1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Những giải pháp thúc đẩy xã hội hoá đầu tư cho giáo dục phổ thông tại tỉnh Hà Tây.PDF

65 464 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 65
Dung lượng 637,13 KB

Nội dung

Những giải pháp thúc đẩy xã hội hoá đầu tư cho giáo dục phổ thông tại tỉnh Hà Tây

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Nghị quyết Đại hội IX của Đảng đã nêu rõ: “Các vấn đề xã hội đều phải giải quyết theo tinh thần xã hội hóa Nhà nước giữ vai trò nòng cốt, đồng thời động viên mỗi người dân, các doanh nghiệp, các tổ chức trong xã hội, các cá nhân và tổ chức nước ngoài cùng tham gia giải quyết những vấn đề xã hội”

Giáo dục là những nhân tố đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của xã hội, gắn liền với đời sống xã hội, chỉ có sự tham gia của toàn xã hội mới đảm bảo cho lĩnh vực giáo dục phát triển Do đó, việc thực hiện xã hội hóa giáo dục nhằm huy động nhiều nguồn lực từ các lực lượng xã hội theo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm để phát triển sự nghiệp giáo dục là tất yếu khách quan và cũng là thực hiện quan điểm chiến lược về các vấn đề xã hội theo đường lối của Đảng và Nhà nước

Những năm qua, thực hiện Nghị quyết số 90/CP ngày 21/8/1997 và Nghị định 73/1999/NĐ-CP ngày 19/8/1999 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa các hoạt động trên lĩnh vực văn hoá, y tế, giáo dục, tỉnh Hà Tây đã có nhiều chủ trương, chính sách để hoạt động giáo dục từng bước thực hiện xã hội hóa, thúc đẩy sự nghiệp giáo dục phát triển về chất lượng, qui mô và cơ sở vật chất, bước đầu đáp ứng được nhu cầu cơ bản của nhân dân

Tuy nhiên, trước nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của xã hội, lĩnh vực trên còn bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế cả về nhận thức và chính sách thực hiện Chất lượng giáo dục đào tạo toàn diện cho học sinh chưa cao, hiệu quả hoạt động giáo dục đào tạo còn

Trang 2

thấp Nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình hình trên là do việc đầu tư kinh phí để phát triển sự nghiệp giáo dục còn thấp

Xuất phát từ thực tế trên nên em quyết định lựa chọn

nghiên cứu đề tài: “Những giải pháp thúc đẩy xã hội hoá đầu tư cho giáo dục phổ thông tại tỉnh Hà Tây

Kết cấu của đề tài gồm 3 phần:

+ Chương I: Sự cần thiết xã hội hoá đầu tư cho giáo dục + Chương II: Hiện trạng xã hội hoá đầu tư cho giáo dục phổ thông tại tỉnh Hà Tây

+ Chương III: Giải pháp thúc đẩy xã hội hoá đầu tư cho giáo dục phổ thông tại tỉnh Hà Tây

Đây là một bản chuyên đề có tính khoa học cao và logic, do khả năng và trình độ có hạn nên bài viết không tránh khỏi những khiếm khuyết Em rất mong được sự bổ sung, góp ý của thầy cô và bạn đọc để đề tài được hoàn thiện hơn

Trang 3

Giáo dục là quá trình sản xuất, truyền bá tri thức thông qua các tổ chức, cơ cầu Nhà nước và dân gian, nhằm mục đích bồi dưỡng cho người ta các kỹ năng thích ứng xã hội, thích ứng cuộc sống

Theo khái niệm này hoạt động giáo dục có thể chia làm 3 loại:

- Giáo dục nhà trường: gồm giáo dục phổ thông và giáo dục chuyên nghiệp

- Giáo dục gia đinh: đây là cơ sở của giáo dục nhà trường

Trang 4

- Giáo dục xã hội: nó vừa có tác dụng kiểm nghiệm thành quả của giáo dục nhà trường, vừa là kéo dài và bổ sung cho giáo dục nhà trường trong xã hội

Trong các hình thức giáo dục nêu trên thì hình thức giáo dục trong nhà trường có ý nghĩa hết sức lớn lao Sự phát triển của hình thức giáo dục này đã tạo nên hệ thống giáo dục quốc dân và là điều kiện quan trong nhất để nâng cao chất lượng của lực lượng lao động

Theo luật giáo dục Việt Nam ( ban hành ngày 02/12/1998), hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm:

1 Giáo dục mầm non có nhà trẻ và mẫu giáo

2 Giáo dục phổ thông có hai bậc học là bậc tiểu học và bâc trung học; bậc trung học có hai cấp học là câp trung học cơ sở và cấp trung học phổng thông

3 Giáo dục nghề nghiệp có trung học chuyên nghiệp và dạy nghề

4 Giáo dục đại học đào tạo hai trình độ là trình độ cao đẳng và trình độ đại học; giáo dục sau đại học đào tạo hai trình độ là trình độ thạc sĩ và trình độ tiến sĩ

1 2 Đặc điểm của hoạt động giáo dục

Dưới giác độ kinh tế học và trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, hoạt động giáo dục - đào tạo được coi là một trong những lĩnh vực cung cấp hàng hoá dịch vụ công cộng cho xã hội Bởi vì sản phẩm của giáo dục là cung cấp các kiến thức và k ỹ năng cho người học, đây là sản phẩm nhằm thoả mãn nhu cầu tiêu dùng có tính chất xã hội Khi người học được học tập chính

Trang 5

là lúc họ đang được thụ hưởng các hàng hoá công cộng do hoạt động giáo dục cung cấp, kiến thức của họ được tích luỹ, kỹ năng của họ được từng bước trau rồi trong quá trình học tập, để cuối cùng họ có được một năng lực nhất định, trở thành người lao động có ích cho xã hội sau khi được học tập

Các dịch vụ do hoạt động giáo dục cung cấp có một số đặc điểm sau:

Thứ nhất, dịch vụ của hoạt động giáo dục chủ yếu là các dịch vụ công cộng, chúng phục vụ đồng thời cho nhiều người cùng sử dụng Chúng vừa mang tính chất là hàng hoá dịch vụ công cộng đại chúng, của toàn xã hội, vừa mang tính chất hàng hoá dịch vụ công cộng của nhóm, cho từng nhóm người nhất định Điều này có nghĩa là dịch vụ của hoạt động giáo dục là hàng hoá công cộng không thuần tuý và có tính chất loại trừ

Qua đặc điểm này, chúng ta có thể thấy các kiến thức, kỹ năng… đã được tích luỹ, hệ thống lại và được biên soạn lại thành giáo trình, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo… là sảm phẩm mang tính chất công cộng chung của toàn xã hội (thậm chí của toàn nhân loại), tất các mọi người đề có quyền tiếp nhận, khai thác và sử dụng chúng Với góc độ này thì sản phẩm của lĩnh vực là hàng hoá dịch vụ công cộng mang tính chất đại chúng, không thể loại trừ bất cứ một ai muốn sử dụng chúng

Song, con người nói chúng không thể tự mình tiếp thu được tất cả các kiến thức, kỹ năng… mà về cơ bản, muốn có những kiến thức, kỹ năng… nhất định phải trải qua quá trinh học tập Nhà trường, thầy cô giáo… sẽ truyền thụ kỹ năng cho người học

Trang 6

Trong điều kiện như vậy, các kiến thức, kỹ năng… sẽ không được truyền thụ một cách đồng loạt cho tất cả mọi người, mà chỉ có một lượng ( nhóm ) người nhất định nào đó được truyền đạt những kiến thức, kỹ năng Vì vậy, với góc độ này thì sản phẩm của hoạt động giáo dục mang tính chất là hàng hoá dịch vụ công cộng nhóm, chúng bị giới hạn trong những mức độ, điều kiện nhất định và dành cho một lượng, một nhóm người nhất định được hưởng thụ chúng

Với đặc điểm là dịch vụ công cộng nhóm cho phé người ta hạn chế, loại trừ bớt số lượng người tham gia hưởng thụ các dịch vụ giáo dục với những biện pháp khác nhau như: thi tuyển chọn, chế độ học phí v.v…, với đặc điểm này cho phép hoạt động giáo dục không chỉ được cung cấp bởi nhà nước mà còn có thể được cung cấp bởi khu vực tư nhân

Thứ hai, Dưới giác độ tiêu dùng, sản phẩm của hoạt động giáo dục không những không bị tiêu dùng mất đi, mà ngược lại chúng luôn được đổi mới, bổ sung Tri thức kỹ năng của con người ngày càng được tích luỹ, kế thừa, phát huy, đổi mới và bổ sung thêm từ thế hệ này sang thế hệ khác, làm cho sảm phẩm của hoạt động giáo dục ngày càng thêm phong phú Với ngưới được truyền thụ các kiến thức và kỹ năng… họ không thể dùng hết ngay các kiến thức và các kỹ năng đó, mà ngược lại chúng được vận dụng, ứng dụng… lâu dài trong quá trình lao động sau này của người được đào tạo Thậm trí các kiến thức, các kỹ năng ban đầu được trau rồi, bổ sung, đổi mới từng bước được hoàn thiện

Trang 7

học tiếp thu các kiến thức, kỹ năng vừa giúp người học hoàn thiện và phát huy năng lực của mình lâu dài trong quá trình lao động sản xuất Đó là quá trình “đào tạo - tự đào tạo - đào tạo

lại” diễn ra một cách thường xuyên và suốt đời đối với người lao động

Ba là , Đầu tư các điều kiện cần thiết cho hoạt động giáo dục có thể nói là trách nhiệm chung của toàn xã hội, nhưng vai trò chủ đạo phải thuộc về Nhà nước Việc chăm lo phát triển sự nghiệp giáo dục là trách nhiệm của xã hội, vì hoạt động giáo dục

tạo ra năng lực cho mỗi thành viên của xã hội Do đó, “xã hội

Trang 8

h oá g iáo dục - đào tạo" là vấn đề không có gì mới mẻ, đã tồn tại

lâu đời từ trước tới nay Song, ở đây cần nhận thức rằng Nhà nước phải giữ vai trò là người chủ đạo Vì:

- Hoạt động giáo dục - đào tạo đòi hỏi nhiều tiềm lực lớn về cả con người và về cả vật chất, chỉ có Nhà nước là người có khả năng và điều kiện tốt nhất để giải quyết vấn đề này

- Sự chủ đạo của Nhà nước giúp cho hoạt động giáo dục đào tạo đi đúng định hướng ở tầm vĩ mô mà xã hội mong muốn

- Nhờ có cơ chế thuế mà Nhà nước có thể thu hồi được chi phí đầu tư cho hoạt động giáo dục - đào tạo Thật vậy, với những hàng hoá dịch vụ công cộng mang tính đại chúng, việc loại trừ

“người ăn không” là hầu như không thể nếu như họ không có

nghĩa vụ nộp thuế Còn đối với việc cung cấp các hàng hoá dịch

vụ công cộng nhóm có thể loại trừ được “người ăn không”, thì tư

nhân cũng có thể làm được Song nếu như vậy sẽ là quá nặng cho người học vì phải nộp học phí cao nhằm trang trải đầy đủ chi phí cho việc học tập, trong khi người học chưa đi làm nên chưa có thu nhập Chính vì vậy, giải pháp tốt nhất ở đây là người học nộp học phí chỉ trang trải một phần chi phí cho giáo dục, phần

còn lại họ “mắc nợ” và trả sau khi đã đi làm, có thu nhập thông

qua nộp thuế (thuế thu nhập cá nhân, thuế sử dụng lao động ) cho Nhà nước

Nhà nước là chủ đạo, nhưng không thể phó mặc tất cả cho Nhà nước, vì nguồn lực của Nhà nước tuy lớn, nhưng cũng rất có hạn và phải đáp ứng cho mọi lĩnh vực của nền kinh tế - xã hội, nên không thể kham nổi tất cả Hơn nữa tính công bằng, hiệu quả

Trang 9

sẽ bị vi phạm, nhiều người sẽ được “ăn không”, và tất nhiên sẽ

ảnh hưởng đến lợi ích của người khác

Bốn là, Nghĩa vụ của người học Khi người học được học

tập là đang được hưởng các hàng hoá dịch vụ công cộng do hoạt động giáo dục - đào tạo cung cấp Được hưởng lợi phải trả tiền là nguyên lý thông thường của kinh tế học thị trường Song, ở đây người học thể hiện sự trả tiền thông qua việc trả học phí, nhưng học phí chỉ bù đắp một phần chi phí cho giáo dục - đào tạo, và cũng không nên có chế độ học phí quá cao vì người học hiện tại chưa tạo ra thu nhập Sau quá trình học tập, người học có năng lực làm việc, tạo ra thu nhập, sẽ trích một phần thu nhập để trả chi phí cho giáo dục - đào tạo (nộp thuế cho Nhà nước,

phụng dưỡng “bố mẹ già yếu” đã có công nuôi ăn học )

Năm là, Các cơ sở sử dụng lao động đã được đào tạo phải

có nghĩa vụ trả chi phí cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo Xã hội đào tạo năng lực cho người lao động, các cơ sở sử dụng lao động khai thác các năng lực đó và thu được các nguồn lợi cho mình Vậy thì họ cũng phải có nghĩa vụ trích một phần nguồn lợi (lợi nhuận) để trang trải chi phí cho hoạt động giáo dục - đào tạo mà xã hội đã bỏ ra trước đây - Điều này hoàn toàn phù hợp với quy luật của kinh tế thị trường Cơ chế tốt nhất để các cơ sở sử dụng lao động hoàn trả chi phí cho hoạt động giáo dục - đào tạo là nộp thuế cho Nhà nước (thuế quỹ lương, thuế thu nhập doanh nghiệp )

Tóm lại, trong điều kiện nền kinh tế thị trường, hoạt động giáo dục về mặt kinh tế học cũng là một lĩnh vực cung cấp các

Trang 10

hàng hoá dịch vụ công cộng cho xã hội Do đó, cần phải có những nhận thức và đối xử đúng đắn để lĩnh vực này cung cấp các hàng hoá dịch vụ công cộng với chất lượng ngày càng tốt hơn, thoả mãn nhu cầu của xã hội và đảm bảo phát triển một cách bền vững

2 Vai trò của giáo dục trong phát triển kinh tế – xã hội

2 1 Giáo d ục với tái sản xuất dân số và việc làm

Giáo dục với tái sản xuất dân số

Tái sản xuất dân số bao gồm cả mặt số lượng và mặt chất lượng.Tốc độ tăng dân số và chất lượng dân sô chịu tác động bởi nhiều yếu tố trong đó tác động của giáo dục là vô cùng quan trọng

Khi nhân thức của con người được nâng cao, tuổi lập gia đình tăng lên và là một nguyên nhân làm mức sinh giảm xuống và tỷ lệ sinh cũng giảm Giáo dục có ảnh hưởng đến nhiều mặt của tính cách, trong trường hợp đối với phụ nữ thì bao gồm cả thái độ với việc sinh đẻ, nhiều nghiên cứu cho thấy, trình độ học vấn của phụ nữ có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với sự sinh đẻ của họ, (phụ nữ càng học nhiều càng có xu hướng đẻ ít con), họ muốn đẻ ít con hơn để có điều kiện tham gia vào các hoạt động xã hội, và phát huy được khả năng của minh Khi trình độ được nâng cao, quan niệm về con cái cũng khác đi, con người mất dần quan niệm có con cái để nhờ vả sau này, đó cũng là một nguyên làm giảm tỷ lệ sinh

Nếu muốn nâng cao chất lượng dân số mà không có giáo dục thì không thể làm được Giáo dục là then chốt bảo đảm chất

Trang 11

lượng của dân số, giáo dục có vai trò quan trọng trong việc nâng cao trí lực của con người Đồng thời giáo dục còn có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của con người Trình độ học vấn làm thay đổi trong việc vệ sinh phòng bệnh của gia đinh như rửa tay và uống nước sôi… và việc sử dụng các dich vụ y tế chăm sóc sức khoẻ và khám chữa bênh Trình độ học vấn của cha mẹ có liên quan mật thiết đế sức khoẻ của trẻ em, đặc biệt là người mẹ càng có học thì tỷ lệ trẻ em sơ sinh chết càng giảm và đứa trẻ càng khoẻ mạnh

Giáo dục với vấn đề việc làm

Vấn đề việc làm là mối quan tâm của tất cả các quốc gia trên thế giới trong quá trình phát triển Sức lao động có đầy đủ việc làm vừa là tiêu chí của một quốc gia phát triển cao, vừa là mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội Vấn đề này được quyết đinh bởi sự tác động tổng hợp của rất nhiều nhân tố, trong đó ảnh hưởng của giáo dục lá vô cùng mạnh mẽ

Đào tạo nhân tài về chuyên môn ở các cấp để thoả mãn nhu cầu của xã hội là nhiệm vụ cơ bản của sự nghiệp giáo dục, cũng là điều kiện cơ bản bảo đảm cho sức lao động có đầy đủ việc làm Vì rằng, xã hội cần có nhân tài ở nhiều tầng, nhiều bậc, vừa cần có cán bộ quản lý cao cấp, vừa cần có nhân viên kỹ thuật có trình độ kỹ thuật trung cấp, sơ cấp Nếu sự nghiệp giáo dục chỉ theo đuổi việc đào tạo nhân tài chuyên nghiệp đại học hoặc nhân tài ở một vài chuyên môn nào đó, coi nhẹ việc đào tạo nhân tài trung, sơ cấp thì sẽ gây ra sự thất nghiệp giả tạo theo cơ cấu

Trang 12

2 2 Giáo d ục gắn bó chặt chẽ với thu nhập và tiêu dùng

Nói chung mức độ cao, thấp của trình độ học vấn tỷ lệ thuận với thu nhập tiền bạc của cá nhân Thu nhập của người lao động trí óc tương đối cao hơn thu nhập của người lao động chân tay Đối với những người lao động có khả năng học hết bậc trung học và đại học thì họ có cơ hội tìm kiếm những công việc tốt với mức thu nhập cao hơn những người lao động mới học hết một phần hoặc hết cấp tiểu học, và mức chênh lệch về tiền lương có thể đạt cỡ 300 đến 800%

Tỷ trọng chi phí giáo dục trong tổng chi phí tiêu dùng của mọi người có thể được thể hiện ở trình độ nhận thức và mức độ khát khao được giáo dục của mọi người ở các lứa tuổi khác nhau Chi tiêu giáo dục thuộc phạm trù chi tiêu cho đời sống tinh thần, văn hoá, mức chi tiêu của nó tăng theo mức thu nhập của dân cư Nói chung khi thu nhập thấp, tỷ trọng chi tiêu cho đời sống vật chất tương đối lớn Theo đà nâng cao mức thu nhập, tỷ trọng chi

Trang 13

tiêu cho giáo dục tăng nhanh Như vậy, giáo dục là nội dung quan trọng làm phong phú đời sống văn hóa, tinh thần của mọi người, nhất là trong xã hội phát triển, việc coi trọng giáo dục làm cho mọi người sẵn lòng đầu tư nhiều hơn vào sự nghiệp giáo dục

2 3 Giáo d ục có tác động tích cực đến sự nghiệp y tế, văn ho á thể dục thể thao

Giáo dục thông qua đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nhân viên y tế chuyên nghiệp, vừa có thể làm cho họ mau chóng nắm vững các phương pháp trị bệnh, nâng cao tỷ lệ chữa bệnh, lại có thể làm cho tố chất tu dưỡng của đông đảo cán bộ nhân viên y tế được nâng cao rộng rãi, có được đạo đức nghề nghiệp tốt đẹp, cung câp những nhân tài chuyên môn có trình độ cao để đẩy mạnh sự phát triển của sự nghiệp y tế, bảo vệ sức khoẻ

Sự nghiệp giáo dục cũng có tác động tương tự như vậy đối với sự phát triển của thể dục, thể thao Giáo dục sẽ bồi dưỡng cho thể thao các huấn luận viên, vận động viên có chuyên môn và phẩm chất đạo đức tốt

Giáo d ục ngoài vai trò phân tích ở trên còn đóng vai trò q uan trọng trong các lĩnh vực chính trị, văn hóa….Giáo dục k hông chỉ tác động tới việc hoàn thiện con người, m à còn có tá c động trực tiếp tới sự phát triển kinh tế xã hội Giáo dục tạo ra ng uồn nhân lực có học thức, có kỹ năng nghề nghiệp, có p hẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân Vì vậy đầu tư cho giáo dục không chỉ là đầu tư để xoá đói giảm ng hèo m à cò n là đầu tư cho sự phát triển kinh tế – xã hội

Trang 14

II SỰ CẦN THIẾT XÃ HỘI HOÁ ĐẦU TƯ CHO GIÁO DỤC

1 Các nguồn vốn đầu tư cho giáo dục

Hoạt động giáo dục - đào tạo cung cấp các dịch vụ cũng giống như lĩnh vực sản xuất vật chất, trong quá trình sản xuất đòi hỏi phải có các nguồn lực đầu tư nhất định để hình thành các yếu tố đầu vào Trong quá trình hoạt động các yếu tố đầu vào luôn bị tiêu hao, do đó để thực hiện quá trình tái sản xuất, tái cung cấp đòi hỏi nguồn lực phải được bổ sung và tái tạo, nguồn lực quan trọng nhất là nguồn tài chính Vậy nguồn tài chính được hình thành từ đâu?

Cũng như các hoạt động khác, nguồn tài chính đã cung cấp cho giáo dục - đào tạo một lực lượng vật chất để duy trì sự hoạt động của ngành, trên cơ sở đó mà thực hiện được các chức năng nhiệm vụ của mình Từ việc xây dựng cơ sở vật chất như: xây dựng các trường học, mua sắm máy móc thiết bị, phương tiện làm việc, giảng dạy, chi cho con người để duy trì hoạt động của ngành

Trong nhiều năm qua, với cơ chế kế hoạch hóa tập trung bao cấp, nền kinh tế căn bản dựa trên sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể Các hoạt động xã hội cũng chủ yếu dựa trên cơ sở hai hình thức sở hữu đó Tức là Nhà nước hầu như độc quyền chi phối mọi mặt hoạt động xã hội như: y tế, giáo dục, văn hóa, thể dục thể thao xã hội hầu như chỉ có công lập Nên nguồn tài chính cung cấp cho các hoạt động này chủ yếu do ngân sách Nhà nước đảm nhận (từ cấp trung ương đến cấp cơ sở) Đó là một

Trang 15

trong những lý do cơ bản làm cho cơ sơ vật chất ngành giáo dục xuống cấp và lạc hậu, chất lượng của hoạt động giáo dục giảm sút, không đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội của đất nước

Từ năm 1986 chúng ta đã thực hiện cải cách kinh tế, chuyển nền kinh tế từ kế hoạch hóa tập trung bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, Sự đổi mới này cũng bắt nguồn từ nhận thức của chúng ta về xã hội: Trong quá trình phát triển lịch sử của loài người vấn đề có tính quy luật là xu hướng ngày càng tăng tính chất xã hội hóa mọi lĩnh vực của đời sống xã hội Xã hội ngày càng phát triển thì tính chất xã hội hóa ngày càng cao, ngược lại tính chất xã hội hóa càng cao thì xã hội càng có điều kiện để phát triển

Bước sang thời kỳ đổi mới, Nhà nước thực hiện chính sách “Đa phương hóa, đa dạng hóa”, tức là thực hiện các chính sách mở cửa, tăng cường giao lưu hợp tác với bên ngoài theo tinh thần Việt Nam muốn làm bạn với các nước trên thế giới Kết quả của các chính sách cải cách kinh tế này đã tạo điều kiện thuận lợi cho mọi thành phần kinh tế khai thác các tiềm năng về nhân tài, vật lực và kinh nghiệm quản lý, thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng, thu hút được vốn đầu tư nước ngoài và một nguồn viện trợ đáng kể phục vụ quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội

Tác động của cải cách kinh tế trong thời gian vừa qua đã ảnh hưởng sâu sắc đến các hoạt động giáo dục Mở rộng các hình

Trang 16

thức dịch vụ giáo dục - đào tạo: công lập, bán công, dân lập cũng từ đó thúc đẩy tính năng động, sáng tạo và kích thích sự cố gắng của hệ thống giáo dục - đào tạo của Nhà nước trong điều kiện có cạnh tranh Cùng với việc cải cách kinh tế, Nhà nước cũng đã thực hiện cải cách hệ thống giáo dục quốc dân, làm đa dạng hóa các nguồn tài chính cung cấp cho hoạt động giáo dục - đào tạo Ở thời kỳ này, nguồn tài chính bao gồm:

- Ng uồn ngân sách nhà nước

- Ng uồn ngoài ngân sách nhà nước

Các nguồn tài chính này ngày càng được hoàn thiện, phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội và kích thích sự nghiệp giáo dục - đào tạo và y tế phát triển Suy cho cùng đầu tư bằng nguồn tài chính nào thì người dân cũng phải trả các khoản chi phí đó Nhưng mỗi nguồn đều có những thế mạnh và hạn chế nhất định, nên phải sử dụng tổng hợp tất cả các nguồn tài chính đó

1 1 Ng uồn ngân sách nhà nước

Trong cơ chế thị trường, ngân sách Nhà nước không còn là ngân sách của toàn bộ nền kinh tế quốc dân, nhưng trong tất cả các nguồn tài chính đầu tư cho hoạt động giáo dục thì nguồn ngân sách Nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo và quan trọng nhất, có tính chất quyết định đối với việc hình thành, mở rộng và phát triển sự nghiệp giáo dục-đào tạo Được thể hiện:

Thứ nhất, chi phát triển văn hoá - xã hội trong đó có sự

nghiệp giáo dục-đào tạo là một trong những nội dung cơ bản nhất của hoạt động chi ngân sách Nhà nước

Trang 17

Như ta đã biết, Đảng và Nhà nước ta coi giáo dục - đào tạo

là: “quốc sách hàng đầu”, vì vậy đầu tư cho hoạt động giáo

dục-đào tạo cũng là ưu tiên hàng đầu và tại điều 89 của “Luật Giáo

dục” đã nêu rõ: “Nhà nước dành ưu tiên hàng đầu cho việc bố trí

n gân sá ch g iáo dục, bảo đảm tỷ lệ ngân sách Nhà nước chi cho

g iáo dục tăng dần theo yêu cầu phát triển của sự nghiệp giáo

dục” Bên cạnh đó, nền kinh tế đa thành phần ở nước ta mới

được hình thành và phát triển, trong đó thành phần kinh tế quốc doanh còn nhỏ bé nên sự đóng góp cho hoạt động giáo dục-đào tạo còn nhiều hạn chế Mặt khác, hệ thống trường công của nước ta còn chiếm tỷ lệ lớn, việc phát triển các trường bán công, dân

lập chưa nhiều, vấn đề “xã hội hoá sự nghiệp giáo dục-đào tạo”,

đa dạng hoá các loại hình trường, lớp chưa được phổ biến rộng rãi, do đó chưa có khả năng thu hút được các nguồn đầu tư khác cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo Chính vì vậy, nguồn đầu tư của ngân sách Nhà nước trong những năm vừa qua vẫn chiếm ưu thế trong tổng chi cho sự nghiệp giáo dục- đào tạo, nhằm duy trì và phát triển hệ thống giáo dục-đào tạo theo định hướng của Đảng, Nhà nước trong chiến lược phát triển chung của quốc gia

Thứ hai, đầu tư của ngân sách nhà nước như: xây dựng cơ sở vật chất, tài liệu phục vụ giảng dạy, học tập và nghiên cứu một mặt tạo điều kiện để tăng về số lượng và từng bước nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo Mặt khác, đây cũng là cơ sở ban đầu để khuyến khích các tầng lớp nhân dân, các tổ chức xã hội, các thành phần kinh tế đóng góp nhằm thực hiện phương

Trang 18

châm: “Nhà nước và nhân dân cùng chăm lo phát triển sự nghiệp

g iáo dục - đào tạo

Thứ ba, ngân sách nhà nước còn có vai trò điều phối cơ cấu của mỗi trường cũng như toàn hệ thống

Thông qua định mức chi ngân sách hàng năm cho sự nghiệp giáo dục đã góp phần định hướng, sắp xếp cơ cấu mạng lưới trường trong hệ thống giáo dục quốc dân, cơ sở vật chất của mỗi trường và toàn hệ thống Tập trung ngân sách Nhà nước cho những mục tiêu chương trình quốc gia như: chương trình xóa mù, xác định hệ thống trường lớp, xây dựng trung tâm đào tạo có chất lượng cao

Ngoài ra, trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, nguồn vốn ngân sách Nhà nước đầu tư cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo còn có quan hệ mật thiết với tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội

1 2 Ng uồn vốn ngoài ngân sách nhà nước

Sự nghiệp giáo dục là sự nghiệp của toàn dân, do dân, vì dân Do đó, việc quan tâm đến sự nghiệp này là trách nhiệm của toàn xã hội với định hướng phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo, thực hiện xã hội hoá trong giáo dục - đào tạo, đa dạng hoá các nguồn vốn đầu tư cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo với

phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” Khi sự nghiệp

giáo dục - đào tạo có tính xã hội thì các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân, gia đình, cộng đồng đều có trách nhiệm quan tâm góp sức lực, trí tuệ, tiền của để phát triển sự nghiệp giáo dục

Trang 19

Trong những năm vừa qua, chi ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo có xu hướng tăng lên, nhưng vẫn chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu phát triển của sự nghiệp này Trên thực tế, việc tăng chi cho sự nghiệp này chủ yếu bằng nguồn ngân sách Nhà nước đã và đang tỏ ra không còn phù hợp với sự phát triển đa dạng của nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ chuyển đổi và hội nhập hiện nay Chính vì lẽ đó, cần phải tích cực huy động các nguồn lực tài chính ngoài ngân sách Nhà nước để đầu tư cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo, những nguồn thu này tuy chưa nhiều, chưa triệt để nhưng cũng đã góp phần đáng kể vào việc phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo ở nước ta

Các nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước đầu tư phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo bao gồm:

- Nguồn đầu tư của gia đình học sinh Nguồn gốc của nguồn này là từ thu nhập của hộ gia đình, trích một phần để chi tiêu cho việc học tập của con em họ Nguồn này bao gồm các khoản sau:

+ Tiền học phí, lệ phí tuyển sinh của học sinh do gia đình họ đóng góp (có ưu tiên miễn giảm cho những học sinh thuộc đối tượng chính sách) Đây là nguồn cơ bản, chiếm tỷ trọng chủ yếu trong nguồn ngoài ngân sách Nhà nước của các trường ở nước ta hiện nay

+ Các khoản tiền mà các gia đình chu cấp cho con, em họ để chi tiêu phục vụ việc học tập và sinh hoạt hàng ngày gồm: tiền mua sách vở, tài liệu, phương tiện, đồ dùng học tập, tiền ăn, ngoài ra còn tiền học thêm tin học, ngoại ngữ

Trang 20

- Tiền ủng hộ của các tổ chức Việt kiều ở nước ngoài Hàng năm đồng bào ta ở nước ngoài ủng hộ hàng trăm suất học bổng cho học sinh, sinh viên Việt Nam trị giá hàng tỷ đồng

- Các khoản được tặng biếu cho các trường bằng hiện vật như: máy vi tính, đồ dùng thí nghiệm, giáo trình, giáo khoa của các tổ chức kinh tế, đoàn thể và tổ chức xã hội

2 Vai trò của xã hội hoá đầu tư cho giáo dục

Nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước được hình thành từ nhiều nguồn vốn khác nhau, do đó nguồn vốn này có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo Và nó được thể hiện ở các mặt sau đây:

Một là, nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước góp phần làm

tăng nguồn vốn đầu tư cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo, và làm giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước trong việc chi cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo Phần lớn ngân sách giáo dục dùng để chi trả lương cho cán bộ, giáo viên, phần chi cho cơ sở vật chất và các hoạt động sự nghiệp còn lại quá ít Vì vậy, nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước do học sinh đóng góp và được các tổ

Trang 21

chức tài trợ, đóng một phần không nhỏ trong việc nâng cấp và xây dựng mới cơ sở vật chất cho các cơ sở giáo dục - đào tạo, cải thiện đời sống cán bộ giáo viên và học sinh nhằm đảm bảo nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập Ngoài ra việc các thành phần, các tổ chức kinh tế và các cá nhân đầu tư vào lĩnh vực giáo dục - đào tạo cũng sẽ tạo ra những cơ sở vật chất cho ngành giáo dục mà nhà nước không phải bỏ tiền ra để đầu tư

Ha i là , xã hội hoá đầu tư cho giáo dục có vai trò quan trọng trong việc phát triển nhiều loại hình trường lớp, như bán công, dân lâp, tư thục Các loại hình trường lớp này được mở ra góp phần làm giảm sự quá tải cho các trường công lập

Ba là , thực hiện xã hội hoá đầu tư cho sự nghiệp giáo dục đào tạo là thực hiện quan điểm “xã hội hoá sự nghiệp giáo dục - đào tạo” của đảng và nhà nước, là giải pháp quan trọng để thực hiện chính sách công bằng xã hội trong chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của Đảng và Nhà nước Công bằng xã hội không chỉ biểu hiện về mặt hưởng thụ, tức là người dân được xã hội và nhà nước chăm lo, mà còn biểu hiện cả về mặt người dân đóng góp, cống hiến cho xã hội theo khả năng thực tế của từng người, từng địa phương

Bốn là, xã hội hoá đầu tư cho giáo dục giúp cho ngành Giáo dục - Đào phát huy tính năng động của mình trong việc huy động các nguồn tài chính đầu tư phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo

Trong điều kiện ngân sách nhà nước còn rất nhỏ bé và phải chi cho nhiều lĩnh vực của nền kinh tế – xã hội, thì việc huy

Trang 22

động mọi tầng lớp nhân dân, tổ chức kinh tế – xã hội, doanh nghiệp đầu tư cho giáo dục - đào tạo là một biện pháp quan trọng để phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo ở nước ta trong giai đoạn hiện nay cũng như sau này

Trang 23

1 Điều kiện tự nhiên, dân cư của tỉnh Hà Tây

1 1 Điều kiện tự nhiên

Hà Tây là tỉnh thuộc châu thổ sông Hồng bao bọc phía Tây và Nam thủ đô Hà Nội Hà Tây có 12 huyện, 2 thị xã với 325 xã, phường, thị trấn Diện tích tự nhiên khoảng 2.192 Km2, dân số 2,39 triệu người Địa hình chia làm hai vùng khác nhau: Địa hình đồng bằng tập trung ở phía đông gồm 8 huyện thị xã với tổng diện tích là 1.488 km2, địa hình đối núi phía tây gồm 6 huyện, thị xã với diện tích tự nhiên 704 km2

Về mặt tự nhiên, Hà Tây hình thành trong một không gian với nhiều hình thái địa hình khác nhau đã tạo nên một vùng lãnh thổ có sự tiềm năng về sự đa dạng sinh học: Có đồng bằng, có đồi núi, có rừng, có hệ thống sông lớn bao quanh, các sông nhỏ phân bố trên lãnh thổ Các điêu kiện này kết hợp với các lợi thế

Trang 24

1 2 Đặc điểm dân cư

Theo kết quả điều tra dân số và nhà ở năm 1999, thì dân số của tỉnh Hà Tây là 2.378.438 người, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên bình quân hàng năm là 1,5 %/năm Mật độ dân số trung bình tỉnh Hà Tây 1.083 người/Km2, trong đó khu vực đồng bằng trên 1.000 người/Km2, vùng đồi núi 791 người/Km2 Dân số sống ở nông thôn 2,2 triệu người chiếm gần 90%, sống ở thành thị hơn 10% Hà Tây có 9 xã đồng bào dân tộc, trong đó có 7 xã ở vùng núi Ba Vì, 1 xã thuộc huyện Quốc Oai, 1 xã thuộc huyện Mỹ Đức với số dân khoảng 30.000 người, chủ yếu là người dân tộc Mường

Lao động trong độ tuổi năm 1996 là 1.147.800 nguời, năm 1999 là 1.292.000 người, trong đó 80% là lao động nông nghiệp, tốc độ tăng bình quân là 2% Hà tây là tỉnh có nguồn lao động dồi dào, số người lao động trong đội tuổi có xu hướng trẻ hoá,

Trang 25

có 1/3 số xã trong tỉnh có làng nghề tiểu thủ công nghiệp với 200.000 lao động có tay nghề, chất lượng lao động ở nông thôn có trình độ văn hoá khá, chất lượng lao động trong các cơ quan quản lý nhà nước và khối kinh doanh đáp ứng được với yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh trong giai đoạn mới

Bên cạnh nhưng thuận lợi, điều kiện tự nhiên và dân cư cũng tạo ra nhưng khó khăn cho Hà Tây trong phát triển kinh tế cũng như phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo:

- Có mật độ dân số cao, hiện tại kinh chủ đạo toàn tỉnh là nông nghiệp, trong khi đó bình quân đất nông nghiệp trên đầu người rất thấp chỉ có 514 m2

- Do vị trí địa lý và cấu tạo địa hình nên Hà Tây có một phần lãnh thổ thuộc các huyện đồng bằng nằm trong vùng phân lũ của quốc gia nên việc bố trí sử dụng, xây dựng cơ sở vật chất cho các công trình gặp khó khăn như : trường lớ, đường xá Đặc biệt là trong mùa lũ học sinh gặp rất nhiều khó khăm trong việc đi lại và học tập

2 Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội

Kể từ năm 1996 đến nay, nền kinh tế Hà Tây đã có những bước chuyển biến tích cực Tổng sản phẩm trong tỉnh tăng bình quân hàng năm 7,3%, năm 2000 GDP bình quân đầu nguời đạt 315 USD/năm, khu vực nông thôn đạt khoảng 150 USD/năm Bình quân GDP/người của Hà Tây năm 2000 gần bằng 60% mức bình quân cả nước và 48% bình quân vùng trọng điểm Bắc Bộ

Hà Tây là tỉnh có trình độ dân trí cao, sự nghiệp giáo dục đào tạo phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng, cả tỉnh có

Trang 26

hơn 70.000 người đi học, chiếm gần 30% dân số Là tỉnh được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận đạt chuẩn quốc gia về xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học năm 1992, đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi năm 2000, đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở năm 2001 Người lao động được đào tạo chiếm 14,5%

II ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO PHỔ THÔNG TẠI TỈNH HÀ TÂY

1 Giáo dục tiểu học

Do tốc độ tăng dân số tỉnh Hà Tây hàng năm vẫn ở mức trên 1% nên số lượng học sinh đến trường vẫn ngày càng tăng, tuy nhiên tốc độ tăng giảm dần, đặc biệt đến năm học 2001-2002 số lượng học sinh đã giảm so với các năm học trước Năm 1992, toàn tỉnh có 305 trường tiểu học, đến năm 2002 có đến 350 trường, bình quân tăng 0,6%/năm Mỗi xã, phường trong tỉnh đều có ít nhất 1 trường tiểu học, một số nơi ở mỗi cụm dân cư có 1 cụm lớp học, đảm bảo thuận tiện cho học sinh đi học Có thể đánh giá số lượng trường, lớp, số học sinh tiểu học hiện nay qua bảng số liệu sau:

Bảng 1: Số lượng trường, lớp, học sinh tiểu học Chỉ tiêu Năm học 2000-2001 Năm học 2001-2002

Trang 27

Nguồn: Số liệu điều tra hiện trạng ngành giáo dục tháng 4/2002

Nhìn vào bảng số liêu trên ta có thể thấy số học sinh công lập năm học 2001 – 2002 giảm 6,7% so với năm học 2000 – 2001 Số lớp công lập giảm 4,15% Số học sinh dân lập có tăng nhưng tăng ít chỉ tăng có 8,13% tức là tăng 10 học sinh

Nhìn chung, việc đa dạng hóa các loại hình giáo dục ở hệ tiểu học còn hạn chế, toàn tỉnh hiện mới có 1 trường tiểu học dân lập với qui mô còn rất nhỏ Quá trính đa dạng hoá các loại hình trường lớp ở cấp tiểu học của tỉnh còn diễn ra chậm, chưa phát triển Nguyên nhân là do số trường công lập đã đáp ứng đủ nhu cầu học tập của con em nhân dân trong tỉnh và số lượng học sinh hàng năm không những không tăng mà có xướng giảm: số học sinh từ năm 1991 đến năm 2001 giảm 39.792 học sinh ( khoảng 4.000 học sinh/năm), nhịp độ giảm bình quân số học sinh vào giai đoạn 1996 – 2000 là 2,4%

Tỷ lệ học sinh tiểu học so với số trẻ em trong độ tuổi (6-10 tuổi) năm 1991 là 109%, năm 1995 là 108% và năm 2001 là 100,5% Điều này cho thấy kết quả của chương trình phổ cập giáo dục tiểu học Sau 5 năm thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, tỷ lệ trẻ nhập học và số học sinh tiểu học ổn định dần, đến nay đã huy động được 99,8% trẻ 5 tuổi vào học lớp 1

Đội ngũ giáo viên tiểu học tỉnh Hà Tây những năm gần đây phát triển nhanh, đảm bảo về số lượng, chất lượng và cơ cấu giáo viên, đáp ứng nhu cầu dạy học Đặc biệt những năm gần đây, số lượng giáo viên tiểu học đã thừa về số lượng và vẫn có xu hướng gia tăng

Trang 28

Nguồn: Sở Giáo dục và Đào tạo - 2001

Về đầu tư cơ sở vật chất: Theo chủ trương phân cấp đầu tư xây dựng, cơ sở vật chất các trường tiểu học, trung học cơ sở chủ yếu do ngân sách địa phương đầu tư nên cơ sở vật chất các trường tiểu học còn nhiều khó khăn Năm học 2000-2001, toàn tỉnh có 5.186 phòng học tiểu học, năm học 2001-2002 là 5.246 phòng Với số lượng phòng học như trên, về cơ bản đã đáp ứng nhu cầu về lớp học hiện nay, không còn tình trạng học ca 3 Tuy nhiên, chất lượng phòng học còn rất hạn chế, tỷ lệ phòng học đảm bảo tiêu chuẩn còn thấp, số lượng phòng học cao tầng đủ tiêu chuẩn chiếm tỷ lệ 28%, phòng cấp 4 trở lên chiếm 62%, phòng học tạm chiếm 10%

Về đầu tư dụng cụ học tập: thiết bị, đồ dùng dạy và học còn sơ sài, chủ yếu còn học chay

2 Hệ trung học cơ sở

Cũng như bậc tiểu học, hệ thống các trường trung học cơ sở đã đảm bảo cho nhu cầu học tập của con em nhân dân trong tỉnh Mỗi xã, phường trong tỉnh đều có ít nhất 1 trường trung học cơ

Trang 29

Nguồn: Số liệu điều tra hiện trạng ngành giáo dục tháng 4/2002

Do thực hiện chính sách dân số – kế hoạch hóa gia đình triệt để nên những năm gần đây số lượng học sinh trung học cơ sở tăng chậm, tốc độ tăng giảm dần Năm học 2000-2001 có 203.074 học sinh, năm học 2001-2002 có 210.611 học sinh, như

vậy số học sinh chỉ tăng có 3,7% so với năm học 2000 – 2001

Số trường trung học cơ sở tăng đều hàng năm, nhưng mức tăng thấp Năm 1992 có 318 trường, đến năm 2001 có 328 trường, như vậy trung bình hàng năm tăng là 0,31% trường, tức là trung bình mỗi năm có một trường trung học cơ sở mới

Từ năm 1999, ngành giáo dục tỉnh bắt đầu thí điểm tuyển sinh học sinh hệ bán công tại 14 trường THCS chất lượng cao trong tỉnh, song việc đa dạng hoá các loại hình trường lớp còn chận, toàn tỉnh mới chỉ có một trường dân lập liên cấp 2- 3, với quy mô còn rất nhỏ: trường chỉ có 4 lớp với 113 học sinh và số lượng học sinh không tăng qua hai năm học 2000 và 2001 Sau

Trang 30

khi bắt đầu thí điểm tuyển sinh hệ bán công vào năm 1999 thì đến năm 2001 đã có 44 lớp, với 2244 học sinh Số lượng và quy mô trường lơp bán công còn hạn chế, năm 2001 số lớp bán công chỉ bằng 0,86% số lớp công lập và chỉ thu hút được 1,06% tổng số học sinh trung học cơ sở toàn tỉnh Tuy nhiên so với năm 2000 số lớp đã tăng 120%, và số học sinh tăng 136% Nhìn chung, công tác thực hiện đa dạng hoá các loại hình trường lớp trung học cơ sở bước đầu đã có những kết quả tốt: phát triển nhanh về số lớp cũng như số học sinh Tuy nhiên các quy mô của loại hình bán công, dân lập còn nhỏ bé, chỉ có lớp bán công chứa chưa có trường bán công, cơ sở vật chất của loại hình bán công chủ yếu vẫn là của các trường công lập

Đội ngũ giáo viên trung học cơ sở những năm gần đây đang dần được kiện toàn và tiêu chuẩn hóa Mặc dù số lượng giáo viên hàng năm vẫn tăng cao hơn tốc độ tăng học sinh nhưng với hệ trung học cơ sở thì số lượng giáo viên vẫn còn thiếu so với nhu cầu Năm học 1998-1999 có 8.171 giáo viên, thiếu so với nhu cầu 1.027 giáo viên; đến năm học 2000-2001 có 8.988 giáo viên, thiếu so với nhu cầu là 443 giáo viên

Về đầu tư cơ sở vật chất: Theo chủ trương phân cấp trong đầu tư xây dựng cơ sở vật chất ngành giáo dục, cơ sở vật chất các trường trung học sơ sở chủ yếu do huyện và xã đầu tư nên cơ sở vật chất các trường trung học cơ sở còn nhiều khó khăn Năm học 2000-2001, toàn tỉnh có 3.469 phòng học, năm học 2001-2002 là 3.610 phòng Với số lượng phòng học như trên, về cơ bản đã đáp ứng nhu cầu về lớp học hiện nay, không còn tình

Trang 31

trạng học ca 3 Tuy nhiên, chất lượng phòng học còn rất hạn chế, tỷ lệ phòng học đảm bảo tiêu chuẩn so với bậc học tiểu học có cao hơn nhưng vẫn còn thấp so với tiêu chuẩn Số lượng phòng học cao tầng đủ tiêu chuẩn chiếm tỷ lệ 50%, phòng cấp 4 chiếm 47%, phòng học tạm 3%

Về đầu tư dụng cụ học tập: thiết bị, đồ dùng dạy và học còn sơ sài, chủ yếu còn học chay

3 Trung học phổ thông

Hiện nay toàn tỉnh có 58 trường trung học phổ thông, mỗi huyện, thị xã đều có ít nhất 2 trường, so với năm 1997 tăng 13 trường Việc đa dạng hoá các hình thức giáo dục đối với bậc trung học phổ thông đã bước đầu có kết quả, tỷ lệ trường bán công, dân lập chiếm 19% (8 trường bán công, 3 trường dân lập) Từ năm 1999 đến năm 2000 có thêm 2 trường bán công mới, tăng 33,3% so với năm trước, đến năm 2001 số trường bán công và dân lập không tăng Năm 1999 chỉ có 468 lớp với số lượng học sinh là 24.636, chiếm 27,2% tổng số lớp học toàn tỉnh và 28,3% tổng số học sinh toàn tỉnh Đến năm 2000 số lớp học tăng lên 628 lớp với 33.697 học sinh, chiếm 33,3% tổng số lớp học và 33,7% tổng số học sinh Như vậy đến năm 2000 số lớp học đã tăng 34,2% và số học sinh tăng 36,8% so với năm 1999 Tuy nhiên đến năm 2001 số lớp bán công đã giảm 35 lớp, tức là giảm 5,6% so với năm 2000 và số học sinh cũng giảm 2688 học sinh, tức là giảm 8% Nguyên nhân là do số học sinh tăng ít 1,4%, trong khi đó số lớp công lập năm 2001 tăng 93 lớp, tức là tăng

Trang 32

Giai đoạn 1996-2000, số lượng học sinh trung học phổ thông tăng 12,9%, những năm gần đây xu hượng này giảm dần, năm học 2001-2002 tăng so năm học trước 1,01% Số lớp học tăng bình quân 11,9% nên chưa đáp ứng được tiêu chuẩn về số học sinh/lớp Bình quân học sinh/lớp năm học 2000-2001 là 52,5 học sinh, vượt so với tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục qui định 45 học sinh/lớp

Đội ngũ cán bộ, giáo viên bậc trung học phổ thông hầu hết đã đạt chuẩn quốc gia Măc dù hàng năm số lượng giáo viên trung học phổ thông vẫn tăng nhưng không tăng kịp với số lớp học nên số giáo viên đã thiếu lại tiếp tục có xu hướng thiếu thêm Năm học 1999-2000 có 2.278 giáo viên, thiếu so với nhu cầu 301 giáo viên; năm học 2000-2001 có 2.301 giáo viên, thiếu 309 giáo viên

Ngày đăng: 09/11/2012, 08:31

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w