Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng trung và dài hạn của Ngân hàng Sacombank chi nhánh Cần Thơ (Trang 52 - 54)

1. Theo đối tượng: 278.80

5.2.1 Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng

* Một số giải pháp khắc phục những khó khăn nhằm nâng cao hiệu quả họat động tín dụng:

- Phục hồi vòng quay vốn tín dụng:

Tình hình vòng quay vốn tín dụng giảm và chưa có dấu hiệu phục hồi lại trong năm 2007. Để làm cho vòng quay vốn tín dụng trở lại cần phải đẩy mạnh công tác thu các khỏan nợ đến hạn, qua đó sẽ làm giảm được các khỏan nợ quá hạn đồng thời sẽ hạn chế được nguy cơ trở thành nợ xấu của các khỏan nợ quá hạn đó. Vì vậy ta thấy rằng công tác thu nợ là yếu tố chính giúp cho vòng quay tín dụng trung và dài hạn phục hồi trở lại. Muốn như vậy cần phải có đội ngũ cán bộ theo sát tình hình thu nợ, không để cho các khỏan nợ quá hạn tăng lên và phải chủ động liên hệ với khách hàng, đôn đốc khách hàng khi gần đến hạn thanh tóan.

Ngoài ra sự am hiểu của các cán bộ tín dụng về thực trạng của các ngành kinh tế còn yếu do mức độ quan tâm đến các họat động nghiên cứu thị trường còn thấp. Vì vậy sự chủ động đối phó với những tình huống xấu là không cao, do đó

công tác thu nợ sẽ không mang tính chủ động mà ngược lại mang tính bị động và như vậy là yếu về thông tin thị trường cũng là một trong những yếu tố gián tiếp làm cho vòng quay tín dụng bị chậm lại. Cần phải nâng cao sự nhận thức và am hiểu thị trường đối với các ngành nghề kinh tế có liên quan thông qua tự tiềm hiểu và mở các lớp về nghiên cứu thị trường nhằm bổ sung kiến thức cho nhân viên.

- Tăng cường công tác huy động vốn:

Qua số liệu phân tích ta thấy rằng tình hình huy động vốn giai đọan 2005-2007 chưa đáp ứng đủ nhu cầu vay của khách hàng do đó phải sử dụng nguồn vốn của hội sở để cho vay. Qua đó ta thấy rằng tình hình huy động vốn của Sacombank cần thơ chưa đủ mạnh. Việc sử dụng nguồn vốn huy động tại chổ sẽ mang lại nhiều lợi ích, một mặt hạn chế được chi phí mặt khác có thể tận dụng được nguồn vốn nhàn rỗi của người dân như vậy hiệu quả sử dụng vốn nói chung ở khu vực Cần Thơ sẽ cao hơn.

Tuy nhiên tình hình huy động vốn của Sacombank Cần Thơ gặp khó khăn là do người dân trong địa bàn chưa thật sự có thói quen gửi tiền vào ngân hàng mà thay vào đó là giữ tiền mặt hoặc mua vàng. Đây chính là một trong những khó khăn trước mắt của các ngân hàng nói chung trong việc huy động vốn. Do đó muốn cải thiện tình hình huy động vốn cần phải:

-:- Hình thành đội ngũ cán bộ chuyên phụ trách tình hình huy động vốn cho ngân hàng.

-:- Đưa ra các chương trình khuyến mãi hấp dẫn cho khách hàng gửi tiền: lãi suất

hấp dẫn, phần thưởng có giá trị,...

-:- Đa dạng hóa nguồn vốn huy động như huy động gửi vàng, các loại ngoại tệ,... -:- Kêu gọi khách hàng gửi tiền tiết kiệm thông qua một số kênh như: vận động

người thân, bạn bè và các mối quan hệ. Đồng thời sử dụng những thông tin khách hàng cũ đã từng tham gia gửi tiết kiệm tại ngân hàng

- Giải pháp đối phó với tình hình lãi suất tăng cao:

Đối với tình hình lãi suất tăng cao như những tháng cuối năm 2007 sẽ gây không ít khó khăn cho họat động cho vay đặc biệt là khỏan cho vay trung và dài hạn. Bởi vì với mức lãi suất cao trong một thời gian dài sẽ là gánh nặng cho người vay và sẽ ảnh hưởng đến khả năng sử dụng vốn của khách hàng do chi phí cao.

Nhằm mục tránh tình trạng trên và tạo điều kiện cho đôi bên cùng có lợi khi sử dụng vốn thì nên sử dụng lãi suất thị trường. Lãi suất sẽ thay đổi theo lãi suất thị trường khi đó cơ hội cho khách hàng có được lãi suất thấp trong tương lai sẽ cao hơn so với những thời điểm nhạy cảm như những tháng vừa qua. Đây là biện pháp được các ngân hàng sử dụng nhằm đối phó với tình trạng lãi suất tăng cao trong một khỏan thời gian ngắn. Ưu điểm của giải pháp này là dể dàng, không có sự phức tạp cũng như phù hợp với đối tượng khách hàng tại khu vực.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng trung và dài hạn của Ngân hàng Sacombank chi nhánh Cần Thơ (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w