Xã hội hóa:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp về tăng cường huy động vốn đầu tư cho ngành y tế (Trang 57)

C Dân số-Kế hoạch hóa gia đình 572.000 660.000 615.000 644.000 770

Y TẾ VIỆT NAM

3.3.2. Xã hội hóa:

Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân là một vấn đề được Đảng, Nhà nước ta đặc biệt chú trọng và khẳng định quan điểm xuyên suốt trong các kỳ Đại hội Đảng toàn quốc. Đại hội Đảng lần thứ XI tiếp tục khẳng định và quyết tâm cải thiện điều kiện chăm sóc sức khỏe nhân dân và xác định định hướng từ nay đến năm 2020:

“Phát triển mạnh sự nghiệp y tế, nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân. Tập trung phát triển mạnh hệ thống chăm sóc sức khỏe và nâng cao chất lượng dịch vụ y tế. Nhà nước tiếp tục tăng đầu tư đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa để phát triển nhanh hệ thống y tế công lập và ngoài công lập; hoàn chỉnh mô hình tổ chức và củng cố mạng lưới y tế cơ sở. Nâng cao năng lực của trạm y tế xã, hoàn thành xây dựng bệnh viện tuyến huyện, nâng cấp bệnh viện tuyến tỉnh và tuyến trung ương. Xây dựng thêm một số bệnh viện chuyên khoa có trình độ cao tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và một số vùng. Xây dựng một số cơ sở khám, chữa bệnh có tầm cỡ khu vực".

Lĩnh vực y tế trong những năm qua phát triển và đã tạo được nền tảng vững chắc, nhưng vẫn còn tồn tại tình trạng quá tải ở bệnh viện, sự trì trệ ở nhiều bệnh viện công; giá dịch vụ y tế, thuốc chữa bệnh chưa được quản lý chặt chẽ, gây thêm gánh nặng chi phí điều trị cho bệnh nhân; các loại hình đầu tư cơ sở y tế tư nhân phát triển chưa đều khắp, chưa được quản lý chặt chẽ; nguồn nhân lực y tế còn thiếu,…

Thực tế những năm qua cho thấy, nguồn lực đầu tư cho y tế chưa đáp ứng được đòi hỏi, yêu cầu khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe của nhân dân trong giai đoạn hiện nay. Từ đó, ngành y tế đang cần những xúc tác mạnh từ nhiều nguồn lực để tạo đột phá. Đại hội Đảng lần thứ XI đã xác định mục tiêu cụ thể cho kế hoạch từ nay đến 2020, trong đó nhấn mạnh: “Khuyến khích các nhà đầu tư thuộc các thành

phần kinh tế thành lập các cơ sở y tế chuyên khoa có chất lượng cao”. Đây là quan điểm đúng đắn và cần thiết trong giai đoạn hiện nay, vì việc huy động nguồn lực để phát triển y tế nếu chỉ dựa vào những nguồn đầu tư tập trung của Nhà nước thì không thể đáp ứng đủ, rất cần sự tham gia của các thành phần kinh tế.

Phải thừa nhận rằng, phát triển cơ sở hạ tầng, xây dựng mạng lưới chăm sóc y tế đều khắp, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân cần nguồn lực rất lớn. Báo cáo của Bộ Y tế, trong giai đoạn từ 2006 đến 2010, nguồn vốn đầu tư cho ngành y tế rất lớn, cụ thể: Nguồn vốn đầu tư tập trung là 7.132 tỷ đồng; nguồn vốn từ trái phiếu chính phủ là 14.350 tỷ đồng (trong đó tuyến huyện là 9.150 tỷ đồng, tuyến tỉnh là 5.200 tỷ đồng). Trong giai đoạn 2011-2015, để thực hiện yêu cầu về mức đầu tư cho y tế tăng cao hơn tốc độ phát triển kinh tế xã hội, nhất là trong tình hình kinh tế còn nhiều khó khăn, lạm phát tăng cao, cần thiết phải huy động mạnh mẽ các nguồn lực, thông qua xã hội hóa. Theo Bộ Y tế, nguồn vốn tập trung đầu tư cho các bệnh viện, các trường, các viện trực thuộc Bộ Y tế giai đoạn 2011-2015 là

khoảng 5000 tỷ đồng vốn trong nước (trung bình 1000 tỷ đồng/năm) và vốn nước ngoài khoảng 2.500 tỷ đồng (trung bình 500 tỷ đồng/năm). Nguồn vốn cho bệnh viện tuyến tỉnh căn cứ theo tổng hợp nhu cầu từ các địa phương, tổng nhu cầu đầu tư khoảng 53.000 tỷ đồng, trong đó nhu cầu từ nguồn vốn trái phiếu chính phủ khoảng 43.500 tỷ đồng. Tổng nhu cầu đầu tư cho các bệnh viện tuyến huyện căn cứ theo quyết định đầu tư của các địa phương là khoảng 35.000 tỷ đồng…

Tạo nguồn lực để phát triển y tế thông qua xã hội hóa là hướng đi đúng đắn. Trong thời gian qua, nhiều cơ sở y tế tư nhân được thành lập mới từ sự đầu tư của nhiều thành phần kinh tế đã góp phần không nhỏ trong việc đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân. Tuy nhiên, các cơ sở y tế tư nhân hiện nay phát triển chưa đồng bộ, chỉ tập trung ở một số đô thị lớn; sự quản lý từ phía các cơ quan chuyên môn còn chưa chặt chẽ, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng khám, chữa bệnh. Không ít cơ sở y tế tư nhân đã lợi dụng sơ hở về mặt quản lý của Nhà nước để trục lợi từ bệnh nhân… Từ thực tế này, ngành y tế cần đề xuất xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật để quản lý các loại hình y tế tư nhân, chấn chỉnh kịp thời những sai phạm nảy sinh, nhưng đồng thời cũng có những chính sách thu hút, ưu đãi, tạo điều kiện để nhiều thành phần kinh tế tham gia đầu tư. Hơn nữa, trong các chính sách hỗ trợ cần cân đối phù hợp giữa các cơ sở y tế công và tư, tạo sự phát triển bình đẳng, có sự liên kết, hỗ trợ chặt chẽ về chuyên môn.

TP Hồ Chí Minh là địa phương điển hình trong việc thực hiện xã hội hóa y tế. Tại đây đã có 29 bệnh viện ngoài công lập được thành lập, trong đó có những bệnh viện chuyên khoa, đa khoa, được đầu tư trang, thiết bị y tế hiện đại tiên tiến nhất trên thế giới như: Bệnh viện Phụ sản Quốc tế, Bệnh viện ngoại khoa và chấn thương chỉnh hình STO - Phương Đông, Bệnh viện An Sinh, Bệnh viện Tim Tâm Đức, Bệnh viện Hoàn Mỹ,… Bên cạnh đó là hàng trăm phòng khám tư nhân đã góp phần giảm tải đối với bệnh viện công. Hơn nữa, nhiều bệnh viện ngoài công lập đã thực hiện rất nhiều chương trình khám bệnh từ thiện cho người nghèo, gia đình chính sách. Nhiều đại diện các cơ sở y tế tư nhân cho rằng, nếu được Nhà nước và ngành y tế hỗ trợ mạnh mẽ hơn về thủ tục, nguồn vốn, hợp tác chuyên môn… thì các cơ sở y tế tư nhân sẽ đủ khả năng để phát triển thành những cơ sở điều trị chất lượng cao mang tầm khu vực Đông Nam Á và thế giới.

Không chỉ bệnh viện tư, một số bệnh viện công cũng đã áp dụng các hình thức xã hội hóa để nâng cao chất lượng điều trị, như: Bệnh viện 115, Bệnh viện Răng Hàm Mặt TP Hồ Chí Minh, Từ Dũ… đã áp dụng hình thức các nhà đầu tư góp

vốn đầu tư hoặc bệnh viện vay vốn kích cầu để mua trang, thiết bị máy móc, góp phần nâng cao chất lượng điều trị. Tuy nhiên, về vấn đề xã hội hóa ở các bệnh viện công hiện nay vẫn chưa có hành lang pháp lý, nên khi thực hiện còn nhiều vướng mắc. Do đó, cơ quan chức năng cần sớm xây dựng các quy chế chung, thống nhất về xã hội hóa y tế công để các cơ sở y tế công có điều kiện đầu tư cơ sở hạ tầng, trang, thiết bị…

Bên cạnh việc xã hội hóa để huy động các nguồn lực đầu tư cho y tế, ngành chức năng cần chú trọng khai thác hiệu quả các nguồn vốn đầu tư cho y tế như: Nguồn vốn đầu tư cho chương trình mục tiêu quốc gia, nguồn vốn đầu tư tập trung của Nhà nước và vốn đầu tư nước ngoài, nguồn vốn trái phiếu Chính phủ… Cần giám sát, kiểm tra để triển khai có hiệu quả nguồn vốn này nhằm sớm hoàn thiện mạng lưới bệnh viện công.

Xã hội hóa y tế là tất yếu trong quá trình chuyển đổi, cân đối khả năng cung cấp dịch vụ công và tư trong hệ thống y tế cho chăm sóc sức khỏe của nhân dân. Từ đó sẽ huy động được nguồn vốn, kỹ thuật chuyên môn và khả năng đáp ứng điều trị theo yêu cầu của bệnh nhân. Do đó, ngành y tế cũng cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp như đẩy mạnh công tác đào tạo, nâng cao chất lượng, bổ sung nguồn nhân lực y tế; xây dựng hành lang pháp lý rõ ràng, tạo điều kiện để chương trình xã hội hóa đi vào chiều sâu, để mọi thành phần kinh tế có thể đầu tư có hiệu quả vào lĩnh vực y tế, góp phần xây dựng một hệ thống mạng lưới y tế đều khắp, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân trong tình hình mới.

Huy động các các nguồn vốn đầu tư, tận dụng cơ sở vật chất hiện có để tăng số giường bệnh; xây dựng thêm các bệnh viện mới; Phát triển y tế ngoài công lập: tạo điều kiện khuyến khích phát triển các bệnh viện tư nhân góp phần đáp ứng các nhu cầu đa dạng của nhân dân, chia sẻ gánh nặng đối với các cơ sở y tế Nhà nước

Một phần của tài liệu Một số giải pháp về tăng cường huy động vốn đầu tư cho ngành y tế (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w