1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân

137 1,3K 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 137
Dung lượng 1,69 MB

Nội dung

Chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân, vì dân; đưa yêu cầu đó lên thành nguyên tắc Hiến định Điều 2 Hiến pháp 1992 được sửa đổi, bổ sung năm 2

Trang 1

§¹i häc quèc gia Hµ Néi

khoa luËt

PHÍ MINH HẢI

XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN

XÃ HỘI CHỦ NGHĨA CỦA DÂN, DO DÂN VÀ VÌ DÂN

Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử Nhà nước và Pháp luật

Mã số : 60 38 01

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Trang 2

HÀ NỘI - NĂM 2007

Công trình được hoàn thành

tại:

Người hướng dẫn khoa học: TS Vũ Trọng Hách

Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3:

Luận văn sẽ được bảo vệ trước hội đồng cấp Nhà nước chấm luận văn Thạc sĩ họp tại Vào hồi giờ ngày tháng năm

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 7

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN VIỆT NAM XÃ HỘI CHỦ NGHĨA CỦA DÂN, DO DÂN VÀ VÌ DÂN 12

1.1 Khái quát chung về Nhà nước pháp quyền 12

1.1.1 Quan niệm về Nhà nước pháp quyền trong lịch sử và những giá trị hiện đại 12

1.1.1.1 Trong thời kỳ cổ đại 12

1.1.1.2 Thời kỳ Trung cổ và bước chuyển tiếp thời kỳ cận đại 15

1.1.1.3 Sự hình thành học thuyết Nhà nước pháp quyền tư sản 16

1.1.2 Nhân tố Nhà nước pháp quyền trong lịch sử Nhà nước và pháp luật Việt Nam 24

1.1.2.1 Nhân tố Nhà nước pháp quyền trong các triều đại phong kiến 24

1.1.2.2 Nhân tố Nhà nước pháp quyền từ cách mạng tháng 8 năm 1945 trên nền tảng Tư tưởng Hồ Chí Minh 27

1.1.3 Khái niệm và những đặc điểm chung của Nhà nước pháp quyền 36

1.1.3.1 Khái niệm về Nhà nước pháp quyền 36

1.1.3.2 Những đặc điểm chung của Nhà nước pháp quyền 38

1.2 Những quan điểm cơ bản về xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân 40

1.2.1 Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng Nhà nước pháp quyền 40

1.2.2 Những đặc điểm của Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân 43

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN Ở NƯỚC TA 49

2.1 Những thành tựu đã đạt được trong bước đầu xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân 49

Trang 4

2.1.1 Chuyển biến nhận thức về xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân 49 2.1.2 Kết quả bước đầu về xây dựng Nhà Nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân 50 2.1.2.1 Về cải cách bộ máy Nhà nước 50 2.1.2.2 Về xây dựng hệ thống pháp luật 56 2.1.2.3 Về đổi mới hệ thống chính trị, đảm bảo dân chủ xã hội chủ nghĩa 58

2.2 Những hạn chế, tồn tại 60

2.2.1 Những hạn chế về nhận thức 60 2.2.2 Bộ máy Nhà nước chậm đổi mới 62 2.2.3 Hệ thống pháp luật chưa hoàn chỉnh , chưa đồng bộ, thiếu tính thống nhất 65 2.2.4 Hệ thống chính trị chậm được đổi mới 68 2.2.5 Những nguyên nhân của sự yếu kém và tồn tại 69 2.2.5.1 Tính không chuyên nghiệp của bản thân các cơ quan quyền lực Nhà nước 69 2.2.5.2 Tính không chuyên nghiệp trong bộ máy hành chính Nhà nước cũng được biểu hiện rõ nét 70 2.2.5.3 Chưa có nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công tác tư pháp, nên đã thiếu quan tâm, chăm lo xây dựng về tổ chức đội ngũ cán bộ

và cơ sở vật chất của các cơ quan tư pháp 72 2.2.5.4 Về chính quyền địa phương và mối quan hệ pháp lý Trung ương - Địa phương 74

CHƯƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN HOÀN THIỆN NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN VIỆT NAM XÃ HỘI CHỦ NGHĨA CỦA DÂN, DO DÂN VÀ VÌ DÂN 75 3.1 Yêu cầu phải xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân 75

3.1.1 Xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam nhằm duy trì và phát huy bản chất tốt đẹp của Nhà nước xã hội chủ nghĩa, đổi mới hoạt động của hệ thống

Trang 5

chính trị, đấu tranh có hiệu quả chống quan liêu, lãng phí, tham nhũng, làm

trong sạch bộ máy Đảng và Nhà nước 75

3.1.2 Xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa xuất phát từ nhu cầu thúc đẩy mạnh mẽ cải cách kinh tế – xã hội, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế 79

3.1.3 Tôn trọng và bảo đảm các quyền và tự do của con người, bảo vệ có hiệu quả các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân 82

3.2 Những giải pháp cơ bản để xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân 86

3.2.1 Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam 87

3.2.2 Hoàn thiện Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tiến hành đồng bộ với đổi mới và phát triển kinh tế – xã hội, xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh 91

3.2.2.1.Xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 91

3.2.2.2 Đổi mới hoạt động của Quốc hội 93

3.2.2.3 Tiếp tục thực hiện cải cách nền hành chính Quốc gia 101

3.2.2.4 Tiếp tục cải cách tư pháp 107

3.3.3 Hoàn thiện hệ thống pháp luật 118

3.3.4 Đổi mới hệ thống chính trị, thực hiện dân chủ hoá mọi mặt đời sống chính trị 120

3.3.5 Chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, tiếp thu có chọn lọc các giá trị phổ biến và kinh nghiệm thế giới về xây dựng Nhà nước pháp quyền để vận dụng thích hợp trong điều kiện Việt Nam 124

KẾT LUẬN 128

TÀI LIỆU THAM KHẢO 130

Trang 6

LỜI NÓI ĐẦU

1.Tính cấp thiết của đề tài

Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một tất yếu khách quan xuất phát từ định hướng xây dựng chủ nghĩa xã hội mà mục tiêu

cơ bản là xây dựng một chế độ : dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh Đảng và Nhà nước ta nhận thức sâu sắc được rằng : để đạt được một chế độ xã hội như vậy, công cụ, phương tiện cơ bản chỉ có thể là nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ; một Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam dựa trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh

Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ X đã khẳng định: Nhiệm vụ, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là phải phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện

đại hoá; xây dựng nền văn hoá thực sự là nền tảng tinh thần của xã hội; xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân , vì nhân dân; xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh; bảo đảm vững chắc quốc

phòng và an ninh quốc gia; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế

Thực tiễn của hơn 20 năm đổi mới vừa qua đã khẳng định yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền dưới sự lãnh đạo của Đảng như một xu thế khách quan, tất yếu, mang tính quy luật của quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội trong điều kiện phát triển nền dân chủ chân chính của nhân dân, xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập và hợp tác kinh tế quốc

tế

Chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân, vì dân; đưa yêu cầu đó lên thành nguyên tắc Hiến định (Điều 2 Hiến pháp 1992 được sửa đổi, bổ sung năm 2001) thể hiện sự thừa nhận và sự kết hợp tính phổ biến của một giá trị lịch sử nhân loại với những nét đặc trưng, những giá trị độc đáo của Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam

Trang 7

Những năm qua trong tiến trình đổi mới toàn diện từ kinh tế, đến hệ thống chính trị mà trọng tâm là cải cách bộ máy nhà nước, đổi mới hoạt động của Quốc hội, cải cách hành chính, cải cách tư pháp chúng ta đã thu được nhiều kết quả đáng mừng: Tăng trưởng về kinh tế; hệ thống chính trị đang được đổi mới toàn diện; chất lượng, hiệu quả, hiệu lực hoạt động của bộ máy nhà nước từng bước được cải thiện và nâng cao

Xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân là một nhiệm vụ mới mẻ vô cùng khó khăn, phức tạp Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của dân, vì dân, do dân phải có sự kết hợp đúng đắn tính phổ biến và tính đặc thù của lý luận và thực tiễn về nhà nước pháp quyền với sự phản ánh và quán triệt đầy đủ các yếu tố đó vào trong việc thiết kế bộ máy nhà nước, vào trong các định hướng xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật ở nước ta

Với mong muốn góp phần làm rõ một số vấn đề về lý luận và thực tiễn trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền ở nước ta trong giai đoạn cách mạng hiện nay tôi chọn đề tài: " Xây dựng Nhà nước Pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân" làm luận văn cao học của mình

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề Nhà nước pháp quyền, như: " Xây dựng Nhà nước Pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam"- Đào Trí Úc ( 2005)- Nhà xuất bản chính trị quốc gia; " Quốc hội Việt Nam trong Nhà nước pháp quyền"- Nguyễn Đăng Dung ( 2007)- Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội; " Nhà nước Pháp quyền dưới sự lãnh đạo của Đảng"- Nguyễn Văn Thảo( 2006)- Nhà xuất bản Tư pháp; " Quyền con người, quyền công dân trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam"- Trần Ngọc Đường (2004)- Nhà xuất bản Chính trị quốc gia; " Phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân"- Phạm Ngọc Quang - Ngô Kim Lân ( 2007)- Nhà xuất bản Chính trị quốc gia; " Học thuyết Nhà nước pháp quyền, một số vấn

Trang 8

lập pháp; "Cải cách Tư pháp ở Việt Nam trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền"- Lê Cảm ( 2003)- Tạp chí khoa học Đại học Quốc gia, kinh tế- luật;

"Tư tưởng Đông- Tây về nhà nước và pháp luật, những nhân tố Nhà nước pháp quyền "- Hoàng Thị Kim Quế ( 2002)- Tạp chí nghiên cứu lập pháp; "Nhà nước pháp quyền- một hình thức tổ chức nhà nước"- Nguyễn Đăng Dung ( 2001)- Tạp chí nghiên cứu lập pháp; " Tính minh bạch của pháp luật- một thuộc tính của Nhà nước pháp quyền"- Phạm Duy Nghĩa ( 2002)- Tạp chí dân chủ và pháp luật…các công trình trên nghiên cứu nhà nước pháp quyền dưới nhiều góc độ khác nhau, tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu đầy đủ về đề tài: " Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân"

3 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn

Luận giải những vấn đề lý luận và thực tiễn về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân

Phân tích và đánh giá thực trạng về xây dựng Nhà nước Pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân ở nước ta hiện nay

Đề xuất những quan điểm và giải pháp về xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân trong giai đoạn cách mạng hiện nay

4 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn được nghiên cứu dựa trên phương pháp luận của triết học Mác – Lênin, các nguyên tắc của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, các tư tưởng về Nhà nước pháp quyền , các quan điểm của Đảng và Nhà nước về xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN Luận văn sử dụng các phương pháp chủ yếu như: phân tích, tổng hợp, so sánh để tìm hiểu thực trạng, xác định những ưu điểm và hạn chế trong quá trình xây dựng Nhà nước Việt Nam XHCN, trên cơ sở đó đưa ra những kiến nghị và giải pháp nhằm xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam

5 Những đóng góp mới của luận văn

Thông qua việc nghiên cứu đề tài: "Xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân" luận văn nhằm góp phần làm

Trang 9

sáng tỏ hơn cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước

ta trong giai đoạn hiện nay; đề xuất một số quan điểm, giải pháp cơ bản về xây dựng hoàn chỉnh mô hình Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân

6 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung của Luận văn

gồm có 3 chương được bố cục như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận về nhà nước pháp quyền việt nam xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân

1.1 Khái quát chung về Nhà nước pháp quyền

1.2 Những quan điểm cơ bản về xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân

Chương 2: Thực trạng về tình hình xây dựng nhà nước pháp quyền ở

nước ta

2.1 Những thành tựu đã đạt được trong bước đầu xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân

2.2 Những hạn chế, tồn tại

Chương 3: Những giải pháp cơ bản hoàn thiện nhà nước pháp quyền

Việt Nam xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân

3.1 Yêu cầu phải xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân

3.2 Những giải pháp cơ bản để xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam

xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân

3.2.1 Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

3.2.2 Hoàn thiện Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tiến hành đồng bộ với đổi mới và phát triển kinh tế – xã hội, xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh

Trang 10

3.3.4 Đổi mới hệ thống chính trị, thực hiện dân chủ hoá mọi mặt đời sống chính trị

3.3.5 Chủ động và tích cực hội nnhập quốc tế, tiếp thu có chọn lọc các giá trị phổ biến và kinh nghiệm thế giới về xây dựng Nhà nước pháp quyền để vận dụng thích hợp trong điều kiện Việt Nam

Trang 11

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN VIỆT NAM

XÃ HỘI CHỦ NGHĨA CỦA DÂN, DO DÂN VÀ VÌ DÂN

1.1 Khái quát chung về Nhà nước pháp quyền

1.1.1 Quan niệm về Nhà nước pháp quyền trong lịch sử và những giá trị hiện đại

1.1.1.1 Tư tưởng về Nhà nước pháp quyền trong thời kỳ cổ đại

Tư tưởng về Nhà nước, pháp luật và các hình thức tổ chức chính trị thực tiễn ở phương Tây cổ đại gắn liền với quá trình tiến hóa của xã hội chiếm hữu

nô lệ và nền dân chủ Hy Lạp, La mã cổ đại qua các nền cộng hòa dân chủ A- Ten và La mã Thời kỳ này các tư tưởng về dân chủ và pháp luật hình thành dựa trên cơ sở phương pháp tư duy triết học mang đặc trưng là khám phá, tìm tòi cái duy lý theo nhiều hướng mới phong phú và được thể nghiệm trong không khí dân chủ phát triển đến trình độ tương đối cao Những tư tưởng trên được hình thành qua nhiều giai đoạn: Giai đoạn thứ nhất (Thế kỷ (TK) VIII - V Trước công nguyên (tr.CN) gắn sự hình thành của các Nhà nước và pháp luật; giai đoạn thứ hai (TK V- nửa đầu TK IV tr.CN) gắn liền sự phát triển cao của các nhà nước; giai đoạn thứ ba (nửa sau TK IV -TK II tr.CN) gắn liền với sự suy vong của Nhà nước thành bang Hy Lạp cổ đại

Trong thế kỷ thứ VI tr CN đã có nhiều nhà tư tưởng thể hiện tư duy của mình về vấn đề quyền lực- nhà nước- pháp luật như: Xôlông (638 - 559 tr CN) khi chủ trương cải cách triệt để Nhà nước thành bang Hy Lạp đã cho rằng, quyền lực cần đặt ngang hàng với pháp luật và cả hai đều là phương tiện để đạt tới tự do và công bằng Xôlông xác định sẽ: "giải phóng tất cả mọi người bằng quyền lực của pháp luật, bằng sự kết hợp sức mạnh với pháp luật" Trên thực tế

"Nhà nước đã đến cứu giúp nhân dân bằng một tổ chức cai quản do Xôlông áp dụng Có thể nói nền dân chủ được hình thành từ thời đại của Xôlông; Platon (427 - 347 tr CN) đã viết: "Tôi nhìn thấy sự sụp đổ nhanh chóng của Nhà nước

Trang 12

nơi nào mà pháp luật đứng trên các nhà cầm quyền và các nhà cầm quyền chỉ là những nô lệ của pháp luật thì ở đó tôi thấy có sự cứu thoát của Nhà nước" Ở Platôn- ông còn có một định đề nổi tiếng: "Cầm quyền bởi một con người - đó là chính quyền chuyên chế, bởi một bộ phận người tốt - đó là chính quyền quý tộc, bởi những công dân tự do thành thị đó là dân chủ".[ 45, tr 11]

Sự sụp đổ của nền dân chủ A - ten vào giữa thế kỷ thứ IV trước công nguyên đã làm cho Aristote (384 - 322 tr CN) đi đến kết luận mới về nhà nước Theo đó quyền lực Nhà nước hình thành một cách tự nhiên Pháp luật là quy tắc khách quan, chính trực và vô tư Pháp luật chỉ tồn tại giữa các công dân bình đẳng và tự do, nó phải được bổ sung và điều chỉnh theo yêu cầu của đời sống xã hội Hình thức Nhà nước thích hợp là hình thức, mà ở đó có sự phân biệt cần thiết giữa ba loại quyền lực: Nghị viện, chấp hành và xét xử Theo Aristote, nguyên nhân chủ yếu làm cho nhà nước sụp đổ là sự quá bình đẳng hay quá bất bình đẳng Khi quyền lực nhà nước bị lạm dụng thì kẻ thống trị sợ mất quyền, người bị trị sợ trừng phạt, người cai trị tàn ác và tham lam, người bị trị sát hại lẫn nhau, tư cách người công dân là can đảm, tự do, cao thượng và chính nghĩa

Do vậy Aristote khẳng định: pháp luật cần thống trị trên tất cả

Lịch sử La mã cổ đại là lịch sử hình thành và củng cố Nhà nước về chế

độ chính trị của nó Bộ luật La mã xuất hiện là một bước tiến bộ đánh dấu sự ra đời của một Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật và tạo điều kiện cho người dân tham gia vào đời sống chính trị của đất nước đối với La mã cổ đại những mầm mống tư tưởng và tổ chức chính trị - Nhà nước- liên quan đến Nhà nước pháp quyền đã được tích lũy trong điều kiện phát triển cao nhất và sự sụp đổ sau đó của chế độ dân chủ chủ nô Hai đại biểu của trí tuệ La mã về Nhà nước pháp quyền là Polybe và Xixelon

Polybe (201 - 120 tr.CN) là người La Mã đầu tiên nêu lên những tư tưởng quan trọng về Nhà nước pháp quyền Theo ông: "Không phải lý trí mà kinh nghiệm đã dạy chúng ta rằng hình thức chính phủ hoàn hảo nhất là hình thức được tạo nên từ ba chỉnh thể: Quân chủ, Quý tộc và Cộng hòa Trong đó cơ quan chấp chính tối cao thuộc về vua, nguyên lão viện (nghị viện) thuộc về quý

Trang 13

tộc và cơ quan dân biểu (Hội đồng thuộc về nhân dân (chủ nô) Phân bố và giám sát quyền lực hợp lý, chặt chẽ là hai yếu tố cơ bản bảo đảm một Nhà nước vững mạnh và phát triển quốc gia La mã thành một đế quốc hùng mạnh.[32, tr 246]

Xixeron (104- 43 TCN) thể hiện tư tưởng về sự thống trị của pháp luật trong đời sống Nhà nước bằng cách đặt câu hỏi : "Nhà nước là gì nếu không phải là trật tự chung", theo ông pháp luật là cội nguồn tạo ra chế độ Nhà nước Ông cho rằng: "Nhà nước là Nhà nước pháp quyền không phải do Nhà nước tuân thủ pháp luật của mình mà là vì về cuội nguồn, về bản chất Nhà nước chính

là pháp luật, pháp luật tự nhiên của nhân dân" [45, tr 11]

Các nhà tư tưởng trên phản ánh cuộc đấu tranh tư tưởng nhằm tìm ra hình thức Nhà nước đáp ứng được yêu cầu phát triển xã hội, thoát khỏi vòng luẩn quẩn của nền chính trị Hy Lạp, La Mã cổ đại là: Chế độ quân chủ bắt đầu từ những ông vua có công khai quốc, sống vì nước vì dân, nhưng các thế hệ vua sau đó lại đem đến đau khổ và bất hạnh cho người dân và sự lạc hậu cho đất nước Quyền lực của vua trở nên vô giới hạn Tài năng và đức độ bị vùi dập, sự phỉnh nịnh và vu cáo sinh sôi Chế độ quân chủ cuối cùng lại trở thành chế độ độc tài và thay thế nó là chế độ quý tộc trị Chế độ quý tộc do một hội đồng có chủ quyền tối thượng bao gồm những phần tử ưu tú nhất của một quốc gia nắm giữ Lúc đầu nó tập hợp được trí tuệ sáng suốt của những người ưu tú, tránh được sự độc đoán chuyên quyền của vua chúa và sự hỗn loạn, dễ kích động của ''đám đông dân chúng kém hiểu biết'' Nhưng dần dần trong giới ưu tú xuất hiện

cá nhân hay nhóm nhỏ thâu tóm quyền hành và tàn sát lẫn nhau mưu lợi ích riêng Cuối cùng chế độ quý tộc cũng trở nên độc tài Chế độ cộng hoà dân chủ hình thành bằng con đường bốc thăm để trao những chức vụ công cộng cho những ai có khả năng và uy tín trong nhân dân Đây là chế độ chính trị - Nhà nước tốt nhất, nhưng nguy cơ của nó là sự lạm dụng quyền lực công từ một số người được dân uỷ nhiệm Dân chủ trở thành Nhà nước có khả năng đáp ứng yêu cầu phát triển của lịch sử Nhưng do điều kiện kinh tế - xã hội và trình độ tổ chức quản lý thấp, nên chế độ cộng hoà dân chủ thiếu những điều kiện vật chất

Trang 14

dễ trở thành công cụ của những kẻ mị dân nên không tránh khỏi thoái hoá và trở lại chế độ quân chủ độc tài

Hy Lạp và La Mã là những quốc gia phương Tây đã phát triển có tính điển hình về chính trị, kinh tế và xã hội thời cổ đại Tư duy về Nhà nước và pháp quyền của người Hy Lạp và la Mã cổ đại thật phong phú và quan trọng đến mức

mà "không có cái cơ sở của nền văn minh Hy Lạp và đế chế La Mã thì không có Châu Âu hiện đại" Hay theo cách nói của Ph.Ănghen: không có dân chủ chủ nô thì không có châu Âu hiện đại và không có chủ nghĩa xã hội hiện đại"

Qua các tư tưởng đã nêu ở trên, có thể đưa ra những nhận xét về các giá trị của các tư tưởng thời cổ đại có liên quan đến vấn đề Nhà nước pháp quyền là: Quyền hạn Nhà nước thuộc về dân Dân là chủ thể của quyền lực Nhà nước, dù khái niệm nhân dân có mang tính lịch sử Những người cầm quyền dù họ là ai, cũng không có quyền mà chỉ được ủy quyền Người cầm quyền phải biết dựa vào dân Phương thức cai trị có hiệu quả nhất đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, thống nhất và mở rộng quốc gia, ổn định xã hội là kết hợp Nhà nước với Pháp luật Quyền lực Nhà nước phải được phân biệt, kiểm soát và hạn chế Quyền lực của nhân dân là thường xuyên và không giới hạn, quyền lực của Nhà nước và người cầm quyền là không thường xuyên và có giới hạn Những ý tưởng thời cổ đại có liên quan đến Nhà nước pháp quyền thực sự có giá trị về mặt lý luận và thực tiễn đối với quá trình phát triển tiếp theo của lịch sử nhân loại

1.1.1.2 Tư tưởng về Nhà nước pháp quyền thời trung cổ và bước chuyển tiếp đến thời cận đại

Thời kỳ trung cổ đã kéo dài hàng ngàn năm dưới ách thống trị của các chế

độ chuyên chế vương quyền và thần quyền đầy bạo lực và cường tín tôn giáo

Sự tồn tại nhiều năm của các Nhà nước phong kiến ở phương Đông và ở Phương Tây đã không hoặc ít biết đến pháp quyền; là một trong những nguyên nhân của tình trạng kém phát triển kéo dài Tuy nhiên, thời kỳ này ở phương Tây đã có không ít những quan điểm, tư tưởng tiến bộ của các nhà tư tưởng, các thần học góp phần bảo tồn và làm phong phú thêm những ý tưởng về Nhà nước pháp

Trang 15

quyền thời cổ đại Những quan điểm tư tưởng ấy phải ẩn dấu trong các lớp vỏ bọc tôn giáo

Jeam Morange viết: "Cũng như Saint Thomaf đã cơ đốc giáo hóa triết học Aristote, thì Saint Angustin đã cơ đốc giáo hóa triết học Platôn mà ông đã tu dưỡng nó qua Xixeron"

Saint Augustin (357 - 430) giáo chủ Bắc phi cho rằng, quyền lực Nhà nước phải được thực hiện như một thứ quyền lực phục vụ công bằng Những người cầm quyền phải đặt quyền uy vào sự phục vụ nhân dân; lấy công bằng làm gốc, từ thiện làm ngọn; phải điều độ, dám hy sinh vì người khác và biết giới hạn các khát vọng cá nhân Việc thực thi quyền lực Nhà nước không chấp nhận

sự tầm thường về tri thức, sự yếu mềm về ý chí Ngược lại, nó đòi hỏi tầm nhìn

xa trông rộng, óc phán đoán và tính cương nghị không thể lay chuyển Sự sa sút

về phẩm chất và tư cách người cầm quyền là nguyên nhân chủ yếu làm sụp đổ Nhà nước

Tômát Đacanh (1225 - 1247) cho rằng trật tự pháp lý đem đến cho mỗi người cái thuộc về họ và làm cho họ có thể đạt tới sự dồi dào về vật chất và tinh thần Xã hội công bằng trước sau sẽ thay thế xã hội thần dân, vì nó là sản phẩm của lý trí chứ không phải là sản phẩm thuần túy bản năng

Jean Bodon (1530 - 1596) Luật sư người Angieri là người sáng lập lý thuyết về chủ quyền Nhà nước Định nghĩa của ông về nguyên tắc pháp quyền của Nhà nước là một nguyên tắc tiến bộ nhằm xác lập trật tự tối thiểu làm cơ sở cho sự ra đời của một xã hội mới- xã hội tư sản Theo ông Nhà nước nhân dân là chế độ mà ở đó đa số nhân dân chỉ huy quyền tối thượng bằng tập thể và bằng cá nhân Đó là Nhà nước do đa số nhân dân cai trị

1.1.1.3 Sự hình thành học thuyết Nhà nước pháp quyền tư sản

Nhà nước Tư sản ra đời từng bước thay thế Nhà nước phong kiến độc đoán và chuyên quyền, tình trạng vô pháp luật, khẳng định mạnh mẽ những tư tưởng nhân đạo, các nguyên tắc tự do và bình đẳng của cá nhân, thừa nhận những nguyên tắc quyền con người không thể bị tước đoạt, tìm tòi những cơ

Trang 16

quyền và tình trạng vô trách nhiệm của quyền lực đó đối với cá nhân và xã hội Đây chính là nội dung chủ yếu của học thuyết Nhà nước pháp quyền tư sản, học thuyết này ra đời và phát triển và ngày càng hoàn thiện và được thể hiện qua các nhà tư tưởng vĩ đại thời kỳ này như:

John Locke (1632 - 1704) - Nhà triết học duy vật Anh đã đưa ra một

mô hình Nhà nước trong đó có sự ngự trị của pháp luật Theo quan điểm của ông, Nhà nước phải có pháp luật phù hợp với pháp luật tự nhiên, phải có tính tối cao, các quyền tự nhiên và tự do cá nhân được ghi nhận, còn bộ máy Nhà nước được tổ chức theo bốn bộ phận quyền lực: Lập pháp, hành pháp, bang giao đối ngoại, và đặc quyền của vua Ông đối lập Nhà nước, trong đó có sự ngự trị của pháp luật với mọi biểu hiện phi pháp, tùy tiện của những người nắm quyền Theo J.Locke nguyên tắc cho phép làm tất cả những gì mà pháp luật không cấm

"chỉ đúng khi áp dụng đối với công dân, còn đối với những người cầm quyền phải áp dụng nguyên tắc ngược lại "chỉ làm những gì mà pháp luật cho phép".[32, tr 308-309]

Montesquieu (1689 - 1755) Nhà triết học khai sáng Pháp, tác giả của

"Tinh thần pháp luật" (1748), khi đưa ra tư tưởng "Tam quyền phân lập" đã luận giải về sự phân chia quyền lực Nhà nước Theo ông phân quyền là nhằm tránh sự lạm quyền, để các bộ phận quyền lực kiềm chế lẫn nhau Sự phân chia

và kiềm chế giữa các quyền (các quyền đối lập và cân bằng nhau) là điều kiện tiên quyết để bảo đảm tự do chính trị trong Nhà nước (tự do làm những gì mà pháp luật cho phép, tự do thể hiện trong luật pháp) Theo Montesquieu mô hình tối ưu là mỗi Nhà nước đều có ba quyền: Lập pháp - Hành pháp - Tư pháp Quyền lập pháp giao cho nghị viện, quyền hành pháp giao cho chính phủ, quyền

tư pháp giao cho tòa án Ông cho rằng: "Khi quyền lập pháp và quyền hành pháp nhập lại trong tay một người hay một viện nguyên lão, thì sẽ không còn gì là tự

do nữa, vì rằng người ta sợ chính con người ấy hay một viện nguyên lão ấy chỉ đặt ra luật độc tài để thi hành một cách độc tài Cũng không có gì là tự do nếu quyền tư pháp không tách khỏi quyền lập pháp và quyền hành pháp Nếu quyền

tư pháp nhập lại với quyền lập pháp thì người ta không độc đoán đối với quyền

Trang 17

sống, quyền tự do của công dân, quan tòa sẽ là người đặt ra luật [30, tr 101] Quyền tư pháp nhập với quyền hành pháp thì quan tòa có thể hành xử như một kẻ áp bức" Sơ đồ phân quyền này không chấp nhận việc một cơ quan Nhà nước đứng trên hoặc nắm trọn cả ba quyền "không một cơ quan nào vượt lên những cơ quan kia và không một cơ quan có thể tước đoạt quyền cá nhân của công dân" Tam quyền phân lập là nhằm dùng quyền lực kiểm soát và kiểm chế quyền lực Quyền lập pháp giao cho nghị viện có đại biểu của quý tộc phong kiến và tư sản quyền hành pháp giao cho vua, nhưng vua phải chịu trách nhiệm trước nhân dân mà đại biểu là giai cấp tư sản Quyền tư pháp độc lập, được trao cho cơ quan do dân cử và được bầu theo định kỳ Tư tưởng phân quyền này thể hiện tổ chức thoả hiệp giữa giai cấp tư sản đang lên nhưng còn non yếu và tầng lớp quý tộc phong kiến lạc hậu, phản động nhưng vẫn còn thế lực, giai cấp tư sản chưa giành được ưu thế trong tương quan lực lượng với giai cấp phong kiến, quý tộc Đó là lúc giai cấp tư sản cần tập hợp lực lượng từ các giai cấp xã hội khác nhau và phân hoá giai cấp phong kiến quý tộc, tạo tiền đề cho cuộc cách mạng tư sản - bà đỡ cho chế độ tư bản đang thai nghén Tư tưởng tam quyền phân lập của Montesquieu đã trở thành một trong những nội dung cơ bản của học thuyết Nhà nước pháp quyền tư sản [30, tr 100-101]

100-Chỉ trong vòng một thế hệ kể từ khi Montesquieu cho ra đời tác phẩm bất

hủ của mình, tư tưởng lập hiến của phương Tây đã xuất hiện và các cuộc cách mạng dân chủ đã nối tiếp nhau nổ ra Chỉ trong vòng một thời gian ngắn từ năm

1776 dến năm 1791, phần lớn những tư tưởng cơ bản về dân chủ ở phương Tây

đã được định hình

Bản Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ ngày 4-7-1776 quan niệm cơ bản về quyền con người của cá nhân đã xuất hiện Đối lập với quyền lực của chế

độ phong kiến độc đoán, quan liêu hay quân phiệt, người ta tin rằng, các cá nhân

có những quyền nhất định mà không một chính phủ hay cá nhân nào có thể tước đoạt nếu không có lý do chính đáng, được xác lập theo một cơ chế công bằng, hợp lý Quan niệm về quyền cá nhân này về sau được gọi là quyền con người và

Trang 18

sinh ra đều có quyền bình đẳng và trong số những quyền không thể tước đoạt đó

có quyền được sống, quyền tự do và quyền được mưu cầu hạnh phúc [22, tr.13]

Bản Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ cũng đã thừa nhận quan điểm của

J Lock về tính hợp pháp của chính phủ Bản Tuyên ngôn viết: “ Chúng tôi tin rằng con người do tạo hoá sinh ra và có những quyền không thể xâm phạm ( ) Để bảo vệ những quyền này, các chính phủ được thành lập trong số người dân và quyền hạn của chính phủ xuất phát từ sự đồng thuận của những người chịu sự kiểm soát của chính phủ” Về sau, cả bản Tuyên ngôn về quyền con người và quyền công dân của nước Pháp năm 1789 và Tuyên ngôn nhân quyền của nước Mỹ năm 1791 đã trình bày một cách chính xác về quan niệm mà theo

đó các quyền con người của cá nhân phải được bảo vệ khỏi sự độc đoán của Nhà

nước theo những cơ chế thích hợp để ngăn Nhà nước lạm dụng quyền lực

J Rousseau (1712 - 1788) - Nhà triết học khai sáng Pháp đã kế thừa tư tưởng của Montesquieu để xây dựng lý luận về thiết chế dân chủ và Nhà nước pháp quyền Trong Khế ước xã hội (1762 ) ông cho rằng, con người đến với xã hội và Nhà nước không phải để mất đi quyền tự do vốn có của mình, mà để bảo

vệ và phát triển quyền tự do đó Cần tìm ra hình thức liên kết giữa con người với nhau để tạo ra sức mạnh chung và dùng sức mạnh đó để bảo vệ mọi thành viên "Khế ước xã hội" có thể hiểu là pháp luật và bộ máy Nhà nước do dân tạo

ra khi Nhà nước vi phạm "Khế ước xã hội" đã thỏa thuận thì nhân dân có quyền thay thế bằng Nhà nước mới Nhà nước là con người tập thể" thực hiện ý chí và quyền lực chung Công dân có trách nhiệm đối với Nhà nước như thế nào, thì Nhà nước có trách nhiệm đối với công dân như vậy [39, tr 12-13, 17, 73]

I.Kantơ (1724 1804) - Nhà triết học học cổ điển Đức Theo ông Nhà nước

là tập hợp của nhiều người cũng phục tùng các đạo luật pháp quyền " Công dân của nền cộng hòa chân chính" chỉ có thể là "thực thể của tính độc lập công dân" Con người tồn tại và sinh sống được là nhờ không phải sự tùy tiện của người khác, mà nhờ chính các quyền và sức mạnh của bản thân Hoạt động của mỗi người đều hướng tới sự biểu hiện của tự do theo nghĩa tự do cho mình, cho người khác và phù hợp với pháp luật chung Mỗi người hành động tự do để cùng

Trang 19

tồn tại với tự do của những người khác Nhờ ý chí chung mà con người tập hợp thành Nhà nước Ý chí chung đó là nguồn gốc của Nhà nước và pháp luật Nhà nước là sự liên kết của mọi người trong khuôn khổ pháp luật nhằm giám sát và bảo đảm bình đẳng của mọi công dân Tự do của mọi người trong xã hội là điều kiện "Phát triển mọi tư chất của tự nhiên chứa đựng trong nhân loại" Nhà nước pháp quyền là cộng đồng của những người phục tùng pháp luật, cần phải ngăn chặn sự lạm quyền của một hay một số người đối với người khác Mọi hoạt động của công dân và Nhà nước đều phải tuân thủ pháp luật Công dân chỉ thực hiện những đạo luật mà họ tán thành, chứ không phải bất cứ thứ luật lệ nào gán ghép cho họ Sự phân chia thành các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp cần thiết trong một Nhà nước, mỗi nhân dân vừa là chủ thể, vừa là khách thể của quyền lực.[46, tr 12-13]

Heghen (1770 - 1831) cho rằng: Pháp luật là sự thể hiện của tư tưởng tự

do Pháp luật trong Nhà nước pháp quyền là " hiện thực của tự do" và là "tồn tại thực tế của ý chí tự do" Trong xã hội, Nhà nước ở vị trí cao nhất và cao hơn cả con người Pháp quyền vừa là sự sáng tạo vừa là sản phẩm của Nhà nước Sự phân quyền trong Nhà nước là nhằm đảm bảo tự do công cộng, chống lạm quyền, chuyên chế, vũ lực và phi pháp Nhà nước là nền tảng của pháp quyền, là pháp nhân cao nhất có quyền uy và sức mạnh chỉ huy toàn bộ xã hội Nhà nước

là biểu hiện cao nhất của pháp luật cụ thể, biểu hiện cao nhất của tự do Quan điểm của Heghen về Nhà nước pháp quyền còn tập trung chống lại sự tùy tiện, tình trạng vô pháp luật từ phía cá nhân v.v [44, tr 17]

Lý thuyết của Phichtơ (G G Fichte, 1762- 1814) - người kế tục sự nghiệp của I Cantơ quan niệm, Nhà nước pháp quyền là phương tiện để nhân loại thực hiện sứ mệnh lịch sử tối cao của mình là tiến tới tự do tuyệt đối, cái tôi tuyệt đối Nhà nước và pháp quyền có nhiệm vụ quản lý và điều hoà sự phát triển của xã hội Chúng xuất hiện trên cơ sở khế ước xã hội giữa mọi người vì lợi ích chung

là hướng tới tự do Nhà nước pháp quyền là công cụ để xây dựng một xã hội lý tưởng bảo đảm các nhu cầu cơ bản của công dân

Trang 20

đại nói chung đã đặt cho mình nhiệm vụ giải thích tính hợp lý và tiến bộ của Nhà nước và pháp quyền tư sản Triết học đó đã "coi Nhà nước là một kết cấu vĩ đại, trong đó tự do pháp lý, đạo đức và chính trị phải được thực hiện, hơn nữa, khi tuân theo luật lệ của Nhà nước, mỗi công dân chỉ tuân theo luật lệ tự nhiên của lý trí của mình" Học thuyết về Nhà nước pháp quyền tư sản hình thành thể hiện nguyện vọng tiến bộ của giai cấp tư sản trong cuộc đấu tranh chống chế độ phong kiến lạc hậu, vì một trật tự xã hội mới - xã hội tư bản Đây là một trong những nội dung quan trọng của các cuộc cách mạng được tiến hành trong Triết học - cuộc cách mạng tư tưởng đi trước và chuẩn bị cho các cuộc cách mạng chính trị- cách mạng tư sản trong hiện thực

Sự phát triển của lý thuyết về Nhà nước pháp quyền tư sản thế kỷ XIX- XX:

Đầu thế kỷ XIX, học thuyết về Nhà nước pháp quyền tư sản lại được nhiều nhà triết học Đức quan tâm nghiên cứu và bổ sung Trong đó, R F Môn (Robert Font Mohn) và K T Vancơ (Karl Teodor Valker) là người đầu tiên sử dụng thuật ngữ Nhà nước pháp quyền (tiếng Đức là Rechtsstaat)- thuật ngữ đã từng được lập luận trong triết học của I Cantơ và Hêghen Môn và Vancơ coi tính tối cao của pháp luật là nguyên tắc hàng đầu của một Nhà nước pháp quyền Tính tối cao của pháp luật là thể hiện chủ quyền của nhân dân dưới hình thức quyền lực của nghị viện Tiêu chuẩn tiếp theo là sự bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật Còn pháp luật chỉ thuần tuý là công cụ bảo vệ quyền tự do của con người khỏi sự can thiệp từ bên ngoài Theo Môn, trong ba cơ quan Nhà nước thì cơ quan lập pháp ở vị trí cao nhất và không chịu sự kiểm soát từ phía

cơ quan tư pháp Chỉ có cơ quan hành pháp mới chịu sự giám sát của cơ quan tư pháp Nhà nước pháp quyền trong tư tưởng của Môn là nhằm mục đích phát huy

tự do và năng lực của mỗi thành viên trong xã hội Ph Stan (L F Stein, 1815- 1890), nhà hoạt động Nhà nước người Đức, về cơ bản ủng hộ các nội dung và nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền như: sự ràng buộc của pháp luật đối với Nhà nước, giới hạn phạm vi hoạt động của Nhà nước và mở rộng không gian tự

do cho hoạt động của công dân do pháp luật bảo vệ Stan quan niệm Nhà nước vừa là "hình thức", vừa là "vật chất" Với tư cách là "Nhà nước pháp quyền vật

Trang 21

chất" nó thực hiện những tiêu chuẩn nội dung của sự ngự trị của đạo đức Với tư cách là "Nhà nước pháp quyền hình thức" nó ngăn ngừa việc dùng bạo lực để thực hiện những tiêu chuẩn đó Tuy nhiên, Stan lại phủ định các hình thức phân quyền, phân định rạch ròi giữa Nhà nước và xã hội cũng như chức năng kiểm tra của pháp luật tự nhiên đối với pháp luật thực định Quan điểm bảo thủ của Stan phản ánh yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền trong giai đoạn phát triển mới của chủ nghĩa tư bản và luận giải cho chính sách can thiệp ngày càng tăng của Nhà nước tư sản vào các lĩnh vực của đời sống xã hội

Cuối thế kỷ XIX- đầu thế kỷ XX, vấn đề Nhà nước pháp quyền thu hút sự chú ý của nhiều nhà lý luận và nhà chính trị ở các nước phương Tây Đáng kể nhất là các tác giả người Đức như Hécbơ (G K Herber), Laban (P Laband), H Ellinec và Iering v v Hécbơ cho rằng Nhà nước là hình thức pháp quyền đối với toàn bộ đời sống của nhân dân và là pháp nhân tối cao Laban lại nhìn thấy ở Nhà nước "một tổ chức pháp lý của nhân dân"và "sự nhân cách hoá có tính chất pháp lý nhận thức của nhân dân " H Elinê (H Ellinec, 1851- 1911), người dẫn đầu lý luận về Nhà nước tự do cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, cũng có những bổ sung nhất định cho học thuyết về Nhà nước pháp quyền tư sản Một số tác giả khác như A Đaisi (A Daici) người Anh, A Asmen (A Esmen) người Pháp, cũng có một số quan điểm mới có liên quan đến Nhà nước pháp quyền A Asmen khẳng định Nhà nước là sự nhân cách hoá về mặt pháp lý của một dân tộc Các nhà tư tưởng trên theo quan điểm thực chứng pháp lý Về lý thuyết họ cho rằng cần phải tạo ra cấu trúc Nhà nước tự kiềm chế và bị ràng buộc bởi pháp luật Nhưng do không phân biệt các đạo luật với các văn bản dưới luật, nên họ

đã đi đến chỗ thừa nhận một Nhà nước tuỳ tiện ban phát hay thu hồi những quyền tự do và dân chủ cho con người

Từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ II (1945) cho đến những thập kỷ gần đây, vấn đề Nhà nước pháp quyền lại được nghiên cứu ở nhiều nước phương Tây Các công trình nghiên cứu về Nhà nước đã được tiến hành ở Anh từ những năm

1970 Ở Pháp từ những năm 1980 đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về

Trang 22

Croizer, Blandine, Kriegel, v v Năm 1984 Pháp có Uỷ ban hiện đại hoá Nhà nước do Tổng thống F Mitterand đề nghị Claude Nicolet viết: "Nhà nước hiện đại đối với chúng ta, những người ít nhiều chịu ảnh hưởng bởi thế kỷ ánh sáng và bởi Hêghen, là một cấu trúc nghiêm ngặt của công pháp (droit public) với tư cách

là sự thể hiện quyền lợi chung" Nguyên nhân chủ yếu của tình hình trên là từ những bài học cay đắng của lịch sử, khi các Nhà nước phát xít và quân phiệt ở Đức, Italia và Nhật Bản từ bỏ những nguyên tắc sơ đẳng của Nhà nước pháp quyền, coi "Nhà nước là tất cả" và "không thể chống lại" đã đưa nhân loại vào cuộc chiến tranh tàn khốc nhất trong lịch sử Mặt khác, cấu trúc các Nhà nước tư sản đương đại đang ngày càng xa rời các chuẩn mực của Nhà nước pháp quyền và khó có thể giúp chủ nghĩa tư bản khắc phục thất bại của kinh tế tự do cạnh tranh

và các cuộc khủng hoảng về kinh tế - xã hội Nhà nước tư sản ngày càng trở nên lạc hậu, "giới hạn pháp quyền tư sản" ngày càng trở nên chật hẹp trước yêu cầu phát triển của chính chủ nghĩa tư bản ở giai đoạn "hậu tư bản" Việc nghiên cứu

về Nhà nước pháp quyền ở các nước tư bản hiện nay là nhằm cải cách và hiện đại hoá Nhà nước hiện có theo "tinh thần kinh doanh” Giai cấp tư sản muốn có một Nhà nước mà ở đó người dân nhiều lắm cũng chỉ được "chèo", chứ không được

"lái" Điều đó chứng tỏ sự tái ngộ của triết học phương Tây đối với vấn đề Nhà nước pháp quyền đáp ứng sự thay đổi nhanh chóng của thời đại ở cuối thế kỷ XX

và trở thành vấn đề cơ bản của sự phát triển triết học - chính trị hiện đại

Như vậy, với việc kế thừa những giá trị tư tưởng và kinh nghiệm thực tiễn

có liên quan đến Nhà nớc pháp quyền đã có trong lịch sử, các nhà tư tưởng tư sản đã xây dựng nên học thuyết về Nhà nước pháp quyền dựa trên thế giới quan pháp lý mới Mặc dù với những góc nhìn và quan niệm hết sức đa dạng nhưng những nội dung cơ bản và chung nhất của các học thuyết này là: Sự hiện diện của chủ nghĩa lập hiến và coi đó là bằng chứng hữu hình về sự đồng thuận của mọi người dân; Nhà nước phải tự đặt dưới pháp luật và không hành động độc đoán; Nhà nước phải tôn trọng và bảo vệ các quyền tự do của con người và quyền công dân; quyền lực Nhà nước được phân chia thành ba quyền: quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp và giao cho ba cơ quan Nhà nước tương ứng theo

Trang 23

nguyên tắc quyền lực giám sát và kiềm chế quyền lực Mục đích của các học thuyết về Nhà nước pháp quyền tư sản ở thời đầu của chúng là tấn công vào Nhà nước phong kiến chuyên chế và độc tài, hợp pháp hoá sự thống trị của giai cấp

tư sản bằng việc thiết lập Nhà nước tư sản theo nguyên tắc giới hạn phạm vi quyền lực của Nhà nước và mở rộng không gian tự do của công dân Vai trò và

ý nghĩa lớn lao của các học thuyết tư sản về Nhà nước pháp quyền đã làm phong phú và sâu sắc thêm những giá trị có tính phổ biến trong tư duy triết học- chính trị của nhân loại về một hình thức Nhà nước đáp ứng yêu cầu vận động không ngừng của xã hội Bước chuyển biến lớn lao trong tư duy nhân loại về Nhà nước pháp quyền ở các thế kỷ XVII - XVIII là sự chuẩn bị cho một cuộc cách mạng trong hiện thực - cách mạng tư sản Trong thực tế, học thuyết về Nhà nước pháp quyền đã trở thành ngọn cờ tư tưởng của giai cấp tư sản trong việc tập hợp quần chúng nhân dân đấu tranh lật đổ chế độ phong kiến bảo thủ trì trệ

1.1.2 Nhân tố Nhà nước pháp quyền trong lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam

1.1.2.1 Nhân tố nhà nước pháp quyền trong các triều đại phong kiến

Các tổ chức Nhà nước và các định chế pháp luật của các triều đại trước đây đều xuất phát từ ý niệm cơ bản, Vua là người của Trời, nhận mệnh lệnh của Trời để trị nước an dân - Vua tự coi mình là Thiên tử, tức là con trười Người nào lên ngôi Vua, được coi là thừa lệnh trời, đều xưng hiệu Hoàng đế

Từ Đinh Bộ Lĩnh (968) xưng hiệu là Tiên hoàng đế đến Lê Đại Hành (980) xưng hiệu là Lê Đại Hành Hoàng đế, Lý Công Uẩn (1010) xưng Thuận Thiên Hoàng đế, Trần Cảnh - Vua đầu tiên của các triều đại vua Trần, xưng danh Kiên Trung Hoàng đế, đến Lê Lợi, Nguyễn Huệ, Nguyễn ánh đều xưng hiệu Hoàng đế.[45, tr 33]

Đặc điểm của các quyền hành Hoàng đế, xét trên sự phân tích của các nhân tố Nhà nước Pháp quyền cho thấy nhà Vua có quyền hành hết sức rộng và tuyệt đối nhưng vẫn có một cơ chế hạn chế vương quyền

Nhà vua nắm trong tay cả quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp: Chỉ có

Trang 24

đầu nền hành chính, có quyền bổ nhiệm, điều động, thăng thưởng, bãi chức các quan trong triều và quan chức địa phương; Vua là vị thẩm phán cao nhất, quyết định tối hậu về các vụ án hình sự cũng như dân sự

Ngoài những quyền lực đó, nhà Vua còn có những ưu quyền tuyệt đối, xem dân như con cái, Vua có quyền sinh sát đối với hết thảy mọi người, gặp Vua phải phục xuống bên vệ đường, ý của Vua là thánh ý, lệnh của Vua là thánh chỉ, dấu ấn của Vua gọi là ngọc tỷ, nơi Vua ở là Cung cấm, y phục của vua mầu vàng không ai được dùng màu đó

Sự hạn chế vương quyền được đánh giá là những nhân tố Nhà nước pháp quyền của các Triều đại phong kiến ở nước ta chỉ là một cách đánh giá tương đối so với trình độ phát triển bộ máy Nhà nước của của giai đoạn lịch sử đó, gồm các nhân tố như:

Thứ nhất, mặc dù có một ưu quyền tuyệt đối, vua vẫn phải cai trị bằng

một nền tư tưởng "Nho giáo" vẫn bị những khuôn phép triết lý đó điều khiển hành vi cai trị của mình: "Phải thích cái dân thích, phải ghét cái dân ghét, thế

mới được gọi là cha mẹ của dân"; "Trời thương dân, dân muốn gì trời cũng theo" Nhà Vua không được làm điều gì trái với ý dân, ý dân là ý trời, trái mệnh trời thì không còn xứng đáng làm Hoàng đế Nếu không làm đúng như vậy, nhà Vua sẽ mang tiếng là bạo chúa, hôn quân

Ảnh hưởng của Nho giáo dẫn đến chính sách thân dân của các Hoàng đế Việt Nam đã hạn chế khá nhiều mức chuyên chế độc tài của vương quyền Do

đó, ở nước ta những vị vua thấm nhuần tinh thần nhân ái, lấy dân làm gốc như

Lý Thánh Tông (1054-1071) nhiều hơn các Vua tàn ác và bạo ngược như Lê Long Đĩnh (1005-1009) Chế độ đinh nghị trong nhiều triều đại cho thấy nhà Vua phải họp với các quan văn võ trong triều để bàn xét việc nước, người dự họp có thể có ý kiến khác với Vua đều được thẳng thắn nói ý kiến của mình Vua Trần Nhân Tông đã mời các bô lão đến Điện Biên Hồng để hỏi ý kiến

Thứ hai, cách tổ chức chính quyền ở cấp Trung ương đã dần dần phát

triển, hình thành những tổ chức và định chế can ngăn Vua, giúp Vua có thể sáng suốt hơn khi ra quyết định, có nhiệm vụ giám sát các quan chức, các cơ

Trang 25

quan cấp cao của triều đình và một cơ chế kiểm soát của triều đình đối với các hoạt động hành chính ở các cấp chính quyền địa phương

Trong thời Lý khi Lý Công Uẩn lên ngôi (1010) đã lập ra chức Tả hữu Giám Nghị Đại phu, có nhiệm vụ can giám nhà Vua và xem xét các quan đại thần có lỗi

Thời đại các Vua nhà Trần còn thiết lập Ngự sử nước khi có lỗi hoặc bị người dân khiếu nại

Dưới Triều Lê, thành lập đầy đủ Lục Bộ: Bộ Đinh, bộ Hộ, bộ Hình, bộ Lại, bộ Công, bộ Lễ còn đặt thêm Lục khoa để giám sát công việc của Lục Bộ

Các Vua nhà Nguyễn lập ra Hội đồng Đình thần như là một cơ quan hành pháp tối cao, lập Đô sát viên để xem xét, buộc tội các quan đại thần, các hoàng thân, các quan lại địa phương

Cách tổ chức các cơ quan kể trên, mặc dù còn thô sơ, tài liệu lịch sử để lại không nhiều nhưng trong bộ máy Nhà nước phong kiến Việt Nam đã hình thành một cơ chế kiểm soát quyền lực, hạn chế quyền lực, cơ quan này có quyền giám sát, hạn chế cơ quan kia, chức quan này có quyền giám sát, hạn chế chức quan khác

Thứ ba, các biện pháp kiểm soát hoạt động hành chính địa phương khá

phong phú, đặc biệt là các biện pháp kiểm soát của triều đình đối với các làng, xã nhằm thực hiện phép nước

Chế độ làng xã tự trị ở Việt Nam là một chế độ truyền thống, mỗi làng có phong tục tập quán riêng, có cách thức điều hành công việc trong làng, xã riêng triều đình rất khó can thiệp Phép vua thua lệ làng là câu nói cửa miệng của nhân dân

Phải tôn trọng chế độ tự trị đó, nhưng cũng phải thống nhất thi hành phép nước, nhà Vua đã đặt ra nhiều định chế nhằm kiểm tra các hành vi hành chính của các quan chức làng xã

Cơ quan chấp hành xã do toàn dân trong xã bầu ra gồm lý trưởng, phó lý, trương tuần phải được quan đầu tỉnh duyệt y mới hợp lệ Duyệt y dưới hình thức

bổ nhiệm là một kiểm soát của triều đình

Trang 26

Hội đồng kỳ mục xã, cơ quan ra quyết định không do nhân dân bầu mà chiếu theo phẩm hàm Nhà Vua ban cho, có phẩm hàm là đương nhiên trở thành hội viên hội đồng kỳ mục Muốn kiểm soát hội đồng kỳ mục, từng thành viên của hội đồng nhà vua chỉ cần thu hồi bằng sản phẩm hàm là viên kỳ mục đó bị gạt khỏi hội đồng, trở thành bạch đinh (dân thường)

Các biện pháp kiểm soát khác từ biện pháp ôn hoà như quân cấp công điền, chế độ thuế khoá đến các biện pháp trừng phạt cá nhân, trừng phạt cả làng đều được áp dụng

Thứ tƣ, chế độ tuyển dụng quan lại đều lựa chọn trong những người

trúng tuyển các kỳ thi do Vua đặt ra thành một cơ chế phát hiện nhân tài công bằng và dân chủ, mọi người sang hèn, giàu nghèo ai cũng có quyền ứng thi, nếu đỗ đạt đều được nhà Vua trọng dụng

Chế độ tuyển dụng như vậy đã hình thành một đội ngũ tài năng, hiểu biết, không chịu khuất mình làm điều xằng bậy, là cơ sở để hình thành một bộ máy Nhà nước biết đặt mình dưới kỷ cương, phép nước

Tuyển dụng thông qua phương pháp thi cử là cách phổ biến nhất của thời đại nhà Trần, Lê, Nguyễn nhưng không phải đó là phương pháp duy nhất mà còn nhiều phương pháp khác như phương pháp chọn người có đức, chọn những người thuộc con nhà gia thế, những người có tiền đóng góp cho Nhà nước

Một điển hình trong chế độ tuyển dụng quan chức hành chính cấp xã là anh em thân thuộc, con chú con bác không được tuyển dụng vào làm chức vụ trong một xã (Lê Thánh Tông) tất cả các xã trưởng đều phải là nhà Nho hoặc là sinh đồ (Tú tài) Lê Anh Tông

Thứ năm, trong tất cả các thời đại Vua chúa Việt Nam trước thời Pháp

thuộc, chỉ có đời Vua Lê Thánh Tông (1460 - 14797) bắt đầu đặt ra ở cấp Đạo (cả nước có 12 đạo) có 3 toà: Toà Đô coi việc binh, Toà Thừa coi việc hành chính, Toà Hiến coi việc xử án

Đến thời Lê Thần Tông (1649) đã có thêm Toà giám sát phúc lại tất cả các án của Toà Hiến, trên Toà giám sát có Ngự sự Đài đồng ở Kinh Đô và trên Ngự sự Đài đã xem nhưng vẫn còn bị khiếu nại

Trang 27

Cách thức tổ chức tư pháp riêng biệt độc lập là một nhân tố của Nhà nước

Tổ chức chính quyền Việt Nam có những đặc điểm của một bộ máy hiện đại, dân chủ có hiệu lực từ Trung ương đến cơ sở mặc dù trong một giai đoạn đất nước bị chia cắt bởi chiến tranh

Bản Hiến pháp 1946 và 613 Sắc lệnh từ 1945 đến 1959, trong đó có 243 Sắc lệnh quy định về tổ chức Nhà nước và pháp luật đã hình thành một thể chế

bộ máy Nhà nước có nhiều nhân tố của một Nhà nước pháp quyền

Tiêu chuẩn về một chính quyền mạnh, một chính quyền sáng suốt, một chính quyền của nhân dân, do dân thành lập và hoạt động vì nhân dân là một tư tưởng nhất quán và liên tục, một quan niệm cốt lõi của Nhà nước pháp quyền Việt Nam Điều đó được thể hiện ở những điểm sau:

Thứ nhất, tổng tuyển cử tự do, hình thành một Nhà nước hợp pháp,

một Nhà nước của nhân dân Việt Nam, một Quốc hội đại đoàn kết, một Chính phủ liên hiệp

Sau khi đọc Tuyên ngôn độc lập (2-9-1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã họp Chính phủ (3-9-1945) nêu rõ những nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà, gồm 6 điểm, trong đó có việc "đề nghị Chính phủ tổ chức càng sớm càng hay cuộc Tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu

để có một Chính phủ của nhân dân, do nhân dân thành lập"

Chính sách bầu cử, ứng cử, vấn đề cốt tử của tính hợp hiến về hình thành bộ máy Nhà nước, tự do hay hạn chế bình đẳng hay phân biệt, giả hay

Trang 28

máy chính quyền thực sự là của dân hay không do dân thành lập, trong bài viết

về ý nghĩa của tổng tuyển cử của Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: " Tổng tuyển cử là một dịp cho toàn thể quốc dân tự do lựa chọn những người có tài, có đức để gánh công việc nước nhà Trong cuộc tổng tuyển cử, hễ là những người muốn lo việc nước thì đều có quyền ra ứng cử, hễ là công dân thì đều có quyền

đi bầu cử do Tổng tuyển cử mà toàn dân bầu ra Quốc hội, Quốc hội sẽ cử Chính phủ Chính phủ đó thật là Chính phủ của toàn dân" [28, tr 8, 133]

Ai muốn lo việc nước đều có quyền ra ứng cử, là một suy nghĩ tuyệt vời

về một Nhà nước của dân

Trong ngày Tổng tuyển cử 6-1-1946, toàn dân đã đi bầu cử, mọi người tự

do ứng cử và lựa chọn

Với một đất nước còn ngổn ngang những khó khăn và rối ren, quân đội pháp tấn công các tỉnh phía Nam, quân đội Tưởng Giới Thạch kéo vào các tỉnh miền Bắc, bọn phản động trong nước bám vào quân đội Tưởng Giới Thạch hoạt động ráo riết và chiếm được một số địa phương, giặc đói, giặc dốt hoành hành, Chủ tịch Hồ Chí Minh với các đồng chí của mình vẫn cho tiến hành một giải pháp lý tưởng rằng chỉ có trong hoà bình mới có thể thực hiện được

Với một Quốc hội được thành lập qua Tổng tuyển cử, một Nhà nước hợp pháp ra đời, tư cách của nó, vị trí của nó trên thế giới, trong nước hoạt động có danh nghĩa, có hiệu lực và hiệu quả hơn một Chính phủ lâm thời

Điều đáng ngạc nhiên đối với chúng ta, hôm nay nhìn lại sự thành lập Quốc hội trên cơ sở của tổng tuyển cử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại ý tưởng

về một Quốc hội nhân dân" Người không trúng cử cũng không nên ngã lòng,

ở trong hay ở ngoài Quốc hội, mình cứ ra sức giúp ích cho nước nhà Lần này không được cử, ta cứ làm cho quốc dân nhận rõ tài đức của ta, lần sau quốc dân nhất định cử ta

Việc bổ sung 72 ghế đại biểu Quốc hội cho Việt Nam quốc dân Đảng nhằm tập hợp các lực lượng chống đối, lôi cuốn họ tham gia xây dựng đất nước, đưa họ vào Quốc hội đầu tiên của nước ta thật là sáng kiến vĩ đại về một Nhà nước của dân tộc Việt Nam, về một tấm lòng mở rộng đại đoàn kết mặc dù

Trang 29

những năm tháng đó, chúng ta đều biết về sự chống đối quyết liệt của Việt Nam quốc dân đảng với chính quyền non trẻ của chúng ta trên một số tỉnh ở miền Bắc

Quốc hội đã bầu ra một Chính phủ hợp hiến thay thế cho Chính phủ lâm thời, một Chính phủ đại diện cho tư tưởng đoàn kết rộng rãi phù hợp với truyền thống dân tộc, tâm lý và dân trí, hoàn cảnh kinh tế và xã hội, có sức truyền cảm

và thôi thúc nhân dân Việt Nam

Được sự uỷ nhiệm của quốc hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trình bày trước Quốc hội về sự thành lập Chính phủ

"Theo ý Quốc hội: Chính phủ mới phải tỏ rõ tinh thần đại đoàn kết, không phân biệt đảng phái, sau khi Quốc hội uỷ nhiệm cho tổ chức Chính phủ, tôi đã thăm dò ý kiến của nhiều bậc lão thành, đại biểu các đoàn thể cùng nhân

sĩ các giới Tôi có thể tuyên bố trước Quốc hội rằng, Chính phủ này tỏ rõ tinh thần quốc dân liên hiệp, là một Chính phủ này là Chính phủ toàn quốc, có đủ nhân tài Trung, Nam, Bắc tham gia"[28, tr 146, 430]

Sự thành lập bộ máy Nhà nước do dân cử bằng phổ thông đầu phiếu là sự kiện đầu tiên xuất hiện trong lịch sử Nhà nước của dân tộc ta

Thứ hai, Quốc hội (từ năm 1946 đến 1959), gọi là Nghị viện nhân dân

được xác định là một cơ quan cao nhất của đất nước (Hiến pháp 1946)

Tuy ở vị trí cao nhất, Quốc hội vẫn không phải là một cơ quan tập trung tất cả quyền lực Quốc hội là cơ quan giải quyết mọi vấn đề chung cho toàn quốc, đặt ra các pháp luật, biểu quyết ngân sách chuẩn y các hiệp ước mà Chính phủ ký với nước ngoài, bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch nước, biểu quyết danh sách Thủ tướng và các Bộ trưởng

Trong hoạt động của Quốc hội, nguyên tắc Hiến pháp về những việc quan

hệ vận mệnh quốc gia sẽ đưa ra toàn dân phúc quyết nếu 2/3 tổng số Nghị viện đồng ý (Điều 32 Hiến pháp 1946) Chế độ trưng cầu ý dân tuy được thực hiện khá

rõ ở các nước nhưng áp dụng vào nước ta, trong giai đoạn đó là một tiến vượt bậc của tư tưởng đặt nền tảng nhân dân trong tổ chức hoạt động của Nhà nước

Trang 30

Hiến pháp quy định mối quan hệ giữa Quốc hội với Chính phủ như một

cơ chế phối hợp và kiểm soát thông qua các thể chế về quyền chất vấn của Quốc hội đối với Chính phủ, quyền tín nhiệm hay không tín nhiệm của Chủ tịch Chính phủ trước pháp luật cũng như trách nhiệm của Thủ tướng về con đường chính trị của đất nước

Thứ ba, Chính phủ (theo Hiến pháp 1946) là cơ quan hành chính cơ

quan cao nhất của Quốc gia

Chính phủ gồm Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch và Nội các, Nội các có Thủ tướng, Bộ trưởng, Thứ trưởng và có thể có Phó Thủ tướng Chủ tịch nước có vai trò lớn trong hoạt động lập pháp Chủ tịch có quyền yêu cầu Nghị viện thảo luận lại các đạo luật đã được Nghị viện biểu quyết; Chủ tịch nước ban bổ các đạo luật

và ký các Sắc lệnh của Chính phủ; Chủ tịch nước chỉ đạo trực tiếp mọi hoạt động của Chính phủ, thay mặt cho Quốc gia trong hoạt động đối ngoại, ký các hiệp ước, phái đại biểu Việt Nam ra nước ngoài, cùng Ban thường vụ của Nghị viện quyết định tuyên chiến hay đình chiến; Chủ tịch nước quy định cách thức tổ chức các toà án, bổ nhiệm các thẩm phán; Chủ tịch nước điều hành toàn bộ hệ thống hành chính thông qua Chính phủ, chủ yếu là thông qua Nội các của Chính phủ

Sau khi chiến thắng thực dân Pháp, miền Bắc được giải phóng, bằng Hiến pháp 1959, thiết chế Chủ tịch nước có một số thay đổi Chủ tịch nước không đứng đầu Chính phủ, nhưng khi nào cần thiết vẫn có thẩm quyền chủ toạ các phiên họp của Chính phủ, việc điều hành trực tiếp là do Thủ tướng Về mặt chính trị, Chủ tịch nước có quyền triệu tập và chủ toạ hội nghị chính trị đặc biệt

Đó là hội nghị trên tầm vĩ mô phối hợp các hoạt động của Chủ tịch, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Thủ tướng, người đứng đầu các tổ chức công đoàn, mặt trận, đoàn thanh niên, hội phụ nữ, các tôn giáo, các nhân sĩ có tên tuổi

Một sự tập hợp rộng rãi hơn, triệt để các lực lượng của toàn thể nhân dân, được Hiến pháp quy định thành một hình thức tổ chức, có vị trí pháp lý rất cao, giống như một "Hội nghị Diên Hồng" của lịch sử

Trang 31

Thứ tƣ, Thủ tướng Chính phủ, người đứng đầu cơ quan hành chính

cao nhất của đất nước, người nắm tập trung quyền hành pháp trong bộ máy nhà nước

Không kể đến yếu tố nhân sự, trong một giai đoạn, Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa là Chủ tịch Chính phủ, vừa là Thủ tướng, chỉ nói riêng chức danh Thủ tướng thì trong giai đoạn đầu Thủ tướng nằm trong Chính phủ, là người đứng đầu Nội các (1946 - 1959), trong giai đoạn sau Thủ tướng đứng đầu Chính phủ không có Nội các nằm trong Chính phủ (1960 - 1980)

Thiết chế đó cho thấy lịch sử nền hành chính Việt Nam có một vấn đề đáng nghiên cứu là Chính phủ luôn luôn là cơ quan hành chính cao nhất của Nhà nước, Chính phủ hoạt động trên cơ sở Hiến pháp và pháp luật, là trung tâm điều chỉnh mọi hoạt động quản lý của các cơ quan nhà nước

Thứ năm, Về tổ chức chính quyền địa phương, hình ảnh rõ nét nhất

trong các định chế lịch sử là Hội đồng nhân dân được xem như một cơ quan

"tự quản" của nhân dân, một cơ quan quyết định về những vấn đề có tính địa phương, do nhân dân địa phương bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương

Nguyên tắc về quyền hạn của Hội đồng nhân dân quyết định tất cả những vấn đề có tính địa phương được ghi nhận trong Hiến pháp và nhiều Sắc lệnh

Quyền hạn của Nhà nước trung ương là hiện thực sự thống nhất và tập trung, đưa ra một danh mục công việc bắt buộc Hội đồng nhân dân xin phép trung ương nếu chính quyền địa phương muốn thực hiện Ngoài danh mục đó chính quyền địa phương tự quyết định mọi công việc

Để bảo đảm cho Hội đồng nhân dân thực hiện đầy đủ thẩm quyền, các nghị quyết của Hội đồng nhân dân phải gửi lên cơ quan hành chính cấp trên, trong một thời gian nhất định nếu không có sự bác bỏ hoặc yêu cầu bổ sung thì Hội đồng nhân dân sẽ đương nhiên thực hiện nghị quyết đó

Hội đồng nhân dân có thẩm quyền rộng và Hội đồng nhân dân đặt dưới sự quản lý của Chính phủ là những định chế lịch sử vẫn có ý nghĩa thời sự Có rất

Trang 32

nhiều nguyên nhân về kinh tế, lịch sử, chính trị, hành chính của thiết kế Hội đồng nhân dân chỉ có ở cấp tỉnh và cấp xã, không có Hội đồng nhân dân cấp huyện

Về uỷ ban hành chính các cấp cũng có nhiều nét đặc biệt Uỷ ban hành chính do Hội đồng nhân dân bầu ra, đồng thời là cơ quan đại diện cho Chính phủ tại mỗi cấp Từ Uỷ ban hành chính cấp Kỳ, đến cấp tỉnh, huyện và xã chức năng, quyền hạn rất cụ thể, không lẫn với Hội đồng nhân dân, chủ yếu là một cơ quan thi hành mệnh lệnh của Chính phủ và cơ quanh hành chính cấp trên, kiểm soát các cơ quan chuyên môn cùng cấp và cơ quan hành chính cấp dưới, theo dõi hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp dưới, chấp nhận hoặc không chấp nhận các nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp dưới

Đồng thời với việc thi hành mệnh lệnh của cơ quan hành chính cấp trên,

Uỷ ban hành chính còn là cơ quan thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp, là một bộ phận của chính quyền nhân dân địa phương, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương

Vị trí, chức năng, quyền hạn đó thể hiện một nền hành chính tập trung trên nguyên tắc phân quyền

Quyền hạn của công dân trong việc kiểm tra Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính được một cơ chế pháp lý bảo đảm Đó là việc cử tri có quyền phúc quyết (không tín nhiệm) Hội đồng nhân dân, các Hội đồng nhân dân có quyền phúc quyết Uỷ ban hành chính cùng cấp (xã, tỉnh)

Có thể nói một cơ chế kiểm soát của nhân dân đối với việc thực hiện quyền lực ở các cấp chính quyền địa phương đã hình thành rõ nét trong những năm đẩu của chính quyền dân chủ nhân dân

Thứ sáu, cách tổ chức tòa án có những nét đặc biệt

Toà án thực hiện quyền xét xử theo nguyên tắc độc lập, mỗi thẩm phán chỉ tôn trọng pháp luật và công lý, các cơ quan khác không được can thiệp Khi xét xử thẩm phán chỉ tuân theo pháp luật và lương tâm của mình, không một quyền lực nào được can thiệp trực tiếp hay gián tiếp vào việc xử án

Để giữ được tính độc lập đó, các thẩm phán đều do Chính phủ trung ương

bổ nhiệm và làm việc suốt đời không theo nhiệm kỳ Chế độ phụ thẩm nhân dân

Trang 33

tham gia xét xử và chế độ luật sư có quyền biện hộ trước tất cả các Toà án, trừ Toà án sơ cấp (việc nhỏ không cần đến luật sư) là những định chế bảo đảm tính dân chủ trong hoạt động xét xử

Cách tổ chức toà án với những nguyên tắc: Độc lập khi xét xử; thành phần được chính phủ bổ nhiệm; sự tham gia và chế độ ngang quyền với thẩm phán của phụ thẩm nhân dân; luật sư biện hộ; hai cấp xét xử Là những nhân tố hết sức quan trọng của một Nhà nước pháp quyền

Trong các tổ chức toà án, nét rất đặc sắc là chú trọng tới thẩm quyền của Toà

án sơ cấp (cơ sở) nhằm giải quyết triệt để mọi sự tranh chấp trong nhân dân một cách nhanh chóng, đơn giản thủ tục mà hình ảnh của nó như là một tổ chức làm nhiệm vụ hoà giải các mâu thuẫn trong nhân dân với sự tham gia của Nhà nước, Toà án sơ cấp được tổ chức ở tất cả các huyện, quận hoặc khu vực (vài huyện)

Các Toà án được tổ chức hệ thống theo thẩm quyền: Sơ cấp - đề nghị cấp- thượng thẩm - toà án tối cao thể hiện một trình độ tổ chức khá hiện đại của hệ thống tư Pháp

Cách tổ chức Nhà nước Việt Nam được phát triển qua các Hiến pháp

1946, 1959, 1980, 1992 đến nay tuy mỗi giai đoạn có khác nhau về cơ chế về chính sách nhưng là một hệ thống bộ máy nối tiếp liên tục theo một định hướng một đội ngũ cán bộ, một hệ tư tưởng

Trong suốt cả giai đoạn 48 năm, có một giai đoạn bộ máy Nhà nước tổ chức theo cơ chế của một nền kinh tế hiện vật, tập trung, bao cấp, nên có nhiều khuyết tật

Mặc dù vậy, những nhân tố Nhà nước pháp quyền trong suốt thời kỳ lịch

sử Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa đến Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam vẫn thể hiện trên mấy quan điểm chủ yếu sau:

Một là, tư tưởng ưu trội là thiết kế một Nhà nước đại đoàn kết, một

Nhà nước của dân tộc Việt Nam, một Nhà nước tổ chức theo nguyên tắc tất

cả quyền bính trong nước là việc chung, mỗi một người dân bất kỳ già trẻ, gái trai, giàu nghèo, tôn giáo đều phải gánh một phần Đó là một Quốc hội liên

Trang 34

Các tổ chức hoạt động của Nhà nước trong thời kỳ dài của lịch sử thể hiện nổi bật là một Nhà nước dân giàu, thân thích với nhân dân, toàn thể dân tộc Việt Nam là một cộng đồng gia đình lớn, nhân dân đùm bọc, cán bộ là đầy tớ, tận tâm phục vụ nhân dân

Một Nhà nước kiểu mới, gắn bó mật thiết giữa nhân dân với chính quyền, một Nhà nước của dân, do dân, vì dân thể hiện trên tất cả các lĩnh vực kinh tế (chống giặc đói), văn hóa (chống giặc dốt), quân sự (chống ngoại xâm), chính trị (bầu cử tự do )

Thực hiện Độc lập - Tự do - Hạnh phúc cho đất nước, cho nhân dân là nhiệm vụ chính trị của Nhà nước Quyết tâm bảo đảm chủ quyền độc lập cho dân tộc thực hiện chính sách tự do trên mọi lĩnh vực đối với công dân, xây dựng hạnh phúc, ấm no, an cư lạc nghiệp, nâng cao dân trí cho toàn thể nhân dân

Một Nhà nước thực hiện nhiệm vụ của mình bằng mối quan hệ thân thiết, ruột thịt với nhân dân, thể hiện đặc sắc là một chính quyền nhân dân

Hai là,"thần linh pháp quyền", một ý tưởng cơ bản trong cách tổ chức

hoạt động của Nhà nước

Khi giành được chính quyền, còn thiếu pháp luật thì thừa nhận hệ thống pháp luật cũ (Sắc lệnh 10-10-1945) trừ các chế định trái với nền độc lập quốc gia

Cùng với việc đó, là khẩn trương thành lập một Nhà nước hợp hiến, xây dựng Hiến pháp và hoạt động trên cơ sở Hiến pháp

Cuộc kháng chiến chống Pháp không cho phép Quốc hội họp thường xuyên để ban hành các đạo luật, Chính phủ đã phối hợp chặt chẽ với Ban thường trực Quốc hội ban hành các Sắc lệnh, điều hành đất nước bị chiến tranh chia cắt vẫn bảo đảm sự thống nhất của các định chế

Khi cuộc kháng chiến đã thành công, Chính phủ chấm dứt ngay việc ban hành Sắc lệnh, thực hiện rất nhanh việc họp Quốc hội ban hành các Đạo luật và sắc luật

Quản lý bằng pháp luật là một tư tưởng sâu đậm trong tư duy Nhà nước pháp quyền, một nguyên tắc hiến định Một loạt các Đạo luật, Sắc luật ra đời do Quốc hội ban hành trong những năm cuối thập kỷ 60 sau khi giải phóng miền

Trang 35

Bắc, chứng minh cho một quan niệm nhất quán, liên tục và mạnh mẽ của Chủ tịch Hồ Chí Minh về "thần linh pháp quyền"

Ba là, một nền hành chính mạnh, vô tư, trong sạch, tận tâm, có quy củ,

đặt mình dưới pháp luật làm theo mệnh lệnh của Trung ương, Chính phủ chịu trách nhiệm trước quốc hội về con đường chính trị của đất nước điều đó thể hiện tư duy Nhà nước pháp quyền mạnh mẽ nhất

Bốn là, cùng với nền hành chính phải có một nền tư pháp hoạt động

theo các nguyên tắc độc lập của thẩm phán, độc lập của luật sư đoàn, các cơ quan bổ trợ tư pháp, bảo đảm mối liên hệ mật thi ết với hệ thống hành chính

Đó là một nền công lý nhân dân, một tư duy về Nhà nước pháp quyền

Có thể nói những nhân tố Nhà nước pháp quyền trong bộ máy Nhà nước Việt Nam từ 1945 đến 1992 đặc biệt là thời kỳ đầu theo thiết kế của tư tưởng Hồ

Chí Minh tập trung vào những điểm sau đây, tuy chưa thật đậm nét: Một là, một

chính quyền mạnh mẽ, sáng suốt của nhân dân, được toàn dân bầu ra trên cơ sở chính sách bầu cử phổ thông đầu phiếu, tự do ứng cử và bầu cử, thể hiện một

chính sách đại đoàn kết dân tộc; Hai là, một bộ máy Nhà nước được phân công rành mạch và phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận ở cấp Trung ương; Ba là, một

Nhà nước kết hợp hài hòa và nhuần nhuyễn giáo dục đạo đức và quản lý bằng

pháp luật, đức trị và pháp trị; Bốn là, một hệ thống chính quyền nhân dân địa

phương với tính độc lập của Hội đồng nhân dân trên cơ sở quản lý của Chính

phủ; Năm là, một nền hành chính mạnh và tập trung; Sáu là, một nền tư pháp với nguyên tắc độc lập xét xử của thẩm phán; Bảy là, một đội ngũ cán bộ lấy tài

và đức làm tiêu chuẩn, con đường thi cử là cơ chế phát hiện nhân tài; Tám là,

một cơ chế kiểm soát quyền lực có hiệu quả do nhân dân thực hiện

1.1.3 Khái niệm và những đặc điểm chung của Nhà nước pháp quyền

1.1.3.1 Khái niệm về Nhà nước pháp quyền

Khái niệm về Nhà nước pháp quyền là một khái niệm rộng lớn, trong đó

có rất nhiều các quan điểm, tư tưởng đề cập về Nhà nước pháp quyền trong nhiều vấn đề như: Hiến pháp là Bản văn phân chia quyền lực; cơ chế dùng

Trang 36

quyền lực để kiểm soát quyền lực; nghĩa vụ tuân thủ pháp luật của Nhà nước; xã hội dân sự; quyền con người vv…

Quan niệm về nhà nước pháp quyền, PGS.TS Hoàng Thị Kim Quế cho rằng: Nhà nước pháp quyền là tổ chức Nhà nước được thiết kế, hoạt động trên cơ sở pháp luật, bản thân Nhà nước cũng phải đặt mình trong khuôn khổ pháp luật Hình thức tổ chức Nhà nước được xây dựng trên cơ sở của sự phân công lao động hợp lý giữa các loại cơ quan trong bộ máy Nhà nước: Lập pháp – Hành pháp – Tư pháp Nhà nước pháp quyền mà hệ thống cơ quan tư pháp được

tổ chức khoa học, có hiệu quả và bảo đảm nguyên tắc độc lập chỉ tuân theo pháp luật

Nhà nước pháp quyền mà trong đó pháp luật có vị trí, vai trò xã hội to lớn, là phương tiện điều chỉnh quan trọng hàng đầu đối với các quan hệ xã hội,

là công cụ của Nhà nước và toàn xã hội Nhấn mạnh đến vị trí, vai trò của pháp luật, song Nhà nước pháp quyền không loại trừ đạo đức Đường lối của Đảng và Nhà nước ta cũng đã xác định: quản lý xã hội bằng pháp luật kết hợp với giáo dục, nâng cao đạo đức và mọi hành vi dân sự đều không được trái với pháp luật

và trái đạo đức xã hội

Pháp luật trong Nhà nước pháp quyền phải thực sự vì con người – giá trị cao quý nhất Theo đấy pháp luật là công cụ ghi nhận các quyền con người, quy định

cơ chế bảo đảm và bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của công dân Tuân thủ pháp luật là nghĩa vụ của Nhà nước, cá nhân và tổ chức, không có ngoại lệ nào

Do đó theo quan điểm của PGS.TS Hoàng Thị Kim Quế : Nhà nước

pháp quyền là một hình thức tổ chức Nhà nước với sự phân công lao động khoa học, hợp lý giữa các quyền Lập pháp – Hành pháp – Tư pháp, có cơ chế kiểm soát quyền lực, nhà nước hoạt động trên cơ sở pháp luật, Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, pháp luật có tính khách quan, nhân đạo, công

Chúng tôi đồng ý với quan điểm trên của PGS.TS Hoàng Thị Kim Quế ,nhưng theo quan điểm của chúng tôi, khi bàn về khái niệm Nhà nước pháp quyền nên bổ xung thêm một số vấn đề sau:

Trang 37

Thứ nhất, Nhà nước Pháp quyền là Nhà nước được thực thi bởi bộ máy

hành pháp mà hệ thống chính quyền phải thực sự có năng lực điều hành, quản

lý bộ máy đó, đáp ứng tốt nhất các nhu cầu đa dạng, chính đáng của các cá nhân,

tổ chức Không thể gọi Nhà nước Pháp quyền nếu không có một chính quyền mạnh Tuy nhiên quyền Hành pháp phải được tôn trọng cùng với quyền công dân Quyền của công dân bị vi phạm là lỗi của quyền hành pháp Vì vậy mà không phải tự nhiên mà PGS.TS Nguyễn Đăng Dung cho rằng: Nhà nước pháp quyền là phải được hạn chế quyền lực bằng Hiến Pháp – Là “sợi dây xiềng xích”

để trói buộc quyền lực Nhà nước

Hai là, Nhà nước pháp quyền là Nhà nước với mục tiêu là bảo vệ quyền

con người, ngăn ngừa sự xâm phạm từ các thế lực bên ngoài, mà trước tiên phải

có sự ngăn ngừa từ phía cơ quan, viên chức Nhà nước mà Hiến Pháp là văn bản

để ngăn ngừa sự xâm phạm đó, bằng cách quy định một cách chặt chẽ các cách thức tổ chức và hoạt động của Nhà nước, thông qua các hoạt động của các con người đảm nhiệm các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước, giữ gìn cho họ luôn luôn giữ được phẩm chất như khi họ được nhân dân lựa chọn vào các chức vụ quan chức Nhà nước Và một khi họ không còn những phẩm chất xứng đáng nữa, thì cũng căn cứ vào những quy định của Hiến pháp mà nhân dân có quyền phế truất chức vụ của họ

Thứ ba, đề cập đến Nhà nước pháp quyền là dề cập đến tính độc lập về

chuyên môn của các cơ quan tư pháp - bộ phận hợp thành bộ máy Nhà nước, là

hệ thống cơ quan bảo vệ pháp luật , bảo vệ các quyền tự nhiên của con người

Vì vậy, Nhà nước pháp quyền là Nhà nước phải tự đặt mình dưới pháp luật và không được hành động độc đoán, Nhà nước phải tôn trọng và bảo vệ các quyền tự do của con người và quyền công dân Quyền lực của Nhà nước phải được phân chia thành ba quyền: quyền Lập pháp, Hành pháp và Tư pháp, và giao cho ba cơ quan Nhà nước tương ứng theo nguyên tắc quyền lực giám sát và kiềm chế quyền lực

1.1.3.2 Những đặc điểm chung của Nhà nước pháp quyền

Trang 38

Thứ nhất, Nhà nước pháp quyền dựa trên nền tảng của chủ nghĩa lập

hiến Sự hiện diện của hiến pháp được coi là điều kiện tiên quyết cho sự tồn tại của nền dân chủ và Nhà nước pháp quyền, bởi vì hiến pháp được coi là

"Sự đồng thuận của những người bị trị" thể hiện ý chí của mình, là cơ sở bảo đảm tính hợp pháp của Nhà nước

Thứ hai, pháp luật giữ vị trí chi phối và có hiệu lực pháp lý đối tượng

trong xã hội, Nhà nước cũng phải chịu sự ràng buộc của pháp luật

Nhà nước ban hành pháp luật không chỉ để tổ chức và quản lý xã hội mà còn để tổ chức và quản lý bản thân mình Pháp luật trở thành công cụ tổ chức, quy định kiểm tra, giám sát tổ chức và phương thức hoạt động của Nhà nước Nhà nước pháp quyền tự đặt mình dưới pháp luật, chứ không đứng trên và đứng ngoài pháp luật Pháp luật không chỉ là công cụ để duy trì và phát triển xã hội

mà còn là công cụ duy trì sự tồn tại chính Nhà nước Chức năng, quyền hạn của Nhà nước chỉ nằm trong khuôn khổ pháp quyền Nhà nước pháp quyền là Nhà nước được xây dựng trên cơ sở lý trí, lập hiến, hợp pháp và chế độ trách nhiệm pháp lý Trong Nhà nước pháp quyền viên chức Nhà nước chỉ được làm những

gì pháp luật cho phép, còn công dân lại được làm tất cả những gì mà pháp luật không cấm Vượt quá giới hạn cho phép, Nhà nước sẽ thoái hóa, biến chất trở thành "con quái vật" (như Mác khẳng định) cướp đi tự do của con người

Với nguyên tắc pháp luật chi phối, với quan hệ giữa công dân và Nhà nước cũng có sự thay đổi Nhà nước và công dân đều có quyền hạn và nghĩa vụ trước pháp luật Cơ chế song vụ này đòi hỏi Nhà nước và công dân đều làm tròn bổn phận của mình trước pháp luật, tức là trước cộng đồng và xã hội

Thứ ba, bảo đảm nguyên tắc phân quyền và yêu cầu về sự độc lập của

tư pháp

Sự độc lập của hoạt động tư pháp là một trong những yếu tố cơ bản của Nhà nước pháp quyền Vì tòa án là cơ quan áp dụng pháp luật khi mà pháp luật được coi là có vị trí tối thượng, phán xét về khả năng vi phạm các quyền công dân từ phía người khác hoặc từ Nhà nước, lại cũng là nơi phán xét các quyết định của các cơ quan hành pháp nếu có biểu hiện vi phạm quyền công dân hoặc

Trang 39

thẩm quyền của các cơ quan khác Nguyên tắc phân quyền quy định rõ quyền lập pháp thuộc về quốc hội, quyền hành pháp thuộc về chính phủ, quyền tư pháp thuộc về tòa án, đã tạo ra cơ chế quyền lực kiểm soát và cân bằng quyền lực

Thứ tƣ, pháp luật phải được áp dụng công bằng nhất quán, phải đảm

bảo tính công khai, sự minh bạch, dễ tiếp cận, áp dụng kịp thời

Pháp luật phải được áp dụng công bằng là hết sức rõ ràng, lòng tin tưởng của quần chúng nhân dân vào Nhà nước pháp quyền chỉ có thể được duy trì nếu nhận thức về tính công bằng của pháp luật đủ sâu rộng đến mức không có chỗ cho sự thiên vị dựa trên những tiêu chí tôn giáo, chủng tộc v v

Tính minh bạch của pháp luật thể hiện ở chỗ:

Một là, pháp luật phải dễ hiểu và được công bố rộng rãi để mọi người

được cảnh báo trước về những hành động có thể phải chịu chế tài của Nhà nước hoặc có thể thực hiện các quyền của mình theo các cách thức thích hợp và để cho người khác có thể tôn trọng các quyền của họ sau khi tìm hiểu những quy định có liên quan

Tính minh bạch của pháp luật đòi hỏi trong hoạt động của mình chính phủ phải tuân thủ pháp luật mà trước đã được thông qua và công bố Những quy định pháp luật phải cho phép dự báo về cách thức mà chính phủ sẽ sử dụng để thực thi quyền cưỡng chế của mình trong những hoàn cảnh nhất định

Hai là, quy trình làm luật phải được công bố công khai

Nếu pháp luật được công bố chỉ để các quan chức chính phủ tuân thủ thì rất có thể sẽ đi đến chỗ coi nhẹ tính hợp lý của pháp luật và sự cần thiết ban hành văn bản Ngay cả khi đã rõ về sự cần thiết ban hành một đạo luật, nếu không công khai hóa quy trình ban hành luật và không tạo điều kiện để những người có thể bị ảnh hưởng việc áp dụng luật tham gia ý kiến về dự luật thì sự ủng hộ của dân chúng dành cho văn bản luật đó cũng sẽ bị giảm sút

Việc tiếp cận pháp luật đòi hỏi pháp luật được ban hành phải "có thể hiểu được" tiếp cận pháp luật đó cũng là một hình thức để nhân dân tham gia vào quá trình làm luật

Trang 40

Pháp luật phải được áp dụng kịp thời đó cũng là một trong những yêu cầu của Nhà nước pháp quyền Trong các vụ án dân sự, kinh tế, thương mại, những thủ tục tố tụng hay thi hành án kéo dài sẽ làm ảnh hưởng đến các quyền lợi kinh

tế hay thậm chí là loại bỏ cơ hội thu được lợi nhuận của các bên đương sự

Thứ năm, tôn trọng và bảo vệ quyền công dân và quyền con người

Sự ra đời của học thuyết về Nhà nước pháp quyền và Nhà nước pháp quyền tư sản trong hiện thực, lần đầu tiên trong lịch sử loài người đã bước từ địa

vị nô lệ trong xã hội thần dân sang địa vị người công dân trong xã hội công dân Người công dân trong mối quan hệ với Nhà nước pháp quyền là con người, mà các quyền cơ bản thiêng liêng nhất của nó như quyền được sống, quyền bình đẳng quyền mưu cầu hạnh phúc, quyền sở hữu tài sản được Nhà nước bảo vệ bằng pháp luật Nhà nước pháp quyền mà trong đó quyền con người, quyền công dân được xác lập về mặt pháp lý, tạo cơ sở cho việc xây dựng một xã hội bình đẳng và công bằng Các quyền đó được mở rộng và nâng cao bao nhiêu thì quyền hạn Nhà nước bị giới hạn và bị kiểm soát chặt chẽ bấy nhiêu

1.2 Những quan điểm cơ bản về xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam

xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân

1.2.1 Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng Nhà nước pháp quyền

“ Xây dựng Nhà nước pháp quyền của nhân dân , do nhân dân và vì

nhân dân “ là thuật ngữ được sử dụng chính thức trong Văn kiện hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII năm 1994, từ đó đến nay Đảng ta tiếp tục khẳng định : Xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân là quy luật tất yếu khách quan Nó không phải là sản phẩm riêng có của Chủ nghĩa Tư bản, mà là tinh hoa, sản phẩm trí tuệ loài người, của nền văn minh nhân loại Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN bao gồm các vấn đề sau:

Thứ nhất, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà

nước của nhân dân, do nhân dân, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân; bảo đảm tính tối thượng của Hiến pháp và các đạo luật trong việc điều

Ngày đăng: 25/03/2015, 15:45

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đảng Cộng sản Việt Nam(1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1987
2. Đảng Cộng sản Việt Nam(1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1991
3. Đảng Cộng sản Việt Nam(1991), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nxb Sự thật, Hà Nội, tr. 21 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1991
4. Đảng Cộng sản Việt Nam(1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 66, 80, 82, 129 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1996
5. Đảng Cộng sản Việt Nam(2000), Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 BCH TƯ Đảng (khóa VIII)- Các nghị quyết TƯ Đảng 1996-1999, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 97, 117 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 BCH TƯ Đảng (khóa VIII)- Các nghị quyết TƯ Đảng 1996-1999
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
Năm: 2000
6. Đảng Cộng sản Việt Nam(2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, tr. 135 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
Năm: 2001
7. Đảng Cộng sản Việt Nam(2003), Văn kiện Hội nghị lần thứ 7 BCH TƯ khóa IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ 7 BCH TƯ khóa IX
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
Năm: 2003
8. Đảng Cộng sản Việt Nam(2004), Điều lệ Đảng, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 5-6 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều lệ Đảng
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2004
9. Đảng Cộng sản Việt Nam – Ban chấp hành Trung ương – Ban chỉ đạo tổng kết lý luận(2005), Báo cáo tổng kết – một số vấn đề lý luận – thực tiễn qua 20 năm đổi mới (1986 – 2005), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kết – một số vấn đề lý luận – thực tiễn qua 20 năm đổi mới (1986 – 2005)
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam – Ban chấp hành Trung ương – Ban chỉ đạo tổng kết lý luận
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2005
10. Đảng cộng sản Việt Nam(2006), Văn kiện Đại hội đai biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đai biểu toàn quốc lần thứ X
Tác giả: Đảng cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2006
11. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam(2004), Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 ( sửa đổi), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 11, 41, 57 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 ( sửa đổi)
Tác giả: Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2004
12. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam(2004), Luật tổ chức Quốc hội năm 2001, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật tổ chức Quốc hội năm 2001
Tác giả: Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2004
13. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam(2004), Luật tổ chức Chính phủ năm 2001, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật tổ chức Chính phủ năm 2001
Tác giả: Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2004
14. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam(2004), Luật tổ chức Toà án nhân dân năm 2002, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật tổ chức Toà án nhân dân năm 2002
Tác giả: Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2004
15. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam(2004), Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002
Tác giả: Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2004
16. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam(2004), Quy chế hoạt động của Hội đồng dân tộc và các uỷ ban của Quốc hội, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy chế hoạt động của Hội đồng dân tộc và các uỷ ban của Quốc hội
Tác giả: Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2004
17. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam(2004), Quy chế hoạt động của Uỷ ban thường vụ quốc hội, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.II. CÁC TÀI LIỆU KHÁC Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy chế hoạt động của Uỷ ban thường vụ quốc hội
Tác giả: Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2004
18. Nguyễn Cảnh Bình (2005), Hiến pháp Mỹ được làm ra như thế nào?, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. ( Dịch và giới thiệu ) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiến pháp Mỹ được làm ra như thế nào
Tác giả: Nguyễn Cảnh Bình
Nhà XB: Nxb Lý luận chính trị
Năm: 2005
19. Lê Cảm(2002), “ Học thuyết nhà nước pháp quyền, một số vấn đề trong lịch sử hình thành và phát triển”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 10 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Học thuyết nhà nước pháp quyền, một số vấn đề trong lịch sử hình thành và phát triển”
Tác giả: Lê Cảm
Năm: 2002
20. Lê Cảm(2003), “Cải cách tư pháp ở Việt Nam trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền: Một số vấn đề chung”, Tạp chí khoa học ĐHQGHN, Kinh tế – Luật số 3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cải cách tư pháp ở Việt Nam trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền: Một số vấn đề chung”
Tác giả: Lê Cảm
Năm: 2003

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w