1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoạt động nhập khẩu thép của Công ty Cổ phần Tổng Bách hoá - Bộ Thương mạiThực trạng và giải pháp

63 711 6
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 429,5 KB

Nội dung

Hoạt động nhập khẩu thép của Công ty Cổ phần Tổng Bách hoá - Bộ Thương mạiThực trạng và giải pháp

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Hiện nay xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang diễn ra với tốc độnhanh chóng cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, ở cả cấp độ khu vực và thế giới, vớisự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, sự phụ thuộc lẫn nhau về thươngmại và kinh tế giữa các quốc gia ngày càng sâu sắc.

Việt Nam đã và đang đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đấtnước đưa nền kinh tế hội nhập vào kinh tế khu vực và thế giới Việt Nam đang cònlà nước nông nghiệp lạc hậu, còn nhiều hạn chế về trình độ khoa học và côngnghệ, cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đấtnước Để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước thì chúng taphải nhanh chóng tiếp cận, đi tắt đón đầu các công nghệ và kỹ thuật tiên tiến củanước ngoài, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật Để thực hiện được điều nàythì hoạt động nhập khẩu đóng vai trò rất quan trọng Đặc biệt trong giai đoạn hiệnnay và trong tương lai đang đổi mới phát triển cơ sở hạ tầng xây dựng, phát triểnsản xuất, cho nên nhu cầu về vật liệu xây dựng nói chung trong đó nhu cầu về vậtliệu sắt thép nhằm đáp ứng nhu cầu sắt thép trong xây dựng và phục vụ trong cácngành sản xuất khác là rất lớn Trong khi ngành sản xuất thép của nước ta chưađáp ứng được phôi thép và các loại thép thành phẩm cho nhu cầu sản xuất và tiêudùng trong nước Do vậy nhập khẩu thép hiện nay đóng vai cho rất quan trọng đốivới các ngành có nhu cầu sử dụng nguyên liệu thép nói riêng và toàn nền kinh tếnói chung Trước bối cảnh đó đã đặt ra cho các ngành trong nền kinh tế nói chungvà ngành thương mại nói riêng cũng như các công ty thương mại kinh doanh xuấtnhập khẩu trong đó có Công ty Cổ phần Tổng Bách hoá - Bộ Thương mại nhữngcơ hội và thách thức lớn lao

Công ty Cổ phần Tổng Bách hoá - Bộ Thương mại là một công ty thươngmại kinh doanh tổng hợp trong đó có chức năng kinh doanh nhập khẩu vật tư, máymóc thiết bị Qua một thời gian thực tập tại phòng kinh doanh tổng hợp I, Công tyCổ phần Tổng Bách hoá, cùng với những kiến thức được trang bị trong nhà trường,với mục đích tìm hiểu thêm về tình hình nhập khẩu vật liệu và máy móc thiết bị tạiCông ty, em đã chọn đề tài:

Trang 2

“Hoạt động nhập khẩu thép của Công ty Cổ phần Tổng Bách hoá - BộThương mại:Thực trạng và giải pháp”, cho chuyên đề thực tập chuyên ngành của

Mục đích của chuyên đề là trên cơ sở phân tích thực trạng hoạt động kinhdoanh nhập khẩu sắt thép tại Công ty để tìm ra những mặt đã đạt được và nhữngmặt còn hạn chế chủ yếu trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu thép của Công ty,từ đó đưa ra một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động kinhdoanh nhập khẩu sắt thép tại công ty.

Kết cấu của chuyên đề ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tàiliệu tham khảo, chuyên đề gồm 3 chương chính sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận chung về nhập khẩu hàng hoá.

Chương 2: Thực trạng hoạt động kinh doanh nhập khẩu sắt thép tạiCông ty.

Chương 3: Dự báo và một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả củahoạt động kinh doanh nhập khẩu sắt thép tại Công ty

Trang 3

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ1.1 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của hoạt động nhập khẩu

1.1.2 Đặc điểm cơ bản của nhập khẩu

Nhập khẩu là hoạt động buôn bán giữa các quốc gia, nhập khẩu là việc giaodịch buôn bán giữa các cá nhân, tổ chức có quốc tịch khác nhau ở các quốc giakhác nhau, hoạt động nhập khẩu phức tạp hơn rất nhiều so với kinh doanh trongnước: thị trường rộng lớn; khó kiểm soát; chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố khácnhau như môi trường kinh tế, chính trị, luật pháp… của các quốc gia khác nhau;thanh toán bằng đồng tiền ngoại tệ; hàng hoá được vận chuyển qua biên giới quốcgia; phải tuân theo những tập quán buôn bán quốc tế.

Nhập khẩu là hoạt động lưu thong hàng hoá, dịch vụ giữa các quốc gia, nórất phong phú và đa dạng, thường xuyên bị chi phối bởi các yếu tố như chính sách,luật pháp, văn hoá, chính trị, ….của các quốc gia khác nhau.

Nhà nước quản lý hoạt động nhập khẩu thông qua các công cụ chính sáchnhư: Chính sách thuế, hạn ngạch, các văn bản pháp luật khác, qui định các mặthang nhập khẩu,…

1.1.3 Vai trò của hoạt động nhập khẩu

Trang 4

Nhập khẩu góp phần đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại của thế giớivào trong nước, góp phần quan trọng vào thực hiện mục tiêu đi tắt đón đầu, xoá bỏtình trạng độc quyền, phá vỡ một nền kinh tế đóng, từ đó góp phần nâng cao hiệuquả nền kinh tế trong nước, đẩy mạnh xuất khẩu và phát triển các ngành nghề,thành phần kinh tế trong nước.

Nhập khẩu hàng hoá tạo ra nguồn hàng đầu vào cho các ngành, công ty sảnxuất chế biến trong nước, nhập khẩu cung cấp những mặt hàng mà trong nước cònthiếu hoặc chưa thể sản xuất được, đáp ứng nhu cầu sản xuất, tiêu dùng.

Nhập khẩu cung cấp đầu vào cho các công ty sản xuất, làm phong phú hoạtđộng buôn bán, trao đổi hàng hoá thương mại Hoạt động nhập khẩu có hiệu quảgóp phần nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh của các công ty thương mại.

Hoạt động nhập khẩu giúp cho các công ty trong nước có điều kiện cọ sátvới các doanh nghiệp nước ngoài, nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp.Khi có sự xuất hiện của các mặt hàng nhập khẩu trên thị trường nội địa sẽ dẫn đếnsự cạnh tranh giữa hàng hoá nội địa và hàng hoá ngoại nhập Để tồn tại và pháttriển các công ty trong nước phải nỗ lực tìm mọi biện pháp để tối ưu hoá trong sảnxuất cũng như trong quản lý để tạo ra những sản phẩm với chất lượng tốt, giá cảhấp dẫn có khả năng cạnh tranh cao và nâng cao vị thế của mình.

Hoạt động nhập khẩu là cầu nối thông suốt nền kinh tế thị trường trong vàngoài nước với nhau, tạo điều kiện cho phân công lao động và hợp tác quốc tếngày càng sâu rộng hơn.

Đối với các công ty thương mại là một mắt xích quan trọng trong hoạt độngsản xuất kinh doanh của nền kinh tế, do vậy hoạt động kinh doanh nhập khẩu cóhiệu quả sẽ mang lại lợi nhuận cho công ty, giúp cho công ty có thể đầu tư kinhdoanh vào các lĩnh vực khác, mở rộng phạm vi hoạt động kinh doanh

1.2 Các hình thức nhập khẩu chủ yếu

1.2.1 Nhập khẩu trực tiếp

Nhập khẩu trực tiếp là hoạt động nhập khẩu độc lập của một doanh nghiệpkinh doanh nhập khẩu trên cơ sở nghiên cứu kỹ thị trường trong nước và quốc tế,tính toán chính xác các chi phí, đảm bảo hiệu quả kinh doanh nhập khẩu, tuân thủđúng các chính sách, luật pháp quốc gia và luật pháp quốc tế.

Trang 5

Trong hình thức nhập khẩu trực tiếp này doanh nghiệp kinh doanh nhậpkhẩu phải trực tiếp làm các hoạt động tìm kiếm đối tác, đàm phán, ký kết hợpđồng,… Và phải tự bỏ vốn ra để thực hiện tổ chức kinh doanh hàng nhập khẩu.

Ưu điểm: Nhà nhập khẩu có thể chủ động được các công việc trong quátrình nhập khẩu hàng hoá của mình như về thời gian, địa điểm giao nhận hàng,thuê phương tiện vận tải, mua bảo hiểm hàng hoá, Nhà nhập khẩu có thể chủđộng trong việc làm các thủ tục hành chính cho hàng nhập khẩu, chủ động hơntrong kinh doanh nhập khẩu

Nhược điểm: Nhập khẩu trực tiếp đòi hỏi nhà nhập khẩu phải có một lượngvốn lớn hơn so với các hình thức nhập khẩu khác cho việc thanh toán hàng hoánhập khẩu Nhâp khẩu trực tiếp cũng đòi hỏi nhà nhập khẩu phải có chuyên mônnghiệp vụ cao, có kinh nghiệm trong kinh doanh quốc tế Hình thức này phù hợphơn đối với những Công ty nhập khẩu chuyên nghiệp, có vốn lớn

1.2.2 Nhập khẩu uỷ thác

Nhập khẩu uỷ thác là hoạt động nhập khẩu được hình thành giữa một doanhnghiệp trong nước có vốn ngoại tệ riêng, có nhu cầu nhập khẩu thiết bị toàn bộ, uỷthác cho một doanh nghiệp có chức năng xuất nhập khẩu trực tiếp giao dịch ngoạithương tiến hành nhập khẩu thiết bị toàn bộ theo yêu cầu của mình Bên nhận uỷthác phải tiến hành với đối tác nước ngoài để làm các thủ tục nhập khẩu hàng hoátheo yêu cầu của bên uỷ thác và sẽ nhận được một khoản thù lao gọi là phí uỷ thác.Ưu điểm: Nhà nhập khẩu có thể nhập khẩu được hàng hoá thông qua mộtđối tác khác, nhà nhập khẩu không cần phải làm các thủ tục nhập khẩu hàng hoámà uỷ thác cho đối tác nhập khẩu làm Vốn trực tiếp bỏ ra ban đầu để nhập khẩuhàng hoá không lớn Hình thức này phù hợp hơn đối với các Công ty mới nhậpkhẩu hàng hoá chư có nhiều kinh nghiệm trong kinh doanh quốc tế.

Nhược điểm: Nhà nhập khẩu không chủ động được thời gian chính xác, địađiểm, thủ tục giao nhận hàng nhập khẩu mà phụ thuộc vào nhà nhập khẩu uỷthác

1.2.3 Gia công quốc tế

Trang 6

Gia công quốc tế là một hoạt động kinh doanh thương mại trong đó một bên (gọilà bên nhận gia công) nhập khẩu nguyên kiệu hoặc bán thành phẩm của một bênkhác (gọi là bên đặt gia công) để chế biến thành ra thành phấm, giao lại cho bênđặt gia công và nhận thù lao (gọi là phí gia công) Trong gia công quốc tế hoạtđộng xuất nhập khẩu gắn liền với hoạt động sản xuất.

Gia công quốc tế ngày nay rất phổ biến trong buôn bán thương mại quốc tế Ưu điểm: Đối với bên đặt gia công, giúp họ tận dụng được giá rẻ về nguyênliệu phụ và nhân công rẻ của nước nhận gia công.

Đối với bên nhận gia công, giúp họ giải quyết được công ăn việc làm chongười lao động trong nước hoặc nhận được thiết bị công nghệ hiện đại vào trongnước mình Trong thực tế nhiều nước đang phát triển nhờ thực hiện phương thứcgia công quốc tế đã góp phần xây dựng nên một nền công nghiệp hiện đại nhưHàn Quốc, Thái Lan, Singapo,

Các hình thức gia công quốc tế chủ yếu:

* Xét về quyền sở hữu nguyên liệu, gia công quốc tế có thể có các hình thứcsau:

- Bên đặt gia công giao nguyên kiệu hoặc bán thành phẩm cho bên nhận giacông và sau một khoảng thời gian sản xuất, chế tạo sẽ nhập lại thành phẩm và trảphí gia công cho bên nhận gia công Đối với trường hợp này thì trong thời giangia công chế tạo quyền sở hữu về nguyên liệu vẫn thuộc về bên đặt gia công.

- Bên đặt gia công bán đứt nguyên liệu cho bên nhận gia công và sau thờigian gia công sản xuất chế tạo, bên đặt gia công sẽ mua lại thành phẩm Trongtrường hợp này quyền sở hữu nguyên liệu chuyển từ bên đặt gia công sang bênnhận gia công.

Ngoài ra có thể áp dụng hình thức kết hợp, trong đó bên đặt gia công chỉgiao những nguyên liệu chính, còn bên nhận gia công cung cấp nguyên liệu phụ.

* Xét về mặt giá cả gia công, có hai hình thức gia công chính.

- Hợp đồng thực chi thực thanh, trong đó bên nhận gia công thanh toán vớibên đặt gia công toàn bộ những chi phí thực tế của mình cộng với tiền thù lao giacông.

Trang 7

- Hợp đồng khoán, trong đó người ta xác định một giá định mức cho mỗisản phẩm, bao gồm chi phí định mức và thù lao định mức Hai bên thanh toán vớinhau theo giá định mức.

* Xét về số bên tham gia quan hệ gia công, có hai hình thức chính.

- Gia công hai bên, trong đó chỉ có bên đặt gia công và bên nhận gia công.- Gia công nhiều bên, trong đó bên nhận gia công là một số doanh nghiệpmà sản phẩm gia công của đơn vị trước là đối tượng gia công của đơn vị sau, cònbên đặt gia công chỉ có một

1.2.4 Nhập khẩu đổi hàng ( Nhập khẩu đối lưu)

Nhập khẩu đổi hàng là một phương thức giao dịch trao đổi hàng hoá, trongđó xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu, người bán đồng thời là người mua,lượng hàng giao đi có giá trị tương đương với lượng hàng nhập về.

Đặc tính của nhập khẩu đổi hàng là cân bằng về mặt hàng hoá, cân bằng vềgiá cả, cân bằng về tổng giá trị, cân bằng về các điều kiện và cơ sở giao hàng.

Phương thức này trước kia được áp dụng nhiều, là phương thức nhập khẩuchủ yếu đối với những nước đang và kém phát triển thiếu ngoại tệ mạnh để nhậpkhẩu Ngày nay phương thức này không được áp dụng phổ biến lắm trong thươngmại quốc tế.

1.3 Nội dụng chủ yếu của hoạt động nhập khẩu hàng hoá

1.3.1 Nghiên cứu thị trường

Nghiên cứu thị trường nhằm có được một hệ thống thông tin về thị trườngđầy đủ, chính xác và kịp thời làm cơ sở cho doanh nghiệp có những quyết địnhđúng đắn, đáp ứng được nhu cầu của thị trường Đồng thời thông tin thu được từviệc nghiên cứu thị trường làm cơ sở để doanh nghiệp lựa chọn được đối tác thíchhợp và còn làm cơ sở cho quá trình giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng và thựchiện hợp đồng sau này có hiệu quả Doanh nghiệp chỉ có thể phản ứng linh hoạt,có những quyết định đúng đắn kịp thời trong quá trình đàm phán giao dịch khi cósự nghiên cứu, tìm hiểu các thông tin chính xác và tương đối đầy đủ Ngoài việcnghiên cứu nắm vững tình hình thị trường trong nước, các chính sách, luật pháp

Trang 8

quốc gia có liên quan đến hoạt động kinh tế đối ngoại thì doanh nghiệp còn phảinắm vững mặt hàng kinh doanh, thị trường nước ngoài

Nghiên cứu thị trường bao gồm cả hoạt động nghiên cứu thị trường trongnước và nghiên cứu thị trường nước ngoài.

Trong đó nghiên cứu thị trường trong nước bao gồm các hoạt động: Nghiêncứu mặt hàng nhập khẩu, nghiên cứu dung lượng thị trường và các nhân tố ảnhhưởng, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, nghiên cứu sự vận động của môi trườngkinh doanh.

Nghiên cứu thị trường nước ngoài bao gồm các hoạt động: Nghiên cứunguồn cung cấp hàng hoá trên thị trường quốc tế, nghiên cứu giá cả trên thị trườngquốc tế, …

1.3.2 Lập phương án kinh doanh

Dựa trên cơ sở nghiên cứu thị trường sau đó tiến hành lập phương án kinhdoanh hàng nhập khẩu Phương án kinh doanh là một kế hoạch hành động cụ thểcủa một giao dịch mua bán hàng hoá hoặc dịch vụ Phương án kinh doanh là cơ sởcho các cán bộ nghiệp vụ thực hiện các nhiệm vụ, phân chia mục tiêu lớn thànhcác mục tiêu nhỏ cụ thể để lãnh đạo doanh nghiệp quản lý và điều hành liên tục,chặt chẽ.

Lập phương án kinh doanh bao gồm các bước chủ yếu sau:Nhận định tổng quát về tình hình diễn biến thị trườngĐánh giá khả năng của doanh nghiệp

Xác định thị trường, mặt hàng nhập khẩu và số lượng mua bánXác định đối tượng giao dịch để nhập khẩu

Xác định thị trường và khách hàng tiêu thụXác định giá cả mua bán trong nước

Đề ra các biện pháp thực hiện

1.3.3 Giao dịch, đàm phán và ký kết hợp đồng

Giao dịch: Sau giai đoạn nghiên cứu thị trường, lựa chọn được khách hàng,mặt hàng kinh doanh, lập phương án kinh doanh, bước tiếp theo là doanh nghiệpcần phải tiến hành tiếp cận với đối tác bạn hàng để tiến hành giao dịch mua bán.Quá trình giao dịch là quá trình trao đổi thông tin về các điều kiện thương mại giữa

Trang 9

các bên tham gia Giao dịch bao gồm các bước: Hỏi giá, chào hàng, phát giá, đặthàng, hoàn giá, chấp nhận, xác nhận.

Đàm phán: là việc bàn bạc, trao đổi với nhau các điều kiện mua bán giữacác nhà doanh nghiệp xuất nhập khẩu để đi đến thống nhất ký kết hợp đồng Đàmphán thường có các hình thức: Đàm phán qua thư tín, đàm phán qua điện thoại,đàm phán bằng cách gặp trực tiếp.

Ký kết hợp đồng: Hợp đồng là sự thoả thuận giữa các bên, bên bán (ngườixuất khẩu) có nhiệm vụ giao hàng và chuyển quyền sở hữu hàng hoá cho bên mua(người nhập khẩu), bên mua có nhiệm vụ thanh toán toàn bộ số tiền theo hợp đồng.Hợp đồng có thể coi như đã ký kết chỉ trong trường hợp các bên ký vào hợpđồng Các bên phải có tư cách pháp lý, địa chỉ ghi rõ trong hợp đồng Hợp đồngđược coi như đã ký kết chỉ khi người tham gia có đủ thẩm quyền ký vào các vănbản đó, nếu không thì hợp đồng không được công nhận là văn bản có cơ sở pháplý Nhiều trường hợp có ký kết hợp đồng ba bên trở lên có thể thực hiện bằng tấtcả các bên cùng ký vào một văn bản thống nhất hoặc bằng một văn bản hợp đồngtay đôi có trích dẫn trong từng hợp đồng đó với hai hợp đồng khác.

1.3.4 Tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu

Giai đoạn này bao gồm các công việc như sau: thuê phương tiện vận tải,mua bảo hiểm hàng hoá, làm thủ tục hải quan, nhận hàng, kiểm tra hàng hoá nhậpkhẩu, làm thủ tục thanh toán, khiếu nại và giải quyết khiếu nại nếu có.

Một là, thuê phương tiện vận tải: tuỳ theo đặc điểm hàng hoá kinh doanh,

doanh nghiệp lựa chọn phương thức thuê phương tiện vận tải cho phù hợp như:thuê tàu chợ, tàu chuyến hay tàu bao Nếu nhập khẩu thường xuyên với khối lượnglớn thì nên thuê tàu bao, nếu nhập khẩu không thường xuyên nhưng với khối lượnglớn thì nên thuê tàu chuyến, nếu nhập khẩu với khối lượng nhỏ thì nên thuê tàuchợ.

Hai là, mua bảo hiểm hàng hoá: Bảo hiểm là một sự cam kết của người bảo

hiểm bồi thường cho người được bảo hiểm về những mất mát, hư hỏng, thiệt hạicủa đối tượng bảo hiểm do những rủi ro đã thoả thuận gây ra, với điều kiện ngườimua bảo hiểm đã mua cho đối tượng đó một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm.

Trang 10

Ba là, hợp đồng bảo hiểm có thể là hợp đồng bảo hiểm bao hoặc hợp đồng

bảo hiểm chuyến Khi mua bảo hiểm bao, doanh nghiệp ký kết hợp đồng từ đầunăm còn đến khi giao hàng xuống tàu xong doanh nghiệp chỉ gửi đến công ty bảohiểm một thông báo bằng văn bản gọi là “ Giấy báo bắt đầu vận chuyển”

Bốn là, làm thủ tục hải quan: Thủ tục hải quan gồm có 3 nội dung chủ yếu:

Khai báo hải quan: Chủ hàng phải khai báo chi tiết về hàng hoá vào tờ khaihải quan một cách trung thực và chính xác, đồng thời chủ hàng phải tự xác địnhmã số hàng hoá, thuế suất, giá tính thuế của từng mặt hàng nhập khẩu, tự tính sốthuế phải nộp của từng loại thuế trên tờ khai hải quan

Xuất trình hàng hoá: hải quan được phép kiểm tra hàng hoá nếu thấy cầnthiết

Thực hiện các quyết định của hải quan: sau khi kiểm tra các giấy tờ vàhàng hoá, hải quan đưa ra quyết định cho hàng được phép qua biên giới (thôngquan) hoặc cho hàng đi qua với một số điều kiện kèm theo hay hàng không đượcchấp nhận cho nhập khẩu….chủ hàng phải thực hiện nghiêm chỉnh các quy địnhcủa hải quan.

Năm là, nhận hàng: doanh nghiệp nhập khẩu cần phải thực hiện các công

việc như: Ký kết hợp đồng uỷ thác cho cơ quan vận tải về việc nhận hàng; xácnhận với cơ quan vận tải kế hoạch tiếp nhận hàng hoá về lịch tàu, cơ cấu hàng hoá,điều kiện kỹ thuật khi bốc dỡ, vận chuyển, giao nhận; cung cấp tài liệu cần thiếtcho việc nhận hàng như vận đơn, lệnh giao hàng … nếu tàu biển không giao nhữngtài liệu đó cho cơ quan vận tải; theo dõi việc giao nhận, đôn đốc cơ quan vận tảilập biên bản (nếu cần) về hàng hoá và giải quyết trong phạm vi của mình nhữngvấn đề phát sinh trong việc giao nhận; thanh toán cho cơ quan vận tải các khoảnphí tổn về giao nhận, bốc xếp, bảo quản và vận chuyển hàng hoá nhập khẩu;thôngbáo cho các đơn vị đặt hàng chuẩn bị tiếp nhận hàng; chuyển hàng hoá về kho củadoanh nghiệp hoặc trực tiếp giao cho các đơn vị đặt hàng.

Sáu là, kiểm tra hàng hoá nhập khẩu: Hàng hoá nhập khẩu về qua cửa khẩu

dược kiểm tra Mỗi cơ quan tiến hành kiểm tra theo chức năng, quyền hạn củamình Nếu phát hiện thấy dấu hiệu không bình thường thì mời bên giám định đếnlập biên bản giám định

Trang 11

Bảy là, làm thủ tục thanh toán: Có nhiều phương thức thanh toán như: thanh

toán bằng tiền mặt, thanh toán bằng phương thức chuyển tiền, thanh toán bằngphương thức nhờ thu, thanh toán bằng thư tín dụng (L/C),…Việc thanh toán theophương thức nào cần phải được qui định rõ cụ thể trong hợp đồng mua bán hànghoá Doanh nghiệp phải tiến hành thanh toán theo đúng qui định trong hợp đồngmua bán hàng hoá đã ký.

Khiếu nại và giải quyết khiếu nại: Khi thực hiện hợp đồng nhập khẩu, nếu chủhàng nhập khẩu phát hiện thấy hàng hoá bị tổn thất, đổ vỡ, thiếu hụt, mất mátkhông đúng như trong hợp đồng đã ký thì doanh nghiệp cần lập hồ sơ khiếu nại.Tuỳ theo nội dung khiếu nại mà người nhập khẩu và bên bị khiếu nại có các cáchgiải quyết khác nhau Nếu không tự giải quyết được thì làm đơn gửi đến trọng tàikinh tế hoặc toà án kinh tế theo quy định trong hợp đồng

1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu

1.4.1 Các nhân tố bên trong Công ty

1.4.1.1 Nhân tố Bộ máy quản lý hay tổ chức hành chính

Hoạt động nhập khẩu đòi hỏi cần phải có một bộ máy lãnh đạo hoàn chỉnh,có tổ chức phần cấp quản lý, phân công lao động trong doanh nghiệp sao cho phùhợp với đặc trưng của một doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu Nếu bộ máyquản lý cồng kềnh không cần thiết sẽ làm cho việc kinh doanh của doanh nghiệpkhông có hiệu quả và ngược lại.

1.4.1.2Nhân tố con người

Trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu nói chung và hoạt động nhậpkhẩu nói riêng, tất cả các công đoạn từ khâu nghiên cứu tìm hiểu thị trường đếnkhâu kí kết và thực hiện hợp đồng đòi hỏi cán bộ nhập khẩu cần phải nắm vữngcác chuyên môn nghiệp vụ, năng động, đặc biệt khi kinh doanh với các đối tácnước ngoài.

Nhân tố con người đóng vai trò quyết định đến hiệu quả hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp, đến sự tồn tại và thành công của doanh nghiệp.

1.4.1.3Nhân tố vốn và công nghệ

Trang 12

Vốn và công nghệ có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh

của Công ty nói chung cũng như hoạt động kinh doanh nhập khẩu nói riêng Vốnvà công nghệ quyết định đến lĩnh vực kinh doanh cũng như quy mô hoạt động kinhdoanh của Công ty, vốn và công nghệ giúp cho hoạt động kinh doanh nhập khẩuđược của Công ty được thực hiện có hiệu quả cao

Vốn và công nghệ có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, nếu công ty có nguồnlực tài chính lớn (nhiều vốn), đặc biệt là vốn lưu động thì sẽ mua được (có được)công nghệ hiên đại nâng cao năng suất và hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp và ngược lại

1.4.2 Các nhân tố bên ngoài công ty

1.4.2.1 Nhân tố chính trị, luật pháp

Trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu nói chung và hoạt động nhậpkhẩu nói riêng là hoạt động giao dịch buôn bán trao đổi thương mại mang tính chấtquốc tế cho nên nó chịu ảnh hưởng trực tiếp của các yếu tố chính trị, luật pháp củamỗi quốc gia cũng như của quốc tế Các công ty kinh doanh nhập khẩu đòi hỏiphải tuân thủ các qui định của các quốc gia có liên quan, các tập quán và luật phápquốc tế.

Môi trường chính trị ổn định, luật pháp thông thoáng chặt chẽ không thayđổi thường xuyên có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của nền kinh tế nói chung vàhoạt động xuất nhập khẩu nói riêng Môi trường ổn định thúc đẩy hoạt độngthương mại quốc tế giữa các quốc gia với nhau và giữa các chủ thể kinh tế ở cácquốc gia với nhau.

Ngược lại, khi môi trường chính trị, luật pháp không ổn định nó sẽ hạn chếrất lớn tới hoạt động thương mại quốc tế của quốc gia nói chung và hoạt động xuấtnhập khẩu của các doanh nghiệp nói riêng.

1.4.2.2Tỷ giá hối đoái và tỷ suất ngoại tệ của hàng nhập khẩu

Tỷ giá hối đoái giữa đồng tiền Việt Nam với các đồng ngoại tệ có ảnhhưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu nói chung và hoạt độngnhập khẩu nói riêng, nó ảnh hưởng đến việc lựa chọn đồng tiền thanh toán Tỷ giáhối đoái nhiều khi không cố định, nó sẽ thay đổi lên xuống Chính vì vậy cácdoanh nghiệp cần phải có sự nghiên cứu và dự đoán xu hướng biến động của tỷ giá

Trang 13

hối đoái để đưa ra các quyết định phù hợp cho việc nhập khẩu như lựa chọn bạnhàng, lựa chọn đồng tiền tính toán, lựa chọn đồng tiền thanh toán,….

Cũng như vậy, tỷ suất ngoại tệ có thể làm thay đổi chuyển hướng giữa cácmặt hàng, giữa các phương án kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh xuất nhậpkhẩu.

1.4.2.3Yếu tố thị trường trong nước và ngoài nước

Tình hình và sự biến động của thị trường trong và ngoài nước như sự thayđổi của giá cả, khả năng cung cấp hàng hoá, khả năng tiêu thụ và xu hướng biếnđộng dung lượng của thị trường … Tất cả các yếu tố này đều có ảnh hưởng đếnhoạt động nhập khẩu.

Sự thay đổi lên xuống của giá cả sẽ làm ảnh hưởng tới khả năng tiêu thụhàng nhập khẩu Khi giá cả hàng nhập khẩu mà tăng lên thì nhu cầu tiêu thụ hàngnhập khẩu sẽ có xu hướng giảm xuống, người tiêu dùng sẽ chuyển hướng sang tiêudùng các loại hàng hoá cùng loại hay tương tự trong nước khi đó nó sẽ ảnh hưởngđến hoạt động nhập khẩu hàng hoá của doanh nghiệp, chỉ trừ những hàng hoá nhậpkhẩu mà thị trường trong nước không có khả năng cung cấp thì khi đó giá cả sẽbiến động theo thị trường.

Sự biến động của nguồn cung và dung lượng thị trường có ảnh hưởng đếnsự biến động của giá cả hàng nhập khẩu, từ đó ảnh hưởng đến khả năng tiêu dùngvà hoạt động nhập khẩu của công ty

1.4.2.4 Yếu tố cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động mua bán trao đổi hànghoá quốc tế

Các yếu tố hạ tầng phục vụ hoạt động mua bán trao đổi hàng hoá quốc tế cóảnh hưởng trực tiếp đến nhập khẩu như:

Hệ thống giao thông, cảng biển: nếu hệ thống này được trang bị hiện đại sẽcho phép giảm bớt thời gian bốc dỡ, thủ tục giao nhận cũng như đảm bảo an toàncho hàng hoá được mua bán.

Hệ thống Ngân hàng: Hệ thống ngân hàng càng phát triển thì các dịch vụcủa nó cang thuận tiện cho việc thanh toán quốc tế cúng như trong huy động vốn.Ngân hàng là một nhân tố đảm bảo lợi ích cho nhà kinh doanh bang các dịch vụthanh toán qua ngân hàng

Trang 14

Hệ thống bảo hiểm, kiểm tra chất lượng: Cho phép các hoạt động mua bánhàng hoá quốc tế được thực hiện một cách an toàn hơn đồng thời giảm bớt đượcrủi ro cũng như mức độ thiệt hại có thể xảy ra cho các nhà kinh doanh trong buônbán thương mại quốc tế.

Trang 15

Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU THÉP CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TỔNG BÁCH HOÁ

2.1 Tình hình sản xuất và chính sách nhập khẩu thép của Việt Nam

2.1.1 Tình hình sản xuất thép của Việt Nam

* Tổng giá trị - sản lượng

Theo báo cáo của Tổng Công ty Thép Việt Nam (VSC), mỗi năm các doanhnghiệp trong nước sản xuất và cung cấp cho thị trường khoảng 3 triệu tấn thép xâydựng.

Ngành thép Việt Nam đã tự sản xuất được khoảng 20% lượng phôi thép,nhưng nguyên liệu để sản xuất ra lượng phôi trên chủ yếu phải nhập khẩu.

Theo Hiệp hội Thép Việt Nam, hiện tại năng lực cán thép của tất cả cácdoanh nghiệp trong nước thuộc mọi thành phần kinh tế đạt khoảng 5,8 triệu tấn.

* Các Nhà máy sản xuất thép và công suất sản xuất

Hiện nay cả nước có 20 nhà máy sản xuất thép lớn thuộc Hiệp hội thép ViệtNam với công suất trên 5 triệu tấn một năm Công ty gang thép Thái Nguyên300.000 tấn/ năm, Công ty Thép Miền Nam 400.000 tấn/năm, Công ty Pomina300.000 tấn/ năm, Công ty Vinakasai tại Hải Phòng 300.000 tấn phôi/năm.

Hiện nay cả nước có 3 Công ty sản xuất được phôi thép đó là Công ty gang thépThái Nguyên, Công ty thép Miền Nam, Công ty thép Đà Nẵng

Sản lượng phôi thép đạt 700.000 tấn/ năm, thép cán VSC đạt 1.030.000 tấn,cả nước đạt 3,2 – 3,3 triệu tấn.

* Về chủng loại sản xuất

Hiện nay ngành thép mới chỉ sản xuất được một số loại thép như thép cuộncán nóng, thép cuộn cán nguội và phôi thép( mới chỉ sản xuất được khoảng 20%nhu cầu phôi thép trong nước) Riêng đối với loại thép tấm và thép lá hiện nay ViệtNam phải nhập khẩu 100% từ nước ngoài.

* Về nhu cầu trong nước

Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), năm 2005 nhu cầu phôi thép cho sảnxuất thép xây dựng từ khoảng 3,4 triệu tấn đến 3,55 triệu tấn

* Về nhu cầu nhập khẩu

Trang 16

Hiện nay nhu cầu nhập khẩu phôi thép của Việt Nam là tương đôía lớn, theokết quả tổng kết hàng năm của Tổng Công ty Thép Việt Nam thì hàng năm ViệtNam nhập khẩu khoảng 80% lượng phôi thép phục vụ cho sản xuất trong nước.

Các loại thép phục vụ các ngành công nghiệp như: thép tấm, thép lá, hiệnnay vẫn phải nhập khẩu hoàn toàn với khối lượng khoảng 3 triệu tấn/ năm.

Theo Hiệp hội Thép Việt Nam, hiện tại năng lực cán thép của tất cả cácdoanh nghiệp trong nước thuộc mọi thành phần kinh tế đạt khoảng 5,8 triệu tấn,trong đó nhu cầu tiêu thụ vào khoảng 3,2 đến 3,4 triệu tấn Do vậy hàng năm nhucầu nhập khẩu khoảng 2,4 đến 2,6 triệu tấn.

Theo sự đánh giá của các chuyên gia, năng lực cạnh tranh của các doanhnghiệp thép trong nước ở mức thấp, do không chủ động được nguồn nguyên liệu,giá thành cao, nhiều loại thép vẫn phải nhập khẩu 100% từ nước ngoài Theo Hiệphội Thép Việt Nam nguyên nhân chính dẫn đến những yếu kém về năng lực cạnhtranh của ngành thép là do các doanh nghiệp trong nước không chú trọng đầu tưsản xuất phôi mà chỉ tập chung đầu tư vào các dây chuyền cán thép nhằm thu hồivồn và lợi nhuận nhanh chóng Trong khi đó công tác giám sát việc thực hiện pháttriển ngành thép theo đúng quy hoạch của các cơ quan chức năng chưa được quantâm đúng mức.

Để từng bước chủ động trong sản xuất nguồn phôi và tăng năng lực cạnhtranh sản phẩm, vừa qua Tổng Công ty Thép Việt Nam (VSC) đã tập trung đầu tưvào một số dự án trọng điểm như cải tạo mở rộng nhà máy Gang thép TháiNguyên, Nhà máy thép Phú Mỹ Việc đưa vào sản xuất các nhà máy này sẽ nângcông suất của Tổng Công ty lên 1,6 triệu tấn thép một năm và đưa năng lực sảnxuất phôi lên 1,2 triệu tấn một năm.

Trong thời gian tới ngành thép tập chung phát triển công nghệ sản xuất théptừ khai thác quặng, đặc biệt là triển khai hai dự án khai thác mỏ Quý Xa ( ThépLào Cai) liên doanh với Trung Quốc, và dự án khai thác mỏ quặng sắt Thạch Khê– Hà Tĩnh với công suất 5 triệu tấn một năm.

2.1.2 Chính sách nhập khẩu thép của Việt Nam

Chính sách nhập khẩu đối với mặt hàng thép nói chung Nhà Nước khôngquy định hạn ngạch nhập khẩu, hầu hết các loại phôi và thép thành phẩm nhập

Trang 17

khẩu từ các nước trong khu vực Đông Nam Á có thuế suất 0% hoặc thuế suất thấpdưới 5% theo chương trình cắt giảm thuế quan chung (CEPT), trừ một số loại sắt,thép không hợp kim được cán mỏng, có chiều rộng từ 600mm trở lên, đã phủ mạ,hoặc tráng hiện đang có mức thuế suất từ 5% đến 20%.

Việc quản lý nhập khẩu, Nhà nước quản lý các đơn vị nhập khẩu thép thôngqua Tổng Công ty Thép Việt Nam Các đơn vị nhập khẩu trực thuộc Tổng Công tykhi nhập khẩu đều phải xin phép, khai báo lên Tổng Công ty.

Tổng Công ty căn cứ vào tình hình sản xuất và tiêu thụ thép trong nước đểlập kế hoạch và quản lý nhập khẩu.

2.1.2.1 Biểu thuế nhập khẩu mặt hàng thép

Hiện nay đa số các loại thép nhập khẩu đều có thuế suất thấp 0%, một sốloại có thuế suất dưới 5% và một số loại có thuế suất từ 5% đến 20% Mức thuếsuất của một số mặt hàng sắt thép được thể hiện qua biểu thuế nhập khẩu dưới đây.

Bảng 2.1 Biểu thuế nhập khẩu mặt hàng sắt thép

Thuếsuất ưuđãi (%)

hiệuThuế suất CEPT (%)

72Chương 72 Sắt và thép

I- Nguyên liệu chưa qua chế biến

7201Gang thỏi và gang kính dạng thỏi,dạng khối hoặc dạng thô khác.

- Gang thỏi không hợp kim có chứahàm lượng phốt pho bằng hoặc dưới0,5 %

- Gang thỏi không hợp kim có chứahàm lượng phốt pho trên 0,5%

7202Hợp kim sắt

- Sắt măng gan

Trang 18

- - có chứa hàm lượng các bon trên 2% 0 I 0 0 0 0 07202.19.0

- Sắt si – líc7202.21.0

- Sắt Crôm7202.41.0

II- Sắt và thép không hợp kim

7206Sắt và thép không hợp kim ở dạngthỏi hoặc các dạng thô khác

7207Sắt thép không hợp kim ở dạng bánthành phẩm

- Có chứa hàm lượng các bon dưới0,25%

- - Mặt cắt ngang hình chữ nhật, cókích thước chiều rộng nhỏ hơn hai lầnchiều dày

- - Loại khác có mặt cắt ngang hình chữnhật

7207.12.10

Trang 19

- Có chứa hàm lượng các bon bằnghoặc trên 0,25%

- - Có chứa hàm lượng các bon từ 0,6%trở lên

- - Loại khác7207.20.9

7208Các sản phẩm sắt hoặc thép khônghợp kim được cán mỏng, có chiềurộng từ 600 mm trở lên, được cánnóng, chưa phủ, mạ hoặc tráng

- - Chiều dày từ 3 m m đến 4,75 m m 0 I 0 0 0 0 07208.27.0

- Loại khác, ở dạng không cuộn, chưađược gia công quá mức cán nóng

- - Chiều dày từ 4,75 m m đến 10 m m 0 I 0 0 0 0 07208.53.0

- - Chiều dày từ 3 m m đến 4,75 m m 0 I 0 0 0 0 0

Trang 20

7210Các loại sắt, thép không hợp kimđược cán mỏng, có chiều rộng từ600mm trở lên, đã phủ mạ, hoặctráng

- Được phủ hoặc tráng thiếc7210.11.0

- Được phủ hoặc tráng kẽm bằngphương pháp khác

7210.41 - - Hình làn song7210.41.1

- Được phủ hoặc tráng bằng ô xít crôm 0 I 0 0 0 0 0- Được tráng hoặc phủ bằng nhôm

Trang 21

7210.61 - - Được trãng hoặc phủ bằng hợp kimnhôm - kẽm

- - - Loại dày không quá 1,2mm 30 T 20 20 15 10 57210.61.9

7210.69 - - Loại khác7210.69.1

- - Loại đã qua công đoạn pha hoặctráng kẽm bằng phương pháp điệnphân, có chiều dày trên 1,2mm

- - Loại đã qua công đoạn pha hoặctráng kẽm, có chiều dày trên 1,2mm

- - Loại đã qua công đoạn pha hoặctráng các chất khác trước khi sơn, tránghoặc pha bằng plastic

7210.90 - Loại khác 7210.90.1

- - Loại đã qua công đoạn pha hoặctráng kẽm bằng phương pháp điệnphân, có chiều dày trên 1,2mm

- - Loại đã qua công đoạn pha hoặctráng kẽm, có chiều dày trên 1,2mm

Nguồn: Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu - Tổng Công ty Thép Việt Nam

Biểu thuế nhập khẩu thép của Việt Nam hiện vẫn đang được hoàn thiện dầntheo quy định của WTO và theo chương trình cắt giảm thuế quan chung của Hiệphội các nước Đông Nam Á (CEPT) Hầu hết các loại thép nhập khẩu có mức thuế

Trang 22

từ 0% đến 5%, chỉ riêng một số loại có thuế suất từ 5% đến 20% nhưng sẽ đượcgiảm dần xuống còn từ 0% đến 5% theo các chương trình cắt giảm

2.1.2.2 Những quy định về nhập khẩu sắt thép của Tổng Công ty thép Việt Nam

Căn cứ vào Nghị định số 03/CP ngày 25/01/1996 của Chính phủ phê chuẩnĐiều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng Công ty Thép Việt Nam

Căn cứ vào tình hình thị trường thép

Tổng Công ty Thép Việt Nam qui định một số vấn đề sau:

Quy định chung

Một là, các đơn vị trực thuộc được quyền chủ động nhập khẩu kim khí phục

vụ sản xuất – kinh doanh của đơn vị mình theo qui định của pháp luật hiện hành,trừ các trường hợp phải được Tổng Công ty phê duyệt.

Hai là, Tổng Công ty khuyến khích các đơn vị thương mại kinh doanh hàng

nhập khẩu theo hướng chuyên doanh nhằm phát huy thế mạnh của từng đơn vị,đồng thời cần phải có sự phối hợp về thị trường và giá cả trong nội bộ Tổng Côngty

Ba là, Tổng Công ty có thể trực tiếp nhập khẩu theo đơn đặt hàng của các

đơn vị trực thuộc hoặc tự nhập khẩu để kinh doanh Giá bán củaTổng Công ty chocác đơn vị trực thuộc tính trên cơ sở của Qui định về tài chính của Tổng Công ty.

Bốn là, Phòng kinh doanh -xuất nhập khẩu trực tiếp tổ chức tiếp nhận các lô

hàng Tổng Công ty nhập khẩu hoặc uỷ quyền cho các đơn vị trực thuộc thực hiện.Trong trường hợp các đơn vị tiếp nhận thì phí tiếp nhận được hạch toán theo quyđịnh về tài chính của Tổng Công ty Đơn vị tiếp nhận phải hoàn thiện đầy đủ, đúnghạn các thủ tục khiếu nại hàng thiếu hoặc phẩm chất không phù hợp vơí hợp đồng(nếu có) Nếu để xảy ra không khiếu nại được thì đơn vị tiếp nhận chịu tráchnhiệm về số hàng thiếu hụt và kém phẩm chất đó.

Năm là, các đơn vị thương mại chủ động thiết lập chân hàng nhập khẩu ổn

định để đảm bảo nhu cầu kinh doanh, hạn chế tối đa hình thức dịch vụ nhập khẩu(khách hàng giao dịch nguồn cung cấp, các đơn vị thương mại chỉ làm thủ tục nhập

Trang 23

khẩu và hưởng phí) và không được uỷ thác nhập khẩu qua các đơn vị ngoài TổngCông ty.

Sáu là, thẩm quyền ký kết hợp đồng mua được thực hiện theo điều 10.2

Quyết định số 1553 QĐ/HĐQT ngày 21/8/1997 của Hội đồng quản trị Tổng côngty Thép Việt Nam Những hợp đồng mua có trị giá vượt quá thẩm quyền của cácđơn vị chỉ được ký và thực hiện sau khi đã được Tổng Công ty phê duyệt Nghiêmcấm đối phó bằng cách chia nhỏ hợp đồng.

Quy định về phê duyệt nhập khẩu

- Việc nhập khẩu phôi thép và thép chính phẩm các loại phải được Tổng

Công ty phê duyệt Đơn vị nhập khẩu tự chịu trách nhiệm về tư cách khách hàngvà hiệu quả kinh doanh của từng lô hàng nhập khẩu theo phương án đã trình TổngCông ty.

- Hồ sơ xin phép nhập khẩu:

Công văn xin phép nhập khẩu do thủ trưởng đơn vị hoặc người được uỷquyền ký;

+ Phương án kinh doanh (theo mẫu số 1 đính kèm);+ Báo cáo tồn kho chi tiết mặt hàng xin nhập khẩu;

+ Báo cáo thực hiện các hợp đồng nhập khẩu trước đó (theo mẫu số 3 đínhkèm).

+ Đơn chào hàng của khách hàng.

+ Giấy bảo lãnh của Ngân hàng (đối với trường hợp cung cấp phôi thép cho cácđơn vị ngoài Tổng Công ty).

+ Đối với những lô hàng cần Tổng Công ty bảo lãnh mở L/C thì kèm theo đơnxin bảo lãnh.

- Trong vòng tối đa 02 ngày kể từ khi nhận được đầy đủ các hồ sơ trên theođúng nội dung quy định Phòng kinh doanh - xuất nhập khẩu phải thông báo quyếtđịnh của Lãnh đạo Tổng Công ty để đơn vị thực hiện Các đơn vị chỉ được ký kết

Trang 24

và thực hiện hợp đồng nhập khẩu sau khi nhận được uỷ quyền của Tổng giám đốcTổng Công ty

Qui định cụ thể về nhập khẩu phôi thép

Một là, các đơn vị sản xuất trực thuộc phải có kế hoạch nhập khẩu đảm bảo

nguồn phôi cho sản xuất Nếu không tự nhập khẩu được thì phải có kế hoạch đặtmua qua các đơn vị thương mại trực thuộc Tổng Công ty hoặc cơ quan văn phòngTổng Công ty; trường hợp đặc biệt phải mua của các đơn vị ngoài Tổng Công tychỉ được thực hiện sau khi có ý kiến đồng ý bằng văn bản của Tổng Công ty Cácđơn vị thương mại của Tổng Công ty chỉ được nhập khẩu trực tiếp để cung cấpcho các đơn vị sản xuất trực thuộc Tổng Công ty

Hai là, Tổng Công ty khuyến khích các đơn vị nhập khẩu trực tiếp phôi

thép để cung cấp cho các liên doanh của Tổng Công ty

Ba là, việc cung cấp phôi thép cho các đơn vị sản xuất ngoài Tổng Công ty

(kể cả nguồn khai thác) được Tổng Công ty cho phép thực hiện nếu phương án

kinh doanh có hiệu quả cao, có bảo lãnh của ngân hàng có uy tín và không ràngbuộc phải tiêu thụ sản phẩm Giám đốc đơn vị có trách nhiệm thực hiện đúngphương án đã trình Tổng Công ty Đơn vị nào vi phạm sẽ không được xem xétnhững lô hàng tiếp theo và phải chịu trách nhiệm trước Tổng Công ty.

2.1.3 Tình hình nhập khẩu thép của Việt Nam

Theo báo cáo của Tổng Công ty Thép Việt Nam (VSC), mỗi năm Việt Namnhập khẩu khoảng 3 triệu tấn thép tấm, thép lá các loại phục vụ các ngành côngnghiệp và nhập khẩu 80% lượng phôi thép phục vụ sản xuất.

Do không chủ động được nguồn nguyên liệu, nhiều loại thép phải nhậpkhẩu 100% từ nước ngoài như các loại thép tấm, thép lá phục vụ các ngành côngnghiệp.

2.2 Thực trạng nhập khẩu sắt thép tại Công ty Cổ phần Tổng Bách hoá2.2.1 Khái quát chung về Công ty Công ty Cổ phần Tổng Bách hoá

Trang 25

2.2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Tổng Bách hóa Cơ sở hình thành Công ty Cổ phần Tổng Bách hoá

Công ty Cổ phần Tổng Bách hóa có tiền thân từ Công ty Bách hóa I trựcthuộc Bộ Thương Mại được thành lập từ năm 1957, từ đó đến nay đã qua nhiều lầnthay đổi tên từ: Cục Bách hóa ngũ kim sang Tổng Công ty Bách hóa sau đó sangCông ty Bách hóa I trực thuộc Bộ Thương Mại.

Do yêu cầu thực tiễn đặt ra của quá trình chuyển đổi nền kinh tế sang hoạtđộng theo cơ chế thị trường trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, cần thiếtphải đổi mới cơ cấu tổ chức cũng như hình thức quản lý của Công ty từ Doanhnghiệp Nhà nước sang Công ty Cổ phần và một số hình thức khác để phù hợp vớihoạt động của nền kinh tế.

Công ty Cổ phần Tổng Bách hóa được chuyển đổi theo hình thức Cổ phầnhóa từ Công ty Bách hóa I thuộc Bộ Thương Mại, được hoạt động theo giấy phépkinh doanh số 0103005116 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày19 tháng 8 năm 2004.

Tên giao dịch: Công ty Cổ phần Tổng Bách hoá.Trụ sở : 38 Phan Đình Phùng, Ba Đình, Hà Nội.Điện thoại : 04 – 8456986 Fax: 04 – 8452997 Tài khoản số : 43110102117

Chi nhánh NH No & PTNT Thanh Trì – Hà Nội.

Quá trình phát triển của Công ty Cổ phần Tổng Bách hóa.

Giai đoạn từ năm 1957 đến năm 1985

Có tên là Cục Bách hóa ngũ kim trực thuộc Bộ Nội Thương.

Chức năng nhiệm vụ chủ yếu là kinh doanh hàng kim khí, điện máy, thiết bị phụtùng, kinh doanh vật liệu xây dựng, vật tư nông nghiệp, lương thực, nông sản, vậttư nguyên liệu phục vụ sản xuất.

Giai đoạn từ năm 1986 đến tháng 3 năm 1995

Có tên là Tổng Công ty Bách hóa - Bộ Thương Mại.

Do yêu cầu đổi mới và mở cửa nền kinh tế nhằm nâng cao quy mô và khảnăng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phục vụ cho quá trình đổi mới nềnkinh tế đất nước.

Trang 26

Chức năng nhiệm vụ kinh doanh được mở rộng hơn so với giai đoạn trướcđó như: kinh doanh kho và vận tải, kinh doanh bách hóa, văn hóa phẩm, thuê đấtxây dựng kho, xây dựng nhà máy quy mô vừa và nhỏ sản xuất hàng tiêu dung.

Từ ngày 10 tháng 3 năm 1995 đến trước tháng 8 năm 2004

Theo quyết định số 156/ TM- TCCB ngày 10/03/1995 của Bộ Thương Mại,về việc hợp nhất Văn phòng Tổng công ty Bách hóa, Công ty Văn hóa phẩm,Công ty Bách hóa Văn Điển, Công ty Bách hóa Hải Phòng thành Công ty Báchhóa I trực thuộc Bộ Thương Mại.

Mở rộng thêm các ngành kinh doanh mới : Thuốc lá, nguyên liệu sản xuấtthuốc lá, kinh doanh tài chính, kinh doanh cầm cố, kinh doanh bất động sản, xâydựng và kinh doanh nhà, siêu thị, khách sạn, kinh doanh xuất - nhập khẩu.

Từ ngày 19 tháng 8 năm 2004 đến nay

Theo giấy phép kinh doanh số 0103005116 do sở Kế hoạch và Đầu tư thànhphố Hà Nội cấp đã thành Công ty Cổ phần Tổng Bách hóa.

Do yêu cầu thực tiễn đặt ra phải đổi mới cơ cấu tổ chức quản lý của các Doanhnghiệp Nhà nước sang hình thức Cổ phần hóa và một số hình thức khác.

Hiện nay Công ty Cổ phần Tổng Bách hóa là Công ty Cổ phần, hoạt độngtheo quy chế của Công ty Cổ phần, có tư cách pháp nhân, được sử dụng con dấuriêng theo mẫu quy định của Nhà nước

Trụ sở : 38 Phan Đình Phùng, Ba Đình, Hà nội Điện thoại : 04- 8456986 Fax: 04- 8452997 Vốn điều lệ : 14.000.000.000 đ ( Mười bốn tỷ đồng) Tài khoản : 43110102117

Chi nhánh NH No & PTNT Thanh Trì-Hà nội Tổng số cán bộ công nhân viên: 207 người

2.2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức bộ máy

Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Công ty Cổ phần Tổng hóa

Công ty Cổ phần Tổng Bách hóa là đơn vị kinh tế hoạch toán kinh độc lậptheo hình thức Công ty Cổ phần, được sử dụng con dấu riêng, tiến hành đầy đủcác thủ tục về đăng ký kinh doanh, hoạt động theo điều lệ Công ty cổ phần, thực

Trang 27

hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước và hoạt động sản xuất kinh doanhtheo đúng qui định của pháp luật.

Chức năng kinh doanh chủ yếu của Công ty

Công ty cổ phần Tổng Bách hóa là doanh nghiệp có chức năng kinh doanhtổng hợp, trong đó có chức năng kinh doanh nội địa và kinh doanh xuất nhậpkhẩu.

- Trực tiếp xuất khẩu và xuất khẩu ủy thác các mặt hàng gạo, nông sản, thựcphẩm.

- Trực tiếp nhập khẩu và nhập khẩu ủy thác các mặt hàng vật tư, sắt thép,nguyên liệu bột giấy, hàng tiêu dùng, phân bón các loại.

- Tổ chức sản xuất và kinh doanh hàng bách hóa.

- Kinh doanh tổng hợp trong đó có hàng bách hóa, văn phòng phẩm, hàngnông sản, hàng kim khí, điện máy, thiết bị phụ tùng, vật tư bảo hộ lao động,…

- Kinh doanh tài chính và bất động sản, nhà, khách sạn, siêu thị.- Cung cấp dịch vụ cho thuê kho hàng và vận tải

Nhiệm vụ của Công ty

- Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch ngắn hạn và dài hạn về sảnxuất kinh doanh các mặt hàng mà Công ty có chức năng kinh doanh theo đúng luậtpháp hiện hành của Nhà nước và điều lệ Công ty.

- Xây dựng các phương án sản xuất kinh doanh và cung cấp các dịch vụphát triển theo kế hoạch và mục tiêu của Công ty Tổ chức nghiên cứu và áp dụngtiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến vào trong quá trình sản xuất và kinh doanh đểnâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, dịch vụ.

- Chấp hành pháp luật của Nhà nước, thực hiện các chế độ chính sách vềquản lý và sử dụng tiền vốn, vật tư, tài sản, bảo toàn và phát triển vốn thực hiệnnghĩa vụ đối với Nhà nước.

- Thực hiện đầy đủ mọi cam kết trong hợp đồng kinh tế đã ký kết với các tổchức kinh tế trong và ngoài nước.

- Quản lý toàn diện, đào tạo phát triển đội ngũ cán bộ công nhân viên chứccủa Công ty theo pháp luật và chính sách của Nhà nước và sự phân cấp quản lý củaBộ.

Trang 28

- Chăm lo đời sống và tạo điều kiện cho người lao động phát triển, giữ gìntrật tự an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội theo quy định của pháp luật thuộcphạm vi quản lý của Công ty

Quyền hạn của Công ty

Quyền hạn của Công ty được quy định trong giấy phép thành lập Công tyvà trong điều lệ doanh nghiệp theo đúng chức năng nhiệm vụ của Công ty và đượcquy định trong luật doanh nghiệp.

- Sản xuất và kinh doanh theo mục đích thành lập Doanh nghiệp và theogiấy phép thành lập Công ty.

- Chủ động trong sản xuất kinh doanh, trong kí kết các hợp đồng kinh tế vớicác đơn vị kinh tế trong và ngoài nước về kinh doanh, hợp tác đầu tư, nghiên cứu,ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh theo đúng chế độchính sách của Nhà nước.

- Được sử dụng và quản lý có hiệu quả các nguồn vốn, tài sản Được huyđộng các nguồn vốn kế hoạch trong và ngoài nước theo luật pháp hiện hành vàđiều lệ của Công ty Cổ phần để phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của Côngty.

- Được tham gia các hội chợ, triển lãm, tiếp thị, tham gia hội thảo kinh tếtrong và ngoài nước, được cử đoàn đại diện của Công ty ra nước ngoài và mời cácđoàn nước ngoài vào Việt Nam để hội thảo, đàm phán và kí kết hợp đồng theo quyđịnh của Nhà nước.

- Được quyền chủ động tổ chức bộ máy quản lý mạng lưới sản xuất kinhdoanh phù hợp với hình thức Công ty Cổ phần và có hiệu quả.

- Được quyền khiếu nại, tố tụng trước cơ quan pháp luật về các vụ việc viphạm chế độ chính sách của Nhà nước để bảo vệ lợi ích của Công ty và nhà nước.

Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của Công ty

Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nói chungphụ thuộc rất lớn vào tính hợp lý trong việc tổ chức bộ máy quản lý Một trongnhững nhân tố quan trọng để một cơ cấu tổ chức hoạt động hiệu quả là việc sắpxếp bố trí công nhân viên trong cơ cấu tổ chức phù hợp với năng lực và sở trườngcủa họ

Trang 29

Công ty Cổ phần Tổng Bách hóa là một công ty cổ phần cho nên cơ cấu tổchức bộ máy của Công ty phải theo mô hình cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần.( Xem sơ đồ 1).

Trang 30

PHÒNG TỔ CHỨC HC

PHÒNG KẾ TOÁNTC

PHÒNG ĐT KD T.CHÍNH

PHÒNG KD KHO ĐT XÂY DỰNG

PHÒNG KD TỔNG HỢP I

PHÒNG KD TỔNG HỢP II

T TÂM KD TỔNG HỢP

T TÂM KD THUỐC LÁ

T TÂM VĂN HOÁ PHẨM

TRUNG TÂM BÁCH HOÁ

TỔNG KHO 6

TỔNG KHO HẢI PHÒNG

CHI NHÁNH TBH HẢI PHÒNGCHI NHÁNH TBH TP HCM

CỬA HÀNG VĂN PHÒNG PHẨM I

CỬA HÀNG VĂN PHÒNG PHẨM II

BAN KIỂM SOÁT

Trang 31

Nguồn: Phòng tổ chức hành chính

Ghi chú: Quan hệ lãnh đạo, quản lý Quan hệ kiểm soát

Quan hệ hợp tác, nghiệp vụ

Công ty Cổ phần Tổng Bách hóa là một Doanh nghiệp Nhà nước được Cổphần hóa nên cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty thường được tổ chứctheo mô hình tổ chức của doanh nghiệp cổ phần.

Cơ quan đứng đầu Công ty Cổ phần Tổng Bách hóa là Đại hội cổ đông,được họp thường niên mỗi năm một lần bao gồm các Cổ đông của Công ty nhằmđánh giá tổng kết kết quả hoạt động của Công ty, bàn bạc và đưa ra những phươnghướng phát triển Công ty, bổ nhiệm các vị trí trong hội đồng quản trị và các vấn đềvề lợi nhuận, phân chia lợi nhuận.

Đại hội cổ đông có quan hệ, quản lý Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát củaCông ty.

Sau Đại hội cổ đông là Hội đồng quản trị, bao gồm 05 người đứng đầu Hộiđồng quản trị là Chủ tịch Hội đồng quản trị Hội đồng quản trị đưa ra nhữngphương hướng, mục tiêu chiến lược cho công ty cũng như quyết định những chiếnlược phát triển của Công ty Hội đồng quản trị có nhiệm vụ bổ nhiệm Ban Tổnggiám đốc, bổ nhiệm chức Tổng giám đốc, phó Tổng giám đốc của Công ty và chịusự kiểm soát của Ban Kiểm Soát.

- Ban Kiểm Soát: gồm 03 người do Đại hội cổ đông lập ra.

Ban kiểm soát Có chức năng nhiệm vụ kiểm soát, giám sát các hoạt động củatất cả các phòng ban, các đơn vị trực thuộc của Công ty kể cả Hội đồng quản trị.

Tiếp theo đó là cơ cấu các phòng ban của Công ty.

- Ban Tổng giám đốc: có 02 người

Ban Tổng giám đốc điều hành quản lý tất cả các phòng ban và các trung tâm, đơnvị trực thuộc Công ty Ban Tổng giám đốc quyết định toàn bộ hoạt động sản xuất

Ngày đăng: 29/11/2012, 16:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1 Biểu thuế nhập khẩu mặt hàng sắt thép - Hoạt động nhập khẩu thép của Công ty Cổ phần Tổng Bách hoá - Bộ Thương mạiThực trạng và giải pháp
Bảng 2.1 Biểu thuế nhập khẩu mặt hàng sắt thép (Trang 17)
Bảng 2.1 Biểu thuế nhập khẩu mặt hàng sắt thép - Hoạt động nhập khẩu thép của Công ty Cổ phần Tổng Bách hoá - Bộ Thương mạiThực trạng và giải pháp
Bảng 2.1 Biểu thuế nhập khẩu mặt hàng sắt thép (Trang 17)
7207.11.00 -- Mặt cắt ngang hình chữ nhật, có kích thước chiều rộng nhỏ hơn hai lần chiều  dày - Hoạt động nhập khẩu thép của Công ty Cổ phần Tổng Bách hoá - Bộ Thương mạiThực trạng và giải pháp
7207.11.00 - Mặt cắt ngang hình chữ nhật, có kích thước chiều rộng nhỏ hơn hai lần chiều dày (Trang 18)
7210.41 -- Hình làn song - Hoạt động nhập khẩu thép của Công ty Cổ phần Tổng Bách hoá - Bộ Thương mạiThực trạng và giải pháp
7210.41 - Hình làn song (Trang 19)
Căn cứ vào tình hình thị trường thép - Hoạt động nhập khẩu thép của Công ty Cổ phần Tổng Bách hoá - Bộ Thương mạiThực trạng và giải pháp
n cứ vào tình hình thị trường thép (Trang 20)
MÔ HÌNH TỔ CHỨC BỘ MÁY CÔNG TY CỔ PHẦN TỔNG BÁCH HÓA.                            - Hoạt động nhập khẩu thép của Công ty Cổ phần Tổng Bách hoá - Bộ Thương mạiThực trạng và giải pháp
MÔ HÌNH TỔ CHỨC BỘ MÁY CÔNG TY CỔ PHẦN TỔNG BÁCH HÓA. (Trang 28)
Bảng 2.2: Cơ cấu lao động của Công ty qua các năm. - Hoạt động nhập khẩu thép của Công ty Cổ phần Tổng Bách hoá - Bộ Thương mạiThực trạng và giải pháp
Bảng 2.2 Cơ cấu lao động của Công ty qua các năm (Trang 33)
Bảng 2.2: Cơ cấu lao động của Công ty qua các năm. - Hoạt động nhập khẩu thép của Công ty Cổ phần Tổng Bách hoá - Bộ Thương mạiThực trạng và giải pháp
Bảng 2.2 Cơ cấu lao động của Công ty qua các năm (Trang 33)
Tình hình kinh doanh của Công ty - Hoạt động nhập khẩu thép của Công ty Cổ phần Tổng Bách hoá - Bộ Thương mạiThực trạng và giải pháp
nh hình kinh doanh của Công ty (Trang 35)
Bảng 2.3: Một số chỉ tiêu kinh tế cơ bản đã đạt được trong hoạt động kinh doanh của Công ty. - Hoạt động nhập khẩu thép của Công ty Cổ phần Tổng Bách hoá - Bộ Thương mạiThực trạng và giải pháp
Bảng 2.3 Một số chỉ tiêu kinh tế cơ bản đã đạt được trong hoạt động kinh doanh của Công ty (Trang 35)
Bảng 2.3: Một số chỉ tiêu kinh tế cơ bản đã đạt được trong hoạt động kinh  doanh của Công ty. - Hoạt động nhập khẩu thép của Công ty Cổ phần Tổng Bách hoá - Bộ Thương mạiThực trạng và giải pháp
Bảng 2.3 Một số chỉ tiêu kinh tế cơ bản đã đạt được trong hoạt động kinh doanh của Công ty (Trang 35)
Bảng 2.4: kết quả kinh doanh của các đơn vị trực thuộc. - Hoạt động nhập khẩu thép của Công ty Cổ phần Tổng Bách hoá - Bộ Thương mạiThực trạng và giải pháp
Bảng 2.4 kết quả kinh doanh của các đơn vị trực thuộc (Trang 36)
Bảng 2.4: kết quả kinh doanh của các đơn vị trực thuộc. - Hoạt động nhập khẩu thép của Công ty Cổ phần Tổng Bách hoá - Bộ Thương mạiThực trạng và giải pháp
Bảng 2.4 kết quả kinh doanh của các đơn vị trực thuộc (Trang 36)
Từ bảng 2.4 cho thấy nhìn chung doanh thu của các đơn vị trực thuộc đều tăng lên qua các năm vừa qua, thể hiện sự cố gắng nỗ lực của các đơn vị trong hoạt  động sản xuất kinh doanh, góp phần đưa Công ty ngày càng phát triển. - Hoạt động nhập khẩu thép của Công ty Cổ phần Tổng Bách hoá - Bộ Thương mạiThực trạng và giải pháp
b ảng 2.4 cho thấy nhìn chung doanh thu của các đơn vị trực thuộc đều tăng lên qua các năm vừa qua, thể hiện sự cố gắng nỗ lực của các đơn vị trong hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần đưa Công ty ngày càng phát triển (Trang 37)
Tình hình kinh doanh xuất nhập khẩu - Hoạt động nhập khẩu thép của Công ty Cổ phần Tổng Bách hoá - Bộ Thương mạiThực trạng và giải pháp
nh hình kinh doanh xuất nhập khẩu (Trang 38)
Bảng 2.5: Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. - Hoạt động nhập khẩu thép của Công ty Cổ phần Tổng Bách hoá - Bộ Thương mạiThực trạng và giải pháp
Bảng 2.5 Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu (Trang 38)
Bảng 2.6: Cơ cấu nhập khẩu theo nhóm mặt hàng qua các năm. - Hoạt động nhập khẩu thép của Công ty Cổ phần Tổng Bách hoá - Bộ Thương mạiThực trạng và giải pháp
Bảng 2.6 Cơ cấu nhập khẩu theo nhóm mặt hàng qua các năm (Trang 40)
Bảng 2.6: Cơ cấu nhập khẩu theo nhóm mặt hàng qua các năm. - Hoạt động nhập khẩu thép của Công ty Cổ phần Tổng Bách hoá - Bộ Thương mạiThực trạng và giải pháp
Bảng 2.6 Cơ cấu nhập khẩu theo nhóm mặt hàng qua các năm (Trang 40)
Bảng 2.7: Cơ cấu thị trường nhập khẩu qua các năm - Hoạt động nhập khẩu thép của Công ty Cổ phần Tổng Bách hoá - Bộ Thương mạiThực trạng và giải pháp
Bảng 2.7 Cơ cấu thị trường nhập khẩu qua các năm (Trang 41)
Bảng 2.7: Cơ cấu thị trường nhập khẩu qua các năm - Hoạt động nhập khẩu thép của Công ty Cổ phần Tổng Bách hoá - Bộ Thương mạiThực trạng và giải pháp
Bảng 2.7 Cơ cấu thị trường nhập khẩu qua các năm (Trang 41)
Bảng 2.8: Kim ngạch nhập khẩu sắt thép từ các thị trường qua các năm. - Hoạt động nhập khẩu thép của Công ty Cổ phần Tổng Bách hoá - Bộ Thương mạiThực trạng và giải pháp
Bảng 2.8 Kim ngạch nhập khẩu sắt thép từ các thị trường qua các năm (Trang 41)
Qua bảng trên cho thấy tổng kim ngạch nhập khẩu thép của Công ty tăng liên tục từ 2 triệu USD năm 2002 đến 2,5 triệu USD năm 2003, lên 3 triệu USD năm  2004 và tăng lên 5 triệu USD năm 2005, tăng gấp 2,5 lần. - Hoạt động nhập khẩu thép của Công ty Cổ phần Tổng Bách hoá - Bộ Thương mạiThực trạng và giải pháp
ua bảng trên cho thấy tổng kim ngạch nhập khẩu thép của Công ty tăng liên tục từ 2 triệu USD năm 2002 đến 2,5 triệu USD năm 2003, lên 3 triệu USD năm 2004 và tăng lên 5 triệu USD năm 2005, tăng gấp 2,5 lần (Trang 42)
Bảng 2.9: Cơ cấu các loại thép nhập khẩu của Công ty - Hoạt động nhập khẩu thép của Công ty Cổ phần Tổng Bách hoá - Bộ Thương mạiThực trạng và giải pháp
Bảng 2.9 Cơ cấu các loại thép nhập khẩu của Công ty (Trang 44)
Bảng 2.9: Cơ cấu các loại thép nhập khẩu của Công ty - Hoạt động nhập khẩu thép của Công ty Cổ phần Tổng Bách hoá - Bộ Thương mạiThực trạng và giải pháp
Bảng 2.9 Cơ cấu các loại thép nhập khẩu của Công ty (Trang 44)
2.2.2.3 Hình thức nhập khẩu thép của Công ty - Hoạt động nhập khẩu thép của Công ty Cổ phần Tổng Bách hoá - Bộ Thương mạiThực trạng và giải pháp
2.2.2.3 Hình thức nhập khẩu thép của Công ty (Trang 45)
Bảng 2.10: Hình thức nhập khẩu thép của Công ty - Hoạt động nhập khẩu thép của Công ty Cổ phần Tổng Bách hoá - Bộ Thương mạiThực trạng và giải pháp
Bảng 2.10 Hình thức nhập khẩu thép của Công ty (Trang 45)
Bảng 3.1: Các chỉ tiêu đặt ra trong tời gian tới. - Hoạt động nhập khẩu thép của Công ty Cổ phần Tổng Bách hoá - Bộ Thương mạiThực trạng và giải pháp
Bảng 3.1 Các chỉ tiêu đặt ra trong tời gian tới (Trang 51)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w