Nhận thức, chủ động phòng ngừa và giải quyết xung đột lợi ích:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp về tăng cường huy động vốn đầu tư cho ngành y tế (Trang 64)

Các hãng, công ty hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận phối hợp với nhà nước cần khuôn khổ pháp lý tốt để giải quyết xung đột lợi ích giữa các cơ quan, cá nhân thuộc hệ thống nhà nước và tư nhân. Khi Hợp tác với các đối tác tư nhân, cần tham khảo Hướng dẫn tương tác với các doanh nghiệp thương mại nhằm mục tiêu sức khoẻ của Tổ chức Y tế thế giới (TheGuidelines on Interaction with Commercial Enterprises to Achieve Health Outcomes).

- Cần xây dựng quan điểm đúng đắn về hệ thống y tế lồng ghép và hợp tác công tư trong hệ thống nhà nước. Bảo hiểm y tế cần mở rộng chấp nhận hệ thống tư nhân. Các bệnh viện, cơ sở y tế công cần quan tâm tới việc mở rộng diện bao phủ dịch vụ của mình thông qua quan hệ hợp tác với các đơn vị khác bao gồm cả tư nhân.

- Hệ thống kiểm định và giám sát chất lượng cần được thiết lập để tiêu chuẩn hoá thực hành và chất lượng dịch vụ y tế của các cơ sở hành nghề.

- Mạnh dạn cho phép hệ thống tư tiếp cận nguồn vốn nhà nước trong triển khai các chương trình y tế và đầu tư vào lĩnh vực xã hội hoá. Nhà nước cần xây dựng các mô hình cho sự tham gia và đầu tư của tư nhân để có thể nhân rộng.

- Cần nhận dạng các lĩnh vực, khoảng trống, chủ động tạo nên các cơ chế, diễn đàn cho việc trao đổi, thông tin giữa hệ thống Nhà nước và tư nhân (hội thảo, diễn đàn, ấn phẩm, tham quan mô hình...).

- Thúc đẩy giám sát và hỗ trợ lâu dài với các đối tác và hệ thống tư nhân.

Tóm lại, Hợp tác Công – Tư đã được chứng minh có vai trò tốt phục vụ lợi ích công cộng và bổ trợ cho hệ thống Nhà nước trong lĩnh vực y tế. Hợp tác Công -Tư không phải là tư nhân hoá các cơ sở nhà nước. Bên cạnh việc đảm bảo hành lang pháp lý, cần thống nhất từ quan niệm, cách làm và chủ động ngăn ngừa các xung đột lợi ích có thể phát sinh. Với lĩnh vực y tế, Việt Nam có thể tiếp thu và vận dụng các mô hình quốc tế về hợp tác công tư trong một số lĩnh vực (Bệnh viện, phòng chống Lao, HIV/AIDS…) để tăng cường sự tiếp cận và cải thiện chất lượng chăm sóc tư nhân.

KẾT LUẬN

Đầu tư cho y tế là đầu tư cho con người, vì vậy cần phải tăng cường huy động nguồn vốn đầu tư cho y tế và nâng cao hiệu quả đầu tư cho y tế nhằm thúc đẩy yếu tố con người trong quá trình phát triển kinh tế xã hội.

Hiện nay, mặc dù đã đạt được những thành tựu nhất định song y tế Việt Nam vẫn còn rất nhiều tồn tại vần khắc phục. Đối mặt với những thách thức, khó khăn, yếu kém trong lĩnh vực y tế hiện nay, một trong những vũ khí hữu hiệu nhất đó là đổi mới cơ chế, chính sách, phát huy nội lực, vận dụng tốt các quy luật của cơ chế thị trường để sử dụng hiệu quả nguồn lực vốn đã rất hạn hẹp để can thiệp đúng đối tượng, đúng trọng tâm nhằm dần từng bước thoát ra khỏi tình trạng hiện nay.

Một trong những nhiệm vụ cấp bách nhất là cần phải xác định lại vai trò của Nhà nước trong lĩnh vực này, đó là: thực hiện tốt chức năng quản lý vĩ mô của Nhà nước thông qua việc xây dựng và ban hành các quy hoạch mạng lưới của ngành (quy hoạch bệnh viện, quy hoạch ngành dược...); hoạch định các chính sách (cả chính sách xã hội, cả chính sách kinh tế) trong lĩnh vực phát triển y tế; các quy định quả lý về chuyên môn kỹ thuật; đảm bảo cung cấp một số các dịch vụ y tế dự phòng và một số dịch vụ mang tính kỹ thuật cao và tính xã hội cao mà không một thành phần kinh tế nào có khả năng bảo đảm tốt hơn là y tế công. Huy động các thành phần kinh tế cũng như các tổ chức kinh tế xã hội và cả cộng đồng tham gia vào công cuộc chăm sóc sức khoẻ cho mọi người.

Qua thời gian thực tập tại Cục quản lý môi trường y tế- Bộ y tế, em đã có điều kiện để phần nào hiểu về công tác huy động nguồn vốn cho phát triển y tế. Với lượng thời gian hạn chế cùng với vốn kiến thức ít ỏi của bản thân để hoàn thành chuyên đề thực tập “Một số giải pháp về tăng cường huy động vốn đầu tư cho ngành y tế"chắc chắn sẽ còn nhiều thiếu sót. Vậy em mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của thầy cô để chuyên đề thực tập của em được hoàn thiện hơn.

Một lần nữa em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới PGS.TS Nguyễn Ngọc Sơn – giáo viên hướng dẫn thực tập, cùng các bác, cô chú, anh chị trong Cục quản lý môi trường y tế đã giúp đỡ em rất nhiều trong thời gian thực tập tại Cục cũng như hoàn thành chuyên đề thực tập này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình kinh tế phát triển, trường đại học kinh tế quốc dân.Tác giả: GS.TS.Vũ Thị Ngọc Phùng. Nhà xuất bản: Nxb Lao động Xã hội 2005

2. Giáo trình Kinh tế đầu tư, trường Đại học Kinh tế quốc dân, PGS.PTS Nguyễn Ngọc Mai, nhà xuất bản giáo dục, 2010.

3. Y tế Việt Nam trong quá trình đổi mới, Bộ Y tế.

4. Đánh giá thực trạng tác động của một số chương trình quốc gia 2006- 2010, Bộ Y tế.

5. Tổng quan y tế Việt Nam, Bộ Y tế

6. Niên giám thống kê y tế 1997,1999,2005,2010 Bộ Y tế.

7. Báo cáo thực trạng và triển vọng dịch vụ y tế tuyến tỉnh, Bộ Y tế. Và một số sách, báo, tạp chí khác.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp về tăng cường huy động vốn đầu tư cho ngành y tế (Trang 64)