực ngày càng

trở nên mạnh mẽ

Với quan điểm tổng hợp, tác giả xem xét tất cả các yếu tố trong hệ thống kinh tế - xã hội - môi trường vùng Hạ Long - Cẩm Phả trong mối liên hệ với các yếu tố khác trong hệ thống Ví dụ, hoạt động phát triển du lịch được xem xét trong mối liên hệ với các yếu tố tự nhiên (địa hình, khí hậu, thủy văn, đất, thực vật), các yếu tố kinh tế - xã hội (vai trò của ngành du lịch trong cơ cấu kinh tế chung, cơ sở

hạ tầng, các khía cạnh xã hội như lao động, thu nhập, ), các vấn đề môi trường và tai biến thiên nhiên (ô nhiễm môi trường nước do nước thải và rác thải rắn, suy giảm hệ động thực vật, lấn biển làm mất một số đường bờ biển tự nhiên trong khu vực ) Bản thân môi trường nước hoặc khí lại được xem xét trong mối liên hệ không chỉ với hoạt động du lịch mà còn với các hoạt động khác như sản xuất công nghiệp, sản xuất vật liệu xây dựng, nông, lâm nghiệp, thủy sản Điều đó cho thấy cái nhìn đa chiều và tổng hợp khi xem xét một vấn đề hoặc một yếu tố phát sinh trong hệ thống trước khi đưa ra một giải pháp hoặc quyết định đúng đắn

c) Quan điểm phát triển bền vững

Theo WCED (1987), Phát triển bền vững là sự phát triển sử dụng tài nguyên thiên nhiên, điều kiện môi trường hiện có để thỏa mãn nhu cầu của các thế hệ con người đang sống, nhưng lại phải đảm bảo cho các thế hệ tượng lai những điều kiện tài nguyên và môi trường cần thiết để họ có thể sống tốt hơn ngày hôm nay

Trên quan điểm phát triển bền vững, đề tài đã phân tích ảnh hưởng của các hoạt động phát triển đến vùng lõi di sản thiên nhiên thế giới, để từ đó xác lập cơ sở quy hoạch quản lý sao cho vừa đáp ứng được mục tiêu phát triển kinh tế, song hạn

Trang 21

chế tác động đến tài nguyên và môi trường, đảm bảo sự phát triển cộng đồng trong khu vực đồng thời bảo vệ và nâng cao giá trị của di sản

1.5.2 Phương pháp nghiên cứu

a) Phương pha ́ p tổng hợp , phân tích dữ liệu : Phương pháp này được sử

dụng ở giai đoạn trong phòng giúp làm rõ hơn cơ sở lý luận và các hướng cũng như các công trình nghiên cứu đã thực hiện liên quan đ ến vấn đề nghiên cứu Việc phân tích và tổng hợp , tổng luận các tài liệu và các công trình nghiên cứu trước đú mang lại một số lợi ích cơ bản : giúp tránh sự trùng lặp trong nghiên cứu ; thừa kế các kết quả nghiên cứu trước đó theo hướng nghiên cứu của đề tài

b) Phương pha ́ p điều tra , khảo sát thực địa : Giúp thu thập, bổ sung số liệu

về tự nhiên - kinh tế - xã hội, làm cơ sở chỉnh sửa, điều chỉnh những sai sót và thiếu xót của các tài liệu đã có và số liệu xử lý trong phòng Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã tiến hành đi khảo sát khu vực Hạ Long - Cẩm Phả vào tháng 11/2010

và tháng 9/2011

Ngoài việc thu thập những tài liệu quan trọng về đặc điểm tự nhiên, kinh tế -

xã hội và môi trường trong khu vực tác giả còn tiến hành phỏng vấn nhanh người dân trong khu vực với nội dung là: Giá trị và lợi ích của vịnh Hạ Long đối với dân

cư trong khu vực di sản; Các áp lực đối với môi trường vịnh Hạ Long; Các vấn đề môi trường chính tại vịnh Hạ Long; Các giải pháp bảo vệ môi trường

c) Phương pháp bản đồ và GIS : Đây là phương pháp quan trọng được áp

dụng để thể hiện các kết quả nghiên cứu một cách khái quát dưới dạng sơ đồ, bản

đồ Trong luận văn này, tác giả đã sử dụng phần mềm Mapinfo 10.5 để xây dựng các bản đồ như: bản đồ Hiện trạng sử dụng đất, bản đồ Đất, bản đồ Địa mạo và tai biến thiên nhiên, bản đồ Cảnh quan, bản đồ Phân vùng bảo vệ môi trường và bản đồ Định hướng tổ chức không gian khu vực Di sản Vịnh Hạ Long

1.5.3 Quy trình nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu thực hiện luận văn bao gồm các bước (hình 1.2):

Bước 1:

- Xác định mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu Bước đầu xác định những yêu cầu thực tiễn để định hướng nội dung và các bước nghiên cứu cụ thể, từ đó xác định các nhu cầu thông tin cần thiết để đáp ứng được nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra

- Thu thập tài liệu và xử lý thông tin: các thông tin trong phòng (bản đồ khu vực nghiên cứu, các tài liệu, công trình đã được công bố có liên quan đến nội dung nghiên cứu…) và các thông tin khảo sát ngoài thực địa Các tài liệu này là cơ sở để tổng luận các vấn đề lý luận thực tiễn theo nội dung nghiên cứu của đề tài

Trang 22

Bước 2:

Dựa trên những tư liệu đã thu thập được, những kết quả khảo sát thực địa tiến hành nghiên cứu, phân tích các đặc điểm, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, thành lập các bản đồ chuyên đề của khu vực như: bản đồ Địa mạo, Đất, Hiện trạng

sử dụng đất, Cảnh quan Kết quả cuối cùng của bước 2 là đặc điểm cảnh quan của khu vực Hạ Long - Cẩm Phả, phục vụ cho các bước nghiên cứu tiếp theo

Bước 3:

Phân tích hiện trạng môi trường, tai biến thiên nhiên, dự báo xu hướng biến đổi môi trường khu vực Hạ Long - Cẩm Phả Từ đó đưa ra định hướng phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường vùng di sản thiên nhiên Vịnh Hạ Long và đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường

Hình 1.1.Sơ đồ quy trình thực hiện đề tài nghiên cứu

Xác định nhu cầu thông tin và thu thập, xử lý thông tin

Phân tích điều kiện tự nhiên, tài

nguyên thiên nhiên

Phân tích điều kiện tự kinh tế -

xã hội

Thành lập bản đồ cảnh quan và phân tích đặc điểm các cảnh quan

Phân tích hiện trạng môi trường, tai biến thiên nhiên

Phân tích xu hướng biến đổi môi trường

Chính sách, Quy hoạch

Định hướng tổ chức không gian phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường

Đề xuất các giải pháp bảo vệ môi

Trang 23

CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI VÀ CẢNH QUAN KHU VỰC DI SẢN THIÊN NHIÊN VỊNH HẠ LONG

2.1 VỊ TRÍ CỦA VỊNH HẠ LONG TRONG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH

TẾ VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Vịnh Hạ Long là vùng biển đảo nằm ở phía Đông Bắc Việt Nam, được xác định trong tọa độ: 106°59' - 107°21' kinh độ Đông; 20°44' - 20°56' vĩ độ Bắc

Hình 2.1 Sơ đồ vị trí khu vực di sản thiên nhiên Vịnh Hạ Long

Giới hạn trong diện tích khoảng 1.553km², Vịnh Hạ Long bao gồm 1.969 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó vùng lõi có diện tích 434km2, gồm 775 hòn đảo Phía Bắc và Tây Bắc kéo dài từ huyện Yên Hưng qua thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả đến hết

Trang 24

phần biển đảo huyện Vân Đồn, phía Đông Bắc giáp Vịnh Bái Tử Long, phía Tây Nam giáp quần đảo Cát Bà, phía Đông Nam và phía Nam hướng ra Vịnh Bắc Bộ

Khu vực di sản thiên nhiên Vịnh Hạ Long được giới hạn trong địa giới khu vực Hạ Long - Cẩm Phả, phía bắc giáp huyện Ba Chẽ, phía nam giáp vịnh Bắc Bộ, phía đông giáp huyện Vân Đồn, phía tây giáp huyện Hoành Bồ và Yên Hưng Nằm

ở vị trí trung tâm của tỉnh Quảng Ninh, khu vực di sản Vịnh Hạ Long có các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên phong phú, đặc biệt là tài nguyên khoáng sản

và tài nguyên du lịch

Tài nguyên khoáng sản trong khu vực chủ yếu là than đá và nguyên vật liệu xây dựng Hiện nay, tổng trữ lượng than đá đã thăm dò được là trên 530 triệu tấn, tài nguyên đá vôi còn khoảng trên 15 triệu tấn có thể khai thác được Ngoài ra, tài nguyên sét và cát xây dựng cũng có trữ lượng khá dồi dào Đây là tiền đề cho phát triển các ngành công nghiệp cơ bản: công nghiệp khai thác than, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, đồng thời là cơ sở quan trọng cho phát triển các ngành công nghiệp bổ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho vùng phát triển một nền kinh tế công nghiệp chủ đạo và đa dạng

Bên cạnh đó, Hạ Long còn có tài nguyên du lịch rất đa dạng từ du lịch tự nhiên đến du lịch văn hóa lịch sử Địa điểm du lịch nổi tiếng nhất là Vịnh Hạ Long, mang ý nghĩa quốc gia và quốc tế, được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên

về giá trị địa chất, địa mạo và đã được đưa vào danh sách bầu chọn các kỳ quan mới của thế giới Vẻ đẹp của Vịnh Hạ Long đã thu hút sự quan tâm và háo hức đến tham quan của các du khách trong và ngoài nước Ngoài Vịnh Hạ Long và Bái Tử Long trong vùng còn có nhiều địa điểm du lịch hấp dẫn như: núi Bài Thơ, miếu Vua Bà, đền Cửa Ông,

Khu vực Hạ Long - Cẩm Phả có sự phân hóa địa hình rất rõ nét từ núi thấp đến đồi, đồng bằng hẹp ven biển, bãi triều và các vũng, vịnh kín ven bờ biển Đông

Sự phân hóa địa hình kết hợp với nền nhiệt ẩm phong phú của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa chịu sự chi phối của biển đã tạo ra các hệ sinh thái đa dạng và giàu có: thảm thực vật rừng kín thường xanh nhiệt đới ẩm, thảm thực vật ngập mặn phong phú, các hệ sinh thái san hô, cỏ biển, Điều kiện tự nhiên đã rất ưu ái cho Hạ Long, tạo ra nhiều cảnh quan độc đáo, hấp dẫn, có ý nghĩa về sinh thái, kinh tế và môi trường

Các điều kiện tự nhiên và nhân văn ở trên đã tạo tiền đề vững chắc cho phát triển một nền kinh tế đa dạng nhiều thành phần cũng như có vai trò quan trọng trong giữ gìn cảnh quan, môi trường và an ninh, xã hội của vùng và cả tỉnh Quảng Ninh

Trang 25

Nằm trên trục tam giác tăng trưởng phía bắc Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, là đầu mối giao thông giữa các tuyến đường giao thông thủy và bộ quan trọng: đường 18A, 18B, đường 10,… có cảng Cái Lân là cảng nước sâu duy nhất ở miền Bắc, khu vực di sản Vịnh Hạ Long có ý nghĩa kinh tế nội vùng Đông Bắc, vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và ý nghĩa liên thông quốc tế về đường thủy, đường bộ và đường không trong tương lai (sân bay quốc tế Vân Đồn)

Với vị trí địa lý như trên, khu vực di sản Vịnh Hạ Long có vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Ninh, chiến lược phát triển Vịnh Bắc Bộ và chiến lược hai hành lang, một vành đai với Trung Quốc (Vân Nam, Côn Minh và Quảng Tây)

2.2 ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

2.2.1 Điều kiện tự nhiên

a) Địa chất và địa mạo

 Địa chất

Về cấu trúc địa chất, khu vực Vịnh Hạ Long nằm trong phạm vi đới duyên hải, chịu vận động nghịch đảo, tạo sơn cách đây khoảng 340 đến 285 triệu năm, bao gồm các thành tạo có tuổi từ Ordovic đến Đệ Tứ, trong đó chủ yếu là các đá trầm tích và trầm tích phun trào

Thành tạo cổ nhất là các trầm tích Ordovic thượng - Silur hạ có trên khu vực quần đảo Cô Tô Trầm tích này là một hệ xen kẽ dạng nhịp của các đá lục nguyên

và đá vụn núi lửa thành phần axit; trong trầm tích này có nhiều hóa thạch bút đá, đặc trưng cho môi trường biển sâu Trầm tích Devon hạ - trung phân bố ở các đảo Trà Bản, Ngọc Vừng, Vạn Cảnh, chứa các hóa thạch tay cuội, san hô, huệ biển là những sinh vật chỉ thị cho môi trường biển nông ven bờ Ngoài ra, còn có các trầm tích than phân bố ở khu vực từ đảo Cái Bầu cho tới Phả Lại; trầm tích Neogen, Milogen, Pliocen phân bố ở khu vực Hoành Bồ, Cửa Lục, trong đó đều có chứa các hóa thạch thực vật, động vật thân mềm hai mảnh ghi dấu sự phát triển của địa chất Vịnh Hạ Long qua các thời kỳ

Thành tạo Đệ tứ trong khu vực Hạ Long gồm các trầm tích Pleitocen thượng

và trầm tích Holocen Trong đó Pleitocen là một phức hệ các tướng trầm tích biển, sông - biển và aluvi sông; trầm tích Holocen gồm các trầm tích biển phân bố trên các thềm biển, các cồn cát ven bờ và ở nhiều đảo Trầm tích Holocen phủ đáy Vịnh

Hạ Long gồm các loại bột lớn, bùn bột nhỏ và bùn sét - bột Nếu theo quy luật cuả một bồn đang tích tụ là càng xuống sâu thì trầm tích càng mịn thì ở Vịnh Hạ Long,

Trang 26

quy luật này là ngược lại Điều đó nói lên rằng, trầm tích đáy Vịnh đã được tích tụ trong quá khứ Đây là một hiện tượng khá lý thú khi nghiên cứu đáy Vịnh Hạ Long

Nét nổi bật nhất là các trầm tích hạt thô như cát kết, cuội kết chiếm tỷ trọng lớn trong các hệ tầng và các thành tạo phun trào ở đây chủ yếu có thành phần axit Đặc điểm đó tạo nên tính sắc sảo của địa hình các dãy núi và khả năng tạo vỏ phong hoá sét bị hạn chế

- Địa hình núi thấp: chiếm diện tích chủ yếu của vùng Cẩm Phả

- Địa hình karst: tập trung ở phía đông bắc vùng nghiên cứu thuộc địa phận thị xã Cẩm Phả và phía đông thành phố Hạ Long Địa hình cấu tạo chủ yếu là trầm tích biển cacbonat (đá vôi) Độ cao trung bình khoảng 150 - 300m Quá trình rửa lũa và gặm mòn khá mạnh mẽ tạo nên các đỉnh nhọn răng cưa và phát triển nhiều hang động, phễu karst và thung lũng ngầm

Địa hình đá vôi dạng tuyến phương tây bắc - đông nam phân bố chủ yếu ở khu vực Vịnh Hạ Long, Bái Tử Long Bao gồm nhiều khối núi có chiều dài 1 - 3 km hoặc các khối núi riêng biệt nối tiếp nhau theo phương tây bắc - đông nam, xen kẽ giữa các dải núi này là các lạch sâu cùng phương Hoạt động karst đang diễn ra mạnh mẽ, dưới tác dụng của nước biển phần lớn quá trình rửa lũa đã tạo nên các hang dạng hàm ếch hoặc các ngấn nước rõ nét trên các vách của những khối núi

Địa hình đá vôi dạng tuyến phương đông bắc - tây nam tập trung chủ yếu ở phía đông bắc vùng nghiên cứu, chúng kế tiếp dải núi phía nam đường 18, được bắt đầu từ thành phố Hạ Long đến thị xã Cẩm Phả Quá trình karst cũng đang hoạt động mạnh mẽ ở dải núi đá vôi này mà bằng chứng là hàng loạt các hang động nằm trên các độ cao khác nhau Xen kẽ các dải địa hình này là các thung lũng karst ngầm kéo dài dạng chữ "U" được lắng đọng các trầm tích đệ tứ bở rời, hai bên sườn thung lũng là các vách đá vôi dốc đứng kéo dài nhiều km theo phương đông bắc - tây nam

- Địa hình đồi: phân bố ở vùng chuyển tiếp giữa vùng núi và đồng bằng ven

biển, độ cao trung bình từ 50 - 150m và có xu hướng thấp dần về phía thung lũng hoặc bờ Vịnh Độ dốc sườn thoải 8 - 20 Quá trình bóc mòn - xâm thực chiếm vai trò chủ đạo tạo nên các đỉnh đồi khá bằng phẳng Hệ thống sông, suối phát triển

mạnh và chia cắt các dải đồi này thành từng dải đồi riêng biệt nối kế tiếp nhau

Trang 27

Hình 2.2 Sơ đồ địa chất khu vực nghiên cứu

Trang 28

- Địa hình đồi - núi thấp với đỉnh rộng, sườn bóc mòn dốc 15 - 250 trên các

đá trầm tích lục nguyên và carbonat: Xếp vào nhóm địa hình đồi núi thấp gồm các dải đồi núi có độ cao tuyệt đối dao động trong khoảng 100 - 300m, mức độ phân cắt sâu 50 - 120m/km2 Trên diện tích chủ yếu là địa hình đồi (độ phân cắt sâu địa hình

<100m/km2), đôi nơi vẫn nổi lên các khối núi dạng bóc mòn sót Nhóm kiểu địa hình này thường nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa các dải núi và thung lũng hoặc ở phần rìa các dãy núi

- Địa hình đồng bằng: chiếm một diện tích không lớn, tập trung ở phía nam,

tây nam của khu vực Bề mặt đồng bằng khá bằng phẳng và nghiêng dần về phía biển, độ cao dao động trong khoảng 2 - 10m Cấu tạo nên đồng bằng chủ yếu là sét, cát, bùn có nguồn gốc hỗn hợp sông, biển và vũng vịnh

- Địa hình bờ, bãi biển: Vùng biển Đông Bắc và các đảo hình thành nên một

số bờ biển chạy dọc theo chiều dài bờ biển, xen giữa những bãi cát có sườn thoải, cát trắng là những dải núi đá vôi vách dựng đứng từ khu vực đèo Bụt tới xã Quang Hanh (Cẩm Phả) Khu vực này có bờ biển phức tạp nhất ở Việt Nam do sự tồn tại của hàng ngàn đảo lớn nhỏ ngoài khơi tạo nên các vịnh lớn (Hạ Long, Bái Tử Long ) với nhiều sông, luồng lạch nhỏ chia cắt Đường bờ thường hình thành từ các đoạn bờ phát triển trên các thành tạo đá gốc rắn chắc, xen kẽ các đoạn bờ phát triển trên các thành tạo Đệ tứ bở rời Một số bãi biển đẹp như tại khu du lịch Hoàng Gia, khu du lịch Tuần Châu - Bãi Cháy, bãi Titop trên đảo Titop, bãi Ba Trái Đào

- Địa hình đáy Vịnh Hạ Long

Bề mặt đáy biển tồn tại các bậc địa hình liên quan đến các đường bờ biển cổ trong suốt thời gian Đệ tứ Các bậc địa hình này phân bố ở độ sâu 3 - 5m; 10 - 20m;

25 - 30m; 50 - 60m ứng với thời kỳ biển tiến Flandrian

Đáy Vịnh Hạ Long ở kiểu đồng bằng tích tụ có dạng địa hình kế thừa và xâm thực của dòng triều, bề mặt đáy nghiêng từ bờ ra độ sâu vào khoảng 0,002 - 0,005o, trên mặt đáy được tạo thành một lớp trầm tích từ tuổi Holocen sớm Thềm san hô được phân bố ở phía Đông Bắc đến Đông Nam vịnh, rạn san hô càng đi ra càng phát triển, còn vào phía trong kém phát triển

Như vậy khu vực nghiên cứu có đầy đủ cả ba dạng địa hình chính: núi, đồi

và đồng bằng Mỗi loại địa hình khác nhau là những nhân tố tác động đến từng loại tai biến tương ứng với chúng: đối với địa hình miền núi do mật độ chia cắt sâu, độ dốc địa hình lớn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình trượt lở mạnh so với vùng khác Đối với vùng đồng bằng mật độ chia cắt ngang lớn, cấu tạo địa chất là trầm tích bở rời nên quá trình xói lở, bồi tụ xảy ra mạnh hơn

Trang 29

Hình 2.3 Bản đồ địa mạo và tai biến thiên nhiên khu vực nghiên cứu

Trang 30

Các giá trị địa chất, địa mạo độc đáo của khu vực di sản Vịnh Hạ Long là kết quả của quá trình lịch sử hình thành, phát triển và biến cải địa chất khu vực kéo dài hơn 500 triệu năm Karst Vịnh Hạ Long có ý nghĩa toàn cầu và có tính chất nền tảng cho khoa học địa mạo Môi trường địa chất còn là nền tảng phát sinh các giá trị khác nhau của Vịnh Hạ Long như đa dạng sinh học, văn hóa khảo cổ và các giá trị nhân văn khác

b) Khí hậu

Vùng Hạ Long thuộc tiểu vùng khí hậu Hồng Gai - Cẩm Phả, mang tính chất chuyển tiếp giữa tiểu vùng khí hậu vùng duyên hải đông bắc (Móng Cái - Tiên Yên) sang tiểu vùng tây, tây nam (Yên Hưng - Đông Triều) Chế độ hoàn lưu ở vịnh bị chi phối bởi hai khối không khí là: khối không khí cực đới lục địa châu Á, với dòng không khí lạnh hoạt động quanh năm nhưng mạnh nhất vào mùa đông; khối không khí nhiệt đới Ấn Độ Dương trong mùa hè và nhiệt đới xích đạo Thái Bình Dương với áp thấp nhiệt đới thường xuyên có bão trong mùa hè Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: mùa đông từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, mùa hè từ tháng 5 đến tháng 10 Nét nổi bật nhất là chế độ mưa ẩm ở đây rất phong phú

 Chế độ nhiệt - ẩm

Nhiệt độ: Tổng nhiệt độ toàn năm trong vùng trên 8000oC Nhiệt độ trung bình hàng năm là 22,9ºC, dao động không lớn từ 16oC đến 28o

C Mùa đông khá lạnh, lạnh nhất so với các vùng ven biển nước ta Hàng năm có 4 tháng (từ tháng 12 đến tháng 3) nhiệt độ trung bình dưới 20o

C Tháng lạnh nhất là tháng 1, có nhiệt độ trung bình khoảng 15,8oC Mùa hạ tương đối dịu, nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất (tháng 7) chỉ vào khoảng 28oC

Nhiệt độ vùng đất liền tại Bãi Cháy, Hòn Gai, Cẩm Phả, thường chịu sự chi phối điều hòa của nước biển và có sự chênh lệch nhiệt độ giữa đất liền, đảo với biển; nhiệt độ cao nhất là mùa hè từ 28 - 36,6oC, và thấp nhất vào mùa Đông từ 16 -

18oC, có năm nhiệt độ xuống đến 3 - 6oC Biên độ dao động ngày đêm của nhiệt độ tương đối nhỏ do ảnh hưởng điều hòa của biển Trên đất liền, biên độ trung bình vào khoảng 6 - 7o

C, còn ngoài đảo chỉ 4 - 5oC

Bảng 2.1 Một số đặc trưng nhiệt độ tại Hồng Gai và Cô Tô

Chuẩn sai tháng 1 (oC) Tmin (

oC) Tmax (oC) Biên độ năm

Độ ẩm: Khu vực Vịnh Hạ Long và phụ cận chịu tác động của nhiệt độ, gió

và thủy triều nước biển lên xuống, thường thường vùng trên và giáp đất liền có độ

Trang 31

ẩm thay đổi hơn trên vùng Vịnh, độ ẩm trong khu vực Vịnh thấp hơn đất liền Độ

ẩm không khí trong vùng khoảng 82 - 85% Độ ẩm trung bình cao nhất vào tháng 3

và thấp nhất vào tháng 11, 12 Mùa đông độ ẩm tương đối thay đổi không đều, vào các đợt gió đầu mùa và giữa mùa, độ ẩm đạt giá trị thấp, còn nửa cuối mùa thì lại cao Vào mùa hè, độ ẩm tương đối phân bố khá đều giữa các tháng, trung bình khoảng 82%

Bảng 2.2 Độ ẩm tương đối trung bình (%)

I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm Hồng Gai 77 84 88 86 82 84 82 85 82 78 77 77 82

Cô Tô 79 88 91 89 87 87 84 85 80 77 78 79 84

 Chế độ mưa

Lượng mưa trong vùng nghiên cứu có sự biến đổi theo mùa trong năm và phụ thuộc vào các vùng khác nhau Lượng mưa trung bình năm tương đối lớn đạt trên 2.000 mm, có nơi trên 2.500 mm

Mùa hè mưa nhiều, chiếm 80- 85% tổng lượng mưa cả năm Vào mùa mưa

có mưa rất lớn do tác dụng chắn của địa hình, nhất là khi dòng áp thấp hay bão Lượng mưa cao nhất vào tháng 7 và tháng 8 Mùa đông là mùa khô, ít mưa chỉ đạt khoảng 15-20% tổng lượng mưa cả năm Lượng mưa ít nhất là tháng 12 và tháng 1

Bảng 2.3 Lượng mưa lớn nhất, nhỏ nhất trong năm (mm)

T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12 Năm

Hồng

Gai

Max 153 135 141 202 540 821 1008 1257 1456 1077 150 66 3301 Min 0 0 0 0 18 92 42 50 25 2 0 0 1027 Min 0 0 0 7 0 0 50 36 8 0 0 0 621

Max 119 126 125 210 271 561 658 695 782 367 370 116 2562 Min 1 0 2 4 42 96 22 48 56 5 1 0 1267

Về tốc độ gió: Do ảnh hưởng của địa hình đan xen, phức tạp giữa núi, đảo, biển và đất liền nên cơ chế gió không thuần nhất Khu vực ngoài khơi và vùng Vịnh

Trang 32

có tốc độ gió rất lớn, trung bình hàng năm là 5 m/s, ít khi gió lặng (≤3%), lúc thủy triều lên tốc độ gió có thể đạt đến 40 m/s Trong khi đó, khu vực đất liền do ảnh hưởng của cánh cung Quảng Nam Châu - Yên Tử, có các dãy núi chắn gió nên tốc

độ gió trung bình vào ngày không có mưa và bão, có tốc độ gió thường dưới 2 m/s Tần suất gió lặng không đến 30% và đã quan sát được gió trên 2m/s, tần suất gió lặng đến 45% và tốc độ gió lớn nhất chỉ 24m/s

Bảng 2.4 Tốc độ gió trung bình các tháng và năm

I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm Hồng Gai 2,9 2,6 2,1 2,4 3,1 3,4 3,0 3,4 3,5 3,3 3,1 3,0 3,0

Cô Tô 5,0 4,8 4,1 3,5 4,0 4,5 5,5 4,6 4,9 5,3 5,4 5,2 47

Tốc độ lớn nhất của các tháng giữa mùa hạ vượt xa các tháng khác, các tháng mùa đông hãn hữu lắm mới có gió trên 15 - 20m/s Nguyên nhân do mùa hạ cũng là mùa bão, tuy nhiên đây không phải là nguyên nhân duy nhất, gió lớn cũng có thể xảy ra trong các đợt gió mùa, các cơn dông mà nhiều khi là lốc hoặc tố

 Các hiện tượng thời tiết đặc biệt

Bão: Khu vực Vịnh Hạ Long là vùng biển kín nên ít chịu ảnh hưởng của

những cơn bão lớn, sức gió mạnh nhất trong các cơn bão thường là cấp 9, cấp 10

Cá biệt có cơn bão mạnh cấp 11 Bão thường xuất hiện vào mùa hè tuỳ thuộc vào sự

di chuyển của dải hội tụ nhiệt đới Vào các tháng đầu mùa hè, dải hội tụ nhiệt đới di chuyển về phía bắc, nên vào thời gian này bão và áp thấp nhiệt đới tập trung nhiều ở các tỉnh phía bắc, sau đó dịch chuyển dần vào phía nam và càng vào phía nam số lượng của bão và áp thấp nhiệt đới cũng giảm

Dông: phần lớn là dông nhiệt xảy ra trong mùa hè, trung bình mỗi tháng có ít

nhất 5 ngày dông Tháng 7 và tháng 8, mỗi tháng gặp tới 20 - 25 ngày dông trong

đất liền, 15 - 20 ngày dông ngoài hải đảo Dông thường xảy ra vào ban ngày, nhiều

nhất vào trưa và chiều vì phần lớn là dông nhiệt, xảy ra vào lúc nhiệt độ cao nhất,

độ bất ổn định của không khí lớn nhất Dông thường kèm theo gió mạnh và mưa

rào, thậm chí có thể có mưa đá trong những cơn dông đầu và cuối mùa

Sương mù: là hiện tượng nhiễu động của thời tiết, thường hay gặp ở ven biển

và nhất là trên các đảo Khu vực Vịnh Hạ Long sương mù xuất hiện quanh năm do ảnh hưởng của các dãy núi phía sau cánh cung Quảng Nam Châu - Tiên Yên Mật

độ sương mù tập trung nhiều nhất vào nửa đêm đến trưa hôm sau trên vùng Vịnh Hạ Long, còn khu vực duyên hải sương mù thường xuất hiện vào buổi tối và kết thúc vào buổi trưa hôm sau Trung bình hàng năm, trên đảo quan sát được khoảng 30 ngày sương mù, trên đất liền ven biển là 15 - 20 ngày Sương mù xuất hiện tập

Trang 33

trung trong mùa đông Tháng nhiều sương mù nhất là tháng 3, trung bình ngoài đảo quan sát được tới trên dưới 10 ngày, trên đất liền dưới 10 ngày

Mưa phùn: là hiện tượng phổ biến trong các tháng cuối mùa đông Hằng năm

quan sát được khoảng 30 ngày mưa phùn ở ven biển, 20 - 25 ngày ngoài hải đảo Tháng nhiều mưa phùn nhất là tháng 3, có 10 ngày mưa phùn ở ven biển, 5 - 6 ngày mưa phùn trên các đảo

c) Thủy, hải văn

 Thủy văn

Khu vực nghiên cứu có nhiều sông, suối, hồ và moong chứa nước tạo ra các lưu vực sông có diện tích hàng trăm km2, đang được sử dụng cho các mục đích khác nhau như nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt, thu nhận chất thải,

Số lượng sông suối trong khu vực nghiên cứu tương đối nhiều, lòng hẹp, dòng chảy ngắn và độ dốc cao, bên cạnh đó lại có nhiều thung lũng sâu, hẹp Do vậy, ở đây xảy ra xâm thực dọc là chính và chủ yếu còn hệ thống xâm thực mạch ngang rất yếu Cường độ dòng chảy mạnh tạo nên dòng chảy lớn có thể cuốn trôi các vật cản trong các sông suối đổ ra biển Đông đã gây nên hiện tượng tích tụ và bồi lắng trầm tích đáy Vịnh Hạ Long còn trầm tích dưới đáy sông, suối hầu như không có Các sông suối này ít khi có lũ và lũ thường chỉ xảy ra trong thời ngắn vào đầu mùa mưa

Các sông đổ vào vũng Cửa Lục và Vịnh Hạ Long gồm sông Trới, sông Man

và sông Diễn Vọng với tổng diện tích lưu vực 533 km2 Trong đó lớn nhất là sông Diễn Vọng với tổng thủy lượng năm đạt 92 triệu m3 và tổng tải lượng phù sa 0,125 triệu tấn Sông Man chảy vào Vịnh Cửa Lục theo hướng bắc - nam, có lưu lượng nhỏ và mang theo ít vật chất gây bồi lắng Vịnh Cửa Lục Sông Trới nằm ở phía tây Vịnh Cửa Lục, là sông lớn thứ 2 sau sông Diễn Vọng; nước khá trong, có 2 nhánh là suối Váo và suối Đồng Giang

Nguồn nước ngầm ở đây được khai thác từ những năm 1970 với khoảng 20 giếng khoan có tổng công suất lớn, điển hình là mỏ nước khoáng Quang Hanh

Ngoài ra, khu vực còn có một số hồ có giá trị lớn trong cung cấp nước sinh hoạt, lớn nhất là hồ Yên Lập với dung tích thường xuyên 127,5 triệu m3, dung tích hữu ích 113,3 triệu m3 Hiện đang cấp khoảng 66000 m3

/ngày

Chế độ thủy văn trong vùng chịu ảnh hưởng tác động của hệ thống sông suối

và sự lên xuống của mực nước biển Do đặc điểm hệ thống sông, suối khu vực Hồng Gai, Cẩm Phả và Hạ Long được bắt nguồn từ vùng đồi núi thuộc cánh cung Châu Yên Tử và Đông Triều có độ cao 500 - 1300m, hướng dòng chảy từ Tây Bắc -

Trang 34

Đông Nam, vuông góc với bờ biển, điểm cuối cùng cả dòng chảy là Vịnh Hạ Long

Dòng chảy sông, suối trong khu vực đều không có trung lưu nên tại điểm tiếp giáp với biển vừa là Vịnh, lại vừa là cửa sông, suối như Đầm Hà, Hà Cối, Ba Chẽ, Vịnh Cửa Lục, Do ảnh hưởng cuả đặc điểm này, nước sông vào mùa hè thường dâng rất nhanh và khi rút thì nước cạn kiệt nhanh, chênh lệch mực nước giữa mùa lũ

và mùa cạn khoảng hàng nghìn lần

 Hải văn

Thủy triều: Khu vực ven biển thuộc chế độ nhật triều thuần nhất, hàng

tháng có trên dưới 25 ngày nước lên và xuống với biên độ trung bình là 2,19 mét, cao nhất là 4,1 mét vào các tháng 6,11,12 và thấp nhất là 0,7 mét, các đỉnh triều thường cách nhau 25h

Bảng 2.5 Độ lớn của thủy triều kỳ nước cường

Nguồn: Đài khí tượng tỉnh Quảng Ninh

- Kỳ nước cường (kỳ nước lớn) thường xảy ra sau 2 - 3 ngày kể từ lúc mặt trăng có độ xích vĩ lớn Thời gian này tốc độ mực nước lên xuống nhanh có thể tới 0,5m/h Tại Vịnh Hạ Long rất đặc trưng với mức triều cường vào khoảng 3,5 - 4,2 m/ngày theo hệ cao hải đồ (hệ cao hải đồ tại vùng biển này lớn hơn hệ cao độ quốc gia: 1,9m)

- Kỳ nước ròng (kỳ nước thấp) thường xảy ra sau 2 - 3 ngày kể từ lúc mặt trăng đi qua xích đạo Thời gian này mực nước lên xuống rất ít, có lúc gần như đứng, mực nước biển trong vùng Vịnh khá cạn, phần lớn có độ sâu chỉ khoảng 6m

đến 10m và trên các đảo đều không lưu giữ nước bề mặt

Sóng biển: các đặc trưng của sóng ở vùng biển Vịnh Hạ Long phụ thuộc chủ

yếu vào chế độ gió của 2 mùa chính (mùa đông và mùa hè) kết hợp với địa hình ở từng đoạn cụ thể Độ cao sóng ven bờ trung bình năm đạt 0.78m, độ cao sóng lớn nhất các tháng trong khoảng 2.2 - 4.9m (Nguyễn Văn Viết, 1985) Hướng sóng hợp với trường gió hoạt động theo mùa Độ cao sóng lớn nhất có hướng nam và đông nam vào mùa hè do có đảo chắn nên sóng ở Vịnh Hạ Long không quá 1.5 m

Từ bắc xuống nam hướng dòng chảy thay đổi theo địa thế đường bờ và có hướng thay đổi từ tây nam đến nam và nam đông nam Tốc độ trung bình 20 - 25cm/s Vịnh Hạ Long có nhiều đảo che chắn nên dòng chảy diễn biến rất phức tạp

Trang 35

và chủ yếu bị chi phối bởi dòng triều và địa hình đáy biển Đặc biệt tốc độ dòng chảy rất lớn khi đi qua các eo hẹp, cửa giữa các đảo (có thể trên dưới 100cm/s) Ở ven bờ khu vực các cửa hệ thống sông lớn dòng chảy rất phức tạp do động lực của dòng chảy sông rất lớn vào mùa lũ

Tóm lại, sóng ở Vịnh Hạ Long có cấp độ cao thấp, sóng cao nhất chỉ xuất hiện ở hướng nam và tây nam với tần suất rất nhỏ Sóng ở đây chủ yếu là sóng gió Địa hình đáy biển không sâu và đà gió không mạnh làm cho sóng ở đây không thể phát triển lớn hơn được, mặc dù có các biến động thời tiết rất mạnh như bão

Nhiệt độ nước biển: So với các vùng biển tỉnh Quảng Ninh thì Vịnh Hạ Long có nhiệt độ nước biển tầng mặt cao nhất

Nhiệt độ nước biển ở tầng mặt cao nhất vào tháng 7, đạt giá trị nhiệt độ cao nhất là 34,3 - 35,2oC và trung bình khoảng 30,0 - 30,5oC Tháng 2, là tháng có nhiệt

độ nước biển thấp nhất, nhiệt độ trung bình dao động trong khoảng 17,5 - 18,0o

C, thấp nhất xuống đến 11,0 - 12,0oC Từ tháng 2 đến tháng 7, nhiệt độ nước biển tăng dần sau đó lại giảm dần đến tháng 2 năm sau

Sự phân bố của nhiệt độ nước biển tầng đáy cũng giống như phân bố của nhiệt độ nước biển tầng mặt, song các giá trị cao nhất, thấp nhất và trung bình giữa hai tầng mặt và đáy thường chênh nhau khoảng 1oC Nhìn chung, nhiệt độ nước biển tầng mặt cao hơn tầng đáy Tháng 2 có nhiệt độ nước biển cao nhất ở tầng đáy

là 20,1oC, trung bình vào khoảng 18,0oC Tháng 7, giá trị nhiệt độ nước biển cao nhất đạt 31,0oC, trung bình 29 - 30oC

Độ mặn nước biển:

Mùa đông (từ tháng 11 đến tháng 4) nồng độ muối có giá trị cao trong năm, cao nhất vào tháng 1 và tháng 2 nằm trong khoảng 31 - 32‰, vì thời kỳ này ít mưa nhất Lượng mưa nhỏ, độ muối ít bị pha loãng: lượng bốc hơi lại cao nhất trong năm Vào mùa này, độ mặn nước biển cao nhất có thể lên đến 33,5- 34,5‰ Biên độ dao động của độ mặn nước biển giữa các tháng trong mùa không lớn

Mùa hè (từ tháng 5 đến tháng 11) độ mặn thấp nhất trong năm Thấp nhất vào tháng 7 hoặc 8, giá trị trung bình từ 21 - 22‰ Bởi vì mùa hè mưa nhiều, nước biển bị pha loãng và nước ngọt từ các sông suối trong đất liền đổ ra trong khi lượng bốc hơi mùa hè rất thấp nên độ mặn nước biển xuống thấp Độ mặn thấp nhất có thể xuống tới 2 - 4‰ trong những ngày mưa lớn ở vùng cửa sông đổ ra Vịnh

Như vậy, khí hậu vùng di sản Vịnh Hạ Long khá thuận lợi cho các hoạt động

du lịch, tham quan, tắm biển, nghỉ dưỡng, thể thao và du lịch sinh thái, Tuy nhiên, mùa đông lạnh và có nhiều ngày thời tiết xấu gây trở ngại cho hoạt động du lịch, mùa hè thường có dông bão và những đợt mưa lớn gây biến động, lũ lụt, sạt lở,…

Trang 36

Do có nhiều đảo lớn án ngữ, nên sức gió suy giảm nhiều, hạn chế bớt mức độ tác động, đây là yếu tố thuận lợi cho du lịch Hạ Long

d) Thổ nhưỡng

Từ các loại đá mẹ chủ yếu là sa thạch, diệp thạch, đá vôi phong hóa đã tạo thành 5 nhóm đất chính sau: đất feralit, đất dốc tụ, đất phù sa, đất cát, đất mặn ven biển và đất xói mòn trơ sỏi đá

 Nhóm đất feralit

- Đất feralit mùn phát triển trên đá cát kết, bột kết, cát bột kết (HFq): loại đất

này thường gặp ở độ cao từ 250 - 300m trở lên đến 800 - 850m, có khi lên tới 1000m Đá mẹ thường là bột kết, cát kết hoặc cát bột kết Màu sắc của đất có thể là vàng, vàng nâu tùy theo hàm lượng sắt và nước trong đất tạo nên, còn màu đỏ vàng ít gặp Thành phần cơ giới trung bình Trong khu vực nghiên cứu, loại đất này chỉ có một diện tích nhỏ phân bố ở phía bắc phường Mông Dương

- Đất feralit phát triển trên đá cát kết, bột kết, cát bột kết (Fq): phân bố rộng

trong vùng, chủ yếu ở độ cao dưới 250m Lớp phủ thường là guột, cỏ tranh, thanh hao, sim, mua,… Tầng đất trung bình, những nơi còn rừng thì đất có độ ẩm khá tốt, những nơi rừng bị tàn phá, đất bị xói mòn mạnh, tầng đất nông, khô cằn Tùy độ ẩm của đất, lượng mùn và hàm lượng oxit sắt trong đất mà đất có màu vàng nâu hoặc

đỏ vàng Đất phân bố chủ yếu ở dạng địa hình đồi, đồi bát úp ở Cẩm Phả, phía bắc đường 18A thuộc thành phố Hạ Long Loại đất này thích hợp với một số loại cây lâm nghiệp như thông, bạch đàn, phi lao, keo Tuy nhiên, do hoạt động của con người (khai thác than, đốt rừng làm nương rẫy ) mà lớp phủ thực vật không còn, chỉ còn tồn tại các loài trảng cỏ cây bụi như sim, mua, guột là những loại cây có khả năng chịu hạn, chịu chua tốt

- Đất feralit phát triển trên phiến sét (Fs): có tầng dầy dưới 70cm, thành

phần cơ giới thịt trung bình, hàm lượng mùn trung bình, độ dốc từ 15 - 250; thảm thực vật phát triển chủ yếu là rừng tái sinh và rừng trồng hoặc trảng cỏ và cây bụi Loại đất này phân bố trên dải hẹp thuộc phường Giếng Đáy, Hà Khẩu

 Nhóm đất dốc tụ

- Đất dốc tụ (D): Loại đất này có diện tích rất nhỏ, phân bố chủ yếu ở những

khu vực thung lũng hoặc chân đồi tạo thành các dải hẹp Đất có màu nâu xám, nâu vàng, thành phần cơ giới nhẹ, nghèo chất dinh dưỡng nhưng vẫn được sử dụng chủ yếu vào trồng lúa, hoa màu

- Đất dốc tụ trên sản phẩm đá vôi (Dv): có thể chia thành 3 loại nhỏ căn cứ

vào màu sắc là đất đá vôi màu đen, đất đá vôi màu nâu và đất đá vôi màu đỏ Trong

ba loại đất trên thì đất màu nâu là phổ biến nhất phân bố trên diện tích khá rộng,

Trang 37

tầng đất sâu trung bình (70-100cm), thành phần cơ giới thành phần cơ giới thịt trung bình Những loại đất này thường gặp ở xung quanh thung lũng và vùng núi đá vôi như Quang Hanh, Cẩm Phả, Thực vật thường gặp trên loại đất này là Vàng anh, Bời bời, Cỏ lào, Quyết,

Nhóm đất phù sa (P)

Đất phù sa sông suối được bồi tụ hàng năm Tầng đất dày, kết cấu tốt, thành phần cơ giới nhẹ Phần lớn các loại đất này được khai phá làm nông nghiệp Trong khu vực nghiên cứu, loại đất này phân bố ở ven biển xã Cộng Hòa

Nhóm đất mặn ven biển: gồm 3 loại đất:

- Đất mặn ven biển: đất có độ mặn cao, phản ứng chua nhiều, chứa nhiều

sulfat nhôm và sắt Loại đất này phân bố ở các cửa sông Diễn Vọng, sông Man và Cửa Lục - khu vực tiếp giáp với biển, không thích hợp để phát triển các loại rừng ngập mặn

- Đất mặn sú vẹt (Ms): đất này thường xuyên bị ngập triều, phần xa bờ nền

đất còn chưa ổn định Phân bố ven biển từ Móng Cái đến Quảng Yên với diện tích rộng và tập trung, còn từ Quảng Yên về phía nam diện tích hẹp và phân tán Đất thường xuyên ngập nước, bị ảnh hưởng mạnh của thủy triều nên phần ở xa bờ đất chưa ổn định Thực vật mọc ở đây chủ yếu là sú, vẹt, ngoài ra còn mắm, bần, cóc Chính nhờ những loại cây này mà đất được cố định, do phù sa được giữ lại và lắng đọng rồi bồi đắp và mở rộng dần ra biển Cần tăng cường và phát triển rừng sú vẹt trên loại đất này

- Đất cát: thường nằm thành những dải dài, những bãi lớn ở ven biển hoặc

ven sông Theo nguồn gốc và kích thước có thể chia ra làm hai loại chủ yếu: cát ven biển và cát ven sông suối Cát ven biển có những bãi lớn như ở Quảng Yên, Bãi Cháy Còn cát ven sông suối thường nhỏ hẹp và không cố định, diện tích không đáng kể Thực vật mọc trên cát chủ yếu là cỏ Loại đất này kém thích nghi với hầu hết các loại cây trồng (kể cả các loài thực vật ưa mặn) và hiện nay chưa có hình thức sử dụng hợp lý nào với loại đất này

 Đất xói mòn trơ sỏi đá (E)

Đất xói mòn trơ sỏi đá hình thành do hoạt động khai thác và đổ thải than, làm mất đi tầng canh tác Nhóm đất này chiếm diện tích tương đối lớn ở khu vực khai trường phía đông thành phố Hạ Long, khu vực đồi núi phía bắc thị xã Cẩm Phả

Trang 38

Hình 2.4 Bản đồ đất khu vực nghiên cứu

Trang 39

Miến: gồm các họ cây bụi chịu đƣợc khô hạn với đại diện các loài thuộc họ Bàng

(Combretaceae), họ Tử vi (Lythraceae)

Các thành phần của hệ thực vật phân bố trong nhiều sinh cảnh khác nhau nhƣ: rừng, trảng cây bụi, trảng cỏ, trảng cây gỗ trên đá vôi, trảng cây ngập mặn, cây trồng nông nghiệp, rừng trồng, thực vật trong khu dân cƣ,

Hiện nay, thảm thực vật ở Vịnh Hạ Long còn khá nguyên vẹn và hầu nhƣ không có dấu hiệu đốt cháy hay chặt phá ở xung quanh cửa hang có du khách đến thăm Với vị thế là di sản thiên nhiên thế giới đƣợc bảo vệ, đa dạng sinh học phong phú ở đây sẽ đƣợc bảo tồn nhƣ một phần của di sản thiên nhiên Việt Nam cho các thế hệ sau này

2.2.2 Tài nguyên thiên nhiên

a) Tài nguyên khoáng sản

Vùng Hạ Long - Cẩm Phả là một khu vực có nguồn tài nguyên khoáng sản dồi dào Tiềm năng lớn nhất trong khu vực là than

 Tài nguyên vật liệu xây dựng

Tài nguyên vật liệu xây dựng khá phong phú và đa dạng, bao gồm đá vôi xi măng, đá xây dựng và ốp lát, sét xi măng, phụ gia xi măng, sét chịu lửa, sét gạch

Trang 40

ngói, cát trắng, kaolin - pirophilit, kaolin, cát cuội sỏi Trữ lượng các loại tài nguyên này được ước tính như sau:

Bảng 2.7 Tài nguyên khoáng sản vật liệu xây dựng vùng Hạ Long - Cẩm Phả

đá Các nhà nghiên cứu của Hiệp hội Bảo tồn thiên nhiên thế giới đã phát hiện 7 loài thực vật đặc hữu của Vịnh Hạ Long Những loài này chỉ thích nghi sống ở các đảo đá vôi Vịnh Hạ Long mà không nơi nào trên thế giới có được, đó là: thiên tuế

Hạ Long, khổ cử đại tím, cọ Hạ Long khổ cử đại nhung, móng tai Hạ Long, ngũ gia

bì Hạ Long, hài vệ nữ hoa vàng Theo các tài liệu khác, danh sách thực vật của Vịnh

Hạ Long có 347 loài, thực vật có mạch thuộc 232 chi và 95 họ: trên 477 loài mộc lan, 12 loài dương xỉ và 20 loài thực vật ngập mặn Trong số các loại trên, có 16 loài đang nằm trong danh sách đỏ của Việt Nam đã nguy cấp và sắp nguy cấp Trong các loài thực vật quý hiếm, có 95 loài thuộc cây làm thuốc, 37 loài cây làm cảnh, 13 loài cây ăn quả và 10 nhóm có khả năng sử dụng khác nhau

Ngày đăng: 20/03/2015, 13:36

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
15. Sở Địa chính Quảng Ninh (2001). Quy hoạch sử dụng đất đai đến năm 2010 và kết quả tổng kiểm kê, kiểm tra đất đai tỉnh Quảng Ninh, Quảng Ninh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy hoạch sử dụng đất đai đến năm 2010 và kết quả tổng kiểm kê, kiểm tra đất đai tỉnh Quảng Ninh
Tác giả: Sở Địa chính Quảng Ninh
Năm: 2001
16. Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Ninh (2011). Báo cáo tổng hợp Xây dựng kế hoạch hành động đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 17. Sở Thủy sản Quảng Ninh (1999). Báo cáo kết quả điều tra nguồn lợi thủy sảnvịnh Hạ Long và định hướng sử dụng hợp lý - bền vững nguồn lợi giai đoạn 2000 - 2010, Quảng Ninh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng hợp Xây dựng kế hoạch hành động đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020" 17. Sở Thủy sản Quảng Ninh (1999). "Báo cáo kết quả điều tra nguồn lợi thủy sản "vịnh Hạ Long và định hướng sử dụng hợp lý - bền vững nguồn lợi giai đoạn 2000 - 2010
Tác giả: Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Ninh (2011). Báo cáo tổng hợp Xây dựng kế hoạch hành động đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 17. Sở Thủy sản Quảng Ninh
Năm: 1999
19. Nguyễn Thị Kim Thái. Nghiên cứu, lập quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Quảng Ninh đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Viện Khoa học &amp; Kỹ thuật Môi trường - Đại học Xây dựng Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu, lập quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Quảng Ninh đến năm 2010, định hướng đến năm 2020
21. Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia (1999). Điều tra nghiên cứu các hệ sinh thái thực vật vùng thành phố Hạ Long và phụ cận 22. Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia (1999). Hiện trạngphát triển du lịch thành phố Hạ Long Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều tra nghiên cứu các hệ sinh thái thực vật vùng thành phố Hạ Long và phụ cận" 22. Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia (1999). "Hiện trạng
Tác giả: Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia (1999). Điều tra nghiên cứu các hệ sinh thái thực vật vùng thành phố Hạ Long và phụ cận 22. Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia
Năm: 1999
28. Phạm Ngọc Toàn và Phan Tất Đắc (1975). Khí hậu Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khí hậu Việt Nam
Tác giả: Phạm Ngọc Toàn và Phan Tất Đắc
Nhà XB: NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội
Năm: 1975
30. UB Kế hoạch Quảng Ninh (1995). Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 1996 - 2010, Quảng Ninh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 1996 - 2010
Tác giả: UB Kế hoạch Quảng Ninh
Năm: 1995
31. UBND thành phố Hạ Long (2003). Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai thành phố Hạ Long thời kỳ 2003 - 2010, Quảng Ninh- Tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai thành phố Hạ Long thời kỳ 2003 - 2010
Tác giả: UBND thành phố Hạ Long
Năm: 2003
32. Craig L. Shafer. Historical, Scientific, Social and Legal Aspects, US National Park Buffer Zones Sách, tạp chí
Tiêu đề: Historical, Scientific, Social and Legal Aspects
33. Dr. Richard Beilfuss. Carr foundation proposal for Gorongosa national park buffer zone delimitation and management of the greater Gorongosa ecosystem, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Carr foundation proposal for Gorongosa national park buffer zone delimitation and management of the greater Gorongosa ecosystem
35. Ehler Charles, Fanny Douvere (2009). Marine spatial planning: A step-by-step Approach toward Ecosytem - based Management. Ủy ban Liên chính phủ về Hải dương học và Chương trình Sinh quyển và Con người. Cẩm nang hướng dẫn của IOC số 53, ICAM Dossier số 6. Paris: UNESCO Sách, tạp chí
Tiêu đề: Marine spatial planning: A step-by-step Approach toward Ecosytem - based Management
Tác giả: Ehler Charles, Fanny Douvere
Năm: 2009
18. Sở Xây dựng Quảng Ninh (2010). Điều chỉnh Quy hoạch cấp nước các đô thị và khu công nghiệp tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 Khác
20. Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (2010). Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược của quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam đến năm 2020, có xét đến năm 2030 Khác
23. Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia (1999). Các hệ sinh thái san hô và cỏ biển vùng vịnh Hạ Long - Bái Tử Long Khác
24. Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia (1999). Đa dạng sinh học trong vùng biển Vịnh Hạ Long dưới ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên và con người Khác
25. Trung tâm Tƣ vấn phát triển công nghiệp, Sở Công nghiệp Quảng Ninh. Quy hoạch phát triển công nghiệp - thủ công nghiệp thành phố Hạ Long, giai đoạn 2006 - 2015, tầm nhìn đến năm 2020 Khác
26. Trung tâm Tư vấn và Công nghệ Môi trường (2009). Điều tra, nghiên cứu, đánh giá và dự báo mức độ tổn thương nước và trầm tích đáy do ô nhiễm ở các vùng biển Chân Mây- Lăng Cô, cửa Ba Lạt (sông Hồng), vịnh Hạ Long và vịnh Tiên Yên Khác
27. Dƣ Văn Toán (2009). Quy hoạch không gian biển và khả năng ứng dụng tại Việt Nam Khác
29. Viện Tài nguyên và Môi trường Biển (2011). Báo cáo Điều tra cơ bản môi trường - Dự án bảo vệ môi trường Vịnh Hạ Long Khác
34. Isidro Méndes -LariosTowarde, JoséLuis Villíasenor , Rafael Lira , Juan J . Morrone, Patricia Da ́vila and Enrique Ortiz . Toward the indentification of a core zone in the Tehuacan-Cuicatlan biosphere reserve, Mexico, based on analysis of endemicity of flowering plan species Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w