Tình hình nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả nhận thấy các công trình, bài viết nghiên cứu về tội Tội hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản quy định tại Điều
Trang 1Đại học Quốc gia Hà nội
Khoa luật
Ngô Thị Huyền Phương
Tội hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản
trong luật hình sự việt nam
Luận văn thạc sĩ luật học
Hà nội - 2009
Trang 2Đại học Quốc gia Hà nội
Khoa luật
Ngô Thị Huyền Phương
Tội hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản
trong luật hình sự việt nam
Chuyên ngành : Luật hình sự
Luận văn thạc sĩ luật học
Người hướng dẫn khoa học: TS Phạm Mạnh Hùng
Hà nội - 2009
Trang 3Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI HỦY HOẠI TÀI SẢN
HOẶC CỐ Ý LÀM HƯ HỎNG TÀI SẢN
5
1.3 Hình phạt và các biện pháp tư pháp được áp dụng đối với
người phạm tội hủy hoại hoặc làm cố ý làm hư hỏng tài sản
22
1.3.3 Các biện pháp tư pháp áp dụng cho Điều 143 - Tội hủy hoại
tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản
34
1.4 Phân biệt tội hủy hoại hoặc làm cố ý làm hư hỏng tài sản với
một số tội danh khác được quy định trong Bộ luật Hình sự 1999
35
1.4.1 Tội hủy hoại hoặc làm cố ý làm hư hỏng tài sản (Điều 143 Bộ
luật Hình sự) với tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài
35
Trang 41.4.2 Tội hủy hoại hoặc làm cố ý làm hư hỏng tài sản (Điều 143 Bộ
luật Hình sự) với Tội huỷ hoại nguồn lợi thuỷ sản (Điều 188
Bộ luật Hình sự)
36
1.4.3 Tội hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản (Điều 143
Bộ luật Hình sự) và Tội hủy hoại rừng (Điều 189 Bộ luật
Hình sự)
37
1.4.4 Tội hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản (Điều 143
Bộ luật Hình sự) và Tội phá hủy công trình, phương tiện
quan trọng về an ninh quốc gia (Điều 231 Bộ luật Hình sự)
39
1.4.5 Tội hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản (Điều 143
Bộ luật Hình sự) và Tội huỷ hoại vũ khí quân dụng, phương
tiện kỹ thuật quân sự (Điều 334 Bộ luật Hình sự)
42
1.4.6 Tội hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản theo Điều 143
Bộ luật Hình sự trong mối quan hệ với một số tội danh
thường gặp
44
1.5 Tội hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản trong Bộ
luật Hình sự của một số quốc gia
46
Chương 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG TỘI HỦY HOẠI TÀI SẢN HOẶC
CỐ Ý LÀM HƯ HỎNG TÀI SẢN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
50
2.1 Thực tiễn áp dụng Điều 143 - Tội hủy hoại tài sản hoặc cố ý
làm hư hỏng tài sản trong thời gian vừa qua
50
2.2 Thực tiễn áp dụng hình phạt của tội hủy hoại tài sản hoặc cố ý
làm hư hỏng tài sản của Tòa án trong 5 năm qua (2004-2008)
59
2.3 Những khó khăn vướng mắc khi giải quyết những vụ án hủy
hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản theo Điều 143 Bộ
Trang 52.1 Tổng số án hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản
Trang 6MỞ ĐẤU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Pháp luật hình sự là một trong những công cụ sắc bén, hữu hiệu để đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, góp phần tích cực bảo vệ độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức; góp phần tích cực loại bỏ những yếu tố gây cản trở cho tiến trình đổi mới và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh
Trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và công cuộc cải cách tư pháp hiện nay, việc nghiên cứu về lý luận cũng như thực tiễn xét xử các tội danh cụ thể được quy định trong Phần Các tội phạm của Bộ luật Hình sự là rất cần thiết
Ngành luật hình sự bảo vệ quyền sở hữu thông qua việc quy định những hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm phạm quyền sở hữu bị coi là tội phạm và quy định các mức hình phạt tương ứng Bộ luật Hình sự quy định các tội xâm phạm quyền sở hữu tại Chương XIV từ Điều 133 đến Điều 145 Tùy theo tính chất, mức độ hành vi nguy hiểm cho xã hội và giá trị tài sản xâm phạm mà mỗi hành vi có hình phạt tương ứng Căn cứ vào tính chất của mục đích phạm tội, có thể chia 13 tội danh thuộc Chương sở hữu thành hai nhóm là nhóm các tội xâm phạm sở hữu có mục đích tư lợi, tức là nhằm thu về những lợi ích vật chất cho cá nhân hay nhóm cá nhân (từ Điều 133 đến Điều 142) và nhóm tội phạm xâm phạm sở hữu không có mục đích tư lợi (gồm 3 điều: Điều
143 tội hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản; Điều 144 Tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước và Điều 145 Tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản) [30, tr 365] Tội hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản được quy định tại Điều 143 Bộ luật Hình sự
Trang 71999, thuộc nhóm tội xâm phạm sở hữu không có mục đích tư lợi Theo thống
kê báo cáo hàng năm do Viện kiểm sát nhân dân tối cao cung cấp thì tỷ lệ án hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản chiếm tỷ trọng lớn trong số nhóm tội xâm phạm sở hữu không có mục đích tư lợi và hiện nay diễn ra theo
xu hướng ngày càng gia tăng (theo số liệu thống kê án xét xử tội hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản theo Điều 143 Bộ luật Hình sự năm 2004
cả nước xét xử 649 vụ/ 1.016 bị cáo; năm 2008 xét xử 1.138 vụ/ 2.003 bị cáo,
tỷ lệ án từ năm 2004 đến năm 2008 tăng 175,3%)
Việc nghiên cứu tổng thể và toàn diện về tội hủy hoại tài sản hoặc cố
ý làm hư hỏng tài sản tại Điều 143 Bộ luật Hình sự 1999, đánh giá việc áp dụng tội danh này trong thực tiễn để đưa ra những kiến giải nhằm hoàn thiện
và nâng cao hiệu quả áp dụng điều luật này trong giai đoạn hiện nay có ý nghĩa
lý luận - thực tiễn Đây là lý do tôi quyết định chọn đề tài "Tội hủy hoại tài
sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản trong luật hình sự Việt Nam" làm luận
văn thạc sĩ luật học của mình
2 Tình hình nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả nhận thấy các công trình, bài viết nghiên cứu về tội Tội hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản quy định tại Điều 143 Bộ luật Hỡnh sự 1999 không nhiều, các bài viết trên các diễn đàn trao đổi chủ yếu tập trung vào tranh luận việc định tội danh liên quan đến hành vi hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản, trong khi đó
về mặt lý luận và thực tiễn tội phạm này cũng có nhiều nội dung cần tiếp tục nghiên cứu một cách toàn diện và sâu sắc hơn
3 Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng, phạm vi và thời gian nghiên cứu của luận án
- Mục đích của luận văn là làm sáng tỏ một cách có hệ thống về mặt lý luận những nội dung cơ bản của Điều 143 Bộ luật Hỡnh sự 1999 theo luật
Trang 8hình sự Việt Nam và việc áp dụng điều luật này trong thực tiễn, từ đó thấy được những tồn tại trong thực tiễn khi định tội danh cho người phạm tội để đề xuất những giải pháp nhằm khắc phục
- Từ mục đích nghiên cứu nêu trên, tác giả luận văn đặt cho mình các nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu sau:
Về mặt lý luận: Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích nội dung được ghi
nhận tại Điều 143 Bộ luật Hình sự 1999, qua đó lµm s¸ng tá b¶n chÊt vµ nh÷ng dấu hiệu pháp lý của tội hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản
Về mặt thực tiễn: Nghiên cứu, đánh giá Điều 143 Bộ luật Hỡnh sự
1999 trong thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự trờn cả nước, đồng thời phân tích những tồn tại xung quanh việc ỏp dụng quy định này trong thực tiễn nhằm kiến nghị một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng Điều 143 Bộ luật Hình sự, theo số liệu từ năm 2004 đến năm 2008
4 Cơ sở lý luận và các phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận của luận văn là quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về đấu tranh phòng và chống tội phạm, cũng như thành tựu của các chuyên ngành khoa học pháp lý: luật hình sự, tội phạm học, luật tố tụng hình sự, những luận điểm khoa học trong các công trình nghiên cứu, sách chuyên khảo và các bài viết đăng trên tạp chí khoa học
LuËn văn sử sụng một số phương pháp tiếp cận để làm sáng tỏ về mặt khoa học từng vấn đề tương ứng trong quy định của Bộ luật Hình sự nói chung và những quy định tại Điều 143 Bộ luật Hình sự nói riêng Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là các phương pháp: so sánh, phân tích - tổng hợp, thống kê; v.v Đồng thời, việc nghiên cứu đề tài còn dựa vào các văn bản pháp luật, những số liệu thống kê, tổng kết hàng năm trong các báo
Trang 9cáo của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, tài liệu về cỏc vụ án hình sự trong thực tiễn xét xử, cũng như những thông tin trên mạng internet để phân tích, tổng hợp các tri thức khoa học luật hình sự và luận chứng các vấn đề tương ứng được nghiên cứu trong luận văn
5 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 2 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung và tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư
hỏng tài sản
Chương 2: Thực tiễn áp dụng Tội hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư
hỏng tài sản và mét sè kiến nghị
Trang 10Chương 1
NHỮNG VẪN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI HỦY HOẠI TÀI SẢN
HOẶC CỐ Ý LÀM HƯ HỎNG TÀI SẢN
Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố
ý hoặc vô ý, xâm phạm các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ
Các tội xâm phạm sở hữu được quy định trong Bộ luật Hình sự (gồm
13 tội danh) là những hành vi nguy hiểm cho xã hội được Bộ luật Hình sự quy định, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc
vô ý, xâm phạm các quan hệ sở hữu của cơ quan, tổ chức và của công dân Căn cứ vào tính chất, mục đích phạm tội của các tội xâm phạm sở hữu, chúng
ta có thể chia 13 tội danh thuộc Chương XIV Bộ luật Hình sự 1999 thành hai nhóm Đó là nhóm các tội có mục đích tư lợi, tức có mục đích nhằm thu về những lợi ích vật chất cho cá nhân hay nhóm cá nhân (gồm 10 tội danh đầu của chương) và nhóm các tội không có mục đích tư lợi (gồm 3 tội danh còn lại) Trong đó tội hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản thuộc nhóm thứ hai, tức tội xâm phạm sở hữu không có mục đích tư lợi
1.1 LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA TỘI DANH
a Giai đoạn trước khi có Bộ luật Hình sự 1985
Quá trình hình thành và phát triển của các quy phạm pháp luật hình sự Việt Nam về tội hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản gắn liền với sự hình thành và phát triển của hệ thống pháp luật Việt Nam qua các giai đoạn phát triển của xã hội
Trong những ngày đầu mới thành lập, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa vừa phải đối phó với thù trong, giặc ngoài, vừa từng bước xây dựng
Trang 11xã hội mới Đặc điểm cơ bản của giai đoạn này là áp dụng pháp luật của đế quốc
và phong kiến theo tinh thần mới với nguyên tắc đảm bảo dân chủ, công bằng
Bên cạnh đó, Nhà nước ta đã ban hành những văn bản pháp luật mới quy định những hành vi xâm phạm đến sở hữu của Nhà nước và công dân, góp phần bảo vệ các quan hệ xã hội tiến bộ trong xã hội mới Tuy còn sơ khai nhưng pháp luật hình sự thời kỳ này đã khái quát được những hành vi xâm phạm sở hữu trong thực tế và quy định thành các tội phạm cụ thể làm cơ sở cho Tòa án xét xử Đồng thời các văn bản này còn quy định đường lối xử lý các tội xâm phạm sở hữu trên nguyên tắc trừng trị kết hợp với khoan dung, trừng trị kết hợp với giáo dục cải tạo, đã có sự cá thể hóa hình phạt đối với các hành vi phạm tội
Trong quá trình thụ lý giải quyết các cơ quan chức năng đã có những văn bản hướng dẫn giải quyết các trường hợp cụ thể như: Báo cáo tổng kết công tác của Tòa án nhân dân tối cao năm 1971, 1972; Thông tư 213/NCPL ngày 5/5/1973 của Tòa án nhân dân tối cao - Viện kiểm sát nhân dân tối cao -
Bộ Công an
- Về hình phạt: Tư tưởng chỉ đạo giai đoạn này là chú trọng bảo vệ tài
sản chung (tài sản xã hội chủ nghĩa) hơn tài sản riêng (tài sản tư nhân) Trước khi có Bộ luật Hình sự năm 1985, các hình phạt không được quy định tập trung, sắp xếp theo một trật tự nhất định và cũng không có tiêu chí đánh giá,
áp dụng thống nhất
b Giai đoạn từ 1985 đến 1999
Bộ luật Hình sự đầu tiên của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội thông qua ngày 27/6/1985 và có hiệu lực thi hành thống nhất trong cả nước ngày 1/1/1986 đã đánh dấu một bước tiến quan trọng về kỹ thuật lập pháp hình sự nước ta Trong đó các tội xâm phạm sở hữu được quy định thành hai chương độc lập:
Trang 12- Chương IV: Các tội xâm phạm sở hữu xã hội chủ nghĩa
- Chương VI: Các tội xâm phạm sở hữu công dân
Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản được quy định thành hai điều: Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản xã hội chủ nghĩa quy định tại Điều 138 thuộc Chương IV và tội hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của công dân Điều 160 thuộc chương VI Bộ luật Hình sự 1985
Điều 138 Tội huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản xã hội chủ nghĩa
1- Người nào huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản xã hội chủ nghĩa, nếu không thuộc trường hợp quy định ở Điều 79 và Điều 94, thì bị phạt
tù từ một năm đến bảy năm
Tội phạm này gồm 3 khung hình phạt
Trường hợp không có tình tiết định khung hình phạt mức phạt tù từ 1 năm đến 5 năm
Trường hợp có các tình tiết định khung tăng nặng có mức phạt tù từ 5 năm đến 15 năm
Trường hợp phạm tội đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình
Điều 160 Tội huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của công
dân: "1- Người nào huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm"
Tội phạm này gồm 3 khung hình phạt
Trường hợp không có tình tiết định khung hình phạt mức phạt tù từ
6 năm đến 5 năm
Trường hợp có các tình tiết định khung tăng nặng có mức phạt tù từ
3 năm đến 13 năm
Trang 13Trường hợp phạm tội đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm
Căn cứ vào các quy định tại Điều 138 và Điều 160 Bộ luật Hình sự
1985 ta thấy mức hình phạt của hai điều luật áp dụng để bảo vệ hai khách thể của tội phạm có sự chênh lệch về tính nghiêm khắc của hình phạt, theo đó do tầm quan trọng của tài sản xã hội chủ nghĩa là tài sản quốc gia nên người phạm tội sẽ bị trừng trị nghiêm khắc hơn đối với những trường hợp phạm tội hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của công dân [16, tr 292]
c Giai đoạn từ năm 1999 đến nay
Xuất phát từ yêu cầu của xã hội, kinh tế đất nước chuyển sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần phát triển theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, để đảm bảo và thực hiện sự bình đẳng của các thành phần kinh tế, chính sách hình sự và pháp luật hình sự cũng phải thay đổi Bên cạnh đó, việc phân định hai hình thức sở hữu
để quy định thành hai khách thể bảo vệ độc lập là tài sản thuộc sở hữu xã hội chủ nghĩa và tài sản thuộc sở hữu công dân theo quy định của Bộ luật Hình sự
1985 dẫn đến những khó khăn trong việc xác định tội danh Bộ luật Hình sự
1999 được Quốc hội thông qua ngày 21/12/1999 có hiệu lực ngày 1/7/2000 đánh dấu một bước phát triển mới trong quá trình xây dựng và phát triển của pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật hình sự nói riêng
Là sự đúc kết thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm, thể hiện đường lối, chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước ta trong thời kỳ phát triển mới của đất nước Bộ luật Hình sự 1999 đã nhập hai Chương IV và Chương VI của Bộ luật Hình sự 1985 vào thành một chương (Chương XIV Các tội xâm phạm sở hữu) với 13 tội danh
Tội hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản quy định tại Điều 143
Bộ luật Hình sự 1999 là tội được nhập từ tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng
Trang 14tài sản của công dân quy định tại Điều 160 và tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản xã hội chủ nghĩa quy định tại Điều 138 Bộ luật Hình sự 1985
Điều 143 Téi hñy ho¹i hoÆc cè ý lµm h- háng tµi s¶n
1 Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác gây thiệt hại từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá
án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm
2 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Dùng chất nổ, chất cháy hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
c) Gây hậu quả nghiêm trọng;
d) Để che giấu tội phạm khác;
đ) Vì lý do công vụ của người bị hại;
e) Tái phạm nguy hiểm;
g) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng
3 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng
Trang 154 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên; b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng
5 Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm
So với tội phạm này quy định ở Điều 138 và Điều 163 Bộ luật Hình sự
1985 thì Điều 143 Bộ luật Hình sự 1999 có nhiều điểm mới Nếu trước đây nhà làm luật không quy định định lượng đối với giá trị tài sản bị xâm hại Bộ luật Hình sự năm 1999 đã định lượng tài sản trong phần lớn các tội xâm phạm
sở hữu Việc định lượng vừa phục vụ cho định tội, vừa phục vụ cho việc định khung hình phạt Do vậy, ranh giới giữa tội phạm và không phải tội phạm, giữa cấu thành cơ bản và cấu thành tăng nặng được phân biệt một cách rành mạch, rõ ràng ngay trong Bộ luật Hình sự [5, tr 292]
Trước sự biến động không ngừng của xã hội, việc sửa đổi, bổ sung các quy định của Bộ luật Hình sự 1999 trở thành một yêu cầu thiết yếu Bộ luật Hình sự năm 1999 được sửa đổi, bổ sung bằng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự 1999 Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XII, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 19 tháng 6
năm 2009, chính thức có hiệu lực kể từ 0 giờ 00 ngày 01 tháng 01 năm 2010
Theo đó, kể từ khi Nghị quyết 33 của Quốc hội có hiệu lực người thực hiện hành vi hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản chỉ bị coi là tội phạm nếu giá trị tài sản bị xâm hại có giá trị từ 2.000.000 đồng (Điều 143 Bộ luật Hình sự 1999 quy định chỉ coi là tội phạm khi tài sản bị hủy hoại hoặc làm hư hỏng có giá trị từ 500.000đ trở lên) Theo tinh thần đó nếu tài sản dưới 2.000.000đ thì phải kèm theo điều kiện gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị
Trang 16xử phạt hành chính về hành vi hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản, hoặc đã bị kết án về tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, mới bị coi là tội phạm
Tóm lại, để truy tố một người vì Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản theo Điều 143 Bộ luật Hình sự 1999 sửa đổi 2009, ngoài các yếu tố về mặt khách quan, mặt chủ quan, chủ thể, khách thể thì nhà làm luật cũng có những quy định cụ thể các điều kiện bắt buộc khác là:
- Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác gây thiệt hại từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
- Hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng:
+ Gây hậu quả nghiêm trọng;
+ Hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này;
+ Hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm Điều này khác với các tội danh khác như Cướp tài sản (Điều 133); Cướp giật tài sản (Điều 136) cùng chương các tội xâm phạm sở hữu, do tính chất nguy hiểm của hành vi khác nhau nên ở các tội danh trên chỉ cần có dấu hiệu cướp tài sản hoặc cướp giật tài sản không cần biết giá trị tài sản bị xâm hại là bao nhiêu, đối tượng phạm tội chỉ cần thực hiện hành vi nguy hiểm cho
xã hội cũng đủ yếu tố cấu thành tội phạm
Ngoài các tình tiết định tội, nhà làm luật còn quy định thêm các tình tiết là yếu tố định khung hình phạt Hình phạt bổ sung cũng được quy định ngay trong cùng điều luật
1.2 CÁC DẤU HIỆU PHÁP LÝ CỦA TỘI PHẠM
Về bản chất chính trị xã hội, bản chất pháp lý tội phạm là hiện tượng được đặc trưng bởi tính nguy hiểm cho xã hội, tính có lỗi và tính trái pháp
Trang 17luật hình sự Về cấu trúc pháp lý tội phạm được hợp thành từ bốn yếu tố: chủ thể, khách thể, mặt khách quan, mặt chủ quan của tội phạm Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản quy định tại Điều 143 Bộ luật Hình sự 1999 là một trong các tội thuộc chương các tội xâm phạm sở hữu
Theo nghĩa thông thường hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản là hành
vi làm cho tài sản bị mất giá trị sử dụng hoặc làm giảm đáng kể giá trị sử dụng của tài sản Đây là tội phạm gồm hai hành vi độc lập, hành vi hủy hoại tài sản và hành vi cố ý làm hư hỏng tài sản Nhưng do có cùng một tính chất là làm mất đi giá trị hoặc giá trị sử dụng tài sản thuộc sở hữu của người khác, nên nhà làm luật quy định chung trong cùng một điều luật Do đó, tùy từng trường hợp cụ thể mà xác định người phạm tội hủy hoại tài sản hay tội cố ý làm hư hỏng tài sản
1.2.1 Khách thể của tội phạm
Tài sản trong các tội xâm phạm sở hữu được thể hiện dưới dạng vật chất, có giá trị hoặc giá trị sử dụng Tài sản là thước đo giá trị sức lao động do con người làm ra Tài sản không có giá trị hoặc giá trị sử dụng sẽ không phải
là đối tượng tác động của tội phạm sở hữu [6, tr 116] Ví dụ: thuốc tân dược nếu hết hạn sử dụng được mang đi tiêu hủy sẽ không là đối tượng của tội hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản
Tài sản là đối tượng của các tội xâm phạm sở hữu phải có chủ sở hữu
cụ thể với các quy định có tính pháp lý thể hiện quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt của chủ sở hữu đối với tài sản đó Hành vi phạm tội khi xâm phạm quyền sở hữu phải tác động tới những tài sản đã được xác lập quyền sở hữu bằng những quy định pháp lý Vì vậy, chỉ những tài sản nào có chủ sở hữu cụ thể mới là đối tượng tác động của các tội xâm phạm sở hữu Các hành vi xâm phạm tới tài sản vô chủ sẽ không cấu thành tội phạm hoặc cấu thành tội phạm khác chứ không cấu thành các tội xâm phạm sở hữu nói chung cũng như tội hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản nói riêng
Trang 18Việc xác định tài sản nào là khách thể của tội hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản với tài sản là khách thể của tội phạm khác trong nhiều trường hợp cần có sự hướng dẫn của các cơ quan có thẩm quyền Nếu tài sản bị hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng là tài sản thông thường thì xử lý theo Điều 143, nhưng nếu tài sản đó là tài sản là khách thể của một tội phạm khác được quy định trong một điều luật khác thì sẽ được xử lý theo điều luật tương ứng Ví
dụ, Điều 231 tội phá hủy các công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia thuộc sở hữu nhà nước, khách thể của tội phạm này cũng là tài sản nhưng là các loại tài sản có tầm quan trọng đối với an ninh quốc gia
Khách thể của tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản không xâm phạm đến quan hệ nhân thân mà chỉ xâm phạm đến quan hệ sở hữu, đây cũng
là một điểm khác với một số tội xâm phạm sở hữu khác Tội phạm được thực hiện bằng hành vi hủy hoại hoặc làm hư hỏng tài sản, xâm phạm trực tiếp đến quyền sở hữu của công dân, tập thể, Nhà nước
Ví dụ: Tội cướp tài sản quy định tại Điều 133 Bộ luật Hình sự, khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội người phạm tội phải xâm phạm các quan hệ nhân thân trước sau đó mới xâm phạm quan hệ sở hữu, vì phải có hành vi dùng vũ lực uy hiếp mới chiếm đoạt được tài sản Còn trong quy định của Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản thì quan hệ sở hữu bị xâm hại trước, tùy từng trường hợp phạm tội cụ thể quan hệ nhân thân mới xác lập
Đặc điểm này được thể hiện trong cấu thành tội hủy hoại tài sản hoặc
cố ý làm hư hỏng tài sản không quy định thiệt hại về tính mạng, sức khỏe là tình tiết định khung hình phạt Vì vậy, nếu hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản mà gây chết người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe của người khác thì tùy từng trường hợp cụ thể mà xác định người phạm tội đã gây ra hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng Nếu hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản mà nhằm mục đích xâm phạm đến tính mạng người khác thì hành vi đấy trở thành thủ đoạn của hành vi giết người
Trang 191.2.2 Các dấu hiệu về mặt khách quan của tội phạm
Do điều luật quy định hai hành vi phạm tội khác nhau, gồm hành vi hủy hoại và hành vi cố ý làm hư hỏng tài sản, nên mỗi hành vi phạm tội có hành vi khách quan khác nhau
- Mặt khách quan của tội hủy hoại tài sản là hành vi làm cho tài sản
mất hẳn giá trị sử dụng, không thể khôi phục lại được hoặc khó có thể khô phục lại được và như vậy toàn bộ giá trị tài sản không còn Ví dụ: Đốt cháy một căn nhà, đập nát một chiếc xe ô tô
Hành vi có thể được thực hiện dưới dạng hành động (đập, phá, đốt…)
và không hành động (bắt buộc phải bảo dưỡng máy móc theo định kỳ, nhưng
cố tình không làm, dẫn đến máy móc không còn khả năng sử dụng…) Hành
vi hủy hoại tài sản có thể được thực hiện bằng những phương pháp, phương tiện hoặc công cụ khác nhau, hoặc sử dụng hóa chất để thực hiện hành vi hủy hoại [30, tr 397]
Ví dụ: theo Bản án số 04/2009/HSST ngày 27/5/2009 của Tòa án nhân dân huyện Tân Uyên, Tỉnh Lai Châu về vụ án Hoàng Văn Béo (1958) can tội hủy hoại tài sản tại huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu Bị cáo Hoàng Văn Bèo
có ruộng ở khu vực đầu nguồn nước tại bản Nà Giàng, Tân uyên, Lai Châu, trong thời gian làm ruộng và thả cá, ruộng của Bèo thường xuyên bị tháo trộm nước, nhưng không biết là ai Do bực tức nên ngày 1/3/2009 bị cáo Bèo lấu
06 gói thuốc trừ nấm bệnh dùng để phun cho cây chè, nhãn hiệu ANTRACOL mang ra ruộng rồi đổ 5 gói xuống ruộng thả cá nhà mình, còn 1 gói đổ xuống mương nước tưới tiêu của bản Nà Giàng với mục đích làm chết hết cá của những hộ dân phía dưới nguồn nước mà bị cáo nghi họ tháo trộm nước ở ruộng nhà mình, ngay khi đó con gái bị cáo là Hoàng Thị Nguyệt đã phát hiện, can ngăn bị cáo và chạy đi báo cho người trong bản biết Hậu quả xảy ra
là ruộng nhà ông Lò Văn Chài đang thả cá ở cùng bản Nà Giàng phía dưới ruộng nhà Bèo bị chết 8kg cá chép và 330 con cá Vược Bản Kết luận định
Trang 20giá tài sản số 06 ngày 12/3/2009 kết luận tổng thiệt hại là 888.000đồng; vật chứng của vụ án được thu giữ, bản thân quá trình điều tra, truy tố, xét xử bị cáo Bèo thành khẩn khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình; gia đình bị cáo cũng đã bồi thường thiệt hại là 950.000đồng Tòa án nhân dân huyện Tân Uyên xử Hoàng Văn Bèo 6 tháng tù giam
Hậu quả của tội hủy hoại tài sản là yếu tố bắt buộc để cấu thành tội phạm, tội phạm chỉ coi hoàn thành khi có hậu quả xảy ra Để truy cứu trách nhiệm hình sự phải xác định mối quan hệ nhân quả giữa hành vi hủy hoại tài sản và hậu quả xảy ra, nghĩa là thiệt hại đó do chính hành vi hủy hoại tài sản gây ra
Người có hành vi hủy hoại tài sản chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi thiệt hại tài sản bị hủy hoại có giá trị từ 2.000.000đ đến dưới 50.000.000đ, nếu dưới 2.000.000đ thì phải thuộc trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng (căn cứ xác định hậu quả nghiêm trọng được hướng dẫn tại Thông tư liên tịch
số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSDTC-BCA-BTP ngày 25 tháng 12 năm
2001 về việc Hướng dẫn áp dụng một số quy định tại chương XIV "Các tội xâm phạm sở hữu" của Bộ luật Hình sự năm 1999); đã bị xử lý hành chính về hành vi này (hành vi hủy hoại tài sản) mà còn vi phạm; đã bị kết án về tội này chưa được xóa án tích mà còn vi phạm
Theo quy định tại khoản Điều 1 Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành
chính 2002 (sửa đổi bổ sung 2008): "Xử phạt vi phạm hành chính được áp
dụng đối với cá nhân, cơ quan, tổ chức (sau đây gọi chung là cá nhân, tổ chức) có hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định của pháp luật về quản
lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải
bị xử phạt hành chính" Trong trường hợp này, người phạm tội đã bị cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về hành vi hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản đã thực hiện trước đây, hiện lại tiếp tục thực hiện hành vi hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản thì dù thiệt hại
Trang 21xảy ra dưới 2.000.000 đồng vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về Điều 143
Bộ luật Hình sự.
Xóa án tích là trường hợp người phạm tội được công nhận coi như chưa bị kết án mà trước khi có sự công nhận này người đó đã bị Tòa án kết tội Theo quy định của khoản 1 Điều 143 Bộ luật Hình sự người đã bị kết án
về tội hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản chưa được xóa án tích
mà còn vi phạm, thì dù thiệt hại xảy ra dưới 2.000.000 đồng vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về Điều 143 Bộ luật Hình sự
Người đã bị xử phạt vi phạm hành chính về cùng hành vi hoặc đã bị kết án nhưng chưa được xóa án tích về cùng hành vi phạm tội, mà lại tiếp tục
vi phạm, thể hiện nhận thức của người phạm tội đối với hành vi đã gây ra, mà vẫn tiếp tục thực hiện hành vi thì cần phải xử lý nghiêm khắc hơn những trường hợp khác
- Mặt khách quan của tội cố ý làm hư hỏng tài sản:
Tội cố ý làm hư hỏng tài sản có tính chất gần giống với tội hủy hoại tài sản, hành vi cố ý làm hư hỏng tài sản là hành vi cố ý làm giảm đi giá trị sử dụng của tài sản vì giá trị sử dụng chỉ bị giảm, do đó có thể khôi phục được (một phần hoặc như cũ)
Ví dụ: Ngày 8/8/2008, nghe tin có người dựng chòi tại phần đất của mình đang khiếu nại, Trần Thanh Việt, Nguyễn Thị Thắng, Tô Thanh Hương, Nguyễn Thị Nữa và Dương Thị Tiền đến khu vực kênh Năm Ngàn (huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu) Khi đến nơi, thấy căn chòi, Việt và mọi người xông vào đập Sau khi phá vỡ lá lợp nửa căn chòi, cả nhóm tháo dỡ một vài nẹp cây dựng vách, ba cây đòn tay rồi ra ngoài đứng la lối Sau khi xảy ra
vụ việc, đại diện chính quyền đến lập biên bản Ngày 1/9/2008, Công an huyện có quyết định khởi tố vụ án, 5 người về hành vi cố ý làm hư hỏng tài sản Tổng giá trị nửa cái chòi là 1.100.000 triệu đồng
Trang 22Sự khác nhau giữa hai hành vi hủy hoại tài sản và cố ý làm hư hỏng tài sản là ở mức độ giá trị tài sản bị mất đi, đối với tội hủy hoại tài sản giá trị
sử dụng tài sản bị mất hoàn toàn hoặc khó có thể khôi phục lại như cũ; còn ở tội cố ý làm hư hỏng tài sản giá trị tài sản bị chỉ bị mất đi ở mức độ nhất định
và còn có khả năng khôi phục lại được Hậu quả của tội hủy hoại tài sản là tài sản bị hủy hoại, còn ở tội cố ý làm hư hỏng tài sản là tài sản bị hư hỏng Các dấu hiệu của mặt khách quan tội cố ý làm hư hỏng tài sản tương tự mặt khách quan tội hủy hoại tài sản
Để truy cứu trách nhiệm hình sự phải xác định mối quan hệ nhân quả giữa hành vi cố ý làm hư hỏng tài sản và hậu quả xảy ra, nghĩa là thiệt hại đó
do chính hành vi cố ý làm hư hỏng tài sản gây ra
Trong chừng mực nhất định thì sự phân biệt rạch ròi hành vi hủy hoại tài sản với hành vi cố ý làm hư hỏng tài sản không phải trong trường hợp nào cũng được xác định khác nhau hoàn toàn Sự khác biệt giữa hủy hoại tài sản
và cố ý làm hư hỏng tài sản chủ yếu căn cứ vào hậu quả của hành vi gây ra đối với tài sản, nếu tài sản bị hư hỏng hoàn toàn không có khả năng khôi phục thì coi là hủy hoại tài sản, nếu tài sản không bị mất hẳn giá trị sử dụng và có
khả năng khôi phục lại toàn bộ hoặc một phần giá trị sử dụng thì coi là cố ý
làm hư hỏng tài sản Hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản được thực hiện bằng nhiều phương thức khác nhau tùy thuộc vào thủ đoạn mà người phạm tội thực hiện
Thực tế có nhiều trường hợp không xác định được tội danh khác nhưng đủ yếu tố cấu thành tội hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản thì cơ quan có chức năng áp dụng Điều 143 Bộ luật Hình sự:
Ví dụ: Sáng 14/3/08, Tòa án nhân dân thành phố Phan Rang - Tháp Chàm (Ninh Thuận) xét xử sơ thẩm vụ án "Cố ý làm hư hỏng tài sản" từng gây xôn xao dư luận ở địa phương Bị cáo Nguyễn Văn Hùng (còn gọi Hùng
Trang 23Thắng, 55 tuổi, chủ quán Phong Hải ở thôn Cà Đú 2, xã Thành Hải, thành phố Phan Rang, Tháp Chàm) và người bị hại là ông già xe ôm Nguyễn Văn Sanh Theo hồ sơ, ngày 10/5/2007, Mỹ Ngọc (thôn Sơn Hải 1, xã Phước Dinh, huyện Ninh Phước) được chủ quán Hùng Thắng thuê đứng quầy tại quán Phong Hải Nhưng ngay sau khi đến quán, Mỹ Ngọc thấy ông chủ Hùng Thắng và quán Phong Hải có biểu hiện không bình thường nên tìm cách thoát thân Mỹ Ngọc được ông già xe ôm Nguyễn Văn Sanh chở đi thì bị Hùng Thắng dùng xe ô tô truy đuổi, khi ông Sanh bỏ xe mô tô leo lên đống đá bên đường thì Hùng Thắng cho xe ô tô cán lên xe của ông, gây thiệt hại trên 600.000 đồng Tại phiên tòa, ông Sanh đề nghị làm rõ hành vi cố ý giết người của Hùng Thắng Tuy nhiên do căn cứ buộc tội không đầy đủ nên không thể truy tố Hùng Thắng tội giết người Tòa tuyên phạt bị cáo Hùng Thắng 15 tháng
tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách 24 tháng theo khoản 1, điều 143
Bộ luật Hình sự; đồng thời tuyên tịch thu xe ô tô 85Y- 0284 của bị cáo sung vào công quỹ Nhà nước
Trường hợp có hành vi hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản
mà tài sản đó là đối tượng tác động của các tội khác đã được nêu ở các điều luật khác trong Bộ luật Hình sự thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 143 Bộ luật Hình sự 1999 mà tùy từng trường hợp cụ thể, người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội phạm tương ứng, như tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản (Điều 188); tội hủy hoại rừng (Điều 189); tội phá hủy công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia (Điều 231)
Tóm lại, hậu quả của hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản
là giá trị hoặc giá trị sử dụng của tài sản đã bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng do hành vi hủy hoại hay hành vi cố ý làm hư hỏng tài sản gây ra Giá trị hoặc giá trị sử dụng của tài sản là thiệt hại do hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng gây ra chứ không phải là giá trị hoặc giá trị sử dụng ban đầu của tài sản khi chưa bị hủy hoại hoặc làm hư hỏng Ví dụ: chiếc xe máy có giá trị
Trang 2430.000.000đ bị hư hỏng phải sửa chữa hết 4.000.000đ thì hậu quả do hành vi
cố ý làm hư hỏng tài sản là gây thiệt hại 4.000.000đ chứ không phải là 30.000.000đ
Tại khoản 1 Điều 143 Bộ luật Hình sự được sửa đổi, bổ sung 2009 thì thiệt hại phải từ 2.000.000đ trở lên thì người phạm tội mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu dưới 2.000.000đ thì phải gây ra hậu quả nghiêm trọng hoặc người có hành vi phải là người đã bị xử phạt hành chính về hành vi hủy hoại hoặc làm cố ý làm hư hỏng tài sản, hoặc đã bị kết án về tội này mà chưa được xóa án tích
Như vậy, tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản có cấu thành tội phạm vật chất, tức là phải có hậu quả là thiệt hại về tài sản xảy ra mới cấu thành tội phạm, vì vậy đối với loại tội phạm này vấn đề các giai đoạn chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt không phải là yếu tố cấu thành tội phạm mà chỉ
là những tình tiết định khung hay tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự
1.2.3 Các dấu hiệu về chủ thể của tội phạm
Đối với tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản, chủ thể của tội phạm cũng tương tự như đối với tội xâm phạm sở hữu, đó là: những người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, có năng lực trách nhiệm hình sự, đủ
độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự
Luật hình sự Việt Nam trên cơ sở kết quả các công trình nghiên cứu, khảo sát về tâm lý cũng như căn cứ vào chính sách hình sự của đất nước đã quy định tuổi bắt đầu có năng lực trách nhiệm hình sự và tuổi có năng lực trách nhiệm hình sự tại Điều 12, Điều 13 Bộ luật Hình sự
- Năng lực trách nhiệm hình sự là năng lực nhận thức được ý nghĩa xã hội của hành vi và năng lực điều khiển được hành vi theo đòi hỏi tất yếu của
xã hội và khả năng lựa chọn xử sự khác không nguy hiểm cho xã hội Điều đó
có nghĩa tại thời điểm gây ra hành vi hủy hoại hoặc làm cố ý làm hư hỏng tài
Trang 25sản, người phạm tội nhận thức được hành vi của mình đang xâm phạm vào quyền sở hữu của người khác và vẫn có khả năng điều khiển hành vi của mình
Trường hợp người phạm tội không có năng lực trách nhiệm hình sự theo Điều 13 Bộ luật Hình sự 1999 sẽ không phải là chủ thể của tội phạm nói chung cũng như Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản nói riêng Vì thứ nhất, họ không nhận thức được hành vi của mình, thứ hai họ không đủ minh mẫn khi điều khiển hành vi Ví dụ: người bị mắc bệnh tâm thần phân liệt khi lên cơn bệnh họ không làm chủ được hành vi cũng như nhận thức được sự vật, hiện tượng xung quanh, hoạt động của họ trong trường hợp này là do bản năng và hành vi không được kiểm soát nên dễ dẫn đến việc đập phá đồ đạc, gây thương tích hoặc giết chết người khác Với những người này, khi đã có kết luận giám định tâm thần,
đủ căn cứ xác định bệnh lý thì họ không phải chịu trách nhiệm hình sự
- Về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, theo quy định tại Điều 12 Bộ
Nếu theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 143 với khung hình phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm (khoản 1 Điều 143) và từ 2 năm đến 5 năm (khoản 2 Điều 143) thì người phạm tội từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này vì hai khoản này chỉ là tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng;
Nhưng người phạm tội từ đủ 16 tuổi trở lên sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 của điều luật vì hai khoản này là tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng
Trang 26với khung hình phạt từ 7 đến 15 năm (khoản 3 Điều 143) và từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân (khoản 4 Điều 143)
Một yếu tố thuộc về chủ thể cần nhắc tới là dấu hiệu bị xử phạt hành chính hoặc đã bị kết án mà chưa được xóa án tích mà còn vi phạm Dấu hiệu này là một trong hai dấu hiệu của Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản (dấu hiệu này phản ánh nhân thân người phạm tội)
Hành vi hủy hoại hoặc làm cố ý làm hư hỏng tài sản được phân biệt là
vi phạm hình sự hay chỉ là vi phạm hành chính, xét trong phạm vi chủ thể của tội phạm có hai căn cứ:
Thứ nhất, căn cứ "đã bị kết án nhưng chưa được xóa án tích về tội danh này" mà còn vi phạm, theo quy định của Bộ luật Hình sự, một người đã
bị kết án, sau khi chấp hành xong bản án hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án, nếu đã qua thời hạn theo quy định mà không phạm tội mới thì được xóa án tích (tức là coi như chưa bị kết án); điều đó có nghĩa người đã bị kết án chưa được xóa án tích sẽ bị xử lý nghiêm khắc hơn so với người chưa có tiền
án tiền sự nếu cùng thực hiện một hành vi như nhau
Thứ hai, căn cứ yếu tố "đã bị xử phạt hành chính" về cùng một hành
vi hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản, tức khi hành vi hủy hoại hoặc làm cố ý làm hư hỏng tài sản thỏa mãn dấu hiệu này thì dù thiệt hại xảy
ra dưới 2.000.000đ vẫn đủ yếu tố cầu thành tội phạm
1.2.4 Các dấu hiệu về mặt chủ quan của tội phạm
Tương tự tội phạm có tính chất chiếm đoạt, tội hủy hoại hoặc cố ý làm
hư hỏng tài sản được thực hiện do cố ý Khi nói hủy hoại tài sản là đã bao gồm thái độ, tâm lý của người phạm tội là cố ý nên nhà làm luật không cần phải quy định là cố ý hủy hoại tài sản; nhưng làm hư hỏng tài sản có thể là cố
ý hoặc vô ý, nên nhà làm luật quy định cố ý làm hư hỏng tài sản để phân biệt
Trang 27với tội vô ý làm hư hỏng tài sản quy định tại Điều 145 Bộ luật Hình sự Theo Điều 9 Bộ luật Hình sự 1999, cố ý phạm tội là:
1 Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xẩy ra;
2 Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xẩy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra [18]
Người phạm tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản có nhiều động
cơ, mục đích khác nhau như: để trả thù, ghen tuông… Tuy nhiên, động cơ, mục đích không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm, mà có ý nghĩa trong việc xác định tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm
1.3 HÌNH PHẠT VÀ CÁC BIỆN PHÁP TƯ PHÁP ĐƯỢC ÁP DỤNG ĐỐI VỚI NGƯỜI PHẠM TỘI HỦY HOẠI HOẶC CỐ Ý LÀM HƯ HỎNG TÀI SẢN
Hình phạt được áp dụng đối với các trường hợp cụ thể khi người phạm tội bị Viện kiểm sát truy tố và Tòa án xét xử Bằng bản án, Hội đồng xét xử sẽ
ra quyết định hình phạt đối với hành vi phạm tội của bị cáo
Quyết định hình phạt là việc nhận thức và áp dụng pháp luật hình sự
do Toà án nhân danh Nhà nước thực hiện sau khi đã định tội danh và tuỳ thuộc vào từng trường hợp cụ thể để quyết định khung hình phạt, loại hình phạt (gồm hình phạt chính và hình phạt bổ sung), mức hình phạt cụ thể áp dụng cho cá nhân người phạm tội trong phạm vi giới hạn của khung hình phạt do luật định, phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội Căn cứ vào những trường hợp phạm tội cụ thể Hội đồng xét xử sẽ áp dụng những hình phạt cụ thể đối với người phạm tội trên cơ sở
Trang 28các dữ liệu thu thập Hệ thống hình phạt được quy định tại Điều 143 Bộ luật Hình sự gồm hình phạt chính (cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn,
tù chung thân), hình phạt bổ sung (phạt tiền, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định) Tòa án căn cứ vào các quy định tại Điều 143 và các quy định khác trong Bộ luật Hình sự; căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự để quyết định hình phạt
1.3.1 Hình phạt chính
Hình phạt chính là hình phạt được tuyên độc lập và mỗi tội phạm chỉ
có thể bị tuyên một hình phạt chính Trong luật hình sự Việt Nam các hình phạt chính bao gồm: cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, trục xuất, tù
có thời hạn, tù chung thân, tử hình Điều 143 Bộ luật Hình sự 1999 quy định hình phạt chính gồm cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn, tù chung thân quy định tại khoản 1, 2, 3, 4 Điều 143 Bộ luật Hình sự
- Cải tạo không giam giữ là hình phạt chính có thời hạn từ sáu tháng
đến ba năm được áp dụng với người phạm tội ít nghiêm trọng hoặc phạm tội nghiêm trọng, có nơi làm việc ổn định hoặc nơi thường trú rõ ràng khi xét thấy không cần thiết phải cách ly người phạm tội ra khỏi xã hội [30, tr 182] Trong loại hình phạt này yếu tố cơ bản đưa đến hiệu quả là sự giám sát của cơ quan, tổ chức xã hội, chính quyền địa phương, sự phối hợp của gia đình với các cơ quan, tổ chức nói trên trong việc giáo dục và sự tự cải tạo của nguời bị kết án qua hoạt động học tập, lao động, sinh hoạt tại địa phương
Tội hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản có mức phạt cải tạo
không giam giữ "đến 3 năm" được quy định tại khoản 1 Điều 143 Bộ luật Hình
sự 1999 Hình phạt này được áp dụng trong những trường hợp phạm tội ít nghiêm trọng, nhân thân bị cáo tốt, có những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình
Trang 29sự Khi áp dụng hình phạt này, Tòa án ngoài việc căn cứ vào hậu quả do hành
vi phạm tội gây ra, vào nhân thân người phạm tội… nhiều trường hợp Tòa án còn phải căn cứ vào các yếu tố xã hội khác Ví dụ hình phạt dành cho các bị cáo trong vụ gây rối trật tự công cộng và hủy hoại tài sản ở 178 Thái Hà:
Tại phiên tòa, các bị cáo đều khai nhận lúc 11h20 ngày 15/8/2008 đã
có hành vi đập phá bức tường của Công ty cổ phần may Chiến Thắng, Kết luận định giá tài sản xác định thiệt hại là 3.479.990 đồng Các bị cáo đã nhiều lần tập trung cùng với rất đông người tại khu đất này để cầu nguyện, khi cầu nguyện có dùng loa phóng thanh hoặc đồng thanh hát thánh ca Các bị cáo không chỉ một lần mà rất nhiều lần đến khu đất 178 Nguyễn Lương Bằng để cùng với hàng trăm người khác cầu nguyện ngày đêm, không đúng quy định của Pháp lệnh về Tôn giáo tín ngưỡng Bị cáo Nguyễn Thị Nhi còn rủ 6 phụ
nữ khác đánh cồng chiêng cổ động cho các giáo dân cầu nguyện tại khu đất trên Trước đó, trưa 25/1/2008, bị cáo Nhi trèo vào tường rào của Trung tâm Văn hóa, Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm ở 42 Nhà Chung và có hành động phá phách, gây áp lực với chính quyền để đòi đất Hành vi này của các
bị cáo đã gây mất trật tự trị an xã hội, gây thiệt hại nghiêm trọng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần may Chiến Thắng, gây ách tắc giao thông, ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống của bà con nhân dân tại khu vực 178 Nguyễn Lương Bằng Các hành vi của các bị cáo đủ yếu tố cấu thành tội "Hủy hoại tài sản" và tội "Gây rối trật tự công cộng"
Sau khi xem xét tính chất, mức độ nguy hiểm đối với hành vi phạm tội của các bị cáo Đồng thời cũng xem xét đến vai trò, nhân thân, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, tính nhân đạo của Đảng và Nhà nước trong chính sách hình sự để quyết định hình phạt phù hợp Bị cáo Nguyễn Thị Nhi lĩnh 15 tháng tù được hưởng án treo về tội "Gây rối trật tự công cộng"; 7 bị cáo còn lại bị kết án về hai tội "Huỷ hoại tài sản" và "Gây rối trật tự công cộng" là Ngô Thị Dung 13 tháng tù treo; Nguyễn Thị Việt 12
Trang 30tháng tù treo; Lê Quang Kiện 13 tháng tù treo; Lê Thị Hợi 15 tháng cải tạo không giam giữ; Phạm Chí Năng 12 tháng cải tạo không giam giữ; Nguyễn Đắc Hùng 12 tháng cải tạo không giam giữ; Riêng bị cáo Thái Thanh Hải bị tuyên phạt cảnh cáo
- Khoản 1 Điều 143 Bộ luật Hình sự 1999 với mức phạt tù có thời hạn
từ 6 tháng đến 3 năm, áp dụng đối với những trường hợp không có tình tiết tăng nặng
- Hình phạt tù có thời hạn được quy định áp dụng trong các trường
hợp có tình tiết định khung tăng nặng tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 143
Bộ luật Hình sự
+ Các tình tiết định khung tăng nặng quy định tại khoản 2 Điều 143
Bộ luật Hình sự thì bị áp dụng khung hình phạt tù có thời hạn từ 2 năm đến 7
năm trong những trường hợp sau:
a Phạm tội có tổ chức được hiểu là trường hợp phạm tội có từ 2 người trở lên, có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm
b Dùng chất nổ, chất cháy hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác: thể hiện tính chất và mức độ nghiêm trọng của hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản cao hơn những trường hợp thông thường
Trang 31Chất nổ là những chất có sức công phá lớn, nguy hiểm cao đối với con người; chất cháy là những chất dễ cháy hoặc tự bốc cháy trong một môi trường nhất định như xăng, dầu, các chất hóa học ; thủ đoạn nguy hiểm là thủ đoạn gây nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe của con người như thuốc độc, thuốc trừ sâu…
c Gây hậu quả nghiêm trọng: là trường hợp do hành vi hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản gây ra những thiệt hại về vật chất, tính mạng, sức khỏe (chết người, gây thương tích nặng) và các thiệt hại khác như về an ninh, trật tự, an toàn xã hội ngoài giá trị trực tiếp bị hủy hoại hoặc làm hư hỏng
Thông tư liên tịch của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát Nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSDTC-BCA-BTP ngày 25 tháng 12 năm 2001về việc Hướng dẫn áp dụng một số quy định tại chương XIV "Các tội xâm phạm sở hữu" của Bộ luật Hình sự năm
1999 đã quy định về tình tiết gây hậu quả nghiêm trọng, hậu quả rất nghiêm trọng, hậu quả đặc biệt nghiêm trọng đối với các tội phạm xâm phạm sở hữu, làm căn cứ để việc áp dụng pháp luật được thống nhất Cụ thể nếu thuộc một
trong các trường hợp sau đây là gây hậu quả nghiêm trọng:
Trang 32- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của nhiều người với tổng tỷ lệ thương tật từ 31 % đến 60% và còn gây thiệt hại về tài sản có giá trị
từ 30 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng;
- Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ 50 triệu đồng đến dưới 500
cơ bị phát hiện nên người phạm tội đã hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản
để hy vọng rằng tội phạm mà họ thực hiện sẽ không bị phát hiện Ví dụ: đốt kho đển phi tang nhằm che dấu hành vi tham ô tài sản
đ Vì lý do công vụ của người bị hại: là trường hợp người phạm tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội với động cơ trả thù mà người bị trả thù ở đây là người đã thi hành một công vụ có liên quan đến quyền lợi của người phạm tội, vì đã thi hành công
vụ nên mới bị hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản Mối quan hệ giữa việc thi hành công vụ với hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản là quan
hệ nhân quả, nếu có việc thi hành công vụ của người bị hại và sau đó có việc hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản, nhưng giữa việc thi hành công vụ của người bị hại với hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản không có liên quan đến nhau thì không thuộc trường hợp này
e Tái phạm nguy hiểm: là trường hợp đã bị phạt tù về tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do lỗi cố ý, chưa được xóa án tích mà phạm tội tại khoản 2 Điều 143 Bộ luật Hình sự hoặc tái phạm, chưa được xóa án
Trang 33tích, nay lại phạm tội hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản chưa được xóa án tích, nay lại phạm tội tiếp
g Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ 50.000.000đ đến dưới 200.000.000đ Việc xác định thiệt hại của tài sản phải phụ thuộc vào giá thị trường tự do vào thời điểm xảy ra thiệt hại
+ Phạm tội thuộc một trong các trường hợp định khung tăng nặng theo khoản 3 Điều 143 Bộ luật Hình sự thì bị áp dụng khung hình phạt tù có thời hạn từ 7 năm đến 15 năm
a Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ 200.000.000đ đến dưới 500.000.000đ
b Hậu quả rất nghiêm trọng: Hậu quả được coi là rất nghiêm trọng trong trường hợp hành vi hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản đã gây ra những thiệt hại về vật chất, tính mạng, sức khỏe và các hiệt hại khác ngoài giá trị trực tiếp bị hủy hoại hoặc làm hư hỏng theo theo quy định Thông
tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSDTC-BCA-BTP ngày 25 tháng 12 năm 2001, hậu quả đó gồm:
Trang 34- Ngoài thiệt hại về sức khỏe, tài sản còn những thiệt hại khác như gây ảnh hưởng xấu đến tình hình trật tự xã hội ở địa phương, gây hoang mang cho nhân dân khu vực đó… những thiệt hại này, tùy từng trường hợp cụ thể các
cơ quan tiến hành tố tụng căn cứ vào tình hình cụ thể để xác định là hậu quả rất nghiêm trọng
+ Phạm tội thuộc một trong các trường hợp định khung tăng nặng theo khoản 4 Điều 143 Bộ luật Hình sự thì bị áp dụng khung hình phạt từ 12
- Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ một tỷ năm trăm triệu đồng trở lên Ngoài các thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ và tài sản, thì thực tiễn cho thấy có thể còn có hậu quả phải vật chất, như ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, gây ảnh hưởng về an ninh, trật
Trang 35tự, an toàn xã hội Trong các trường hợp này phải tuỳ vào từng trường hợp cụ thể
để đánh giá mức độ của hậu quả do tội phạm gây ra là đặc biệt nghiêm trọng
Mục đích trực tiếp của hình phạt tù có thời hạn là tách người phạm tội
ra môi trường cũ có chứa các điều kiện đã thúc đẩy, hỗ trợ họ phạm tội, đặt họ vào môi trường riêng biệt, để từ đó có các biện pháp giáo dục ý thức về đúng với các chuẩn mực xã hội Hình phạt tù buộc người phạm tội phải được đưa vào một môi trường cách ly với cuộc sống bên ngoài, cũng đồng nghĩa việc
họ phải cách li với các ứng xử thường nhật của cuộc sống, các quy tắc chuẩn mực thông thường phải tuân theo Các biện pháp giáo dục trong trại giam tuy hướng việc giáo dục ý thức của người phạm tội đáp ứng được các đòi hỏi của
xã hội mà họ không đáp ứng được tổng thể các đòi hỏi khác của xã hội Do vậy áp dụng hình phạt này khi hành vi của người phạm tội đã ở tính chất và mức độ nguy hiểm cao, buộc phải cách li họ ra khỏi xã hội
Ví dụ: Ngày 10/12/08, Tòa án nhân dân huyện Phù Cát (Bình Định) đã
mở phiên tòa lưu động xét xử sơ thẩm vụ án "cố ý gây thương tích" và " cố ý làm hư hỏng tài sản" đối với 3 bị cáo: Lương Tâm Trí (1992), Phan Công Thành (1990) và Huỳnh Tấn Lai (1992) cùng ở xã Cát Trinh, huyện Phù Cát Theo cáo trạng của Viện kiểm sát Trong tháng 6/2008, trên địa bàn huyện Phù Cát, 3 tên này cùng với 9 đối tượng khác đã dùng hung khí gồm kiếm, dao, rựa, cây gậy vô cớ đánh và chém người gây thương tích và đập phá tài sản làm nhân dân vô cùng hoang mang Cơ quan điều tra xác định chúng đã gây
ra 15 vụ, làm cho 13 người bị thương tích, với tổng tỷ lệ thương tật là 61%,
hư hỏng 4 xe mô tô Hội đồng xét xử tuyên phạt: Lương Tâm Trí 4 năm tù giam về tội cố ý gây thương tích + 1 năm tù giam về tội cố ý làm hư hỏng tài sản, Phan Công Thành 4 năm tù giam về tội cố ý gây thương tích + 1 năm tù giam về tội cố ý làm hư hỏng tài sản, Huỳnh Tấn Lai bị xử 30 tháng tù giam
về tội cố ý gây thương tích
Trang 36Thực tế áp dụng hình phạt, có nhiều trường hợp khi xét thấy mức án phạt tù không quá 3 năm, nhân thân người phạm tội tốt, có nhiều tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, nếu Tòa án xét thấy không cần thiết phải chấp hành hình phạt tù thì cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ 1 năm đến 5 năm
Bộ luật Hình sự 1999 Đây là một trong những hình phạt rất nghiêm khắc, chỉ nhẹ hơn hình phạt tử hình Mục đích của tù chung thân là tước đi tự do của người bị kết án, cách li họ ra khỏi xã hội để giáo dục, cải tạo và phòng ngừa tội phạm Đặc điểm này giống như đặc điểm của tù có thời hạn nhưng sự khác nhau cơ bản giữa hai hình phạt này là ở chỗ sự tước tự do của tù chung thân là
vô thời hạn, nghĩa là nó có khả năng tước đi sự tự do của người phạm tội đến hết đời Tù chung thân được áp dụng trong trường hợp phạm tội đặc biệt nghiêm trọng mà nếu áp dụng hình phạt tù có thời hạn ở mức tối đa vẫn còn nhẹ Tù chung thân được áp dụng khi người phạm tội hủy hoại tài sản hoặc cố
ý làm hư hỏng tài sản Điều 143 Bộ luật Hình sự gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, hoặc tài sản bị thiệt hại có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên
Tuy nhiên trong thực tiễn áp dụng hình phạt này cho tội hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản trong thời gian từ năm 2004 đến năm 2008 qua số liệu Viện kiểm sát nhân dân tối cao cung cấp thì hình phạt tù chung thân chưa được Tòa án áp dụng trong các vụ án đã được xét xử
Trang 37Trong thực tiễn áp dụng qua các năm cho thấy hình phạt tiền được áp dụng trong tội hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản không đáng kể
Ví dụ: năm 2004 có 640 bị xét xử thì có 15 trường hợp hình phạt tiền bị áp dụng Năm 2007 không có trường hợp nào xét xử áp dụng hình phạt này; năm 2008 trong số 1138 vụ xét xử sơ thẩm thì chỉ có 1 vụ hình phạt tiền được
áp dụng
Hình phạt tiền được áp dụng trong trường hợp người phạm tội có khả năng thực hiện Trường hợp không có khả năng thực hiện thì có tuyên án, bị cáo cũng không thể có khả năng thi hành Vì vậy mà thực tế áp dụng hình phạt này đối với tội hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản không cao
- Hình phạt cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định
Trang 38Đây là các hình phạt bổ sung được áp dụng khi xét thấy nếu để người
bị kết án tiếp tục đảm nhiệm chức vụ hay hành nghề sau khi chấp hành xong hình phạt tù hoặc sau khi bản án có hiệu lực pháp luật thì họ có thể lại có điều kiện phạm tội mới [30, tr 190] Hình phạt này tăng cường hiệu quả của hình phạt chính, đồng thời loại bỏ điều kiện phạm tội lại, thời hạn bị cấm là từ một đến năm năm tùy theo tính chất mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm
và theo yêu cầu của phòng ngừa Thời hạn chấp hành xong hình phạt này được tính từ ngày chấp hành xong hình phạt tù hoặc từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật
Khi quyết định hình phạt với người phạm Tội hủy hoại hoặc cố ý làm
hư hỏng tài sản theo Điều 143 Tòa án phải căn cứ vào các quy định về quyết định hình phạt tại Chương VII Bộ luật Hình sự, nếu tình tiết khác như nhau thì mức hình phạt đối với người phạm tội cụ thể phụ thuộc vào những yếu tố sau:
- Giá trị của tài sản bị hủy hoại hoặc bị cố ý làm hư hỏng là 2.000.000đ là giá thị trường tự do vào thời điểm thực hiện hành vi phạm tội Việc xác định giá trị tài sản bị hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng được thực hiện thông qua Kết luận định giá tài sản của cơ quan có thẩm quyền
- Trường hợp giá trị tài sản bị hủy hoại hoặc bị cố ý làm hư hỏng dưới 2.000.000 đồng nếu người phạm tội bị xử phạt hành chính về hành vi vi phạm khác (không phải là hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản) thì không thuộc trường hợp này
- Đã bị kết án về tội hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản Nếu người phạm tội bị Tòa án kết án do phạm tội danh khác (không phải là hành
vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản) thì không thuộc trường hợp này
Khoản 1, khoản 2 Điều 143 Bộ luật Hình sự là tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng nên người phạm tội dưới 16 tuổi không bị truy cứu trách nhiệm hình sự
Trang 39- Người phạm tội có nhiều tình tiết tăng nặng phải bị phạt nặng hơn người phạm tội có ít hoặc không có tình tiết tăng nặng;
- Người phạm tội không có tình tiết giảm nhẹ thì phải bị phạt nặng hơn người phạm tội có tình tiết giảm nhẹ;
- Người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ thì được phạt nhẹ hơn người phạm tội có ít tình tiết giảm nhẹ;
- Tài sản bị hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản có giá trị càng lớn thì hình phạt càng cao;
- Người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ, nhân thân tốt thì có thể
áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ;
- Nếu tài sản bị hủy hoại hoặc làm cố ý làm hư hỏng dưới 2.000.000đ
mà gây hậu quả nghiêm trọng thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình
sự theo khoản 1 Điều 143 mà không thuộc điểm c khoản 2 của điều luật này
- Nếu tài sản bị hủy hoại hoặc làm cố ý làm hư hỏng dưới 2.000.000đ mà gây hậu quả rất nghiêm trọng thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình
sự theo khoản 2 Điều 143 mà không thuộc điểm b khoản 3 của điều luật này
- Nếu tài sản bị hủy hoại hoặc làm cố ý làm hư hỏng dưới 2.000.000đ
mà gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 3 Điều 143 mà không thuộc điểm b khoản 4 của điều luật này
1.3.3 Các biện pháp tư pháp áp dụng cho Điều 143 - Tội hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản
Các biện pháp tư pháp là các biện pháp hình sự được Bộ luật Hình sự quy định, do các cơ quan tư pháp áp dụng đối với người có hành vi nguy hiểm cho xã hội, có tác dụng hỗ trợ hoặc thay thế cho hình phạt Hệ thống các biện pháp tư pháp được quy định trong Bộ luật Hình sự gồm 4 biện pháp từ Điều
Trang 4041 tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm, Điều 42 trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại, Điều 43 buộc công khai xin lỗi, Điều 44 bắt buộc chữa bệnh Người phạm tội hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản sẽ bị áp dụng các biện pháp tư pháp cụ thể sau:
- Tịch thu vật trực tiếp liên quan đến tội phạm Đối với vật là phương tiện thực hiện tội phạm thuộc sở hữu của người phạm tội thì phải tịch thu Trường hợp là tài sản của người khác thì chỉ bị tịch thu khi người này có lỗi trong việc để người phạm tội thực hiện hành vi hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm
hư hỏng tài sản,
- Sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra nhằm khôi phục hiện trạng ban đầu của tài sản bị cố ý làm hư hỏng hoặc bồi thường nhằm bù đắp cho người bị hại về những thiệt hại do hành vi hủy hoại hoặc hành vi làm hư hỏng gây ra Việc bồi thường thiệt hại có thể bao gồm những thiệt hại vật chất và những thiệt hại về tinh thần
- Biện pháp tư pháp buộc công khai xin lỗi không được áp dụng trong trường hợp phạm tội này do khách thể được quy định trong cấu thành tội phạm là quan hệ sở hữu chứ không phải là quan hệ về nhân thân
- Biện pháp bắt buộc chữa bệnh cũng có thể được áp dụng trong trường hợp này vì khi người thực hiện hành vi hủy hoại tài sản hoặc hành vi làm hư hỏng tài sản của người khác trong lúc mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất đi khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình
1.4 PHÂN BIỆT TỘI HỦY HOẠI HOẶC CỐ Ý LÀM HƯ HỎNG TÀI SẢN VỚI MỘT SỐ TỘI DANH KHÁC ĐƯỢC QUY ĐỊNH TRONG BỘ LUẬT HÌNH
SỰ 1999
1.4.1 Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản (Điều 143 Bộ luật Hình sự) với tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản (Điều 145
Bộ luật Hình sự)