tài sản với các tội phạm thuộc nhóm tội xâm phạm sở hữu và các tội phạm nói chung
Để có được cái nhìn tổng thể làm cơ sở so sánh, đối chiếu, ta xem Bảng thống kê cụ thể về các tội phạm nói chung, các tội xâm phạm sở hữu nói riêng với tội công nhiên chiếm đoạt tài sản tại Phụ lục 3. Qua số liệu thống kê ta có thể phân tích, đánh giá và đưa ra nhận định như sau:
Thứ nhất, nếu như các tội phạm thuộc nhóm tội xâm phạm sở hữu chiếm tỷ lệ rất lớn về số vụ và số người so với các tội phạm nói chung thì tội công nhiên chiếm đoạt tài sản lại chiếm tỷ lệ rất nhỏ bé về số vụ và số bị cáo so với các tội phạm được đưa ra xét xử trong năm. Trong 05 năm, bình quân các tội xâm phạm sở hữu chiếm 42,79% tổng số vụ án được đưa ra xét xử với 41,92% số bị cáo thì tội công nhiên chiếm đoạt tài sản chỉ chiếm tỷ lệ tương ứng là 0,19% về vụ và 0,20% về bị cáo. Nếu so sánh tội công nhiên chiếm đoạt tài sản với các tội xâm phạm sở hữu thì tỷ lệ phạm tội của tội phạm này chỉ chiếm 0,42% tổng số vụ và 0,39% về số bị cáo, số liệu này cho thấy, trong nhóm tội xâm phạm sở hữu, tỷ lệ tội công nhiên chiếm đoạt tài sản là rất thấp, nhất là so với các tội trộm cắp tài sản; cướp tài sản; cướp giật tài sản và cưỡng đoạt tài sản (xem phụ lục 4).
Thứ hai, nếu nghiên cứu về tỷ lệ vụ án và bị cáo của các tội xâm phạm sở hữu nói chung trong tương quan với các tội phạm nói chung trong năm năm cho thấy có xu hướng năm tăng, năm giảm (trong khi đó, các tội phạm nói chung lại có xu hướng tăng theo các năm). Năm 2008, tỷ lệ cao nhất, năm 2009, tỷ lệ thấp nhất, bằng cách so sánh cho thấy, năm 2005 thấp hơn mức bình quân và tỷ lệ vụ án và bị cáo tương đối ổn định, sự tăng giảm thường rất nhỏ, không quá lớn, dao động từ 1 - 3%, trong khi đó, tỷ lệ vụ công nhiên chiếm đoạt tài sản lại biến đổi thất thường, có năm tăng rất cao (2006) nhưng có năm lại giảm đi một cách rõ rệt (2009). Điều này cho thấy diễn biến rất phức tạp của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản so với các tội xâm phạm sở hữu nói riêng và các tội phạm nói chung.
Thứ ba, nếu so sánh tội công nhiên chiếm đoạt tài sản với các tội có tính chất chiếm đoạt khác trong nhóm các tội phạm xâm phạm sở hữu như tội cướp tài sản, tội cưỡng đoạt tài sản, tội cướp giật tài sản và tội trộm cắp tài sản cho thấy tỷ lệ tội công nhiên chiếm đoạt tài sản với các tội phạm này là rất nhỏ; trong đó phần lớn là các tội trộm cắp (chiếm 72.03% về vụ và 69,43% về bị cáo); tội cướp giật tài sản (chiếm 11,42% về số vụ và 12,18% về
số bị cáo); tội cướp tài sản (chiếm 9,41% về số vụ và 15,03% về số bị cáo) (xem Phụ lục 4).
3.1.3. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân