1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích tình hình tài chính Công ty TNHH Đức Dương

53 351 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 53
Dung lượng 612 KB

Nội dung

1.2 Khái niệm và sự cần thiết của Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp 1.2.1 Κhái niệm Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp là một tập hợp các khái niệm,phương pháp và các cô

Trang 1

MỤC LỤC

Trang 3

DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Giáo trình “ Phân tích tài chính doanh nghiệp và Kế toán quản trị” : Chủbiên TS.Nguyễn Thế Khải, Khoa Kế toán, Trường ĐH Kinh doanh và Côngnghệ Hà Nội

2.Giáo trình “ Tài chính doanh nghiệp” : Chủ biên TS.Phạm Thanh Bình,Khoa Tài chính- Ngân hàng, Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội.3.Hệ thống Báo cáo tài chính- Nguồn: Phòng Kế toán, Công ty TNHH ĐứcDương

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Để tiến hành SXKD mỗi doanh nghiệp cần phải có một lượng vốn nhấtđịnh bao gồm: vốn cố định, vốn lưu động và vốn chuyên dùng khác Nhiệm vụcủa doanh nghiệp là phải tổ chức, huy động và sử dụng vốn sao cho có hiệu quảnhất trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc về tài chính, tín dụng và pháp luật Việcthường xuyên phân tích tình hình tài chính sẽ giúp các doanh nghiệp thấy rõthực trạng tài chính hiện tại, xác định đầy đủ và đúng đắn nguyên nhân, mức độảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình tài chính Từ đó có giải pháp hữu hiệu

để ổn định và tăng cường tình hình tài chính doanh nghiệp, nhất là trong điềukiện nền kinh tế có nhiều biến động và đầy khó khăn, thách thức như hiện nay

Chính vì tầm quan trọng đó em đã chọn đề tài “ Phân tích tình hình tài chính Công ty TNHH Đức Dương ” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình.

Nội dung luận văn tốt nghiệp của em gồm 3 chương sau:

Chương 1: Những lí luận chung về phân tích tình hình tài chính doanhnghiệp

Chương 2: Phân tích tình hình tài chính của Công ty TNHH Đức Dương.Chương 3: Một số ý kiến đề xuất nhằm nâng cao chất lượng công tác phântích tình hình tài chính tại Công ty TNHH Đức Dương

Được sự hướng dẫn tận tình của giảng viên: TS Nguyễn Đăng Huy cùngvới sự tạo điều kiện, giúp đỡ của các cô chú, anh chị trong phòng Kế toán củaCông ty TNHH Đức Dương, em đã xây dựng và hoàn thiện đề tài này Tuynhiên, do thời gian có hạn, kiến thức và kinh nghiệm bản thân còn hạn chế nênluận văn của em khó tránh khỏi những sai sót Vì vậy, em kính mong sẽ nhậnđược sự bổ sung, chỉ bảo của Quý thầy cô giáo để bài viết của em được hoànthiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 5

CHƯƠNG 1 NHỮNG LÍ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH

TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

1.1 Khái niệm Tài chính doanh nghiệp

Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế được thành lập nhằm sản xuất kinhdoanh, cung cấp sản phẩm hàng hóa, dịch vụ trên thị trường với mục đích sinhlời

Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần thiết phải cónhững yếu tố cơ bản là: tư liệu lao động, đối tượng lao động và lao động Do đó,doanh nghiệp cần phải hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ để đầu tư vào cácyếu tố đó Trong quá trình sử dụng ấy, doanh nghiệp phải tính toán tới sự vậnđộng của đồng tiền thông qua hàng loạt mối quan hệ kinh tế giữa đơn vị mìnhvới các đối tác khác Vì vậy, để thực hiện nhiệm vụ của mình, doanh nghiệp cần

có các mối quan hệ kinh tế với nhiều chủ thể khác nhau, về bản chất đó là quan

hệ kinh tế nhưng được thể hiện qua công cụ đồng tiền và đồng tiền trở thànhquan hệ tài chính

Như vậy, tài chính doanh nghiệp có thể được hiểu theo 2 khía cạnh khácnhau:

- Thứ nhất: Xét về mặt nội dung vật chất, tài chính doanh nghiệp là các quỹtiền tệ trong doanh nghiệp, được hình thành và sử dụng cho hoạt động SXKDcủa doanh nghiệp

- Thứ hai: Xét về mặt bản chất, tài chính doanh nghiệp là các mối quan hệkinh tế giữa doanh nghiệp với các chủ thể kinh tế Các quan hệ đó có dạng sauđây:

+ Quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với bạn hàng: thể hiện qua việc cungcấp hàng hóa, dịch vụ, tài trợ vốn thông qua việc thanh toán tiền hàng hóa, dịch

vụ, góp vốn liên doanh liên kết, vay- trả nợ, đầu tư tài chính ngắn hạn

+ Quan hệ tài chính trong nội bộ doanh nghiệp: thể hiện qua việc thanhtoán tiền lương, tiền công, phụ cấp, trợ cấp, hình thành và sử dụng các quỹ khenthưởng, quỹ phúc lợi, phân phối lợi nhuận sau thuế,

Trang 6

+ Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với các tổ chức xã hội: thể hiện quaviệc tài trợ xã hội, làm từ thiện,

+ Quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với Nhà nước: doanh nghiệp có nghĩa

vụ nộp thuế, phí, cho Nhà nước; Nhà nước cấp vốn cho các doanh nghiệp nhànước hoạt động,

1.2 Khái niệm và sự cần thiết của Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp

1.2.1 Κhái niệm

Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp là một tập hợp các khái niệm,phương pháp và các công cụ cho phép thu thập, xử lí các thông tin kế toán cũngnhư các thông tin khác về quản lí nhằm đánh giá tình hình tài cính của mộtdoanh nghiệp, đánh giá rủi ro, mức độ và chất lượng, hiệu quả hoạt động, khảnăng và tiềm lực của doanh nghiệp, cung cấp thông tin giúp người sử dụng đưa

ra quyết định tài chính, quyết định quản lí phù hợp

1.2.2 Sự cần thiết của phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp

Trong điều kiện kinh tế hiện nay, phân tích tình hình tài chính doanh nghiệpkhông còn bị giới hạn ở các dữ liệu tài chính nữa mà đã có thêm các dữ liệu kinh

tế và thị trường chứng khoán Do vậy, số đối tác quan tâm, sử dụng các thông tin

từ kết quả phân tích tài chính doanh nghiệp ngày càng mở rộng và không ngừngtăng lên

* Đối với chủ doanh nghiệp:

Là chủ doanh nghiệp, hơn ai hết họ là người quan tâm đến những thông tinđược cung cấp thông qua kết quả của việc phân tích tình hình tài chính doanhnghiệp Những thông tin này sẽ là cơ sở để các chủ doanh nghiệp lựa chọn, cânnhắc đưa ra các quyết định đúng đắn về quản lí trong tương lai như: quyết định

về đầu tư, về tài trợ, về phân bổ và sử dụng vốn,

* Đối với các cơ quan chức năng Nhà nước, cơ quan thuế:

- Với cơ quan chức năng Nhà nước: Thông qua tình hình tài chính củadoanh nghiệp để có các quyết định điều chỉnh cơ chế tài chính, cơ chế quản lísao cho phù hợp với tình hình thực tế sản xuất kinh doanh của doanh nghiệpnhư: chính sách ưu đãi tài chính- tín dụng, việc giải thể, hợp nhất, cổ phần

Trang 7

- Với cơ quan thuế: Kết quả hoạt động kinh doanh là cơ sở để xác địnhđược các khoản thu từ doanh nghiệp như: thuế GTGT, thuế thu nhập doanhnghiệp,

* Đối với các nhà cho vay:

Họ quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp vì đây là cơ sở đểđảm bảo khả năng thanh toán cả vốn và lãi tiền vay khi đến hạn của doanhnghiệp, đồng thời là cơ sở để họ ra quyết định sẽ tiếp tục hay ngừng cho doanhnghiệp vay

* Đối với các nhà đầu tư:

Vì mục tiêu lợi nhuận nên các nhà đầu tư rất quan tâm đến tình hình tàichính, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để ra quyết định tiếp tục hayngừng đầu tư vào doanh nghiệp

* Đối với các nhà cung cấp:

Dựa vào tình hình tài chính để đánh giá khả năng thanh toán của doanhnghiệp, làm cơ sở quyết định có tiếp tục hay ngừng việc cung cấp, bán chịu hànghóa cho doanh nghiệp

* Đối với những người tham gia hoạt động của doanh nghiệp:

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ảnh hưởng trựctiếp đến thu nhập, cuộc sống của chính bản thân và gia đình họ

* Đối với các đối thủ cạnh tranh:

Hiện nay, trong xu hướng hội nhập và toàn cầu hóa của nền kinh tế thịtrường, các doanh nghiệp ngày càng phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt Do

đó, trên cùng một thị trường, các đối thủ cạnh tranh rất muốn biết những thôngtin liên quan đến tình hình tài chính của doanh nghiệp khác để từ đó đưa ra cácchiến lược kinh doanh khác biệt, có hiệu quả giúp đơn vị mình phát triển mạnhhơn và bền vững hơn

1.3 Mục tiêu phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp

Xuất phát từ nhu cầu thông tin về tình hình tài chính của doanh nghiệp,mục tiêu phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp là việc cung cấp những

Trang 8

thông tin chính xác về mọi mặt tài chính của doanh nghiệp bao gồm:

- Đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp trên các mặt đảm bảo vốn choSXKD, quản lí và phân phối vốn, tình hình nguồn vốn

- Đánh giá hiệu quả sử dụng từng loại vốn trong quá trình kinh doanh vàkết quả tài chính của hoạt động kinh doanh, tình hình thanh toán

- Tính toán và xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình tàichính doanh nghiệp, từ đó đưa ra các biện pháp để khắc phục những yếu kém vàkhai thác triệt để những năng lực của doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quảhoạt động SXKD

1.4 Cơ sở số liệu để phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp

Để tiến hành phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp, ta cần phải thuthập thông tin, số liệu cần thiết chủ yếu từ Báo cáo tài chính của doanh nghiệp.Báo cáo tài chính là báo cáo tổng hợp số liệu từ các sổ kế toán theo các chỉtiêu kinh tế tài chính, phản ánh tình hình tài sản, nguồn vốn, tình hình kết quảsản xuất kinh doanh, tình hình lưu chuyển tiền tệ và việc quản lí, sử dụng vốncủa doanh nghiệp trong một kì kế toán vào một hệ thống biểu mẫu quy địnhthống nhất

Theo quyết định số 48/2006/QĐ- BTC ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng BộTài chính, hệ thống Báo cáo tài chính gồm:

- Báo cáo tài chính năm và Báo cáo tài chính giữa niên độ

- Báo cáo tài chính hợp nhất và Báo cáo tài chính tổng hợp

Báo cáo tài chính gồm các biểu mẫu sau:

- Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B01- DN)

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu số B02- DN)

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu số B03- DN)

- Bản thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu số B09- DN)

1.4.1 Bảng cân đối kế toán

a) Khái niệm

Bảng cân đối kế toán là Báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tổng quát toàn

Trang 9

bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tạimột thời điểm nhất định.

b) Nội dung và kết cấu

- Nội dung: Bảng cân đối kế toán được thể hiện thông qua hệ thống chỉ tiêuphản ánh tình hình tài sản và nguồn hình thành tài sản Các chỉ tiêu được phânloại và sắp xếp thành từng loại, từng mục và được mã hóa để thuận tiện cho việckiểm tra, đối chiếu

- Kết cấu: Bảng cân đối kế toán được chia thành 2 phần: Tài sản và Nguồnvốn Hai phần này được sắp xếp theo: Phần tài sản ở trên, phần nguồn vốn ởdưới Ở mỗi phần của Bảng cân đối kế toán đều có 5 cột theo thứ tự: Tài sảnhoặc Nguồn vốn, Mã số, Thuyết minh, Số cuối năm và Số đầu năm

1.4.2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

a) Khái niệm

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp, phảnánh tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh trong một kì kế toán của doanhnghiệp bao gồm kết quả kinh doanh và kết quả khác

b) Nội dung và kết cấu

- Nội dung: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phản ánh chi phí- doanhthu, thu nhập- kết quả hoạt động kinh doanh sau mỗi kì hoạt động của doanhnghiệp được chi tiết theo các hoạt động:

+ Cột số 1: Các chỉ tiêu báo cáo

+ Cột số 2: Mã số của các chỉ tiêu tương ứng

+ Cột số 3: Số hiệu tương ứng với các chỉ tiêu của báo cáo này được thểhiện chỉ tiêu trên Bản thuyết minh báo cáo tài chính

+ Cột số 4: Số lệu năm nay (năm lập báo cáo)

Trang 10

+ Cột số 5: Số liệu năm trước (năm so sánh)

1.4.3 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

a) Khái niệm

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh cácnguồn tiền hình thành và việc sử dụng lượng tiền phát sinh trong kì báo cáo củadoanh nghiệp

b) Nội dung và kết cấu

- Nội dung gồm 3 phần:

+ Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh

+ Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư

+ Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính

- Kết cấu: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được chia thành 3 mục I, II, III tươngứng với 3 nội dung trên, trong mỗi mục được chi tiết thành các chỉ tiêu liên quantới việc hình thành và sử dụng các khoản tiền theo từng loại hoạt động Các chỉtiêu này được chia thành cột năm nay và năm trước để tiện kiểm tra, so sánh

1.4.4 Thuyết minh báo cáo tài chính

a) Khái niệm

Thuyết minh báo cáo tài chính là một báo cáo tài chính của doanh nghiệpđược lập ra để thuyết minh, giải trình, bổ sung những thông tin về tình hình hoạtđộng sản xuất kinh doanh, tình hình tài sản, tài chính của doanh nghiệp trong kìbáo cáo mà chưa được trình bày đầy đủ, chi tiết hết trong các báo cáo tài chínhkhác

- Nội dung của thuyết minh báo cáo tài chính gồm:

+ Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp

+ Kì kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán

Trang 11

+ Chuẩn mực và chế độ kế toán áp dụng

+ Các chính sách kế toán áp dụng

+ Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong Bảng cân đối kế toán+ Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong Báo cáo kết quảhoạt động kinh doanh

+ Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong Báo cáo lưu chuyểntiền tệ

- Lựa chọn tiêu chuẩn để so sánh: gốc so sánh có thể là tài liệu năm trước,các mục tiêu đã dự kiến, Các chỉ tiêu của kì được so sánh với kì gốc (gốc sosánh) chính là kết quả DN đạt được trong kì thực tế

- Điều kiện so sánh được:

+ Các chỉ tiêu kinh tế phải được hình thành trong cùng một khoảng thờigian như nhau

+ Các chỉ tiêu kinh tế phải thống nhất về nội dung và phương pháp tính toán.+ Các chỉ tiêu kinh tế phải cùng đơn vị đo lường

- Kĩ thuật so sánh: so sánh bằng số tuyệt đối (thông qua việc xác định sốchênh lệch giữa giá trị của chỉ tiêu ở kì được so sánh với giá trị chỉ tiêu ở kìgốc), so sánh bằng số tương đối (thông qua các tỉ lệ),

1.6 Nội dung chủ yếu của phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp

* Phân tích tình hình cơ cấu vốn (tài sản) và nguồn vốn của doanh nghiệp

Trang 12

* Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu tài chínhchủ yếu.

1.6.1 Phân tích tình hình cơ cấu vốn, nguồn vốn của doanh nghiệp

a) Đối với vốn của doanh nghiệp

Xét về cấu thành, vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm 2loại là: vốn lưu động và vốn cố định

Tùy từng doanh nghiệp mà tỉ trọng của 2 loại vốn này lại có sự khác nhau

Do đó, thông qua tỉ trọng từng loại vốn, người ta có thể biết được việc phân bổvốn SXKD của doanh nghiệp ấy có phù hợp với yêu cầu quản lí hay không, từ

đó có hướng điều chỉnh, giải quyết cho thích hợp, đảm bảo việc sử dụng vốnđược hiệu quả

* Vốn lưu động (Tài sản ngắn hạn): theo khâu SXKD, vốn lưu động củadoanh nghiệp bao gồm:

- Vốn trong khâu dự trữ: biểu hiện cụ thể là hàng mua đang đi đường,nguyên vật liệu tồn kho, công cụ dụng cụ trong kho

- Vốn trong khâu sản xuất: biểu hiện cụ thể là chi phí SXKD dở dang

- Vốn trong khâu thành phẩm: biểu hiện cụ thể là thành phẩm, hàng hóa,hàng gửi bán

- Vốn trong khâu thanh toán: biểu hiện cụ thể là các khoản phải thu như: nợphải thu khách hàng, tiền ứng trước cho người bán, thuế GTGT được khấu trừ, đây chính là số vốn doanh nghiệp bị chiếm dụng

* Vốn cố định (Tài sản dài hạn): Nói một cách khái quát, VCĐ là biểu hiệnbằng tiền của TSCĐ Do đó, khi phân tích cơ cấu của VCĐ chủ yếu người tathường thông qua tỉ trọng của TSCĐ hữu hình và chi phí SXKD dở dang chiếmtrong tổng số TSCĐ và đầu tư dài hạn để xem xét và đánh giá

- Đối với TSCĐ hữu hình: cần thiết phải xác định tỉ trọng của các loạiTSCĐ dùng vào SXKD, TSCĐ dùng vào phúc lợi và TSCĐ chờ xử lí (trong đólại chia ra TSCĐ không cần dùng, chưa cần dùng và đã hư hỏng) Thông qua tỉtrọng từng loại nói trên, người ta có thể đánh giá được việc mua sắm, sử dụngTSCĐ có hợp lí không và do đó nó có tác động đến kết quả SXKD của doanh

Trang 13

nghiệp như thế nào.

- Đối với chi phí xây dựng cơ bản dở dang: cần làm rõ thời hạn bắt đầu vàkết thúc của công trình, thông qua đó xác định thời hạn thi công của công trình

có bị kéo dài không, xác định nguyên nhân từ đó có hướng giải quyết kịp thời,hợp lí, hiệu quả

b) Đối với nguồn vốn của doanh nghiệp

Xét về tổng thể, nguồn vốn của doanh nghiệp bao gồm: nguồn vốn vay,nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn trong thanh toán

Thông qua tỉ trọng của từng nguồn nói trên ta có thể đánh giá được sự lệthuộc hay tự chủ về tài chính của doanh nghiệp

* Đối với nguồn vốn vay: cần xác định tỉ trọng vay ngắn hạn, vay dài hạn.Trong đó, vay ngắn hạn cần được quan tâm hơn vì thời hạn hoàn trả khoản vaythường là ngắn, sau một năm SXKD mà doanh nghiệp không hoàn trả được thìkhoản vay đó sẽ trở thành khoản vay quá hạn và phải chịu lãi suất rất cao

* Đối với nguồn vốn chủ sở hữu: cần xác định tỉ trọng của nguồn vốn kinhdoanh và tỉ trọng nguồn vốn quỹ để đánh giá cơ cấu của nguồn vốn

* Đối với nguồn vốn trong thanh toán: đây là nguồn vốn doanh nghiệp đichiếm dụng, bao gồm: các khoản phải nộp Nhà nước, phải trả người lao động,phải trả nội bộ và phải trả, phải nộp khác Khi phân tích các khoản nói trên cầnxác định tỉ trọng của từng loại và thông qua phương pháp so sánh để có kết luậnđánh giá chi tiết, cụ thể hơn

Trang 14

1.6.2 Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu tài chính chủ yếu

1.6.2.1 Phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp

Để phân tích, đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp, ta thường sửdụng các chỉ tiêu tài chính sau:

Số nợ ngắn hạn

Hệ số này nói lên tình trạng tài chính ngắn hạn của một doanh nghiệp cómạnh hay không Về nguyên tắc, hệ số này càng cao thì khả năng thanh toáncông nợ càng cao và ngược lại Khi hệ số này lớn hơn hoặc bằng 1 thì chứng tỏdoanh nghiệp có khả năng đáp ứng nhu cầu thanh toán ngay các khoản nợ ngắnhạn

Tiền và các khoản tương đương tiền(3) Hệ số thanh toán tức thời =

Số nợ ngắn hạn

Hệ số này phản ánh khả năng thanh toán nợ ngắn hạn ở mức hiện thực nhấtcủa doanh nghiệp do chỉ tính yếu tố vốn bằng tiền là yếu tố sẵn sàng dùng ngayđược để thanh toán nợ Nếu hệ số này lớn hơn 0,5 thì khả năng thanh toán củadoanh nghiệp là tương đối khả quan Ngược lại, nếu hệ số này nhỏ hơn 0,5 thìdoanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc thanh toán nợ

Trang 15

1.6.2.2 Phân tích tình hình công nợ và rủi ro tài chính của doanh nghiệp

Rủi ro tài chính là những bất trắc, khó khăn mà doanh nghiệp gặp phảitrong quá trình vận động, tuần hoàn, chu chuyển của VLĐ khi tiến hành SXKD,biểu hiện là sự mất tự chủ về tài chính của doanh nghiệp và làm giảm kết quảcủa hoạt động SXKD

Để phân tích tình hình công nợ và đánh giá mức độ rủi ro tài chính củadoanh nghiệp, ngoài các hệ số về khả năng thanh toán, cần tính toán và xem xétthêm các chỉ tiêu sau:

(3) Hệ số nợ trên tài sản =

Tổng tài sản

Hệ số này cho biết, trong tổng tài sản của doanh nghiệp, có bao nhiêu đồng

do vay nợ mà có Vì vậy, nếu hệ số này càng lớn và có xu hướng tăng lên thì rủi

ro tài chính của doanh nghiệp cũng tăng lên và ngược lại

Số dư nợ phải thu bình quân

Công thức này giải thích rằng, nếu doanh thu bán chịu, bán trả chậm cànggiảm, số dư nợ phải thu giảm đi thì hệ số thu nợ càng tăng, rủi ro tài chính cànggiảm và ngược lại

Trang 16

Thời gian trong kì báo cáo

(6) Kì hạn thu hồi nợ =

Hệ số thu hồi nợ

Thời gian trong kì báo cáo là đại lượng cố định (một năm là 360 ngày, mộtquý là 90 ngày), do vậy kì hạn thu hồi nợ tùy thuộc vào hệ số thu hồi nợ Nhưvậy, hệ số thu hồi nợ tăng, kì hạn thu hồi nợ giảm, rủi ro tài chính giảm vàngược lại

DT thuần về BH&CCDV

(7) Hệ số quay vòng hàng tồn kho =

Trị giá hàng tồn kho bình quân

Thời gian trong kì báo cáo

(8)Thời hạn quay vòng hàng tồn kho =

Hệ số quay vòng hàng tồn kho

LN thuần từ hoạt động kinh doanh (trước thuế)(9) Hệ số thanh toán =

lãi vay Lãi vay phải trả

1.6.2.3 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp

Như trên đã nói, vốn kinh doanh của doanh nghiệp gồm 2 loại là VLĐ vàVCĐ Do đó, để đánh giá hiệu quả việc sử dụng vốn ta có thể thông qua một sốchỉ tiêu sau:

Trang 17

Chỉ tiêu này thể hiện tốc độ luân chuyển của VLĐ trong kì là nhanh haychậm Với một số vốn nhất định, nếu vốn chu chuyển nhanh thể hiện qua doanhthu tiêu thụ lớn và ngược lại.

Thời gian trong kì báo cáo

(3) Số ngày luân chuyển VLĐ =

Số vòng luân chuyển VLĐ

1.6.2.4 Phân tích hiệu quả SXKD của doanh nghiệp

Lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh rõ nhất về hiệu quả SXKD củadoanh nghiệp Do đó, để đánh giá kết quả cuối cùng của quá trình SXKD ta sửdụng nhóm các hệ số sau đây:

Lợi nhuận sau thuế

(1) Tỉ suất lợi nhuận doanh thu = x 100

DT thuần về BH&CCDV

Đây là chỉ tiêu phản ánh mối quan hệ tỉ lệ giữa doanh thu thuần với lợi nhuậnsau thuế trong kì của doanh nghiệp, nó cho thấy: cứ 100 đồng doanh thu thì doanhnghiệp thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp Lợi nhuận trước thuế

và trước lãi vay

(2) Tỉ suất lợi nhuận trước thuế = x 100

và trước lãi vay Vốn SXKD bình quân trong kì

Chỉ tiêu này phản ánh mối quan hệ giữa vốn kinh doanh sử dụng với lợinhuận của đồng vốn tạo ra, không tính tới ảnh hưởng của yếu tố thuế thu nhậpdoanh nghiệp và chi phí trả lãi tiền vay

Lợi nhuận sau thuế

(3) Tỉ suất lợi nhuận sau thuế = x 100 của vốn SXKD Vốn SXKD bình quân trong kì

Chỉ tiêu này cho biết: cứ 100 đồng vốn sử dụng trong kì thì thu được baonhiêu đồng lợi nhuận sau khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp

Lợi nhuận sau thuế

(4) Tỉ suất lợi nhuận vốn CSH = x 100 Vốn CSH bình quân trong kì

Chỉ tiêu này phản ánh mối quan hệ giữa vốn đầu tư bỏ ra với lợi nhuận đemlại sau khi hoàn thành nghĩa vụ về thuế thu nhập doanh nghiệp

Trang 18

CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA

CÔNG TY TNHH ĐỨC DƯƠNG

2.1 Tổng quan về Công ty TNHH Đức Dương

2.1.1Quá trình hình thành và phát triển của công ty

Công ty TNHH Đức Dương được thành lập theo Giấy chứng nhận đăng kíkinh doanh số 08000263544 ngày 28/06/2002 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnhHải Dương cấp với mức vốn điều lệ 150.000.000.000 VNĐ (một trăm năm mươi

Ngành nghề kinh doanh chính: đầu tư xây dựng

Qua 5 lần đăng kí kinh doanh, đến nay công ty đã mở rộng hoạt động trêncác lĩnh vực như:

- Kinh doanh bất động sản

- Kinh doanh hạ tầng khu đô thị

- Đầu tư xây dựng và kinh doanh chợ

- Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi và cơ sở

hạ tầng

- Xây dựng đường dây và trạm biến áp đến 35 KV

- Khai thác, mua bán, chế biến khoáng sản (than, đất, đá, quặng, )

- Mua bán ô tô và các phụ tùng kèm theo

- Vận tải hàng hóa, hành khách bằng đường thủy và đường bộ

- Kinh doanh dịch vụ khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi giải trí, sân thểthao, bể bơi,

Với việc cung cấp những sản phẩm, dịch vụ đảm bảo chất lượng, sau hơn 9năm hoạt động, công ty đã và đang ngày càng phát triển, tạo được sự tín nhiệmnơi khách hàng

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của công ty

Công ty TNHH Đức Dương là một công ty hoạt động chủ yếu trong lĩnhvực đầu tư xây dựng Do đó, để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng, khithi công xây dựng công trình, công ty còn đảm nhiệm:

- Bốc xúc đất, đá, san lấp mặt bằng công trình

Trang 19

- Sản xuất, mua bán vật liệu, thi công công trình.

- Lắp đặt điện, nước cho các công trình

- Mua bán đồ dùng, trang trí nội thất

2.1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy Công ty TNHH Đức Dương

Toàn công ty được chia thành bốn phòng, hai ban và đội sản xuất với bốnđội trực thuộc (Phụ lục 1), hoạt động với các chức năng, nhiệm vụ cụ thể nhưsau:

- Giám đốc: đứng đầu công ty, ra các quyết định và chịu mọi trách nhiệmtrước pháp luật về mọi hoạt động của công ty

- Phòng Kế hoạch: Nghiên cứu, phân tích tình hình của công ty và thịtrường,đề xuất các phương án đầu tư xây dựng, kế hoạch sản xuất, cung cấp sảnphẩm, dịch vụ một cách hợp lí nhằm thu được kết quả cao nhất có thể

- Phòng Tổ chức hành chính: Quản lí, lưu trữ tài liệu, tổ chức các sự kiện,các hoạt động trong công ty,

- Phòng Kĩ thuật: Tham gia kiểm tra chất lượng sản phẩm, xử lí các thông

số kĩ thuật, bảo trì, bảo dưỡng máy móc thiết bị,

- Phòng Tài chính kế toán: Thu thập, ghi chép, xử lí, phân tích, cung cấpcác số liệu, thông tin liên quan đến các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quátrình SXKD của công ty, tạo cơ sở giúp nhà quản lí đưa ra những quyết địnhchiến lược cho sự phát triển trong tương lai của công ty

- Ban quản lí dự án: Kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thi công xây dựng cáccông trình, hạng mục công trình, đảm bảo đúng tiến độ và chất lượng thi công

- Ban quản lí nhà hàng, khách sạn và các dịch vụ khác: Quản lí, điều hànhhoạt động, giải quyết các vấn đề xảy ra tại nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi, theo phương châm “vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi”

- Các đội sản xuất: Công ty TNHH Đức Dương có 4 đội sản xuất trực thuộcđảm nhiệm những công việc riêng:

+ Đội đóng mới, sửa chữa tàu sông (Minh Tân- Kinh Môn- Hải Dương).+ Đội vận tải thủy, bộ (Minh Tân- Kinh Môn- Hải Dương)

+ Đội xây dựng, đầu tư và kinh doanh hạ tầng khu đô thị (Minh Tân- KinhMôn- Hải Dương)

+ Đội khai thác chế biến khoáng sản (Quảng Sơn- Hải Hà- Quảng Ninh)

2.1.4 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Công ty TNHH Đức Dương

a) Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty

Bộ máy kế toán tại Công ty TNHH Đức Dương được thể hiện ở phụ lục 2,với nhiệm vụ cụ thể như sau:

- Kế toán trưởng: Chịu trách nhiệm cao nhất về hoạt động kế toán của công

Trang 20

ty, tổ chức điều hành bộ máy kế toán, kiểm tra và kiểm soát việc thu thập, ghichép, xử lí chứng từ qua đó cung cấp những thông tin, số liệu chính xác, hợp lícho các cơ quan cấp trên.

- Thủ quỹ: Quản lí quỹ tiền mặt, theo dõi việc thu- chi (tăng- giảm) của quỹtiền mặt trong quá trình SXKD của công ty

- Kế toán tiền lương: Theo dõi, ghi chép, hạch toán, xác định tiền lương vàcác khoản trích theo lương (BHYT, BHXH, KPCĐ, BHTN), lập các bảng, cácbáo cáo liên quan theo quy định

- Kế toán thanh toán: Theo dõi việc thanh toán của khách hàng với công

ty cũng như của công ty với các nhà cung cấp, theo dõi các khoản nợ (tuổi nợ,hạn mức tín dụng)

- Kế toán TSCĐ: Theo dõi sự tăng - giảm của TSCĐ để phản ánh kịp thời,thực hiện trích lập và phân bổ khấu hao theo các phương pháp phù hợp với cácđối tượng sử dụng

- Kế toán NVL, CCDC: Theo dõi tình hình mua - bán, tình hình nhập - xuất-tồn của từng loại, hạn chế việc mất mát, hư hỏng trong quá trình SXKD

- Kế toán thuế: Thu thập hóa đơn, chứng từ hợp lệ có liên quan để kê khai,lập báo cáo quyết toán thuế theo mẫu quy định

- Kế toán đầu tư dự án: Ghi chép, phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinhtrong các dự án đầu tư, lập các báo cáo quyết toán chuyển đến các bên có liênquan sau khi được phê duyệt

- Kế toán tổng hợp: Thu thập, tổng hợp mọi số liệu, chứng từ được các bộphận chuyển đến, tính giá thành sản phẩm, xác định kết quả kinh doanh củacông ty

b) Đặc điểm công tác kế toán tại công ty

Công ty TNHH Đức Dương là một doanh nghiệp hoạt động theo luật doanhnghiệp và pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Vì vậy,công ty luôn nghiêm chỉnh chấp hành những quy định của pháp luật, cũng nhưthường xuyên cập nhật những thông tư, quyết định, của Nhà nước để kịp thờiđiều chỉnh cho phù hợp với thực tế Cụ thể:

- Kì kế toán năm: Bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc ngày 31/12 hàng năm

- Đơn vị sử dụng trong kế toán: VNĐ

- Chế độ kế toán áp dụng: Chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ theoquyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006

- Hình thức kế toán áp dụng: Chứng từ ghi sổ (Phụ lục 3)

Trang 21

- Phương pháp kê khai và tính thuế GTGT: Phương pháp khấu trừ.

- Phương pháp kế toán hàng tồn kho:

+ Nguyên tắc ghi nhận: Nguyên tắc giá gốc

+ Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho cuối kì: Nhập trước- Xuất trước.+ Phương pháp hạch toán: Kê khai thường xuyên

- Phương pháp kế toán TSCĐ:

+ Nguyên tắc ghi nhận: Nguyên tắc giá gốc

+ Phương pháp khấu hao: Khấu hao theo phương pháp đường thẳng, tỉ lệ khấuhao được xác định theo thông tư số 203/2009/TT-BTC ngày 20/10/2009 của Bộ Tàichính

2.1.5 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty những năm gần đây

Như trên đã nói, để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường cạnhtranh khốc liệt, công ty không ngừng đa dạng hóa các ngành nghề kinh doanhnhư: đầu tư xây dựng, kinh doanh bất động sản, kinh doanh dịch vụ vui chơi,giải trí, kinh doanh nhà hàng, khách sạn, Kết quả của việc mở rộng, đa dạnghóa lĩnh vực kinh doanh này là do công ty luôn theo sát sự phát triển của xã hội,nắm bắt nhu cầu tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ ngày càng phong phú của kháchhàng khi điều kiện sống của họ được đảm bảo và nâng cao

Trong những năm qua công ty luôn không ngừng cố gắng phấn đấu để đemđến cho khách hàng sự thoải mái, hài lòng khi sử dụng các sản phẩm hàng hóa,dịch vụ của công ty Vì vậy, công ty đã tạo dựng được một chỗ đứng nhất địnhtrên thị trường

Tuy nhiên, trước điều kiện kinh tế khó khăn như hiện nay, kết quả của hoạtđộng đầu tư xây dựng, sản xuất kinh doanh của công ty những năm gần đâycũng không tránh khỏi bị ảnh hưởng Dựa vào số liệu của Báo cáo kết quả hoạtđộng kinh doanh của công ty, tình hình này sẽ được thể hiện cụ thể trong Bảngphân tích kết quả SXKD (Phụ lục 4)

Qua bảng số liệu ta thấy rằng:

Dù đã cố gắng để tăng doanh thu BH&CCDV nhưng do giá nguyên vật liệuđầu vào cũng như các chi phí khác liên quan trên thị trường tăng, cụ thể: giá vốnhàng bán, CP bán hàng, CP quản lí kinh doanh năm 2011 tăng thêm tương ứng

là 279,08%; 16,82% và 6,87% so với năm 2010 Vì vậy, tuy doanh thu thuần vềBH&CCDV của công ty năm 2011là 91.127 trđ, tăng thêm 54.585 trđ tương ứngtăng thêm 149,37% nhưng lợi nhuận thuần về BH&CCDV chỉ tăng thêm 225

Trang 22

trđ, tương đương tăng thêm 2,51% so với năm 2010.

Nhìn chung, những kết quả trên của công ty tuy chưa cao nhưng cũng rấtđáng khích lệ Vì, trong khi trên thị trường hiện nay có rất nhiều các doanhnghiệp hoạt động kinh doanh thua lỗ thì Công ty TNHH Đức Dương vẫn hoạtđộng kinh doanh có lãi, từ đó vẫn tăng được mức đóng góp vào Ngân sách Nhànước (thuế thu nhập doanh nghiệp công ty nộp năm 2011 là 3.857 trđ, còn năm

2010 là 3.782 trđ), góp phần xây dựng, phát triển kinh tế- xã hội của địa phươngnói riêng, của đất nước nói chung

2.2 Thực tế công tác phân tích tình hình tài chính qua bảng Cân đối kế toán tại Công ty TNHH Đức Dương

2.2.1 Phân tích cơ cấu vốn và nguồn vốn của công ty

2.2.1.1 Phân tích cơ cấu vốn (tài sản) của công ty

Cơ cấu tài sản phản ánh loại hình kinh doanh của DN, do đó với mỗi loạihình kinh doanh đều có một kết cấu tài sản đặc trưng Ví dụ: đối với doanhnghiệp sản xuất, vốn cố định thường chiếm tỉ trọng lớn hơn vốn lưu động;ngược lại trong các doanh nghiệp thương mại- dịch vụ thì vốn lưu động thườngchiếm tỉ trọng lớn hơn vốn cố định Do đó thông qua tỉ trọng của từng loại vốn,người ta có thể biết được việc phân bổ vốn SXKD có phù hợp với yêu cầu củaquản lí không

Là một công ty hoạt động trong nhiều lĩnh vực, vừa sản xuất sản phẩm (đầu

tư xây dựng, sửa chữa- đóng mới tàu sông, ), vừa buôn bán hàng hóa, cung cấpdịch vụ (mua bán ô tô, kinh doanh nhà hàng, ) Công ty TNHH Đức Dương cầnthiết phải phân tích và có cơ cấu vốn hợp lí, hoạt động hiệu quả Để đánh giámức độ hợp lí trong kết cấu tài sản của Công ty TNHH Đức Dương, dựa vàoBảng cân đối kế toán (Phụ lục 5) của công ty ta lập Bảng phân tích (Phụ lục 6),với số liệu được tính ở đơn vị triệu đồng nhằm đơn giản cho việc tính toán vàtheo dõi

Từ bảng phân tích trên ta thấy:

Một cách khái quát, năm 2011 tổng tài sản của công ty là 231.532 trđ, tăng45.676 trđ tương ứng tăng 24,58% so với năm 2101 Trong đó, vốn hiện có của

Trang 23

công ty được phân bổ như sau: tỉ trọng TSNH năm 2011 là 55,04% giảm 6,15%

so với năm 2010 còn tỉ trọng TSDH lại tăng tương ứng 6,15% lên 44,96% vàonăm 2011 Rõ ràng trong năm 2011, TSNH của công ty có xu hướng giảmxuống còn TSDH lại tăng lên Tuy nhiên, vốn hiện có của công ty vẫn đượcphân bổ vào TSNH nhiều hơn TSDH Xét về tổng thể, đối với một công ty hoạtđộng trong nhiều ngành nghề kinh doanh như Công ty TNHH Đức Dương thìviệc phân bổ tài sản như trên là tương đối hợp lí Nhưng nếu đi sâu vào phântích thì ta cần phải xem xét cụ thể về nguyên nhân dẫn đến sự tăng- giảm của cảTSNH và TSDH để từ đó đánh giá được mức độ ảnh hưởng của việc thay đổitrên đối với hoạt động đầu tư xây dựng, sản xuất kinh doanh của công ty Qua

đó có cái nhìn toàn diện về tình hình tài chính của doanh nghiệp Cụ thể:

a) Đối với TSNH

- Chỉ tiêu “Tiền và tương đương tiền” năm 2011 tăng đột biến so với năm

2010 (tăng thêm 506,27%) đạt 8.603 trđ Việc tăng lượng tiền và tương đươngtiền sẽ giúp cho khả năng thanh toán, nhất là khả năng thanh toán tức thời củacông ty tăng lên, qua đó giúp công ty giảm được phần nào rủi ro về tài chính.Nguyên nhân chính dẫn đến lượng “Tiền và tương đương tiền” của công ty năm

2011 tăng mạnh là do cuối năm công ty đã hoàn thành, nghiệm thu công trìnhKhu đô thị Minh Tân, tuy nhiên vào thời điểm cuối năm nên công ty chưachuyển tiền trả cho các đối tác, khách hàng được

- Chỉ tiêu “Các khoản phải thu ngắn hạn” năm 2011 cũng tăng thêm 4.433trđ, tương ứng 72,80% so với năm 2010 là 6.089 trđ Chỉ tiêu này thể hiện lượngvốn trong thanh toán của công ty, do đó khi chỉ tiêu này tăng thêm chứng tỏlượng vốn của công ty đang bị chiếm dụng cũng tăng thêm – điều này là điều màkhông một công ty nào mong muốn Với số liệu tính toán ở trên ta thấy: năm

2011, cả hai khoản mục “Phải thu khách hàng” và “Trả trước cho người bán”của công ty đều tăng lên tương ứng 11,80% và 188,77% so với năm 2010 Trướctình hình này, rõ ràng công ty cần phải theo dõi các khoản phải thu thườngxuyên hơn, đặc biệt là các khoản đến hạn và quá hạn để có biện pháp thu hồi kịpthời nhằm giảm được rủi ro tài chính cho công ty trong thời gian tới

Trang 24

- Chiếm tỉ trọng 91,73% (năm 2010) và 80,11% (năm 2011) trong tổngTSNH của công ty là chỉ tiêu “Hàng tồn kho”, đây được coi là lượng vốn “chết”của DN Mặc dù xét về tổng thể thì chỉ tiêu này vào năm 2011 đã giảm 2.233 trđtức giảm 11,62% so với năm 2010 là 104.315 trđ nhưng nếu đi vào chi tiết thìthấy: năm 2011 nguyên vật liệu tồn kho là 9.004 trđ tăng thêm 5.959 trđ tươngđương tăng thêm 5,9% ; chi phí SXKD dở dang giảm 8.084 trđ tức 5,84% vàthành phẩm giảm 248 trđ hay 0,22% so với năm 2010 Rõ ràng việc nguyên vậtliệu tồn kho (vốn trong khâu dự trữ) quá lớn đã cho thấy công ty chưa xác địnhđược lượng dự trữ hợp lí, gây dư thừa, ứ đọng vật tư, làm gia tăng chi phí củađơn vị mình.

b) Đối với TSDH

Năm 2011, tổng TSDH của công ty là 104.096 trđ, tăng thêm 31.956 trđ tức44,30% so với năm 2010.Việc tăng này là kết quả của việc tăng TSCĐ thêm28.956 trđ và tăng các khoản ĐTTC dài hạn thêm 3.000 trđ Có thể nói, thờigian gần đây công ty đang tích cực đầu tư không chỉ bên trong mà còn cả ở bênngoài như: đầu tư vào cơ sở vật chất, đầu tư vào mua sắm TSCĐ Tuy nhiêncông ty cần phải tính toán để đầu tư đúng hướng nhằm thu được lợi ích từ việcđầu tư, đồng thời cũng phải tránh đầu tư dàn trải, gây lãng phí nguồn vốn

Nhìn chung, cơ cấu tài sản phản ánh loại hình kinh doanh của DN, do đóvới mỗi loại hình kinh doanh đều có một kết cấu tài sản đặc trưng Công tyTNHH Đức Dương là một công ty hoạt động kinh doanh trong nhiều lĩnh vựckhác nhau như: đầu tư xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác-chế biến-mua bán khoáng sản, vật liệu xây dựng; kinh doanh nhà hàng, khách sạn, khuvui chơi, nên kết cấu tài sản của công ty cũng tương đối phức tạp và khó đểxác định như thế nào là hợp lí nhất

2.2.1.2 Phân tích cơ cấu nguồn vốn của công ty

Những lí luận khoa học cho thấy, cơ cấu tài sản thể hiện sự phân bổ nguồnlực cũng như triển vọng phát triển trong tương lai của DN Tuy nhiên, nếunguồn lực hình thành trên các khoản đi chiếm dụng vốn là chủ yếu thì đó là sựphát triển không bền vững

Trang 25

Thực tế đã chứng minh những lí luận trên, bằng chứng là hàng loạt các DNlớn nhỏ lâm vào tình trạng nợ nần thậm chí phá sản khi không tự chủ được về tàichính, nhất là trong điều kiện nền kinh tế luôn có những biến động không ngừngnhư hiện nay.

Dựa vào số liệu Bảng cân đối kế toán của công ty, ta có lập Bảng phân tích

cơ cấu nguồn vốn (Phụ lục 7) Thông qua đó ta sẽ có cái nhìn sâu sắc hơn vềtình hình nợ phải trả cũng như nguồn vốn chủ sở hữu của công ty

Nhìn vào số liệu của bảng phân tích, ta nhận thấy: tổng nguồn vốn của công

ty năm 2011 là 231.532 trđ tăng thêm 45.676 trđ (tương ứng với 24,58%) so vớinăm 2010 là 185.856 trđ Kết quả này là do sự tăng thêm 55.921 trđ của chỉ tiêu

“Nguồn vốn chủ sở hữu” và sự giảm đi 10.245 trđ của chỉ tiêu “Nợ phải trả”.Như vậy, công ty đang ngày càng khẳng định sự độc lập về tài chính của đơn vịmình, nếu tình hình này luôn được công ty duy trì thì ta có thể có cơ sở để tintưởng vào sự phát triển bền vững của công ty trong tương lai

a)Đối với Nợ phải trả

Năm 2011 cả 2 chỉ tiêu “Nợ ngắn hạn” và “Nợ dài hạn” của công ty đềugiảm xuống so với năm 2010, mức giảm lần lượt là 8.705 trđ và 1.540 trđ, tươngứng giảm 38,04% và 18,19% Cụ thể:

- Công ty đang hạn chế rủi ro tài chính bằng cách giảm chỉ tiêu “Vay ngắnhạn” đi 33,33% so với số tiền vay này vào năm 2010 là 4.500 trđ Do đó, năm

2011 khoản vay ngắn hạn của công ty chỉ còn 3.000 trđ

- Chỉ tiêu “Phải trả người bán” năm 2011 đã giảm 2.840 trđ tương ứng giảm52,58% so với năm 2010 Mức giảm này chưa thể nói lên tình hình cụ thể gì vì

nó có thể lại là điều suy ra từ việc tăng lên của chỉ tiêu “Trả trước cho ngườibán”, theo số liệu Bảng phân tích cơ cấu tài sản

- Chỉ tiêu “Người mua trả trước tiền” năm 2010 là 2.313 trđ đã tăng thêm1.172 trđ vào năm 2011 Còn chỉ tiêu “Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước”lại có xu hướng giảm đi đáng kể, cụ thể: năm 2010 giá trị chỉ tiêu này là 10.671trđ, sang năm 2011 chỉ là 5.134 trđ

b) Đối với Nguồn vốn chủ sở hữu

Trang 26

Như trên đã nói, trong điều kiện kinh tế biến động như hiện nay thì việc hạnchế các khoản vay để tránh rủi ro về lãi suất là cần thiết cho hoạt động SXKDcủa các DN Tại Công ty TNHH Đức Dương, trong cơ cấu nguồn vốn của mình,

tỉ trọng vốn CSH chiếm đa số, cụ thể: năm 2010 là 83,13 % sang năm 2011 tănglên thành 90,88% Biểu hiện rõ nét là trong thời gian gần đây, nguồn vốn chủ sởhữu không ngừng tăng lên, cụ thể: năm 2010 nguồn vốn này là 154.506 trđ, năm

2011 tăng lên thành 210.427 trđ (tăng 36,19%)

Có thể nói, việc giảm dần các khoản nợ phải trả và tăng dần nguồn vốn chủ

sở hữu là biện pháp quản lí hữu hiệu nhằm hạn chế sự phụ thuộc tài chính củacông ty trong tình hình hiện nay

2.2.2 Phân tích tình hình tài chính của công ty thông qua các chỉ tiêu tài chính chủ yếu

2.2.2.1 Phân tích khả năng thanh toán

Dựa vào các số liệu của Bảng cân đối kế toán, để thấy rõ hơn về khả năngthanh toán của công ty trong thời gian gần đây, ta xác định các chỉ tiêu sau:

(1) Hệ số thanh toán hiện thời :

So với năm 2010, hệ số thanh toán hiện thời tăng: 8,99 – 4,97 = 4,02

(2) Hệ số thanh toán nhanh:

Ngày đăng: 26/03/2015, 09:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w