5. Nội dung và các kết quả đạt được
2.1.5. Một số công cụ phục vụ phân tích khả năng cạnh tranh của ngân hàng
a) Ma trận hình ảnh cạnh tranh
Ma trận hình ảnh cạnh tranh để so sánh tổ chức/doanh nghiệp với các đối thủ cạnh tranh chủ yếu, dựa trên các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành. Giúp các nhà quản trị chiến lược nhận diện được điểm mạnh và
điểm yếu của tổ chức cùng các đối thủ cạnh tranh chủ yếu, xác định được lợi thế cạnh tranh cho tổ chức và các điểm yếu kém cần khắc phục. Năm bước xây dựng ma trận hình ảnh cạnh tranh:
+ Bước 1: lập một danh mục khoản 10 yếu tố có ảnh hưởng quan trọng đến khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành.
+ Bước 2: phân loại tầm quan trọng từ 0,0 (không quan trọng) đến 1,0 (rất quan trọng) cho từng yếu tố. Tầm quan trọng của từng yếu tố tùy thuộc vào mức độ ảnh hưởng của yếu tố đó đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong ngành. Tổng số các mức phân loại được ấn định cho tất cả các yếu tố phải bằng 1,0.
+ Bước 3: phân loại từ 1 đến 4 cho từng yếu tố, loại của mọi yếu tố phụ thuộc vào mức độ phản ứng của tổ chức đối với yếu tố đó, trong đó: 4-phản ứng tốt; 3- phản ứng trên trung bình; 2- phản ứng trung bình; 1-phản ứng yếu.
+ Bước 4: nhân tầm quan trọng của từng yếu tố với loại của nó để xác định số điểm về tầm quan trọng.
+ Bước 5: cộng tổng số điểm về tầm quan trọng của tất cả các yếu tố để xác định tổng số điểm của ma trận hình ảnh cạnh tranh cho từng doanh nghiệp so sánh.
b) Phân tích SWOT
Phân tích SWOT là phân tích các yếu tố môi trường bên ngoài mà doanh nghiệp phải đối mặt (các cơ hội và nguy cơ) cũng như các yếu tố thuộc môi trường nội bộ doanh nghiệp (các mặt mạnh và mặt yếu). Là kỹ thuật đề ra chiến lược một cách khoa học. Mối liên hệ giữa các yếu tố trong SWOT được thể hiện theo bảng sau:
SWOT S (Strengths) W (Waeknesses)
O (Opportunities) SO WO
T (Threats) ST WT
Bảng 1: Ma trận SWOT
Ma trận SWOT giúp ta phát triển 4 loại chiến lược:
+ Các chiến lược điểm mạnh - cơ hội (SO): các chiến lược này nhằm sử dụng những điểm mạnh bên trong của công ty để tận dụng các cơ hội bên ngoài.
+ Các chiến lược điểm yếu - cơ hội (WO): Các chiến lược này nhằm cải thiện những điểm yếu bên trong để tận dụng các cơ hội bên ngoài.
+ Các chiến lược điểm mạnh - đe dọa (ST): các chiến lược này sử dụng các điểm mạnh để tránh khỏi hay giảm bớt ảnh hưởng của các mối đe dọa bên ngoài.
+ Các chiến lược điểm yếu - đe dọa (WT): các chiến lược này nhằm cải thiện điểm yếu bên trong để tránh hay giảm bớt ảnh hưởng của mối đe dọa bên ngoài.