Dưới sự hướng dẫn, chỉ bảo nhiệt tình của các cô, chú trong Phòng kế toán Công ty và cô giáo, TS.Phạm Thị Thủy, em đã hoàn thành báo cáo tổng hợp với nội dung chính như sau: Phần một: Tổ
Trang 1MỤC LỤC
PHẦN 1 3
TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KĨ THUẬT 3
VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY BỘT MỲ VINAFOOD1 3
1.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH BỘT MỲ VINAFOOD1 3
1.3 ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÍ CỦA CÔNG TY BỘT MỲ VINAFOOD1 9
1.4 TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY BỘT MỲ VINAFOOD I 12
PHẦN 2 14
THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN 14
TẠI CÔNG TY BỘT MỲ VINAFOOD1 14
2.1 TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY BỘT MỲ VINAFOOD1 14
2.2 VẬN DỤNG CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY BỘT MỲ VINAFOOD1 18
2.2.1 Các chính sách kế toán chung áp dụng tại công ty 18
2.2.2 Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán 21
2.2.3 Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán 21
2.2.4 Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán 22
2.2.5 Tổ chức vận dụng hệ thống báo cáo kế toán 24
2.3 TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN MỘT SỐ PHẦN HÀNH CỤ THỂ TẠI CÔNG TY BỘT MỲ VINAFOOD1 25
PHẦN 3 48
MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VÀ KIẾN NGHỊ VỀ TỔ CHỨC 48
KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY BỘT MỲ VINAFOOD1 48
3.3 K IẾN NGHỊ .50
Trang 2DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
1 GTGT: giá trị gia tăng
2 TSCĐ: tài sản cố định
3 BHYT: bảo hiểm y tế
4 BHTN: bảo hiểm thất nghiệp
5 KPCĐ: kinh phí công đoàn
6 BHXH: bảo hiểm xã hội
Trang 3DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
PHẦN 1 3
TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KĨ THUẬT 3
VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY BỘT MỲ VINAFOOD1 3
1.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH BỘT MỲ VINAFOOD1 3
1.3 ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÍ CỦA CÔNG TY BỘT MỲ VINAFOOD1 9
1.4 TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY BỘT MỲ VINAFOOD I 12
PHẦN 2 14
THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN 14
TẠI CÔNG TY BỘT MỲ VINAFOOD1 14
2.1 TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY BỘT MỲ VINAFOOD1 14
2.2 VẬN DỤNG CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY BỘT MỲ VINAFOOD1 18
2.2.1 Các chính sách kế toán chung áp dụng tại công ty 18
2.2.2 Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán 21
2.2.3 Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán 21
2.2.4 Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán 22
2.2.5 Tổ chức vận dụng hệ thống báo cáo kế toán 24
2.3 TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN MỘT SỐ PHẦN HÀNH CỤ THỂ TẠI CÔNG TY BỘT MỲ VINAFOOD1 25
PHẦN 3 48
MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VÀ KIẾN NGHỊ VỀ TỔ CHỨC 48
KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY BỘT MỲ VINAFOOD1 48
3.3 K IẾN NGHỊ .50
Trang 4LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay, nền kinh tế thế giới đã bước sang một bước phát triển mới với quy
mô toàn cầu hoá Hoà chung với sự phát triển của thế giới, Việt Nam như một con rồng đang dần dần chuyển mình, bay lên hoà nhập và phát triển với các nước trên thế giới nói chung và các nước trong khu vực nói riêng
Sau hơn 20 năm đổi mới, thực hiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lí của Nhà nước, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được những tiến
bộ vượt bậc Hoạt động trong nền kinh tế năng động với mức cạnh tranh cao, đòi hỏi các doanh nghiệp để tồn tại cũng như phát triển hoạt động sản xuất- kinh doanh, đều phải có chiến lược trong kinh doanh, đầu tư các trang thiết bị hiện đại, không ngừng cải tiến, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật mới vào sản xuất kinh doanh, nâng cao phương pháp quản trị, hoàn thiện cơ cấu tài chính Bất kì một doanh nghiệp nào cũng chú trọng quan tâm đến lợi ích của mình sau quá trình hoạt động sản xuất- kinh doanh, họ đều muốn tối đa hoá lợi nhuận, giảm thiểu chi phí đến mức thấp nhất để có mức lợi nhuận như mong muốn Đây cũng là sự so sánh giữa toàn bộ chi phí bỏ ra và kết quả thu lại được Muốn làm được điều này, đòi hỏi mỗi chúng ta phải có tri thức và không ngừng nâng cao tri thức trong hoạt động sản xuất – kinh doanh
Được thực tập tại Công ty Bột mỳ Vinafood1 trong vòng 4 tuần vừa qua, em
đã bước đầu thu được một số kình nghiệm thực tế và bổ ích Thời gian thực tập tuy ngắn nhưng đã giúp em có cái nhìn tổng quan về tình hình sản xuất, kinh doanh của một doanh nghiệp Nhà nước làm ăn có hiệu quả, đồng thời hiểu về cơ cấu, lĩnh vực hoạt động và tổ chức của Doanh nghiệp Bước đầu em cũng đã có một cái nhìn sơ
bộ về công tác hạch toán kế toán trong Doanh nghiệp và có nền tảng để thực hiện tốt phần chuyên đề thực tập tiếp sau đây của mình
Dưới sự hướng dẫn, chỉ bảo nhiệt tình của các cô, chú trong Phòng kế toán Công ty và cô giáo, TS.Phạm Thị Thủy, em đã hoàn thành báo cáo tổng hợp với nội dung chính như sau:
Phần một: Tổng quan về đặc điểm kinh tế- kỹ thuật và tổ chức bộ máy quản
lý hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Bột mỳ Vinafood1
Trang 5Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 3 tháng 3 năm 2011
Sinh viên
NGUYỄN THỊ THU HÀ
Trang 6PHẦN 1 TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KĨ THUẬT
VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY BỘT MỲ VINAFOOD11.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH BỘT MỲ VINAFOOD1
1.1.1 Thời kỳ 2001-2008
Công ty bột mỳ Vinafood 1 tiền thân là nhà máy xay Vinh, trực thuộc ngành lương thực Thanh Nghệ Tĩnh Do sự thay đổi của nền kinh tế, nhà máy xay Vinh dần dần đi vào bế tắc Để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường đòi hỏi lãnh đạo công ty lương thực Thanh Nghệ Tĩnh phải tìm ra lối thoát nhằm giải quyết công ăn việc làm cho cán bộ công nhân viên Chính vì vậy, dự án nhà máy bột mì Hưng Quang đã ra đời theo quyết định 171 TC/CĐ- QĐ ngày 18/04/2001 của Giám đốc công ty lương thực Thanh Nghệ Tĩnh
Do yêu cầu về phân tách quản lý và tạo sự độc lập, tự chủ trong kinh doanh, nhà máy được Hội đồng quản trị Tổng Công ty lương thực miền Bắc phê chuẩn, tách khỏi công ty lương thực Thanh Nghệ Tĩnh theo quyết định số 319/QĐ-HĐ QT-TCLĐ ngày 24/12/2004 và được đổi tên thành “Công ty sản xuất- kinh doanh bột
mỳ Hưng Quang”
Trong những năm đầu mới thành lập, lao động của công ty chủ yếu từ nguồn cán bộ công nhân viên ngành lương thực Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng, kho tàng, văn phòng công ty đều là tài sản để lại từ nhà máy xay Vinh Đầu tư mới duy nhất của nhà máy là dây chuyền nghiền bột mỳ của hãng Buhler Thụy Sỹ trị giá 1,4 triệu USD Do vậy, khó khăn bước đầu là không tránh khỏi, tuy nhiên kể từ lúc bắt đầu
đi vào sản xuất kinh doanh đến năm 2008 (thời điểm trước khi sáp nhập), công ty liên tục sản xuất kinh doanh ổn định và phát triển., tạo đủ công ăn việc làm cho cán
bộ công nhân viên, thu nhập ổn định, hoàn thành nghĩa vụ trích nộp ngân sách, là đơn vị đạt nhiều thành tích tiêu biểu trong toàn tổng công ty
1.1.2 Thời kỳ 2008-nay
Trang 7lại Nhà máy Bột mỳ Bảo Phước của Công ty thương mại xuất nhập khẩu Bảo Phước, có trụ sở tại Đông Hải, Hải An, Hải Phòng Như vậy, Tổng công ty cùng lúc
sở hữu 100% vốn của hai đơn vị chuyên về sản xuất kinh doanh bột mỳ Tuy hai nhà máy đặt ở hai địa điểm khác nhau, một ở miền Bắc, một ở miền Trung, nhưng lại chung đặc điểm là chủ yếu nhập nguyên liệu qua cảng Hải Phòng (hoặc Sài Gòn), và cùng bán sản phẩm vào thị trường phía Bắc Hơn nữa, nguồn nguyên liệu nhập khẩu tương tự nhau,dòng sản phẩm cũng có chất lượng tương đương và đặc biệt dây chuyền sản xuất thì gần như giống nhau 100% (đều nhập của hãng Buhler- Thụy Sỹ) Chính vì thế, phương án hợp nhất hai đơn vị đã được đưa ra để tận dụng được những lợi thế về nguồn cung nguyên vật liệu, tăng sự linh hoạt trong kế hoạch sản xuất, luân chuyển cán bộ, sự thống nhất về thương hiệu…từ đó nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm
Tuy nhiên, những khó khăn khi hợp nhất cũng đồng thời được xem xét Đó
là công tác quản lý phức tạp do địa bàn rộng, chi phí quản lý sẽ tăng do số lượng cán bộ quản lý tăng lên
Sau khi cân nhắc bài toán chi phí- lợi ích, quyết định hợp nhất cuối cùng đã được đề ra Công ty bột mỳ Vinafood 1 ra đời theo quyết định số 157/QĐ-TCTLT MB-HĐQT ngày 01/10/2008 của Hội đồng quản trị Tổng công ty Lương thực Miền Bắc Từ đó đến nay, thực tế sự hợp nhất giữa hai Nhà máy bột mỳ Hưng Quang và Bảo Phước đã chứng minh cho sự đầu tư phát triển kịp thời của Tổng công ty Lương thực Miền Bắc trong giai đoạn chuyển đổi hiện đại hóa nền kinh tế đất nước.Thành lập công ty Bột mỳ Vinafood I là sự kiện lớn đối với Tổng công ty Lương thực miền Bắc, là bược ngoặt đánh dấu sự trưởng thành của ngành chế biến bột mỳ trong lĩnh vực sản xuất- chế biến mà tổng công ty đã và đang đầu tư phát triển.Tên giao dịch quốc tế: VINAFOOD 1 FLOUR MILL COMPANY
Tên viết tắt: VNF1 FLOUR
- Văn phòng công ty: 303/17T1 Trung Hòa Nhân Chính, Cầu Giấy, Hà Nội
Trang 8Vốn đầu tư:150 tỉ đồng
Mã số thuế: 0100102608-009
Tài khoản VND: 10201 0000 671589
USD: 10202 0000 083745Tại: chi nhánh ngân hàng Công thương Ba Đình, Hà Nội
Tiêu chuẩn quản lý: HACCP/ISO 22000
1.2 ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
1.2.1 Lĩnh vực hoạt động và chức năng chủ yếu của Công ty bột mỳ Vinafood1
Công ty bột mỳ Vinafood I hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước Chức năng chủ yếu của công ty là mua nguyên vật liệu lúa mỳ để dự trữ sản xuất và chế biến ra thành phẩm bột mỳ bán và tiêu thụ ra thị trường trong và ngoài tỉnh Công ty bột mỳ Vinafood I là đơn vị hạch toán phụ thuộc có đầy đủ tư cách pháp nhân theo luật pháp của Nhà nước có điều lệ tổ chức hoạt động bộ máy quản lí và điều hành thuộc tổng công ty lương thực miền Bắc
* Nhiệm vụ chính của công ty bao gồm:
- Sản xuất, chế biến, mua bán bột mì và các sản phẩm từ bột mì;
- Sản xuất, chế biến lương thực, thực phẩm;
Ngoài ra, Công ty còn thực hiện một số chức năng, nhiệm vụ sau:
- Dịch vụ cho thuê kho bãi văn phòng;
- Bán buôn, bán lẻ và đại lý: hàng nông sản, thức ăn chăn nuôi gia súc
1.2.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất và quy trình công nghệ
Do đặc điểm về thổ nhưỡng và khí hậu, 100% nguồn nguyên liệu của ngành bột mỳ trong cả nước nói chung cũng như Công ty Bột mỳ Vinafood1 nói riêng đều phải nhập khẩu Nguồn nguyên liệu đầu vào phụ thuộc sự biến động của tình hình sản xuất lúa mỳ trên thế giới, do đó hoạt động sản xuất của công ty luôn phải chủ động theo sát tình hình nguyên liệu trên thị trường, từ đó đưa ra quyết định mua, số lượng lúa dự trữ Nguồn nguyên liệu chủ yếu nhập từ Úc, ngoài ra còn có lúa mỳ
Mỹ, Canada, Ukraina…
* Công nghệ sản xuất.
Với dây chuyền và công nghệ sản xuất hiện đại của hãng Buhler - Thụy Sỹ, Công ty có công suất 140 tấn/ngày, hàng năm sản xuất trên 30.000 tấn bột mì các loại, chỉ tiêu chất lượng theo tiêu chuẩn Châu Âu
Trang 9*Quy trỡnh cụng nghệ:
- Quy trình công nghệ kèm theo dây chuyền thiết bị xay xát bột mỳ theo quy trình công nghệ Thụy Sĩ, đợc thể hiện trên sơ đồ sau:
Sinh viờn: Nguyễn Thị Thu Hà GVHD: TS Phạm Thị Thủy
Trang 10Sơ đồ 1: Quy trỡnh cụng nghệ khỏi quỏt của Cụng ty Bột mỳ Vinafood1
* Đặc điểm công nghệ chung
1.Các khâu chính trong dây chuyền công nghệ cũng giống nh công nghệ xay xát bột mỳ của một số nhà máy trong nớcvà các nớc tiên tiến đang áp dụng là xay xát bột mỳ bằng hệ thống máy đứng
2.Thiết bị trong từng giai đoạn công nghệ cho phép truy nhập , bổ sung, hiệu chỉnh các thông số để tạo ra các bán thành phẩm và thành phẩm bột mỳ đạt chất l-ợng cao Qúa trình công nghệ đợc tự động hóa cao với hệ thống điều kiển trung
Trang 11nghệ đợc sử dụng hoàn toàn tự động bằng hệ thống vít tải và đờng ống khí nén.
3 Đây là hệ thống công ngh đồng bộ , liên hoàn và khép kín từ khâu nhập nguyên liệu lúa mỳ đến khâu đóng bao dán mác sản phẩm bột mỳ, cám mỳ
*Đặc điểm cụng nghệ trong từng giai đoạn sản xuất:
1 Giai đoạn làm sạch
Giai đoạn làm sạch rất quan trọng , có tính quyết định đến chất lợng bột mỳ sau xay xát
Ngoài việc loại bỏ các tạp chất lẫn trong hạt lúa mỳ bằng sàng, hệ thống chọn
từ còn đập vỡ vỏ trấu mỳ và tạo độ ẩm cần thiết cho hạt mỳ đa vào các giai đoạn nghiền sau
2 Giai đoạn xay tách vỏ hạt lúa mỳ
Vỏ hạt lúa mỳ đợc tách bằng máy nghiền búa Qua thiết bị phân loại tách ra vỏ trấu mỳ và hạt mỳ, nhờ hệ thống vận chuyển bằng khí động chuyển hạt mỳ đã sạch
vỏ trấu sang công đoạn xay xát tạo bột
3 Giai đoạn xay nghiền tạo bột
Giai đoạn xay nghiền tạo bột đợc sử dụng hệ thống máy nghiền 8 trục và 4 trục Sau công đoạn nghiền tách cán mỳ, hạt mỳ và cám mỳ đợc phân loại riêng thông qua hệ thống sàng để đa vào các hệ thống nghiền tính riêng cám mỳ và xay xát bột
mỳ Trong quá trình xát bột mỳ , bột bán thành phẩm luôn đợc đánh tơi và đa qua hệ thống chọn từ để tách tạp chất mang từ tính có thể phát sinh trong hệ thống xay nghiền
Sản phẩm bột mỳ của Nhà máy đạt thành phẩm và các tiêu chuẩn kỹ thuật sau
Trang 12Tû lÖ bét ; 77%
1.3 ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÍ CỦA CÔNG TY BỘT
MỲ VINAFOOD1
1.3.1 Cơ cấu quản lý theo chức năng
Do đặc thù về mặt địa lý và thị trường sản xuất- tiêu thụ, Tổng Công ty đã tổ chức Công ty Bột mỳ Vinafood1 theo mô hình nửa phân tán nửa tập trung Theo đó, mỗi nhà máy sẽ có phòng ban chức năng riêng, tuy nhiên đều chịu sự quản lý của
bộ phận lãnh đạo chung của toàn công ty Cùng với đó, để theo kịp sự mở rộng và phát triển của công ty, Ban Giám đốc đã tổ chức mô hình một cách khoa học, phân công rõ chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban theo hướng tự chịu trách nhiệm, đồng thời phối kết hợp với các phòng ban khác để đưa ra hướng giải quyết cụ thể cho từng phần hành Thực tế đã chứng minh cách sắp xếp, tổ chức công ty đạt hiệu quả khả quan cho những năm vừa qua Mô hình tổ chức được minh họa theo hình dưới đây:
1.3.2 Hoạt động và chức năng các phòng ban của Công ty
Từ mô hình trên, có thể tóm tắt nhiệm vụ, chức năng chính của các phòng ban
Trang 13như sau:
- Giám đốc: là đại diện pháp nhân của công ty trong mọi giao dịch, quản lý,
điều hành mọi hoạt động của Công ty, chịu trách nhiệm trước Tổng công ty Lương thực Miền Bắc
- Phó giám đốc kinh doanh: là người trợ giúp đắc lực cho giám đốc, phụ trách
hoạt động kinh doanh của công ty
- Phó giám đốc kĩ thuật: là người tham mưu cho giám đốc các công thức sản
xuất bột mì, trực tiếp chỉ đạo phân xưởng sản xuất, phòng kĩ thuật, phòng công nghệ và đảm bảo về chất lượng sản phẩm
- Phòng hành chính: có chức năng tham mưu giúp giám đốc về công tác quản
lí tổ chức, quản lí nhân sự nhằm hình thành và bổ sung một đội ngũ CBCNV có đủ trình độ năng lực, làm tham mưu về công tác tổ chức quản lí hành chính, công tác tổ chức và công tác cán bộ; công tác đào tạo; công tác thi đua, khen thưởng và kỉ luật; công tác hành chính văn phòng; bảo vệ an toàn, chăm lo đời sống cho CBCNV
- Phòng kế toán: thực hiện hạch toán kế toán, tập hợp sổ sách, chứng từ sổ
sách, đôn đốc, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch tài chính Tham mưu trực tiếp cho Giám đốc về các chi phí tài chính của công ty, lập kế hoạch quản lí vốn, tìm nguồn vốn cho kì sau, đảm bảo công tác quản lí tài chính kế toán tại công ty được thực hiện một cách đầy đủ, kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại công ty.Quản lý toàn bộ tài sản của công ty trên phương diện các con số trên bảng cân đối, bảng tổng kết tài sản
Xây dựng kế hoạch sử dụng vốn, thu chi tài chính, lập kế hoạch giá thành, kế hoạch khấu hao tài sản, kế hoạch nộp ngân sách, lám báo cáo gửi lên cấp trên đúng
kì hạn Quản lí giữ gìn quỹ tiền mặt an toàn, tổ chức lưu trữ hồ sơ, tài liệu và các chứng từ hạch toán đúng chế độ
- Phòng công nghệ: Nghiên cứu, hướng dẫn và hỗ trợ ứng dụng công nghệ,
các tiến bộ khoa học kĩ thuật, các sáng kiến cải tạo kĩ thuật, biện pháp hợp lí hoá sản xuất trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
- Phòng kinh tế- đối ngoại: là bộ phận chức năng giúp việc cho giám đốc trong
các lĩnh vực cụ thể sau: xây dựng kế hoạch SXKD; thiết lập chiến lược marketing, tiếp thị; thực hiện công tác kí kết hợp đồng và hạch toán SXKD
Nhà máy Bột mỳ Hưng Quang và Bảo Phước chịu trách nhiệm về sản xuất nên
Trang 14có thêm phòng sản xuất, kĩ thuật để đảm bảo cho sản xuất được liên tục và đảm bảo chất lượng sản phẩm ở mức tốt nhất.
Trang 151.4 TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY BỘT MỲ VINAFOOD I
Bảng1: Tổng hợp một số chỉ tiêu kinh doanh chủ yếu
của Công ty Bột mỳ Vinafood1
Từ các kết quả trên ta có nhận xét sau:
Do công ty là đơn vị hạch toán phụ thuộc Tổng công ty nên thực chất không
có vốn chủ sở hữu, TK 411 có số dư bằng 0 Do đó chỉ quan tâm đến các chỉ tiêu còn lại như:
- Lợi nhuận trước thuế của công ty tăng qua các năm Điểm đặc biệt là năm
2008, công ty mới bắt đầu thành lập.Hợp nhất báo cáo tài chính của 2 nhà máy thì riêng Nhà máy bột mỳ Bảo Phước đã gánh số lỗ 15,432,432,342 đồng, do đó xét chung cả năm, số lỗ đã lên tới 18,266,521,490 đồng Năm 2009 và 2010 tuy lợi nhuận còn thấp nhưng đã đạt mức tăng trưởng dương, đây là điều đáng khích lệ
- Doanh thu liên tục tăng ở mức rất cao qua các năm Từ năm 2008 đến năm
2010 tỉ lệ tăng trưởng đạt mức 2.82 lần, năm 2009 so với 2008 thì tỉ lệ tăng trưởng
Tài sản ngắn hạn 70,462,088,002.0 108,088,618,914.0 188,955,342,454.0 Tài sản dài hạn 26,592,910,898.0 86,582,229,609.0 77,454,213,544.
3.9
Trang 16doanh thu ở mức 2.12 lần, còn 2010 so với 2009 cũng ở mức 1.33 lần Đây cũng là
do Công ty đã mở rộng được thị trường tiêu thụ, nâng cao hiệu quả sản xuất, nhưng đồng thời là do thị trường bột mỳ có sự tăng đột biến về giá cả, từ 6000 đ/cân bột thời điểm 6/2008 lên 10500 đ/cân năm 2010
- Tài sản ngắn hạn của công ty tăng qua các năm, với mức tăng 1,53 lần của năm 2009 so với 2008 và 1.74 lần của năm 2010 so với 2009 Tài sản ngắn hạn tăng chủ yếu là do khoản phải thu tăng, đồng thời lượng hàng tồn kho của công ty cũng tăng lên do tình hình Nguyên vật liệu cần dự trữ tăng cao
- Tài sản dài hạn năm 2009 tăng ở mức 3.25 lần so với năm 2008 là do công
ty phải đầu tư mua sắm, thay thế trang thiết bị trong những ngày đầu thành lập
- Thuế và các khoản phải nộp nhà nước luôn ở mức cao và được nộp đúng hạn, đầy đủ Điều này cho thấy Công ty đã đóng góp nhiều vào nguồn thu Ngân sách của Nhà nước, hoạt động kinh doanh có hiệu quả
- Lao động của Công ty tuy có tăng nhưng không đáng kể, chủ yếu vẫn dựa vào nguồn nhân lực sẵn có Đấy là điều đáng mừng vì cùng với mức lao động ổn định, lương bình quân của người lao động cũng liên tục tăng qua các năm Một phần là do hệ số lương cơ bản của Nhà nước theo quy định ban hành đã tăng, nhưng phần lớn cũng là do Công ty đã có những chính sách ưu đãi hợp lý tương ứng với sự phát triển qua các năm của đơn vị mình
- Tuy nhiên, tỉ suất Lợi nhuận trước thuế/ Doanh thu của công ty đang còn rất thấp, chỉ đạt mức 1,11% vào năm 2009 và 1,10% năm 2010
Trang 17PHẦN 2 THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN
TẠI CÔNG TY BỘT MỲ VINAFOOD1
¬
2.1 TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY BỘT MỲ VINAFOOD1
2.1.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán
Trong hoạt động kinh doanh nói chung và đối với mỗi doanh nghiệp nói riêng, việc quy định và thực hiện công tác quản lý tài chính một cách cụ thể, minh bạch, chính xác và kịp thời là hết sức quan trọng Bộ máy kế toán vì thế được coi là công
cụ hữu hiệu giúp doanh nghiệp có được thông tin về tình hình biến động của tài sản, nguồn vốn cũng như tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị mình Nhận thức được vai trò ấy, Công ty đã xây dựng, tổ chức một bộ máy kế toán thống nhất và dần dần được hoàn thiện từ những ngày đầu thành lập đến nay
Các hoạt động sản xuất kinh doanh và điều hành công tác quản lý tài chính thống nhất tại văn phòng Công ty, mối quan hệ tài chính giữa Công ty với các đơn
vị nhà máy hoặc giữa các nhà máy với nhau thông qua công nợ nội bộ dưới sự quản
lý tài chính của Tổng Công ty, những quy định của các cơ quan quản lý Nhà nước
và các chuẩn mực kế toán đã ban hành
Công tác tổ chức kế toán trong đơn vị vì thế thực chất là cách thức tổ chức thực hiện phân loại, tổng hợp nội dung các nghiệp vụ kinh tế phát sinh một cách thường xuyên, theo phương pháp khoa học đặc thù của kế toán, mang tính phù hợp với tình hình cụ thể của đơn vị, đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả của thông tin
kế toán trong việc ra các quyết định quản lý kinh tế tầm vĩ mô trong nền kinh tế thị trường hiện nay
Phòng Kế toán đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc, có chức năng giúp Giám đốc quản lý tài chính, tổ chức chỉ đạo công tác kế toán- thống kê và hạch toán
kế toán phục vụ sản xuất kinh doanh của Công ty, theo pháp lệnh kế toán- thống kê
và chế độ quản lý kinh tế hiện hành Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức theo hình thức nửa tập trung nửa phân tán
Phòng kế toán gồm 10 nhân viên, được bố trí phân công nhiệm vụ như sau:Tại nhà máy Hưng Quang: 4 người (1 kế toán tổng hợp, 1 kế toán hàng hóa, 1
kế toán thanh toán và công nợ, 1 kế toán cân kiêm kế toán lương)
Tại nhà máy Bảo Phước: cũng tương tự như nhà máy Hưng Quang, phòng kế
Trang 18toán cũng gồm 4 người người (1 kế toán tổng hợp, 1 kế toán hàng hóa, 1 kế toán thanh toán và công nợ, 1 kế toán cân kiêm kế toán lương).
Tại văn phòng công ty tại Hà Nội: Trưởng phòng kế toán, Kế toán tổng hợp
Trưởng phòng kế toán:
Chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty, trước pháp luật về việc quản lý và
tổ chức thực hiện chức năng nhiệm vụ được giao Có trách nhiệm chấp hành chỉ đạo của Giám đốc, giữ vững kỷ cương kỷ luật trong đơn vị, có trách nhiệm sắp xếp, quản lý giáo dục cán bộ công nhân viên trong phòng hoàn thành tốt nhiệm vụ, không để vi phạm kỷ luật lao động và các quy định khác
Phó phòng kế toán:
Chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng và Giám đốc về những việc được Trưởng phòng phân công, đồng thời chịu trách nhiệm triển khai thực hiện công việc đảm bảo chất lượng và chấp hành sự phân công của Trưởng phòng
Kế toán tổng hợp:
Phụ trách chung, có nhiệm vụ đôn đốc, kiểm tra quản lí, điều hành chung Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, kế toán tổng hợp, xử lí số liệu để lập báo cáo thuế, báo cáo tài chính cho lãnh đạo và các cấp ngành quản lí
Kế toán thanh toán và công nợ:
+ Cập nhật chứng từ nghiệp vụ phát sinh hàng ngày, kiểm tra chứng từ hợp lệ khi thu chi thanh toán
+ Tham gia kiểm kê quỹ tiền mặt Theo dõi các khoản khách hàng trả và chuyển tiền trả cho khách hàng tại ngân hàng
+ Lập hồ sơ vay khi công ty có nhu cầu vay vốn để mua hàng Kiểm tra, theo dõi đối chiếu các khoản công nợ với khách hàng, nhà cung cấp
Kế toán hàng hoá:
+ Cập nhật chứng từ nghiệp vụ phát sinh hàng ngày, theo dõi nhập xuất của tất
cả các kho: nguyên liệu, thành phẩm, bao bì, vật tư Cuối tháng, tiến hành kiểm kê kho, cuối năm kiểm kê kho, tài sản
Công ty tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung Theo hình thức tổ chức công tác kế toán này, ở trụ sở chính là văn phòng công ty tại Hà Nội thành lập phòng kế toán trung tâm, còn ở 2 nhà máy Hưng Quang và Bảo Phước cho tổ chức phòng kế toán riêng Riêng bộ phận kế toán tại Hà nội sẽ kiêm luôn công tác kế toán của toàn Công ty Trong trường hợp này, công việc kế toán ở toàn công ty
Trang 19được phân cấp thực hiện như sau:
- Ở phòng kế toán trung tâm:
+ Thực hiện các phần hành kế toán, công tác tài chính và công tác thống kê trong toàn văn phòng công ty tại Hà Nội
+ Hướng dẫn và kiểm tra công tác kế toán tại hai nhà máy Hưng Quang và Bảo Phước
+ Thu nhận, kiểm tra các báo cáo kế toán, thống kê của hai nhà máy gửi lên và lập báo cáo kế toán tài chính tổng hợp cho toàn công ty để báo cáo lên Tổng công ty
- Ở phòng kế toán tại hai nhà máy:
+ Bố trí nhân viên hạch toán làm nhiệm vụ hướng dẫn hạch toán ban đầu, thu nhận và kiểm tra chứng từ ban đầu, thực hiện hạch toán trên phần mềm kế toán.+ Nhân viên phòng kế toán tiến hành mở và theo dõi số liệu trên các sổ như sổ chi tiết, sổ cái các tài khoản 521, 531, 532, 155,…
+ Định kì, phòng kế toán tại hai nhà máy sẽ chuyển chứng từ và số liệu trên các sổ, tiến hành lập các báo cáo rồi chuyển lên văn phòng Hà Nội tổng hợp
- Bộ máy kế toán được tổ chức theo phương thức trực tuyến, kế toán trưởng trực tiếp chỉ đạo các nhân viên kế toán trong bộ máy không qua trung gian
Trang 20
Sơ đồ 2.2.: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán.
Nhiệm vụ chung của phòng kế toán được Công ty giao cho đó là:
- Xây dựng kế hoạch tài chính và kế hoạch sử dụng vốn, kế hoạch chi tiêu tiền mặt, kế hoạch khấu hao tài sản, kế hoạch nộp ngân sách nhà nước và tổ chức thực hiện các kế hoạch trên đạt hiệu quả
ty Kiểm tra tình hình thực hiện sản xuất kinh doanh, kế hoạch tài chính, kỷ luật thu nộp, các khoản thanh toán với ngân sách và thanh toán khác Kiểm tra việc giữ gìn
và sử dụng tài sản vật tư tiền vốn, phát hiện và ngăn chặn kịp thời những hành động
vi phạm chính sách, chế độ và tài chính của Công ty
quyết toán tài chính quý, năm đúng thời gian quy định Hàng tháng phối hợp với phòng kế hoạch kinh doanh phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của công ty Đảm bảo nguyên tắc thống kê báo cáo kịp thời cho lãnh đạo và các ngành chức năng
kiểm kê tài sản, giám sát, quản lý, điều hành, hạch toán và báo cáo đầy đủ số liệu hoạt động của cân điện tử của Công ty
Quyền hạn của phòng kế toán đối với hoạt động kinh doanh của Công ty cũng được quy định trong quy chế một cách cụ thể như sau:
đúng chế độ và không đủ chứng từ hợp lệ
thời các tài liệu, hồ sơ chứng từ gốc cần thiết cho công tác hạch toán và kiểm tra kế toán
Kế toán tổng hợp
Kế toán hàng hoá
Kế toán thanh toán
và công nợ
Trang 21quan tài chính cấp trên và được quyền tổ chức kiểm tra, kiểm soát đối với các bộ phận ( phòng, phân xưởng) về việc chấp hành tài chính kế toán, chế độ chứng từ hóa đơn, chế độ chi tiêu quản lý tiền mặt, quản lý kho hàng, vật tư bao bì.
2.2.2 Mối quan hệ giữa phòng kế toán với các phòng ban khác và ban lãnh đạo Công ty
Thông qua những hoạt động của mình, phòng kế toán Công ty là kênh thông tin quan trọng, không thể thay thế trong việc hỗ trợ, giám sát, đôn đốc các hoạt động trong từng phân xưởng ở mỗi nhà máy và văn phòng Công ty, góp phần trong các quyết định nâng cao hiệu quả quản lý chung của đơn vị Đặc thù của Công ty là đơn vị sản xuất có quy mô tương đối lớn, địa bàn quản lý rộng, sự tách biệt về không gian đáng kể giữa các nhà máy cũng gây khó khăn trong việc quản lý tình hình tài chính một cách sát sao cho ban lãnh đạo Do vậy, nhờ bộ máy kế toán được
tổ chức một cách chặt chẽ, phù hợp mà thông tin kế toán- tài chính luôn được cung cấp kịp thời cho lãnh đạo Công ty một cách rõ ràng
Bên cạnh đó, trong sự phối hợp với các phòng ban khác, Phòng Kế toán cũng
có nhiệm vụ:
công nợ (phối hợp với phòng Kế hoạch- Kinh doanh) an toàn tuyệt đối Tổ chức lưu trữ, quản lý hồ sơ, tài liệu, chứng từ, hạch toán theo đúng chế độ và giữ bí mật các tài liệu, số liệu quyết toán và kinh doanh của Công ty
hoạch kinh doanh, Kinh tế đối ngoại, Đầu tư) xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật, định mức lao động, đơn giá tiền lương, phần liên quan đến chế độ tài chính kế toán
2.2 VẬN DỤNG CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY BỘT MỲ VINAFOOD1
2.2.1 Các chính sách kế toán chung áp dụng tại công ty
Là một thành viên trực thuộc Tổng công ty Lương thực miền Bắc nên Công ty phải thực hiện chế độ kế toán theo quy định của Tổng công ty Lương thực miền Bắc Công ty áp dụng chế độ kế toán được ban hành theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ Tài chính, cụ thể:
+ Hệ thống chứng từ, sổ sách kế toán đều tuân thủ các quy định của chế độ kế
Trang 22toán doanh nghiệp thống nhất về số lượng chứng từ, sổ kế toán, cách lập, cách ghi
sổ, trình tự luân chuyển chứng từ và ghi sổ
+ Hệ thống báo cáo tài chính bao gồm các báo cáo tài chính theo quy định thống nhất như: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính…
- Đơn vị tiền tệ được sử dụng trong ghi chép kế toán là: đồng Việt Nam (VNĐ).
- Niên độ kế toán: bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm
- Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho:
giá trị thuần
- Nguyên tắc ghi nhận và khấu hao TSCĐ và bất động sản đầu tư:
ghi theo nguyên giá
tư: Khấu hao đường thẳng
- Nguyên tắc ghi nhận các khoản đầu tư tài chính:
doanh đồng kiểm soát
- Nguyên tắc ghi nhận và vốn hóa các khoản chi phí đi vay:
- Nguyên tắc ghi nhận vốn chủ sở hữu:
ngoại tệ
thực tế giữa doanh thu và chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh
- Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận doanh thu
Trang 23ngân hàng và chênh lệch tỉ giá đã thực hiện
- Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận chi phí tài chính: Là số lãi suất tiền vay đã được xác định và Ngân hàng đã thu
- Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành, thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại: Chuyển lợi nhuận về Tổng Công ty Lương thực miền Bắc, nên không trực tiếp tính thuế TNDN
Tình hình sử dụng máy tính trong công ty.
Công ty đã khá quan tâm tới việc đầu tư trang thiết bị phương tiện để thực hiện công tác kế toán Phần mềm mà công ty sử dụng để quản lí công tác kế toán là phần mềm Bravo Accounting Về cơ bản thì Bravo Accounting là một phần mềm tương đối tốt và dễ sử dụng, giao diện khá đẹp trên thị trường phần mềm kế toán Việt Nam hiện nay và nó có một ưu điểm mà những người không rành về máy tính thấy yên tâm là khi chạy trên mạng nó rất ít khi bị lỗi như các phần mềm khác.Khi sử dụng phần mềm kế toán thì vấn đề khoảng cách về không gian, thời gian giữa các bộ phận trong doanh nghiệp không còn trở ngại, cho phép trao đổi dữ liệu nhanh chóng giúp bộ phận kế toán có thể tồng hợp thông tin kế toán toàn doanh nghiệp trong thời gian ngắn nhất có thể
Do công ty sử dụng phần mềm kế toán cho nên mọi thao tác đều thực hiện trên máy Một số thao tác cơ bản khi nhập thông tin vào máy tính:
- Trước hết, kế toán vào phần mềm bằng tên và mật khẩu đã được đăng kí riêng
- Mỗi kế toán có tên và có mật khẩu riêng
- Bấm vào biểu tượng phần mềm, máy tính sẽ hiển thị các phần hành của kế toán và xuất hiện các biểu tượng của hoá đơn mua hàng, phiếu xuất kho, phiếu thu,
sổ cái các tài khoản cần, các báo cáo tài chính,…
- Nếu cần nhập số liệu hoặc đã xem số liệu của biểu tượng nào thì kế toán sẽ vào biểu tượng đó,…
- Sau khi cập nhật xong hoá đơn bán hàng, thì chương trình sẽ tự động chuyển
số liệu vào các báo cáo có liên quan và khi cần thiết, có thể in ra các số liệu, sổ kế toán ở bất kì thời điểm nào
Tuỳ thuộc nội dung công việc, kế toán có thể xem hoặc lấy số liệu các bảng biểu báo cáo trực tiếp trên máy
Dưới đây là màn hình giao diện của phần mềm kế toán Bravo:
Trang 242.2.2 Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán
Công ty bột mỳ Vinafood 1 là Doanh nghiệp Nhà nước 100% vốn có quy mô tương đối lớn Tuy nhiên, do đặc thù sản xuất kinh doanh khá cơ bản nên các loại chứng từ vì thế cũng không quá đa dạng
Các chứng từ được lập theo đúng quy định trong chế độ kế toán và được ghi chép đầy đủ, kịp thời, đảm bảo đúng quy chế của Nhà nước trong việc phản ánh nghiệp vụ phát sinh, đồng thời làm căn cứ pháp lý cho thông tin kế toán và quản lý Chứng từ được lưu và bảo quản theo loại chứng từ và theo từng tháng, từng năm Các chứng từ được kiểm tra chặt chẽ trong quá trình luân chuyển và là cơ sở bắt buộc đối với mỗi cuộc kiểm toán thường niên
2.2.3 Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán
Hệ thống tài khoản kế toán bao gồm các tài khoản cấp I phù hợp với chế độ kế toán thống nhất Do kế toán chi tiết được tổ chức tại mỗi nhà máy, do đó ngoài các tài khoản được quy định trong hệ thống tài khoản, hệ thống tài khoản nội bộ công ty
đã đưa ra những tiểu khoản chi tiết đến cấp 4 theo một quy luật nhất định để phù hợp với công tác hạch toán tại đơn vị, đó là:
Trang 25- Chi tiết theo đối tượng nhà cung cấp dịch vụ (ngân hàng):
gửi thanh toán, Tiền gửi Tiết kiệm bằng VND, Tiền ngoại tệ…Cụ thể như sau:
+Tiền gửi VND tại Vietcombank-Vinh: TK 11211
+Tiền gửi VND tại Vietinbank-Nghệ An: TK 11212
+Tiền gửi VND tại Vietinbank- Hải Phòng: TK 11213
+Tiền gửi VND tại Vietinbank- Ba Đình: TK 11214
+Tiền gửi VND tại BIDV Thanh Xuân: TK 112151
+Tiền gửi Tiết kiệm VND tại BIDV Thanh Xuân: TK 112152
+Tiền gửi USD tại Vietcombank- Vinh: TK 11221
+Tiền gửi USD tại Vietinbank- Ba Đình: TK 11222
Vay ngắn hạn VND tại Vietcombank: TK 3111
+Vay ngắn hạn VND tại Vietcombank- Vinh:TK 31111
+ Vay ngắn hạn VND tại Vietcombank- Ba Đình: TK 31112
+Vay ngắn hạn VND khác: 31118
Vay ngắn hạn USD tại Vietcombank: TK 3112
+Vay ngắn hạn USD tại Vietcombank- Vinh: TK 31121
+Vay ngắn hạn USD tại Vietcombank- Ba Đình: TK 31122
+Vay ngắn hạn USD khác: TK 31128
- Chi tiết theo đối tượng phải thu/phải trả
+Phải thu nội bộ Tổng công ty:TK 1361
+Phải thu nội bộ Công ty: TK 1363
Phải thu Nhà máy bột mỳ Hưng Quang: TK 13631
Phải thu Văn phòng Công ty: TK 13632
Phải thu Nhà máy bột mỳ Bảo Phước: TK 13633
+Phải trả nội bộ Tổng công ty: TK 3361 (chi tiết cho từng khoản phải trả)+Phải trả nội bộ Công ty: TK 3363
Phải thu Nhà máy bột mỳ Hưng Quang: TK 33631
Phải thu Văn phòng Công ty: TK 33632
Phải thu Nhà máy bột mỳ Bảo Phước: TK 33633
2.2.4 Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán
Hàng ngày, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên chứng từ gốc, được mã hoá và
Trang 26các kế toán viên nhập dữ liệu vào phần mềm Bravo Accounting tính theo trình tự thời gian và theo từng loại chứng từ Việc này giúp cho việc quản lí dữ liệu được thống nhất, thuận lợi cho việc kiểm tra, đối chiếu cho từng phần hành kế toán Khi
dữ liệu được nhập vào máy thì phần mềm kế toán trên máy sẽ tự động xử lí các thông tin trên chứng từ theo chương trình đã định sẵn và các số liệu tự động nhập vào các sổ như: sổ Nhật kí chung, Sổ kế toán chi tiết, Sổ cái các tài khoản, Bảng chi tiết số phát sinh,…Các báo cáo được lập trực tiếp trên máy và được in ra khi cần thiết Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, thực hiện nhập dữ liệu các bút toán điều chỉnh, bút toán khấu hao, bút toán khoá sổ
Sau khi khoá sổ, kế toán phải in sổ kế toán ra giấy, đóng thành quyển riêng, đánh số trang, đóng dấu giáp lai và kí xác nhận cho từng kì kế toán năm, sau đó bảo quản, lưu trữ theo quy định giống như đối với sổ kế toán thủ công
Trang 27Hạch toán theo hình thức Sổ Nhật kí chung.
Sơ đồ 3.: Trình tự ghi sổ
2.2.5 Tổ chức vận dụng hệ thống báo cáo kế toán
Báo cáo tài chính được lập theo quý và theo năm Báo cáo tài chính quý được nộp lên Ban Giám đốc và làm cơ sở cho việc lập Báo cáo ở những quý kế tiếp, đồng thời phục vụ cho các quyết định trong kế hoạch từng quý của công ty Báo cáo tài chính năm được nộp cho Ban Giám đốc, Tổng Công ty và các cơ quan kiểm tra, giám sát có liên quan, Tổ chức tín dụng như Ngân hàng cho vay vốn…
Báo cáo tài chính được thực hiện và trình bày theo đúng quy định về chuẩn mực báo cáo của Bộ tài chính Theo đó, nó bao gồm 4 báo cáo cơ bản, đó là:
- Bảng cân đối kế toán
- Báo cáo kết quả kinh doanh
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
- Thuyết minh báo cáo tài chính
Ngoài ra, trong Báo cáo tài chính gửi Ban Giám đốc và Văn phòng Tổng công
ty, còn bao gồm thêm nhiều báo cáo, Bảng kê chi tiết khác như:
- Bảng cân đối phát sinh tài khoản
- Báo cáo kho kinh doanh
- Bảng kê chi tiết kinh doanh ngoài lương thực
- Bảng kê chi tiết thu nhập, chi phí tài chính
- Bảng kê chi tiết thu nhập, chi phí khác
Báo cáo tài chính
Ghi cuối ngàyĐối chiếu, kiểm traGhi cuối tháng