1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng và giải pháp quản lý đào tạo từ xa tại ĐH mở bán công TPHCM

142 1K 6
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 142
Dung lượng 883,95 KB

Nội dung

Thực trạng và giải pháp quản lý đào tạo từ xa tại ĐH mở bán công TPHCM

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

DƯƠNG THỊ MAI PHƯƠNG

Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC Mã số: 60 14 05

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

PGS.TS.TRẦN TUẤN LỘ Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2006

Trang 2

Lời cám ơn

Xin trân trọng cám ơn Ban lãnh đạo Đại học Mở Bán công Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo mọi điều kiện tốt đẹp để tôi hoàn tất khóa học này;

Xin trân trọng cám ơn Ban lãnh đạo, quý Thầy, Cô trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã dày công truyền đạt kiến thức cũng như giúp đỡ tôi trong suốt khóa học tại trường;

Đặc biệt, tôi xin trân trọng cám ơn Thầy Phó giáo sư, Tiến sĩ Trần Tuấn Lộ, người đã có nhiều công sức, tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này./

TP.Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 6 năm 2006

DƯƠNG THỊ MAI PHƯƠNG

Trang 3

MỤC LỤC

Trang

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐÀO TẠO TỪ XA 10

1.1 Tổng quan về lịch sử nghiên cứu vấn đề 10 1.1.1 Sự hình thành và phát triển đào tạo từ xa trên thế giới 10 1.1.2 Xu thế phát triển đào tạo từ xa trên thế giới 11 1.1.3 Tổng quan về đào tạo từ xa ở Việt Nam 13 1.2 Một số khái niệm công cụ cơ bản trong việc nghiên cứu đề tài 17

Trang 4

1.2.5.3 Điều khiển 23

1.2.8 Sự khác biệt giữa đào tạo theo hình thức đào tạo đại học từ xa

và đào tạo theo hình thức đào tạo đại học tập trung 28 1.2.9 Khái niệm quá trình đào tạo từ xa 30

1.2.9.2 Nội dung quá trình đào tạo từ xa 30

1.2.9.2.2 Xác định đầu vào theo mục tiêu 31 1.2.9.2.3 Xác định nội dung chương trình đào tạo 31 1.2.9.2.4 Xác định các quá trình dạy-học theo mục tiêu 31 1.2.9.2.5 Xác định quá trình kiểm tra-thi cử theo mục tiêu 32 1.2.9.2.6 Xác định phương tiện phục vụ cho công tác đào tạo

1.2.9.2.7 Xác định học liệu phục vụ cho công tác đào tạo theo

1.2.9.2.8 Xác định công tác chính trị, tư tưởng của đội ngũ

giảng viên, quản lý và học viên từ xa 33

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐÀO TẠO TỪ

XA TẠI ĐẠI HỌC MỞ BÁN CÔNG THÀNH PHỐ HỒ

2.1 Vài nét về Đại học Mở bán công Thành phố Hồ Chí Minh và

2.1.1 Một vài nét về Đại học Mở (Open university) 34

Trang 5

2.1.2 SưÏ khác biệt giữa các Đại học Mở và Đại học truyền thống 35 2.1.3 Vài nét về Đại học Mở Bán công Thành phố Hồ Chí Minh

2.1.3.1 Khái quát đặc điểm, nhiệm vụ của Đại học Mở Bán

2.1.3.2 Mục tiêu đào tạo của Đại học Mở Bán công Thành phố

2.1.3.3 Phương thức, bậc học và ngành đào tạo tại Đại học Mở

2.1.3.4 Bộ máy tổ chức và đội ngũ cán bộ, giảng viên, nhân viên 41 2.1.3.5 Tổng quan đào tạo theo hình đào tạo từ xa của Đại học

Mở Bán công Thành phố Hồ Chí Minh 43 2.1.3.6 Vài nét về Trung tâm đào tạo từ xa 44 2.2 Thực trạng một số công tác quản lý đào tạo của Trung tâm Đào tạo

từ xa – Đại học Mở Bán công Thành phố Hồ Chí Minh trong những

2.2.1 Quản lý chương trình đào tạo và Số giờ tập trung 47

2.2.3 Quản lý quá trình kiểm tra-thi cử 69 2.2.4 Quản lý phương tiện và học liệu phục vụ cho công tác đào

2.2.5 Quản lý công tác chính trị, tư tưởng của giảng viên, quản

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ ĐÀO TẠO TỪ XA TẠI

ĐẠI HỌC MỞ BÁN CÔNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Trang 6

3.2 Đổi mới công nghệ đào tạo 97

3.2.2.1 Dạy học qua sóng truyền thanh, truyền hình 105

3.2.2.2 Dạy học qua hệ thống mạng internet tốc độ cao 105

3.2.3 Đổi mới công nghệ đánh giá môn học 110

3.7 Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học 117

3.8 Công tác chính trị-tư tưởng học viên, giảng viên, nhân viên 118 3.9 Một số đề xuất đối với Chính phủ và Bộ đào tạo và Đào tạo 118

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Tăng qui mô đào tạo để đáp ứng nhu cầu về nhân lực của sự phát triển kinh tế xã hội là một chủ trương kiên định của Đảng và Nhà nước ta trong nhiều năm nay Nhu cầu nhân lực trình độ cao theo đà phát triển của kinh tế-xã hội nước ta ngày càng khẳng định sự đúng đắn của chủ trương đó Mặc khác, nhu cầu được học của phần đông dân chúng trong hoàn cảnh sinh hoạt và cuộc sống không có điều kiện theo học tại các trường đại học truyền thống đã hình thành hình thức đào tạo từ xa

“Đa dạng hóa các loại hình đào tạo để tạo điều kiện cho người dân được

học hành” là một trong các nội dung của xã hội hóa giáo dục của Đảng ta Việc

ra đời của Đại học Mở Bán công Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHMBCTP.HCM), tháng 7 năm 1993 theo quyết định của Thủ Tướng Chính phủ (trên cơ sở Viện Đào tạo Mở rộng II Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập tháng 6 năm 1990) là một quyết định đúng đắn nhằm thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục của Đảng

ĐHMBCTP.HCM là đơn vị đầu tiên trong cả nước áp dụng đào tạo bậc đại học theo hình thức đào tạo từ xa Đào tạo theo hình thức đào tạo từ xa là đặc trưng cơ bản của Đại học Mở, là hình thức đào tạo chủ yếu để thực hiện chính sách mở trong giáo dục, là phương tiện để tiến hành dân chủ hóa, xã hội hóa giáo dục, thực hiện bình đẳng trong giáo dục Đây là nhiệm vụ trung tâm mà Nhà nước giao cho ĐHMBCTP.HCM, được ghi rõ trong điều 2 quyết định số 389/TTg của Chính phủ ký ngày 26/7/1993

Đào tạo từ xa là phương thức đã được các nước trên thế giới áp dụng từ nhiều năm nay Tại Việt Nam, vào thập niên sáu mươi, vấn đề này đã được các chuyên gia giáo dục đưa ra bàn luận Năm 1992, với đề tài cấp Bộ đã được nghiệm

thu năm 1998, mã số B94-40-04 có tên “Nghiên cứu triển khai chương trình đào

Trang 8

tạo từ xa bậc đại học trong điều kiện Việt Nam” chủ nhiệm đề tài là Tiến sĩ Cao

Văn Phường, nguyên Hiệu trưởng đầu tiên của ĐHMBCTP.HCM đã thành công trong việc triển khai hình thức đào tạo từ xa tại Việt Nam Đến nay đã có rất nhiều trường đại học triển khai đào tạo theo hình thức đào tạo từ xa, nhưng tất cả vẫn còn trong những bước đi đầu tiên nên trong công tác quản lý đào tạo khó có thể đạt được hiệu quả như mong muốn

ĐHMBCTP.HCM mới thành lập hơn 10 năm, nên bên cạnh những thành quả đạt được, trường cũng còn gặp nhiều bất cập trong hoạt động quản lý đào tạo từ xa nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra Mặc khác, vì là hình thức đào tạo mới, nên việc quản lý đào tạo từ xa tại ĐHMBCTP.HCM từ trước đến nay chỉ dựa vào kinh nghiệm quản lý đào tạo theo hình thức tập trung mà chưa có một công trình nghiên cứu nào quan tâm đến vấn đề này Đây chính là tính cấp thiết của đề tài và đó là lý do tôi chọn đề tài nghiên cứu này

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về quản lý đào tạo từ xa, làm rõ thực trạng của sự quản lý này tại ĐHMBCTP.HCM và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của sự quản lý đó

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

- Khách thể nghiên cứu là hoạt động quản lý đào tạo từ xa của ĐHMBCTP.HCM, cụ thể là hoạt động quản lý của Trung tâm đào tạo từ xa

3.2 Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu là thực trạng và giải pháp quản lý đào tạo từ xa của Đại học Mở Bán công Thành phố Hồ Chí Minh

4 Phạm vi nghiên cứu

Quản lý của một trường đại học là rất rộng lớn bao gồm nhiều lĩnh vực như quản lý đào tạo, quản lý nhân sự, quản lý tài chính, quản lý cơ sở hạ tầng…

Trang 9

Trong đó, chất lượng đào tạo là vấn đề sống còn của mọi cơ sở đào tạo Vấn đề này hiện đang gây nhiều bức xúc cho toàn xã hội Quản lý đào tạo tốt tất yếu dẫn đến chất lượng đào tạo cao

Phạm vi luận văn này chỉ giới hạn nghiên cứu thực trạng hoạt động quản lý đào tạo từ xa tại ĐHMBCTP.HCM trong những năm gần đây, cụ thể là hoạt động quản lý của Trung tâm đào tạo từ xa Qua đó, đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn hoạt động quản lý đào tạo từ xa tại ĐHMBCTP.HCM từ nay đến năm 2010

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về hoạt động quản lý đào tạo từ xa

- Khái niệm về quản lý

- Khái niệm về đào tạo từ xa

- Khái niệm và lý luận về quản lý đào tạo từ xa

5.2 Tìm hiểu một số thực trạng hoạt động quản lý đào tạo từ xa tại ĐHMBCTP.HCM trong những năm gần đây Cụ thể:

- Quản lý chương trình đào tạo từ xa theo phương thức từ xa

- Quản lý quá trình dạy – học theo phương thức từ xa

- Quản lý quá trình kiểm tra – thi cử theo phương thức từ xa

- Quản lý phương tiện đào tạo từ xa

- Quản lý học liệu phục vụ đào tạo từ xa

- Quản lý công tác chính trị, tư tưởng của đội ngũ giảng viên, quản lý và học viên từ xa

5.3 Đề xuất một số giải pháp quản lý đào tạo từ xa tại ĐHMBC TP.HCM trong giai đoạn 2005-2010

- Đổi mới chương trình đào tạo từ xa

- Đổi mới công nghệ đào tạo từ xa

- Trang bị cơ sở vật chất – kỹ thuật cho phục vụ đào tạo từ xa

Trang 10

- Tổ chức bộ máy quản lý phục vụ đào tạo từ xa

- Huấn luyện – Đào tạo cho đội ngũ giảng viên, quản lý đào tạo từ xa

- Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học

- Công tác chính trị-tư tưởng của giảng viên, quản lý và học viên từ xa

6 Các phương pháp nghiên cứu

6.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận

- Tổng hợp các công trình nghiên cứu, nêu các quan điểm, đường lối giáo dục của Đảng và Nhà nước, các phạm trù, các khái niệm v.v… liên quan đến quản lý đào tạo từ xa

6.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: sử dụng các tài liệu, số liệu có liên quan, đặc biệt là các tài liệu, số liệu của ngành chủ quản và của trường còn lưu giữ

- Phương pháp điều tra khảo sát bằng phiếu câu thăm dò: Tìm hiểu thực trạng và giải pháp quản lý đào tạo từ xa

- Phương pháp trò chuyện

6.3 Phương pháp thống kê toán học để xử lý các kết quả điều tra được

7 Tổ chức nghiên cứu

7.1 Xây dựng bộ công cụ nghiên cứu

Xuất phát từ mục đích, nhiệm vụ và đối tượng nghiên cứu, chúng tôi đã xây dựng bộ công cụ nghiên cứu là câu hỏi điều tra bằng phiếu nhằm làm rõ thực trạng và một số giải pháp công tác quản lý đào tạo từ xa tại trường ĐHMBCTP.HCM về các mặt cơ bản sau:

- Quản lý chương trình đào tạo

- Quản lý quá trình dạy – học, kiểm tra-thi cử

- Quản lý phương tiện, học liệu phục vụ cho công tác đào tạo

Trang 11

- Quản lý nghiên cứu khoa học

- Quản lý công tác chính trị, tư tưởng

Bộ phiếu xây dựng gồm 32 câu điều tra thực trạng và giải pháp cho khách thể nghiên cứu là giảng viên (GV) và cán bộ quản lý (QL) (nhóm đối tượng 1); gồm 33 câu điều tra thực trạng và giải pháp cho khách thể nghiên cứu là học viên (HV), học viên năm cuối (HVNC) và cựu học viên (CHV) (nhóm đối tượng 2) Bộ phiếu được phân chia cụ thể như sau: (Xem phụ lục 1a và 1b)

7.1.1 Khảo sát thực trạng: gồm các nội dung chính sau:

Bảng 1: Các nội dung khảo sát thực trạng

ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT

GV QL HV HVNC CHV

1 Thực trạng chương trình đào tạo x x - x

2 Hỗ trợ về mặt chuyên môn của chương

trình đào tạo cho công việc đang làm - - - x x

3 Thực trạng Số giờ tập trung và hình thức tổ

4 Thực trạng giảng dạy theo đề cương chung

5

Thực trạng mức độ nhiệt tình, sự tận tâm,

trình độ chuyên môn, phương pháp sư

phạm của giảng viên

6

Thực trạng mong muốn của học viên khi

tham gia học đại học theo phương thức đào

tạo từ xa

7 Thực trạng nguyên nhân gây trở ngại trong

8 Thực trạng hình thức ra đề thi x x - - -

Trang 12

9 Thực trạng thực hiện kế hoạch kiểm tra,

10 Thực trạng thời gian thông báo kết quả thi

11 Thực trạng phương tiện giảng dạy x x - - -

12 Thực trạng hiểu bài của học viên khi tự

13 Thực trạng mức độ thỏa mãn số lượng học

14

Thực trạng công tác tổ chức, quản lý giảng

dạy và học tập, sự nhiệt tình của các bộ

phận hỗ trợ cho học viên, giảng viên

15 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến chất

7.1.2 Khảo sát giải pháp:

Bảng 2: Các nội dung khảo sát giải pháp

ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT

GV QL HV HVNC CHV

1 Đề xuất hướng đổi mới chương trình đào tạo x x - x x

2 Đề xuất giải pháp đầu tư đổi mới học liệu - - x x

3 Đề xuất hướng biên soạn học liệu từ xa x x - - -

4 Đề xuất việc tổ chức các diễn đàn dạy học - - x x

5 Đề xuất hình thức thi cuối khóa x x - - -

7.2 Chọn mẫu nghiên cứu

Khách thể nghiên cứu chủ yếu tại trường ĐHMBCTP.HCM:

Trang 13

- Giảng viên Khoa Ngoại ngữ, Tin học, Kỹ thuật-Công nghệ, Quản trị kinh doanh, Xã hội học (100 phiếu);

- Cán bộ quản lý các phòng, ban, khoa, cơ sở liên kết đào tạo (50 phiếu);

- Học viên đang theo học từ xa tại Trung tâm đào tạo từ xa (200 phiếu);

- Cựu học viên (100 phiếu)

7.3 Tổ chức nghiên cứu

7.3.1 Bước 1 : Thu thập tài liệu, thông tin, báo cáo, quy chế, quy định của Bộ

Giáo dục và Đào tạo, quản lý và đào tạo từ xa ở nước ngoài

7.3.2 Bước 2 : Tiến hành nghiên cứu tại chỗ tại trường ĐHMBCTP.HCM, cụ

thể:

• Phát và thu hồi phiếu điều tra:

- Phát phiếu câu hỏi cho các đối tượng trên thông qua các Phòng, Ban, Khoa, Trung tâm Đào tạo từ xa, đơn vị liên kết đào tạo tại các tỉnh sau khi thông qua Phó hiệu trưởng phụ trách đào tạo

- Thu hồi phiếu nhờ sự hỗ trợ của các đơn vị trên

Kết quả số phiếu phát ra và số phiếu thu về:

• Sau khi kiểm tra, chúng tôi sắp xếp, phân loại các câu hỏi theo mục đích

và nội dung nghiên cứu từng phần theo 2 nhóm đối tượng:

- Nhóm đối tượng 1: Giảng viên và cán bộ quản lý

- Nhóm đối tượng 2: Học viên và cựu học viên

Trang 14

• Dùng phần mềm xử lý dữ liệu Access để thống kê, tính điểm trung bình cộng và độ lệch chuẩn hoặc tính tỉ lệ phần trăm của từng câu hỏi Sau đó tổng hợp số liệu và biểu diễn bằng đồ thị

Tùy theo mẫu điều tra và mục đích phân tích, chúng tôi tiến hành xử lý số liệu theo các thông số sau:

+ Tính điểm trung bình cộng bằng công thức sau:

n

xi

với: M là điểm trung bình cộng

xi là điểm số của từng phiếu hỏi

N là số phiếu câu hỏi

Tìm Minimum viết tắt min là điểm thấp nhất

Tìm Maximum viết tắt max là điểm cao nhất

+ Tính độ lệch chuẩn Standard deviation viết tắt SD Độ lệch chuẩn là số đo lường cho biết các điểm số trong một phân bố đã đi lệch so với trung bình là bao nhiêu Công thức:

( )

( 1)

2 2

n n

x x

n SD

Nếu SD nhỏ, thể hiện các điểm số tập trung quanh trung bình Ở đây cho biết đánh giá của các thành viên là tương đối đồng đều

Nếu SD lớn, thể hiện các điểm số lệch xa điểm trung bình Chứng tỏ, ý kiến đánh giá của các thành viên là không thống nhất, có sự chênh lệch nhau + Tính tỉ lệ phần trăm (%):

với P là tỉ lệ phần trăm

xi là số mẫu

n là tổng số mẫu

P= x 100% xni

Trang 15

8 Đóng góp của đề tài

Nếu đề tài thành công thì các giải pháp quản lý mới của đề tài sẽ giúp cho hoạt động quản lý đào tạo từ xa đạt hiệu quả hơn tại ĐHMBCTP.HCM nói riêng và của các trường đại học có áp dụng hình thức đào tạo này nói chung

Trang 16

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐÀO TẠO TỪ XA

1.1 Tổng quan về lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.1.1 Sự hình thành và phát triển đào tạo từ xa trên thế giới

Sự hình thành và phát triển đào tạo từ xa (ĐTTXa) trên thế giới chịu tác động mạnh mẽ của hai nhân tố: 1) tiến bộ của khoa học, kỹ thuật và công nghệ thông tin, 2) nhu cầu phát triển kinh tế xã hội và nhu cầu ngày càng tăng của dân chúng đối với giáo dục – đào tạo

1) Vai trò của khoa học, kỹ thuật và công nghệ thông tin trong việc hình thành và phát triển ĐTTXa:

Đào tạo từ xa được hình thành từ cuối thế kỷ 19 tại các nước Tây Aâu và

Bắc Mỹ Phương tiện chuyển tãi thông tin cho ĐTTXa lúc đó chủ yếu dựa vào tài

liệu in ấn và hệ thống bưu điện Đến đầu thế kỷ 20, do có những tiến bộ mới của khoa học và công nghệ thông tin, ĐTTXa được tiến thêm một bước Năm 1927,

Đài BBC (Luân Đôn) lần đầu tiên phát sóng các chương trình ĐTTXa Giữa thế kỷ 20, khi công nghệ truyền hình phát triển, các chương trình ĐTTXa được phát trên sóng truyền hình sinh động, lớp học hiện ra trước mắt học viên qua màn ảnh

nhỏ Những thập niên cuối thế kỷ 20, máy vi tính đã tạo cho ĐTTXa có một bước

tiến nhảy vọt Đặc biệt, hệ thống vi tính nối mạng, kỹ thuật số và truyền tin viễn

thông qua vệ tinh cho phép chuyển tải thông tin hai chiều một cách nhanh nhạy và chính xác, đã tác động đến mọi mặt của ĐTTXa và đã tạo cho ĐTTXa có một ưu

thế mới Các chương trình ĐTTXa được thiết kế và tiến hành bằng công nghệ

thông tin hiện đại thậm chí đã làm thay đổi hẳn cách dạy-học trong hệ thống đào

tạo truyềøn thống (mặt giáp mặt)

(2) Nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội, giáo dục suốt đời và ĐTTXa:

Qua hơn một thế kỷ hình thành và phát triển, ĐTTXa đã góp phần phát triển kinh tế – xã hội và đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của người dân Thời kỳ

Trang 17

töø cuoâi theâ kyû XIX ñeân giöõa theâ kyû XX, ÑTTXa chụ yeâu ñaùp öùng nhu caău hóc taôp cụa dađn chuùng, nhöõng ngöôøi khođng coù ñieău kieôn theo hóc caùc tröôøng truyeăn thoâng vì lyù do kinh teâ hoaịc do vò trí ñòa lyù Ñeân nöûa cuoâi theâ kyû XX, xuaât hieôn nhu caău böùc thieât hôn, ñoù laø nhu caău phaùt trieơn kinh teâ – xaõ hoôi Sau Ñái chieân Theẫ giôùi laăn thöù II, theâ giôùi lao vaøo cođng cuoôc khođi phúc vaø phaùt trieơn kinh teâ; khoa hóc vaø cođng ngheô coù nhöõng böôùc tieân nhạy vót; giaùo dúc vaø ñaøo táo ñöôïc coi laø then choât trong cuoôc ñái caùch máng ñoù Caùc nöôùc ñaõ trôû thaønh nhöõng “con roăng” cụa theâ giôùi laø nhöõng nöôùc ñaõ naĩm baĩt ñöôïc xu theâ cụa lòch söû: neăn kinh teâ coù tri thöùc Xu theâ ñoù vaên coøn laø múc tieđu cụa nhieău nöôùc trong thieđn nieđn kyû môùi Caùc hóc giạ tređn theâ giôùi ñaõ nhaôn ñònh raỉng: neâu nhö thôøi kyø Phong kieân do quyeăn löïc vaø ñaât ñai ngöï trò, thôøi ñái Cođng nghieôp bò vaôt chaât tö bạn chi phoâi, thì

ôû theâ kyû XXI söï quyeât ñònh toâi cao thuoôc veă neăn Kinh teâ tri thöùc Neăn kinh teâ tri

thöùc laây giaùo dúc – ñaøo táo laøm ñoøn baơy; trong ñoù, ÑTTXa phại ñöôïc öu tieđn haøng ñaău, vì noù táo ra ñöôïc nhöõng ñoôt phaù môùi, nhôø coù tieân boô cụa cođng ngheô

thođng tin hieôn ñái Hôn nöõa, giaùo dúc theâ kyû XXI phại tieân ñeân mói ngöôøi, mói nhaø, ñeơ mói ngöôøi dađn ñöôïc vöôn leđn trong cuoôc soâng vaø lao ñoông Maịt khaùc, giaùo dúc phại táo ra cho ñöôïc nhöõng cođng dađn coù traùch nhieôm vaø coù yù nghóa ñoâi vôùi xaõ hoôi; ngöôøi dađn phại ñöôïc quyeăn löïa chón toâi ña ñeơ ñát tri thöùc vaø phöông phaùp haønh ñoông Vì vaôy, ÑTTXa seõ ñoùng vai troø vođ cuøng quan tróng trong vieôc hình thaønh vaø phaùt trieơn heô thoâng giaùo dúc suoât ñôøi vaø neăn kinh teâ tri thöùc

1.1.2 Xu theâ phaùt trieơn ñaøo táo töø xa tređn theâ giôùi

Ngaøy nay, nhieău nöôùc tređn theâ giôùi ñaõ vaø ñang xađy döïng heô thoâng giaùo ñaøo táo theo hình thöùc hóc töø xa song haønh vaø boơ trôï cho heô thoâng giaùo dúc-ñaøo táo truyeăn thoâng Moêi hình thöùc ñaøo táo ñeău coù nhöõng theâ mánh rieđng vaø laø thaønh phaăn caâu thaønh cụa heô thoâng giaùo dúc quoâc dađn

dúc-Ñeơ toơ chöùc vaø thöïc hieôn caùc chöông trình ÑTTXa, nhieău nöôùc ñaõ thaønh laôp caùc tröôøng ñái hóc chuyeđn ñaøo táo töø xa nhö caùc tröôøng Ñái hóc Môû ôû Anh, Thaùi

Trang 18

Lan, Singapore, Philippin, Indonesia, Aán Độ, v.v hoặc các trường đại học hàm thụ ở Pháp, Bungari, Trường đại học Phát thanh và Truyền hình Trung Quốc, Trường Đại học Không trung ở Nhật Bản, Triều Tiên, v.v…

Để tổ chức, liên kết hợp tác, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực ĐTTXa, hiện nay trên thế giới đã hình thành nhiều tổ chức như Hội đồng Quốc tế về ĐTTXa (International Council for Distance Education), Hội đồng Quốc tế đại học không tường (Universities Without Walls International Council), Hiệp hội các trường Đại học Mở Châu Á (Asian Association of the Open Universities – AAOU), v.v…

Sở dĩ hầu hết các nước phát triển cũng như đang phát triển trong những thập kỷ cuối thế kỷ XX đã triển khai ĐTTXa nhanh chóng như vậy vì những lý do sau:

- Trước hết, do sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ, yêu cầu phát triển của nền kinh tế quốc dân mà lực lượng lao động luôn có nhu cầu được bổ sung kiến thức và kỹ năng để theo kịp với sự phát triển của khoa học, công nghệ và đáp ứng nhu cầu của nền sản xuất Khoa học – công nghệ phát triển càng nhanh thì nhu cầu đào tạo lại nguồn nhân lực càng lớn Chính vì vậy, Singapore, Hồng Kông, v.v tuy đất không rộng, dân không đông, nhưng

do nhu cầu phát triển nguồn nhân lực đã thành lập trường Đại học Mở và tiến hành ĐTTXa Các nước phát triển ở trình độ cao như Mỹ, Anh, Australia, Pháp, Tây Ban Nha, v.v… đã có hệ thống ĐTTXa hiện đại và hữu hiệu Tại Mỹ, năm 2000 đã có 1.363.670 người theo học các chương trình ĐTTXa trong tổng số 14,4 triệu sinh viên đại học của cả nước [2]

- Các nước đang phát triển muốn rút ngắn khoảng cách trong quá trình đuổi kịp các nước phát triển, tránh nguy cơ bị tụt hậu, đã coi giáo dục là quốc sách hàng đầu và lấy ĐTTXa làm phương tiện hữu hiệu để đào tạo và tái tạo nguồn nhân lực, thích ứng với yêu cầu của nền sản xuất hiện đại Các nước nghèo còn tiến hành ĐTTXa để khắc phục khó khăn, thiếu thốn về đội ngũ cán bộ, giáo viên, v.v… Đào tạo từ xa có nhiều ưu điểm nổi bật, xét cả về

Trang 19

phương diện sư phạm, tổ chức đào tạo và hiệu quả kinh tế đối với người học cũng nhu cơ sở đào tạo

1.1.3 Tổng quan về đào tạo từ xa ở Việt Nam

Đào tạo từ xa xuất hiện ở Việt Nam từ những năm đầu của thập niên 60 dưới hình thức dạy học hàm thụ, tài liệu in ấn được phân phối phát tới học viên qua hệ thống bưu điện Trong những năm của Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965), phương thức dạy-học hàm thụ đã đóng góp đáng kể cho công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ cho công cuộc phát triển kinh tế – xã hội Khi Đế quốc Mỹ gây chiến tranh bắn phá Miền Bắc bằng không quân, các trường phải đi

sơ tán và hình thức ĐTTXa này bị đứt quãng

Trong những năm chiến tranh và những năm sau đó, ĐTTXa ở Việt Nam hầu như không được tiến hành Sau khi Đảng và Nhà nước có chủ trương đổi mới và chính sách mở cửa, ĐTTXa được khôi phục và phát triển Những thành tựu bước đầu có thể tóm lược như sau:

- ĐHMBCTP.HCM được thành lập theo Quyết định số 389/TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 26/7/1993, với chức năng và nhiệm vụ “là cơ sở đào tạo từ xa, đào tạo tại chỗ, đào tạo tại các điểm vệ tinh… nhằm đáp ứng nhu cầu học tập

đa dạng của xã hội, góp phần tăng cường đội ngũ khoa học-kỹ thuật cho đất nước” Đến nay, ĐHMBCTP.HCM đã xây dựng được hệ thống chương trình đào tạo cho nhiều ngành học theo phương thức ĐTTXa Trường đã hợp tác với Đài Phát thanh Thành phố Hồ Chí Minh để phát những chương trình ĐTTXa Kể từ năm 1993 đến nay Đài phát thanh tiếng nói Việt Nam đã tiến hành hơn 10.000 buổi phát sóng về ĐTTXa Những chương trình đó không những bổ ích đối với hàng ngàn học viên đang theo học mà còn có tác dụng đối với hàng triệu người dân Hiện nay, ĐHMBCTP.HCM đã có mạng lưới gồm 19 Trung tâm ĐTTXa vệ tinh tại các tỉnh và thành phố phía Nam

Trang 20

- Viện đại học Mở Hà Nội được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ngày 3/11/1993, với chức năng và nhiệm vụ “đào tạo đại học và nghiên cứu với các loại hình đào tạo từ xa, đào tạo tại chỗ nhằm đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của xã hội, góp phần tăng thêm tiềm lực cán bộ khoa học, kỹ thuật cho đất nước” Viện đã hợp tác với Đài Phát thanh tiếng nói Việt nam và Đài truyền hình Trung ương (kênh VTV2) để phát những chương trình ĐTTXa Chỉ tính riêng từ năm 1995 đến 2001 Đài phát thanh tiếng nói Việt Nam đã tiến hành hơn 5500 buổi phát sóng về ĐTTXa cho hơn 8000 học viên đang theo học đào tạo từ xa Hiện nay, riêng hệ ĐTTXa tại Viện Đại học Mở Hà Nội có hơn 20.000 học viên theo học

- Trung tâm đào tạo từ xa – thuộc Đại học Huế đã và đang đào tạo theo chương trình Dự án Việt-Bỉ, bồi dưỡng giáo viên phổ thông trung học cơ sở theo phương thức ĐTTXa

- Trung tâm đào tạo từ xa thuộc Đại học Sư phạm Hà Nội, được thành lập ngày 18/11/1994 đến năm 2004, Trung tâm đã mở rộng được 12 ngành học ở gần 30 tỉnh thành trong cả nước với hơn 30.000 học viên

- Trung tâm Đào tạo từ xa thuộc Đại học Ngoại ngữ Hà Nội, khóa đầu tiên đã đào tạo theo chương trình Đại học cho 4.600 học viên Ngoài ra, Trung tâm đã hợp tác với Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình Trung ương, Đài truyền hình Hà Nội để phát các chương trình bồi dưỡng Tiếng Anh

- Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, từ năm 1995 đã có đề tài “Định hướng phát triển về xây dựng mô hình ĐTTXa ở Hà Nội” Tiếp đó, Sở đã tiến hành ĐTTXa cho học viên bổ túc trung học phổ thông [4]

Ngoài ra, tính đến năm 2004, trong cả nước đã có thêm rất nhiều trường tổ chức đào tạo theo phương thức từ xa là Đại học Đà Nẳng, Đại học Đà Lạt, Đại học Cần Thơ, Học viện Bưu chính viễn thông và Đại học dân lập Bình Dương Hiện có trên 122.000 người đang theo học các chương trình đào tạo đại học và đã có trên 54.000 người tốt nghiệp qua 10 năm đào tạo [19]

Trang 21

* Nhu cầu phát triển đào tạo từ xa tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay:

Nước ta còn nghèo, cơ sở vật chất và các nguồn lực khác cho giáo dục-đào tạo có hạn, các trường đào tạo theo phương thức truyền thống (dạy-học trực tiếp)

bị quá tải nặng nề, không đáp ứng được nhu cầu học tập của nhân dân Cho dù Nhà nước có chi kinh phí để xây dựng thêm nhiều trường (theo mô hình truyền thống) nữa thì cũng không thể đáp ứng được nhu cầu học tập đa dạng của nhân dân và nhu cầu về nguồn nhân lực có tri thức của nền sản xuất hiện đại Vấn đề đặt ra là phải phát huy tới mức cao nhất những nguồn lực sẵn có và sử dụng hiệu quả nhất nguồn trí tuệ của xã hội để đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của đông đảo nhân dân trong công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế-xã hội của đất nước Phương châm “giáo dục cho mọi người”, “giáo dục liên tục”, “học suốt đời” phải trở thành kim chỉ nam cho mọi hoạt động giáo dục-đào tạo Vì vậy, giáo dục-đào tạo cần phải được đổi mới cả về nội dung, phương pháp và hình thức Trong đó, đào tạo từ xa phải được ưu tiên thích đáng vì đó là giải pháp hữu hiệu để giải quyết bài toán về đáp ứng được nhu cầu học tập đa dạng của nhân dân nhất là những người ở vùng sâu, vùng xa, những người có điều kiện kinh tế khó khăn; là giải pháp để giải quyết bài toán về kinh phí hạn hẹp chi cho giáo dục - đào tạo vì ĐTTXa là hướng đầu tư rẻ và hiệu quả

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định rằng trên cơ sở nắm vững hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, trong thời gian từ 2001 đến 2020 ra sức phấn đấu để nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp, có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng,

an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng , văn minh

- Phấn đấu đạt GDP/người là 700 – 800 USD vào năm 2010

- Năm 2010, nước ta phải đạt 200 sinh viên trên một vạn dân và đến năm

2020, đạt 400 sinh viên trên một vạn dân

Trang 22

- Nước ta tiến hành công nghiệp hóa – hiện đại hóa với xuất phát điểm là một nước nông nghiệp với 76% dân cư sống ở nông thôn (điều tra dân số 1999) và 25,75% thu nhập quốc dân từ nông nghiệp (năm 1998) Trong quá trình công nghiệp hóa sẽ diễn ra sự dịch chuyển một cách cơ bản cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động theo hướng giảm tỷ lệ đóng góp của nông lâm ngư nghiệp trong GDP xuống 17%, tăng tỷ lệ đóng góp của công nghiệp lên 41-43% vào năm 2010 Do đó, giáo dục-đào tạo có nhiệm vụ phải đào tạo nguồn nhân lực để phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa này

- Nước ta đang tiến hành công nghiệp hóa – hiện đại hóa trong điều kiện nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường Sự cạnh tranh kinh tế trở nên rất gắt gao Điều này sẽ ảnh hưởng đến động cơ học tập, đến việc lựa chọn ngành nghề, đến việc đòi hỏi chất lượng giáo dục-đào tạo của xã hội

Nhận thức được nhu cầu bức thiết về phát triển giáo dục-đào tạo và vai trò của ĐTTXa, Đảng và Nhà nước đã có những chỉ đạo mang tính định hướng cho sự phát triển ĐTTXa Nghị quyết Hội nghị lần thứ II của Ban Chấp hành Trung

ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VIII đã chỉ rõ:”Đa dạng hóa các loại hình

giáo dục-đào tạo, tạo cơ hội cho mọi người có thể lựa chọn cách học phù hợp với nhu cầu và hoàn cảnh của mình… Mở rộng các loại hình đào tạo không tập trung, đào tạo từ xa, từng bước hiện đại hóa hình thức đào tạo…”

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam đã chỉ rõ:

“Xây dựng quy hoạch đào tạo nhân lực theo phương thức kết hợp học tập trung,

học từ xa, học qua máy tính”; “Từng bước xúc tiến việc nối mạng internet ở trường học, tạo điều kiện học tập, nghiên cứu trên mạng” Luật Giáo dục của

nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã khẳng định đào tạo từ xa thuộc hệ

thống quốc dân:”Chương trình đào tạo để lấy văn bằng của hệ thống giáo dục

quốc dân theo hình thức vừa học vừa làm, học từ xa, tự học có hướng dẫn…”

Trang 23

(Luật giáo dục-1998), Mục d, Điều 41) hay “Các hình thức thực hiện chương trình

đào tạo thường xuyên để lấy văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm: a) Vừa làm vừa học; b) Học từ xa; c) Tự học có hướng dẫn” (Luật giáo dục 2005,

Chương II, Mục 5, Điều 45.2)

1.2 Một số khái niệm công cụ cơ bản trong việc nghiên cứu đề tài

1.2.1 Khái niệm về quản lý

Ngay từ khi con người bắt đầu hình thành nhóm, đã đòi hỏi phải có sự phối hợp hoạt động của các cá nhân để duy trì sự sống và do đó cần sự quản lý Vì thế, ta có thể nói rằng quản lý là một chức năng lao động xã hội bắt nguồn từ tính chất xã hội của lao động Các-Mác đã viết:”Một người độc tấu vĩ cầm tự mình điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng”

Quản lý được xem là một khoa học vừa là một nghệ thuật Nó tuỳ thuộc vào trình độ, kinh nghiệm, bản lĩnh của người ra quyết định trong các tình huống ứng xử Do tính chất phức tạp của quản lý mà có nhiều quan điểm khác nhau:

+ Theo Henry Fayol: “Quản lý là dự báo-lập kế hoạch, tổ chức, điều khiển, phối hợp và kiểm tra”

+ Theo ISO 9000:2000: “Quản lý là các hoạt động có phối hợp nhằm định hướng và kiểm soát một tổ chức”

+ Theo giáo trình Khoa học quản lý của Khoa Quản lý kinh tế của Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh: Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu đã đề ra

Tuy khái niệm quản lý có phát biểu khác nhau nhưng nhìn chung các tác giả đều quan niệm rằng quản lý là một loại hoạt động trong đó chủ thể đề ra những mục tiêu cần phải đạt và những chủ trương, biện pháp kế hoạch phải thực hiện, lựa chọn nhân sự, huy động và sử dụng vật lực và tài lực đang có, tổ chức và điều hành bộ máy nhân lực để thực hiện những chủ trương, biện pháp và kế hoạch nói

Trang 24

trên một cách đúng đắn, có chất lượng và hiệu quả nhằm tạo ra kết quả trong công việc tốt nhất

Từ những định nghĩa nêu trên chúng ta có thể nói rằng quản lý là một quá trình mang tính xã hội, xuất hiện cùng với sự hợp tác và phân công lao động, bao trùm tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội và trong mỗi lĩnh vực đó còn người điều chỉnh hoạt động của mình theo một phương thức nhất định Tóm lại:

o Quản lý là tổng thể những biện pháp được phối hợp nhằm đạt mục đích nhất định

o Quản lý là quan hệ giữa chủ thể quản lý và đối tượng quản lý đó là quan hệ giữa người quản lý và người bị quản lý Trong quan hệ sản xuất là mối quan hệ giữa người lãnh đạo và người thực hiện

o Quản lý phải bao gồm 2 yếu tố chủ thể và khách thể quản lý

o Quản lý là thực hiện mục tiêu của tổ chức thông qua việc sử dụng có hiệu quả các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực)

o Quản lý bao giờ cũng là tác động hướng đích, có mục tiêu xác định

o Quản lý là sự tác động mang tính chủ quan nhưng phải phù hợp với quy luật khách quan

o Quản lý xét về mặt công nghệ là sự vận động của thông tin

o Quản lý tồn tại với tư cách là một hệ thống

Như vậy, quản lý là một hệ thống bao gồm 4 yếu tố: chủ thể quản lý, đối tượng quản lý, mục tiêu quản lý, khách thể quản lý Các yếu tố này không tách rời nhau mà chúng có quan hệ tương tác gắn bó với nhau Chủ thể quản lý tạo ra những tác nhân tác động lên đối tượng quản lý, nơi tiếp nhận tác động của chủ thể quản lý và cùng với chủ thể quản lý hoạt động theo một quỹ đạo nhằm cùng thực hiện mục tiêu của tổ chức Khách thể quản lý có thể là một hệ thống khác hoặc các ràng buộc của môi trường Nó có thể chịu tác động hoặc tác động trở lại đến hệ thống quản lý Vấn đề đặt ra đối với chủ thể quản lý là làm thế nào để

Trang 25

cho những tác động từ phía khách thể quản lý đến hệ thống quản lý là tích cực và cùng nhằm thực hiện mục tiêu chung

Ta có thể thể hiện sơ đồ cấu trúc của hệ thống quản lý như sau:

1.2.2 Khái niệm về hiệu quả quản lý

Để đánh giá hiệu quả của việc quản lý ta sẽ đánh giá hai yếu tố:

Chất lượng sản phẩm và chi phí sử dụng tối ưu nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) của nhân dân và Nhà nước Ta có công thức :

Hiệu quả quản lý = Chất lượng sản phẩm / chi phí quản lý Như vậy, cùng đạt một chất lượng sản phẩm như nhau nhưng nếu chi phí quản lý thấp thì hiệu quả quản lý được đánh giá là cao, nghĩa là chi phí chi cho quá trình quản lý để sản xuất ra sản phẩm được sử dụng tối ưu Ngược lại, hiệu quả quản lý thấp khi chi phí cho quá trình quản lý để sản xuất ra sản phẩm là cao, tức người quản lý sử dụng chi phí không đạt yêu cầu

1.2.3 Khái niệm về chất lượng

Chủ thể quản lý

Đối tượng quản lý

Mục tiêu quản lý

Khách thể quản lý

Tác động mạnh Tác động yếu hơn

Sơ đồ 1.1 Sơ đồ cấu trúc hệ thống quản lý

Trang 26

Chất lượng là một khái niệm khó định nghĩa Quan niệm về chất lượng của mỗi người rất khác nhau bởi lẽ ý tưởng về chất lượng rất rộng Đối với người tiêu dùng thì họ quan niệm: chất lượng sản phẩm là sản phẩm làm ra có đúng như họ mong muốn hay không Nếu đúng thì họ cho rằng sản phẩm này có chất lượng, nếu không thì sản phẩm không đạt chất lượng Tuy nhiên, tại thời điểm đó sản phẩm được sản xuất ra không phải không có chất lượng theo nghĩa đáp ứng các chuẩn mực của người sản xuất mà vì nó không phù hợp (hoặc lạc hậu) với người tiêu dùng Do đó, quan niệm chất lượng thường mang nhiều cảm tính hơn những chỉ số khách quan Đối với người tiêu dùng, chất lượng sản phẩm cao hay thấp được đánh giá trên những chuẩn mực mà người tiêu dùng đặt ra khi họ đem

so sánh với những sản phẩm cùng loại

Theo chúng tôi, chất lượng sản phẩm là sự phù hợp với mục tiêu, phù hợp với một thước đo (chuẩn mực) nhất định Nếu sản phẩm làm ra đạt được những chuẩn mực mà người sản xuất đã định trước thì sản phẩm này đạt chất lượng Và ngược lại nếu sản phẩm làm ra không đạt được những chuẩn mực đã định trước thì sản phẩm này là kém chất lượng

VD: Mục tiêu đào tạo đại học nước ta hiện nay là đào tạo ra những sinh viên nắm vững kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành về ngành nghề, có khả năng phát hiện, giải quyết những vấn đề thông thường thuộc chuyên ngành đào tạo Tuy nhiên theo đánh giá của xã hội hiện nay thì sinh viên ra trường có trình độ năng lực thực tiễn quá yếu kém Như vậy, sinh viên ra trường không đạt với những chuẩn mực của mục tiêu đề ra cho nên những sinh viên này xem như là những “sản phẩm” kém chất lượng cuả đào tạo đại học

1.2.4 Khái niệm về quản lý đào tạo

Quản lý giáo dục (nói chung) và quản lý đào tạo (nói riêng) là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý (hệ

Trang 27

giáo dục) nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối, quan điểm giáo dục nhằm đạt đến mục tiêu của giáo dục-đào tạo

Quản lý đào tạo có nhiều cấp độ, ít nhất có hai cấp độ: cấp quản lý vi mô và cấp quản lý vĩ mô Cấp quản lý vĩ mô tương ứng với việc quản lý một đối tượng có quy mô lớn nhất, bao quát toàn bộ hệ thống Trong hệ thống này có nhiều hệ thống con, tương ứng với hệ thống con này là các hoạt động quản lý vi mô Tuy nhiên, sự phân chia quản lý vĩ mô và quản lý vi mô chỉ là tương đối Ví dụ, nếu ta đặt Phòng đào tạo trong phạm vi trường học thì nó chỉ là cấp quản lý vi mô so với Ban lãnh đạo nhà trường, nhưng nó trở thành cấp quản lý vĩ mô đối với các trợ lý đào tạo của các Khoa Do đó khi xem xét một vấn đề quản lý phải xác định chủ thể quản lý đang ở cấp độ nào Từ đó mới thấy được mối tương quan trên dưới vĩ mô và vi mô

Quản lý dù là quản lý ở cấp vĩ mô hay cấp vi mô thì chúng đều là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật của chủ thể quản lý đến tất cả mắt xích , các đối tượng của hệ thống nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối, quan điểm giáo dục nhằm đạt đến mục tiêu của giáo dục-đào tạo

1.2.5 Chức năng của quản lý đào tạo

Chức năng của quản lý là các dạng khác nhau, các hoạt động khác nhau của hoạt động quản lý thông qua đó chủ thể quản lý tác động vào khách thể quản lý nhằm thực hiện mục tiêu quản lý Quản lý có các chức năng chính sau: Kế hoạch hóa - Tổ chức – Điều khiển - Kiểm tra - Điều chỉnh - Tổng kết

1.2.5.1 Kế hoạch hóa

Kế hoạch hóa trong quản lý đào tạo về bản chất là xây dựng chương trình hành động của nhà trường theo năm học, nhằm đảm bảo thực hiện chất lượng đào tạo Chương trình hành động này bao gồm các chi tiết, mục tiêu, nội dung công

Trang 28

tác, thời gian, biện pháp thực hiện và phân công người chịu trách nhiệm chính và dự kiến sản phẩm

Việc soạn thảo chương trình, kế hoạch hành động dựa vào mục tiêu đào tạo xã hội, dựa trên tiềm lực của nhà trường và các hoàn cảnh và điều kiện cụ thể của địa phương nơi trường đóng

Xây dựng kế hoạch nhà trường thực chất là :

- Đánh giá thực trạng để dự báo mục tiêu cần đạt tới

- Mô hình hóa nội dung công việc

- Chương trình hóa hành động

- Lựa chọn các giải pháp thực hiện tối ưu

- Phân công người thực hiện và thời gian hoàn thành

Tóm lại, thực hiện công tác kế hoạch hóa thực chất các nhà quản lý phải trả lời bốn câu hỏi dưới đây (theo kinh nghiệm của phương Tây)

- Ta đang ở đâu? (Where are we now?)

- Ta muốn đến đâu trong tương lai? (Where do we want to be in the future?)

- Làm thế nào để đến đó? (How will we get there?)

- Làm thế nào để đo đuợc sự tiến triển? (How do we measure our progress?)

1.2.5.2 Tổ chức.

Tổ chức là sắp xếp con người theo một hệ thống để thực hiện các quan hệ phối hợp làm việc, đào tạo và khai thác tiềm năng của mỗi người nhằm tạo ra kết quả trong công việc tốt nhất Do đó, tổ chức phải đạt được những yêu cầu sau:

- Phân công, phân nhiệm rõ ràng cho từng nội dung công việc đến từng người thực hiện Sự phân công phải cụ thể : nội dung công việc, thời gian hoàn

thành, sản phẩm phải có

- Xác lập cơ cấu phối hợp giữa các bộ phận chức năng, làm sao để công

việc được tiến hành đồng bộ, toàn diện đúng với tiến độ của kế hoạch chung

Trang 29

- Nâng cao trình độ nghiệp vụ của các cán bộ chuyên môn bằng cách rút kinh nghiệm thường xuyên các công việc đã làm, bằng việc nghiên cứu áp dụng

các kiến thức mới, cử đi tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn…

- Tiếp nhận các nguồn bổ sung về nhân sự, về vật chất thiết bị, tài chính và

các tài liệu thông tin khoa học mới phục vụ cho giảng dạy và đào tạo người học

- Huy động toàn bộ lực lượng trong trường tích cực hoàn thành công việc

đúng với tiến độ một cách chất lượng

- Giám sát thực hiện công việc và điều chỉnh kịp thời những bất hợp lý, tháo gỡ khó khăn và những trở ngại trong quá trình thực hiện kế hoạch, uốn nắn

kịp thời những lệch lạc theo đúng với qũy đạo của chương trình chung

1.2.5.3 Điều khiển (chỉ đạo thực hiện)

Đây là chức năng thể hiện năng lực của người quản lý Sau khi hoạch định kế hoạch và sắp xếp tổ chức, người quản lý phải điều khiển cho hệ thống hoạt động nhằm thực hiện mục tiêu đã đề ra Đây là quá trình sử dụng quyền lực quản lý để tác động vào đối tượng bị quản lý (con người, các bộ phận) một các có chủ đích nhằm phát huy hết tiềm năng của họ hướng vào việc đạt mục tiêu chung của hệ thống Người điều khiển hệ thống phải là người có tri thức và kỹ năng ra quyết định và tổ chức thực hiện quyết định

Trước khi ra quyết định, người điều khiển hệ thống phải thu thập đầy đủ những thông tin cần thiết để việc ra quyết định được chính xác và khả thi Thông tin còn là phương tiện để thống nhất hoạt động của hệ thống quản lý nói chung và của hệ thống quản lý đào tạo nói riêng Do đó, người quản lý phải là người có trình độ để có thể chọn lọc những thông tin cần thiết, chính xác, biết loại bỏ những thông tin bị nhiễu nhằm tránh ra quyết định sai lầm

* Ra quyết định là một quá trình bao gồm các bước sau:

- Phát hiện vấn đề và đề ra nhiệm vụ;

- Thu thập và xử lý thông tin;

- Chính thức đề ra nhiệm vụ;

Trang 30

- Dự kiến các phương án;

- So sánh các phương án theo tiêu chuẩn hiệu quả xác định;

- Ra quyết định chính thức

* Tổ chức thực hiện quyết định là nhằm mục đích đưa quyết định trở thành hiện thực Đây là giai đoạn khó khăn đòi hỏi nỗ lực rất lớn của nhà quản lý Quá trình tổ chức thực hiện quyết định có thể bao gồm các bước sau:

- Truyền đạt quyết định;

- Lập kế hoạch thực hiện quyết định;

- Thực hiện quyết định;

- Kiểm tra đánh giá việc thực hiện quyết định;

- Điều chỉnh quyết định;

- Tổng kết việc thực hiện quyết định

Như vậy các công đoạn trong quá trình tổ chức thực hiện quyết định đã hiện diện trong bất kỳ một hoạt động quản lý nào chỉ khác nhau về qui mô tổ chức mà thôi

1.2.5.4 Kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh

Chức năng kiểm tra của cơ quan quản lý được thực hiện trong suốt quá trình năm học, theo từng giai đoạn và theo từng công việc Kiểm tra giám sát càng chặt chẽ, sát sao, tỷ mỉ cả số lượng, chất lượng và tiến độ công việc để rút kinh nghiệm kịp thời càng làm cho chương trình tiến hành có chất lượng cao Kiểm tra việc thực hiện bao gồm :

- Kiểm tra đánh giá trạng thái ban đầu Xây dựng các tiêu chuẩn;

- Đo lường việc thực hiện Kiểm tra đánh giá tiến độ công việc Quan trọng nhất là kiểm tra đánh giá chất lượng các hoạt động giảng dạy của giáo viên và hoạt động học tập của người học Đánh giá phải chú ý cả số lượng, chất lượng sản phẩm, nhưng quan trọng là các phương pháp thực hiện công việc;

- Phát hiện sai sót, lệch lạc, tìm nguyên nhân để điều chỉnh, uốn nắn kịp thời;

- Kiểm tra là một hệ thống thông tin phản hồi (ngược)

Trang 31

Tóm lại, kiểm tra-đánh giá trong quản lý đào tạo là phương thức thu nhận thông tin về tình hình chất lượng, về nội dung, về tổ chức, về phương pháp các hoạt động đào tạo Đó là một hệ thống thao tác quan sát và so sánh, đánh giá xem lao động sư phạm thực tế có phù hợp với kế hoạch, tiêu chuẩn, quy tắc… đã dự kiến trước hay không Đó là sự vạch rõ kết quả tác động của chủ thể đến khách thể, vạch rõ những lệch lạc đã phạm phải so với các yêu cầu sư phạm và nguyên tắc tổ chức

Như vậy, thanh tra – kiểm tra trong quản lý đào tạo là động lực phát triển của nhà trường Nó giúp cho nhà trường tránh được những sai lầm trong quá trình quản lý, bảo đảm việc tuân thủ pháp luật và giúp cho hoạt động quản lý đào tạo đạt hiệu quả cao

1.2.5.5 Tổng kết

Tổng kết là việc đánh giá, rút kinh nghiệm, thưởng-phạt những việc đã làm được và chưa làm được so với kế hoạch ban đầu Ngoài việc tổng kết rút kinh nghiệm từng công đoạn trong suốt quá trình thực hiện, người quản lý phải tổng kết, đánh giá kết quả đạt được so với hoạch định ban đầu để tìm ra những bài học bổ ích cho công việc tiến hành ở các lần sau

Kết quả

mong

muốn

Sự thực hiện các điều chỉnh

Chương trình hoạt động điều chỉnh

Phân tích các nguyên nhân sai lệch

Sơ đồ 1.2 Chu trình kiểm tra

(Khoa học quản lý đào tạo – Trần Kiểm, 2004)

Trang 32

Đồng thời, người quản lý phải xây dựng những đo lường khách quan thành tích của các nhân tham gia hoạt động cũng như của việc khen thưởng để có chính sách thưởng, phạt rõ ràng và công bằng nhằm động viên các cá nhân có thành tích tốt cũng như cảnh cáo những cá nhân không đạt kết quả như mong đợi

1.2.6 Khái niệm về đào tạo từ xa

Khi định nghĩa về đào tạo từ xa có rất nhiều thuật ngữ liên quan và có ý nghĩa tương tự Ở Anh người ta đã sử dụng các khái niệm như đào tạo từ xa (Distance education), đào tạo mở (Open learning), học hàm thụ (Correspondence learning), đào tạo lấy người học làm trung tâm (Student-centred learning)… để phân biệt phương pháp sư phạm mới này với phương pháp giảng dạy truyền thống trực tiếp-phương pháp phấn bảng- phương pháp trò chuyện

Theo giáo sư Sonja Ruehl – trường Tổng hợp Luân Đôn thì về cơ bản, đào tạo từ xa được thực hiện thông qua các phương pháp và phương tiện thông tin chứ không phải thông qua sự tiếp xúc trực tiếp giữa người dạy và người học Đặc điểm phân biệt của các phương pháp đào tạo từ xa là tính tương hỗ, thể hiện ở sự tác động qua lại giữa người học và tài liệu học tập Đây là một phương pháp sư phạm mà trong đó quá trình và ý thức học tập tự giác cao của học viên được nhấn mạnh Các nội dung, phương pháp, phương tiện phục vụ giảng dạy và học tập được thiết kế để phù hợp với quá trình tự học đó [21]

Theo Quyết định 40/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 14/10/2002 “Đào tạo từ xa

là một quá trình giáo dục - đào tạo mà trong đó phần lớn hoặc toàn bộ quá trình đào tạo có sự tách biệt giữa thầy và trò về mặt không gian hoặc/và thời gian”

Như vậy, ta có thể nêu các đặc điểm chủ yếu của đào tạo từ xa:

- Phần lớn quá trình đào tạo có sự cách biệt giữa người dạy và người học;

- Có sự tổ chức và hướng dẫn của các cơ sở đào tạo để phát huy cao nhất sự nỗ lực tự học của người học;

Trang 33

- Có sự trợ giúp của các phương tiện kỹ thuật, các loại học liệu như tài liệu in ấn, các phương tiện nghe-nhìn, máy vi tính, mạng vi tính, truyền thanh, truyền hình…;

- Sử dụng phương tiện thông tin hai chiều trong quá trình dạy học;

- Có sự giúp đỡ của các giáo viên hướng dẫn hoặc trợ giảng; tỷ lệ hướng dẫn, phụ đạo tập trung tùy thuộc vào nội dung học tập và phương tiện giảng dạy;

- Có sự cá thể hóa trong quá trình dạy-học

1.2.7 Quản lý đào tạo từ xa

Quản lý đào tạo từ xa bao gồm việc quản lý tất cả các vấn đề liên quan đến đào tạo từ xa như: xác định mục tiêu đào tạo, xác lập các chuẩn mực chất lượng, thiết kế và tiến hành các chương trình đào tạo, giám sát giảng dạy, các phương pháp xây dựng và kiểm soát chuẩn mực chất lượng, xây dựng, ban hành và thực hiện các quy trình đảm bảo chất lượng một cách công khai… nhằm đạt được mục tiêu đào tạo từ xa

1.2.8 Sự khác biệt giữa đào tạo theo hình thức đào tạo đại học từ

xa và đào tạo theo hình thức đào tạo đại học tập trung

Bảng 1.1: So sánh sự khác biệt giữa đào tạo từ xa và đào tạo tập trung

Các tiêu

chí so sánh Đào tạo tập trung Đào tạo từ xa

Tên gọi đối

Tiến trình học tập có sự

Học viên phân tán khắp nơi, thường có sự gián cách giữa thầy-trò, hạn chế sự tương tác giữa dạy-học

Học tập tiến triển trong hình thức

Trang 34

kiểm soát trong hoàn cảnh phụ thuộc

Việc dạy và học thông qua các hoạt động trực tiếp

học tự do, trong hoàn cảnh độc lập (tự học là chính)

Việc dạy và học cần hình dung thông qua các phương tiện nhằm rút ngắn bớt khoảng cách (như sử dụng các phương tiện thông tin, trợ giảng, các đợt tập trung hướng dẫn, giải đáp…)

Thói quen và kỹ năng dạy và học đã được biết rộng rãi

Dạy – học chủ yếu qua các phương tiện trung gian

Đòi hỏi tập trung cao độ vốn ban đầu để xây dựng và sản xuất học liệu ban đầu

Thói quen và kỹ năng để lĩnh hội các khóa học còn ít được phổ biến rộng rãi

Khóa học Quá trình thiết kế, diễn tiến

tổ chức giáo vụ… đã có nền nếp, chủ động; khóa học thường theo niên chế

Thiết kế, diễn tiến các khóa học phức tạp, nhiều chức năng chuyên môn hóa, bị động và phụ thuộc – đặc biệt là khâu sản xuất và phân phát học liệu; khóa học không theo niên chế mà tổ chức theo tín chỉ Tổ chức,

quản lý

Tổ chức thành một hệ thống hoàn chỉnh về đội ngũ quản lý, giảng viên, cán bộ kỹ thuật ở các Khoa,

Tổ chức thành những bộ phận quản lý gọn nhẹ, đội ngũ giảng viên chỉ tổ chức một lực lượng làm nồng cốt còn phần lớn khai thác

Trang 35

bộ môn

Đội ngũ giảng viên giảng dạy chủ yếu là cơ hữu, số ít là thỉnh giảng

lực lượng giảng viên giỏi ở các trường chủ yếu biên soạn giáo trình, tài liệu

1.2.9 Khái niệm quá trình đào tạo từ xa

1.2.9.1 Khái niệm

Quá trình đào tạo từ xa cũng giống như quá trình đào tạo của các hệ khác như tập trung, vừa làm vừa học v.v… Quá trình đào tạo từ xa là một quá trình xuyên suốt từ việc tuyển sinh (đầu vào) cho đến khi tốt nghiệp (đầu ra) của người học, trong đó bao gồm chủ yếu là quá trình dạy và học của giảng viên và người học Đào tạo từ xa còn là phương thức hữu hiệu trong việc đào tạo lại hay đào tạo bổ sung

Nội dung của quá trình đào tạo từ xa bao gồm:

• Xác định mục tiêu đào tạo từ xa

• Xác định đầu vào theo mục tiêu

• Xác định nội dung chương trình đào tạo theo mục tiêu

• Xác định quá trình dạy-học theo mục tiêu

• Xác định quá trình kiểm tra-thi cử theo mục tiêu

• Xác định phương tiện phục vụ cho công tác đào tạo theo mục tiêu

• Xác định học liệu phục vụ cho công tác đào tạo theo mục tiêu

• Xác định công tác chính trị, tư tưởng của đội ngũ giảng viên, quản lý và học viên từ xa

Trong quá trình đào tạo, các bước này được sắp xếp thành một hệ thống chặt chẽ có mối quan hệ khắng khít và bổ sung cho nhau nhằm giúp cho quá trình đào tạo được đảm bảo chất lượng cao

1.2.9.2 Nội dung của quá trình đào tạo từ xa

1.2.9.2.1 Mục tiêu đào tạo từ xa

Trang 36

Mục tiêu của đào tạo đại học được thể hiện rõ trong Luật giáo dục là: đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khỏe, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Đối với ĐTTXa, mục tiêu còn là tạo cơ hội học tập cho mọi người, nhằm mục tiêu nâng cao dân trí, góp phần đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước Đối tượng của ĐTTXa là mọi người có nhu cầu học tập, đặc biệt là người lao động và nhân dân ở những vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn như vùng núi, vùng sâu, vùng xa

1.2.9.2.2 Xác định đầu vào theo mục tiêu:

Lựa chọn trình độ đầu vào chính là việc xác định phương thức tuyển sinh theo mục tiêu

Việc xác định trình độ đầu vào theo mục tiêu giúp cho giảng viên chọn lựa những phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng tuyển sinh Nó còn giúp cho người học xác định trình độ, hoàn cảnh của bản thân do đó chủ động vạch ra kế hoạch phấn đấu vươn lên

1.2.9.2.3 Xác định nội dung chương trình đào tạo

Nội dung chương trình đào tạo chính là những chất liệu để biến đổi chất lượng đầu vào thành đầu ra

Việc xác định nội dung chương trình đào tạo nhằm mục đích gắn kết chương trình đào tạo theo mục tiêu đào tạo

1.2.9.2.4 Xác định quá trình dạy-học theo mục tiêu:

- Dạy-học là quá trình hoạt động kép giữa hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò Cả hai hoạt động này phải phối hợp nhịp nhàng, gắn bó chặt chẽ với nhau giữa hai chủ thể khác nhau, thực hiện hai chức năng, nhiệm vụ khác nhau được thực hiện trong một môi trường là trường học nhằm đạt đến mục tiêu của đào tạo

Trang 37

Thiết kế các quá trình dạy học vĩ mô và vi mô sao cho phù hợp với đối tượng đầu vào, nội dung và các điều kiện thực tế Người thầy cần phải hình thành quan niệm cần lựa chọn các phương tiện truyền thông và phát triển các học liệu dạy và học

Việc xác định quá trình giảng dạy-học tập từ xa nhằm giúp cho người học nhanh chóng đạt được kiến thức, trình độ cần thiết trong điều kiện, hoàn cảnh của đối tượng theo học từ xa

1.2.9.2.5 Xác định quá trình, kiểm tra-thi cử theo mục tiêu:

Kiểm tra-thi cử là công tác hỗ trợ cho người quản lý, nó giúp lượng giá trong đào tạo Quá trình đào tạo theo phương thức từ xa là quá trình sàng lọc liên tục, sàng lọc mạnh Chỉ có ai có đủ tiêu chuẩn mới được tốt nghiệp Tuy nhiên nó đòi hỏi tính khách quan và công bằng cho người học

Việc xác định kiểm tra-thi cử nhằm đảm bảo tính khách quan và công bằng cho người học theo hình thức ĐTTXa

1.2.9.2.6 Xác định phương tiện phục vụ cho công tác đào tạo theo

mục tiêu:

Phương tiện đào tạo là trang thiết bị, kỹ thuật, công nghệ để hỗ trợ cho việc giảng dạy và học tập từ xa Đối với ĐTTXa, cơ sở vật chất, kỹ thuật công nghệ, thiết bị nghe-nhìn, hệ thống liên lạc không thể thiếu được thậm chí càng hiện đại thì càng hỗ trợ đắc lực cho công tác quản lý và dạy-học từ xa

Việc xác định phương tiện đào tạo giúp cho việc quản lý và dạy-học được đảm bảo chất lượng trong quá trình đào tạo đồng thời phù hợp với đối tượng người học trong điều kiện kinh tế và trình độ phát triển kỹ thuật công nghệ của nước ta hiện nay

Trang 38

1.2.9.2.7 Xác định học liệu phục vụ cho công tác đào tạo theo mục

tiêu:

Học liệu là những tài liệu dùng để truyền tãi tri thức cần thiết cho người học dưới dạng in ấn, nghe-nhìn, kỹ thuật số, tin học Khác với đào tạo theo hình thức tập trung, người học ĐTTXa không đến lớp mỗi ngày để nhận sự truyền thụ kiến thức trực tiếp người thầy mà người học phải tự học để đạt lấy những kiến thức từ những học liệu được cung cấp từ nhiều nguồn khác nhau dưới sự trợ giúp của người thầy và ban tư vấn học tập

Việc xác định học liệu giúp cho việc tự học của học viên được thuận lợi hơn và để hiệu quả đào tạo được cao hơn

1.2.9.2.8 Xác định công tác chính trị, tư tưởng của đội ngũ giảng

viên, quản lý và học viên từ xa

Xác định công tác chính trị, tư tưởng nhằm tìm hiểu những mong muốn, những khó khăn, trở ngại của học viên trong học tập từ xa Đồng thời tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo từ xa nhằm làm cho công tác quản lý và giảng dạy có định hướng tốt hơn trong quá trình cải tiến tổ chức đào tạo theo phương thức đào tạo từ xa

Trang 39

Chương 2.

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO TỪ XA

TẠI ĐẠI HỌC MỞ BÁN CÔNG TP.HCM

2.1 Vài nét về Đại học Mở Bán công Thành phố Hồ Chí Minh và

Trung tâm Đào tạo từ xa

2.1.1 Một vài nét về Đại học Mở (Open university)

Khái niệm Mở ở đây được hiểu như biểu thị một chính sách chính trị của nhà nước trong giáo dục – mọi người có quyền bình đẳng được hưởng thụ nền giáo dục để tự hoàn thiện mình Đại học Mở nhằm thực hiện dân chủ hóa, xã hội hóa giáo dục, đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của nhân dân trong nền kinh tế thị trường, nhờ vào những tiến bộ kỹ thuật truyền thông, phát thanh, truyền hình, điện thoại và công nghệ thông tin

Tính chất mở được hiểu là mở nhiều chiều trong giáo dục: Mở rộng đối tượng đào tạo, Mở rộng qui mô đào tạo, Mở rộng ngành nghề đào tạo, Mở rộng cấp đào tạo, hệ đào tạo, Mở rộng phạm vi, địa bàn đào tạo Đặc biệt là chương trình đào tạo từng bước được quốc tế hóa đáp ứng nhu cầu học tập của mọi người Tại các Đại học Mở người học chỉ cần ghi danh không phải qua hình thức thi tuyển Quá trình học tập là quá trình sàng lọc liên tục để đảm bảo chất lượng sản phẩm đào tạo Các Đại học Mở thường đào tạo theo hình thức giáo dục từ xa, lấy quá trình tự đào tạo của sinh viên là trọng tâm, sinh viên có thể không đến lớp, chỉ cần học qua tài liệu, sách vở, qua phát thanh, truyền hình, mạng internet Đại học Mở đầu tiên được thành lập tháng 4 năm 1969 theo sắc lệnh Hoàng gia Anh, lấy tên là Đại học Mở Hoàng Gia (United Kingdom Open University), Đại học này còn được gọi là Đại học Tự do (Independent) và Tự động hóa (Automous) Đến nay, Đại học Mở Hoàng Gia Anh vẫn là trường có bề dày kinh

Trang 40

nghiệm và chiều sâu về học thuật giáo dục từ xa nhất trên thế giới Học viên theo học hiện nay khoảng 200.000 người và ở khắp nơi trên thế giới

Sau khi Đại học Mở Hoàng Gia Anh ra đời, nhiều nước trên thế giới cũng thành lập đại học mở với nhiều tên gọi khác nhau (xem phụ lục 2 )

Các trường Đại học Mở đã thu được nhiều thành tích trong lĩnh vực giáo dục-đào tạo Chẳng hạn, trường Đại học phát thanh và truyền hình Trung ương Trung Quốc trong hơn 20 năm qua đã đào tạo được hơn 2.313.800 người đạt trình độ cao đẳng, đại học và bồi dưỡng gần 3.000.000 giáo viên phổ thông Trường đại học Mở quốc gia Indira Grandhi Aán Độ đã đào tạo đựơc 50 ngành học, với số học viên đang theo học là hơn 200.000 người, v.v… [12]

2.1.2 SưÏ khác biệt giữa Đại học Mở và Đại học truyền thống

Sự khác biệt giữa Đại học Mở và Đại học truyền thống thể hiện trên hai đặc trưng cơ bản:

- Phương thức tổ chức đào tạo;

- Hệ thống tổ chức quản lý, cơ sở vật tư kỹ thuật

2.1.2.1 Phương thức tổ chức đào tạo:

Bảng 2.1: Sự khác biệt về phương thức đào tạo giữa Đại học Mở và truyền thống Các tiêu chí Đại học truyền thống Đại học Mở – Đào tạo từ xa

Công tác tuyển

sinh

Hàng năm tổ chức một kỳ thi tuyển sinh để lựa chọn người đủ điểm qui

định được vào học

Không cần tổ chức thi tuyển sinh Tuỳ tình hình và điều kiện cụ thể trường, có thể tổ chức ghi danh nhiều kỳ trong năm, qui mô

không hạn chế

Hệ đào tạo Chính quy Chính quy, không chính quy

Tổ chức dạy học Người học phải buộc lên

lớp, không thể vắng mặt; Phải tuân thủ qui

Người học có thể không đến lớp trực diện với thầy, việc tiếp xúc có thể diễn ra, nhưng không

Ngày đăng: 02/04/2013, 16:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

8 Thöïc tráng hình thöùc ra ñeă thi. - - Thực trạng và giải pháp quản lý đào tạo từ xa tại ĐH mở bán công TPHCM
8 Thöïc tráng hình thöùc ra ñeă thi. - (Trang 11)
Bảng 1:  Các nội dung khảo sát thực trạng. - Thực trạng và giải pháp quản lý đào tạo từ xa tại ĐH mở bán công TPHCM
Bảng 1 Các nội dung khảo sát thực trạng (Trang 11)
Bảng 2:  Các nội dung khảo sát giải pháp. - Thực trạng và giải pháp quản lý đào tạo từ xa tại ĐH mở bán công TPHCM
Bảng 2 Các nội dung khảo sát giải pháp (Trang 12)
Sơ đồ 1.1. Sơ đồ cấu trúc hệ thống quản lý - Thực trạng và giải pháp quản lý đào tạo từ xa tại ĐH mở bán công TPHCM
Sơ đồ 1.1. Sơ đồ cấu trúc hệ thống quản lý (Trang 25)
Sơ đồ 1.2. Chu trình kiểm tra - Thực trạng và giải pháp quản lý đào tạo từ xa tại ĐH mở bán công TPHCM
Sơ đồ 1.2. Chu trình kiểm tra (Trang 31)
1.2.8. Söï khaùc bieôt giöõa ñaøo táo theo hình thöùc ñaøo táo ñái hóc töø xa vaø ñaøo táo theo hình thöùc ñaøo táo ñái hóc taôp trung - Thực trạng và giải pháp quản lý đào tạo từ xa tại ĐH mở bán công TPHCM
1.2.8. Söï khaùc bieôt giöõa ñaøo táo theo hình thöùc ñaøo táo ñái hóc töø xa vaø ñaøo táo theo hình thöùc ñaøo táo ñái hóc taôp trung (Trang 33)
Bảng 1.1: So sánh sự khác biệt giữa đào tạo từ xa và đào tạo tập trung - Thực trạng và giải pháp quản lý đào tạo từ xa tại ĐH mở bán công TPHCM
Bảng 1.1 So sánh sự khác biệt giữa đào tạo từ xa và đào tạo tập trung (Trang 33)
Vieôc dáy vaø hóc caăn hình dung thođng qua caùc phöông tieôn nhaỉm  ruùt ngaĩn bôùt khoạng caùch (nhö söû  dúng caùc phöông tieôn thođng tin, trôï  giạng, caùc ñôït taôp trung höôùng  daên, giại ñaùp…)  - Thực trạng và giải pháp quản lý đào tạo từ xa tại ĐH mở bán công TPHCM
ie ôc dáy vaø hóc caăn hình dung thođng qua caùc phöông tieôn nhaỉm ruùt ngaĩn bôùt khoạng caùch (nhö söû dúng caùc phöông tieôn thođng tin, trôï giạng, caùc ñôït taôp trung höôùng daên, giại ñaùp…) (Trang 34)
Bảng 2.1: Sự khác biệt về phương thức đào tạo giữa Đại học Mở và truyền thống  Các tiêu chí   Đại học truyền thống  Đại học Mở – Đào tạo từ xa - Thực trạng và giải pháp quản lý đào tạo từ xa tại ĐH mở bán công TPHCM
Bảng 2.1 Sự khác biệt về phương thức đào tạo giữa Đại học Mở và truyền thống Các tiêu chí Đại học truyền thống Đại học Mở – Đào tạo từ xa (Trang 40)
Bảng 2.2: Sự khác biệt về hệ thống tổ chức, bộ máy, cơ sở vật tư kỹ thuật giữa - Thực trạng và giải pháp quản lý đào tạo từ xa tại ĐH mở bán công TPHCM
Bảng 2.2 Sự khác biệt về hệ thống tổ chức, bộ máy, cơ sở vật tư kỹ thuật giữa (Trang 42)
Bảng 2.3: Kết quả đánh giá về tính hợp lý của chương tình đào tạo từ xa hiện hành. - Thực trạng và giải pháp quản lý đào tạo từ xa tại ĐH mở bán công TPHCM
Bảng 2.3 Kết quả đánh giá về tính hợp lý của chương tình đào tạo từ xa hiện hành (Trang 52)
Bảng 2.6: Kết quả đánh giá sự lựa chọn số tiết học tập trung theo các quy định - Thực trạng và giải pháp quản lý đào tạo từ xa tại ĐH mở bán công TPHCM
Bảng 2.6 Kết quả đánh giá sự lựa chọn số tiết học tập trung theo các quy định (Trang 56)
+ Khi khạo saùt hình thöùc toơ chöùc hóc taôp trung laø hóc vieđn neđn gaịp tröïc tieâp giạng vieđn hay ođn taôp tröïc tuyeân qua máng , chuùng tođi xađy döïng boô cađu hoûi  vôùi 2 hình thöùc löïa chón tređn vaø nghieđn cöùu tređn 2 ñoâi töôïng giạng vie - Thực trạng và giải pháp quản lý đào tạo từ xa tại ĐH mở bán công TPHCM
hi khạo saùt hình thöùc toơ chöùc hóc taôp trung laø hóc vieđn neđn gaịp tröïc tieâp giạng vieđn hay ođn taôp tröïc tuyeân qua máng , chuùng tođi xađy döïng boô cađu hoûi vôùi 2 hình thöùc löïa chón tređn vaø nghieđn cöùu tređn 2 ñoâi töôïng giạng vie (Trang 58)
Bảng 2.7: Đánh giá hình thức học tập trung ôn tập. - Thực trạng và giải pháp quản lý đào tạo từ xa tại ĐH mở bán công TPHCM
Bảng 2.7 Đánh giá hình thức học tập trung ôn tập (Trang 58)
Ñaùnh giaù hình thöùc hóc taôp trung - Thực trạng và giải pháp quản lý đào tạo từ xa tại ĐH mở bán công TPHCM
a ùnh giaù hình thöùc hóc taôp trung (Trang 59)
Bảng 2.8: Kết quả đánh giá thực trạng việc giảng dạy theo đề cương chung hay không. - Thực trạng và giải pháp quản lý đào tạo từ xa tại ĐH mở bán công TPHCM
Bảng 2.8 Kết quả đánh giá thực trạng việc giảng dạy theo đề cương chung hay không (Trang 60)
Bảng 2.10: Kết quả khảo sát số giờ giải đáp thắc mắc trong 1 tuần của giảng - Thực trạng và giải pháp quản lý đào tạo từ xa tại ĐH mở bán công TPHCM
Bảng 2.10 Kết quả khảo sát số giờ giải đáp thắc mắc trong 1 tuần của giảng (Trang 62)
Bảng 2.12: Kết quả đánh giá mức độ mong muốn của người học khi tham gia học - Thực trạng và giải pháp quản lý đào tạo từ xa tại ĐH mở bán công TPHCM
Bảng 2.12 Kết quả đánh giá mức độ mong muốn của người học khi tham gia học (Trang 66)
Bảng 2.13: Kết quả đánh giá một số nguyên nhân gây trở ngại trong học tập. - Thực trạng và giải pháp quản lý đào tạo từ xa tại ĐH mở bán công TPHCM
Bảng 2.13 Kết quả đánh giá một số nguyên nhân gây trở ngại trong học tập (Trang 68)
Bạng 2.14: Keât quạ ñaùnh giaù hình thöùc ra ñeă thi heât mođn hóc. VÒ TRÍ COĐNG TAÙC  - Thực trạng và giải pháp quản lý đào tạo từ xa tại ĐH mở bán công TPHCM
ng 2.14: Keât quạ ñaùnh giaù hình thöùc ra ñeă thi heât mođn hóc. VÒ TRÍ COĐNG TAÙC (Trang 72)
Bảng 2.14: Kết quả đánh giá hình thức ra đề thi hết môn học. - Thực trạng và giải pháp quản lý đào tạo từ xa tại ĐH mở bán công TPHCM
Bảng 2.14 Kết quả đánh giá hình thức ra đề thi hết môn học (Trang 72)
HV=50,29%), hình thöùc thi traĩc nghieôm chieâm 45,89% (QL=64,71%, 42,20%). Caùc hình thöùc thi khaùc chieâm khođng ñaùng keơ (töø 2,9 ñeân 7,25%) - Thực trạng và giải pháp quản lý đào tạo từ xa tại ĐH mở bán công TPHCM
50 29%), hình thöùc thi traĩc nghieôm chieâm 45,89% (QL=64,71%, 42,20%). Caùc hình thöùc thi khaùc chieâm khođng ñaùng keơ (töø 2,9 ñeân 7,25%) (Trang 73)
Bảng 2.15: Kết quả đánh giá thực hiện kế hoạch thi cử, ôn tập. - Thực trạng và giải pháp quản lý đào tạo từ xa tại ĐH mở bán công TPHCM
Bảng 2.15 Kết quả đánh giá thực hiện kế hoạch thi cử, ôn tập (Trang 73)
Bảng 2.16: Kết quả đánh giá thời gian thông báo kết quả thi cử. - Thực trạng và giải pháp quản lý đào tạo từ xa tại ĐH mở bán công TPHCM
Bảng 2.16 Kết quả đánh giá thời gian thông báo kết quả thi cử (Trang 74)
6 Baíng Cassette, Video (baíng tieâng, baíng hình). 2,78 0,91 2,39 0,56 - Thực trạng và giải pháp quản lý đào tạo từ xa tại ĐH mở bán công TPHCM
6 Baíng Cassette, Video (baíng tieâng, baíng hình). 2,78 0,91 2,39 0,56 (Trang 76)
Bảng 2.18: Kết quả đánh giá khả năng hiểu bài khi đọc giáo trình, tài liệu. - Thực trạng và giải pháp quản lý đào tạo từ xa tại ĐH mở bán công TPHCM
Bảng 2.18 Kết quả đánh giá khả năng hiểu bài khi đọc giáo trình, tài liệu (Trang 78)
Hình tỉnh Bình Định. Kết quả khảo sát rất sát với thực tế. Hiện nay, để phát bài - Thực trạng và giải pháp quản lý đào tạo từ xa tại ĐH mở bán công TPHCM
Hình t ỉnh Bình Định. Kết quả khảo sát rất sát với thực tế. Hiện nay, để phát bài (Trang 78)
Bảng 2.19: Kết quả đánh giá thực trạng thõa mãn số lượng học liệu từ xa. - Thực trạng và giải pháp quản lý đào tạo từ xa tại ĐH mở bán công TPHCM
Bảng 2.19 Kết quả đánh giá thực trạng thõa mãn số lượng học liệu từ xa (Trang 80)
- ÔÛ hóc lieôu dáng ghi tieâng, ghi hình, giạng vieđn vaø quạn lyù ñaùnh giaù baíng ñóa ghi baøi hóc dáng giaùo trình laø nhieău nhaât nhöng cuõng chư ôû möùc ñoô ít  (W=2,02, X=2,33 vôùi S<1), caùc dáng coøn lái ñöôïc ñaùnh giaù laø ít vaø gaăn nhö  b - Thực trạng và giải pháp quản lý đào tạo từ xa tại ĐH mở bán công TPHCM
h óc lieôu dáng ghi tieâng, ghi hình, giạng vieđn vaø quạn lyù ñaùnh giaù baíng ñóa ghi baøi hóc dáng giaùo trình laø nhieău nhaât nhöng cuõng chư ôû möùc ñoô ít (W=2,02, X=2,33 vôùi S<1), caùc dáng coøn lái ñöôïc ñaùnh giaù laø ít vaø gaăn nhö b (Trang 82)
Bảng 2.20: Kết quả đánh giá đội ngũ quản lý. - Thực trạng và giải pháp quản lý đào tạo từ xa tại ĐH mở bán công TPHCM
Bảng 2.20 Kết quả đánh giá đội ngũ quản lý (Trang 84)
Bảng 2.21: Kết quả ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo của một số yếu tố. - Thực trạng và giải pháp quản lý đào tạo từ xa tại ĐH mở bán công TPHCM
Bảng 2.21 Kết quả ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo của một số yếu tố (Trang 86)
Bảng 3.1: Kết quả các tiêu chí đề nghị sửa đổi chương trình đào tạo. - Thực trạng và giải pháp quản lý đào tạo từ xa tại ĐH mở bán công TPHCM
Bảng 3.1 Kết quả các tiêu chí đề nghị sửa đổi chương trình đào tạo (Trang 95)
IN AÂN GHI TIEÂNG, GHI HÌNH THÖ VIEÔN ÑIEÔN TÖÛ HV CHV HV CHV HV CHV S - Thực trạng và giải pháp quản lý đào tạo từ xa tại ĐH mở bán công TPHCM
IN AÂN GHI TIEÂNG, GHI HÌNH THÖ VIEÔN ÑIEÔN TÖÛ HV CHV HV CHV HV CHV S (Trang 99)
Bảng 3.2: Kết quả đề nghị mức độ cần thiết của các loại học liệu. - Thực trạng và giải pháp quản lý đào tạo từ xa tại ĐH mở bán công TPHCM
Bảng 3.2 Kết quả đề nghị mức độ cần thiết của các loại học liệu (Trang 99)
Bảng 3.3: Kết quả khảo sát việc nên hay không nên biên soạn giáo trình, tài liệu - Thực trạng và giải pháp quản lý đào tạo từ xa tại ĐH mở bán công TPHCM
Bảng 3.3 Kết quả khảo sát việc nên hay không nên biên soạn giáo trình, tài liệu (Trang 101)
Bảng 3.4: Kết quả khảo sát mức độ cần thiết của việc học theo nhóm của học viên. - Thực trạng và giải pháp quản lý đào tạo từ xa tại ĐH mở bán công TPHCM
Bảng 3.4 Kết quả khảo sát mức độ cần thiết của việc học theo nhóm của học viên (Trang 109)
Bạng 3.5: Keât quạ khạo saùt caùc hình thöùc ra ñeă thi cuoâi mođn hóc. VÒ TRÍ COĐNG TAÙC  - Thực trạng và giải pháp quản lý đào tạo từ xa tại ĐH mở bán công TPHCM
ng 3.5: Keât quạ khạo saùt caùc hình thöùc ra ñeă thi cuoâi mođn hóc. VÒ TRÍ COĐNG TAÙC (Trang 110)
Bảng 3.5: Kết quả khảo sát các hình thức ra đề thi cuối môn học. - Thực trạng và giải pháp quản lý đào tạo từ xa tại ĐH mở bán công TPHCM
Bảng 3.5 Kết quả khảo sát các hình thức ra đề thi cuối môn học (Trang 110)
YÙ kieân ñeă nghò giöõa caùc hình thöùc ra ñeă thi cuoâi mođn hóc cụa caùc ñoâi töôïng khạo saùt  - Thực trạng và giải pháp quản lý đào tạo từ xa tại ĐH mở bán công TPHCM
kie ân ñeă nghò giöõa caùc hình thöùc ra ñeă thi cuoâi mođn hóc cụa caùc ñoâi töôïng khạo saùt (Trang 111)
Phú lúc 5: Keât quạ ñaøo táo theo hình thöùc hóc ñái hóc töø xa tái Ñái hóc Môû baùn cođng TP.HCM (1993-2004) - Thực trạng và giải pháp quản lý đào tạo từ xa tại ĐH mở bán công TPHCM
h ú lúc 5: Keât quạ ñaøo táo theo hình thöùc hóc ñái hóc töø xa tái Ñái hóc Môû baùn cođng TP.HCM (1993-2004) (Trang 124)
Phú lúc 8: Soâ giôø taôp trung cụa caùc ngaønh ñaøo táo ñái hóc theo hình thöùc töø xa tái TTÑTTX-Ñái hóc Môû baùn cođng TP.HCM - Thực trạng và giải pháp quản lý đào tạo từ xa tại ĐH mở bán công TPHCM
h ú lúc 8: Soâ giôø taôp trung cụa caùc ngaønh ñaøo táo ñái hóc theo hình thöùc töø xa tái TTÑTTX-Ñái hóc Môû baùn cođng TP.HCM (Trang 127)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w