MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài “Dù ai đi ngược về xuôi “ Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba” Thành thông lệ cứ đến ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm, người dân bốn phương lại về trẩy hội Đền Hùng, cùng hướng về cội nguồn, hướng về Đền Hùng, dâng nén nhang thơm tưởng nhớ đến công ơn các Vua Hùng đã dựng nên đất nước. Đền Hùng và lễ hội Hùng Vương đã trở thành biểu tượng, điểm hội tụ ý chí cộng đồng, thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” vô cùng quý báu của dân tộc. Giỗ Tổ Hùng Vương là ngày lễ lớn trong năm, mỗi năm đón hàng triệu lượt khách, bởi vậy các hoạt động kinh tế văn hóa diễn ra hết sức phong phú như: du lịch, dịch vụ ăn nghỉ, hoạt động vui chơi giải trí, các hoạt động liên quan đến lễ thức… Xuất phát từ nhu cầu sinh hoạt thiết yếu như: ăn, ở, đi lại… đến hàng loạt các dịch vụ giải trí như: vui chơi, chụp ảnh… hoạt động dịch vụ ngày đa đạng, phong phú hơn. Quản lý các dịch vụ văn hóa tại Đền Hùng không chỉ đáp ứng nhu cầu của ngƣời dân trẩy hội, mà còn góp phần phát triển các hoạt động dịch vụ lành mạnh, trở thành nét văn hóa đặc sắc của lễ hội. Tuy nhiên, với hiện tượng “bùng nổ” lễ hội như hiện nay thì công tác quản lý hoạt động dịch vụ tại Đền Hùng vẫn còn nhiều bất cập. Bên cạnh những mặt tích cực, còn kéo theo các mặt trái như: thương mại hóa lễ hội, kinh doanh buôn bán ngay tại trong đền, tệ nạn cờ bạc…. khiến “nhiều lễ hội mở rộng quy mô thái quá, bị biến thành phương tiện, cơ hội cho một số cá nhân hay tổ chức lợi dụng”. Chính bởi vậy, lý do chọn đề tài xuất phát từ nhu cầu tìm hiểu những thực trạng của lễ hội Đền Hùng, từ đó góp phần đưa ra những giải pháp quản lý hữu, đưa các hoạt động dịch vụ phát triển theo khuôn khổ, định hướng chung, nhằm xây dựng nên một phần của lễ hội Đền Hùng mang nét riêng nét văn hoá nơi lễ hội. Đồng thời, trang bị thêm kiến thức văn hoá cho bản thân, và bổ sung thêm kiến thức, nội dung về đề tài quản lý hoạt động lễ hội cho những ai muốn quan tâm tìm hiểu.