1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thúc đẩy,nâng cao động lực làm việc cho nhân viên của nhà hàng Gật Gù

43 1K 14

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 43
Dung lượng 2,09 MB

Nội dung

Tính sáng tạo, sự chăm chỉ hăng hái trong công việc là rất cần thiết mà muốn làm tốt những điều đó con người cần có động lực làm việc riêng cho mình.Xuất phát từ tầm quan trọng của động

Trang 1

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1

LỜI MỞ ĐẦU 2

Bảng 1.1: Bảng thực đơn các món ăn, đồ uống nhà hàng Gật Gù……… 5

Sơ đồ 1.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lí của nhà hàng……….10

Bảng 1.3: Bảng doanh thu từ khi khai trương đến quý I năm 2012………11

Bảng 1.4: Bảng Lương Cơ Bản……… 31

Bảng 1.5: Mức độ hài lòng với môi trường làm việc……… 34

Bảng 1.6: Mức độ thoả mãn về lương……….34

Bảng 1.7: Mức độ thoả mãn về chế độ đãi ngộ……… 35

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài.

Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay,xu thế hội nhập và toàn cầu hóa tính cạnh tranh của hàng hóa và chất lượng của các sản phẩm đã làm cho các nhà hàng luôn trong tình trạng khó khăn, thử thách Để có một

vị thế vững chắc trên thị trường, mỗi nhà hàng phải luôn luôn phấn đấu nâng cao chất lượng món ăn, tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm Mà nền tảng của những điều đó chính là con người là nguồn nhân lực của nhà hàng Tính sáng tạo, sự chăm chỉ hăng hái trong công việc là rất cần thiết mà muốn làm tốt những điều đó con người cần có động lực làm việc riêng cho mình.Xuất phát từ tầm quan trọng của động lực làm việc trong công việc nên trong thời gian thực tập tại bô phận lế tân nhà hàng Gật Gù.em đã chọn đề tài: “Thúc đẩy động lực làm việc cho nhân viên trong nhà hàng Gật Gù”.Bởi

vì Quan tâm đến công tác tạo động lực lao động là nhà hàng đã đầu tư đúng hướng về quản trị nhận lực góp phần tạo ra hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh, tăng năng suất,hoàn thành công việc tốt hơn như thế sẽ làm tăng lợi nhuận nhà hàng

2 Mục đích nghiên cứu đề tài.

Với đối tượng nghiên cứu là động lực làm việc,bản chuyên đề của em:” Thúc đẩy,nâng cao động lực làm việc cho nhân viên của nhà hàng Gật Gù”

đi sâu vào nghiên cứu các vấn đề sau:

+ Xác định nội dung, bản chất của động lực làm việc

+ Xác định những công việc,những điểm mạnh,tốt mà nhân viên đã làm được tại nhà hạng,đồng thời những vấn đề còn tồn tại khiến cho nhân viên

Trang 3

thiếu động lực làm việc và chưa cống hiến hết bản thân mình Chính là thực trạng tạo động lực cho nhân viên tại nhà hàng

+ Chỉ ra 1 số phương pháp, giải pháp phù hợp với việc tăng động lực làm việc cho nhân viên tại nhà hàng

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

Làm thế nào để tạo động lực làm việc cho nhân viên trong nhà hàng Gật

4 Phương pháp nghiên cứu.

Để nghiên cứu đề tài, luận văn sử dụng các phương pháp: Tổng hợp, thu thập, so sánh, phân tích và đánh giá

5 Kết cấu của đề tài : Ngoài phần mở đầu, kết luận luận văn bao gồm hai

chương

Chương 1: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC

CHO NHÂN VIÊN TẠI NHÀ HÀNG GẬT GÙ

Chương 2: CÁC GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM THÚC ĐẨY

ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO NHÂN VIÊN NHÀ HÀNG GẬT GÙ

Dù cố gắng làm bài nhưng không tránh khỏi các thiếu xót.mong được sự bổ sung của thầy cô để chuyên để của em được hoàn thiện hơn!

Em xin chân thành cảm ơn!

CHƯƠNG I: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO NHÂN VIÊN TẠI NHÀ HÀNG GẬT GÙ

1.1 Khái quát hoạt động kinh doanh của nhà hàng Gật Gù

1.1.1Cơ cấu tổ chức,hệ thống quản lí của nhà hàng

Quá trình hình thành và phát triển của nhà hàng :

Nhà hàng gật gụ có địa chỉ : 2D Quang Trung,Hoàn Kiếm,Hà Nội.trú

Trang 4

nhà hành chính,hay những công ty,khu nhà cao tầng lớn,hiện đại như: Thư Viện Quốc Gia,trung tâm điện máy Nguyễn Kim,hay hãng hàng không vietnam airlines.

Trước đó nhà hàng còn đang là một studio cùa cửa hàng máy ảnh Nikon

và nhà hàng đã được khai trương vào tháng 8 năm 2011 trên tầng hai một khu nhà khá lớn, mở ra và lúc đầu với tuyển tám nhân viên Ban đầu nhà hàng chủ yếu chỉ kinh doanh các mặt hàng thưc phẩm ăn uống Nhưng hiện nay những sản phẩm nhà hàng cung cấp là rất phong phú đa dạng như :cơm văn phòng,các món ăn ngon,đẹp mắt và có khẩu vị rất riêng các loại rươu quý,các đồ uống nhẹ thông thường để có thể phục vụ tốt nhất cho nhu câù ngày càng cao của khách hàng.đồng thời còn có thể nhận đặt tiệc tất cả các ngày trong tuần cho nhưng khách hàng muốn tổ chức sinh nhât,tụ tập,hay các dịp chúc mừng sự kiện nào đó

Các mặt hàng mà nhà hàng cung cấp giờ rất đa dạng và phong phú như: Dưới đây là một số vị dụ về các món ăn và cỏn rất nhiều món nữa:

Bảng 1.1: Bảng thực đơn các món ăn, đồ uống nhà hàng Gật Gù

30.000 d/đĩaĐậu lướt ván:

50.000 d/đĩaPho mai dây : 99.000 d/đĩa

Trang 5

Khoai tây chiên:

50.000 d/đĩaRau mồng tơi luộc:

50.000 d/đĩaRau củ Tempura:

69.000 d/đĩa

Các món súp Súp bò băm:

30.000 d/bátSúp gà ngô kem:

30.000 d/bátSúp cá bớp: 59.000

d/bátCác món gà Gà nướng mật ong:

Trang 6

Và còn rất nhiều món nữa như các món về bò, về cá,

cơm rang…

Đồ uống Các loại bia Bitburder lon:

49.000 d/lonBochka đỏ: 95.000

d/lonChimay blue 9%:

159.000 d/chaiHeineken lon cao:

61.000 d/chai

Các loại rượu Chivas

12,18,21,25,38 giá

từ 950.000 d đến 16.500.000 d/chaiMaccalan 12,15,18,21,25:

1.650.000 d đến 17.500.000 d/chaiBalentine 12,17,21,30 :750.000d đến 6.650.000 d/chai

Và còn rất nhiều loại đồ uống ngọt nữa hay thuốc

lá…

http://gatgu.com.vn/system/index.php/menu)

Trang 7

Nhà hàng có Không gian sạch sẽ, thoải mái, được bố trí không gian hài hòa màu sắc nhẹ nhàng,cân đối mang lại cho khách cảm giác ấm cúng,cũng như không kém phần sang trọng.khách hàng sẽ được thưởng thức những món ăn ngon,khẩu vị rất riêng va ngon dưới nền nhạc nhẹ nhàng,hơi nhỏ 1 chút,để họ có thế nói chuyện và thương thức hương vị của món ăn.

(Nguồn: http://gatgu.com.vn)

Trang 9

Sơ đồ 1.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lí của nhà hàng:

1.1.2 Tình hình kinh doanh của nhà hàng :

Hiện nay nhà hàng đang kinh doanh rất tốt tạo được thương hiệu cũng như uy tín đối với khách hàng Những khách hàng đã từng qua nhà hàng ăn

và sử dụng các sản phẩm của nhà hàng đều cảm thấy hài lòng và quay lại với nhà hàng mỗi khi họ có nhu cầu

Việc nhà hàng có vị trí đắc địa gần các địa điểm lớn và thường có nhiều người như Thư Viện Quốc Gia,trung tâm điện máy Nguyên Kim,hãng hàng không vietnam airlines.Nơi người ta thường làm việc cả ngày và không có thời gian nấu bữa cơm để ăn…

Bảng 1.3: Bảng doanh thu từ khi khai trương đến quý I năm 2012

(Đơn vị tính: Triệu đồng)

GIÁM ĐỐC Nhà hàng

Quản lí nhà hàng

PHÒNG KẾ TOÁN

Bộ phận lễ tân

Trang 10

(Nguồn: phòng kế toán của nhà hàng Gật Gù)

Có thể thấy từ khi khai trương công việc làm ăn của nhà hàng ngày càng suôn sẻ và tốt hẳn lên, lượng khách trong nhà hàng ngày càng gia tăng

và như thế doanh thu của nhà hàng tăng đều

Và doanh thu nhà hàng là khá ổn định, và phụ thuộc váo mùa vụ hay các dịp lễ tết như bảng trên ta có thể thấy tháng 1, 2 là tháng đang ăn tết và

Tháng 11/2011

Tháng 12/2011

Tháng 1/2012

Tháng 2/2012

Tháng 3/2012

Trang 11

mới ra tết nên người dân ăn quán là rất nhiều cho thấy doanh thu cao từ nhà hàng

Những kết quả trên đã phản ánh sự nỗ lực cố gắng trong việc tạo uy tín,thương hiệu và mở rộng thị trường của nhà hàng đồng thời đã phản ánh những cố gắng của bộ phận quản lí hay những nhân viên đã và đang làm việc cho nhà hàng Đặc biệt nhà hàng đã không ngừng đầu tư, nghiên cứu tìm tòi thêm những món ăn mới,gia tăng thêm các khẩu vị lạ và đặc biệt tạo nên nét riêng biệt của nhà hàng.đồng thời cố gắng thỏa mãn đầy đủ các nhu cầu của người dùng bằng cách cung cấp thêm nhiều sản phẩm bổ sung để đáp ứng tốt nhất làm khách hàng cảm thấy hài lòng nhất có thể trong phạm

+ Luôn mang đến cho mỗi vị khách chất lượng món ăn tốt nhất,theo đó là chất lượng phục vụ cũng tốt nhất phục vụ luôn nhiệt tình,đáp ứng nhanh gọn những mong muốn của khách hàng

Cho nên muốn được như vậy cần tạo động lực làm việc cho người lao động để họ làm tốt công việc của mình,với lòng trung thành cũng như cống hiến sự nhiệt tình đối với công việc

Trang 12

1.2 Đánh giá thực trạng tạo động lực làm việc cho nhân viên tại nhà hàng Gật Gù

1.2.1 Khái niệm động lực làm việc và sự cần thiết trong việc tạo

động lực làm việc.

1.2.1.1 Khái niệm:

“Động lực lao độnglà sự khao khát và tự nguyện của người lao động

để tăng cường nỗ lực nhằm hướng tới việc đạt được các mục tiêu của tổ chức”.

Theo giáo trình Quản trị nhân lực của trường kinh tế quốc dân do Th.S Nguyễn Vân Điềm và PGS.TS Nguyễn Ngọc Quân

“Động lực của người lao động là nhân tố bên trong kích thích con người

nỗ lực làm việc trong điều kiện cho phép tạo ra năng suất hiệu quả cao”.

Theo giáo trình Tổ chức hành vi – TS Bùi Anh Tuấn

Như vậy động lực cá nhân là kết quả của rất nhiều nguồn lực hoạt động đồng thời trong con người và trong môi trường sống và làm việc của con người Do đó hành vi có động lực trong tổ chức là kết quả tổng hợp của sự kết hợp tác động của nhiều yếu tố như văn hóa của tổ chức, kiểu lãnh đạo, cấu trúc của tổ chức và các chính sách về nhân lực cũng như sự thực hiện các chính sách đó Và các yếu tố cá nhân người lao động cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo động lực làm việc cho chính họ như: nhu cầu, mục đích, các quan niệm về giá trị, hay sở thích, niềm đam mê của họ đối với công việc đó…

Những bản chất cơ bản của động lực lao động đó là:

Trang 13

- Động lực lao động không phải là đặc điểm tính cách cá nhân, nó không phải là cái cố hữu trong mỗi con người mà nó thường xuyên thay đổi Không

có ai sinh ra mà đã có sẵn tính động lực lao động hay không có động lực lao động Vào thời điểm này cá nhân có thể có động lực lao động rất cao nhưng vào thời điểm khác động lực lao động chưa chắc đã tồn tại trong họ Đặc điểm này cho thấy rằng các nhà quản lý có thể can thiệp vào quá trình tạo động lực cho người lao động của mình

- Động lực lao động luôn gắn với công việc cụ thể, một tổ chức, một môi trường làm việc cụ thể Điều này có nghĩa là không có động lực lao động chung chung Động lực lao động được thể hiện trong công việc mà người lao động đảm nhiệm, trong thái độ của họ với tổ chức Vì vậy muốn tạo động lực cho người lao động thì phải hiểu rõ công việc, môi trường làm việc của

họ cũng như mối quan hệ của họ với tổ chức

- Động lực lao động luôn mang tính tự nguyện, người lao động có động lực lao động sẽ làm việc hết mình, làm việc hăng say có chủ đích và hoàn toàn tự nguyện mà không hề cảm thấy phải chịu áp lực hay sức ép nào cả Bản chất con người là thích chủ động tự nguyện do vậy mà họ sẽ đạt được những kết quả ngoài mong đợi khi được làm việc trong một điều kiện thuận lợi không sức ép, áp lực Vì vậy, nhà quản lý phải có nghệ thuật để tăng cường tính tự lập cho người lao động, tức là tạo động lực cho họ

- Người lao động nếu không có sẵn động lực lao động thì vẫn có thể hoàn thành công việc Mặc dù không có động lực nhưng họ có trình độ có tay nghề, có nghĩa vụ phải hoàn thành công việc Tuy nhiên kết quả công việc không phản ánh được hết khả năng của họ, họ không phải là những nhân viên trung thành, là nguồn tài nguyên quý giá của tổ chức

Trang 14

- Động lực lao động là nguồn gốc dẫn đến tăng năng suất lao động cá nhân và sản xuất kinh doanh có hiệu quả trong điều kiện các điều kiện khác không đổi Động lực lao động giống như một sức mạnh vô hình từ bên trong con người thúc đẩy họ làm việc nỗ lực hơn, hăng say hơn Tuy nhiên, phải hiểu rằng, động lực chỉ là nguồn gốc chứ không phải là nhân tố tất yếu dẫn tới tăng năng suất lao động cá nhân và hiệu quả sản xuất kinh doanh Vì điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như trình độ, tay nghề người lao động, trình độ công nghệ sản xuất.

1 2.1.2 Tạo động lực

+ Tạo động lực:Là một trong những hoạt động của quản trị nhân lực, trong đó người quản lý sử dụng những kích thích để tăng hiệu quả thực hiện công việc của người lao động

“Tạo động lực là một hệ thống các chính sách biện pháp thủ thuật tác động đến người lao động nhằm tạo cho họ có động lực trong công việc.”

Theo giáo trình Tổ chức hành vi – TS Bùi Anh Tuấn

1.2.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới công tác tạo động lực cho người lao độngHiện tại có thể phân chia thành ba nhóm nhân tố cơ bản:

1.2.1.3.1 Nhóm nhân tố thuộc về bản thân người lao động

Nhóm này xuất phát từ chính bản thân người lao động, nó chính là động

cơ, động lực chính thôi thúc ngưòi lao động, bao gồm:

a Mục tiêu của cá nhân

Mỗi người có mục tiêu khác nhau, nên hành động của họ cũng có thể khác nhau,tùy thuộc công việc và hành động đạt đến mục tiêu đó Do đó người quản lý cần quan tâm đến riêng mỗi cá nhân nhiều hơn để biết được mục tiêu của mỗi người và biết được động cơ của họ vì động cơ của con

Trang 15

người rất khó nhận biết, xảy ra bên trong con người Mục tiêu của cá nhân chính là động cơ thúc đẩy,thôi thúc người lao động làm việc, khi cá nhân có mục đích mục tiêu rõ ràng thì công việc của họ sé được định hướng chính xác hơn và có nhiều cơ sở hoàn thành công việc tốt hơn.

b Nhu cầu cá nhân

Theo học thuyết hệ thống nhu cầu của Maslow Nhu cầu là cơ sở để tạo động lực lao động Hệ thống nhu cầu của con người bao gồm:

- Nhu cầu sinh lý,thiết yếu là các đòi hỏi cơ bản về nhu cầu vật chất :thức ăn,nước uống và nhu cầu về tinh thần như: nhu cầu ăn mặc, ở, đi lại, nhu cầu nghỉ ngơi giải trí…và các nhu cầu khác

- Nhu cầu an toàn: là nhu cầu được ổn định,được bảo vệ khỏi những điều nguy hiểm, bất trắc hay nhu cầu tự bảo vệ

- Nhu cầu học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và trình độ nhận thức Với điều kiện khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão thì người lao động cần phải thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn

- Nhu cầu xã hội: Hầu hết mọi người đều sống và làm việc trong một môi trường xã hội nhất định vì vậy họ có nhu cầu được quan hệ với những người khác và chấp nhận tình cảm, sự chăm sóc và sự hợp tác Hay nói cách khác

là nhu cầu bạn bè, giao tiếp

- Nhu cầu được tôn trọng: Đây là một nhu cầu cấp cao của con người, đó chính là nhu cầu có địa vị, được người khác công nhận và tôn trọng, cũng như nhu cầu tự tôn trọng mình

- Nhu cầu tự hoàn thiện: Là nhu cầu được trưởng thành và phát triển Được biến các năng lực của mình thành hiện thực hoặc là nhu cầu sáng tạo, nhu cầu đạt được các thành tích mới có ý nghĩa

Trang 16

Khi mỗi nhu cầu được thỏa mãn thì nhu cầu tiếp theo trở nên quan trọng Nếu một nhu cầu về cơ bản đã được thỏa mãn thì không còn tạo ra nhiều động lực nữa, vì thế người quản lí cần hiểu được nhân viên của mình đang ở đâu trong hệ thống thứ bậc đó nhằm tìm cách điều chỉnh để thõa mãn các nhu cầu ở bậc đó để tạo động lực làm việc tốt hơn.

c Sự khác biệt về các khía cạnh cá nhân của người lao động

Nhà quản lý cần đưa ra các biện pháp tạo động lực phù hợp với đại đa số các cá nhân trong tập thể Vì mỗi cá nhân sẽ có đặc trưng tính cách khác nhau do vậy việc tạo động lực cũng là khác nhau

Động lực lao động cũng là khác nhau tỉ lệ thuận với trình độ khả năng làm việc của mỗi người lao động Những người trình độ kỹ thuật thấp thì cố gắng nâng cao trình độ tay nghề phục vụ công việc của họ và xác lập địa vị trong

xã hội Còn người lao động có khả năng, trình độ cao hơn thì động lực lao động của họ là: cuộc sống đầy đủ hơn, ấm no,hạnh phúc và địa vị xã hội cao hơn…

Cần nắm rõ tâm lý của mỗi độ tuổi, mỗi giới tính là điểu cần thiết đối với người quản lý Vì sự khác biệt về giới tính, tuổi sẽ dẫn đến mục đích sống khác nhau và nhu cầu khác nhau: khi còn trẻ tuổi con người có nhu cầu phấn đấu trong sự nghiệp, khi về già họ lại cần sự an toàn, ồn định…

Thêm một điều nữa là khi thu nhập và điều kiện sống còn khó khăn thì nhu cầu vật chất luôn được đặt lên hàng đầu, nhưng khi cuộc sống sung túc thì họ lại có nhu cầu về địa vị, quyền lực Có nghĩa tình trạng kinh tế cũng

là một trong những khía cạnh tạo nên sự khác biệt về động lực làm việc giữa những người lao động

d Quan điểm thái độ cá nhân người lao động với tổ chức

Trang 17

Quan điểm của người lao động đối với tổ chức cũng là rất quan trọng Việc doanh nghiệp, tổ chức đối xử tốt với nhân viên quan tâm họ khiến họ cảm thấy muốn gắn bó thì người lao động có thái độ tích cực với công việc,

họ sẽ hăng say, nhiệt tình với công việc và có năng suất lao động cao Còn ngược lại họ sẽ cảm thấy chán nản và không muốn làm việc nữa nếu họ thấy bất mãn, gò bó, không được đối đãi tốt

1.2.1.3.2 Nhóm nhân tố thuộc về công việc

- Bản chất và đặc điểm của công việc: Khi người lao động được làm đúng công việc mà họ được học mà họ thích đồng thời phù hợp với trình độ của người lao động thì họ sẽ làm việc tốt hơn, nhiệt tình hơn, trung thành và cống hiến cho tổ chức,và chiều ngược lại sẽ làm người lao động bỏ bê, chán nản và thực hiện công việc đó không tâm huyết nữa, làm qua loa cho xong

Và như thế tác động rất xấu đến kết quả công việc

- Điều kiện làm việc: Công nghệ máy móc-khoa học kĩ thuật, các thiết bị

để thực hiện công việc cũng ảnh hưởng rất lớn tới động lực của người lao động Việc họ được làm việc trong môi trường tốt nhất như: trong một điều kiện an toàn, không ảnh hưởng tới sức khoẻ thì họ sẽ yêu thích công việc hơn thì động lực làm việc của họ cũng được tăng cường

1.2.1.3.3 Các yếu tố thuộc về tổ chức

Người quản lý cần phải biết khai thác, tạo động lực cho người lao động nhờ biết vận dụng tốt các yếu tố thuộc về tổ chức Đây là nhòm nhân tố xuất phát từ nơi người lao động làm việc Vì vậy cũng tương đối quan trọng bao gồm :

Trang 18

- Phong cách của nhà quản lí, lãnh đạo : Việc nhà quản lí sử dụng phương pháp, phong cách lãnh đạo phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của doanh nghiệp, luôn tạo được sự công bằng, minh bạch, quan tâm đến nhân viên có ảnh hưởng rất lớn đến công tác tạo động lực cho nhân viên trong tổ chức.

- Văn hoá doanh nghiệp: Khi người lao động được quan tâm, thoải mái trong công việc,người lao động sẽ gắn bó với công việc, làm việc với tinh thần hăng say, nhiệt tình, có hiệu quả cao hơn trong công việc Như vậy phải tạo được văn hóa doanh nghiệp với những đặc trưng riêng phù hợp vơi tổ chức vì văn hoá doanh nghiệp là tổng thể các mục tiêu, các chính sách quản

lý, các nguyên tắc, luật lệ làm việc và quan hệ nhân sự trong doanh nghiệp Công ty nào có bầu không khí thoải mái, chính sách quản lý phù hợp và công bằng, các khâu làm việc chuyên nghiệp sẽ có lợi thế lớn trong việc nân

g cao động lực làm việc

Việc đưa ra các chính sách nhân sự phải phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện thực tế của doanh nghiệp Và việc thực hiện các chính sách đó có công bằng và minh bạch hay không là một vấn đề quan trọng và cấp thiếu phải được quan tâm sát xao Vì người lao động luôn luôn quan tâm tới lợi ích của mình và so sánh cái mà họ nhận được với những người xung quanh cũng như với những gì mà họ đã cống hiến cho tổ chức Vì thế cần có chích sách công khai, rõ ràng để người lao động dễ nắm bắt

- Cơ cấu tổ chức: Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp cồng kềnh hay gọn nhẹ sẽ quyết định đến khả năng hoạt động của doanh nghiệp Một doanh nghiệp có cơ cấu tổ chức gọn nhẹ sẽ giảm chi phí quản lý, doanh nghiệp sẽ

có thêm một khoản tiền từ đó người thực hiện công việc đó được trả lương cao hơn tạo động lực cho họ làm việc có hiệu quả hơn

1.2.1.4 Sự cần thiết việc tạo động lực làm việc

Trang 19

Sự cần thiết : Người lao động cần một công việc tốt an toàn với bản thân, không buồn chán, có cơ hội để thể hiện năng lực của bản thân, đối xử công bằng, được cảm thấy mình quan trọng, cần thiết Nếu đáp ứng được những điều này thì người lao động sẽ có động lực để thực hiện công việc tốt hơn.

Doanh nghiệp là một đơn vị kinh doanh họ luôn mong muốn việc làm ăn

có lãi Để có được điều này thì họ cần bán được nhiều sản phẩm Mà muốn

có nhiều sản phẩm thì họ phải sử dụng những kích thích tác động lên người lao động để họ làm việc với năng suất cao hơn

Như vậy sự cần thiết được thể hiện:

- Với doanh nghiêp:

+ Có thể nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm chi phí, tận dụng được nguồn lực lao động vốn có của mình nhờ sử dụng hợp lí, khai thác được những khả năng tiềm ẩn của mỗi người lao động

+ Khi tạo ra cho người lao đông nhiều động lực đồng nghĩa với việc tạo ra bầu không khí làm việc hăng say, nhiệt tình thoải mái tạo nên văn hoá riêng trong doanh nghiệp, nâng cao uy tín, hình ảnh của công ty trên thị trường.+ Thu hút được những người tài năng giỏi công việc về làm việc cho tổ chức,đồng thời gìn giữ được đội ngũ lao động giỏi và tâm huyết đang gắn bó

và làm việc tại tổ chức Đây là một tài sản vô cùng quý giá của mỗi doanh nghiệp hay tổ chức

- Với người lao động :

+ Tăng năng suất lao động cá nhân,nghĩa là tăng tiền lương, và thu nhập

cá nhân cũng tăng theo khi mà người lao động có động lực thi họ sẽ đem khả

Trang 20

năng và tâm huyết của mình vào công việc, kết quả là năng suất lao động cá nhân của họ được tăng lên rõ rệt.

+ Tăng sự gắn bó của ngươì lao động với công việc hiện tại, với công ty Khi có động lực lao động, người lao động sẽ cảm thấy trong mình có một bầu nhiệt huyết với công việc, cảm thấy yêu thích công việc, hăng say với công việc Từ đó hình thành nên sự gắn bó với công việc, với tổ chức

+ Kích thích tính sáng tạo của người lao động: Khả năng sáng tạo thường được phát huy khi con người cảm thấy thoải mái, không bị áp lực ức chế tự nguyện làm một công việc gì đó

+ Hoàn thiện bản thân: Khi công tác tạo động lực có hiệu quả, người lao động sẽ cảm thấy có nghĩa, cảm thấy mình quan trọng, có ích Chính vì vậy,

họ không ngừng phấn đấu hoàn thịên bản thân mình

- Đối với xã hội:

+ Các thành viên trong xã hội phát triển toàn diện có được cuộc sống hạnh phúc hơn khi các nhu cầu của họ được thoả mãn

+ Động lực lao động giúp cá nhân có thể tiến tới mục đích của mình, làm phong phú hơn đời sống tinh thần của bản thân từ đó hình thành nên những giá trị mới cho xã hội

+ Động lực lao động gián tiếp xây dựng xã hội ngày càng phồn vinh hơn dựa trên sự phát triển của các doanh nghiệp

1.2.2 Sự cần thiết phải tạo động lực ở nhà hàng Gật Gù:

Với tốc độ phát triển kinh tế như ngày nay, Xu hướng ăn ở nhà hàng ngày càng gia tăng ở bất kì quốc gia nào Việt Nam cũng sẽ không tránh khỏi xu thế đó Việc đi nhà hàng đã trở thành một nét văn hóa, đặc biệt là ở

Trang 21

các đô thị Với việc nằm bắt tốt điều này sẽ giúp nhà hàng bạn có chỗ đứng

và thu hút được nhiều khách hàng

Công thức thành công trong nhà hàng là đồ ăn phải chất lượng, ngon,

và có nét đặc trưng riêng và chất lượng phục vụ cũng phải rất tốt

Muốn làm được điều này thì đội ngũ nhân lực trong nhà hàng là yếu tố quyết định dẫn đến thành công trong nhà hàng Và nhà hàng Gật Gù cần làm tốt điều này thì mới có thể thu hút nhiều khách hàng đến với nhà hàng, mới thu được nhiều lợi nhuận Bởi vì đặc thù của việc kinh doanh nhà hàng là

khách hàng thích được ăn ngon, thích được ngồi trong một không gian

thoáng đẹp, được phục vụ tận tình, tương xứng với đồng tiền bỏ ra Khách hàng thường xuyên tiếp xúc với nhân viên nhà hàng nên họ muốn được cảm

thấy quan tâm, thoải mái dễ chịu và muốn vậy nhân viên cần phải tạo ra ấn

tượng dễ chịu và có thể làm việc tốt dưới áp lực lớn, cùng lúc phục vụ nhiều bàn mà vẫn giữ được vẻ tươi tỉnh, nụ cười trên môi Đồng thời bộ phận quản

lí, người làm bếp cũng phải làm việc nhiệt tình thống nhất để luôn đáp ứng

kịp nhu cầu của khách hàng tránh để họ đợi lâu

Như vậy nhà hàng muốn đạt được hiệu quả sản xuất kinh doanh cao thì phải sử dụng các hình thức kích thích cả về vật chất và tinh thần nhằm tạo động lực cho người lao động Và họ sẽ làm việc hăng say, nhiệt tình và gắn

bó và luôn giứ sự tươi tỉnh và nụ cười trên môi.Nói như vậy có thể thầy việc tạo ra động lực làm việc trong nhà hàng là hết sức quan trọng và cần được quan tâm đúng mức

1.2.3 Phân tích và đánh giá thực trạng tạo động lực cho người lao động tại nhà hàng Gật gù

1.2.3.1 Thực trạng môi trường làm việc của nhân viên tại nhà hàng

Ngày đăng: 27/03/2015, 08:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w