Phân biệt tội công nhiên chiếm đoạt tài sản với tội trộm cắp tài sản

Một phần của tài liệu Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự Việt Nam (Trang 76)

b) Sự khác nhau

2.2.4. Phân biệt tội công nhiên chiếm đoạt tài sản với tội trộm cắp tài sản

Văn K thực hiện hành vi công nhiên chiếm đoạt chiếc xe máy của Phạm Văn H, vừa lên xe nổ máy chạy, nghe H hô hoán, B đã lên xe mô tô, nổ máy và chạy đuổi theo để bắt, K đã rút một khẩu súng K54 mang bên mình bắn hai phát về phía B làm B phải dừng lại không dám đuổi theo nữa, nhờ đó K trốn thoát. Trong trường hợp này đã có sự chuyển hóa từ tội công nhiên chiếm đoạt tài sản sang tội cướp tài sản vì K tuy không trực tiếp dùng vũ lực đối với người có trách nhiệm về tài sản và người có trách nhiệm về tài sản cũng không đuổi bắt hoặc truy đuổi nhưng hành vi dùng vũ lực (bắn súng) đối với B khi đang đuổi theo của K là hành vi dùng vũ lực với người mà K cho rằng họ sẽ cản trở việc thực hiện tội phạm của mình.

2.2.4. Phân biệt tội công nhiên chiếm đoạt tài sản với tội trộm cắp tài sản tài sản

Tội trộm cắp tài sản được quy định tại Điều 138 Bộ luật hình sự "là hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản đang có chủ và thuộc một trong các trường hợp: 1) Tài sản trộm cắp có giá trị từ hai triệu đồng trở lên; 2) Tài sản trộm cắp có giá trị dưới hai triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp: 2.1) Gây hậu quả nghiêm trọng; 2.2) Đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản; 2.3) Đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. Như vậy, khác với tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, dấu hiệu của tội trộm cắp tài sản thể hiện ở hành vi chiếm đoạt có tính chất lén lút (bí mật) đối với một tài sản đang có chủ (bí mật lấy tài sản mà chủ tài sản không biết mình bị lấy tài sản, chỉ sau khi mất họ mới biết bị mất tài sản). So với tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, tội trộm cắp tài sản có những điểm giống và khác nhau sau đây:

a) Sự giống nhau

Cả hai tội đều có cấu thành vật chất, hậu quả của tội phạm là yếu tố bắt buộc trong cấu thành tội phạm, cùng có định lượng giá trị của tài sản bị

chiếm đoạt trong cấu thành tội phạm; cùng được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp với mục đích là chiếm đoạt tài sản; mục đích chiếm đoạt tài sản của người phạm tội bao giờ cũng có trước khi thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản’ chủ thể của tội phạm là tương tự nhau (người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội công nhiên chiếm đoạt tài sản và tội trộm cắp tài sản theo khoản 1 và khoản 2; giống nhau về khách thể - cùng xâm phạm quan hệ sở hữu;

b) Sự khác nhau

+ Tội trộm cắp tài sản được thực hiện bằng hành vi lén lút, với thủ đoạn lợi dụng sự sơ hở, mất cảnh giác của người quản lý tài sản, không trông giữ cẩn thận hoặc lợi dụng vào hoàn cảnh khách quan khác như chen lấn, xô đẩy nhằm tiếp cận tài sản để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản mà người quản lý tài sản không biết. Tính chất lén lút, bí mật của hành vi trộm cắp tài sản thể hiện ở chỗ người phạm tội giấu diếm hành vi phạm tội của mình (không có ý thức công khai chiếm đoạt) và hành vi lén lút này là nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản. Tính chất lén lút của hành vi có thể thể hiện thông qua việc che dấu thân phận thật của mình với mọi người xung quanh và người quản lý tài sản.

+ Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản được thực hiện bằng hành vi công khai, người phạm tội không có ý thức giấu diếm hành vi phạm tội của mình mà công khai cho chủ tài sản biết, không có ý định che dấu, bí mật đối với chủ tài sản. Việc chủ tài sản không thể cản trở hành vi phạm tội là do đang ở vào tình trạng, hoàn cảnh đặc biệt nên biết hành vi phạm tội mà không làm gì được.

Để phân biệt rõ hơn về hai tội nêu trên, ta xem xét ví dụ sau:

Biết gia đình ông Trần Văn K đi vắng không có ai ở nhà, Phạm Văn M cùng đồng bọn đã thuê xe ô tô tải đến nhà ông K, giữa ban ngày ngang nhiên mở cổng, mở cửa vào nhà lấy tài sản của gia chủ đưa lên xe và mang đi, một số người hàng xóm nhìn thấy nhưng nghĩ rằng gia đình ông K chuyển chỗ ở

đi nơi khác nên không có hành động gì. Hậu quả là gia đình ông K bị mất một số tài sản trị giá gần một trăm triệu đồng.

Trong ví dụ này, có quan điểm cho rằng Phạm Văn M và đồng bọn phạm tội trộm cắp tài sản vì bọn chúng cố tình che giấu hành vi phạm pháp đối với gia chủ, chiếm đoạn tài sản khi chủ tài sản vắng nhà. Tuy nhiên, cũng có quan điểm cho rằng phải xét xử M và đồng bọn về tội công nhiên chiếm đoạt tài sản vì bọn chúng ngang nhiên đưa ô tô đến tận cửa nhà ông K giữa ban ngày để lấy tài sản. Hành vi chiếm đoạt tài sản của bọn chúng thực hiện công khai, nhiều người xung quanh đều nhìn thấy. Theo quan điểm của tác giả, trong trường hợp này, Phạm Văn M và đồng bọn phạm tội trộm cắp tài sản vì Phạm Văn M và đồng bọn tuy công khai đến nhà ông K giữa ban ngày để lấy tài sản trước mặt nhiều người hàng xóm, nhưng trên thực tế, việc công khai đó là công khai với những người xung quanh, được thực hiện trong điều kiện biết rõ gia đình ông K đi vắng, không có ai ở nhà. Hành vi của bọn chúng là lén lút đối với chủ tài sản (có ý thức lén lút, cố ý che giấu hành vi phạm tội đối với chủ tài sản).

Một phần của tài liệu Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự Việt Nam (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)