Phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản không có các tình tiết định khung hình phạt

Một phần của tài liệu Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự Việt Nam (Trang 45)

3. Nghiên cứu về cấu thành tội phạm đối với tội công nhiên chiếm đoạt tài sản có ý nghĩa quan trọng trong việc giúp ta nhận diện về mặt lý luận

2.1.1. Phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản không có các tình tiết định khung hình phạt

tiết định khung hình phạt

Đây là trường hợp phạm tội quy định tại khoản 1 Điều 137 Bộ luật hình sự, là cấu thành cơ bản của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, theo đó, thì không phải mọi hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản đều là hành vi phạm tội. Hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác chỉ cấu thành tội

phạm khi tài sản có giá trị từ hai triệu đồng trở lên. Trường hợp tài sản bị chiếm đoạt có giá trị dưới hai triệu đồng, thì phải kèm theo một trong ba điều kiện sau: 1) Gây hậu quả nghiêm trọng; 2) Đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt; 3) Đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. Như vậy, so với tội công nhiên chiếm đoạt tài sản của công dân quy định tại Điều 154 Bộ luật hình sự năm 1985 thì khoản 1 Điều 137 Bộ luật hình sự hiện hành nặng hơn khoản 1 Điều 154 nhưng nhẹ hơn khoản 1 Điều 131 Bộ luật hình sự 1985 quy định về tội công nhiên chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa. So với Bộ luật hình sự 1999, luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự có điều chỉnh về định lượng giá trị tài sản, nâng từ 500.000 đồng lên hai triệu đồng. Vì vậy, đối với hành vi phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản của công dân xảy ra trước 0 giờ 00 ngày 01/7/2000 mà sau ngày 04/01/2000 mới phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử thì không áp dụng khoản 1 Điều 137 Bộ luật hình sự năm 1999; đối với hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa xảy ra trước 0 giờ 00 phút ngày 01/7/2000 mà sau 0 giờ 00 ngày 01/7/2000 mới phát hiện, xử lý thì áp dụng Điều 137 Bộ luật hình sự năm 1999 để điều tra, truy tố, xét xử đối với người phạm tội. Đối với hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 500.000 đồng đến dưới hai triệu đồng thì kể từ ngày 29/6/2009, sẽ không bị xử lý về hình sự. Nếu vụ án đang được điều tra, truy tố, xét xử thì phải đình chỉ; trường hợp người bị kết án đang chấp hành hình phạt hoặc đang được tạm đình chỉ thi hành án thì họ được miễn chấp hành phần hình phạt còn lại; trường hợp người bị kết án chưa chấp hành hình phạt hoặc đang được hoãn chấp hành thi hành án, thì họ được miễn chấp hành toàn bộ hình phạt.

Cấu thành cơ bản tội công nhiên chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 137 Bộ luật hình sự có nhiều tình tiết là yếu tố định tội mà nhà làm luật mới quy định, làm ranh giới để phân biệt giữa hành vi phạm tội với hành vi chỉ bị xử lý hành chính, vì vậy, khi xác định các tình tiết là yếu tố định tội cần chú ý:

1) Giá trị tài sản bị chiếm đoạt là giá thị trường tự do vào thời điểm xảy ra tội phạm, trong trường hợp không xác định được giá trị tài sản thì phải trưng cầu giám định (định giá tài sản).

2) Về lý luận sẽ có bốn trường hợp phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, cụ thể như sau:

Trường hợp thứ nhất, phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản do có hành vi công nhiên để chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng trở lên. Đây là trường hợp người phạm tội một lần thực hiện hành vi phạm tội chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai triệu đồng trở lên. Tuy nhiên, theo hướng dẫn của các cơ quan liên ngành trung ương thì có thể hiểu một lần phạm tội (xâm phạm sở hữu) có thể bao gồm nhiều lần vi phạm, theo đó "trong trường hợp một người thực hiện nhiều lần cùng loại hành vi xâm phạm sở hữu, nhưng mỗi lần giá trị tài sản bị xâm phạm dưới mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự và không thuộc một trong các trường hợp khác để truy cứu trách nhiệm hình sự (gây hậu quả nghiêm trọng; đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt; đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm), đồng thời trong các hành vi xâm phạm đó chưa có lần nào bị xử phạt hành chính và chưa hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính, nếu tổng tài sản của các lần bị xâm phạm bằng hoặc trên mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự, thì người thực hiện nhiều lần cùng loại hành vi xâm phạm sở hữu phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm tương ứng theo tổng số giá trị tài sản của các lần bị xâm phạm nếu: a) Các hành vi xâm phạm sở hữu được thực hiện một cách liên tục, kế tiếp nhau về mặt thời gian; b) Việc thực hiện các hành vi xâm phạm sở hữu có tính chất chuyên nghiệp, lấy tài sản do việc xâm phạm sở hữu làm nguồn sống chính; c) Với mục đích xâm phạm sở hữu, nhưng do điều kiện hoàn cảnh khách quan nên việc xâm phạm sở hữu phải thực hiện trong nhiều lần cho nên giá trị tài sản bị xâm phạm mỗi lần dưới 500.000 đồng 38; (từ ngày 01/01/2010, giá trị tài sản bị

xâm phạm sẽ là hai triệu đồng theo Bộ luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2009 - Tác giả), ví dụ:

Khoảng 21 giờ ngày 13/8/2010, Đàm Văn Chí (sinh năm 1990) điều khiển xe mô tô biển kiểm soát 17K7 0962 chở sau là Phạm Văn Triệu (sinh năm 1983) và Phạm Văn Khiên (sinh năm 1990) cả ba đều trú quán tại xã Thái Nguyên, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình trên đường từ xã Thái Nguyên sang Thị trấn Diêm Điền, huyện Thái Thụy thì Chí phát hiện có một chiếc xe mô tô dựng ở bờ đê, cách đường đi khoảng 4 mét, cạnh đó có hai người, một nam, một nữ đang tâm sự. Đi được khoảng 30 mét, Chí bảo Triệu và Khiên: "quay lại lấy chiếc xe trên bờ đê bán lấy tiền tiêu sài". Sau đó Chí cùng hai người quay lại bờ đê, đến nơi Triệu thấy chiếc xe mô tô khóa vẫn cắm ở ổ khóa, Triệu bèn nhảy lên xe mở khóa và nổ máy. Anh Đàm Văn Thái là chủ xe thấy vậy đứng lên, đi đến chỗ xe và nói "sao lại lấy xe của tôi, để xe đấy". Nhưng Triệu không nói gì nổ xe mô tô và chạy đi về phía Diêm Điền. Anh Thái đuổi theo xe nhưng không kịp. Sau đó Anh Thái về báo chính quyền xã và Công an huyện. Triệu đã bị bắt giữ và bị khởi tố về tội công nhiên chiếm đoạt tài sản theo khoản 1 Điều 137 Bộ luật hình sự. Tài sản là chiếc xe mô tô trị giá là mười lăm triệu đồng đã được thu hồi trả lại cho anh Đàm Văn Thái.

Từ thực tiễn công tác điều tra, truy tố, xét xử có thể thấy, việc định lượng giá trị tài sản bị chiếm đoạt trong nhóm tội xâm phạm sở hữu nói chung và tội công nhiên chiếm đoạt tài sản nói riêng không chỉ có ý nghĩa trong việc áp dụng thống nhất pháp luật, mà còn bảo đảm nguyên tắc công bằng, bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật, tránh tùy tiện trong việc xử lý tội phạm. Bên cạnh đó, việc định lượng tài sản bị chiếm đoạt cũng bộc lội sự thiếu khả thi trong thực tế. Cụ thể là, thiếu các cơ sở pháp lý để xác định giá trị tài sản bị chiếm đoạt, thậm chí gây ra nhiều tranh cãi trong việc xác định cơ quan chức năng có thẩm quyền kết luận về giá trị của tài sản. Thông thường, nếu tài sản đã xác định được giá trị hoặc tài sản là tiền, ngân phiếu, tín phiến, vàng, bạc thì việc định lượng giá trị tài sản bị chiếm đoạt sẽ rất dễ

dàng. Tuy nhiên, đối với một số tài sản khác như vật, phương tiện giao thông, các vật có giá khác như xe máy, xe đạp, đồng hồ, máy móc đã qua sử dụng thì không phải lúc nào cũng có thể xác định được chính xác giá trị của tài sản bị chiếm đoạt bởi lẽ: 1) Chủ tài sản thường không có giấy tờ chứng minh, biên lai mua hàng hóa hoặc do thời gian đã quá lâu nên không nhớ chính xác giá trị của tài sản bị chiếm đoạt; 2) Tài sản mà chủ tài sản có được là do tặng cho, thừa kế, nhận giải thưởng; tài sản hiện không còn nguyên trạng do đã được sửa chữa hoặc được đưa vào sử dụng trong một thời gian dài. Như vậy, để có đủ cơ sở pháp lý xác định chính xác hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản của một người có phạm tội hay không phải định giá được giá trị tài sản, yêu cầu tất yếu đặt ra là phải có cơ quan chuyên môn có chức năng thẩm định giá trị của các tài sản bị chiếm đoạt để làm cơ sở xem xét việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội. Trong khi đó, vấn đề định giá tài sản trước đây chỉ được tiến hành với tài sản đã bị kê biên để bảo đảm thi hành án mà các đương sự không thỏa thuận được giá cả hoặc việc định giá khó khăn, đối với các tài sản khác, việc định giá là rất khó khăn mặc dù Nghị định số 17/2010/NĐ-CP ngày 04/3/2010 của Chính phủ về bán đấu giá tài sản đã có nhiều điểm mới về bán đấu giá tài sản nhưng việc định giá đối với các tài sản là đối tượng của hành vi chiếm đoạt tài sản hiện vẫn còn bỏ ngỏ. Yêu cầu tất yếu đặc ra là phải sớm xác định cơ quan có thẩm quyền định giá; trình tự, thủ tục định giá, giá trị pháp lý của việc định giá tài sản, xử lý các vấn đề khác phát sinh từ hoạt động định giá tài sản trong trường hợp người gây ra thiệt hại không đồng ý với kết quả định giá.

Trường hợp thứ hai, phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản do có hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng. Đây là trường hợp người phạm tội một lần thực hiện hành vi (vi phạm) là công nhiên chiếm đoạt tài sản có giá trị dưới hai triệu đồng nhưng vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự do hậu quả mà hành vi vi phạm đó gây ra là nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt

nghiêm trọng. Hậu quả có thể là thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản hoặc hậu quả phi vật chất (gây ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước; gây ảnh hưởng xấu về an ninh, trật tự, an toàn xã hội). Hậu quả phải do hành vi phạm tội gây ra - phải có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi phạm tội và hậu quả. Vì tội công nhiên chiếm đoạt tài sản có quy định giá trị tài sản bị chiếm đoạt nên việc xác định hậu quả thiệt hại về tài sản không phải căn cứ vào giá trị tài sản bị chiếm đoạt vì giá trị tài sản này đã được quy định thành tình tiết định khung riêng biệt. Do vậy, hậu quả của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản phải là thiệt hại về tài sản xảy ra ngoài giá trị tài sản bị chiếm đoạt.

Theo hướng dẫn của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp và Bộ Công an thì để xem xét trong trường hợp nào hành vi phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng về nguyên tắc phải đánh giá một cách toàn diện, đầy đủ các hậu quả (thiệt hại về tài sản, thiệt hại về tính mạng, sức khỏe và các các thiệt hại phi vật chất). Nếu gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản thuộc một trong các trường hợp sau đây là gây hậu quả nghiêm trọng: a) Làm chết một người; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của một đến hai người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 61% trở lên; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của ba đến bốn người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% đến 60%; d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nhiều người với tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 61% đến 100% nếu không thuộc các trường hợp được hướng dẫn tại các điểm b và c trên đây; đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nhiều người với tổng tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% và còn gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ 50 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng. Ngoài các thiệt hại về tính mạng, sức khỏe và tài sản, thì thực tiễn cho thấy có thể còn có hậu quả phi vật chất, như ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, gây ảnh hưởng về an ninh, trật tự an toàn xã hội… Trong các trường hợp này phải tùy thuộc vào từng trường hợp

cụ thể để đánh giá mức độ của hậu quả do tội phạm gây ra là nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. Trong trường hợp tài sản bị chiếm đoạt dưới 500.000 đồng (kể từ ngày 01/01/2010 là dưới hai triệu đồng - Tác giả luận văn) nếu gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì cũng bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 137 Bộ luật hình sự nếu không có tình tiết định khung hình phạt khác 38.

Trường hợp thứ ba, phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản do có hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị dưới hai triệu đồng nhưng đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt mà còn vi phạm. Đây là trường hợp trước đó đã có lần công nhiên chiếm đoạt tài sản và bị xử phạt vi phạm hành chính, nhưng chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử phạt hành chính nay lại có hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản có giá trị dưới hai triệu đồng. Để truy cứu trách nhiệm hình sự một người về tội công nhiên chiếm đoạt tài sản trong trường hợp này cần có hai điều kiện cần và đủ sau đây:

Một là, đã bị xử lý hành chính, một người bị coi là "đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt", nếu trước đó đã bị xử lý bằng một trong các hình thức sau đây về hành vi chiếm đoạt nhưng chưa hết thời hạn để được coi là chưa bị xử lý mà lại thực hiện một trong các hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản, trộm cắp tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản: a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính theo đúng quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính; b) Đã bị xử lý kỷ luật theo đúng quy định của Điều lệnh, Điều lệ của lực lượng vũ trang nhân dân; c) Đã bị xử lý kỷ luật theo đúng quy định của cơ quan có thẩm quyền. Hết thời hạn để được coi là chưa bị xử lý là hết thời hạn do pháp luật, Điều lệnh hoặc Điều lệ quy định (theo Điều 10 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, trong trường hợp "cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu quá một năm, kể từ ngày thi hành xong quyết định xử phạt vi phạm hoặc từ ngày hết hiệu lực thi hành quyết định xử phạt mà không tái phạm, thì được coi như chưa bị xử phạt vi phạm hành chính"). Đối với các trường hợp bị xử lý mà chưa có quy định về

thời hạn để hết thời hạn đó, người bị xử lý được coi là chưa bị xử lý, thì thời hạn đó là một năm, kể từ ngày bị xử lý;

Hai là, hành vi đã bị xử lý hành chính là một trong các hành vi chiếm đoạt sau đây: a) Hành vi cướp tài sản; b) Hành vi bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài

Một phần của tài liệu Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự Việt Nam (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)