Tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác vận động, xúc tiến đầu tư

Một phần của tài liệu Một số giải pháp về tăng cường huy động vốn đầu tư cho ngành y tế (Trang 61)

C Dân số-Kế hoạch hóa gia đình 572.000 660.000 615.000 644.000 770

Y TẾ VIỆT NAM

3.3.5. Tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác vận động, xúc tiến đầu tư

Tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác vận động, xúc tiến đầu tư heo hướng: coi việc hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi để triển khai có hiệu quả các dự án đầu tư đó được cấp Giấy phép đầu tư; nhanh chóng xây dựng kế hoạch và chương trình vận động đầu tư cụ thể ở trong nước và ngoài nước, tập trung vào các các ngành /dự án và đối tác đầu tư trọng điểm cần thu hút đầu tư; bố trí đủ ngân sách cho hoạt động xúc tiến đầu tư như một khoản chi riêng thuộc kinh phí ngân sách chi thường xuyên hàng năm của Bộ Y tế và kinh phí sự nghiệp y tế các địa phương; triển khai nghiên cứu tiềm năng đầu tư của các nước /vùng lãnh thổ đầu tư vào lĩnh vực này để có chính sách, cơ chế vận động thích hợp; đổi mới và nâng cao chất lượng các ấn phẩm tuyên truyền về đầu tư nói chung và đầu tư trong lĩnh vực y nhằm tạo sức hấp dẫn ban đầu của nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.

3.3.6.. Khuyến khích đầu tư theo hình thức hợp tác công-tư cho ngành y tế

Về cơ sở pháp lý, Chính phủ đã xây dựng và ban hành Nghị định 108/2009/NĐ-CP quản lý, khuyến khích đầu tư theo hình thức công - tư kết hợp, nghĩa là nhà nước cùng với tư nhân kết hợp trong các dự án hạ tầng (PPP = Public Private Partnership). Với phương thức này, chúng ta sẽ huy động được nguồn lực to lớn hơn để phát triển cơ sở hạ tầng. Dưới đây là một số đề xuất về cơ chế phối hợp công – tư trong lĩnh vực y tế tại Việt Nam:

• Cần thống nhất về quan niệm và cách ứng xử đối với hệ thống tư nhân.

• Phối hợp công – tư là một cách tiếp cận nhằm giải quyết các vấn đề sức khoẻ công cộng thông qua các nỗ lực kết hợp giữa các tổ chức phát triển nhà nước và tư nhân bổ trợ lẫn nhau qua năng lực của mình, trong đó các đối tác nhà nước và tư nhân phối hợp tham gia trong việc xác định mục tiêu, phương pháp và việc thực thi các thoả thuận phối hợp.

• Hệ thống công: bao gồm Chính phủ (từ cấp quốc gia, tỉnh, huyện, xã và các cơ quan thuộc chính quyền địa phương, các cơ quan chính phủ và liên chính phủ nhằm mục tiêu cung cấp dịch vụ công.

• Hệ thống tư (các tổ chức hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận và phi lợi nhận – NGO), là một bộ phận của hệ thống y tế quốc gia, được định nghĩa tại Báo cáo của Tổng thư ký tại Đại hội đồng năm 2001 về Phối hợp giữa Liên hiệp quốc và các đối tác thích hợp như là “tất cả các cá nhân, các doanh nghiệp, tập đoàn thương mại, các tổ chức kinh doanh hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận và các hình thức liên minh hoặc tổ chức từ thiện” .

• Thuật ngữ hợp tác công tư bao hàm nghĩa rộng mới mục tiêu hợp tác công tư thường bao gồm

- Phát triển các sản phẩm: ví dụ thuốc điều trị sốt rét, sáng kiến phát triển vắc-xin phòng chống AIDS.

- Phân phối các sản phẩm được bao cấp, kiểm soát một số dịch bệnh (ví dụ sáng kiến phân phát thuốc điều trị Phong).

- Nâng cao chất lượng dịch vụ y tế (ví dụ Quỹ Gate, Liên minh toàn diện phòng chống HIV/AIDS Merk-Botswana).

- Giáo dục công chúng, cộng đồng.

- Nâng cao chất lượng sản phẩm và các quy chế.

• Cơ sở tư nhân được KCB bảo hiểm y tế, được hỗ trợ về chuyên môn nghiệp vụ từ cơ sở Nhà nước

- Thực tế sự quá tải của hệ thống nhà nước đã gây ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ y học và chăm sóc. Kinh nghiệm từ Thái Bình cho thấy hệ thống tư nhân được đào tạo đã giúp phát hiện nhiều trường hợp lao mới và chuyển đến cơ sở công để chẩn đoán xác định.

- Hệ thống tư nhân đủ điều kiện được ký hợp đồng khám chữa bệnh cho người có thẻ bảo hiểm y tế và được tham gia các dịch vụ y tế công cộng mà nhà nước đang thực hiện. Đồng thời, mỗi cơ sở y tế tư sẽ phải ký hợp đồng hỗ trợ chuyên môn từ cơ sở Nhà nước.

- Người hành nghề tư về y tế dự phòng cần có chứng chỉ hành nghề phù hợp, cơ sở cần phải đáp ứng tiêu chí về cơ sở vật chất, quy mô và nhân lực.

• Kết hợp công – tư trong một số chương trình, dự án:

- Một dạng hợp tác công tư hay gặp là các chương trình y tế có sự tham gia của hệ thống tư nhân (chương trình mục tiêu có sự tham gia của tư nhân). Một số tổ chức quốc tế có triển khai các mô hình này như: Mạng lưới tiêm an toàn toàn cầu, Ngăn chặn Lao (Ban thư ký đặt tại WHO); Liên minh toàn cầu về Văc-xin và Tiêm chủng (Thư ký đặt tại UNICEF).

-Một mô hình khác là Các tổ chức thực chất là tư nhân nhưng hoạt động vì mục tiêu công cộng (ví dụ như Quỹ toàn cầu phòng chốngHIV/AIDS, Lao và Sốt rét).

-Thí điểm hệ thống tư tham gia vào các chương trình y tế quốc gia bao gồm một số hình thức thông dụng sau đây

o Phòng chống Lao (khám, phát hiện, tham gia quản lý điều trị DOT). o Phòng chống HIV/AIDS: Tư vấn VCT, tham gia các chương trình giảm hại, quản lý điều trị bệnh nhân tại cộng đồng.

o Phòng chống một số dịch bệnh nguy hiểm: Tiêu chảy cấp, cúm… o Ung thư (sàng lọc, giáo dục bệnh nhân).

o Phòng chống một số bệnh không lây nhiễm: tiểu đường, bướu cổ: Tư vấn, khám, quản lý điều trị, phục hồi chức năng tại cộng đồng.

o Thí điểm cho phép cơ sở tư nhân đủ điều kiện thực hiện Tiêm chủng mở rộng (tham gia chương trình).

• Một số công việc hệ thống nhà nước cần làm cho hệ thống tư nhân: - Tập huấn cho cơ sở tư nhân tham gia và giáo dục lợi ích của việc tham gia - Thiết lập, duy trì hệ thống chuyển tuyến và báo cáo của hệ thống tư nhân và hệ thống nhà nước.

- Ban hành tiêu chuẩn kỹ thuật, thực hiện Kiểm định chất lượng để có cơ sở tư đạt chuẩn.

- Giám sát, hỗ trợ kỹ thuật trong quá trình thực hiện.

- Hỗ trợ kinh phí đối với các hoạt động, dịch vụ do tư nhân thực hiện.

• Các chương trình hợp tác Nhà nước – Tư nhân trong một số dự án và lĩnh vực đầu tư:

- Phát triển (nghiên cứu, thử nghiệm) các sản phẩm phòng bệnh, chữa bệnh: thử nghiệm lâm sàng thuốc, Vac-xin, sinh phẩm y tế. Đối tượng hợp tác là các cơ sở, Viện nghiên cứu và các hãng, cơ sở nghiên cứu trong ngoài nước.

- Thí điểm cơ chế Nhà nước đặt hàng cung cấp dịch vụ y tế của tư nhân ở những lĩnh vực và địa bàn mà tư nhân có thể mạnh: ví dụ cung ứng thuốc, vac-xin, sinh phẩm; mạng lưới phân phối sản phẩm, cứu trợ thiên tai.

• Một số vấn đề cần lưu tâm:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp về tăng cường huy động vốn đầu tư cho ngành y tế (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w