5. Nội dung và các kết quả đạt được
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
2.2.1.1. Số liệu thứ cấp
- Thu thập số liệu trực tiếp từ Chi nhánh Ngân hàng TMCP Á Châu Cần Thơ từ năm 2005 đến năm 2007. Cụ thể:
+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. + Bảng cân đối kế toán.
+ Bảng báo cáo thống kê doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn.
- Tổng hợp thông tin từ các báo, tạp chí chuyên về Tài Chính - Ngân hàng như: Tài Chính tiền tệ, thời báo ngân hàng, tạp chí ngân hàng…và từ Website ngân hàng.
2.2.1.2. Số liệu sơ cấp
- Điều tra phỏng vấn khách hàng ACB bằng bảng câu hỏi để nghiên cứu mức độ hài lòng của khách hàng đối với các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng và những nhu cầu của họ trong tương lai
- Thu thập số liệu sơ cấp:
+ Thu thập ý kiến khách hàng từ phiếu thăm dò. + Cỡ mẫu: 110
+ Vùng chọn mẫu: địa bàn thành phố Cần thơ + Phương pháp chọn mẫu: ngẫu nhiên. - Xử lý số liệu: sử dụng phầm mềm SPSS
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu
- Mục tiêu 1: sử dụng mô hình CAMEL để đánh giá năng lực cạnh tranh của ngân hàng.
- Mục tiêu 2: sử dụng mô hình năm động lực của Michael E. Porter để phân tích ảnh hưởng của môi trường tác nghiệp đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Ngoài ra khi phân tích đối thủ cạnh tranh còn sử dụng ma trận hình ảnh cạnh tranh để so sánh ngân hàng với các đối thủ cạnh tranh chủ yếu.
- Mục tiêu 3: sử dụng phân tích SWOT trong việc đề ra giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngân hàng.
Ngoài ra trong quá trình phân tích còn sử dụng phuơng pháp so sánh, phương pháp tỷ trọng nhằm xác định xu hướng, mức độ biến động, kết cấu của các chỉ tiêu doanh thu, chi phí, lợi nhuận…của ngân hàng và sử dụng biểu đồ, biểu bảng để mô tả số liệu.
CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU – CHI NHÁNH CẦN THƠ
3.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU – CHI NHÁNH CẦN THƠ
3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
- Ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Cần Thơ được thành lập theo giấy phép số 52/QP-UBND Tỉnh Cần Thơ cho phép đặt cơ quan tại tỉnh. Giấy phép chấp nhận cho mở chi nhánh trong nước thuộc NHTMCP do Ngân Hàng Nhà nước Việt Nam cấp số 069384 cấp ngày 16/09/1995.
- Ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Cần Thơ chính thức khai trương và đi vào hoạt động ngày 27/03/1996 trụ sở đặt tại 17-19 Nam Kỳ Khởi Nghĩa Tp Cần Thơ.
- Qua 12 năm hoạt động, Ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Cần Thơ đã góp phần hết sức to lớn cho sự phát triển của thành phố Cần Thơ, đã trở thành một đối tác đáng tin cậy của quý khách hàng. Phưong châm hoạt động của ngân hàng là luôn hướng đến sự hoàn thiện, tạo dựng giá trị cao nhất cho khách hàng. Với phong cách phục vụ chuyên nghiệp, thái độ ân cần, niềm nở, ngân hàng luôn tạo được sự tin tưởng của qúy khách hàng.
3.1.2. Cơ cấu tổ chức
3.1.2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Sơ đồ 3: Sơ đồ cơ cấu tổ chức ngân hàng Á Châu Cần Thơ 3.1.2.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
a) Giám Đốc
- Điều hành mọi hoạt động của đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ phạm vi hoạt động của đơn vị.
- Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận và nhận thông tin phản hồi từ các phòng ban.
- Có quyền đề xuất, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật hay nâng lương cho cán bộ công nhân viên trong đơn vị, ngoại trừ kế toán trưởng và kiểm soát trưởng.
- Thực hiện các công việc khác theo ủy quyền của chủ tịch HĐQT/Tổng GĐ.
GIÁM ĐỐC
PHÒNG
GIAO DỊCH –NGÂN QUỸ KINH DOANHPHÒNG
Bộ phận Giao dịch PHÒNG KẾ TOÁN –HÀNH CHÍNH Bộ phận Dịch vụ khách hàng Bộ phận Ngân quỹ Bộ phận Thẻ Kiều hối, WU Bộ phận Thanh toán quốc tế Bộ phận Tiếp thị thẩm định khách hàng Bộ phận Thẩm định & Quản lý TSTC Bộ phận Dịch vụ khách hàng Bộ phận Xử lý nợ Bộ phận Hành chính Bộ phận Kế toán
b) Chức năng nhiệm vụ của phòng kinh doanh
- Chức năng: sử dụng nguồn vốn của ACB để cho vay và đảm bảo thu hồi vốn đúng hạn.
- Nhiệm vụ:
+ Tìm kiếm và phát triển khách hàng thông qua công tác tiếp thị.
+ Thực hiện cho vay theo thể lệ, quy trình tín dụng của NHNN và Á Châu. + Thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh theo thể lệ của ACB
+ Thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế theo đúng hướng dẫn của ACB. + Thẩm định và phân loại khách hàng, lập hồ sơ tín dụng và bảo lãnh, trình ban tín dụng xét duyệt theo hạn mức được ACB quy định.
+ Thẩm định và quản lý tài sản thế chấp, cầm cố
+ Theo dõi nợ vay, thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn vay, tài sản thế chấp cầm cố của khách hàng.
+ Đôn đốc thu hồi nợ, có biện pháp xử lý nợ quá hạn kịp thời.
+ Đề xuất hướng giải quyết, kể cả đề xuất khởi tố các vụ việc liên quan đến hoạt động tín dụng và bảo lãnh của chi nhánh.
+ Tổ chức quản lý, lưu trữ hồ sơ có liên quan đến nghiệp vụ của phòng. + Thực hiện chế độ báo cáo thống kê về hoạt động cho vay, hoạt động bảo lãnh và thanh toán quốc tế theo quy định của NHNN và NH Á Châu
c) Chức năng nhiệm vụ của phòng giao dịch và ngân quỹ
- Huy động vốn:
+ Huy động vốn VND, ngoại tệ có kỳ hạn, không kỳ hạn của tổ chức, cá nhân dưới hình thức tiền gửi thanh toán.
+ Các hình thức huy động khác được tổng giám đốc cho phép. - Dịch vụ thanh toán
+ Cung cấp các dịch vụ liên quan đến việc mở và sử dụng tài khoản của khách hàng, xác nhận số dư tài khoản; xác nhận ký quỹ; xác nhhận năng lực tài chính; liệt kê giao dịch tài khoản; sao lục chứng từ; các dịch vụ khác.
+ Cung cấp các phương tiện thanh toán do các tổ chức phát hành khi được Tổng Giám đốc cho phép.
+ Thu hộ, chi hộ.
+ Chuyển tiền trong nước và nước ngoài. + Thanh toán trong nước.
+ Dịch vụ ngân hàng điện tử + Thẻ - Kiều hối – Western Union
+ Phát hành và thanh toán thẻ thanh toán, thẻ tín dụng. + Tiếp thị, mở đại lý thanh toán thẻ.
+ Chi trả kiều hối, Western Union tại nhà
+ Tiếp thị, mở đại lý Western Union trong khu do NH ACB Cần thơ phụ trách quản lý.
+ Quản lý thông tin, hồ sơ khách hàng thẻ, kiều hối, Western Union. + Tra soát và lập lệnh chi tiền cho các đại lý Western Union.
+ Kinh doanh ngoại tệ: thu đổi ngoại tệ USD tiền mặt.
+ Dịch vụ ngân quỹ: Đổi, kiểm điếm tiềnVND, ngoại tệ USD. + Các sản phẩm liên kết khác.
d) Chức năng nhiệm vụ của phòng Kế toán - hành chính - Văn thư:
+ Nhận và lưu trữ công văn, fax đi, fax đến.
+ Photocopy và phân phối các văn bản, tài liệu cho ban giám đốc, các phòng nghiệp vụ.
+ Soạn thảo văn bản theo yêu cầu của Ban Giám Đốc.
- Hành chính:
+ Trực tổng đài điện thoại
+ Theo dõi quản lý hồ sơ của nhân viên, cộng tác viên. + Thực hiện chế độ BHXH, BHYT của nhân viên + Lập danh sách chế độ tiền thưởng
+ Thực hiện công tác tuyển nhân viên. + Thực hiện chế độ thôi việc, nghỉ việc. + Theo dõi hình thức chi tiền hành chính. + Quản lý, cấp phát văn phòng phẩm, ấn phẩm. + Theo dõi, quản lý tài sản của chi nhánh.
+ Lập kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa các trang thiết bị máy móc. + Kiểm tra công tác bảo vệ trụ sở và vệ sinh cơ quan.
- Bộ phận kế toán
+ Tổng hợp số liệu cuối ngày, gửi file phát sinh về hội sở. Cân đối nội bảng, ngoại bảng hàng ngày.
+ Hạch toán bù trừ, báo có tài khoản khách hàng, theo dõi việc thu chi nội bộ trong chi nhánh.
+ Kiểm tra, đánh số hoàn tất các chứng từ phát sinh trong ngày. + Cho và giải ký hiệu mật trong thanh toán điện tử liên ngân hàng.
+ Lập và kiểm tra các bảng cân đối, các báo các hàng tháng, hàng năm gửi về hội sở và các cơ quan có liên quan (NHNN, Cục thuế, Cục thống kê…)
+ Tổng hợp báo cáo số liệu hằng ngày cho Ban Giám Đốc.
3.2. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG Á CHÂU CẦN THƠ HÀNG Á CHÂU CẦN THƠ
3.2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng từ năm 2005-2007
Lợi nhuận luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu đối với mọi chủ thể kinh doanh trong nền kinh tế và hoạt động của ngành ngân hàng cũng không nằm ngoài nguyên tắc này. Các ngân hàng luôn quan tâm đến vấn đề làm thế nào để có thể đạt lợi nhuận cao nhất với mức rủi ro có thể chấp nhận được. Qua đó, đảm bảo hoạt động kinh doanh của ngân hàng tiếp tục phát triển bền vững. Ðiều này cũng là mục tiêu của Ngân hàng Á Châu Chi nhánh Cần Thơ trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình. Ðể thấy rõ hơn kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh trong thời gian qua, ta xem xét bảng số liệu sau:
Bảng 2: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG ÐVT: Triệu đồng CHỈ TIÊU 2005 2006 2007 SO SÁNH 2006/2005 SO SÁNH 2007/2006 Số tiền % Số tiền % Doanh thu 17.017 26.128 49.552 9.111 53,54 23.424 89,65 Chi phí 11.554 19.361 40.127 7.807 67,57 20.766 107,26 Lợi nhuận 5.463 6.767 9.425 1.304 23,87 2.658 39,28
Nguồn: Phòng kinh doanh
Lợi nhuận của ngân hàng liên tục tăng qua ba năm. Cụ thể, năm 2006 lợi nhuận đạt 6.767 triệu đồng tăng 23,87% so với năm 2005, sang năm 2007 lợi nhuận đạt 9.425 triệu
quả. Vậy đâu là lý do để có được kết quả cao như vậy? Để trả lời câu hỏi này ta sẽ đi vào phân tích tình hình doanh thu và chi phí của ngân hàng.
- Về doanh thu: Doanh thu của ngân hàng liên tục tăng qua các năm. Thật vậy, năm 2006 doanh thu đạt 26.128 triệu đồng tăng 53,54% so với năm 2005, sang năm 2007 doanh thu đạt 49.552 triệu đồng tăng 89,65% so với năm 2006. Có được kết quả như vậy một phần là nhờ ngân hàng đã đẩy mạnh việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm tới khách hàng, chủ động tìm kiếm khách hàng đặc biệt là khách hàng vay vốn. Hiện tại, ngân hàng có bộ phận PFC phụ trách việc tìm kiếm khách hàng và tư vấn cho khách hàng khi vay vốn tại ngân hàng. Chính cách làm này đã làm cho số lượng người vay vốn đến ngân hàng ngày một tăng. Mặt khác, kinh tế xã hội Việt Nam nói chung và Cần Thơ nói riêng đang trong giai đoạn phát triển cao, doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả hơn, thu nhập người dân tăng cao. Vì vậy mà nhu cầu sử dụng các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng cũng tăng lên. Nắm bắt được cơ hội này, ngân hàng đã tung ra nhiều sản phẩm mới như cho vay với lãi suất cố định, đầu tư vàng, hỗ trợ tài chính du học…Qua đó góp phần làm tăng doanh thu cho ngân hàng.
- Về chi phí: Chi phí của ngân hàng cũng liên tục tăng qua các năm. Năm 2006, chi phí đạt 19.361 triệu đồng tăng 67,57% so với năm 2005, sang năm 2007 chi phí đạt 40.127 triệu đồng tăng đến 107,26% so với năm 2006. Chi phí năm 2007 tăng cao là do lãi suất huy động của ngân hàng liên tục tăng đã làm cho chi phí huy động vốn tăng mạnh. Lãi suất huy động của ngân hàng tăng là do lạm phát tăng mạnh nên buộc lãi suất huy động phải tăng để đảm bảo quyền lợi cho khách hàng. Ngoài ra, do cạnh tranh từ các ngân hàng khác trên địa bàn nên ngân hàng cũng phải tăng lãi suất huy động (có lúc lên đến 12%/năm) để có thể huy động một lượng vốn lớn trong dân cư nhằm đáp ứng nhu cầu vốn tăng mạnh của khách hàng trong giai đoạn phát triển kinh tế như hiện nay. Một nguyên nhân khác làm cho chi phí tăng là chi phí trả lương của cán bộ nhân viên ngân hàng tăng. Lạm phát tăng cao đã làm cho giá cả trở nên đắt đỏ hơn vì vậy việc tăng lương cho nhân viên ngân hàng là một tất yếu, ngoài ra trong bối cảnh nguồn nhân lực ngân hàng đang thiếu hút thì việc tăng lương để giữ chân nhân viên của mình là một cách làm phù hợp.
0 10.000 20.000 30.000 40.000 50.000 T r iệ u đ ồ n g 2005 2006 2007 Năm
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM
Doanh thu Chi phí
Lợi nhuận trước thuế
Biểu đồ 1: Biểu đồ kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng
Tóm lại, trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay, ngân hàng Á Châu Cần Thơ vẫn đạt được kết quả như trên là rất tốt, đó là sự nỗ lực của toàn thể cán bộ nhân viên ngân hàng. Hi vọng, trong thời gian tới chi nhánh sẽ tiếp tục đạt kết quả cao trong kinh doanh. Để làm được điều này, chi nhánh cần có nhiều biện pháp hữu hiệu hơn nữa để gia tăng lợi nhuận và đặc biệt là hạ thấp chi phí nhằm đưa hoạt động của chi nhánh ngày càng tốt hơn.
3.2.2. Phương hướng và mục tiêu trong năm 2008
Năm 2008, ACB Cần thơ phấn đấu trở thành một trong số các chi nhánh xuất sắc của ngân hàng ACB. Để thực hiện được điều này chi nhánh cần đạt được một số chỉ tiêu sau:
Bảng 3: MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG NĂM 2008
CHỈ TIÊU ĐƠN VỊ TÍNH KẾ HOẠCH
Dư nợ Tỷ đồng 1.250
Huy động vốn Tỷ đồng 740
Nợ quá hạn % < 1
Lợi nhuận trước thuế Tỷ đồng 18,8
Số phòng giao dịch mới Phòng giao dịch 2
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG Á CHÂU- CHI NHÁNH CẦN THƠ
4.1. PHÂN TÍCH CÁC NGUỒN LỰC NỘI TẠI CỦA NGÂN HÀNG4.1.1. Phân tích các yếu tố theo mô hình CAMEL 4.1.1. Phân tích các yếu tố theo mô hình CAMEL
4.1.1.1. Qui mô vốn – CAPITAL
Vốn là nhân tố rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các thành phần kinh tế, nên bất kỳ một tổ chức nào muốn hoạt động tốt và đem lại hiệu quả kinh tế cao điều trước tiên là phải có nguồn vốn mạnh, đặc biệt là trong lĩnh vực ngân hàng. Ngân hàng là một tổ chức hoạt động chủ yếu là cấp tín dụng cho các thành phần kinh tế khi có nhu cầu về vốn. Vì vậy, một ngân hàng muốn đứng vững trên thị trường thì điều kiện trước tiên là phải có nguồn vốn đủ lớn mới đảm bảo cho hoạt động tín dụng được thuận lợi và đáp ứng vốn kịp thời nhu cầu vốn cho các thành phần kinh tế. Ngân hàng ACB Cần Thơ là một chi nhánh của ngân hàng ACB nên ngoài vốn huy động và vốn chủ sở hữu, ngân hàng còn có nguồn vốn điều chuyển từ Hội sở chính.
Bảng 4: TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG
Đvt: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Tốc độ tăng trưởng (%)
2006/2005 2007/2006
Vốn huy động 140.365 261.229 429.120 86,1 64,27
Vốn điều chuyển 87.206 74.115 69.741 -15,01 -5,9
Vốn chủ sở hữu 45.236 49.278 54.624 8,94 10,85
Tổng nguồn vốn 272.807 384.622 553.485 40,98 43,91
TỔNG NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG 272.807 384.622 553.485 0 100.000 200.000 300.000 400.000 500.000 600.000 2005 2006 2007 Năm T ri ệu đ ồ n g Tổng nguồn vốn
Biểu đồ 2: Biểu đồ nguồn vốn của ngân hàng
Nhìn chung, tổng nguồn vốn của ngân hàng tăng trưởng mạnh qua 3 năm. Tổng