Các ưu tiên đầu tư phát triển hệ thống y tế Nhà nước

Một phần của tài liệu Một số giải pháp về tăng cường huy động vốn đầu tư cho ngành y tế (Trang 53)

C Dân số-Kế hoạch hóa gia đình 572.000 660.000 615.000 644.000 770

Y TẾ VIỆT NAM

3.2.2.1. Các ưu tiên đầu tư phát triển hệ thống y tế Nhà nước

• Tiếp tục ưu tiên các nguồn vốn để đầu tư, nâng cấp các trạm y tế xã, đặc biệt là các xã chưa có trạm y tế hoặc có nhưng là nhà tạm, các xã mới chia tách; phấn đấu hết năm 2015, đạt 100% số xã có trạm y tế và trên 70% số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế xã;

• Triển khai thực hiện tốt, có hiệu quả việc đầu tư, nâng cấp các bệnh viện huyện, bệnh viện đa khoa khu vực liên huyện từ nguồn trái phiếu Chính phủ và các nguồn vốn hợp pháp khác của địa phương theo Quyết định số 47/2008/QĐ-TTg ngày 02/4/2008 của Thủ tướng Chính phủ;

• Tập trung các nguồn vốn để đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cho các bệnh viện đa khoa tỉnh, ưu tiên các bệnh viện đa khoa tỉnh miền núi, khó khăn, bệnh viện làm nhiệm vụ vùng như: Sơn La, Thái Nguyên, Hải Phòng, Nam Định, Nghệ An, Bình Định, Khánh Hoà, Đắc Lắc, Kiên Giang, Tiền Giang; các bệnh viện lao, tâm thần, ung bướu, nhi; tiếp tục đầu tư cho các trung tâm y tế chuyên sâu tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Huế và Đà Nẵng theo quy hoạch phát triển ngành đến năm 2015 và tầm nhìn 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

• Bước đầu triển khai xây dựng các trung tâm xét nghiệm, phòng thí nghiệm, trung tâm kiểm tra chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm đủ năng lực và điều kiện hoạt động theo Quyết định số 154/2006/QĐ-TTg ngày 30/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “Quản lý nhà nước về dược phẩm, an toàn vệ sinh thực phẩm, mỹ phẩm giai đoạn 2006-2015”.

• Tăng cường đầu tư, nâng cấp, củng cố hoàn thiện hệ thống y tế dự phòng tuyến tỉnh, các trung tâm y tế dự phòng huyện thành lập theo Thông tư liên

Một phần của tài liệu Một số giải pháp về tăng cường huy động vốn đầu tư cho ngành y tế (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w