Chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, tiếp thu có chọn lọc các giá trị phổ

Một phần của tài liệu Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân (Trang 128)

phổ biến và kinh nghiệm thế giới về xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền để vận dụng thích hợp trong điều kiện Việt Nam.

Đảng ta coi việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội

chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân là vấn đề trung tâm của nhiệm vụ xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Quan điểm chỉ đạo của Đảng cho rằng, Nhà nước pháp quyền không phải cái riêng có của chủ nghĩa tư bản. Chủ nghĩa xã hội cũng phải thực hiện Nhà nước pháp quyền. Nhưng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa khác về bản chất với Nhà nước pháp quyền tư sản ở chỗ: pháp quyền dưới chủ nghĩa tư bản về thực chất là công cụ của giai cấp tư sản, pháp quyền dưới chủ nghĩa xã hội là công cụ để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân.

Tư tưởng về Nhà nước pháp quyền có xuất phát điểm từ việc đề cao giá trị của Hiến pháp và pháp luật, coi Nhà nước là công cụ của pháp luật để bảo đảm các quyền, tự do của cá nhân, các thành viên xã hội. Và, để bảo đảm các quyền, tự do đó, cần thiết lập một trật tự trong tổ chức và hoạt động của Nhà nước để hạn chế và ngăn chặn khả năng lạm dụng quyền lực từ phía Nhà nước. Đối với Việt Nam, Nhà nước pháp quyền được gắn với một Nhà nước mạnh và mục tiêu, nhiệm vụ của Nhà nước đó là xây dựng “xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.

Ý tưởng về Nhà nước pháp quyền chính là sự tìm kiếm một phương thức tổ chức quyền lực nhà nước hợp lý để một mặt, phát huy sức mạnh của Nhà nước trong việc duy trì trật tự xã hội và thúc đẩy sự phát triển xã hội, mặt khác, tạo ra vị thế bình đẳng giữa Nhà nước và công dân, tạo cơ chế chống lại sự lạm dụng quyền lực nhà nước .

Cùng với việc đưa ra định hướng xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, các văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng chỉ ra rằng quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà

nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến Việt Nam, quan điểm này đã trở thành một nguyên tắc hiến định và là một bộ phận cấu thành của một hệ thống các nguyên tắc về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. (Điều 2 Hiến pháp).

Chúng ta thừa nhận, các quan hệ xã hội cơ bản phải được pháp luật điều chỉnh. Pháp luật giữ vị trí chi phối trong toàn xã hội, trong hoạt động thực hiện quyền lực nhà nước và trong các hành vi xử sự của các thành viên xã hội.

Tổ chức quyền lực nhà nước trong mô hình nhà nước pháp quyền đòi hỏi sự tuân thủ một số nguyên tắc có tính phổ biến, được thừa nhận chung. Trong hàng loạt các tiêu chí của Nhà nước pháp quyền thì tôn trọng và đề cao vai trò của pháp luật đã trở nên tiêu biểu, là dấu hiệu đặc trưng của mô hình nhà nước

này, không phân biệt sự khác nhau giữa các Nhà nước về chế độ chính trị .

Hiến pháp năm 1992 (Điều 12) quy định nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp và pháp luật. Đồng thời Hiến pháp cũng quy định rằng, “các bản án, quyết định của Toà án nhân dân đã có hiệu lực pháp luật phải được các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, các đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân tôn trọng; những người và đơn vị hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành” (Điều 136 Hiến pháp).

Việc đề cao pháp luật trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa không có nghĩa là đối lập nó với các giá trị khác trong xã hội .Quy phạm pháp luật không thể điều chỉnh một cách triệt để tất cả và mọi quan hệ trong xã hội. Những khoảng trống mà quy phạm pháp luật bỏ ngỏ được điều chỉnh bằng các loại quy tắc xử sự khác là nơi thể hiện sức mạnh của đạo đức và các giá trị xã hội khác. Bên cạnh pháp luật, các quy phạm xã hội khác cần được khuyến khích áp dụng trong quan hệ xã hội của người dân. Việc khôi phục hương ước và xác định một cách đúng mức tác động của hương ước, quy ước của nhân dân ở cơ sở

tạo điều kiện để nhân dân giữ gìn thuần phong, mỹ tục là cơ sở để phát huy những giá trị văn hoá truyền thống, tốt đẹp của xã hội Việt Nam .

Nhà nước pháp quyền giải quyết các vấn đề trong mối quan hệ giữ quốc gia và quốc tế trên cơ sở luật pháp quốc tế đã được quốc gia thừa nhận hoặc tham gia ký kết. Trong phạm vi quốc gia, Nhà nước pháp quyền là một pháp nhân công pháp có quyền đối nội theo luật pháp quốc gia. Trong mối quan hệ quốc tế, Nhà nước pháp quyền đặt phần ưu tiên đối với luật pháp quốc tế, tất nhiên là những hiệp ước, công ước hay thoả ước mà nó đã thừa nhận về mặt pháp lý. Bảo đảm sự hội nhập của một quốc gia vào cộng đồng thế giới, thực hiện sự giao lưu về kinh tế, chính trị và văn hoá ; mở rộng thị trường ; chuyển giao công nghệ và tiếp nhận các nguồn lực đầu tư phát triển từ bên ngoài. Hạn chế đến mức tối đa những mâu thuẫn giữa luật pháp quốc gia và quốc tế, tạo môi trường quốc tế thuận lợi phục vụ cho quá trình phát triển quốc gia. Sự kém hiểu biết pháp luật quốc tế, pháp luật của các nước khác; cũng như sự vi phạm pháp luật quốc tế, vi phạm pháp luật các nước, như thực tế cho thấy, chỉ đưa quốc gia dân tộc mình vào chiến tranh, vào sự chà đạp quyền tự do, tự quyết của các dân tộc khác, vào đói nghèo và lạc hậu. Nhà nước pháp quyền là nhân tố quan trọng góp phần đưa nhiều quốc gia nhanh chóng phát triển, nhất là trong điều kiện quốc tế hoá mọi mặt của đời sống xã hội .

Như vậy, cùng với việc khẳng định chủ thể tối cao của chủ thể quyền lực nhà nước là nhân dân, tôn trọng và bảo đảm quyền tự do của công dân, thực hiện chế độ dân chủ, chế độ lập hiến… lý luận về nhà nước pháp quyền hướng tới xác định một phương thức quản lý xã hội bằng pháp luật và tổ chức nhà nước theo nguyên tắc phân chia và giám sát quyền lực. Sự phát triển của xã hội có giai cấp ở mọi thời đại đều cần đến một nhà nước mạnh mẽ và sáng suốt, chứ không phải nhà nước độc tài và quan liêu. Đây là tiến bộ xã hội, là giá trị chung có tính phổ biến và không phải là giá trị riêng của nhà nước tư sản. Điều đó cũng như trước đây, các phong trào Phục hưng, ánh sáng và xu hướng lập hiến không phải là của riêng phong kiến. Cần phê phán quan điểm cho rằng lý thuyết nhà nước pháp quyền tư sản chỉ có giá trị đối với chủ nghĩa tư bản hay lý luận

của các tác giả như Lôccơ, Môngtecxkiơ và Rutxô… chỉ là lý luận tư sản mà không thấy ý nghĩa và giá trị của lý luận ấy đã vượt khỏi “giới hạn tư sản” như thế nào. Những giá trị có tính phổ biến này chúng ta cần phải tiếp thu có chọn lọc trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN.

KẾT LUẬN

Nhà nước pháp quyền với tính cách là học thuyết về tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước, là một giá trị, là tinh hoa của nhân loại có thể được áp dụng ở các nước trên cơ sở những nét đặc trưng về văn hoá, chính trị, tư tưởng – pháp lý, truyền thống dân tộc. Chính vì vậy việc áp dụng học thuyết nhà nước pháp quyền vào nước ta hiện nay với những đặc trưng của chủ nghĩa xã hội là điều hoàn toàn có thể được. Điều quan trọng là chúng ta phải tìm ra được những đặc trưng cơ bản của Nhà nước pháp quyền xã hội Việt Nam với bản sắc dân tộc, truyền thống, văn hoá và những điều kiện riêng của Việt Nam.

Đối với Việt Nam, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là đề cập xây dựng một phương thức tổ chức nền chính trị xã hội chủ nghĩa và Nhà nước xã hội chủ nghĩa mà mục đích là duy trì và phát huy bản chất giai cấp công nhân và tính nhân dân của Nhà nước, phát huy cao độ dân chủ xã hội nghĩa, làm cho Nhà nước thật sự trong sạch, vững mạnh, nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý và điều hành.

Xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN là bảo đảm mọi quyền lực thuộc về nhân dân; bảo đảm tính tối cao của Hiến pháp và pháp luật; thực hiện nguyên tắc quyền lực là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp, trong đó về bản chất, pháp luật phải bảo đảm tính khách quan, công bằng, bình đẳng; pháp luật phải tôn trọng và bảo đảm quyền công dân, quyền con người.

Xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN vững mạnh là cơ sở pháp lý để nhân dân lao động thực hiện quyền công dân, quyền con người cũng như trách nhiệm và nghĩa vụ của công dân đối với Nhà nước. Cho nên việc phát huy dân chủ và sự vững mạnh của Nhà nước pháp quyền XHCN là những vấn đề có ý nghĩa chiến lược rất quan trọng liên quan đến sự tồn tại của chế độ XHCN của nước ta hiện nay.

Thường xuyên đổi mới, củng cố và hoàn thiện hệ thống chính trị XHCN, làm rõ chức năng nhiệm vụ và vị trí của các bộ phận cấu thành đó, trong đó Đảng cộng sản vừa là thành viên, đồng thời là lực lượng lãnh đạo hệ thống chính trị, Nhà nước giữ vị trí trụ cột, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân tham gia xây dựng chính quyền và tất cả cùng chung mục đích là phục vụ lợi ích của nhân dân và tổ quốc.

Bên cạnh đó, việc xây dựng hệ thống pháp luật có sự thống nhất bên trong, không có sự mâu thuẫn, chồng chéo, có khả năng chấp nhận sự hội nhập và hợp tác quốc tế là một trong những tiền đề và điều kiện không thể thiếu được cho việc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân ở nước ta. Hệ thống pháp luật đó phải có khả năng tạo ra một trật tự pháp lý thống nhất trong cả nước, thực hiện chức năng liên kết, thống nhất các bộ phận của xã hội, liên kết các nhóm xã hội, các giai cấp, các dân tộc và toàn xã hội. Hệ thống pháp luật như vậy cần có mối liên hệ trực tiếp với hệ thống kinh tế, chính trị, đạo đức và các hệ thống khác để trở thành công cụ bảo đảm sự hoà hợp xã hội và dân tộc, bảo đảm và bảo vệ các lợi ích của con người và lợi ích toàn cục của toàn xã hội, bảo đảm việc liên kết các yếu tố của hệ thống chính trị, củng cố mối liên hệ giữa các yếu tố của hệ thống đó, là cơ sở pháp lý cho hoạt động của các tổ chức xã hội, của các tập thể lao động và làm nền tảng cho việc thực hiện dân chủ trực tiếp.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, nhằm giữ vững bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động, bảo đảm mọi quyền lực thuộc về nhân dân, đưa công cuộc đổi mới đất nước đi đúng định hướng XHCN, đồng thời phát huy trách nhiệm, tính chủ động và hiệu lực cao trong quản lý, điều hành của Nhà nước.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. CÁC VĂN KIỆN CỦA ĐẢNG, VĂN BẢN PHÁP LUẬT.

1. Đảng Cộng sản Việt Nam(1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội.

2. Đảng Cộng sản Việt Nam(1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội.

3. Đảng Cộng sản Việt Nam(1991), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ

quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nxb Sự thật, Hà Nội, tr. 21.

4. Đảng Cộng sản Việt Nam(1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 66, 80, 82, 129.

5. Đảng Cộng sản Việt Nam(2000), Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 BCH TƯ Đảng (khóa VIII)- Các nghị quyết TƯ Đảng 1996-1999, Nxb. Chính trị quốc

gia, Hà Nội, tr. 97, 117.

6. Đảng Cộng sản Việt Nam(2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, tr. 135.

7. Đảng Cộng sản Việt Nam(2003), Văn kiện Hội nghị lần thứ 7 BCH TƯ khóa IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

8. Đảng Cộng sản Việt Nam(2004), Điều lệ Đảng, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà

Nội, tr. 5-6.

9. Đảng Cộng sản Việt Nam – Ban chấp hành Trung ương – Ban chỉ đạo tổng kết lý luận(2005), Báo cáo tổng kết – một số vấn đề lý luận – thực tiễn qua 20 năm đổi mới (1986 – 2005), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

10. Đảng cộng sản Việt Nam(2006), Văn kiện Đại hội đai biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

11. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam(2004), Hiến pháp nước

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 ( sửa đổi), Nxb Chính trị Quốc

gia, Hà Nội, tr. 11, 41, 57.

12. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam(2004), Luật tổ chức Quốc hội năm 2001, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

13. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam(2004), Luật tổ chức Chính phủ năm 2001, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

14. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam(2004), Luật tổ chức Toà án nhân dân năm 2002, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

15. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam(2004), Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

16. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam(2004), Quy chế hoạt động của Hội đồng dân tộc và các uỷ ban của Quốc hội, Nxb Chính trị Quốc

gia, Hà Nội.

17. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam(2004), Quy chế hoạt động của Uỷ ban thường vụ quốc hội, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

II. CÁC TÀI LIỆU KHÁC

18. Nguyễn Cảnh Bình (2005), Hiến pháp Mỹ được làm ra như thế nào?, Nxb

Lý luận chính trị, Hà Nội. ( Dịch và giới thiệu )

19. Lê Cảm(2002), “ Học thuyết nhà nước pháp quyền, một số vấn đề trong lịch sử hình thành và phát triển”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 10.

20. Lê Cảm(2003), “Cải cách tư pháp ở Việt Nam trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền: Một số vấn đề chung”, Tạp chí khoa học ĐHQGHN, Kinh tế –

Luật số 3.

21. Nguyễn Đăng Dung(2005), Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam, Nxb Đại

học Quốc gia, Hà Nội.

23. Nguyễn Đăng Dung(2007), Quốc hội Việt Nam trong Nhà nước pháp quyền, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội, tr. 166.

24. Nguyễn Đăng Dung(2001), “Nhà nước pháp quyền- một hình thức tổ chức nhà nước”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 6.

25. Bùi Xuân Đức(2004), Đổi mới, hoàn thiện bộ máy Nhà nước trong giai đoạn

hiện nay, Nxb Tư pháp, Hà Nội.

26. Trần Ngọc Đường(2004), Quyền con người, quyền công dân trong Nhà nước

pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Chính tri quốc gia, Hà Nội.

27. Hội đồng trung ương chỉ đạo giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác –

Một phần của tài liệu Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân (Trang 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)