Đối thủ cạnh tranh hiện tại

Một phần của tài liệu Phân tích khả năng cạnh tranh của ngân hàng Á Châu – Chi nhánh Cần Thơ (Trang 71 - 90)

5. Nội dung và các kết quả đạt được

4.2.2.Đối thủ cạnh tranh hiện tại

Việc phân tích đối thủ cạnh tranh đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, bởi vì khi đó chúng ta sẽ có một cái nhìn khái quát về chiến lược phát triển của họ, xác định được đâu là điểm mạnh thật sự và đâu là điểm yếu của họ để chúng ta có những giải pháp đối phó phù hợp nhằm chiến thắng trong cạnh tranh. Tuy nhiên trước khi đi vào phân tích từng đối thủ ta nên có cái nhìn khái quát về môi trường cạnh tranh chung của các ngân hàng trong bối cảnh hội nhập hiện nay.

4.2.2.1.Môi trường cạnh tranh chung của toàn ngành ngân hàng

Tại thị trường nội địa, ACB đang phải cạnh tranh với trên 40 ngân hàng thương mại trong đó có 5 ngân hàng nhà nước lớn (Vietcombank, BIDV, Incombank, Agribank, Mekong Delta Housing Bank),1 ngân hàng chính sách, 1 ngân hàng phát triển, 37 ngân hàng thương mại cổ phần... Những ngân hàng thương mại trong nước hiện đang nắm giữ khoảng gần 90% thị phần (cả tiền gửi và cho vay), trong đó riêng các ngân hàng thương mại nhà nước chiếm 70%. Phần các ngân hàng nước ngoài (có 4 ngân hàng liên doanh, 28 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 43 văn phòng đại diện) chỉ chiếm khoảng dưới 10% thị phần.

Như vậy cạnh tranh trong lĩnh vực tài chính ngân hàng sẽ ngày càng gay gắt và quyết liệt, đặc biệt là với sự hiện diện của các ngân hàng nước ngoài như HSBC, ANZ, Citibank,… họ rất mạnh về tài chính, khả năng quản lý toàn cầu, đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp. Các ngân hàng trong nước gặp nhiều thách thức rất lớn như áp lực cạnh tranh trên các mặt như năng lực tài chính, công nghệ, trình độ quản lý, hệ thống sản

phẩm, chất lượng dịch vụ, các chuẩn mực an toàn theo thông lệ quốc tế, dự phòng rủi ro, phân loại nợ. Và ngân hàng Việt Nam cũng phải đối mặt với sự gia tăng rủi ro thuộc mảng khách hàng doanh nghiệp nhà nước bởi việc hội nhập đặt các doanh nghiệp trước thế cạnh tranh gay gắt, khả năng mất thị phần cao, khuynh hướng sáp nhập.

Kết quả một cuộc điều tra của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc được thực hiện vào cuối năm 2006 cho biết: có 45% khách hàng (là doanh nghiệp và cá nhân) sẽ chuyển sang vay vốn của ngân hàng nước ngoài thay vì của ngân hàng trong nước; 50% chọn dịch vụ ngân hàng nước ngoài thay thế, và 50% còn lại chọn ngân hàng nước ngoài để gửi tiền, đặc biệt là ngoại tệ... Như vậy, các ngân hàng trong nước có thể sẽ mất đi khoảng một nửa các hoạt động kinh doanh hiện nay; và khả năng huy động vốn cũng bị giảm sút?

Tóm lại, trong bối cảnh hội nhập và mở cửa thị trường đang diễn ra sôi nổi cùng với chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tư nhân tham gia vào lĩnh vực tài chính ngân hàng. Điều này đòi hỏi ACB cần phải phát huy được những thế mạnh vốn có của mình, đồng thời tích cực đổi mới, nâng cao năng lực tài chính, quản trị điều hành, trình độ công nghệ, đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ tài chính để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng và cạnh tranh.

4.2.2.2. Môi trường cạnh tranh tại TP Cần Thơ

Tính đến thời điểm cuối năm 2007, trên địa bàn thành phố Cần Thơ có tổng cộng 35 tổ chức tín dụng đang hoạt động kinh doanh, trong đó có 2 ngân hàng có trụ sở chính là TMCP Sài Gòn – Hà Nội và TMCP Miền Tây, 7 chi nhánh ngân hàng thương mại nhà nước, 18 chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần, 01 chi nhánh ngân hàng liên doanh, 02 văn phòng đại diện ngân hàng nước ngoài và 5 chi nhánh tổ chức tín dụng phi NH và tín dụng hợp tác. Qua đó cho thấy mức độ cạnh tranh của các ngân hàng đang trở nên quyết liệt hơn bao giờ hết điều đó được thể hiện rỏ rệt qua thị phần của các TCTD trên địa bàn.

Bảng 19: THỊ PHẦN HUY ĐỘNG VỐN VÀ CHO VAY CỦA CÁC TCTD TẠI CẦN THƠ

Thành phần 2006 2007 2007/2006 Thị phần vốn huy động Thị phần cho vay Thị phần vốn huy động Thị phần cho vay Thị phần vốn huy động Thị phần cho vay TCTD Nhà Nước 55,8 60,7 52,4 56,2 -3,4 -4,5 TCTD Cổ Phần 41,7 37,4 45,8 41,3 4,1 3,9 TCTD Liên Doanh 0,76 0,71 0,62 0,64 -0,14 -0,07 TCTD phi ngân hàng 1,74 1,19 1,18 1,86 -0,56 0,67

Nguồn: Chi nhánh ngân hàng Nhà nước Việt nam tại Cần thơ

Trong năm qua khối TCTD Nhà nước chiếm 52,4% thị phần huy động vốn và 56,2% thị phần cho vay; tiếp đến là khối TCTD cổ phần chiếm 45,8% thị phần huy động vốn và 41,3% thị phần cho vay; TCTD phi ngân hàng chiếm 1,18% thị phần huy động vốn và 1,86% thị phần cho vay và cuối cùng TCTD liên doanh hiện chỉ chiếm 0,62% thị phần huy động vốn và 0,64% thị phần cho vay. Qua đó, ta thấy khối TCTD Nhà nước hiện đang chiếm trên 50% thị phần huy động vốn và thị phần cho vay, tuy nhiên vị thế này đang bị đe dọa nghiêm trọng từ phía các TCTD cổ phần với phong cách phục vụ chuyên nghiệp, sản phẩm đa dạng và công nghệ hiện đại đã làm cho thị phần huy động vốn và thị phần cho vay của các TCTD này tăng mạnh trong năm qua (thị phần huy động vốn tăng 4,1% trong khi thị phần cho vay tăng 3,9%) trái lại thị phần huy động vốn của các TCTD Nhà nước bị sụt giảm mạnh (giảm 3,4 %) còn thị phần cho vay thì giảm mạnh hơn (giảm 4,5%) so với năm 2006.

Với tình hình này, năm 2008 sẽ là năm cạnh tranh quyết liệt hơn giữa các ngân hàng trên địa bàn khi mà các chỉ tiêu kế hoạch đều được giao cao hơn các năm trước. Đặc biệt là sự tăng tốc cạnh tranh giữa khối TCTD Nhà nước và TCTD Cổ phần

4.2.2.3. Phân tích đối thủ cạnh tranh

Theo nhận định của ngân hàng thì đối thủ cạnh tranh chính hiện nay là Eximbank Cần Thơ và Sacombank Cần Thơ. Lý do để đưa ra lựa chọn này là:

+ Chi nhánh ACB Cần Thơ là NHTMCP do đó việc lựa chọn hai đối thủ phân tích cũng thuộc NHTMCP như vậy sẽ đảm bảo sự tương thích về tính chất sở hữu, về các qui định của NHNN đối với các NHTMCP.

+ Cả ba chi nhánh đều trực thuộc ba NHTMCP có qui mô về vốn điều lệ lớn nhất hiện nay trong khối NHTMCP

+ Cả ba ngân hàng này đều nhắm đến mục tiêu là khách hàng cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ nên các sản phẩm của ngân hàng hầu như là giống nhau.

- Chiến lược phát triển của đối thủ

+ SACOMBANK: Với khẩu hiệu hành động, SCB cùng ĐBSCL hội nhập và phát triển. Vì vậy chiến lược phát triển của ngân hàng trong thời gian tới là nghiên cứu phát triển một số sản phẩm với các chính sách khách hàng đặc trưng, phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế nông nghiệp cải thiện môi trường sống nông thôn đồng thời thích hợp với tính cách hiền hòa, chân chất, giản đơn của bà con Nam Bộ. Mặt khác sẽ quan tâm đến việc tài trợ các dự án đầu tư hạ tầng kinh tế kỷ thuật, đổi mới công nghệ nhằm cùng với doanh nghiệp tạo ra giá trị gia tăng, đồng thời góp phần thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa nền nông nghiệp lớn nhất cả nước.

+ EXIMBANK: Ngân hàng phát triển nhanh, ổn định và bền vững trên cơ sở đáp

ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu giao dịch tài chính của khách hàng; đảm bảo được các lợi ích cộng đồng và xã hội; mở rộng mạng lưới phân phối để gia tăng thị phần qua đó tạo ra nhiều giá trị gia tăng cho khách hàng và tăng thu nhập cho cán bộ nhân viên

- Yếu tố tài chính

BẢNG 20: TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA ACB CẦN THƠ SO VỚI CÁC ĐỐI THỦ CẠNH TRANH NĂM 2007

Chỉ tiêu ĐVT ACB SACOMBANK EXIMBANK

Doanh thu Triệu đồng 49.552 135.309 67.273

Chi phí Triệu đồng 40.127 116.136 59.382

Lợi nhuận trước thuế Triệu đồng 9.425 19.173 7.891

Lợi nhuận sau thuế Triệu đồng 6.786 13.805 5.682

Tổng tài sản Triệu đồng 553.485 971.074 515.849 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ROA % 1,23 1,42 1,1

Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của các ngân hàng

Nhìn chung các chỉ tiêu tài chính của ACB đều thấp hơn so với Sacombank nhưng cao hơn Eximbank. Trong năm qua cứ 1 đồng tài sản ACB bỏ ra thì thu về lợi nhuận ròng là 1,23 đồng trong khi đó tại Sacombank là 1,42 đồng và Eximbank là 1,1 đồng. Vì vậy mà trong thời gian tới ngân hàng cần tiếp tục đẩy mạnh cho vay và tăng cường cung cấp các dịch vụ tiện ích cho khách hàng nhằm tăng lợi nhuận để đuổi kịp Sacombank và gia tăng khoảng cách đối với Eximbank.

BẢNG 21: MẠNG LƯỚI PHÂN PHỐI CỦA CỦA ACB CẦN THƠ SO VỚI CÁC ĐỐI THỦ CẠNH TRANH NĂM 2007

Đvt: phòng giao dịch

Ngân hàng Phòng giao dịch tại Cần Thơ

SACOMBANK 4

ACB 2

EXIMBANK 5

Nguồn: Tổng hợp từ Website các ngân hàng

Hiện nay Eximbank đang đứng đầu với 5 phòng giao dịch tại Cần Thơ. Tiếp đến là Sacombank với 4 phòng giao dịch. Ngân hàng Á Châu đang tỏ ra yếu thế hơn với 2 phòng giao dịch. Với một mạng lưới rộng khắp cho phép Eximbank và Sacombank thuận tiện hơn trong việc tiếp cận khách hàng. Qua đó, gia tăng cung cấp các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng như huy động vốn, cho vay và các tiện ích khác. Vì vậy mà trong thời gian tới ACB Cần Thơ cần mở thêm phòng giao dịch để gia tăng khả năng cạnh tranh cho ngân hàng.

- Mức độ đa dạng của sản phẩm: sản phẩm của các ngân hàng phục vụ cho hai nhóm khách hàng chủ yếu là khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp.

Bảng 22: SẢN PHẨM ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI ACB CẦN THƠ VÀ CÁC ĐỐI THỦ CẠNH TRANH

Sản phẩm Sacombank ACB Eximbank

Tiền gửi - Tiền gửi bậc thang - Tiền gửi thanh toán - Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn

- Tài khoản Âu Cơ

- Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn

- Tiết kiệm bậc thang - Tiết kiệm tích lũy - Tiền gửi tuần năng động - Tiền gửi Vạn Phúc

- Chứng chỉ huy động vàng và VNĐ bảo đảm giá trị theo vàng

- Tiền gửi thanh toán

- Tiền gửi có kỳ hạn

- Tiền gửi ký quỹ bảo

đảm thanh toán thẻ

- Tiết kiệm 5+

- Chính sách siêu linh hoạt yên tâm lưu thông vốn

- Tiết kiệm không kỳ

hạn

- Tiết kiệm có kỳ hạn

- Tiết kiệm bằng Vàng

- Tiền gửi thanh toán - Tiền gửi có kỳ hạn - Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn

- Tiền gửi tiết kiệm hỗn hợp

- Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn rút vốn linh hoạt

- Tiết kiệm hưởng lãi suất bậc thang theo số dư

Thẻ - Thẻ tín dụng quốc tế Sacombank Visa Credit - Thẻ thanh toán SacomPassport

- Thẻ tín dụng quốc tế dành riêng cho phái đẹp

- Thẻ thanh toán quốc tế Sacombank Visa Debit

- Thẻ ATM2+ - ACB Visa Debit/MasterCard Dynamic - ACB Visa Electron/MasterCard Electronic - Thẻ V-TOP - Thẻ EximbankVisa debit - Thẻ tín dụng Visa Mastercard

Tiền vay - Cho vay trả góp sinh hoạt tiêu dùng

- Cho vay liên kết mua nhà, sữa chữa nhà

- Cho vay cầm cố chứng từ có giá vàng, ngoại tệ

- Cho vay cán bộ công nhân viên

- Cho vay liên kết mua xe ôtô

- Cho vay cầm cố thẻ tiền gửi

- Cho vay liên kết chuyển nhượng bất động sản - Cho vay sản xuất kinh doanh

- Cho vay du học - Cho vay nông nghiệp

- Cho vay trả góp mua nhà, nền nhà

- Cho vay trả góp xây dựng sửa chữa nhà - Cho vay trả góp sinh họat tiêu dùng

- Cho vay sản xuất kinh doanh trả góp - Dịch vụ hỗ trợ du học - Cho vay mua xe ô tô, thế chấp bằng xe ô tô mua

- Cho vay cầm cố sổ tiết kiệm giấy tờ có giá - Cho vay thế chấp cổ phiếu chưa niêm yết - Cho vay thế chấp chứng khoán niêm yết - Cho vay phát triển kinh tế nông nghiệp - Cho vay tín chấp

- Cho vay kinh doanh cá thế

- Cho vay cầm cố sổ tiết kiêm, giấy tớ có giá

- Cho vay cầm cố cổ phiếu

- Cho vay xây dựng sữa chữa nhà

- Cho vay mua xe ô tô - Thấu chi tài khoản

Dịch vụ chuyển tiền

- Chuyển tiền nhanh tận nhà

- Chuyển tiền tử Việt Nam ra nước ngoài

- Chuyển tiền từ nước ngoài

- Chuyển tiền trong (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nước

- Chuyển tiền ra nước

ngoài

- Nhận tiền chuyển từ

- Chuyển tiền nhanh trong hệ thống eximbank

- Chuyển tiền ngoài hệ thống eximbank

về Việt Nam - Chuyển tiền bằng BANKDRAFT trong nước - Nhận tiền chuyển từ nước ngoài

- Chuyển tiền nhanh

Western Union

- Chuyển tiền từ nước ngoài về Việt Nam - Chuyển tiền tử Việt Nam ra nước ngoài

Dịch vụ khác

- Dịch vụ thanh toán cước điện thoại

- Dịch Vụ Thu Chi Hộ - Dịch Vụ Cho Thuê Ngăn Tủ Sắt - Dịch Vụ Chuyển Đổi Ngoại Tệ - Dịch Vụ Bảo Lãnh Ngân Hàng - Dịch Vụ SMA Sacombank - Dịch vụ hỗ trợ du học - Dịch vụ giữ hộ tài liệu quan trọng

- Giữ hộ vàng

- Thu đổi ngoại tệ

- Dịch vụ trung gian

thanh toán mua bán bất động sản

- Dịch vụ du học

- Dịch vụ thanh toán

tiền điện trực tiếp tại ACB

- Bankdraft đa ngoại tệ

- Dịch vụ ngân quỹ - Dịch vụ du học trọn gói - Kinh doanh vàng - Dịch Vụ Chuyển Đổi Ngoại Tệ - Dịch vụ nhà đất Tổng 36 35 25

Nguồn: Tổng hợp từ Website các ngân hàng

Khi xét về mức độ đa dạng sản phẩm thì Sacombank và ACB tỏ ra vượt trội hơn so với đối thủ Eximbank. Sacombank hiện đang có gần 36 sản phẩm phục vụ cho khách hàng cá nhân trong khi đó ACB có 35 sản phẩm, Eximbank hiện chỉ có 25 sản phẩm phục vụ cho nhóm khách hàng này. Qua đó, cho thấy Sacombank thật sự là một đối thủ mạnh mà ACB cần phải đối phó nhiều nhất trong lĩnh vực bán lẽ hiện nay. Với mạng lưới phân phối rộng, Sacombank sẽ dễ dàng trong việc tiếp cận khách hàng, đẩy mạnh công tác tiếp thị sản phẩm đến khách hàng qua đó góp phần gia tăng việc sử dụng các sản phẩm của ngân hàng. Trong khi đó sản phẩm của ACB tuy đa dạng nhưng cách tiếp cận của khách hàng đối với các sản phẩm của ngân hàng còn nhiều khó khăn do mạng lưới phân phối của ngân hàng còn ít. Vì vậy mà trong thời gian tới ngân hàng cần đẩy

mạnh việc thiết lập nhiều chi nhánh, phòng giao dịch hơn nửa nhằm gia tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng.

Bảng 23: SẢN PHẨM ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI ACB CẦN THƠ VÀ CÁC ĐỐI THỦ CẠNH TRANH

Sản phẩm Sacombank ACB Eximbank

Tiền gửi - Tiền gửi bậc thang - Tiền gửi thanh toán - Tiền gửi định kỳ doanh nghiệp

- Tiết kiệm tích lũy thưởng

- Tiền gửi thanh toán - Tiền gửi thanh toán lãi suất có thưởng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tiền gửi có kỳ hạn - Tiết kiệm kỳ hạn lãi suất linh hoạt

- Tiền gửi thanh toán - Tiền gửi có kỳ hạn

Dịch vụ bao

thanh toán - Bao thanh toán trong nước - Bao thanh toán trong nước - Bao thanh toán ngoài nước

- Bao thanh toán trong nước

Dịch vụ bảo

lãnh - Bảo lãnh trong nước

- Bảo lãnh trong nước

Một phần của tài liệu Phân tích khả năng cạnh tranh của ngân hàng Á Châu – Chi nhánh Cần Thơ (Trang 71 - 90)