Cá biệt, có trường hợp còn nhầm lẫn trong việc xác định tội danh, áp dụng không đúng pháp luật, thậm chí không làm sáng tỏ được ranh giới giữa tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật k
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Ngọc Chí
HÀ NỘI - 2010
Trang 3Chương 1: KHÁI NIỆM VÀ DẤU HIỆU PHÁP LÝ CỦA TỘI CÔNG
NHIÊN CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN
Chương 2: ĐƯỜNG LỐI XỬ LÝ TỘI CÔNG NHIÊN CHIẾM ĐOẠT
TÀI SẢN VÀ PHÂN BIỆT VỚI MỘT SỐ TỘI PHẠM KHÁC
Trang 42.2.1 Phân biệt tội công nhiên chiếm đoạt tài sản với tội cướp giật
Chương 3: THỰC TRẠNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT
HÌNH SỰ VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG TỘI CÔNG NHIÊN CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN
78
3.1 Thực trạng xét xử tội công nhiên chiếm đoạt tài sản 78 3.1.1 Thực tiễn xét xử tội công nhiên chiếm đoạt tài sản 78 3.1.2 So sánh thực trạng xét xử tội công nhiên chiếm đoạt tài sản với
các tội phạm và các tội phạm thuộc nhóm tội xâm phạm sở hữu
3.2.1 Tiếp tục hoàn thiện Bộ luật hình sự để pháp điển hóa về tội
công nhiên chiếm đoạt tài sản từ thực tiễn công tác điều tra,
truy tố, xét xử
96
3.2.2 Tăng cường hướng dẫn, giải thích những quy định của Bộ luật
hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung về tội công nhiên chiếm
đoạt tài sản
100
3.2.3 Nâng cao hiệu quả công tác áp dụng pháp luật hình sự và đấu
tranh phòng, chống tội công nhiên chiếm đoạt tài sản
101
Trang 5Danh mục các bảng
Số hiệu
bảng
3.3 So sánh tội công nhiên chiếm đoạt tài sản với các tội
phạm nói chung và tỷ lệ cụ thể
88
3.4 So sánh tội công nhiên chiếm đoạt tài sản với các tội
phạm thuộc nhóm tội xâm phạm sở hữu
89
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Sự cần thiết phải nghiên cứu đề tài
Công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo qua hai mươi lăm năm đã thu được những thành tựu quan trọng Nền kinh tế đã vượt qua thời kỳ suy giảm, đạt tốc độ tăng trưởng khá cao Chính trị - xã hội ổn định, quốc phòng và an ninh được giữ vững và ngày càng được tăng cường; quan
hệ đối ngoại có bước phát triển mới, đời sống nhân dân được cải thiện, nhiều vấn đề xã hội được quan tâm giải quyết Tuy nhiên, cùng với những thành tựu
mà nhiều tệ nạn xã hội đã và đang nảy sinh do những tác động từ mặt trái của nền kinh tế thị trường, trong đó có tình trạng vi phạm pháp luật, đặc biệt là các vụ phạm pháp hình sự, đòi hỏi Nhà nước và xã hội phải quan tâm, giải quyết
Qua thực tiễn xét xử các vụ án hình sự những năm gần đây, cho thấy tình hình tội phạm nói chung, các tội xâm phạm sở hữu nói riêng có nhiều diễn biến phức tạp, gây ra hậu quả và tác hại lớn cho xã hội, trong đó có tội công nhiên chiếm đoạt tài sản Loại tội phạm này không chỉ tăng về số lượng
mà cả về đối tượng phạm tội Phương thức, thủ đoạn phạm tội cũng ngày càng tinh vi, xảo quyệt hơn, tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội ngày càng lớn Tình trạng đó đã và đang gây ra không ít những khó khăn, thách thức đối với các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trong công tác điều tra, truy tố, xét xử cũng như trong chủ động phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh và phòng chống tội phạm, bảo đảm phát hiện chính xác, nhanh chóng và xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội để góp phần bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa
Hơn nữa, do các quy định của luật hình sự Việt Nam về tội công nhiên chiếm đoạt còn chưa minh bạch, chưa bảo đảm tính hệ thống, đồng bộ, nhất là
Trang 7thiếu quy phạm định nghĩa và một số quy định liên quan đến các yếu tố định tội và định khung hình phạt nên dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau, thậm chí không thống nhất trong nhận thức về dấu hiệu pháp lý, đường lối xử lý và thực tiễn định tội danh đối với tội phạm này Do vậy, trong một số vụ án cụ thể đã có tình trạng giữa các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng có nhận thức khác nhau về việc định tội và định khung hình phạt khi tiến hành xử lý hình
sự đối với hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản Cá biệt, có trường hợp còn nhầm lẫn trong việc xác định tội danh, áp dụng không đúng pháp luật, thậm chí không làm sáng tỏ được ranh giới giữa tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác hoặc không phân biệt được sự khác nhau giữa tội công nhiên chiếm đoạt tài sản với một số tội phạm có tính chất chiếm đoạt khác trong Bộ luật hình sự 1999 như: tội cướp tài sản (Điều 133), tội cướp giật tài sản (Điều 136), tội cưỡng đoạt tài sản (Điều 135); tội trộm cắp tài sản (Điều 138)
Để tiếp tục nghiên cứu, nhận diện đầy đủ và làm sâu sắc hơn các vấn
đề lý luận về cấu thành tội phạm này cũng như thực tiễn điều tra, truy tố, xét
xử đối với tội công nhiên chiếm đoạt tài sản làm căn cứ để đề xuất, kiến nghị tiếp tục hoàn thiện pháp luật hình sự; nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh
phòng ngừa và chống tội phạm này, việc nghiên cứu đề tài: "Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự Việt Nam" là rất cần thiết và thực sự
cấp bách
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản hiện đã được nghiên cứu, đề cập đến trong nhiều công trình nghiên cứu khoa học cả trong và ngoài nước của các cơ
sở nghiên cứu, đào tạo luật học cũng như các nhà hình sự học, tội phạm học
Ở Việt Nam, các Giáo trình luật hình sự Việt Nam của các cơ sở nghiên cứu
và đào tạo luật học cũng nghiên cứu về tội này như: Trường Đại học Luật Hà Nội; Khoa luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, Viện Nhà nước và Pháp luật thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam và một số cơ sở đào tạo khác
Trang 8Từ góc độ thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử cũng như định tội danh, tội công nhiên chiếm đoạt cũng được nghiên cứu, bàn luận và làm sáng tỏ cả
về lý luận và thực tiễn trong nhiều cuốn chuyên khảo, trong đó phải kể đến
một số công trình nghiên cứu của ThS Luật học Đinh Văn Quế như: Bình
luận án, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 1998; Pháp luật hình sự thực tiễn xét
xử và án lệ, Nxb Lao động xã hội Hà Nội, 2005); Thực tiễn xét xử và pháp luật hình sự, Nxb Đà Nẵng, 2000; Bình luận khoa học Bộ luật hình sự Phần các tội phạm, tập II, các tội xâm phạm sở hữu, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh,
2005; một số chuyên khảo như: Định tội danh: Lý luận, hướng dẫn mẫu và
350 bài thực hành, của Lê Cảm và Trịnh Quốc Toản, Nxb Đại học Quốc gia
Hà Nội, 2004; Bình luận khoa học Bộ luật hình sự phần các tội phạm, của
Viện Nghiên cứu Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999 Các vấn đề lý luận và thực tiễn định tội danh đối với tội công nhiên chiếm đoạt tài sản còn được nghiên cứu và làm sáng tỏ trong một số bài
viết đăng trên Tạp chí chuyên ngành luật như: Tội công nhiên chiếm đoạt tài
sản, của ThS Mai Bộ, Tạp chí Toà án nhân dân, số 11, 2007; Một số vấn đề cần hoàn thiện đối với tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, của ThS Nguyễn
Văn Trượng, Tạp chí Kiểm sát, số 24, 2008…Các bài nghiên cứu trên đã nhận diện và làm sáng tỏ một số vấn đề về khái niệm, đặc trưng, các dấu hiệu pháp
lý của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản và thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử hình sự; phân tích, đối chiếu và phân biệt với một số tội phạm trong Bộ luật hình sự 1999 và đề xuất giải pháp hoàn thiện…
Từ thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự liên quan đến các tội phạm thuộc nhóm tội xâm phạm sở hữu, có nhiều bài viết đề cập đến tội công nhiên chiếm đoạt tài sản ở góc độ so sánh, đối chiếu với một số tội phạm khác có nhiều điểm tương đồng như tội trộm cắp tài sản, tội cướp giật tài sản; tội cướp tài sản; tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nhất là một số bài nghiên cứu của ThS Mai Bộ đăng trên Tạp chí Tòa án nhân dân… Trong thực tiễn xét xử, một số bài viết, tranh luận cũng trực tiếp hoặc gián tiếp đề cập đến cấu thành tội công nhiên
Trang 9chiến đoạt tài sản qua phân tích, đánh giá, nhận định về một số hành vi phạm tội có tính chất chiếm đoạt, ngoài ra còn phải kể đến một số luận văn tốt
nghiệp Đại học Luật nghiên cứu về tội này như: Tội công nhiên chiếm đoạt tài
sản theo Bộ luật hình sự 1999 - những vấn đề lý luận và thực tiễn, của Đặng
Đình Chung, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2001 và một số luận văn cử nhân, thạc sĩ luật khác
Tuy nhiên, có thể khẳng định, đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống các vấn đề pháp lý, lý luận và thực tiễn định tội danh đối với tội công nhiên chiếm đoạt tài sản
3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Luận văn nghiên cứu và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận, dấu hiệu pháp lý, đường lối xử lý và thực tiễn định tội danh đối với tội công nhiên chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự Việt Nam Trong khuôn khổ một luận văn thạc sĩ luật học, phạm vi nghiên cứu của luận văn tập trung vào các dấu hiệu pháp lý đặc trưng, đường lối xử lý và những vấn đề liên quan đến định tội danh đối với tội công nhiên chiếm đoạt tài sản những năm gần đây với tư cách là một tội phạm trong chương các tội phạm xâm phạm sở hữu của Bộ luật hình sự năm 1999 mà chưa có điều kiện nghiên cứu, phân tích từ góc độ tội phạm học
4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Mục đích của luận văn là nghiên cứu toàn diện, có hệ thống những vấn đề về lập pháp, lý luận và thực tiễn định tội danh đối với tội công nhiên chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự Việt Nam Trên cơ sở đó, dựa vào quan điểm và định hướng của Đảng và Nhà nước, nhất là chính sách hình sự về đấu tranh phòng chống tội phạm xâm phạm sở hữu, luận văn làm sáng tỏ cơ sở lý luận, nội dung mới đối với tội phạm này từ yêu cầu của thực tiễn đất nước hiện nay
Trang 10Để đạt được mục đích trên, đề tài có nhiệm vụ:
- Phân tích các căn cứ về mặt lập pháp, lý luận và thực tiễn định tội danh, bản chất, dấu hiệu pháp lý của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, đường lối xử lý hình sự có so sánh với một số tội phạm theo Bộ luật hình sự 1999
- Phân tích lịch sử lập pháp hình sự, đường lối xử lý và thực tiễn định tội danh đối với tội công nhiên chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự Việt Nam
- Từ cơ sở lý luận và thực tiễn, luận văn đề xuất một số kiến nghị, đề xuất dưới góc độ hoàn thiện pháp luật hình sự, đường lối xử lý cũng như định tội danh đối với tội công nhiên chiếm đoạt tài sản và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng chống tội phạm này trong thời gian tới
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, định hướng của Đảng về chính sách hình sự; quan điểm, đường lối xử lý các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt, trong đó có tội công nhiên chiếm đoạt tài sản trước yêu cầu mới
Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin Các phương pháp của khoa học luật hình sự, tội phạm học, thống kê tư pháp, khoa học lịch
sử, so sánh kết hợp với phân tích xã hội học, phương pháp hệ thống - cấu trúc, phương pháp quy nạp, diễn dịch được sử dụng linh hoạt trong nghiên cứu
6 Những đóng góp mới của đề tài
Luận văn được hoàn thành sẽ là chuyên khảo khoa học trình bày tương đối toàn diện, có hệ thống về căn cứ lập pháp hình sự, các vấn đề lý luận và thực tiễn đối với tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, có đóng góp mới sau đây:
Trang 11Một là, phân tích căn cứ pháp lý, giải quyết những vấn đề lý luận về
tội công nhiên chiếm đoạt tài sản nhằm góp phần bổ sung và hoàn thiện lý luận về tội phạm đối với các tội phạm cụ thể trong luật hình sự Việt Nam, nhất là các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt
Hai là, phân tích, đánh giá lịch sử lập pháp hình sự đối với tội công
nhiên chiếm đoạt, đường lối xử lý và thực tiễn định tội danh đối với tội phạm này
Ba là, đề xuất các phương hướng tiếp tục hoàn thiện pháp luật hình sự,
đường lối xử lý hình sự và các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội công nhiên chiếm đoạt tài sản
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Khái niệm và dấu hiệu pháp lý của tội công nhiên chiếm
đoạt tài sản
Chương 2: Đường lối xử lý tội công nhiên chiếm đoạt tài sản và phân
biệt với một số tội phạm khác
Chương 3: Thực trạng, giải pháp hoàn thiện pháp luật hình sự và nâng
cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội công nhiên chiếm đoạt tài sản
Trang 12Bộ luật hình sự không mô tả hành vi khách quan của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản mà chỉ nêu tội danh nên vấn đề đặt ra là cần phải nghiên cứu, làm
rõ khái niệm của tội phạm này để từ đó, đi sâu phân tích những đặc trưng, đánh giá thực tiễn, đường lối xử lý, định tội danh và đề xuất giải pháp hoàn thiện cho phù hợp với yêu cầu của thực tiễn
1.1.1 Khái niệm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản
Để hiểu khái niệm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, cần phân tích và làm rõ các khái niệm "tài sản"; "chiếm đoạt tài sản", "công nhiên chiếm đoạt tài sản" từ góc độ Luật hình sự, trên cơ sở đó, phân tích, đưa ra những đặc trưng thuộc về nội hàm khái niệm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản
Khái niệm "tài sản", nghĩa Hán - Việt là khái niệm dùng để "chỉ chung tiền
bạc, của cải"16, tr 622; "tiền của, của cải nói chung" 9, tr 734, 17, tr 602; là
"của cải vật chất dùng để sản xuất hoặc tiêu dùng"47, tr 1483 Theo Điều 163
Bộ luật dân sự năm 2005, tài sản được hiểu bao gồm "vật, tiền, giấy tờ có giá
và các quyền tài sản", trong đó quyền tài sản là "quyền trị giá được bằng tiền
Trang 13và có thể chuyển giao trong giao dịch dân sự, kể cả quyền sở hữu trí tuệ" (Điều 181)
Tuy nhiên, từ góc độ luật hình sự, đối với các tội phạm có tính chất chiếm đoạt tài sản trong đó có tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, không phải lúc nào tài sản theo quan niệm của Bộ luật dân sự cũng được coi là đối tượng của tội phạm này bởi lẽ không phải tài sản nào người phạm tội cũng có thể công nhiên lấy được từ chủ tài sản, ví dụ như các quyền tài sản Đây là một dạng tài sản vô hình, không nhìn thấy được, nó gắn liền với quyền nhân thân
và cố định với một chủ thể cụ thể được pháp luật công nhận, do đó, nó không thể bị dịch chuyển trái phép, bị chiếm đoạt bởi người khác được, vì về mặt pháp lý "quyền tài sản" phải được pháp luật thừa nhận thì mới có giá trị Ví dụ: Quyền của chủ nợ, quyền sở hữu đối với các giấy tờ có giá… Những quyền này gắn liền với nhân thân của một chủ thể xác định Mọi trình tự, thủ tục thực hiện các quyền này đều tuân theo quy định của pháp luật, do đó, tội phạm không thể chiếm đoạt được "loại tài sản này" nên nó không thể là đối tượng tác động của tội "công nhiên chiếm đoạt tài sản" Ngoài ra, một số tài sản khác là bất động sản có tính chất vật lý cố định; một số loại tài sản chưa xác định được chủ sở hữu hoặc tài sản không có giá trị sử dụng, một số loại giấy tờ có giá và một số loại tài sản có tính chất và công dụng đặc biệt cũng không thể là đối tượng của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản
Khái niệm "chiếm đoạt", theo nghĩa Hán - Việt, "Chiếm" là "lấy làm của
mình"; "chiếm đoạt" là "dùng sức mạnh, thế lực mà lấy làm của mình" 9, tr 142,
16, tr 140; chiếm là: "giữ lấy làm của mình", đoạt là cướp lấy, chiếm đoạt là
"cướp lấy bằng võ lực hay quyền thế" 9, tr 142,17, tr 108; chiếm đoạt còn được hiểu là "chiếm của người khác bằng cách dựa vào quyền hành, sức mạnh vũ lực"47, tr 1483 Dưới góc độ pháp luật hình sự "chiếm đoạt tài sản"
là hành vi cố ý chuyển dịch trái pháp luật tài sản đang thuộc sự quản lý của chủ tài sản thành tài sản của mình 39, tr 366 hoặc "hành vi cố ý chuyển biến một cách trái pháp luật tài sản của người khác thành tài sản của mình hoặc của một
Trang 14nhóm người hoặc cho người khác mà mình quan tâm"3, tr 230 Ở đây, khái niệm "quản lý" có thể hiểu là "trông coi, giữ gìn và theo dõi việc gì"47, tr 1363,
"chủ tài sản" được hiểu bao gồm chủ sở hữu tài sản hoặc người được giao quản lý tài sản đó (thông qua giao dịch dân sự hoặc theo quy định của pháp luật được giao nhiệm vụ quản lý tài sản) Hành vi chiếm đoạt tài sản có đặc điểm sau đây:
Thứ nhất, xét về mặt khách quan, hành vi chiếm đoạt là hành vi làm
cho chủ tài sản (người là chủ sở hữu tài sản hoặc người có quyền quản lý tài sản) mất hẳn khả năng thực hiện quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của mình và tạo cho người chiếm đoạt có thể thực hiện được việc chiếm hữu,
sử dụng, định đoạt trái pháp luật tài sản đó Như vậy, chiếm đoạt xét về mặt thực tế là quá trình vừa làm cho chủ tài sản mất tài sản vừa tạo cho người chiếm đoạt có tài sản đó, quá trình này xét về mặt pháp lý không làm cho chủ
sở hữu mất quyền sở hữu của mình mà chỉ làm mất khả năng thực tế thực hiện các quyền cụ thể của quyền sở hữu Hành vi chiếm đoạt được thể hiện dưới những dạng hành vi cụ thể khác nhau tùy thuộc vào mối quan hệ cụ thể giữa người chiếm đoạt với tài sản chiếm đoạt cũng như vào hình thức chiếm đoạt
cụ thể
Thứ hai, tài sản là đối tượng tác động của hành vi chiếm đoạt đòi hỏi
phải có đặc điểm là còn nằm trong sự chiếm hữu, sự quản lý, kiểm soát của chủ tài sản Nếu tài sản đã thoát ly khỏi sự chiếm hữu, sự quản lý, kiểm soát của chủ tài sản (bị thất lạc) thì không còn là đối tượng của hành vi chiếm đoạt Chỉ khi tài sản còn đang do chủ tài sản chiếm hữu thì mới có thể nói đến hành vi chiếm đoạt, mới nói đến hành vi làm mất khả năng chiếm hữu của chủ tài sản
Thứ ba, xét về mặt chủ quan, chiếm đoạt là hành vi được người phạm
tội thực hiện có chủ đích nên lỗi của người có hành vi chiếm đoạt là lỗi cố ý trực tiếp Người thực hiện hành vi chiếm đoạt biết tài sản chiếm đoạt là tài sản
Trang 15đang có người quản lý nhưng vẫn mong muốn biến tài sản đó thành tài sản của mình Những trường hợp lầm tưởng là tài sản của mình hoặc tài sản không có người quản lý đều không phải là trường hợp có hành vi chiếm đoạt
Như vậy, hành vi chiếm đoạt tài sản được coi là bắt đầu khi người phạm tội bắt đầu thực hiện việc làm mất khả năng chiếm hữu của chủ tài sản,
để tạo khả năng đó cho mình Khi người phạm tội đã làm chủ được tài sản chiếm đoạt thì lúc đó hành vi chiếm đoạt được coi là đã hoàn thành, người phạm tội coi là đã chiếm đoạt được tài sản Dấu hiệu chiếm đoạt có thể là mục đích chiếm đoạt, là hành vi chiếm đoạt hoặc là chiếm đoạt được
Khái niệm "công nhiên", theo nghĩa Hán - Việt được giải thích là "rõ
ràng như vậy, ai cũng thấy"; thuật ngữ "công khai" được hiểu là "mở chung cho mọi người cùng thấy, không dấu diếm" 16, tr 114; "công nhiên" còn được giải thích là "một cách công khai, rõ ràng, không giấu giếm" 47, tr 457;
"đường hoàng trước mặt mọi người"17, tr 143; "rõ ràng, ai cũng có thể thấy" - đồng nghĩa với từ "đàng hoàng - một cách ung dung" và trái nghĩa với từ "lén lút-
cố ý dấu diếm, vụng trộm, không để lộ ra do có ý gian" 9, tr 182; 242; 467
Khái niệm "công nhiên chiếm đoạt tài sản" được hiểu là "ngang nhiên
chiếm đoạt tài sản do người khác giữ mà không chạy trốn" 43, tr 198; "là lợi dụng chủ tài sản không có điều kiện ngăn cản công nhiên chiếm đoạt tài sản của họ" 39, tr 381 Về lý luận, "công nhiên chiếm đoạt tài sản" được hiểu là hành vi công khai lấy tài sản trước sự chứng kiến của chủ sở hữu hoặc người có trách nhiệm quản lý tài sản mà không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng
vũ lực hoặc bất cứ một thủ đoạn nào nhằm uy hiếp tinh thần của người quản
lý tài sản", đó là "hành vi lợi dụng sơ hở, vướng mắc của người quản lý tài sản để lấy tài sản một cách công khai" 25, tr 175 Dưới góc độ khoa học pháp lý, công nhiên chiếm đoạt tài sản là việc người phạm tội lợi dụng tình trạng chủ tài sản không có điều kiện bảo vệ tài sản hoặc ngăn cản hành vi phạm tội mà chiếm đoạt tài sản của họ"3, tr 260
Trang 16Như vậy, công nhiên chiếm đoạt tài sản là hành vi của một người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện có tính chất công khai, lợi dụng tình trạng chủ tài sản không có điều kiện ngăn cản để chiếm đoạt tài sản Tính chất công khai thể hiện ở chỗ, người thực hiện hành vi phạm tội không cần và không có ý định có bất cứ thủ đoạn nào khác để đối phó với chủ tài sản, họ cũng không phải đối phó với bất kỳ sự phản ứng nào của chủ tài sản vì lý do chủ tài sản không có điều kiện ngăn cản do đang ở trong hoàn cảnh không thể ngăn cản hành vi phạm tội
Khái niệm tội phạm, theo Điều 8 Bộ luật hình sự:
Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hay vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa 28, tr 46
Từ góc độ khoa học luật hình sự, tội phạm được định nghĩa là "hành
vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi, trái pháp luật hình sự và phải chịu hình phạt" 39, tr 33; "là hành vi nguy hiểm cho xã hội, trái pháp luật hình sự (tức là hành vi bị luật hình sự cấm), do người có năng lực trách nhiệm hình
sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện một cách có lỗi (cố ý hoặc
vô ý)"3, tr 297 Theo tác giả luận văn, tội phạm có 5 dấu hiệu đặc trưng: 1) Tính nguy hiểm cho xã hội; 2) Tính trái pháp luật hình sự; 3) Tính có năng lực trách nhiệm hình sự; 4) Tính đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự; 5) Tính có lỗi Với cách tiếp cận đó, tội công nhiên chiếm đoạt tài sản có 5 đặc trưng cơ bản: 1) Đó là hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản là hành vi nguy hiểm cho
Trang 17xã hội; 2) Hành vi đó bị luật hình sự cấm, nếu thực hiện hành vi này là trái với pháp luật hình sự; 3) Hành vi này phải do người có năng lực trách nhiệm hình
sự thực hiện; 4) Người thực hiện hành vi phạm tội phải đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự; 5) Hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản là hành vi có lỗi
Từ những phân tích trên đây, trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc những điểm hợp lý trong các khái niệm về tội công nhiên chiếm đoạt tài sản và những vấn đề đã được thực tiễn áp dụng pháp luật kiểm nghiệm, có thể đưa ra
định nghĩa khoa học về tội công nhiên chiếm đoạt tài sản như sau: Tội công
nhiên chiếm đoạt tài sản là một tội phạm được quy định trong Bộ luật hình
sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác bằng hành vi lợi dụng chủ tài sản trong hoàn cảnh đặc biệt không có điều kiện bảo vệ tài sản hoặc ngăn cản hành vi phạm tội để công khai chiếm đoạt tài sản của họ
1.1.2 Lịch sử lập pháp của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản
a) Giai đoạn trước năm 1985
Nhận thức được vai trò của pháp luật hình sự trong việc bảo vệ chế độ
sở hữu nhằm củng cố, duy trì trật tự xã hội, bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước và các chủ thể pháp luật, nhiều Nhà nước phong kiến ở nước ta đã sử dụng hình luật để xử lý các hành vi xâm phạm quyền sở hữu Dưới thời Lê Sơ mà đỉnh cao là triều đại trị vì của vua Lê Thánh Tông, Bộ luật Hồng Đức đã được ban hành, trong đó dành gần 50 Điều để thiết lập các quy định nhằm bảo vệ chế độ sở hữu phong kiến Theo Điều 370 Bộ luật Hồng Đức thì: Các nhà quyền quý chiếm đoạt nhà cửa, ruộng đất, ao đầm của lương dân, từ một mẫu trở lên thì xử tội phạt; từ năm mẫu trở lên thì xử tội biếm Quan tam phẩm trở lên thì xử tội năng thêm hai bậc và phải bồi thường như luật định Đã tâu lên rồi thì xử khác" Đối với những kẻ cướp (nghĩa là ban đêm cầm khí giới giết người lấy của):
Trang 18Thì xử tội chém, tòng phạm thì xử tội giảo, ngoài việc phải đền tang vật ăn cướp, điền sản phải sung công Cướp của lại giết người thì xử tội chém bêu đầu, tòng phạm xử chém phải nộp tiền đền mạng và tiền đền tang vật gấp đôi trả lại cho chủ nhà bị cướp
Kẻ chứa chấp bọn cướp lâu ngày thì xử đồng tội, mới khoảng mười ngày thì xử giảm một bậc, đều phải bồi thường một phần ba nộp vào kho Kẻ biết việc mà không cáo giác thì xử tội đồ làm chủng điền binh [29, Điều 426]
Cũng theo Bộ luật trên "kẻ ăn trộm mới phạm lần đầu thì phải lưu châu xa Kẻ trộm có tiếng và kẻ trộm tái phạm thì phải bị chém Giữa ban ngày ăn cắp vặt cũng bị xử tội đồ…" (Điều 429)
Liên quan đến hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản, tại Điều 435 của
Bộ luật trên quy định:
Những kẻ thừa thời cơ lúc có trộm, cướp, cháy, lụt là lấy trộm của cải của người ta, hay là giữa ban ngày mà đoạt lấy tiền tài của người, cùng là lấy của cải đánh rơi mà lại đánh lại người mất của thì cũng phải đền tội như ăn trộm thường, mà giảm một bậc Lột lấy những quần áo và đồ vật của trẻ em, người điên, người say thì phải tội đồ và phải bồi thường gấp đôi [29]
Có thể nói, đây là những quy định đầu tiên trong hình luật nước ta mà trong đó, những dấu hiệu trong hành vi khách quan của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản sau này đã được đề cập Đặc biệt, nhà làm luật đã mô tả và mô hình hóa khá chính xác điều kiện thực tiễn nước ta lúc bấy giờ, đồng thời răn
đe, phòng ngừa và chống các hành vi vi phạm pháp luật do lợi dụng hoàn cảnh, tình trạng thân phận của người có tài sản để trục lợi, thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản Hành vi chiếm đoạt trong trường hợp này được xác định nhẹ hơn tội ăn trộm thường, mục đích của việc ghi nhận tội phạm này là để bảo vệ quyền sở hữu tài sản của các chủ thể có nguy cơ bị tội phạm xâm hại
Trang 19trong những điều kiện, tình huống đặc biệt mà người có tài sản không có điều kiện bảo quản, coi giữ Quy định này được duy trì và áp dụng trong suốt các giai đoạn của Nhà nước phong kiến, từ thời Lê - Trịnh - Nguyễn, đáng tiếc rằng, dưới thời phong kiến nhà Nguyễn, qua nghiên cứu Bộ luật của triều đại này - Hoàng Việt luật lệ - những quy định trên không còn thấy được đề cập Sau đó, mặc dù ở nước ta có tồn tại các bộ Hình luật Trung Kỳ; Hình luật Bắc Kỳ; Hình luật Nam Kỳ nhưng những quy định liên quan đến tội công nhiên chiếm đoạt tài sản lại không được đề cập đến, nói cách khác, hình luật không quy định tội công nhiên chiếm đoạt tài sản là một tội phạm độc lập, được quy định trong Bộ luật hình sự để bảo vệ quyền sở hữu tài sản của các chủ tài sản
Ngay sau khi giành được độc lập, công cuộc xây dựng, quản lý nước nhà bằng pháp luật bước đầu được quan tâm, pháp luật mới ra đời - pháp luật dân chủ nhân dân - công cụ để bảo vệ chế độ dân chủ nhân dân, bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của người dân lao động, bảo vệ thành quản của cách mạng Sắc lệnh số 26/SL ngày 25/02/1946 quy định về trừng trị tội phá hủy công sản, theo đó nếu người phạm tội thực hiện một trong các tội sau đây sẽ
bị phạt tù từ hai năm đến mười năm và có thể bị xử tử: 1) Cố ý phá hoại một phần hay toàn thể các cầu cống hay sông đào, vận hà, nông giang, thuộc công ích, đường xe lửa, các đường giao thông công hay tư đường bộ hay đường thủy, đê đập, các công sở, kho tàng hoặc các nhà máy điện, máy nước; 2) Cố
ý hủy hoại hoặc ăn trộm các dây điện thoại, điện tín cùng các cột dây điện và dây thép; 3) Đặt ở các nơi nói trên những khí cụ dùng để giết người, đốt phá hay tác liệt
Tiếp theo là Sắc lệnh số 233/SL ngày 17/01/1946 về trừng trị tội phù lạm, biển thủ công quỹ, Thông tư số 442/TTg ngày 19/01/1955 của Thủ tướng Chính phủ ban hành hướng dẫn các Tòa án trừng trị một số tội phạm xâm phạm sở hữu như trộm cắp, cướp của, lừa gạt, bội tín… Qua nghiên cứu các
Trang 20văn bản pháp luật này, cho thấy nhà lập pháp chưa đề cập đến tội công nhiên chiếm đoạt tài sản với tư cách là một tội phạm độc lập Ngày 15/6/1956, Chủ tịch nước ký Sắc lệnh số 267/SL trừng trị những âm mưu hoạt động phá hoại tài sản của Nhà nước, Hợp tác xã và của nhân dân, làm cản trở việc thực hiện chính sách, kế hoạch xây dựng kinh tế và văn hóa Văn bản này tuy chưa quy định tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, song theo tinh thần của nó thì các dạng hành vi thuộc cấu thành của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản ngày nay cũng
đã được đề cập và hướng dẫn về đường lối xử lý tương tự tội cướp và tội cướp giật tài sản
Để củng cố thành quả mà cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đạt được ở miền Bắc, bảo đảm sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả các nguồn lực, tập trung phát triển sản xuất để chi viện sức người, sức của cho miền Nam ruột thịt, các quy định pháp luật về kinh tế, tài chính, dân sự, lao động, hình
sự từng bước được hoàn thiện đáp ứng yêu cầu của quản lý đất nước trong tình hình mới, ngày 21/10/1970, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa và Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản riêng của công dân Theo hai Pháp lệnh trên, tội công nhiên chiếm đoạt tài sản chưa được đề cập với tư cách là một tội phạm độc lập mà nằm trong quy định gắn với tội cướp giật tài sản (Điều 4 và 5)
và được hướng dẫn chi tiết, cụ thể tại Thông tư liên Bộ ngày 16/3/1973 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an (điểm 1 Mục c Phần II) Theo đó, hành vi khách quan của tội cướp giật tài sản được
nhà làm luật mô tả như sau: "trường hợp kẻ phạm tội lợi dụng sơ hở, vướng
mắc của người giữ tài sản, bất thần giằng lấy tài sản trên tay người giữ tài sản, hoặc công nhiên lấy từ nơi để tài sản với ý thức không che giấu hành vi phi pháp của mình rồi chạy trốn hoặc bỏ đi không dùng vũ lực" Đây là quy
định thể hiện khá rõ một số đặc trưng của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, nhưng lúc đó, về kỹ thuật lập pháp, nhà làm luật chưa thừa nhận đây là một tội phạm độc lập mà được hiểu là một dạng hành vi của tội cướp giật tài sản
Trang 21b) Giai đoạn từ 1985 đến nay
Sau khi nước nhà thống nhất, nhận thức được vị trí, vai trò của pháp luật hình sự trong việc đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, bảo vệ trật
tự xã hội chủ nghĩa, bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, ngày 27/6/1985 Quốc hội đã biểu quyết thông qua Bộ luật hình sự trên cơ sở pháp điển hóa những nguyên tắc, chế định pháp luật hình sự của nước ta trước đây Lần đầu tiên, Bộ luật hình sự quy định tội công nhiên chiếm đoạt tài sản được xác định là một tội phạm được quy định tại Điều 131 (Tội cướp giật hoặc công nhiên chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa) và Điều 154 (Tội cướp giật hoặc công nhiên chiếm đoạt tài sản của công dân), nhưng về mặt kỹ thuật lập pháp, tội phạm này được đặt trong cùng một điều luật với tội cướp giật tài sản với ba khung hình phạt khác nhau ứng với mỗi tình tiết định khung tăng nặng Theo đó, tội công nhiên chiếm đoạt tài sản được xác định có cùng tính chất, đặc điểm và tính nguy hiểm cho xã hội tương tự như tội cướp giật tài sản, sự khác biệt có chăng chỉ là về hành vi phạm tội được mô tả trong mặt khách quan của tội phạm; giữa hai tội phạm này có cùng các yếu tố định khung tăng nặng trách nhiệm hình sự Quy định này đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho công tác điều tra, truy tố, xét xử đối với tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, bảo đảm sự thống nhất trong việc áp dụng pháp luật về đấu tranh phòng ngừa và chống các hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản; khắc phục những tồn tại, hạn chế trong thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử các hành vi vi phạm pháp luật có tính chất công nhiên chiếm đoạt tài sản nhưng không thể xác định thuộc cấu thành nào của một trong các tội phạm có tính chất xâm phạm sở hữu
Bước vào thời kỳ đổi mới, với việc xóa bỏ cơ chế kinh tế tập trung, bao cấp, phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nhiều thành phần kinh tế được xác lập với nhiều hình thức sở hữu khác
Trang 22nhau, các thành phần kinh tế đều bình đẳng trước pháp luật Khi đó, việc phân định các nhóm tội xâm phạm sở hữu thành xâm phạm sở hữu xã hội chủ nghĩa
và xâm phạm sở hữu của công dân theo Bộ luật hình sự năm 1985 tỏ ra không còn phù hợp do tính chất đa hình thức sở hữu Hơn nữa, về dấu hiệu pháp lý, các tội đó tuy nằm ở hai chương khác nhau nhưng đều có cùng đặc điểm, tính chất, có chăng sự khác biệt chỉ là khách thể và đối tượng là tài sản chịu sự tác động của tội phạm thuộc sở hữu của Nhà nước hay của công dân và trong nhiều trường hợp, không phải lúc nào người phạm tội cũng có thể xác định được tài sản đó là của Nhà nước hay công dân Trước yêu cầu đó, ngày 21/12/1999 Quốc hội đã thông qua Bộ luật hình sự mới thay thế cho Bộ luật hình sự 1985, theo đó tội công nhiên chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 137 Bộ luật hình sự thành một tội phạm độc lập trên cơ sở tách khỏi tội cướp giật tài sản và không phân biệt thành công nhiên chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa và công nhiên chiếm đoạt tài sản của công dân như Bộ luật hình
sự năm 1985 mà sáp nhập lại thành một tội phạm độc lập Việc sáp nhập thể hiện rõ quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về mặt pháp lý là không có sự phân biệt đối với các thành phần kinh tế trong xã hội, mặt khác, nó cũng đáp ứng được yêu cầu do thực tiễn xét xử đặt ra trong những năm qua, nhiều hành
vi xâm phạm tài sản của các đơn vị kinh tế thuộc sở hữu chung của nhiều thành phần kinh tế như: Công ty cổ phần, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, liên doanh, liên kết… nhưng không thể xác định được người phạm tội xâm phạm tài sản thuộc thành phần kinh tế nào
So với Bộ luật hình sự năm 1985 thì Điều 137 Bộ luật hình sự năm
1999 có nhiều sửa đổi, bổ sung, nhất là đối với các tình tiết là yếu tố định tội; phân biệt ranh giới giữa hành vi là tội phạm với hành vi chưa tới mức phải xử
lý về hình sự - điểm khác biệt cơ bản so với Bộ luật hình sự năm 1985 khi quy định về tội phạm này Về hình phạt Điều 137 quy định nặng hơn Bộ luật hình sự năm 1985 (mức cao nhất là từ chung thân, trong khi đó Điều 131 quy định là hai mươi năm tù, còn Điều 154 là mười lăm năm tù) Về cơ cấu, tội
Trang 23công nhiên chiếm đoạt tài sản theo Điều 137 Bộ luật hình sự được cấu tạo thành 05 khoản (Điều 131 và 154 Bộ luật hình sự năm 1985 về tội này chỉ có
03 khoản) Khoản 1 là cấu thành cơ bản có khung hình phạt tù từ sáu tháng đến ba năm (nhẹ hơn khoản 1 Điều 131 và nặng hơn khoản 1 Điều 154 Bộ luật hình sự năm 1985); khoản 2 có khung hình phạt tù từ hai năm đến bảy năm (nhẹ hơn khoản 2 của hai Điều 131 và 154 Bộ luật hình sự năm 1985); khoản 3 có khung hình phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm (nhẹ hơn khoản 3 Điều 131 và bằng khoản 3 Điều 154 Bộ luật hình sự 1985); khoản 4 có khung hình phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân (là khung hình phạt mới mà Điều 131 Điều 154 Bộ luật hình sự năm 1985 không có) Hình phạt bổ sung được quy định ngay trong điều luật 25, tr 177
1.2 DẤU HIỆU PHÁP LÝ CỦA TỘI CÔNG NHIÊN CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN
Khi một hành vi nguy hiểm cho xã hội xảy ra, việc đầu tiên cần xác định hành vi đó có phải là tội phạm hay không Căn cứ để xác định một hành
vi nguy hiểm có phải là tội phạm không cần phải dựa vào các dấu hiệu của tội phạm, nhưng không chỉ dừng lại ở đó cần phải xác định xem tội phạm xảy ra
là tội phạm gì và được quy định tại điều nào, chương nào của Bộ luật hình sự,
để giải quyết được điều này cần dựa vào các yếu tố cấu thành tội phạm Cấu thành tội phạm là tổng hợp những dấu hiệu chung có tính đặc trưng cho loại tội phạm cụ thể được quy định trong luật hình sự Cấu thành tội phạm là kết cấu của một khái niệm, nó bao gồm hệ thống các dấu hiệu cần và đủ để xác định hành vi của con người có phải là tội phạm hay không Một hành vi được coi là tội phạm khi nó có đầy đủ các yếu tố hợp thành, thiếu một yếu tố nào
đó thì chưa coi là tội phạm
Nếu nghiên cứu về mặt cấu trúc, tội phạm có đặc điểm chung là đều được hợp thành bởi những yếu tố nhất định, tồn tại không tách rời nhau nhưng có thể phân chia được trong tư duy và do vậy, có thể cho phép nghiên cứu độc lập với nhau Những yếu tố đó, theo khoa học Luật hình sự Việt Nam
là khách thể, chủ thể, mặt khách quan và mặt chủ quan của tội phạm
Trang 24Theo luật hình sự Việt Nam, bất cứ hành vi phạm tội nào, dù đặc biệt nghiêm trọng hay ít nghiêm trọng, dù bị quy định bởi hình phạt tới chung thân, tử hình hay chỉ là cảnh cáo, phạt tiền cũng là sự thống nhất giữa mặt khách quan và mặt chủ quan - giữa những biểu hiện bên ngoài và những những quan hệ tâm lý bên trong, đều là hoạt động của con người cụ thể gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội nhất định Sự thống nhất của bốn yếu tố này là hình thức cấu trúc, thể hiện đầy đủ nội dung chính trị - xã hội của tội phạm, nếu về mặt nội dung chính trị - xã hội, mỗi tội phạm
có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội khác nhau thì về mặt cấu trúc, bốn yếu tố cấu thành tội phạm cũng có những nội dung biểu hiện khác nhau, chính sự khác nhau này quyết định tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm 15, tr 54
Dấu hiệu pháp lý của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản là đặc điểm chung về mặt lập pháp cụ thể các thuộc tính điển hình và chủ yếu hơn cả, đặc trưng cho tội công nhiên chiếm đoạt tài sản Cũng như các tội khác, "tội công nhiên chiếm đoạt tài sản" cũng có đầy đủ bốn yếu tố cấu thành tội phạm cụ thể như sau
1.2.1 Khách thể của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản
Khách thể của tội phạm theo nghĩa chung nhất là quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm hại 39, tr 62, khách thể của tội phạm còn được định nghĩa "là quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ tránh khỏi sự xâm hại có tính chất tội phạm, nhưng bị tội phạm xâm hại đến và gây nên (hoặc đe dọa thực tế gây nên) thiệt hại đáng kể nhất định 5, tr 343
Khách thể luôn tồn tại độc lập với ý thức ở bên ngoài ý thức của chủ thể; hành vi của con người luôn là sự thống nhất giữa khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi và bất kỳ hành vi nào một cách trực tiếp hay gián tiếp cũng đều nhằm đạt tới, tác động tới một đối tượng nhất định, qua đó tác động, ảnh hưởng đến một khách thể nhất định Tội phạm là hành vi nguy
Trang 25hiểm của con người, nó luôn nhằm vào những khách thể cụ thể, làm biến đổi tình trạng ban đầu của các khách thể tức là các khách thể đã bị xâm hại Khách thể của tội phạm bao gồm khách thể chung, khách thể loại và khách thể trực tiếp
Nghiên cứu về khách thể của tội phạm có ý nghĩa quan trọng vì một hành vi nguy hiểm cho xã hội không thể bị coi là tội phạm nếu như nó không xâm hại (hoặc có nguy cơ thực tế xâm hại) đến quan hệ xã hội được bảo vệ bằng pháp luật hình sự; nó còn là yếu tố bắt buộc và là cơ sở để đặt ra vấn đề trách nhiệm hình sự của một người Hiểu rõ khách thể của tội phạm có ý nghĩa quan trọng đối với việc truy cứu trách nhiệm hình sự vì sự đánh giá về mặt pháp lý hình sự các dấu hiệu thuộc khách thể của tội phạm là nhằm xác định xem hành vi phạm tội được thực hiện đã xâm hại đến quan hệ xã hội nào được bảo vệ bằng pháp luật hình sự và vai trò của dấu hiệu đó trong việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi đã được thực hiện trong thực tế ra sao Qua hiểu rõ về khách thể còn giúp xác định rõ tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, đồng thời trong một số trường hợp còn giúp ta phân biệt tội phạm này với tội phạm khác
Khi nghiên cứu về khách thể của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, có quan niệm cho rằng khách thể của tội phạm này là quyền sở hữu về tài sản 3, tr 260, tuy nhiên, quan niệm khác lại cho rằng, khách thể của tội phạm này là xâm phạm đến quan hệ sở hữu, ngoài ra nó còn tác động xấu đến trật tự xã hội 43, tr 197
Như vậy, về mặt khách thể, điểm chung được nhiều người thừa nhận, tội công nhiên chiếm đoạt tài sản phải là hành vi gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho các quan hệ sở hữu và sự gây thiệt hại này phải phán ảnh được đầy đủ nhất bản chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội Trong đó, quan hệ sở hữu được hiểu là các quan hệ xã hội trong đó quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt được tôn trọng và bảo vệ, hành vi gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho quan hệ sở hữu là những hành vi xâm phạm các quyền chiếm
Trang 26hữu, sử dụng và định đoạt tài sản của chủ sở hữu Ví dụ: A thực hiện hành vi
công nhiên chiếm đoạt chiếc xe máy thuộc quyền sở hữu của B và hành vi đó
đủ yếu tố cấu thành tội công nhiên chiếm đoạt tài sản Trong trường hợp này, khách thể trực tiếp bị hành vi phạm tội xâm phạm đến là quyền sở hữu của B đối với chiếc xe máy
Hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản tuy cũng gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho quan hệ sở hữu nhưng sẽ không phải là tội công nhiên chiếm đoạt tài sản nếu hành vi này đồng thời còn gây thiệt hại cho những quan hệ xã hội khác và sự gây thiệt hại này mới thể hiện được đầy đủ nhất bản chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi Trường hợp này, khách thể (trực tiếp) không phải là quan hệ sở hữu, ví dụ: khách thể (trực tiếp) của hành vi công nhiên chiếm đoạt vũ khí quân dụng hoặc chất ma túy không phải là quan
hệ sở hữu mà là chế độ quản lý và sử dụng vũ khí quân dụng, chế độ quản lý chất ma túy của Nhà nước
Nghiên cứu khách thể của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản không thể không nghiên cứu đến đối tượng tác động của tội phạm vì đây "là bộ phận của khách thể của tội phạm, bị hành vi phạm tội tác động đến để gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho những quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ" 39, tr 67 hoặc "là các vật thể của thế giới vật chất mà người phạm tội tác động đến khi thực hiện sự xâm hại các khách thể xã hội do pháp luật hình sự bảo vệ" 5, tr 354
Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản có đối tượng tác động là tài sản nhưng không phải là mọi tài sản mà trước hết phải là tài sản có giá trị và giá trị sử dụng, tài sản đó phải thuộc về một chủ sở hữu cụ thể với các quy định
có tính chất pháp lý bằng quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt, ngoài ra, nó còn phải có khả năng chuyển hóa được giữa các chủ sở hữu với nhau, có thể mua bán, trao đổi một cách hợp pháp Tài sản đó cũng có thể bao gồm các loại giấy tờ mà nếu người phạm tội có nó thì họ có thể nhận được một số tiền
Trang 27hoặc tài sản nhất định, ví dụ lợi dụng tình trạng nhà của A bị cháy A không có
điều kiện ngăn cản, B vào hôi của, công nhiên lấy của A nhiều giấy tờ, tài sản
có giá, trong đó có công trái đã đến hạn tất toán, sau đó B đem công trái ra Kho bạc đổi lấy tiền tiêu xài, B sẽ bị xử lý về tội công nhiên chiếm đoạt tài sản
Việc nhấn mạnh tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của chủ sở hữu nhất định mới là đối tượng của tội phạm này không có nghĩa là các hành vi
công nhiên chiếm đoạt tài sản không hợp pháp thì không bị xử lý Ví dụ A
trộm cắp được một chiếc xe máy, đang trên đường đi tiêu thụ, B lợi dụng A không có điều kiện ngăn cản nên đã thực hiện hành vi công nhiên chiếm đoạt chiếc xe máy đó thì B sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội công nhiên chiếm đoạt tài sản
Giống như các tội thuộc nhóm tội xâm phạm sở hữu khác, những tài sản sau đây không thể là đối tượng tác động của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản:
- Một số vật có thực do tính chất và công dụng đặc biệt là đối tượng tác
động của các hành vi phạm tội khác Ví dụ: Công trình, phương tiện giao thông
vận tải, thông tin liên lạc, các loại vũ khí quân dụng, tài nguyên rừng v.v…
- Vật khi không còn là tài sản vì đã bị chủ tài sản hủy bỏ, ví dụ: Gia súc mắc bệnh đã bị chôn, tiêu hủy; thuốc chữa bệnh đã bị hủy bỏ, hết thời hạn sử dụng Do nhận thức không đúng đắn về vấn đề này nên một số cơ quan tiến hành
tố tụng huyện Thường Tín thành phố Hà Nội đã mắc sai lầm trong việc quyết định truy cứu trách nhiệm hình sự về tội công nhiên chiếm đoạt tài sản như sau:
Sáng 05/2/2009, chốt kiểm dịch liên ngành tại Ba La (Hà Đông) phát hiện và bắt giữ một xe vận chuyển 1.500 con gà không có giấy kiểm dịch, ngay sau đó, Chi cục Thú y Hà Nội phối hợp với các cơ quan chức năng tiến hành tiêu hủy số gà này tại bãi cát xã Hồng Vân (Thường Tín) Nhưng khi lực lượng chuyên ngành bắt đầu đưa gà xuống hố để chôn theo quy định thì người dân địa phương đã bất ngờ "cướp" gà Do lực lượng chức năng quá ít (10 người bao gồm nhân viên thú y, quản lý thị trường và dân quân xã) nên không
Trang 28thể ngăn cản được người dân; nhiều người đã nhảy cả xuống hố chôn lấp để lấy gà cho vào bao tải mang về, khi người dân bỏ đi, khắp nơi trên bãi cát còn vương vãi những con gà chết bị bỏ lại Ngày 9/2, Công an huyện Thường Tín (Hà Nội) cho biết vừa bắt khẩn cấp 3 đối tượng và vận động đầu thú 6 đối tượng liên quan đến vụ cướp gà tiêu hủy
- Quyền về tài sản như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sổ tiết kiệm Khi xác định tài sản là đối tượng của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản cần lưu ý: tài sản, về nguyên tắc, chỉ là đối tượng của những hành vi phạm tội
do người không phải là chủ sở hữu thực hiện Khác với một số tội phạm có tính chất chiếm đoạt khác, trong tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, tài sản không thể là đối tượng tác động của những hành vi phạm tội do chính chủ tài sản thực hiện
Ngày 6/8/2008, Chu Thắng Huế là chồng của Lại Thị Mai trú tại thôn Thái Hòa, xã Châu Sơn (TP Phủ Lý, tỉnh Hà Nam) gọi điện cho 2 em ruột là Chu Thị Hưng (SN 1977) và Chu Văn Thao (SN 1981) đến nhà mình khuân
đi chiếc sập gỗ là tài sản chung của 2 vợ chồng trước ngày ly hôn Mặc cho chị Mai ngăn cản, Huế vẫn sai các em mình kiên quyết thực hiện bằng được
hành vi bê chiếc sập ra khỏi nhà bằng lời nói: "Mày không cho tao mang đi
tao đánh chết", sau một hồi giằng co, Hưng đã xô chị dâu ngã đập đầu xuống
đường và tử vong sau đó Cái chết của chị Mai được Cơ quan điều tra xác định
do một mình Hưng gây ra Với lý do Chu Thắng Huế là đồng sở hữu chiếc sập trong khối tài sản chung vợ chồng, vì vậy, việc Huế gọi 2 em vào khênh chiếc sập đó đi là thực hiện quyền quyết định của mình Do vậy cơ quan tiến hành tố tụng đã không "khép" Huế, Thao, Hưng vào tội "công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác" Tuy nhiên, vẫn có quan điểm cho rằng Huế không phải là chủ sở hữu duy nhất mà chiếc sập là tài sản thuộc sở hữu chung của cả Huế và chị Mai (tại tòa Huế thừa nhận), vì vậy, việc Huế sai 2 em thực hiện bằng được việc mang chiếc sập đó đi khi chị Mai không đồng ý chính là hành vi "công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác"
Trang 291.2.2 Mặt khách quan của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản
Mặt khách quan của tội phạm là mặt bên ngoài của tội phạm, bao gồm những biểu hiện của tội phạm diễn ra hoặc tồn tại bên ngoài thế giới khách quan 39, tr 71; đó còn "là mặt bên ngoài của sự xâm hại nguy hiểm đáng kể cho xã hội đến khách thể được bảo vệ bằng pháp luật hình sự, tức là sự thể hiện cách xử sự có tính chất tội phạm trong thực tế khách quan" 5, tr 344 Trong mặt khách quan của tội phạm, hành vi khách quan là biểu hiện cơ bản nhất Những biểu hiện khác chỉ có ý nghĩa khi hành vi được thực hiện Nếu hành
vi không được thực hiện thì sẽ không có hậu quả cũng như công cụ, phương tiện, địa điểm, thời gian phạm tội Không có hành vi thì không có tội phạm
Hành vi được hiểu là những "biểu hiện" của con người ra bên ngoài thế giới khách quan dưới những hình thức cụ thể nhằm đạt được những múc đích có chủ định và mong muốn 39, tr 73 Như vậy hành vi chỉ bao gồm những biểu hiện của con người ra bên ngoài nhưng không phải bất kỳ biểu hiện nào của con người ra bên ngoài cũng là hành vi mà chỉ những biểu hiện được ý thức kiểm soát và ý chí điều khiển mới là hành vi Những biểu hiện ra bên ngoài thế giới khách quan của con người không được ý thức kiểm soát và
ý chí điều khiển như hành động đập phá, chiếm đoạt tài sản của người tâm thần thì không thể là hành vi khách quan của tội phạm Hành vi khách quan của tội phạm phải có đặc điểm có ý thức và có ý chí Nghĩa là chủ thể thực hiện hành vi có thể nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội
và họ có khả năng kiểm soát, thực hiện hành vi theo ý chí của mình Ngoài ra,
sự kiểm soát về ý thức và ý chí thì hành vi đó phải là hành vi nguy hiểm cho
xã hội và hành vi này trái với pháp luật Hành vi của con người được biểu hiện dưới hai hình thức, hành động và không hành động
Mặt khách quan của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản thể hiện thông qua hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản Hành vi này thuộc hình thức hành động phạm tội - nghĩa là người phạm tội thực hiện một hành vi gây thiệt hại cho khách thể và hành vi này bị pháp luật hình sự ngăn cấm
Trang 30a) Hành vi khách quan của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản
Hành vi chiếm đoạn tài sản - cố ý chuyển dịch một cách trái pháp luật tài sản đang thuộc sự quản lý của chủ tài sản thành tài sản của mình - hành vi này được thực hiện bằng hình thức công khai - người phạm tội không cần che giấu hành vi phạm tội của mình - với thủ đoạn lợi dụng sơ hở của người quản
lý tài sản hoặc lợi dụng vào hoàn cảnh khách quan khác như thiên tai, hỏa hoạn, chiến tranh Đặc điểm nổi bật của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản là người phạm tội ngang nhiên lấy tài sản trước mắt người quản lý tài sản mà họ không làm gì được (không có biện pháp nào ngăn cản được hành vi chiếm đoạt của người phạm tội hoặc nếu có thì biện pháp đó cũng không đem lại hiệu quả, tài sản vẫn bị người phạm tội lấy đi một cách công khai) Do vậy, người phạm tội không cần và không có ý định có bất cứ thủ đoạn nào khác để đối phó với chủ tài sản Người phạm tội không dùng vũ lực uy hiếp tinh thần hay nhanh chóng chiếm đoạt và nhanh chóng lẩn tránh, người phạm tội ngang nhiên lấy tài sản bất chấp sự có mặt, ngăn cản của người khác Tính chất công khai, trắng trợn của hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản thể hiện ở chỗ người phạm tội không giấu diếm, che giấu hành vi phạm tội của mình, ý thức bất chấp người khác chứ không dựa vào số đông để uy hiếp tinh thần người coi giữ tài sản, trước, trong hoặc ngay sau khi bị mất tài sản, người bị hại biết ngay người lấy tài sản của mình (biết mà không thể giữ được) Ở đây tính chất công khai trắng trợn không phải là hành vi khách quan nhưng lại là một đặc điểm cơ bản, đặc trưng để phân biệt tội công nhiên chiếm đoạt tài sản với tội trộm cắp tài sản; trường hợp người phạm tội dựa vào số đông để áp đảo, uy hiếp tinh thần người có trách nhiệm với tài sản thì tùy tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vì sẽ phạm tội cướp hoặc cưỡng đoạt tài sản
Thời điểm hoàn thành tội công nhiên chiếm đoạt tài sản kể từ khi người phạm tội chiếm đoạt được tài sản; thời điểm được coi là chiếm đoạt được tùy thuộc vào tính chất của tài sản, vị trí của tài sản khi xảy ra hành vi chiếm
Trang 31đoạn, phạm vi khu vực bảo quản tài sản Để minh họa cho hành vi khách quan của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản ta xem xét một vụ án sau đây:
Vào lúc 11 giờ ngày 08/4/2007, Mai Quang Vinh (sinh năm 1982, quê Tiền Giang, tạm trú phường 5, quận Tân Bình) đến nhà chị Vũ Thị Bích Thuận (sinh năm 1975, ngụ P5, Q 10) chơi điện tử Đến 11 giờ 30 cùng ngày, chị Thuận nhận được điện thoại của người thân ở nước ngoài gọi về nên mang điện thoại sang nhà kế bên cho chồng cùng nghe Đang đứng nói chuyện, chị Thuận thấy Vinh chạy chiếc Kawasaki Max BS: 52F7-5386 của mình qua mặt liền kêu: "Vinh lấy xe chị đi đâu thế"?, Vinh không đáp lại chỉ quay đầu cười rồi cho xe chạy mất Chị Thuận ngỡ ngàng nhìn theo chiếc xe trị giá 16 triệu đang dần mất hút trong dòng người qua lại Sau một thời gian lẩn trốn, tháng 9/2007, Vinh bị Công an quận Tân Bình bắt xử lý
Công nhiên chiếm đoạt tài sản trước hết là công nhiên với chủ sở hữu tài sản hoặc người quản lý tài sản, sau đó là công nhiên với mọi người xung quanh, tuy nhiên, đối với người xung quanh, người phạm tội có thể có những thủ đoạn gian dối, lén lút để tiếp cận tài sản nhưng khi chiếm đoạt, người phạm tội vẫn công khai, trắng trợn, ví dụ sau đây là minh chứng cho nhận định này:
Hà Hữu Toán là người chăn bò thuê cho một người ở xã Ninh Sơn, huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa; khoảng 15 giờ ngày 09/2/2003, trong lúc đàn bò do Hà Hữu Toán chăn đang ở khu vực Suối Sim, xã Ninh Sim, huyện Ninh Hòa thì có một con bò đực không rõ của ai đến ăn chung với bò của Toán, đến chiều tối, không thấy ai đến lùa bò về, nên Toán đã đưa con bò này
về cột ở trại của mình Ngày 12/2/2003, Toán dẫn bò đi giấu ở nơi khác và đến ngày 17/2/2003, Toán thuê xe vận chuyển con bò này đi tiêu thụ Trên đường đi tiêu thụ thì bị phát hiện và Toán bỏ trốn đến ngày 08/4/2003 mới ra đầu thú, con bò được Hội đồng định giá là 4,5 triệu đồng
Trong vụ án trên, Toán đã thực hiện hành vi công khai chiếm đoạt con
bò của người khác một cách công nhiên trong khi chủ tài sản đang trong hoàn
Trang 32cảnh không có khả năng ngăn cản, bảo vệ được tài sản của mình Khi thực hiện hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản, Toán tuy không biết con bò đó của ai, nhưng chắc chắn biết là con bò đó đang ở vào tình trạng không có người bảo quản, trông coi Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản do Toán thực hiện đã hoàn thành từ thời điểm Toán đưa con bò này về cột ở trại của mình (các hành vi dẫn bò đi nơi khác để dấu sau đó thuê xe vận chuyển bò đi tiêu thụ đã thể hiện đầy đủ tính chất phạm tội của hành vi cũng như mục đích chiếm đoạt của Toán)
Về mặt lý luận và qua thực tiễn xét xử, có thể thấy một số trường hợp công nhiên chiếm đoạt tài sản sau đây:
+ Người phạm tội lợi dụng hoàn cảnh khách quan như thiên tai, hỏa hoạn, bị tai nạn, đang có chiến sự để chiếm đoạt tài sản Những hoàn cảnh cụ thể này không do người có tài sản gây ra mà do hoàn cảnh khách quan làm cho họ lâm vào tình trạng không thể bảo vệ được tài sản của mình, nhìn thấy người phạm tội lấy tài sản của mình mà không làm gì được Có thể xem xét qua ví dụ sau đây:
Trên Quốc lội 5A, đoạn km 72+900 thuộc địa phận xã Phúc Thanh A, huyện Kim Môn tỉnh Hải Hưng (cũ) xảy ra vụ tai nạn giao thông giữa xe ô tô mang biển kiểm soát 15K-15-87 với xe mô tô hai bánh mang biển kiểm soát 34-457HN làm anh Đỗ Đức Thịnh, người điều khiển xe mô tô chết tại chỗ và anh Nguyễn Chí Kiên ngồi sau xe bị thương nặng, cả hai anh đều là cán bộ Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng hải, Hải Phòng, có nhiệm vụ đem 2 kg vàng về Hải Dương thuê gia công đồ trang sức, do tai nạn mà 2 kg vàng đã bị mất Sau khi sự việc xảy ra, cơ quan điều tra đã phát hiện Đỗ Văn Họa và Nho Văn Mạnh là thủ phạm chiếm đoạt số vàng trên trong hoàn cảnh mọi người đang lo cấp cứu các nạn nhân Trường hợp phạm tội của Họa và Mạnh cũng là trường hợp công nhiên chiếm đoạt tài sản, nhưng là một trường hợp rất dễ nhầm lẫn với tội trộm cắp tài sản hoặc chiếm giữ trái phép tài sản;
Trang 33+ Hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản nhưng lại chiếm đoạt sau khi
đã thực hiện xong hành vi phạm tội khác, ví dụ:
22 giờ ngày 01/02/2009, anh Vũ Sơn Tùng (sinh năm 1988, trú tại Hoài Sơn, Tiên Du, Bắc Ninh) điều khiển xe máy trên đường Nguyễn Văn Linh (khu vực tổ 14, phường Phúc Đồng), bị chín đối tượng đi ba xe máy cùng chiều đuổi theo cúp đầu xe làm anh Tùng ngã bất tỉnh, rồi bỏ chạy, sau
đó, hai đối tượng vòng lại lấy điện thoại di động của nạn nhân để trong túi quần Công an phường Phúc Đồng đã xác minh làm rõ 9 đối tượng, gồm: Vương Đình Hưng (sinh năm 1991), Nguyễn An Ngọc (sinh năm 1989), Nguyễn Đình Phương (sinh năm 1988), Trần Hùng Tuấn (sinh năm 1991), Nguyễn Văn Hương (sinh năm 1987), Vương Đình Hiếu (sinh năm 1988), Hoàng Đức Sơn (sinh năm 1987), Hoàng Đức Tần (sinh năm 1984) và một đối tượng tên Trọng, cùng trú ở Phù Dực, Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội Qua khai thác bước đầu các đối tượng khai nhận trong khi điều khiển xe máy tham gia giao thông trên đường thấy anh Tùng phóng nhanh nên đã đuổi theo để đánh Hành vi lấy trộm chiếc điện thoại di động trong điều kiện anh Tùng đang bị bất tỉnh đủ yếu tố cấu thành tội công nhiên chiếm đoạt tài sản chứ không phải là tội cướp tài sản
Trong trường hợp này, khi thực hiện hành vi tấn công "đi ba xe máy cùng chiều đuổi theo cúp đầu xe làm anh Tùng ngã bất tỉnh", người phạm tội không có ý định chiếm đoạt tài sản từ trước mà vì động cơ, mục đích khác, sau khi thực hiện xong hành vi tấn công, lợi dụng chủ tài sản ở vào những hoàn cảnh đăc biệt, người phạm tội đã thực hiện hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản, như vậy, ý định chiếm đoạt nảy sinh sau hành vi dùng vũ lực, hành vi tấn công Ở đây, hành vi dùng vũ lực của các bị cáo không nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản của người bị tấn công Việc hai đối tượng lấy điện thoại di động là do lợi dụng lúc anh Tùng bất tỉnh, không có khả năng ngăn cản hành vi lấy điện thoại
Trang 34b) Hậu quả
Hậu quả của tội phạm là thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra cho quan
hệ xã hội là khách thể bảo vệ của luật hình sự Hậu quả của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản là thiệt hại về tài sản mà cụ thể là giá trị tài sản bị chiếm đoạt, nói cách khác, thiệt hại về tài sản là thước đo để đánh giá tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội Trong tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, giá trị tài sản bị thiệt hại là căn cứ để phân biệt một hành
vi là tội phạm hay vi phạm pháp luật, nếu chưa đến mức quy định của Bộ luật hình sự thì chưa bị coi là tội phạm Như vậy, hậu quả của tội phạm là yếu tố quan trọng cần phải xác định trong trường hợp xác định một hành vi có đủ yếu tố cấu thành tội công nhiên chiếm đoạt tài sản hay không, nói cách khác, hậu quả là dấu hiệu bắt buộc trong mặt khách quan của tội phạm, chỉ khi có hậu quả nguy hiểm cho xã hội nảy sinh thì mới phản ánh đầy đủ tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm
Mặc dù khoản 1 Điều 137 Bộ luật hình sự quy định giá trị tài sản bị chiếm đoạt từ hai triệu đồng trở lên mới cấu thành tội phạm, còn nếu tài sản bị chiếm đoạt dưới hai triệu đồng thì phải kèm theo điều kiện gây hậu quả nghiêm trọng, hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt, hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm mới cấu thành tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, nhưng không vì thế
mà cho rằng phải có thiệt hại về tài sản (người phạm tội chiếm đoạt được tài sản) thì mới cấu thành tội phạm Khoản 1 của điều luật quy định giá trị tài sản
bị chiếm đoạt từ hai triệu đồng là để áp dụng trong những trường hợp người phạm tội có ý định chiếm đoạt tài sản có giá trị không lớn, đối với những trường hợp người phạm tội có ý định chiếm đoạt những tài sản có giá trị lớn hoặc rất lớn như ô tô, xe máy hoặc tài sản có giá trị hàng chục triệu đồng trở lên thì dù người phạm tội chưa chiếm đoạt được tài sản vẫn bị coi là phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, tuy nhiên, đó là trường hợp phạm tội chưa đạt hoặc chuẩn bị phạm tội tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể Ở đây, cần phải
Trang 35phân biệt về tội phạm hoàn thành và đủ yếu tố cấu thành tội phạm, việc người phạm tội chiếm đoạt được tài sản chỉ có ý nghĩa trong việc xác định tội phạm
đã hoàn thành hay chưa, nghĩa là xác định các giai đoạn thực hiện hành vi phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản Tuy nhiên, nếu người phạm tội có ý định chiếm đoạt tài sản có giá trị dưới hai triệu đồng, nhưng chưa chiếm đoạt được thì chưa cấu thành tội công nhiên chiếm đoạt tài sản vì dù có chiếm đoạt được cũng chưa cấu thành tội phạm huống hồ chưa chiếm đoạt được
c) Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi nguy hiểm cho xã hội và hậu quả
Nếu hành vi khách quan là nội dung biểu hiện thứ nhất và hậu quả nguy hiểm cho xã hội là yếu tố thứ hai thì nội dung biểu hiện thứ ba của mặt khách quan của tội phạm chính là mối quan hệ nhân quả của hành vi khách quan và hậu quả nguy hiểm cho xã hội Mối quan hệ nhân quả luôn tồn tại và
là sợi dây liên hệ giữa hành vi và hậu quả của hành vi phạm tội, trong luật hình sự mối quan hệ nhân quả cũng được coi là mặt khách quan của tội phạm Con người chỉ phải chịu trách nhiệm về hậu quả nguy hiểm cho xã hội nếu hậu quả đó do chính hành vi khách quan của họ gây ra hay nói cách khác nếu giữa hành vi khách quan đã thực hiện của họ và hậu quả nguy hiểm đó có quan hệ nhân quả với nhau
Mối quan hệ nhân quả là một tất yếu khách quan không phụ thuộc vào
ý thức chủ quan của con người Khi nói đến quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả cần xác định hành vi là nguyên nhân gây ra hậu quả còn hậu quả là kết quả tất yếu của hành vi Nhưng không phải hậu quả nào xảy ra cũng là kết quả hành vi Trong tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản phải là kết quả tất yếu dẫn đến hậu quả là gây ra thiệt hại cho khách thể
Như vậy, tội công nhiên chiếm đoạt tài sản là tội có cấu thành vật chất, nghĩa là trong mặt khách quan của tội phạm phải xác định và làm rõ
Trang 36được các yếu tố như hành vi, hậu quả và mối quan hệ nhân quản giữa hành vi
và hậu quả
1.2.3 Chủ thể của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản
Tội phạm được thể hiện ra bên ngoài bằng hành vi của con người, do đó, chủ thể của tội phạm là con người cụ thể thực hiện hành vi phạm tội Nhưng không phải bất kỳ ai đều trở thành tội phạm, chỉ những người thực hiện hành
vi phạm tội mà nhận thức được và điều khiển hành vi đó và họ phải nhận thức được lỗi của mình mới là chủ thể của tội phạm Một người thực hiện hành vi trái pháp luật nhưng không có lỗi thì không phải là chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội phạm là người có năng lực trách nhiệm hình sự, đạt độ tuổi luật định và đã thực hiện hành vi phạm tội cụ thể 39, tr 90;
Là người đã có lỗi (cố ý hoặc vô ý) trong việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự cấm, có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo luật định (ngoài ra, trong một số trường hợp cụ thể, chủ thể còn phải có một
số dấu hiệu bổ sung đặc biệt do quy phạm pháp luật hình sự tương ứng quy định) 5, tr 343-344
Như vậy, về mặt lý luận, điều kiện quan trọng để xác định một người
có phải là chủ thể của tội phạm hay không thì phải xem xem người đó có năng lực chịu trách nhiệm hình sự hay không, họ có ở vào tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự hay không? Theo luật hình sự nước ta, người có năng lực trách nhiệm hình sự là người đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và không thuộc trường hợp ở trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự, một người bị coi là trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự khi "đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình" Do vậy, có thể khẳng định rằng chủ thể của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản là một thể nhân xác định không bị mắc bệnh tâm thần hoặc một số bệnh làm mất khả năng nhận
Trang 37thức, và đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự Với cách tiếp cận đó, có thể hiểu chủ thể của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản là con người cụ thể, có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định, đã thực hiện hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản có lỗi một cách cố ý
Về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, theo Điều 12 Bộ luật hình sự thì:
"Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm Người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình
sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng"
Quy định về độ tuổi của người phạm tội xuất phát từ cơ sở cho rằng người trong độ tuổi năng lực trách nhiệm hình sự chưa đầy đủ luôn luôn có thể nhận thức được tính chất xã hội của một số hành vi nguy hiểm cho xã hội nhất định Và hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản là một trong những hành
vi mang tính nguy hiểm cao cho xã hội Một người chưa thành niên thực hiện những hành vi trên họ đều nhận thức được việc làm đó sẽ xâm phạm đến quyền sở hữu của chủ tài sản, làm cho chủ tài sản mất khả năng kiểm soát đối với tài sản cũng như thực hiện các quyền đối với tài sản Do đó tuổi chịu trách nhiệm hình sự đối với loại tội phạm này có thể đặt ra đối với người chưa thành niên phạm tội Nhưng theo quy định của Bộ luật hình sự, trách nhiệm hình sự chỉ đặt ra đối với người chưa thành niên phạm tội rất nghiêm trọng với lỗi cố ý và tội đặc biệt nghiêm trọng, vấn đề cần xem xét là tội công nhiên chiếm đoạt tài sản có phải là tội rất nghiêm trọng hay tội đặc biệt nghiêm trọng hay không để có thể khẳng định người chưa thành niên phạm tội cụ thể
là từ 14 đến 16 tuổi có là chủ thể của tội này không
Theo Điều 8 Bộ luật hình sự quy định "Tội rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến mười lăm năm tù, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình" Như vậy,
Trang 38theo quy định của Bộ luật hình sự và đối chiếu với khung hình phạt được quy định tại Điều 137 Bộ luật hình sự thì người phạm tội từ đủ 14 tuổi đến dưới
16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội công nhiên chiếm đoạt tài sản thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 137 Bộ luật hình
sự vì khoản 1 Điều 137 là tội phạm ít nghiêm trọng và khoản 2 Điều 137 là tội phạm nghiêm trọng mà theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Bộ luật hình sự thì người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng
Xuất phát từ nguyên tắc lãnh thổ, chủ thể của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản là chủ thể thường và rất đa dạng Theo đó, bất kỳ ai nếu nào thoả mãn đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự, đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình
sự tương ứng với khung hình phạt và thực hiện hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản thì đều là chủ thể của tội phạm này Chủ thể của tội này có thể là công dân Việt Nam, người nước ngoài, hoặc người không quốc tịch Công dân Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam, người nước ngoài là người mang quốc tịch nước khác và người không mang quốc tịch nhưng thường trú tại Việt Nam, những người này phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản trên lãnh thổ Việt Nam thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này theo pháp luật Việt Nam
Có một điểm cần lưu ý khi truy cứu trách nhiệm hình sự đối với chủ thể của tội phạm là người nước ngoài, đó là theo Khoản 2 Điều 5 Bộ luật hình
sự đã quy định: "Đối với người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc đối tượng được hưởng các quyền miễn trừ ngoại giao hoặc quyền ưu đãi và miễn trừ về lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, theo các điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam kí kết hoặc tham gia hoặc theo tập quán quốc tế thì vấn đề trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết bằng con đường ngoại giao", do đó chủ thể của tội này là người nước ngoài thì chủ thể này phải không thuộc trường hợp miễn trừ ngoại giao
Trang 39Ngoài ra khi xem xét chủ thể của tội phạm này cũng cần phải chú ý tới nhân thân của kẻ phạm tội đó là tổng hợp những đặc điểm riêng biệt của người phạm tội có ý nghĩa đối với việc giải quyết đúng đắn vấn đề trách nhiệm hình sự của họ, đó là các yếu tố như nghề nghiệp, tuổi, giới tính, trình
độ văn hoá, nhận thức chính trị Qua việc nghiên cứu nhân thân của người phạm tội các cơ quan điều tra, truy tố và xét xử có thể làm sáng tỏ một số tình tiết về các yếu tố cấu thành tội phạm như lỗi, mục đích, động cơ của người phạm tội
1.2.4 Mặt chủ quan của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản
Tội phạm là một thể thống nhất của hai mặt khách quan và mặt chủ quan, nếu mặt khách quan là những biểu hiện ra bên ngoài thì mặt chủ quan là hoạt động tâm lý bên trong của người phạm tội, hai bộ phận này của yếu tố tội phạm có quan hệ mật thiết với nhau, luôn gắn bó với nhau Hoạt động tâm lý bên trong của người phạm tội luôn được thể hiện thông qua những biều hiện bên ngoài của tội phạm, do vậy, muốn nhận thức biết được mặt chủ quan của tội phạm phải thông qua một quá trình nhận thức theo một phương pháp biện chứng
Mặt chủ quan của tội phạm là mặt bên trong của sự xâm hại nguy hiểm đáng kể cho xã hội đến khách thể được bảo vệ bằng pháp luật hình sự - lỗi, tức là thái độ tâm lý của chủ thể được thể hiện dưới hình thức cố ý hoặc
vô ý đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội bị do mình thực hiện và đối với hậu quả của hành vi đó (lỗi)" 5, tr 344 Mặt chủ quan của tội phạm bao gồm nhiều yếu tố hợp thành nhưng chủ yếu nhất là các yếu tố: lỗi, động cơ, và mục đích phạm tội
Lỗi là nội dung biểu hiện của mặt chủ quan được phản ánh trong tất cả các cấu thành tội phạm Lỗi là thái độ tâm lý của con người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra được biểu hiện dưới hình thức lỗi cố ý hoặc vô ý 39, tr 101 Lỗi luôn bao gồm hai yếu tố là lý trí và ý chí, lý trí chính là năng lực nhận thức thực tại khách quan
Trang 40còn về ý chí chính là năng lực điều khiển hành vi trên cơ sở nhận thức, yếu tố lỗi chỉ được đặt ra khi việc gây thiệt hại cho xã hội đã được thực hiện là kết quả của sự tự lựa chọn và tự quyết định của chủ thể, trong khi chủ thể có đủ điều kiện lựa chọn và quyết định xử sự khác cho phù hợp Trong mỗi cấu thành tội phạm cơ bản, dấu hiệu lỗi chỉ có thể là lỗi cố ý (gồm lỗi cố ý trực tiếp và lỗi cố ý gián tiếp) hoặc lỗi vô ý (gồm lỗi vô ý phạm tội vì quá tự tin và lỗi vô ý phạm tội vì cẩu thả)
Theo Điều 9 Bộ luật hình sự, lỗi cố ý trực tiếp là lỗi của người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra Lỗi cố ý gián tiếp là lỗi của người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó, tuy không mong muốn nhưng có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra
Theo Điều 10 Bộ luật hình sự, lỗi vô ý phạm tội vì quá tự tin là lỗi trong trường hợp người phạm tội tuy thấy hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được nên vẫn thực hiện và đã gây ra hậu quả nguy hại đó Lỗi
vô ý phạm tội vì cẩu thả là lỗi trong trường hợp người phạm tội đã gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng do cẩu thả nên không thấy trước được hành vi của mình có thể gây ra hậu quả đó, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước (hậu quả này)
Trong tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, người thực hiện hành vi phạm tội có lỗi cố ý trực tiếp Khi thực hiện hành vi công nhiên chiếm đoạt tài
sản 1) Về mặt lý trí: người phạm tội nhận thức rõ về hành vi công nhiên
chiếm đoạt tài sản của mình là nguy hiểm cho xã hội (nhận thức được tính chất gây thiệt hại cho xã hội của hành vi đang thực hiện trên cơ sở những tình tiết khách quan), thấy trước hậu quả của hành vi đó (người phạm tội dự kiến