Tiếp tục hoàn thiện Bộ luật hình sự để pháp điển hóa về tộ

Một phần của tài liệu Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự Việt Nam (Trang 101)

b) Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế

3.2.1 Tiếp tục hoàn thiện Bộ luật hình sự để pháp điển hóa về tộ

công nhiên chiếm đoạt tài sản từ thực tiễn công tác điều tra, truy tố, xét xử

Thứ nhất, hoàn thiện quy phạm định nghĩa về hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản, tội công nhiên chiếm đoạt tài sản; khái niệm chiếm đoạt tài sản; khái niệm người quản lý tài sản; khái niệm tài sản trong Bộ luật hình sự.

Qua nghiên cứu khái niệm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, so sánh với một số tội phạm có tính chất chiếm đoạt khác, có thể khái quát, mô tả hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản và pháp điển hóa trong Bộ luật hình sự như sau:

Công nhiên chiếm đoạt tài sản là hành vi chiếm đoạt tài sản được thực hiện bằng phương thức, thủ đoạn lợi dụng sự sơ hở, vướng mắc của người quản lý tài sản để lấy tài sản một cách công khai.

Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản là tội phạm có tính chất nguy hiểm cho xã hội, được thực hiện bằng hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản; có lỗi, trái pháp luật hình sự và phải chịu hình phạt.

Trong đó, khái niệm hành vi chiếm đoạt là "Hành vi cố ý chuyển dịch trái pháp luật tài sản đang thuộc sự quản lý của chủ tài sản thành tài sản của mình" - đây là khái niệm đã được các nhà khoa học và những người làm công tác điều tra, truy tố, xét xử thừa nhận rộng rãi nên cần được pháp điển hóa, đưa vào trong Chương các tội xâm phạm sở hữu với tư cách là một điều luật chung.

Khái niệm người quản lý tài sản bao gồm: chủ sở hữu tài sản và người có trách nhiệm quản lý tài sản (người đang nắm giữ hoặc trông coi, bảo vệ tài sản nhưng lại không có quyền định đoạt tài sản). Đây là khái niệm cần phải được giải thích rõ trong quá trình áp dụng pháp luật hình sự về tội phạm này, theo tác giả luận văn, có thể giải thích cụ thể như sau:

Chủ sở hữu tài sản là người có đầy đủ cả ba quyền năng: Quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản theo quy định của pháp luật; là người có quyền tự nắm giữ, tự quản lý, chi phối tài sản theo ý mình mà không bị hạn chế, gián đoạn về thời gian, có quyền khai thác công dụng, lợi ích, giá trị của tài sản và quyết định số phận pháp lý của tài sản đó.

Người có trách nhiệm quản lý tài sản bao gồm: người quản lý tài sản hợp pháp và người quản lý tài sản bất hợp pháp. Người quản lý tài sản hợp pháp là người được chủ sở hữu giao cho quản lý tài sản một cách hợp pháp; hoặc tuy không phải do chủ sở hữu giao cho nhưng việc sử dụng, quản lí tài sản được coi là hợp pháp; người được người quản lý tài sản hợp pháp giao tài sản để trông giữ; hoặc người phát hiện, thu giữ các tài sản vô chủ, tài sản bị bỏ quên, chôn giấu, chìm đắm… phù hợp với các điều kiện pháp luật quy định; hay các trường hợp quản lý tài sản theo quyết định, đệnh lệnh của cơ quan Nhà nước. Người quản lý tài sản không hợp pháp là trường hợp chiếm hữu bất hợp pháp trong quyền chiếm hữu tài sản, trong đó có cả chiếm hữu bất hợp pháp ngay tình và bất hợp pháp không ngay tình; một số trường hợp chiếm hữu sau đây thuộc trường hợp này: 1) Người có được tài sản do phạm tội mà có; 2) Người cố ý mua tài sản của người khác do phạm tội mà có; 3) Người có được tài sản do

có hành vi gian dối, do vi phạm pháp luật nhưng chưa đến mức phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự và bị coi là tội phạm. Dấu hiệu chung dễ nhận biết đối với trường hợp này là việc chiếm hữu, quản lý tài sản không hợp pháp và không được pháp luật thừa nhận nhưng trong pháp luật hình sự, các tài sản này trở thành đối tượng mà tội phạm hướng tới để thực hiện hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản, bởi tại thời điểm đó, họ là người đang nắm giữ tài sản.

Thứ hai, sớm sửa đổi, bổ sung Điều 137 Bộ luật hình sự để khắc phục điểm không hợp lý, những vướng mắc, bất cập như đã phân tích ở phần trên. Theo đó, cần bổ sung quy định "đã bị xử lý kỉ luật về hành vi chiếm đoạt tài sản" vào sau cụm từ "đã bị xử phạt hành chính"; bổ sung tình tiết "đã bị kết án nhiều lần" vào sau cụm từ "đã bị kết án về tội chiếm đoạt" tại khoản 1 Điều 137; bổ sung các tình tiết "có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp"; "chiếm đoạt tài sản có giá trị dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng" là những tình tiết định khung tăng nặng tại khoản 2 Điều 137 Bộ luật hình sự cho phù hợp với thực tiễn xét xử.

Sau khi đã nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung các quy định trên đây về mặt kỹ thuật lập pháp, ngoài các nội dung kiến nghị bổ sung mang tính chung cho nhóm tội phạm xâm phạm sở hữu được quy định tại phần chung của chương với tính cách là những quy định chung, áp dụng chung cho mọi tội phạm có tính chất chiếm đoạt, nội dung của Điều 137 có thể được thiết kế lại, cụ thể như sau:

"Điều 137. Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản

1. Người nào dùng phương thức, thủ đoạn lợi dụng sự sơ hở, vướng mắc của người quản lý tài sản để nhằm chiếm đoạt tài sản một cách công khai có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính, xử lý kỷ luật về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản hoặc bị kết án nhiều lần, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Hành hung để tẩu thoát;

d) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

đ) Tái phạm nguy hiểm; e) Gây hậu quả nghiêm trọng;

g) Chiếm đoạt tài sản có giá trị dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên; b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến một trăm triệu đồng".

Thứ ba, trên cơ sở Điều 137 của Bộ luật hình sự, các cơ quan tư pháp trung ương cần phối hợp hướng dẫn cụ thể trong việc áp dụng thống nhất các quy định của pháp luật liên quan đến các tội xâm phạm sở hữu; trước mắt nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT ngày

25/12/2001 của liên tịch Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp và Bộ Công an theo hướng làm rõ các nội dung như: khái niệm tài sản là đối tượng tác động của tội phạm, khái niệm chiếm đoạt tài sản; hành vi chiếm đoạt tài sản; khái niệm chủ tài sản; khái niệm của từng tội danh tương ứng trong nhóm các tội xâm phạm sở hữu và hành vi phạm tội cụ thể thể hiện trong mặt khách quan của từng tội phạm; các tình tiết định tội và định khung hình phạt được thể hiện trong các tội xâm phạm sở hữu như: Đã bị xử lý hành chính, xử lý kỷ luật mà còn vi phạm; đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản hoặc bị kết án nhiều lần, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; gây hậu quả nghiêm trọng, hậu quả rất nghiêm trọng, hậu quả đặc biệt nghiêm trọng; các tình tiết thuộc trường hợp định khung tăng nặng của từng tội phạm tương ứng như: Có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, hành hung để tẩu thoát, sử dụng thủ đoạn nguy hiểm khác hoặc dùng thủ đoạn nguy hiểm; vấn đề định giá tài sản và xử lý các vấn đề có liên quan đến việc định giá tài sản; vấn đề cộng dồn giá trị tài sản trong các lần phạm tội (kể cả những những lần bị phát hiện, xử lý và những lần chưa được phát hiện xử lý, nay mới phát hiện… Đặc biệt, cần hướng dẫn rõ cách thức xử lý những vấn đề còn có nhận thức chưa thống nhất trong từng tội danh cụ thể cũng như các tình huống phát sinh khi có sự chuyển hóa các tội danh cụ thể hoặc sự chuyển hóa về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi; khái quát và pháp điển hóa một số sai sót trong thực tiễn áp dụng pháp luật thời gian qua để rút kinh nghiệm chung khi tiến hành định tội danh đối với một số tội phạm cụ thể.

Một phần của tài liệu Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự Việt Nam (Trang 101)