Vấn đề con người luôn được Công ty quan tâm chú trọng hàng đầu trong suốt quá trình xây dựng và phát triển của Công ty.
Trong những năm gần đây Công ty luôn tìm cách nâng cao hơn nữa đời sống cho cán bộ công nhân viên trong Công ty, Công ty liên tục đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên để không ngừng nâng cao trình độ, nghiệp vụ cũng như trình độ quản lý cho các cán bộ. Công ty liên tục tuyển chọn thêm nhân viên mới có trình độ đáp ứng yêu cầu trong công việc của Công ty vào làm việc và thực hiện chính sách nghỉ hưu cho những cán bộ công nhân viên đến tuổi nghỉ hưu.
Số lượng và cơ cấu nhân sự của Công ty trong những năm gần đây được phản ánh qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.2: Cơ cấu lao động của Công ty qua các năm. Đơn vị: Người Năm Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 số lượng tỷ lệ (%) số lượng tỷ lệ (%) số lượng tỷ lệ (%) số lượng tỷ lệ (%) Tổng số lao động 249 100 235 100 234 100 207 100 Theo giới: - Nam 139 120 122 87 42 - Nữ 110 115 112 120 58 Theo trình độ: - Thạc sĩ 6 8 9 12 5,8 - Đại học 49 52 55 68 32,85 - Cao đẳng 60 65 47 39 18,85 Theo tuổi: - Tuổi 25- 40 60 55 58 70 33,8 - Tuổi 41- 50 120 135 125 100 48,3 - Tuổi 51- 55 69 45 51 37 17,9 Thu nhập bình quân (đồng) 995.703 1.094.530 1.234.174 1.500.000 Nguồn: Phòng tổ chức hành chính năm 2005
Từ bảng số liệu trên cho thấy về số lượng cán bộ công nhân viên trong Công ty có sự tinh giảm qua các năm cụ thể năm 2001 số cán bộ công nhân viên là 249 người, năm 2002 là 235 người, năm 2003 là 234 người, nhưng tỷ lệ giảm không đáng kể. Đặc biệt năm 2004 sau khi chuyển đổi từ Doanh nghiệp Nhà nước sang Công ty Cổ phần thì số lượng cán bộ công nhân viên giảm đáng kể còn 207 người thể hiện sự tinh giảm có chọn lọc nhằm đáp ứng phù hợp với hình thức hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty và có sự tăng lên về chất lượng trình độ cán bộ công nhân viên.
Số lượng cán bộ công nhân viên có trình độ Thạc sĩ, đại học tăng lên 80 người năm 2004 so với 64 người năm 2003 và 60 người năm 2002.
Về độ tuổi có sự trẻ hóa trong đội ngũ cán bộ công nhân viên, Số lượng cán bộ công nhân viên độ tuổi từ 25- 40 và 41- 50 tăng qua các năm từ đó nhằm đáp ứng được yêu cầu công việc đặt ra trong điều kiện cạnh tranh hiện nay.
Thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên trong Công ty có sự tăng lên đáng kể qua các năm và có mức thu nhập khá so với mức thu nhập trung bình hiện nay cụ thể năm 2001 là 995.703 đ/ người, năm 2002 là 1.094.530 đ/ người, năm 2003 là 1.234.174 đ/ người, năm 2004 là 1.500.000 đ/ người và theo báo cao tổng kết cuối năm 2005 của Công ty thì thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên năm 2005 là 1.650.000 đ/ người.
Từ bảng trên cho thấy với cơ cấu lao động Nữ nhiều hơn Nam hiện nay và với đặc thù của một doanh nghiệp kinh doanh thương mại thi cũng gặp một số khó khăn. Độ tuổi lao động tập chung phần lớn ở độ tuổi từ 41 đến 50 chiếm 48,3%. Cơ cấu trong phân bổ vị trí tại các phòng ban của Công ty theo mô hình Công ty cổ phần, thể hiện sự chuyên môn hoá cao trong phân bố vị trí.
2.2.1.4 Tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Tổng Bách hóa
Cơ cấu vốn điều lệ của Công ty.
Tổng vốn điều lệ : 14.000.000.000 đồng Trong đó:
- Vốn Nhà nước nắm giữ tại doanh nghiệp:
Chiếm 49% tương ứng với 68.600 cổ phần = 6.860.000.000 đồng - Vốn do cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp mua cổ phần: Chiếm 48% tương ứng với 67.320 cổ phần = 6.732.000.000 đồng
- Vốn cổ phần bán cho đối tượng ngoài doanh nghiệp:
Chiếm 3% tương ứng với 4.080 cổ phần = 408.000.000 đồng
- Vốn kinh doanh của Công ty tăng lên qua các năm, năm 2001 là 11,336 tỷ đồng, năm 2002 là 11,782 tỷ đồng, năm 2003 là 13,185 tỷ đồng, năm 2004 là 14,000 tỷ đồng.
- Tổng doanh thu hàng năm là: năm 2001 là 349,804 tỷ đồng, năm 2002 là 409,847 tỷ đồng, năm 2003 là 415,270 tỷ đồng, năm 2004 là 500 tỷ đồng.
- Nộp Ngân sách hàng năm tăng: năm 2001 là 6,938 tỷ đồng, năm 2002 là 12,216 tỷ đồng, năm 2003 là 8,660 tỷ đồng, năm 2004 là 9,5 tỷ đồng, năm 2005 nộp Ngân sách tăng lên đến 11 tỷ đồng.
2.2.1.5 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong thời gian qua
Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty bao gồm hoạt động sản xuất kinh doanh nội địa và hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu.
Tình hình kinh doanh của Công ty
Công ty Cổ phần Tổng Bách hoá là doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực thương mại, hoạt động kinh doanh nội địa được Công ty rất chú trọng phát triển.
Trong những năm trở lại đây Công ty đã mở rộng thêm một số ngành nghề mới như: kinh doanh kho, kinh doanh tài chính, kinh doanh bất động sản,… và chú trọng phát triển mở rộng thị trường nội địa và có các Chi nhánh ở hầu hết các khu vùng như : Thành lập Chi nhánh Thành phố Hải Phòng, Chi nhánh TPHCM, Chi nhánh Miền Nam,…
Một số chỉ tiêu đạt được từ hoạt động kinh doanh được thể hiện trong dưới đây.
Bảng 2.3: Một số chỉ tiêu kinh tế cơ bản đã đạt được trong hoạt động kinh doanh của Công ty.
Đơn vị: Tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Doanh thu 316,938 349,804 409,847 415,270 500 575 Vốn kinh doanh 11,197 11,336 11,782 13,185 14,000 14,500 Tỷ lệ doanh thu trên vốn kd 28,3 lần 30,85 lần 34,78 lần 31,5 lần 35,7 lần 39,65 lần Lợi nhuận trước thuế 1,011 0,923 1,196 0,822 2,885 3,800 Nộp ngân sách 29,687 6,938 12,216 8,660 9,500 10,987
Tổng số lao
động 261 249 235 234 207 207
Thu nhập bình quân (đồng)
918,072 995,703 1.094.530 1.234.174 1.500.000 1.550.000
Nguồn: Phòng kế toán tài chính năm 2005.
Với tổng vốn kinh doanh còn hạn hẹp chỉ khoảng dưới 15 tỷ đồng năm 2005 và các năm trước đó nhưng kết quả kinh doanh mà Công ty đã đạt được là thành công. Doanh thu tăng hàng năm và cao cụ thể năm 2001 doanh thu là 349,804 tỷ đồng, năm 2002 là 409,847 tỷ đồng, năm 2003 là 415,270 tỷ đồng, năm 2004 là 500 tỷ đồng, năm 2005 là 575 tỷ đồng.
Tỷ lệ Tổng doanh thu đạt được thường gấp 30 đến 40 lần vốn kinh doanh. - Tình hình kinh doanh của các đơn vị trực thuộc được thể hiện ở bảng dưới đây.
Bảng 2.4: kết quả kinh doanh của các đơn vị trực thuộc.
Đơn vị: tỷ đồng STT Tên đơn vị 2003 2004 2005 Doanh thu Lợi nhuận trước thuế Doanh thu Lợi nhuận trước thuế Doanh thu Lợi nhuận trước thuế 1 V.P Công ty 162 0,282 200 1,800 230 2,200 2 T.Tâm VHP 40 0,100 45 0,180 55 0,200 3 T.Tâm BH 36 0,070 40 0,150 50 0,250 4 T.Tâm KDTH 30 0,040 37 0,120 40 0,150 5 T.T KD Thuốc lá 35 0,100 38 0,140 40 0,120 6 C.N Hải Phòng 55 0,110 63 0,200 70 0.400 7 C.N TPHCM 51 0,100 72 0,255 80 0,350 8 C.N Miền 6 0,020 10 0,070 10 0,080
Nam
Tổng cộng 415 0,822 500 2,885 575 3,800
Nguồn: Phòng kế toán tài chính năm 2005.
Từ bảng 2.4 cho thấy nhìn chung doanh thu của các đơn vị trực thuộc đều tăng lên qua các năm vừa qua, thể hiện sự cố gắng nỗ lực của các đơn vị trong hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần đưa Công ty ngày càng phát triển.
Trong đó doanh thu của Văn phòng Công ty cao nhất, tăng dần qua các năm và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của toàn doanh nghiệp. Cụ thể năm 2003 là 162 tỷ đồng chiếm khoảng 39% trong tổng doanh thu; năm 2004 là 200 tỷ đồng chiếm 40% trong tổng doanh thu; năm 2005 là 230 tỷ đồng chiếm khoảng 40% trong tổng doanh thu. Tiếp sau là Chi nhánh Hải Phòng và Chi nhánh TPHCM.
Từ năm 2003 đến nay thì lợi nhuận trước thuế của Công ty tăng lên từ 0,822 tỷ đồng năm 2003 lên 2,885 tỷ đồng năm 2004 và đạt 3,800 tỷ đồng năm 2005.
- Công tác kinh doanh kho
Hiện nay, tổng diện tích cho thuê kho toàn Công ty là 37.830 m2. Hệ thống kho của Công ty hoath động tốt, đạt hiệu quả. Mức doanh thu và dịch vụ kho trung bình đạt 575 triệu đồng/ tháng ( tính cả gần 3000 m2 kho Công ty thuê của Cảng Khuyến Lương cho khách hàng thuê lại ).
Cuối năm 2004, Công ty đã đưa vào hoạt động hệ thống kho Hải Phòng 4000m2 tại xã An Dương. Mặc dù hệ thống kho còn mới, chưa hoàn thiện toàn bộ nhưng kho Hải Phòng đã khẩn trương đi vào hoạt động, cho khách hàng thuê và phục vụ kinh doanh hàng hóa của Công ty.
Ngoài hai kho mới xây tại Hải phòng, các kho cho thuê hiện nay đều được tận dụng tối đa.
- Công tác đầu tư xây dựng:
Tháng 9 năm 2004 đã khai trương xưởng sản xuất giấy TBH tại thị trấn Văn Điển, Hà Nội
Tháng 10 năm 2004 thành lập Chi nhánh Công ty Tổng Bách hoá Miền Nam tại quận 7, TPHCM. Chi nhánh này chuyên kinh doanh hàng nông sản.
Tháng 11 năm 2004 Xây dựng xong kho Hải Phòng với diện tích 3000 m2
Tháng 1 năm 2005 Xây dựng thêm kho diện tích 1000 m2 tại trạm kho Hải Phòng.
- Công tác đầu tư – kinh doanh tài chính
Công tác đầu tư kinh doanh tài chính luôn được Công ty chú trọng, đặc biệt từ năm 2004. Công ty đã ban hành, bổ sung, sửa đổi nhiều văn bản liên quan đến việc huy động vốn. Mức lãi suất được điều chỉnh một cách thận trọng, linh hoạt, với nhiều kì hạn khác nhau, phù hợp với thị trường để cạnh tranh với các tổ chức tín dụng ngoài công ty và đáp ứng một phần nhu cầu vốn kinh doanh của Công ty.
Số dư nợ huy động vốn của cán bộ công nhân viên bình quân đạt 16,8 tỷ / tháng
Tình hình kinh doanh xuất nhập khẩu
Kinh doanh xuất nhập khẩu là một trong những lĩnh vực quan trọng của Công ty. Trong mấy năm trở lại đây Công ty đã chú trọng hơn hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, chủ yếu là nhập khẩu hang hoá để phục vụ sản xuất kinh doanh của Công ty trong thị trường nội địa.
Đặc biệt từ khi Công ty được Cổ phần hoá vào năm 2004 quy mô hoạt động kinh doanh của Công ty đã được mở rộng thêm và hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty cũng được chú trọng hơn, quy mô nhập khẩu lớn hơn.
Tình hình kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty được thể hiện trong bảng dưới đây.
Bảng 2.5: Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu.
Đơn vị:1000 USD Năm Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Kim ngạch XNK 5.015 100 6.030 100 8.020 100 9.040 100 Xuất khẩu 15 0,3 30 0,5 20 0,25 40 0,44 Nhập khẩu 5.000 99,7 6.000 99,5 8.000 99.75 9.000 99,56
Nguồn: Phòng kinh doanh tổng hợp
Từ bảng 2.5 cho thấy tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Công ty hàng năm tăng từ 5.015 nghìn USD năm 2002 lên 6.030 nghìn USD năm 2003; 8.020 nghìn
USDnăm 2004 và đạt 9.040 nghìn USD năm 2005. Trong vòng từ năm 2002 đến năm 2005 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng gần gấp 2 lần.
Tốc độ tăng trung bình xuất nhập khẩu hàng năm khoảng trên
13% /năm. Trong đó nhập khẩu là hoạt động chủ yếu trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Kim ngạch nhập khẩu hàng năm chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu, thường chiếm khoảng 98% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu và nhập khẩu có xu hướng gia tăng hàng năm từ 5.000 nghìn USD năm 2002 chiếm 99,7% lên 6.000 nghìn USD năm 2003 chiếm 99,5%; 8.000 nghìn USD năm 2004 chiếm 99,75% và đạt 9.000 nghìn USD năm 2005 chiếm 99,56%
Về hoạt động xuất khẩu, do Công ty chưa chú ý nhiều nên xuất khẩu hàng năm chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ khoảng dưới 2% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Công ty và giá trị xuất khẩu nhỏ. Cụ thể năm 2002 xuất khẩu chỉ đạt 15.000 USD chiếm 0,3%; năm 2003 đạt 30.000 USD chiếm 0,5%; năm 2004 đạt 20.000 USD chiếm 0,25%; năm 2005 đạt 40.000 USD chiếm 0,44%. Hiện nay xuất khẩu chủ yếu là xuất khẩu uỷ thác qua một số công ty ở trong nước.
Về hình thức xuất - nhập khẩu
+ Nhập khẩu hàng hóa trực tiếp từ các thị trường Đức, Nga, Trung Quốc, Singapo.
+ Xuất khẩu: Trước năm 2003 xuất khẩu trực tiếp sang các thị trường nước ngoài.
Từ năm 2004 đến nay xuất khẩu dưới hình thức ủy thác cho một công ty ở trong nước.
Trong những năm vừa qua Công ty chủ yếu là nhập khẩu các mặt hàng để kinh doanh, chưa chú trọng đến hoạt động xuất khẩu.
Thị trường và sản phẩm nhập khẩu của Công ty
Hoạt động nhập khẩu của Công ty đã có những nét nổi bật ở những năm gần đây nhờ sự năng động tìm kiếm nguồn hàng từ những thị trường khác nhau và đã thiết lập được mối quan hệ làm ăn với nhiều bạn hàng mang tính chất lâu dài.
Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Công ty là: Sắt thép, Bột giấy, Phân bón các loại.
Bảng 2.6: Cơ cấu nhập khẩu theo nhóm mặt hàng qua các năm.
Đơn vị: triệu USD
Năm Mặt hàng 2002 2003 2004 2005 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Sắt thép 2 40 2,5 41,66 3 37,5 5 55,55 Bột giấy 1 20 1,5 25 1 12,5 2.5 27,77 Phân bón 1,5 30 1,75 29,16 3,5 43,75 0 0 Mặt hàng khác 0.5 10 0,25 4,18 0,5 6,25 1,5 16,68 Tổng 5 100 6 100 8 100 9 100
Nguồn: Phòng kinh doanh tổng hợp I
Từ bảng 2.6 cho thấy mặt hàng mà Công ty nhập khẩu nhiều nhất và luôn chiếm tỷ trọng cao đó là Sắt thép, thường chiếm khoảng từ 40% giá trị nhập khẩu của công ty. Sau đó là mặt hàng phần bón, nhưng sang năm 2005 sau khi nhà máy phân đạm Phú Mỹ đi vào hoạt động thì Công ty không nhập khẩu mặt hàng này nữa, thay vào đó Công ty đã tăng giá trị nhập khẩu nguyên liệu bột giấy và các mặt hàng khác như: Hàng tiêu dùng, máy móc, các nguyên liệu sản xuất khác.
Thị trường nhập khẩu
Hoạt động nhập khẩu của Công ty chủ yếu qua các các Đức, Nhật Bản, Trung Quốc, Singapo và một số thị trường khác.
Bảng 2.7: Cơ cấu thị trường nhập khẩu qua các năm
Nguồn: Phòng Kinh doanh tổng hợp
Từ bảng trên cho thấy trong cơ cấu thị trường nhập khẩu của Công ty
thì 3 thị trường Đức, Nhật Bản và Trung Quốc chiếm tỷ trọng lớn, thường từ trên 73% tổng giá trị nhập khẩu của Công ty. Trong đó nhập khẩu từ Đức chiếm khoảng tù 27 đến 30 % trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Công ty; từ Nhật Bản chiếm từ 25 đến trên 30% qua các năm; Trung Quốc từ 20 đến 25%; còn lại là từ Singapo chiếm từ 8 đến 13% và các thị trường khác chiếm 5 đến 8%.
Giá trị nhập khẩu qua các năm từ các thị trường Đức , Nhật, Trung
quốc lớn do Công ty nhập khẩu từ thị trường này chủ yếu các mặt hàng có giá trị cao như: Sắt thép, máy móc, vật liệu, phân bón.
2.2.2 Tình hình nhập khẩu sắt thép của Công ty
2.2.2.1 Kim ngạch và thị trường nhập khẩu sắt thép của Công ty
Trong những năm gần đây hoạt động kinh doanh nhập khẩu sắt thép ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị nhập khẩu hàng hoá của Công ty. Giá trị nhập