Phân biệt tội công nhiên chiếm đoạt tài sản với tội chiếm giữ trái phép tài sản

Một phần của tài liệu Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự Việt Nam (Trang 78)

b) Sự khác nhau

2.2.5.Phân biệt tội công nhiên chiếm đoạt tài sản với tội chiếm giữ trái phép tài sản

trái phép tài sản

Tội chiếm giữ trái phép tài sản được quy định tại Điều 141 Bộ luật hình sự, đó là hành vi cố tình không trả lại tài sản cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cho cơ quan có trách nhiệm về tài sản do bị giao nhầm, do tìm được, bắt được sau khi đã có yêu cầu nhận lại tài sản đó 25, tr. 268.

Giữa tội công nhiên chiếm đoạt tài sản và tội chiếm giữ trái phép tài sản có những điểm giống và khác nhau sau đây:

a) Sự giống nhau

Đều xâm phạm đến quan hệ sở hữu; trong cấu thành tội phạm cũng không quy định thiệt hại về tính mạng, sức khỏe là tình tiết định khung hình phạt; đều được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp;

b) Sự khác nhau

- Về chủ thể: khác với tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, trong tội chiếm giữ trái phép tài sản, người phạm tội từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này; trong khi đó, trong tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm nếu thỏa mãn cấu thành định khung hình phạt quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 137.

- Về mặt khách quan: Trong tội chiếm giữ trái phép tài sản, người phạm tội có được tài sản là do bị giao nhầm, do mình tìm được hoặc bắt được (nhặt được). Việc giao nhầm là do chủ tài sản nhầm tưởng mà giao tài sản cho người phạm tội và người phạm tội không hề có bất cứ thủ đoạn nào để bên giao tài sản tưởng nhầm mà giao tài sản. Việc tìm được tài sản là do người phạm tội có được tài sản qua tìm kiếm trái phép; nhặt được tài sản là do chủ tài sản đánh rơi, bỏ quên nên người phạm tội đã có được tài sản, sau khi có tài sản, người phạm tội đã cố tình không trả lại tài sản cho chủ tài sản - thái độ cương quyết, dứt khoát không chịu giao nộp hoặc không chịu trả lại tài sản mặc dù đã được chủ sở hữu tài sản hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo đúng quy định của pháp luật. Còn trong tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, người phạm tội đã thực hiện hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản nên mới có được tài sản.

- Về đối tượng tác động:

+ Tội chiếm giữ trái phép tài sản thường là những tài sản không có chủ hoặc chưa có chủ, đó là những tài sản đã thoát ly khỏi sự chiếm hữu của chủ tài sản vì những lý do khác nhau như tài sản bị bỏ quên, bị đánh rơi, bị giao nhầm hoặc những tài sản chưa được phát hiện. Tài sản đó thường đã ở trong sự chiếm hữu của người phạm tội một cách hợp pháp trước khi họ có hành vi phạm tội, người phạm tội có được tài sản là do ngẫu nhiên. Khi đã có tài sản trong tay, người phạm tội đã có hành vi chiếm giữ trái phép.

+ Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, tài sản thường xác định rõ chủ sở hữu hoặc người có trách nhiệm quản lý tài sản. Tài sản mà người phạm tội có được là do đã thực hiện hành vi công khai chiếm đoạt do lợi dụng chủ tài sản ở vào hoàn cảnh khách quan nên không thể ngăn cản được hành vi phạm tội.

Để làm rõ sự khác biệt của hai tội này, ta xem xét qua ví dụ sau đây: Lê Văn B hành nghề xe ôm đang đứng chờ khách thì thấy gần đó xảy ra vụ va quệt xe máy giữa người đàn ông tên C với một phụ nữ. B liền chạy đến chỗ xảy ra xô xát thì thấy ông C đang bị một số người giằng co, đánh đập vì cho rằng ông C gây ra vụ va quệt mà không xin lỗi lại còn ăn hiếp phụ nữ. Trong lúc lộn xộn, ví tiền của ông C rơi xuống đường, thấy vậy, B liền nhặt chiếc ví cho vào túi quần và bỏ đi, khi đến chỗ vắng, B lấy ví tiền ra kiểm tra thấy trong ví có 7 triệu đồng. Khi bị rơi ví, ông C biết nhưng không thể thoát ra khỏi vòng vây của những người đang túm lấy mình để nhặt mặc dù trông thấy người lấy ví, sau khi những người vây đánh bỏ đi, ông C đã đến công an trình báo là bị cướp.

Khi định tội danh trong vụ án trên, có ý kiến cho rằng hành vi của Lê Văn B cấu thành tội chiếm giữ trái phép tài sản vì B nhặt được chiếc ví của ông C, không trả lại mà cố tình chiếm giữ. Ý kiến khác lại cho rằng hành vi của Lê Văn B cấu thành tội công nhiên chiếm đoạt tài sản vì hành vi phạm tội của B được thực hiện một cách công khai, B đã lợi dụng lúc ông C đang bị nhiều người vây đánh, không thể ngăn cản được người khác nhặt ví của mình để chiếm đoạt tài sản của ông C. Tác giả luận án theo quan điểm cho rằng hành vi của B là hành vi của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản. Hành vi nhặt ví tiền, cho vào túi của B là do lợi dung hoàn cảnh ông C đang ở vào hoàn cảnh không thể bảo quản được tài sản, Ông C biết chiếc ví của mình bị rơi, trông thấy người lấy ví nhưng không thể thoát ra khỏi vòng vây của những người đang túm lấy mình để nhặt. Đối chiếu với hành vi khách quan của tội chiếm giữ trái phép tài sản thì đây không phải là hành vi khách quan của tội

phạm này mà đủ yếu tố cấu thành hành vi khách quan của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Một phần của tài liệu Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự Việt Nam (Trang 78)