5. Nội dung và các kết quả đạt được
5.2. Biện pháp nâng cao hoạt động tín dụng
Công tác huy động vốn tốt cũng chưa đủ mà bên cạnh đó Ngân hàng cũng phải làm tốt công tác cho vay. Ngân hàng phải biết cân đối hài hòa giữa huy động và cho vay nhằm mang lại hiệu quả cao nhất. Tránh tình trạng Ngân hàng bị thừa vốn hay thiếu vốn, điều đó sẽ gây ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng, hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Để làm tốt được điều này, ngân hàng cần thực hiện tốt các biện pháp sau:
- Ngân hàng cũng cần tiếp tục duy trì mối quan hệ mật thiết với những khách hàng truyền thống, có uy tín, trả nợ đúng hạn, hỗ trợ cho vay với lãi suất ưu đãi. Đây là nguồn khách hàng quan trọng nhằm gia tăng doanh số cho vay, đảm bảo chất lượng dư nợ luôn tăng trưởng tốt.
- Cải tiến quy trình cho vay sao cho đơn giản, phù hợp với từng đối tượng khách hàng. Công tác thẩm định, giải ngân cần tiến hành nhanh chóng. Chẳng hạn, khi có nhu cầu vay vốn khách hàng chỉ cần đăng ký qua mạng, sau đó nhân viên ngân hàng sẽ trực tiếp xuống thẩm định. Khách hàng chỉ cần đến ngân hàng một lần để nhận tiền.
- Liên kết với các doanh nghiệp trên địa bàn nhằm đẩy mạnh loại hình cho vay tín chấp cán bộ công nhân viên.
- Bên cạnh lĩnh vực cho vay truyền thống là xuất khẩu thủy sản và tín dụng tiêu
dùng dân cư, ngân hàng cần tiếp tục triển khai các sản phẩm mới hướng đến khách hàng
cá nhân như cho vay đầu cơ vàng, cho vay ưu đãi kinh doanh vàng, cho vay kinh doanh chứng khoán, cho vay du học. Đây là những lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của khách hàng hiện nay.
- Ngoài việc mở rộng cho vay, thì việc kiểm soát chất lượng tín dụng cũng phải được ngân hàng chú trọng, bởi vì suy cho cùng vốn kinh doanh của ngân hàng là vốn vay. Vốn này phải trả gốc và lãi khi đến hạn, vì vậy nếu ngân hàng không thu được nợ những món vay thì khả năng phá sản là hoàn toàn có thể xảy ra. Để tránh tình trạng này, ngân hàng cần thực hiện những việc sau:
- Nhân viên tín dụng cần nắm bắt thông tin về khách hàng một cách chính xác, sàng lọc, lựa chọn những khách hàng có đủ điều kiện trước khi cho vay. Cụ thể phân tích, đánh giá khách hàng theo các tiêu chí sau:
+ Đánh giá về tư cách, năng lực pháp lý của khách hàng nhằm ràng buộc trách nhiệm của khách hàng trước pháp luật đồng thời bảo vệ lợi ích hợp pháp của ngân hàng, đây cũng là cơ sở để ký kết và thực hiện hợp đồng tín dụng.
+ Đánh giá về năng lực điều hành, quản lý của người lãnh đạo doanh nghiệp, yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Từ đó, Ngân hàng xác định mức vốn đầu tư phù hợp cho doanh nghiệp.
+ Đánh giá về thực trạng và triển vọng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trên thị trường cũng như để khẳng định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong tương lai.
+ Đánh giá về năng lực tài chính nhằm giúp cho Ngân hàng nắm được khả năng sản xuất kinh doanh cũng như khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
+ Đối với những hình thức vay cần có tài sản đảm bảo thì ngân hàng cần xác định cho được quyền sở hữu, quyền sử dụng, tính thanh khoản và sự tồn tại thực tế của tài sản đó đảm bảo giá trị tài sản đảm bảo phải lớn hơn số tiền vay.
- Giao cho các nhân viên thẩm định tăng cường kiểm tra giám sát các món vay sau khi cho vay nhằm đảm bảo khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích, tư vấn giúp đở khách hàng khi gặp trở ngại trong kinh doanh, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách hàng và tăng cường công tác thu hồi nợ cho ngân hàng. - Xây dựng mối liên kết với các các hiệp hội doanh nghiệp, phòng thương mại để có thể nắm bắt các thông tin liên quan đến các doanh nghiệp như: tình hình sản xuất kinh doanh, nhu cầu về vốn, dịch vụ.
- Tăng cường mối quan hệ với các chính quyền địa đặc biệt là UBND các phường, xã để: tìm hiểu, lựa chọn những khách hàng làm ăn có hiệu quả, phát hiện những khách hàng tiềm ẩn rủi ro; tạo thuận lợi trong việc đăng ký giao dịch, bảo đảm cũng như xử lý tài sản bảo đảm.