1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoạt động cho vay mua nhà tại ngân hàng thương mại

40 635 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 531 KB

Nội dung

Hoạt động cho vay mua nhà tại ngân hàng thương mại

Trang 1

PHẦN II: NỘI DUNG VĂ KẾT QUẢ NGHIÍN CỨU

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA

NHĂ TẠI NGĐN HĂNG THƯƠNG MẠI

1.1 Khâi quât hoạt động cho vay tiíu dùng tại Ngđn hăng thương mại:

1.1.1 Khâi niệm cho vay tiíu dùng:

Cho vay tiíu dùng lă câc khoản cho vay nhằm tăi trợ nhu cầu chi tiíu của người tiíu dùng, bao gồm câ nhđn vă hộ gia đình Đđy lă một nguồn tăi chính quan trọng giúp những người năy trang trải nhu cầu nhă ở, đồ dùng gia đình vă xe cộ… Bín cạnh đó, những chi tiíu cho nhu cầu giâo dục y tế vă du lịch cũng có thể được tăi trợ bởi cho vay tiíu dùng

1.1.2 Đặc điểm của cho vay tiíu dùng:

- Quy mô của từng hợp đồng vay nhỏ, dẫn đến chi phí tổ chức cho vay cao, vì vậy lãi suất cho vay tiêu dùng thường cao hơn so với lãi suất của các loại cho vay trong lĩnh vực thương mại và công nghiệp

- Lãi suất cho vay tiêu dùng cao vì có chi phí lớn nhất và rủi ro cao nhất trong danh mục cho vay của ngân hàng do cho vay tiêu dùng có tính nhạy cảm theo chu kì Nó tăng lên trong thời kì nền kinh tế mở rộng, khi mà mọi người dân cảm thấy lạc quan về tương lai Ngược lại, việc vay mượn từ ngân hàng sẽ hạn chế khi nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái

- Khi vay tiền, người tiêu dùng dường như kém nhạy cảm với lãi suất Người tiêu dùng quan tâm đến khoản tiền họ phải trả hàng tháng hơn là lãi suất mà họ phải chịu

- Mức thu nhập và trình độ dân trí có tác động rất lớn đến việc sử dụng các khoản tiền vay của người tiêu dùng

- Tư cách của khách hàng là yếu tố khó xác định song lại rất quan trọng, quyết định sự hoàn trả của khoản vay

1.1.3 Phđn loại cho vay tiíu dùng:

1.1.3.1 Căn cứ văo mục đích vay:

- Cho vay tiêu dùng cư trú : Là các khoản cho vay nhằm tài trợ cho nhu cầu mua sắm, xây dựng hoặc và cải tạo nhà ở của khách hàng là cá nhân hoặc hộ gia đình

Trang 2

- Cho vay tiêu dùng phi cư trú : Là các khoản cho vay tài trợ cho việc trang trải các chi phí mua sắm xe cộ, đồ dùng gia đình, chi phí học hành, giải trí và du lịch

1.1.3.2 Căn cứ văo hình thức cho vay:

- Cho vay tiêu dùng trực tiếp, bao gồm các phương thức:

Cho vay trả theo định kì: Đây là phương thức cho vay mà trong đó khách hàng vay và trả trực tiếp Ngân hàng với mức trả và thời hạn trả mỗi lần được qui định khi cho vay Nếu được cấp tiền vay, toàn bộ số tiền vay được ghi nợ tài khoản cho vay và ghi có tài khoản cá nhân hoặc giao tiền mặt cho khách

Thấu chi : Là nghiệp vụ cho phép một cá nhân rút tiền từ tài khoản vãng lai của mình vượt số dư có, tới một hạn mức đã được thoả thuận Nghiệp vụ này đòi hỏi khách hàng chỉ phải trả lãi số tiền mà mình đã sử dụng theo mức lãi suất đã thoả thuận

Thẻ tín dụng: Là nghiệp vụ tín dụng, trong đó ngân hàng phát hành thẻ cho những người có tài khoản ở ngân hàng có đủ điều kiện cấp thẻ và ấn định mức giới hạn tín dụng tối đa mà người có thẻ được phép sử dụng Mỗi thẻ có một mức tín dụng nhất định và mức này có thể thay đổi tuỳ nhu cầu của khách và mức độ tín nhiệm của ngân hàng (tăng lên hoặc giảm xuống)

- Cho vay tiêu dùng gián tiếp: Được hiểu là các hoạt động cho vay tiêu dùng qua việc ngân hàng mua các phiếu bán hàng từ những người bán lẻ hàng hoá và do vậy nó chính là hình thức tài trợ bán trả góp của các ngân hàng thương mại

1.1.4 Một số quy định trong nghiệp vụ cho vay tiíu dùng:

1.1.4.1 Thủ tục:

Các thủ tục do ngân hàng qui định thường bao gồm:

- Đơn đề nghị vay vốn: thực chất là một lời đề nghị một khoản tín dụng định kì, vãng lai hoặc thẻ tín dụng, cùng với mục đích và thời hạn hoàn trả

- Các tài liệu liên quan tới thông tin về người vay và thuyết minh khoản tín dụng như :

Tài liệu pháp lý: chứng minh thư, hộ khẩu cung cấp thông tin về quốc tịch, tuổi, nơi cư trú

Trang 3

Các tài liệu thông tin về: nghề nghiệp, nguồn thu nhập, thu nhập hàng tháng, tình trạng gia đình, học vấn.v v

Các tài liệu thuyết minh khoản tín dụng: nhu cầu chi phí; mức vốn tự có; nhu cầu tài trợ (tổng số và chia ra từng kì hạn) Các tài liệu đảm bảo cho khoản tín dụng (nếu có), gồm các tài liệu chứng minh tài sản thế chấp, vật cầm cố, cam kết bảo lãnh hoặc các đảm bảo khác như tiền gửi hoặc vàng

1.1.4.4 Trình tự xĩt duyệt cho vay:

Các yếu tố mà ngân hàng tiến hành xem xét sau khi đã nhận đựơc thủ tục hợp lệ gồm:

Năng lực vay của khách hàng :

Ngân hàng chỉ thực hiện quan hệ tín dụng tiêu dùng với những cá nhân có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự Không cho vay đối với người vị thành niên, người bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang chấp hành án, người rối loạn tâm thần

Các yếu tố liên quan tới việc phê duyệt khoản tín dụng :

- Độ tin cậy của người vay: yếu tố này được xem xét thông qua:Hồ sơ quá khứ của khách hàng: cho biết thu nhập và chi tiêu bình quân, thói quen chi tiêu, chất lượng thanh toán séc, quan hệ vay trả, số lượng giao dịch

Các nhận định thông qua việc phỏng vấn, trao đổi trực tiếp với người vay, thông qua thủ tục vay vốn

Thông tin từ các ngân hàng có quan hệ thanh toán, tiền gửi, tín dụng với khách hàng: doanh số cho vay, thu nợ, dư nợ, nội dung thanh toán, các quan hệ thanh toán với khách hàng liên quan

Thông tin từ trung tâm thông tin rủi ro của NHNN và từ thị trường: dư luận CBCNV, dư luận xã hội, báo chí

Thông tin giới thiệu về khách hàng của người đáng tin cậy cho một khách hàng mới

- Mục đích sử dụng vốn vay: vốn vay phải được sử dụng hợp

lí, điều đó cho phép khoản vay hoàn trả và phù hợp với chính sách tín dụng của ngân hàng Ngân hàng không cho vay nếu mục đích không hợp pháp, đầu cơ hoặc không nêu được lý do vay mượn

- Năng lực hoàn trả: đánh giá khả năng trong tương lai, người vay có các nguồn tài chính để trả nợ hay không

Trang 4

Năng lực được đánh giá qua nhiều tiêu thức khác nhau: tuổi đời, sức khoẻ, hoàn cảnh gia đình, số dư tài khoản tiết kiệm (nếu có), nghề nghiệp, trình độ học vấn, thu nhập, sự ổn định thu nhập cũng như khả năng tháo vát của người vay.

- Các đảm bảo tín dụng: thường áp dụng đối với các khoản cho vay định kì và đóng vai trò là nguồn thu nợ dự phòng trong trường hợp không thực hiện được kế hoạch trả nợ

+ Đảm bảo bằng tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của bên thứ ba

+ Đảm bảo bằng tín chấp: cam kết bảo lãnh của người thứ ba về việc sẽ gánh chịu nghĩa vụ pháp lí khi người vay không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ

+ Đảm bảo bằng tiền gửi

+ Đảm bảo khác: hợp đồng bảo hiểm, vàng bạc, đá quý

-Mức cho vay và kỳ hạn khoản tín dụng:

Sau khi đã trừ đi khả năng tài chính tự có của cá nhân vay, khả năng này phải bằng hoặc cao hơn mức tối thiểu do ngân hàng qui định đối với từng khoản vay Ngân hàng sẽ cho vay phần sai biệt giữa chi phí cần mua sắm với khả năng tài chính tự có này

+ Kỳ hạn: tuỳ từng mục đích, đối tượng mà có các loại kì hạn khác nhau.Nó cũng gồm các loại: Ngắn, trung và dài hạn

Sau khi đã xem xét các yếu tố cần thiết, việc cấp tín dụng được tiến hành theo các cách thức tuỳ theo trực tiếp hay gián tiếp đã nêu

1.1.5 Theo dõi nợ vă thu nợ:

Dù được cấp dưới hình thức nào đi nữa thì việc theo dõi khoản tín dụng đã cấp là rất cần thiết Quá trình này được tiến hành bằng cách định kì (6 tháng hoặc 1 năm) hay đột xuất tùy vào biểu hiện từ phía khách hàng Việc theo dõi này đem lại cho ngân hàng hàng loạt các thông số cần thiết, đó là:

- Chất lượng điều hành tài khoản

- Sự ổn định về tài chính của người đi vay

- Sử dụng vốn vay có đúng mục đích không

- Các đảm bảo

- Tiến độ trả nợ

Trang 5

- Diễn biến dư nợ trên tài khoản vãng lai.

- Cần điều chỉnh các mức tín dụng hay không v.v

- Đối với tín dụng vãng lai: việc hoàn trả định kì không cần xác lập, khách hàng có thể hạ dư nợ bằng việc nộp tiền với số lượng và thời điểm tuỳ ý Lãi được tính bằng nhiều phương pháp và thẻ cũng được thực hiện tương tự

- Đối với tín dụng trả góp: Trả lần đầu 20%-30% dư nợ , 80% dư nợ còn lại được trả dần theo các kì hạn như một khoản tín dụng định kì, gốc và lãi được tính theo phương pháp trả dần

70%-1.1.6 Vai trò của cho vay tiíu dùng:

- Đối với ngân hàng :

Tác động tích cực: Giúp mở rộng quan hệ với khách hàng, từ đó làm tăng khả năng huy động tiền gửi cho ngân hàng; tạo điều kiện

đa dạng hoá các hoạt động kinh doanh, góp phần năng cao thu nhập và phân tán rủi ro cho ngân hàng

Tác động tiêu cực: Cho vay tiêu dùng chi phí và rủi ro cao nên cần có biện pháp để khắc phục

- Đối với người tiêu dùng :

Tác động tích cực: thông qua vay tiêu dùng, người tiêu dùng được hưởng các tiện ích trước khi tích luỹ đủ tiền đặc biệt trong trường hợp chi tiêu có tính chất cấp bách như chi cho giáo dục và y tế; khuyến khích việc tăng thu nhập và tiết kiệm chi tiêu để trả nợ vay Tác động tiêu cực: nếu lạm dụng việc đi vay để tiêu dùng thì có thể dẫn tới việc người đi vay chi tiêu vượt quá mức cho phép, làm giảm khả năng tiết kiệm và chi tiêu trong tương lai; nếu người đi vay lâm vào tình trạng khó khăn, mất khả năng chi trả thì sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống

Trang 6

- Đối với nền kinh tế :

Tác động tích cực: cho vay tiêu dùng nếu được dùng để tài trợ cho các chi tiêu về hàng hoá và dịch vụ trong nước thì nó có tác dụng rất tốt cho việc kích cầu, tạo điều kiện cho sản xuất phát triển, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Tác động tiêu cực: cho vay tiêu dùng nếu không được sử dụng đúng mục đích trên, chẳng những không có tác dụng kích cầu mà còn làm giảm khả năng tiết kiệm trong nước

1.1.7 Rủi ro trong cho vay tiíu dùng:

- Việc đánh giá tư cách người vay là rất khó do các thông tin cá nhân đáng ra người vay phải trình bày thường được dễ dàng giữ kín (chẳng hạn triển vọng về công việc hay sức khoẻ)

- Các nguyên nhân dẫn đến việc không trả được nợ thì có nhiều, cả chủ quan và khách quan nhưng phổ biến là: việc làm và lợi tức thu được của người vay bị ảnh hưởng hay mất đi Điều này thường xảy ra khi người vay bị thất nghiệp, ngoài ra còn các nguyên nhân: do bệnh tật, tai nạn, chết, nghĩa vụ quân sự, hoặc các sự cố trong gia đình

- Các nguyên nhân khác: sự lừa đảo của người vay, ảnh hưởng của môi trường hay dự đoán vào tương lai của người vay

1.2 Khâi quât về hoạt động cho vay mua nhă của Ngđn hăng thương mại:

1.2.1 Sự cần thiết của hoạt động cho vay mua nhă:

Đối với người dđn Việt Nam: Theo quan điểm của con người Việt Nam đê có từ

xa xưa: “an cư lập nghiệp” nín mong muốn sở hữu căn nhă lý tưởng để chăm lo cho mâi ấm gia đình, yín tđm xđy dựng sự nghiệp luôn luôn lă mục tiíu quan trọng của mỗi người Tuy nhiín, mong muốn ấy thật khó thực hiện đối với những người có thu nhập trung bình cộng thím giâ cả ngăy căng leo thang, tình hình bất động sản biến động bất thường nín việc tích góp từng đồng để mua một căn nhă gặp nhiều khó khăn Chính vì thế hoạt động cho vay mua nhă được coi lă giải phâp tối ưu nhất giúp người dđn có thể mua nhă trong thời gian sớm nhất mă không phải chờ đến khi tích góp đủ số tiền Vì vậy, sản phẩm cho vay mua nhă của câc NHTM có ý nghĩa thiết thực đối với mỗi người dđn Việt Nam

Đối với câc NHTM: Cho vay lă nghiệp vụ quan trọng nhất của NHTM mang lại

Trang 7

giá là tiềm năng, khi mà các khu đô thị, các trung tâm mới được triển khai xây dựng, thu nhập cũng như nhu cầu của người dân ngày một tăng cao Hơn nữa cho vay mua nhà chiếm tỉ trọng lớn trong cho vay tiêu dùng với quy mô khá lớn và mức lãi suất là rất cao, là nguồn thu khổng lồ của ngân hàng Bên cạnh đó, hoạt động cho vay mua nhà còn giúp ngân hàng đa dạng hoá danh mục sản phẩm, góp phần phân tán rủi ro, thu hút khách hàng nhiều hơn Ngoài ra, hoạt động cho vay mua nhà ra đời đáp ứng được nhu cầu cấp thiết của người dân, khiến cho người dân tin tưởng vào ngân hàng, tạo cho người dân thói quen tiếp cận các dịch vụ, tiện ích sản phẩm của ngân hàng Đồng thời ngân hàng cũng phát triển được nhiều sản phẩm liên kết như cho vay mua ô tô hay nội thất sau khi đã vay mua nhà.

Đối với toàn xã hội: Mỗi gia đình là một tế bào của xã hội Gia đình có ổn định

thì xã hội mới có thể phát triển được Bên cạnh đó, hoạt động cho vay mua nhà còn có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với nền kinh tế nói chung và thị trường bất động sản nói riêng bởi sự tham gia vào thị trường của các NHTM tạo được những đòn bẩy quan trọng kích thích nền sản xuất phát triển và là một trong những yếu tố quan trọng và cần thiết để thúc đẩy hoạt động kinh doanh bất động sản phát triển do nhu cầu về vốn là yếu

tố rất quan trọng, thúc đẩy cung cầu thị trường nhà đất phát triển, thúc đẩy quá trình đô thị hoá đất nước

Như vậy nghiệp vụ cho vay mua nhà ra đời có ý nghĩa rất quan trọng đối với mỗi người dân Việt Nam, với các NHTM và với toàn xã hội

1.2.2 Đặc điểm của cho vay mua nhà:

CVMN là một trong các loại hình cho vay tiêu dùng nên nó mang các đặc trưng của cho vay tiêu dùng Tuy nhiên, chính những đặc điểm riêng của đối tượng được tài trợ mà CVMN có những đặc điểm khác biệt so với những loại hình khác

 Quy mô khoản vay: Quy mô của các khoản CVMN thường lớn hơn nhiều so

với quy mô trung bình của các khoản vay tiêu dùng thông thường Điều đó là do đối tượng tài trợ của các khoản vay là các căn hộ, nhà, chi phí xây dựng nhà cửa có giá trị lớn, thường là 500 triệu đến hơn 1 tỷ, trong khi cho vay hạn mức tín dụng có thế chấp cũng chỉ lên đến cao nhất là 300 triệu Do vậy, CVMN góp phần đáng kể vào tỉ trọng tín dụng nói chung do số lượng món vay nhiều và giá trị khoản vay lớn

 Thời gian cho vay: Cho vay mua nhà là loại hình tín dụng tiêu dùng có kỳ hạn

dài nhất, giao động từ 10 cho đến 30 năm

Trang 8

 Tài sản đảm bảo: Khi vay mua nhà, khách hàng thường thế chấp bằng chính

ngôi nhà đó Tuy nhiên vẫn có thể thế chấp bằng một ngôi nhà khác, tuỳ theo quy định riêng của từng ngân hàng

 Rủi ro: CVMN chứa đựng rủi ro tiềm ẩn rất cao mà chủ yếu là rủi ro tín dụng,

là rủi ro mà khách hàng không trả được nợ gốc, lãi, hoặc cả gốc và lãi đúng hạn gây tổn thất cho ngân hàng Do nguồn trả nợ của khách hàng lấy từ thu nhập thường xuyên, nên ngân hàng sẽ gặp rủi ro khi chu kỳ kinh tế thay đổi theo chiều hướng bất lợi, hay khi khách hàng bị mất việc, tai nạn lao động… Mặt khác, thời gian cho vay kéo dài, mọi biến cố đều có thể xảy ra nên rủi ro mà ngân hàng gặp phải là rất cao mà ngân hàng không thể dự đoán trước Thị trường bất động sản mang tính chu kỳ, mỗi giai đoạn khủng hoảng sẽ kéo dài nhiều năm dẫn đến giá cả nhà ở có thể có biến động giảm, trong khi đó tài sản đảm bảo vay thường là chính ngôi nhà mà khách hàng vay mua nên trong trường hợp ngân hàng muốn xử lý tài sản đảm bảo sẽ rất khó khăn Bên cạnh đó chất lượng thông tin tín dụng ít, thông tin thu được chủ yếu là do ngân hàng cung cấp nên họ

có thể đưa ra các thông tin không chính xác, dẫn đến quyết định cấp tín dụng sai

 Lãi suất khoản vay: Thường là rất cao và thả nổi theo từng năm do rủi ro lớn

và chi phí hoạt động cao, bao gồm chi phí huy động vốn trong dài hạn, chi phí thẩm định, chi phí định giá tài sản đảm bảo và điều chỉnh kịp thời theo những biến động thị trường, chi phí bù đắp rủi ro…

 Phương thức hoàn trả: Cho vay mua nhà được thực hiện theo phương thức cho

vay trả góp, gốc và lãi trả hàng tháng hoặc lãi trả hàng tháng; gốc trả theo định kì Trong CVMN, ngân hàng thường yêu cầu người đi vay trả trước một phần giá trị ngôi nhà Phần còn lại ngân hàng sẽ cho vay Việc làm này của ngân hàng có 2 mục đích Thứ nhất: khi

để khách hàng tham gia một phần vốn vào tài sản, họ sẽ ý thức được đó là tài sản của chính họ và có ý thức giữ gìn hơn Thứ 2: trong trường hợp không trả được nợ, ngân hàng thu hồi và phát mại tài sản Lúc đó, tài sản hình thành từ vốn vay đã qua sử dụng nên giá trị đã bị giảm sút đi một phần Do vậy, số tiền trả trước của khách hàng sẽ một phần nào giúp ngân hàng hạn chế được thiệt hại trong trường hợp này

1.2.3 Các sản phẩm cho vay mua nhà:

CVMN là nghiệp vụ mà tất cả các NHTM đều muốn phát triển, vì thế họ đua nhau tung ra các sản phẩm CVMN đa dạng với nhiều tính năng khác nhau Vậy nên hiện nay

có rất nhiều sản phẩm cho vay mua nhà nhưng nhìn chung lại thì vẫn xoay quanh các sản phẩm chính như cho vay trả góp mua nhà ở, nền nhà, cho vay mua nhà để đầu tư,

Trang 9

1.3 Các chỉ tiêu phản ánh hoạt động cho vay mua nhà tại ngân hàng:

1.3.1 Chỉ tiêu phản ánh doanh số, số dư nợ cho vay mua nhà:

 Chỉ tiêu phản ánh Doanh số CVMN:

Doanh số CVMN: Là tổng số tiền mà ngân hàng cho vay mua nhà trong kỳ, nó

phản ánh một cách khái quát về hoạt động cho vay mua nhà của ngân hàng trong một thời kỳ nhất định, thường tính theo năm tài chính

Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng doanh số CVMN tuyệt đối:

Giá trị tăng trưởng

doanh số tuyệt đối =

Tổng doanh số CVMN năm (t) -

Tổng doanh số CVMN năm (t-1)

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết doanh số CVMN năm (t) so với năm (t-1) về giá trị

tuyệt đối là bao nhiêu Khi chỉ tiêu này tăng lên, tức là số tiền mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng cũng tăng lên, thoả mãn tốt hơn nhu cầu của khách hàng, và nó cũng thể hiện hoạt động CVMN đã được mở rộng

Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng doanh số CVMN tương đối:

Giá trị tăng trưởng

doanh số tương đối =

Gía trị tăng trưởng doanh số tuyệt đối x 100%

Tổng doanh số CVMN năm (t-1)

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết tốc độ tăng trưởng doanh số CVMN năm (t) so với

năm (t-1) Khi chỉ tiêu này tăng lên, nó thể hiện rằng doanh số CVMN qua các năm của ngân hàng đã tăng lên tương đối

Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng về tỉ trọng:

Tỉ trọng = Tổng doanh số CVMN x 100%

Tổng dsố về hđ cho vay của NH

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết doanh số của hoạt động CVMN chiếm tỉ lệ bao

nhiêu trong tổng doanh số của hoạt động cho vay của ngân hàng Khi tỉ trọng của CVMN tăng lên qua các năm, chứng tỏ rằng tỉ lệ của CVMN trong hoạt động cho vay

đã tăng lên và nó cũng cho thấy rằng hoạt động CVMN đã được mở rộng

 Chỉ tiêu phản ánh dư nợ CVMN:

Dư nợ CVMN: Là số tiền mà khách hàng đang nợ ngân hàng tại một thời điểm

Chỉ tiêu này thường được sử dụng kết hợp với chỉ tiêu doanh số CVMN nhằm phản ánh tình hình CVMN của ngân hàng

Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng dư nợ tuyệt đối:

Trang 10

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết dư nợ năm (t) tăng so với năm (t-1) về số tuyệt đối

là bao nhiêu Khi chỉ tiêu này tăng lên, tức là số tiền mà khách hàng đang nợ ngân hàng qua các năm đã tăng lên, chứng tỏ rằng hoạt động CVMN được mở rộng

Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng dư nợ tương đối:

Giá trị tăng trưởng dư

Tổng dư nợ về hđ cvay của NH

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết dư nợ của hoạt động CVMN chiếm tỉ lệ bao nhiêu

trong tổng dư nợ của toàn bộ hoạt động cho vay của ngân hàng

 Chỉ tiêu phản ánh Doanh số thu nợ: DSTN phản ánh tình hình thu hồi vốn của

NH và là cơ sở để xác định vòng chu chuyển của vốn vay Một chu kỳ được xem là kết thúc và có hiệu quả khi bảo toàn được vốn đầy đủ và có lợi nhuận cao

1.3.2 Chỉ tiêu nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn:

Giá trị tăng trưởng dư

nợ tuyệt đối =

Tổng dư nợ CVMN năm (t) -

Tổng dư nợ CVMN năm (t-1)

Trang 11

1.3.3 Chỉ tiêu đánh giá kết quả đạt được đối với hoạt động cho vay mua nhà: 1.3.3.1 Chỉ tiêu thu nhập từ sản phẩm cho vay mua nhà:

Chỉ tiêu này bao gồm:

- Thu nhập từ SPCVMN: được trích từ khoản lãi vay khách hàng phải trả khi đến hạn thanh toán.

- Thu khác: đây là khoản thu từ các khoản phí, lệ phí khi NH cung cấp dịch vụ sản phẩm cho vay mua nhà

Khi đó, tổng thu nhập từ sản phẩm cho vay mua nhà bằng tổng của thu nhập lãi cho vay mua nhà, thu lãi tiền gửi và các khoản thu khác

1.3.3.2 Chỉ tiêu chi phí từ sản phẩm cho vay mua nhà:

Chỉ tiêu này bao gồm:

- Chi trả lãi huy động vốn SPCVMN: đây là khoản chi phí ngân hàng phải trả cho cho các nguồn vốn huy động của ngân hàng khi khoản huy động này được

NH sử dụng cho vay mua nhà.

- Chi trả khác: chi cho nhân viên, công tác kho quỹ và thanh toán, nộp phí và lệ

phí, hoạt động quản lý công cụ, chi về tài sản, về dự phòng BHTG… để phục vụ cho hoạt động cho vay mua nhà

Công thức tính như sau:

Chi trả lãi huy động vốn = Tổng chi trả lãi huy động vốn *

SPCVMN

Chi trả khác = Tổng chi trả khác *

Khi đó, tổng chi phí từ sản phẩm cho vay mua nhà bằng tổng của chi trả lãi huy động và chi trả khác.

1.3.3.3 Lợi nhuận kinh doanh từ sản phẩm cho vay mua nhà của ngân hàng:

Sau khi đã tính toán được các chỉ tiêu thu nhập và chi phí từ sản phẩm cho vay mua nhà, ta sẽ tìm ra được lợi nhuận thu được từ sản phẩm cho vay mua nhà trong từng năm

Công thức tính như sau:

Lợi nhuận từ sản phẩm cho vay mua nhà = Tổng thu nhập CVMN - Tổng chi phí CVMN.

Trang 12

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA NHÀ TẠI NHTMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN - CHI NHÁNH HUẾ

2.1 Tổng quan về NHTMCP Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánh Huế:

2.2 1 Lịch sử hình thành:

Sacombank thành lập ngày 21/12/1991, từ việc sáp nhập Ngân hàng Phát triển kinh

tế Gò Vấp và 03 tổ chức tín dụng, trụ sở chính đặt tại 278 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P.8, Q.3, Tp.HCM Sacombank xuất phát điểm là một ngân hàng nhỏ, ra đời trong giai đoạn khó khăn của đất nước với số vốn điều lệ ban đầu 03 tỷ đồng và hoạt động chủ yếu tại vùng ven TP.HCM Ngày 12/07/2006, Sacombank trở thành ngân hàng đầu tiên niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam Sau gần 18 năm hoạt động, đến nay

Sacombank trở thành một trong những Ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam với: 6.700

tỷ đồng vốn điều lệ, 9.202 tỷ đồng vốn tự có, hơn 300 Chi nhánh và Phòng giao dịch tại 45/63 tỉnh thành trong cả nước, 01 VPĐD tại Trung Quốc, 01 Chi nhánh tại Lào và 01 Chi nhánh tại Campuchia, gần 7.000 cán bộ nhân viên trẻ, năng động và sáng tạo, hơn

70.000 cổ đông đại chúng Sứ mệnh của Sacombank là tối đa hóa giá trị cho khách

hàng, nhà đầu tư và đội ngũ nhân viên, đồng thời thể hiện cao nhất trách nhiệm với xã hội và cộng đồng, phấn đấu trở thành Ngân hàng bán lẻ hiện đại và đa năng hàng đầu Việt Nam và khu vực Đông Dương

Sacombank chính thức thâm nhập vào thị trường tỉnh Thừa Thiên - Huế từ năm

2003 Đến ngày 17/11/2006, ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) đã tiến hành lễ khai trương trụ sở mới tại số 126 Nguyễn Huệ, phường Phú Nhuận, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế Trụ sở được đầu tư xây dựng từ tháng 5/2006 với tổng kinh phí 19,4 tỷ đồng, diện tích sử dụng khoảng 1.500m2 gồm một trệt, bốn lầu Cùng ngày, Sacombank cũng khai trương họat động phòng giao dịch Phú Xuân và bàn thu đổi ngoại tệ tại địa chỉ 49 Trần Hưng Đạo, TP Huế Đây là phòng giao dịch thứ 4 của Sacombank hoạt động tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế Ngay trong ngày khai trương trụ sở mới của chi nhánh và thành lập phòng giao dịch Phú Xuân, Sacombank kết hợp với Sở Thể dục - Thể thao, Tỉnh Đoàn và Sở Giáo Dục - Đào tạo Tỉnh Thừa Thiên - Huế tổ chức giải việt dã “Cùng Sacombank chạy vì sức khỏe cộng đồng” Đến nay mạng lưới của Sacombank tại địa bàn này gồm 1 chi nhánh và 6 phòng giao dịch

Trang 13

1.2 Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của các phòng chức năng:

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín

Chi nhánh Huế

(Nguồn từ phòng Tổ chức Hành chính)

•Nhiệm vụ, quyền hạn của giám đốc chi nhánh: thực hiện các công việc theo hạn mức được tổng giám đốc uỷ quyền, chịu trách nhiệm điều hành hoạt động hàng ngày tại chi nhánh, ký duyệt các văn bản, các hợp đồng thuộc phạm vi trách nhiệm

•Nhiệm vụ, quyền hạn của phó giám đốc chi nhánh: thực hiện các công việc theo

sự uỷ quyền của tổng giám đốc, thực hiện các công việc khác theo sự phân công của giám đốc chi nhánh

•Phòng thẩm định và quản lý tín dụng: giám sát chất lượng khách hàng, xếp loại rủi ro tín dụng của khách hàng vay vốn và tiến hành xếp loại khách hàng doanh nghiệp, thẩm định đánh giá tài sản đảm bảo nợ vay, thẩm định các dự án cho vay, bảo lãnh (trung và dài hạn) và các khoản tín dụng ngắn hạn

Phòng Giao Dịch Hương Thủy

Phòng Giao DịchMai Thúc Loan

PHÓ GIÁM ĐỐC

Phòng Giao Dịch Tây Lộc

Phòng Giao Dịch Phú Xuân

Phòng Giao Dịch Phú Hội

P kế toán-Tài

chính

P Thẩm định và

thẩm định tín dụng

Trang 14

• Phòng Tín dụng doanh nghiệp và cá nhân: trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ tín dụng trong phạm vi phân công theo đúng quy định của pháp luật và các quy trình tín dụng đối với khách hàng, tư vấn cho khách hàng sử dụng các sản phẩm tín dụng, dịch

vụ và các vấn đề có liên quan

• Phòng Tổ chức Hành chính: quản lý hồ sơ cán bộ, quản lý thông tin, lập các báo cáo có liên quan, thực hiện chế độ tiền lương, bảo hiểm, quản lý lao động, theo dõi tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

• Phòng kế toán -Tài chính: thực hiện và kiểm tra công tác hạch toán kế toán và chế độ báo cáo kế toán, theo dõi quản lý tài sản, vốn quỹ của chi nhánh theo đúng quy định, chịu trách nhiệm về tính chính chính xác, kịp thời, hợp lý, trung thực của số liệu

kế toán, báo cáo tài chính, đảm bảo an toàn tài sản, tiền vốn của khách hàng và ngân hàng

• Phòng Dịch vụ khách hàng: trực tiếp thực hiện nhiệm vụ giao dịch đối với khách hàng tiếp nhận yêu cầu sử dụng dịch vụ, hướng dẫn thủ tục giao dịch, mở tài khoản, gởi tiền, rút tiền, thanh toán, tiếp thị các sản phẩm dịch vụ, tiếp nhận thông tin phản hồi từ khách hàng, đề xuất tham mưu về chính sách phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng mới, cải tiến quy trình giao dịch phục vụ khách hàng

• Các phòng giao dịch: thiết lập, mở rộng và phát triển hệ thống khách hàng, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ cho khách hàng, chăm sóc toàn diện, tiếp nhận yêu cầu và ý kiến phản hồi từ khách hàng

2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của NHTMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Huế:

2.1.3.1 Tình hình huy động vốn:

Vốn huy động là nguồn vốn chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn trong các NH Nếu NH phát huy tốt công tác huy động vốn không những mở rộng công tác cho vay, tăng cường vốn cho nền kinh tế mà còn mang lại cho NH nhiều lợi nhuận Nó quyết định năng lực thanh toán và đảm bảo uy tín của ngân hàng, quyết định năng lực cạnh tranh của ngân hàng Sacombank không ngừng khai thác và triển khai các sản phẩm dịch vụ đa dạng đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng đồng thời đưa ra nhiều chính sách cạnh tranh chất lượng phục vụ, marketing hợp lý, lãi suất linh hoạt Nhờ có nhiều biện pháp kinh doanh hiệu quả, Sacombank đã thu hút được một lượng lớn khách hàng từ khối dân cư và các tổ chức kinh tế giúp tăng nhanh nguồn vốn huy động qua các năm

Trang 15

Bảng 2.1: Nguồn vốn huy động tại Sacombank - Chi nhánh Huế.

100,0 0

1.183.15 9

100,0 0

- Tiền gửi các tổ chức kinh tế 81.957 9,53 101.613 10,19 120.582 10,19 19.656 23,98 18.969 18,67

- Tiền gửi dân cư 778.219 90,47 895.797 89,81 1.062.577 89,81 117.578 15,11 166.780 18,62+ Tiền gửi tiết kiệm 672.580 86,43 861.316 96,15 992.516 93,41 188.736 28,06 131.200 15,23

Trang 16

Nhận xét: Nhìn chung trong 3 năm 2008 – 2010, vốn huy động của Sacombank liên tục tăng trong 3 năm liền là một dấu hiệu tốt của Sacombank trong tình hình nền kinh tế thế giới có nhiều bất ổn, lạm phát tăng cao tại Việt Nam Điều này cho thấy nổ lực không mệt mỏi của NH trong chính sách thu hút khách hàng, giữ vững lòng tin của khối dân cư và các tổ chức tín dụng vẫn tiếp tục gửi tiền tại NH Tính đến 31/12/2009 tổng nguồn vốn huy động đạt 997.410 trđ, tăng 15,95% (tương đương với 137.234 trđ)

so với năm 2008 chủ yếu là do NH có chính sách lãi suất thích hợp đủ sức cạnh tranh với các NH khác đồng thời có nhiều chương trình khuyến mãi đối với các sản phẩm tiền gửi giúp đem lại nhiều tiện ích cho khách hàng Trong năm 2010, nền kinh tế thế giới đã vượt qua khủng hoảng, chính sự hồi phục này đã tác động tích cực đến nền kinh tế Việt Nam, ngành NH đã có những dấu hiệu khởi sắc Tiếp tục những thành quả đã đạt được trong năm 2009, Sacombank vẫn tiếp tục duy trì mức tăng trưởng huy động vốn năm

2010 là 18,62% (tương đương với 185.749 trđ) so với năm 2009, trước tình hình thị trường huy động vốn hiện nay cạnh tranh ngày càng gay gắt, cho thấy khả năng cạnh tranh huy động tiền gửi của Sacombank với các NHTMCP khác là tương đối khá Theo

số liệu ở trên, ta thấy rằng nguồn tiền gửi khách hàng cá nhân luôn chiếm tỷ trọng cao khoảng hơn 89% trong cơ cấu nguồn vốn tiền gửi liên tiếp trong 3 năm liền và có dấu hiệu thay đổi tỷ trọng không đáng kể Chẳng hạn, nguồn vốn huy động từ dân cư trong năm 2010 chiếm 89,81% còn từ các tổ chức kinh tế chỉ chiếm 10,19% là do được hỗ trợ bởi hàng loạt các chương trình huy động tiết kiệm hấp dẫn, mạng lưới chi nhánh phòng giao dịch rộng khắp đảm bảo sự tiếp cận dễ dàng đối với khách hàng trong các sản phẩm huy động dân cư Năm 2008, số vốn huy động được từ tiền gửi dân cư là 778.219 trđ nhưng đến năm 2009 chỉ tiêu này đạt 895.797 trđ, tăng lên 23,98% (tương đương với 117.578 trđ) và tiếp tục tăng trong năm 2010 đạt 1.062.577 trđ tăng lên 18,6% so với năm 2009 Đây là một dấu hiệu đáng mừng đối với công tác huy động vốn từ tiền gửi dân cư và cho thấy tiềm năng huy động vốn tại thành phố Huế là khá cao, thu nhập dân

cư tại đây ngày càng tăng cao và thể hiện uy tín của Sacombank tại Huế ngày càng được khẳng định trong lòng khách hàng Phân theo loại tiền gửi thì huy động từ VND luôn chiếm tỷ trọng khá lớn so với Ngoại tệ, vàng (Quy đổi VNĐ) đồng thời huy động tiền gửi VND có xu hướng tăng qua 3 năm Cụ thể trong năm 2009 huy động VND là 740.311 trđ tăng 15,65% so với năm 2008, năm 2010 là 885.803 trđ tăng 19,65% so với năm 2009 điều này cho thấy việc sử dụng VND để phục vụ cho nhu cầu cất giữ, sinh lời vẫn được dân cư ưu tiên lựa chọn so với các loại ngoại tệ, vàng (quy đổi VNĐ) khác khi gửi tiền vào NH trong tình hình lạm phát và đồng tiền Việt Nam đang mất giá

Trang 17

Có thể nói trong các năm 2008 – 2010, điều kiện kinh tế khó khăn, thu nhập của người dân giảm sút nhưng Sacombank đã có những chính sách hợp lý, tạo niềm tin, uy tín với khách hàng nên số vốn huy động qua các năm không những không giảm sút mà còn có chiều hướng gia tăng đáng kể Cho thấy thành công bước đầu của Sacombank trong công tác huy động vốn.

2.1.3.2 Tình hình sử dụng vốn:

Nghiệp vụ tín dụng là nghiệp vụ quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ tài sản có của NH Đây là nguồn vốn hình thành từ huy động trong khách hàng, do vậy ngân hàng phải sử dụng có hiệu quả nghĩa là cho vay phải thu hồi được nợ để trả cho người gửi tiền và thu lãi để bù đắp chi phí

Bảng 2.2: Doanh số cho vay, thu nợ và dư nợ tại Sacombank - Chi nhánh Huế.

Đơn vị: triệu đồng (trđ)

( Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2008, 2009, 2010)

Nhận xét: Qua bảng số liệu cho ta thấy, Sacombank đã thực hiện khá tốt công tác cho vay, quản lý tốt việc thu hồi nợ Doanh số cho vay trong 3 năm có xu hướng tăng đều, mức tăng trưởng ổn định thể hiện Sacombank đã có nhiều chính sách cho vay hiệu quả đảm bảo tính chất cạnh tranh lãi suất kết hợp duy trì mức lợi nhuận hoạt động cho vay vẫn theo kế hoạch đề ra Năm 2009 DSCV là 3.132.955 trđ tăng 10,26% (tương ứng tăng 291.548 trđ) so với năm 2008 chủ yếu do triển khai chương trình cho vay hỗ trợ lãi

Trang 18

suất của Chính phủ Năm 2010, DSCV là 3.555.996 trđ tăng 13,50% (tương ứng tăng 423.041 trđ) do tình hình kinh tế khởi sắc các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả nhu cầu vay vốn cao nhằm mở rộng hoạt động kinh doanh Đối với công tác thu hồi nợ Sacombank cũng thực hiện có hiệu quả khi các chỉ tiêu DSTN tăng, dư nợ tăng, nợ xấu

và nợ quá hạn giảm liên tiếp qua 3 năm liền Đây có thể nói là một thành công của Sacombank khi vẫn duy trì các chỉ tiêu cho vay ổn định và phát triển theo chiều hướng tích cực đồng thời Sacombank vẫn thực hiện công tác mở rộng hoạt động cho vay Năm

2008, DSTN chỉ đạt 2.752.840 trđ vì thời điểm này nền kinh tế Việt Nam đối mặt với tình hình lạm phát tăng nhanh, cả ngân hàng và doanh nghiệp chưa có nhiều kinh nghiệm để đối phó với khó khăn do lạm phát gây ra Đến năm 2009, có thể nói Chính phủ đã có nhiều chính sách tài chính hiệu quả để phục hồi nền kinh tế đưa ra nhiều ưu đãi cho doanh nghiệp DSTN năm 2009 là 3.052.916 trđ tăng 15,39% (tương ứng 300.076 trđ) so với năm 2008 và năm 2010 là 3.454.782 trđ tăng 13,16% (tương ứng tăng 401.866 trđ) cho thấy nổ lực cố gắng của nhân viên tín dụng trong công tác thu hồi

nợ của Sacombank làm chất lượng tín dụng của NH ngày càng tiến bộ rõ rệt Với mục tiêu trở thành người bạn của các khách hàng trong những năm vừa qua Sacombank liên tục đưa ra các chính sách ưu đãi đối với khách hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tiếp cận với nguồn vốn kinh doanh Dư nợ tín dụng cuối năm 2009 đạt 600.131 trđ tăng 15,39% (tương ứng tăng 80.039 trđ) so với năm 2008 đây là tín hiệu tốt đối với Sacombank, năm 2010 dư nợ tín dụng đạt 101.214 trđ tăng 16,87% (tương ứng tăng 101.214 trđ) tình hình gia tăng dư nợ tín dụng cho thấy Sacombank đã mở rộng cho vay của NH Sacombank đã mạnh dạn hơn trong việc cho vay để tạo mối quan hệ sâu rộng với khách hàng và đây là bước tiến phát triển hợp lý Đối với việc cho vay, Sacombank cũng thực hiện đa dạng hóa các hình thức cấp tín dụng để cho khách hàng có điều kiện thuận lợi hơn trong việc tiếp cận với nguồn vốn của khách hàng Các hình thức mà NH

sử dụng là cho vay theo kỳ hạn, cho vay theo đối tượng khách hàng, theo ngành kinh tế, theo mục đích sử dụng, theo hình thức đảm bảo tín dụng Tuy Sacombank vẫn thực hiện chính sách mở rộng cho vay nhưng theo số liệu của chỉ tiêu nợ xấu và nợ quá hạn ta thấy rằng các chỉ tiêu này đã có dấu hiệu giảm dần Trong 3 năm 2008 – 2010, nhờ sự quản lý chặt chẽ và đúng đắn, chất lượng tín dụng vẫn được duy trì ở mức an toàn, đảm bảo yêu cầu của NHNN và quy chế của Sacombank Năm 2008, nợ quá hạn của Sacombank là 7.528 trđ chiếm tỷ trọng khá nhỏ so với DSCV và năm 2009 là 4.960 trđ giảm 34,11% (tương ứng giảm 2.568 trđ) so với năm 2008, tiếp tục giảm 64,44% (tương ứng giảm 3.196 trđ) vào năm 2010 Đây là một thành công của Sacombank khi duy trì

Trang 19

mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa nợ quá hạn và DSCV Sacombank cũng thực hiện tốt công tác khống chế tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng Chẳng hạn, nợ xấu năm 2009 là 950 trđ giảm 29,63% ( tương ứng giảm 400 trđ) so với năm 2008, năm 2010 là 577 trđ giảm 39,26% so với năm 2009 cho thấy Sacombank đã thận trọng khi ra quyết định cho vay đúng đắn để hạn chế thấp nhất rủi ro tín dụng có thể xảy ra.

Nhìn chung, DSCV chủ yếu tập trung vào cho vay ngắn hạn và chiếm tỷ trọng khá cao so với cho vay trung và dài hạn Đây là một điều dễ hiểu vì cho vay trung và dài hạn chứa đựng nhiều rủi ro, các ngân hàng khác cũng rất e dè khi ra quyết định nên cho vay hay không đối với nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp trong tình hình nền kinh tế bất

ổn Năm 2008, DSCV vay ngắn hạn là 2.159.469 trđ trong khi vay trung và dài hạn chỉ đạt 681.938 trđ Năm 2009, tỷ trọng DSCV vay trung và dài hạn có dấu hiệu gia tăng đạt 1.033.876trđ, DSCV vay ngắn hạn giảm còn 2.099.079 trđ và tỷ trọng này gia tăng không đáng kể trong năm 2010 do tình hình kinh tế đã dần ổn định Xét về chỉ tiêu DSTN, DSTN cho vay ngắn hạn cũng chiếm tỷ trọng tương đối lớn so với cho vay trung

và dài hạn và ngày càng có xu hướng tăng tỷ trọng DSTN cho vay trung và dài hạn Chẳng hạn, năm 2008 DSTN vay ngắn hạn là 2.536.548 trđ còn DSTN vay trung và dài hạn chỉ đạt 216.292 trđ nhưng năm 2009 tỷ trọng DSTN vay trung và dài hạn tăng nhanh đạt đến 1.001.084 trđ còn DSTN vay ngắn hạn đạt 2.051.832 trđ Xét về chỉ tiêu

dư nợ tín dụng, cuối năm 2008 dư nợ tín dụng cho vay trung dài hạn đạt 103.827 trđ đến cuối năm 2009 chỉ tiêu này đạt 136.619 trđ và năm 2010 là 183.973 trđ Ta có thể thấy được Sacombank đang ngày càng mở rộng hoạt động cho vay trung và dài hạn và khá chú trọng đến quyết định cho vay trung và dài hạn để giảm rủi ro trong tình hình nền kinh tế vẫn còn nhiều bất ổn, biến động tăng giảm bất thường của giá cả trong dài hạn Mặt khác, nguồn vốn huy động ngắn hạn của ngân hàng luôn chiếm trên 60% so với nguồn vốn trung và dài hạn, và để đảm bảo an toàn ngân hàng thường có xu hướng mở rộng cho vay ngắn hạn nhiều hơn

Trang 20

2.1.3.3 Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh:

Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh tại Sacombank - Chi nhánh Huế.

2 Chi cho nhân viên 6.350 10,14 8.154 11,38 12.251 14,83 1.804 28,41 4.097 50,24

3 Chi cho công tác kho quỹ và thanh toán 1.241 1,98 1.513 2,11 1.562 1,89 272 21,92 49 3,23

III Lợi nhuận 12.515 24.017 37.622 11.502 91,91 13.605 56,64

(N guồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2008, 2009, 2010)

Ngày đăng: 02/04/2013, 15:47

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - Hoạt động cho vay mua nhà tại ngân hàng thương mại
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức của ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Trang 13)
Bảng 2.2: Doanh số cho vay, thu nợ và dư nợ tại Sacombank - Chi nhánh Huế. - Hoạt động cho vay mua nhà tại ngân hàng thương mại
Bảng 2.2 Doanh số cho vay, thu nợ và dư nợ tại Sacombank - Chi nhánh Huế (Trang 17)
Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh tại Sacombank - Chi nhánh Huế. - Hoạt động cho vay mua nhà tại ngân hàng thương mại
Bảng 2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh tại Sacombank - Chi nhánh Huế (Trang 20)
Bảng 2.4: Tình hình doanh số CVMN tại Sacombank – Chi nhánh Huế. - Hoạt động cho vay mua nhà tại ngân hàng thương mại
Bảng 2.4 Tình hình doanh số CVMN tại Sacombank – Chi nhánh Huế (Trang 25)
Bảng 2.6: Tình hình dư nợ CVMN  tại Sacombank- Chi nhánh Huế. - Hoạt động cho vay mua nhà tại ngân hàng thương mại
Bảng 2.6 Tình hình dư nợ CVMN tại Sacombank- Chi nhánh Huế (Trang 27)
Bảng 2.7: Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn CVMN tại Sacombank - Chi nhánh Huế. - Hoạt động cho vay mua nhà tại ngân hàng thương mại
Bảng 2.7 Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn CVMN tại Sacombank - Chi nhánh Huế (Trang 28)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w