1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Hệ thống câu hỏi ôn tập và hướng dẫn trả lời môn lập và quản lý dự án đầu tư

31 884 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 317,5 KB

Nội dung

- Đầu tư phát triển là một hoạt động mang tính chất lâu dài diễn ra trong nhiều năm thángthể hiện ở cả 2 giai đoạn: + Giai đoạn thực hiện đầu tư: là thời gian để tiến hành một công cuộc

Trang 1

Câu 1: Đầu tư và đầu tư phát triển:

Đầu tư là quá trình sử dụng các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó

nhằm thu được các kết quả, thực hiện được những mục tiêu nhất định trong tương lai

Đầu tư phát triển là một phương thức của đầu tư trực tiếp Hoạt động đầu tư này sử

dụng các nguồn lực trong hiện tại để thực hiện một hoạt động nào đó nhằm duy trì tiềm lực hiện có hoặc tạo ra tài sản mới, năng lực sản suất mới trong nền kinh tế

Sự cần thiết phải tiến hành các hoạt động đầu tư phát triển theo dự án:

Hoạt động đầu tư phát triển có những đặc điểm khác biệt so với các loại hình đầu tư khác

đó là :

- Nguồn lực được thực hiện bằng tiền vốn, số vốn cần huy động cho một công cuộc đầu

tư thường rất lớn và nằm ứ đọng trong suốt quá trình thực hiện đầu tư

- Đầu tư phát triển là một hoạt động mang tính chất lâu dài diễn ra trong nhiều năm thángthể hiện ở cả 2 giai đoạn:

+ Giai đoạn thực hiện đầu tư: là thời gian để tiến hành một công cuộc đầu tư cho đến khi các thành quả của hoạt động đầu tư phát huy tác dụng

+ Thời kỳ vận hành kết quả đầu tư chịu nhiều ảnh hưởng của các yếu tố không ổn định theo thời gian của tự nhiên, xã hội, kinh tế chính trị

- Các thành quả của hoạt động đầu tư phát triển là các công trình xây dựng sẽ được hoạt động ở ngay nơi mà chúng được tạo dựng nên Do đó chúng chịu ảnh hưởng của các điềukiện khí hậu, tài nguyên thiên nhiên, phong tục tập quán ở nơi được tạo dưng và khai thác

- Các thành quả của kết quả đầu tư phát triển có giá trị sử dụng lâu dài trong nhiều năm tháng

Do đó, để đảm bảo cho mọi công cuộc đầu tư được tiến hành thuận lợi đạt được mục tiêu mong muốn, đem lại hiệu quả kinh tế xã hội cao thì trước khi bỏ vốn cần làm tốt công tácchuẩn bị Có nghĩa là phải xem xét, tính toán toàn diện các khía cạnh có liên quan đến quá trính thực hiện đầu tư, đến sự phát huy tác dụng và hiệu quả đạt được của công cuộc đầu tư Mọi sự xem xét, tính toán và chuẩn bị này được thể hiện trong việc soạn thảo các

dự án đầu tư Như vậy, dự án đầu tư chính là tiền đề chp việc thực hiện các công cuộc đầu tư đạt hiệu quả kinh tế - xã hội mong muốn

Câu 2 : Khái niệm, công dụng, đặc trưng của một dự án đầu tư.

Khái niệm: Về mặt nội dung, dự án đầu tư là tổng thể các hoạt động dự kiến và các chi

phí cần thiết được bố trí theo một kế hoạch chặt chẽ với lịch trình, thời gian và địa điểm xác định để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo một cơ sở vật chất nhất định nhằm thực hiện những mục tiêu trong tương lai

Dự án đầu tư bao gồm 4 thành phần:

Trang 2

- Các kết quả: là những thành quả cụ thể có thể định lượng được tao ra từ các hoạt động của dự án.

- Các nguồn lực: bao gồm nguồn lực vật chất, tài chính, con người cần thiết để thực hiện các hoạt động của dự án, giá trị và chi phí của các nguồn lực này chính là vốn đầu tư của

dự án

Công dụng:

- Đối với Nhà nước: là cơ sở để kiểm tra, cấp giấy chứng nhận đầu tư; là cơ sở để thẩm định chấp nhận sử dụng vốn của nhà nước để ra quyết định đầu tư và quyết định tài chínhcho dự án

- Đối với chủ đầu tư:

+ Là căn cứ để quyết định bỏ vốn đầu tư vào dự án

+ Là căn cứ để xin phép đầu tư và xin phép hoạt động

+ Là căn cứ để xin phép nhập khẩu máy móc, thiết bị và hưởng các ưu đãi đầu tư

+ Là căn cứ để tìm đối tác đầu tư

+ Là căn cứ để thuyết phục các tổ chức tín dụng hoặc cho dự án vay vốn

+ Là căn cứ để xứ lý các mối quan hệ về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các bên tham gia liêndoanh với nhà nước VN

Đặc trưng:

- Dự án đầu tư cần xác định mục đích, mục tiêu rõ ràng

- Dự án đầu tư có chu kỳ phat triển riêng và thời gian tồn tại là hữu hạn

- Dự án đầu tư có sự tham gia của nhiều bên: nhà đầu tư, nhà thầu, nhà tư vấn và nhà nước Nhà nước tham gia với tư cách là người thẩm định và cấp giấy phép cho dự án Nhà thầu tham gia với tư cách là người cung cấp các nguyên vật liệu đầu vào và tiêu thụ sản phẩm đầu ra cho dự án Nhà đầu tư bổ vốn cho dự án Nhà tư vấn cung cấp dịch vụ tưvấn cho DA

- Sản phẩm của dự án mang tính đơn chiếc và độc đáo

- Môi trường hoạt động của dự án là va chạm và có sự tương tác phức tạp giữa DA này với DA khác, giữa bộ phận quản lý này với bộ phận quản lý khác

- Dự án có tính bất định và độ rủi ro cao

Câu 3: Các giai đoạn trong chu kỳ của 1 dự án đầu tư ?

Trình bày nội dung đặc điểm và yêu cầu của mỗi giai đoạn?

Làm rõ mối quan hệ giữa các giai đoạn trong chu kỳ của một dự án đầu tư?

1 Các giai đoạn trong chu kỳ của một dự án đầu tư.

a.Giai đoạn chuẩn bị đầu tư: là giai đoạn nghiên cứu thiết lập DA ĐT, bao gồm 2 công việc

- Soạn thảo dự án đầu tư

+ Nghiên cứu phát triến cơ hội đầu tư

+ NC tiền khả thi sơ bộ , chọn dự án

+ NC khả thi

- Thẩm định dự án đầu tư(đánh giá và lựa chọn dự án)

=>Kết quả của giai đoạn chuẩn bị đầu tư: về cơ bản dự án đầu tư đã được cấp có thẩm quyền xem xét phê duyệt kèm theo quyết định đầu tư hoặc giấy phép đầu tư

b Giai đoạn thực hiện đầu tư:

- Hoàn tất các thủ tục để triển khai dự án

Trang 3

+ Lập hồ sơ xin giao đất, thuê đất

+ Xin giấy phép xây dựng hoặc đầu tư

+ Xin giấy phép khai thác tài nguyên

+ Đền bù giải phóng mặt bằng

- Thiết lập dự án thi công công trình

- Thi công xây lắp công trình

+ Mua sắm lắp đặt máy móc thiết bị

+ Thi công xây dựng công trình

+ Kiểm tra việc thực hiện, theo dõi việc thực hiện hợp đồng

+ Quản lý về mặt kỹ thuật, chất lượng thiết bị

+ Chạy thư nghiệm thu và đưa vào sử dụng

 Kết quả của thực hiện đầu tư là máy móc thiết bị được lắp đặt, công trình xây dụng đã hoàn thành

c Giai đoạn vận hành kết quả đầu tư: là giai đoạn dự án đi vào sản xuất kinh doanh hoặc cung cấp các hoạt động dịch vụ Giai đoạn này được tính là vòng đời dự án và nó gắn liềnvới chu trình sống của sản phẩm trên thị trường

- Sử dụng chưa hết công suất của dự án

- Công suât cuả dự án ở mức cao nhất

- Công suất cảu dự án giảm dần và đi đến thanh lý ở cuối đời dự án

 Kết quả: sản phẩm dịch vụ được sản xuất, dự án có thu để bù lại chi phí và lợi nhuận

bỏ ra

2 Mối quan hệ giữa các giai đoạn trong một chu kỳ của 1 dự án:

Trong 3 giai đoạn trên, giai đoạn chuẩn bị đàu tư tạo tiền đề hay quyết định sự thành công hay thất bại của 2 giai đoạn sau, đặc biệt là đối với giai đoạn vận hành kết quả đầu

Gđ chuẩn bị đầu tư làm tốt sẽ tạo thuận lợi cho giai đoạn thực hiện đầu tư(đúng tiến độ, thời gian, chất lượng)

Gđ thực hiện đầu tư ảnh hưởng trực tiếp đến vận hành kết quả đầu tư, nếu thực hiện đầu

tư không tốt chắc chắn việc vận hành sẽ gặp khó khăn

3 Đặc điểm yêu cầu của các giai đoạn đầu tư:

1 Gđ chuẩn bị đầu tư

Đặc điểm: là gđ tiền đề quyết định đến sự thành công hay thất bại ở 2 gđ sau Đặc biệt là giai đoạn vận hành kết quả Gđ chuẩn bị đầu tư mặc dù chỉ chiếm 1 tỷ lệ rất nhỏ so với tổng mức vốn đầu tư của dự án nhưng lại quyết định rất lớn đến hiệu quả sử dụng vốn ở

gđ thực hiện đầu tư

Yêu cầu: tính chuẩn xác của các thông tin, các dự đoán, dự báo phải chính xác khoa học

2 Gđ thực hiện đầu tư

Đặc điểm: số vốn ĐT trong gđ này chiếm phần lớn tổng số vốn ĐT của dự án Nó nằm khê đọng trong suốt quá trình thực hiện ĐT mà không sinh lời

Yêu cầu:vấn đề thời gian và tiến độ DA phải được đảm bảo đảm bảo chất lượng và tính đồng bộ của các kết quả đầu tư Chi phí của DA nằm trong phạm vi đã được duyệt

Trang 4

3 Gđ vận hành kết quả đầu tư

Đặc điểm: là gđ chủ ĐT có thể hoàn lại vốn ĐT ban đầu

Yêu cầu: DA phải đạt hiệu quả cao về mặt tài chính và mặt xã hội

Câu 4:trình bày các nội dung nghiên cứu của giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi và giai đoạn nghiên cứu khả thi? Làm rõ sự giống và khác nhau giữa 2 gđ trên.

Gđ nc tiền khả thi(NCTKT): là gđ trung gian giữa gđ phát triển cơ hội ĐT và gđ chính

thức đi vào soạn thảo dự án, gđ này được tiến hành với các cơ hội ĐT được xem là có triển vọng thường là với các cơ hội ĐT có quy mô lớn, tính chất kỹ thuật phức tạp, thời gian thu hồi vốn lâu

Mục đích: kiểm tra lại cơ chế đàu tư đã được lựa chon, khẳng định lại 1 lần nữa tính khả

thi của cơ hội ĐT đó Theo nghị định NĐ 16-2005/TTCP thì những DA quan trọng quốc gia và DA nhóm A phải thông qua báo cáo đầu tư và khi báo cáo đầu tư được cấp có thẩm quyền cho phép đầu tư thì mới được chuyển sang gđ chính thúc đi vào lập DA ĐT

g Pt khía cạnh KTXH của DA, xđ những lợi ích mà DA sẽ mang lại cho nền KT

Đặc điểm: nd NC chưa chi tiết, vẫn vẫn dừng ở trạng thái tĩnh, ở mức trung bình mọi đầu

vào, đầu ra, mọi khía cạnh nên độ chính xác chưa cao

Kết luận: việc trình bày nd của báo cáo ĐT phải làm rõ được các vấn đề sau: các thông

tin đưa ra phải đủ sức thuyết phục đối với nhà đầu tư để chứng minh là cơ hội ĐT là có triển vọng đến mức có thể quyết định mức ĐT Làm rõ các khía cạnh có thể gây khó khăn, ảnh hưởng tói tiến trình thực hiện ĐT và vận hành kết quả đầu tư

Giai đoạn nghiên cứu khả thi :

Mục đích: gđ nckt được xem là cốt lõi của quá trình chuẩn bị đầu tư Nó là bước sàng lọc

cuối cùng để lựa chọn cơ hội ĐT tối ưu Là bước nghiên cứu một cánh kỹ càng các vấn

đề cơ bản của DA để có thể đưa ra 1 kết luận xác đáng về dự án trên tất cả các khía cạnh

Nội dung: bao gồm 5 nd cơ bản trong gđ NC tiền khả thi nhưng mức độ nghiên cứu chi

tiết hơn

Đặc điểm: mọi khía cạnh nghiên cứu của DA đều được xem xét ở trạng thái động theo

hình thức từng năm trong suốt cả đời DA, mọi yếu tố không ổn định đều được đề cập đến

Trang 5

trong từng nội dung nghiên cứu vì vậy kết quả nghiên cứu của gđ này đạt độ chính xác cao(chiếm 85%gđ chuẩn bị)

+ NCKT: xem xét lần cuối nhằm đi đến kết luận xác đáng về mọi nd cơ bản của DA bằngcác số liệu đã được tính toán cẩn thận chi tiết để đi đến quyết định đầu tư chính thức

- Nội dung: về cơ bản là giống nhau nhưng khác nhau về mức độ, NCKT chi tiết hơn, chính xác hơn

DA có hiệu quả

- Kết quả:

+ NCTKT:báo cáo NCTKT

+ NCKT: báo cáo NCKT gồm phần thuyết minh và phần thiết kế cơ sở

Câu 5: Các bước của quá trình soạn thảo một DADT ? Trình bày mối liên hệ giữa các bước trong quá trình soạn thảo một DADT?

Các bước của QT soạn thảo DA ĐT:

- Xđ vị trí của DA trong chiến lược phát triển linh doanh

- Xđ tính hợp pháp của nghành sản xuất kinh doanh

Trang 6

2 Lập đề cương sở bộ của DA và dự trù kinh phí soạn thảo

- Lập đề cương sơ bộ: giới thiệu khái quát những nội dung cơ bản của DA

- Dự trù kinh phí soạn thảo DA

+ Chi phí mua thông tin

+ Chi phí khảo sát điều tra thực tế

+ Chi phí hành chính

+ Chi phí thù lao cho người soạn thảo DA

3 Lập đề cương chi tiết của DA: tổ chức thảo luận xây dựng đề cương chi tiết, cụ thể hóanhững nội dung mà mỗi người trong nhóm cần phải thực hiện

4 Phân công công việc cho các thành viên soạn thảo

5 Tiến hành soạn thảo DA:

- Thu thập các thông tin tư liệu cần thiết cho DA

- Phân tích, xử lý các thông tin, tư liệu đã thu thập

- Tổng hợp các kết quả nghiên cứu

- Mô tả DA và trình bày với chủ ĐT hoặc cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư của nhà nước xem xét

6 Hoàn tất văn bản DA

Mối liên hệ giữa các bước trong quá trình soạn thảo dự án: Các bước trên có mối liên

hệ chặt chẽ với nhau, kết quả của mỗi bước ảnh hưởng trực tiếp đến các bước kế tiếp cácbước công việc của quy trình soạn thảo phải được tiến hành theo một lịch trình chặt chẽ được hoạch định ngay sau khi xác định quy trình soạn thảo

Câu 7: Trình bày các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô ảnh hưởng đến sự hình thành và thực hiện dự án đầu tư?

Vì sao khi đi vào soạn thảo dự án người ta phải nghiên cứu các yếu tố thuộc điều kiện vĩ mô ảnh hưởng đến dự án đầu tư?

Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô

I/ Điều kiện vĩ mô ảnh hưởng đến dự án

1 Môi trường kinh tế vĩ mô

a.Tốc độ tăng trưởng

Là chỉ tiêu đo lường kinh tế vùng ngành địa phương, xu thế tăng trưởng kinh tế quốc gia tác động tới tình hình đầu tư phát triển của địa phương ngành, ảnh hưởng đến khả năng tiêu thụ của dự án.Việc đánh giá tăng trưởng do vậy là căn cứ để nhà đầu tư quyết định chọn mặt hàng của dự án

b.Lãi suất:

Là yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư về mặt tài chính dự án.Xem xét yếu tố lãi suất

là căn cứ để chủ đầu tư căn cứ về tài chính của dự án

Trang 7

Như chính sách thuế các hàng rào phi thuế quan tỷ giá hối đoái cán cân thương mại quốc tế.

e.Thâm hụt ngân sách:

Là yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư của dự án về mặt tài chính

f Hệ thống kinh tế và chính sách điều tiết vĩ mô

Nghiên cứu hệ thống kinh tế là căn cứ cho chủ đầu tư lựa chọn mặt hàng kinh doanh và địa điểm thực hiện dự án để có thể thu được lợi nhuận cao nhất

2 Môi trường chính trị luật pháp

- Hệ thống văn bản pháp luật chung

- Văn bản pháp luật về đầu tư

- Các căn cứ pháp lí khác: Chứng cứ pháp lí về tư cách pháp nhân của cá nhân hay tổ chức tham gia dự án.Thỏa thuận về sử dụng tài nguyên đất đai huy động tài sản hoặc hợp tác sản xuất…

3 Môi trường văn hóa xã hội

+ Đối với dự án sản xuất nông lâm ngư nghiệp cần nghiên cứu: tình trạng sử dụng đất tậpquán canh tác, năng suất lao động,tình hình sử dụng đất lao động, tổ chức lao động

+ Dự án công nghiệp xây dựng cần nghiên cứu tập quán tiêu dùng, quy mô dân số, kết cấu hạ tấng, sức mua sản phẩm

+ Dự án phúc lợi : mật độ dân số, chất lượng dân sô,cơ cấu dân sô

4 Môi trường tự nhiên và nguồn tài nguyên

+ Dự án nông lâm nghiệp: Quy luật phân bố mưa,mức độ ảnh hưởng của mưa,thông số vềnhiệt độ độ ẩm thổ nhưỡng chất đất quy luật gió bão động đất

+ Dự án công nghiệp xây dựng: Địa chất thổ nhưỡng khí hậu quy luật gió bão động đất

II/ Quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội

Đây là yếu tố vô cùng quan trọng đến cơ hội đầu tư và khả năng cấp phép đầu tư

1 Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội

a.Của cả nước

b.Của vùng địa phương liên quan đến dự án

Được xây dựng theo từng thời kì là căn cứ quan trọng trong việc xác định chủ trương đầu

tư ảnh hưởng đến hiệu quả của dự án

2 Quy hoạch phát triển ngành

Là công tác quan trọng trong công tác lập các dự án phát triển thuộc các ngành cụ thể đảm bảo định hướng phát triển của ngành đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh

3 Quy hoạch kết cấu hạ tầng

Giao thông, cấp thoát nước, bưu chính viễn thông, công cộng đô thị

4 Quy hoạch đô thị

5 Quy hoạch xây dựng

Chính là cơ sở để các đơn vị thi công bố trí lực lượng xây dựng phù hợp theo yêu cầu tiến

độ đã được phê duyệt

Chúng ta cần nghiên cứu kĩ lưỡng các vấn đề thuộc môi trường vĩ mô vì….

Dựa vào các yếu tố trên để viết nhé Nhấn mạnh đến các vấn đề kinh tế xã hội hay các quy hoạch.Cần nghiên cứu kĩ các vấn đề đó để có thể dự trù kinh phí các vấn đề phát sinh và đưa ra các hướng giải quyết phù hợp với từng vấn đề để có một bản soạn thảo tốt nhất.Giúp cho dự án đi vào thi công được thuận lợi và kiếm soát được các vấn đề phát

Trang 8

sinh.Cùng với đó nghiên cứu kĩ các vấn đề trên là điều kiện thuận lợi để các nhóm khác nghiên cứu như kĩ thuật hay nhóm môi trường.Điều đó là tối quan trọng để dự án thành công.

Cứ bịa nhiều nhiều vào nhưng nhấn mạnh vào các vấn đề đó nhé.

Câu 8:Trình bày khái quát các nội dung chủ yếu trong phân tích khía cạnh thị trường sản phẩm dịch vụ của dự án

Nghiên cứu thị trường là sự nghiên cứu tỉ mỉ, có khoa học xuất phát từ nghiên cứu nhu cầu của người tiêu dùng để đi đến quyết định nên sản xuất, kinh doanh mặt hàng gì, cách thức và chất lượng như thế nào, khối lượng bao nhiêu và lựa chọn cách thức bán hàng, tiếp thị và khuyến mại nào để tạo chỗ đứng cho sản phẩm của dự án trên thị trường hiện tại và tương lai.Nghiên cứu thị trường sản phẩm dịch vụ của dự án là căn cứ quyết định việc lựa chọn mục tiêu và quy mô dự án

Các nội dung chủ yếu trong phân tích khía cạnh thị trường

- Phân tích và đánh giá khái quát thị trường tổng thể

- Phân đoạn thị trường và xác định thị trường mục tiêu

- Xác định sản phẩm của dự án

- Dự báo cung cầu thị trường về sản phẩm của dự án đầu tư trong tương lai

- Nghiên cứu vấn đề tiếp thị sản phẩm của dự án

- Nghiên cứu khả năng cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trường của dự án

1 Phân tích và đánh giá khái quát thị trường tổng thể

Phân tích và đánh giá khái quát thị trường tổng thể giúp cho chủ đầu tư có cái nhìn tổng quan về thị trường nói chung và thị trường dự án nói riêng thông qua việc:

1.1 Phân tích tình hình cung cầu thị trường hiên tại về sản phẩm của dự án

1.2 Xác định loại thị trường và loại sản phẩm của dự án

- Phân tích tình hình cung cầu thị trường hiện tại về sản phẩm của dự án

- Để xác định mức tiêu thụ của thị trường tổng thể cần những dữ liệu thống kê sau:+ Sản lượng sản phẩm do các doanh nghiệp trong nước sản xuất và cung ứng cho thị trường

+ Khối lượng sản phẩm đó nhập khẩu hàng năm

+ Mức tồn kho cuối năm của sản phẩm

+ Giá cả của sản phẩm

Chúng ta cần quan tâm đến lượng cung ứng hiện tại và số lượng sản phẩm cung ứng từ các nguồn.Tìm ra các khoản trống trên thị trường để làm căn cứ, cơ sở cho việc nghiên cứu, dự báo tổng khối lượng và nguồn cung ứng các sản phẩm của dự án trong tương lai

- Xác định loại thị trường và loại sản phẩm của dự án

Để làm rõ những đối tượng tiêu thụ sản phẩm của dự án như thế nào và sản phẩm của dự

án thuộc loại gì?

Về phương diện kinh tế có thể phân chia sản phẩm theo 2 tiêu thức:

Theo loại thị trường bao gồm: thị trường nội địa và thị trường quốc tế

Theo loại sản phẩm bao gồm:

+ Các loại sản phẩm thô: xi măng, sắt thép,phân bón…

+ Các sản phẩm có tính năng tương tự nhau nhưng khác như về mẫu mã cách trình bày, thị hiếu như xe hơi máy móc các loại sản phẩm công nghệ tiêu dùng

+ Các loại sản phẩm không luân chuyển được như: nhà đất, các công trình kiến trúc

Trang 9

2.Phân đoạn thị trường và xác định thị trường mục tiêu

2.1 Phân đoạn thị trường

Phân đoạn thị trường là quá trình phân chia thị trường tổng thể thành những đoạn thị trường nhỏ mà ở đó khách hàng sẽ có sự giống nhau về nhu cầu ước muốn hoặc có nhữngphản ứng giống nhau trước cùng một kích thích marketing

Lợi ích của phân đoạn thị trường mục tiêu

+ Giúp cho chủ đầu tư phân bố có hiệu nguồn lực

+ Giúp cho chủ đầu tư tập trung nguồn lực đúng chỗ

+ Giúp cho sản phẩm dịch vụ của dự án đáp ứng cao nhất nhu cầu khách hàng do vậy làmtăng khả năng cạnh tranh cho sản phẩm

Yêu cầu của phân đoạn thị trường mục tiêu

+ Tính đo lường được: Quy mô và hiệu quả của đoạn thị trường phải đo lường được+ Tính tiếp cận được: Dự án hay chủ đầu tư phải nhận biết và phục vụ được đoạn đã phânchia theo tiêu thức nhất định

+ Tính quan trọng: Đoạn thị trường bao gồm các khách hàng có nhu cầu đồng nhất với quy mô đủ lớn để có khả năng sinh lời được

+ Tính khả thi: Có đủ nguồn lực để hinh thành và triển khai sản xuất và chương trình marketing riêng biệt cho từng đoạn thị trường đã phân chia

Tiêu thức phân đoạn thị trường:

+ Địa lí: Theo vùng miền( Bắc Trung Nam), vùng( thành thị nông thôn) tỉnh huyện + Dân số- xã hội: Tuổi,giới tính,thu nhập, trình độ học vấn

+ Tâm lí học : Thái độ, động cơ, cá tính, lối sống

+ Hành vi người tiêu dùng: Lý do mua, lợi ích tìm kiếm, tính trung thành…

2.2 Xác định thị trường mục tiêu

Mục đích:

Lựa chọn những đoạn thị trường mà việc đầu tư của dự án có thể thực hiện được hiệu quảYêu cầu:

+ Quy mô của thị trường phải đủ lớn để có thể bù đắp được chi phí đầu tư

+ Có ưu thế hơn so với đối thủ cạnh tranh

+ Có tính hiệu quả khi đầu tư

+ Doanh nghiệp có khả năng đầu tư vào thị trường này

Nội dung:

- Đánh giá đoạn thị trường được phân đoạn

+ Quy mô và sự tăng trưởng: Thị trường có hiệu quả khi có quy mô đủ lớn để bù đắp nhưng chi phí sản xuất và marketing trong hiện tại và trong tương lai

+ Sức hấp dẫn của đoạn thị trường từ các sức ép hay đe dọa khác nhau

Sức hấp dẫn của thị trưỡng xét từ góc độ cạnh tranh được đánh giá bằng các đe dọa mà

Trang 10

Sau khi đánh giá các đoạn thị trường khác nhau chủ đầu tư cần lựa chon thị trường mục tiêu.

Thị trường mục tiêu là thị trường bao gồm các khách hàng có nhu cầu hoặc mong muốn

mà chủ đầu tư có khả năng đáp ứng đồng thời tạo ra ưu thế hơn so với đổi thủ cạnh tranh

và đạt được mục tiêu đề ra

3.Xác định sản phẩm của dự án.

Đó là việc thiết kế sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng mục tiêu

Sản phẩm của dự án cần có những thông tin sau:

+ Tên sản phẩm

+ Các đặc điểm chủ yếu của sản phẩm

+ Những dấu hiệu để phân biệt sản phẩm với sản phẩm cùng chức năng

+ Tính năng công dụng sản phẩm quy cách và tiêu chuẩn chất lượng

4 Dự báo cung cầu trong tương lai của sản phẩm

4.1 Dự báo cầu sản phẩm trong tương lai

Phương pháp 1: Dự báo bằng phương pháp ngoại suy thống kê:

+ Là việc dự báo cầu bằng cách thống kê các số liệu trong quá khứ theo một tiêu thức nào

đó để tỉm ra xu hướng quy luật biến ngẫu đổi của nó trong quá khứ, hiện tại để dự báo cho những năm tương lai

+ Điều kiện: Đối tượng dự báo phải phát triển một cách ổn định theo thời gian.Không có những tác động gây ra quá trình đột biến trong quá trình phát triển

Phương pháp 2: Dự báo cầu thị trường bằng mô hình hồi quy tương quan

+ Là phương pháp dự báo trên cơ sơ phân tích mối quan hệ tương quan giữa cầu thị trường và các nhân tố ảnh hưởng đến nó như giá cả hàng hóa, thu nhập người tiêu dùng.Phương pháp 3: Dự báo cầu thị trường bằng hệ số co dãn

+ Là phương pháp dự báo thông qua việc xem xét sự thay đổi của lượng cầu khi từng nhân tố ảnh hưởng đến nó như giá cả, thu nhập, thị hiếu thay đổi

Phương pháp 4: Dự báo cầu thị trường bằng phương pháp định mức

+ Là phương pháp dự báo thông qua định mức tiêu dùng đã định

Phương pháp 5: Dự báo cầu thị trường bằng phương pháp chuyên gia

+ Là phương pháp thu nhập và xử lí thông tin bằng cách tập hợp hỏi ý kiến các chuyên gia giỏi trong các lĩnh vực

4.2 Dự báo cung của các cơ sở hiện đang cung cấp sản phẩm trên thị trường

Chúng ta cần thu thập các thông tin sau

+ Khả năng mở rộng sản xuất trong tương lai của các dự án hiện có về hàng hóa, dịch vụ đang nghiên cứu

+ Dự kiến khả năng xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ trong tương lai

5 Nghiên cứu vấn đề tiếp thị sản phẩm của dự án

Hoạt động tiếp thị là sự tác động nhằm thúc đẩy hoạt động của thị trường và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng trong việc cung cấp các sản phẩm của dự án

5.2 Nội dung cần xem xét khi nghiên cứu công tác tiếp thị của dự án

5.2.1 Lựa chọn các phương pháp giới thiệu sản phẩm

+ Tiếp xúc trực tiếp bằng thư từ, gửi mẫu

Trang 11

5.2.2 Lựa chọn các phương thức linh hoạt để đẩy mạnh sức mua

+ Phiếu thưởng: + Gói hàng chung: +Khuyến mại:

5.2.4 Tổ chức mạng lưới tiêu thụ sản phẩm

Cần tổ chức mạng lưới tiêu thụ sản phẩm của dự án, lập kênh phân phối sản phẩm,xác định các phương án tiêu thụ sản phẩm: bán trực tiếp, qua đại lí theo hợp đồng dài hạn baotiêu

6.Nghiên cứu khả năng cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trường của dự án.

a.Khả năng cạnh tranh: là việc đánh giá khả năng mà dự án có thể duy trì và có mức lợi nhuận nhất định

Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh

-Xác định đối thủ cạnh tranh hiện có trên thị trường

-Mặt mạnh và yếu của đối thủ

-Uy tín của đối thủ

-Khu vực hoạt động của đối thủ

-Tỷ suất lợi nhuận

Câu 9 : Trình bày một số nội dung chủ yêu trong phân tich kĩ thuật dự

- Mô tả các đặc tính lí hoá cơ tính năng công dụng

2 Lựa chọn hình thức đầu tư:

- Hình thức đầu tư mới:là việc bỏ vốn đầu tư để XD mới hoặc mua sắm máy móc thiết bị mới

- Hình thức đầu tư cải tạo hay mở rộng: là hình thức đầu tư được thực hiện trên cơ sở những điều kiện đã có sẳn nhưng ko còn phù hợp cần bỏ thêm vốn để nâng cấp hay mở rộng.Có 2 hình thức:

+ Đầu tư theo chiều rộng: là hình thức đầu tư để mở rộng SX bằng kĩ thuạt vá công nghệ lặp lại như cũ

+ Đầu tư theo chiều sâu: đầu tư để mở rộng sx bằng kĩ thuật và công nghệtiến bộ và hiệu quả hơn

3 Xác đinh công suất của dự án:

- Công suất khả thi của dự án: là mức công suất tối đa mà dự án có thể đạt được và đem lại hiệu quả cao nhất

- Công suất thực tế của dự án: là mức công suất mà dự án dự kiến có thể đạt được trong từng năm hoatj động của dự án

Trang 12

- Mức công suất tối thiểu: là mức công suất mà tại đólượng sản phẩm sx đạt điểm hoà vốn

4 Lựa chọn công nghệ kĩ thuật cho dự án:

a Yêu cầu, căn cứ:

* Căn cứ:

- Yêu cầu về chủng loại sản phẩm, chất lượng sản phẩm

- Công suất khả thi đã được xác định của dự án

- Các loại máy và dây chuyền công nghệ hiện có

- Khả năng cung cấp đầu vào về vốn, vật tư, máy móc, nhân lực

- Bảo vệ môi trường và điều kiện lao động

- Các kết quả tính toán, so sánh hiệu quả kinh tế của các dự án công nghệ

* Yêu cầu;

- Cho phép sx những sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao, đặc biểytên thị trường xuất khẩu

- Cho phép sử dụng hiệu quả những lợi thế so sánhcủa VN

- Hạn chế tới mức tối thiểu việc sử dụng nguyên vật liệu nhập khẩu

- Nâng cao năng suất lao động, hạ chi phí sản xuất

- Giá cả công nghệ hợp lí

- Phù hợp với kiến thức và trình độ khoa học công nhân

- Phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế của đất nước

b Nội dung:

- Đinh hướng trình độ hiện đại cue công nghệ

- Xác định dây chuyền công nghệ

- Xác định phương án tổ chức sx

- Xác định phương án cán bộ quản lí và công nhân kĩ thuật

c Lựa chọn thiết bị máy móc:

- Các nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn thiết bị máy móc:

+ Nhu cầu thị trường với sản phẩm

+ Nguồn nguyên liệu đầu vào

+ Sản xuất ra những sản phẩm có khả năng cạnh tranh

+ Phù hợp với điều kiện sản xuất

+ Phụ tùng đơn giản dể kiếm

+ Giá cả và hình thức thanh toán hợp lí

- Mô tả máy móc và liệt kê trang thiết bị: lập bảng liệt kê mô tả đầy đủ căn cứ để lựa chọn.sứp xếp thiết bị máy móc thành các nhóm :

+ Máy móc thiết bị chính trực tiếp sx

+ Thiết bị phụ trợ

+ Thiết bị vận chuyển, bốc xếp, băng chuyền

+ Thiết bị và dụng cụ điện

Trang 13

+ Máy móc và thiết bị đo lường, kiểm tra chất lượng

+ Thiết bị và dụng cụ bảo dưỡng sửa chữa

+ Thiết bị an toàn, bảo hộ lao động, phòng cháy

+ Các loại xe đưa đón công nhân cán bộ

+ Máy móc thiết bị khác

5 Lựa chọn nguyên vật liệu:

a Căn cứ:

- Đặc tính và chất lượng của nguyên vật liệu

- Nguồn và khả năng cung cấp nguyên vật liệu

- Giá thu mua vận chuyển và kế hoạch cung ứng

b.Nội dung

- Chủng loại nguyên vật liệu chính phụ chuẩn bị cho dự án

- Các đặc tính kỉ thuật của nguyên vật liệu, kích thước tính chất cơ lí hoá

- Xác định nhu cầu sử dụng từng nguyên vật liệu

- Xác định nguồn và khả năng cung ứng của tứng loại nguyên vật liệu

- Ước tính chi phí sử dụng nguyên vật liệu trong từng năm trong cả đời dự án

6 Cơ sở hạ tầng phục vụ cho dự án:

- Nguyên tắc lựa chọn:

+ Có nguồn dồi dào và ổn đinh trong nước

+ Có tính kinh tế cao

+ Ít ngây ô nhiễm môi trường

- Xác định nhu cầu sử dụng năng lượng, nguồn cung cấp năng lượng, chi phí sử dụng năng lượng bao gồm cả chi phí đầu tư cho hệ thông cung cấp năng lượng

b Nước:

-khối lượng nước cần sử dụng cho dự án

-nguồn cung cấp nước sạch

-hệ thông thoát nước

-chi phí cho việc sử dụng nước, chi phí xây dựng hệ thông cấp thoát nước

c Nhu cầu vận tải,hệ thông giao thông cần cho dự án

- Các phương tiện vận tải sủ dụng cho dự án

d Các cơ sở hạ tầng khác:

- Hệ thông thông tin liên lạc,phòng cháy chữa cháy, sử lí chất thải

7 Địa điểm thực hiẹn dự án:

a Nguyên tắc:

- Địa điểm dự án phải phù hợp với quy hoạch phát triển về ngành và lĩnh vực mà dự án đầu tư

- Môi trường tự nhiên và nguồn tài nguyên của địa điểm phải phù hợp với yêu cầu

- Địa điểm phải có mặt bằng phù hợp với quy mô dự án

- Nên gần nguồn cung cấp nguyên vật liệu đầu vào và thị trường đầu ra

- Nên có kết cấu hạ tầng thuận lợi

- Nên lựa chọn địa điểm có ưu thế hơn so với doanh nghiệp cùng loại để tận dụng ưu thế cạnh tranh

b Nội dung:

- Chọn vùng đất địa điểm:

Trang 14

+ Phân tích những tình hình cơ bản của địa điểm:đặc điểm quy hoạch, kế hoạch phát triểnvùng, địa phương,điều kiện tự nhiên của địa điểm,điều kiện xã hội và kinh tế của khu vựcđịa điểm.

+ Phân tích tình hình kinh tế của địa điểm:chi phí cho việc mua địa điểm, phân tích ảnh hưởng của địa điểm tới các chi phí vận chuyển, chi phí tiêu thụ sản phẩm

+ Phân tích các lợi ích và ảnh hưởng về mặt xã hội của địa điểm

8.Giải pháp xây dựng công trình:

a.Các căn cứ để lập phương án và giải pháp XD

- Tình hình của địa điểm xd về tự nhiên, kinh tế và xã hội

- Công suất và dây chuyền công nghệ

- Khả năng cung cấp đầu vào cho quá trình xây dựng như vốn, nguyên vật liệu…

- Thời gian xd yêu cầu

- Các quy định và pháp luật có liên quan đến xd

- Các kết quả so sánh về hiệu quả kinh tế

b Nội dung:

* Giới thiệu tình hình địa điểm xây dựng: điều kiện tự nhiên, diện tích,mặt bằng, thời tiết,địa chất, kinh tế xã hội, cơ sở hạ tầng kĩ thuật, nguyên vật liệu…

* Giải pháp quy hoạch tổng măt bằng:

- Các nguyên tắc: phù hợp với dây chuyền công nghệ, các yêu cầu kĩ thuật Đảm bảo an toàn, bảo vệ môi trường.Sử dụng hợp lí đất đai, tiết kiệm đất

- Tiêu chuẩn: tạo đk thuận lợi cho khâu thi công xây dựng; đảm bảo chi phí ít nhất và hiệu quả kinh tế lớn nhất

- Nội dung của quy hoạch tổng mặt bằng công trình và nhu cầu XD

+ Quy hoạch các hạng mục công trình sx chính

+ Quy hoạch các hạng mục công trình sx phụ

+ Quy hoạch các công trình hạng mục phụ trợ

+ Quy hoạch các công trình giao thông vận tải

+ Quy hoạch các công trình về đường điện, cấp thoát nước

+ Quy hoạch các công trình thông tin liên lạc

+ Quy hoạch các công trình bảo vệ môi trường

+ Quy hoạch các công trình văn phòng làm việc của cơ quan quản lí, dời sống công nhân+ Quy hoạch các công trình phòng cháy chữa cháy

* Các giải pháp về kiến trúc:

- Giải pháp kiến trúc của từng nhà

- Xác định tầng và độ cao của nhà hợp lí

- Giải pháp kiến trúc của toàn bộ tập thể hạng mục công trình

- Giải pháp kiến trúc của công trình đối với môi trường xung quanh

* Các giải pháp kết cấu xd

- Căn cứ:

+ Yêu cầu của dây chuyền công nghệ lựa chọn

+ Tính chất chịu lực của công trình

+ Các yêu cầu về độ bền chắc của công trình

+ Khả năng cung cấp vật liệu xd

+ Yêu cầu về độ linh hoạt và dễ cải tạo, dễ mở rộng

+ Tạo điều kiện thuận lợi cho khâu thi công, có khả năng cung cấp máy móc thi công xd phù hợp

Trang 15

+ Tính kinh tế của giải pháp kết cấu

- Nội dung các giải pháp kết cấu xây dựng: ở giai đoạn này mới chỉ quy định những nét lớn sau:

+ Cấp công trình về độ bền chắc, độ chịu lửa, chống động đất, chống ăn mòn

+ Các loại vật liệu dùng làm kết cấu

+ Sơ đồ kết cấu tổng quát

+ Các kết cấu đặc biệt cần lưu ý

* Các giải pháp về công nghệ xd và tổ chức xd: việc tính toán chi tiết các giải pháp công nghệ xd và tổ chức xd sẽ dc tiến hành ở giai đoạn chuẩn bị xd sau này.ở bước lập báo cáotiền khả thi chỉ quy định một số nét lớn như tổng tiến độ xd, các khó khăn khách quan, yêu cầu bảo vệ môi trườnglựa chọn cơ quan tư vấn

* Dự kiến tổng chi phí cho giải pháp xd: dựa trên cơ sở các hạngmục công trình với các đặc tính kết cấu và kiến trúc kèm theo

* Thống kê các kết quả tính toán thành các bảng biểu

9 Đánh giá tác động môi trường của dự án:

a Nhận dạng những tác động của dự án đến môi trường:

- Môi trường tự nhiên: làm thay đổi điều kiện sinh thái,gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến cảnh quang môi trường tự nhiên

- Môi trường xã hội:tác động đến dân sinh, văn hoá và tập quán

b Đánh giá mức độ ảnh hưởng: mức độ nhẹ hay nặng, rộng hay hẹp

c Dự đoán mức độ ảnh hưởng: so sánh với trường hợp ko thực hiện dự án, các tác động cần xem xét là:

- Tác động đối với các dạng môi trường địa lí

- Tác động đối với các tài nguyên vad môi trường được sử dụng

- Tác động đối với các điều kiện trực tiếp ảnh hưởng đến đời sống con người

d.Đề suất các giải pháp khắc phục: cần có những nội dung sau

-xây dựng hệ thống thu gom và sử lí khí thải: chiều cao ống, dặc tính sử lí, công nghệ áp dụng, hoá chất sử dụng…

- xây dựng hệ thông thu gom và sử lí nước thải

- xât dựng hêh thống thu gom và sử lí chất thải rắn

- tỉ lệ trồng cây xanh trong khuôn viên

-phương pháp chống và ứng cứu sự cố:thiết bị , quy trình , hoá chất sử dụng

10 Lập lịch trình thực hiện dự án:

Cần lập lịch trình thựchiện dự án sao cho cuối cùng dự án có thể đi vào sản xuất hoạt động theo đúng thời gian quy định.cần xác định;

- Thời gian cần hoàn thành từng hạng mục công trình và cả công trình

- Ngày khởi sự hoạt động sản suất

Có nhiều phương pháp phân tích và lập lịch trình thực hiện dự án khác nhau, tuỳ thuộc vào quy mô và sự phức tạp về kĩ thuật xd và sx của dự án

Câu 10: Khi lập một dự án đầu tư, người ta phải nghiên cứu những khía cạnh nào về mặt tổ chức quản lý dự án?

Trả lời:

Khi lập một dự án đầu tư, phải nghiên cứu những khía cạnh sau về mặt tổ chức quản lý

dự án:

Ngày đăng: 26/03/2015, 14:47

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w