Số án đã giải quyết

Một phần của tài liệu Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự Việt Nam (Trang 86)

Theo thống kê của Tòa án nhân dân tối cao, trong năm năm, Tòa án nhân dân các cấp đã đưa ra xét xử sơ thẩm 426 vụ với 695 bị cáo - bình quân mỗi năm đưa ra xét xử sơ thẩm 85,2 vụ với 139 bị cáo (trung bình 1,63 bị cáo/1 vụ), còn lại 42 vụ với 90 bị cáo - bình quân 8,4 vụ với 18 bị cáo (trung bình 2,14 bị cáo/1 vụ). Các cấp Tòa án đã ra quyết định đình chỉ xét xử 05 vụ với 7 bị cáo (trung bình 1,4 bị cáo/1 vụ) - bình quân mỗi năm 1 vụ với 1,4 bị cáo; trả hồ sơ cho Viện kiểm sát nhân dân để tiến hành điều tra lại 58 vụ với 128 bị cáo và bình quân trong 05 năm là 11,6 vụ với 25,6 bị cáo (trung bình 2,21 bị cáo/ 1 vụ án); trong số đó, án điểm, xét xử lưu động là 14 vụ (bình quân mỗi năm 2,8 vụ) số còn lại được tiến hành xét xử tại trụ sở của Tòa án (xem Phụ lục 1).

Để có đủ cơ sở lý luận và thực tiễn đánh giá đúng đắn và đầy đủ về thực trạng số án đã giải quyết của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, có thể phân tích, đối chiếu và so sánh qua bảng số liệu thống kế dưới đây (Bảng 3.2):

Bảng 3.2: Phân tích số án đã giải quyết Năm Tổng số án phải giải quyết Đình chỉ xét xử Trả hồ sơ cho Viện kiểm sát Xét xử Số vụ án còn lại Vụ Bị cáo Vụ Bị cáo Vụ Bị cáo Vụ Bị cáo Án điểm, lƣu động Vụ Bị cáo 2005 90 130 0 1 9 11 74 106 0 7 12 2006 176 226 2 3 19 22 153 198 0 2 3 2007 101 212 0 0 15 54 70 108 3 16 50 2008 86 221 1 1 6 20 69 185 9 10 15 2009 78 131 2 2 9 21 60 98 2 7 10 Tổng số 531 920 5 7 58 128 426 695 14 42 90 Bình quân 106,2 184 1 1,4 11,6 25,6 85,2 139 2,8 8,4 18

Nguồn: Tòa án nhân dân tối cao.

Nhìn vào Bảng 3.2 trên đây, có thể đưa ra một số nhận xét, đánh giá khái quát như sau về quá trình giải quyết án:

Thứ nhất, nếu so sánh với tổng số lượng án và bị cáo phải giải quyết trong năm năm cho thấy tỷ lệ án đã xét xử hằng năm đạt 83,4% về vụ và 75,54% về số bị cáo; số lượng án còn lại chưa đưa ra xét xử là 8,19% về vụ và 9,8% về số bị cáo. Tỷ lệ này cho thấy % về vụ cao hơn % về bị cáo chứng tỏ số vụ án chưa được đưa ra xét xử sơ thẩm phần lớn là án có nhiều bị can, bị cáo; hơn nữa, các cấp Tòa án cũng rất khó khăn trong việc tuân thủ thời gian và bảo đảm về nguồn lực cho công tác xét xử án sơ thẩm đối với tội phạm này.

Thứ hai, số vụ và bị cáo phải trả hồ sơ yêu cầu Viện kiểm sát nhân dân điều tra bổ sung chiếm tỷ lệ 10,92 % về vụ và 13,91% về bị cáo. Theo Điều 179 Bộ luật tố tụng hình sự thì Tòa án ra quyết định trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung trong các trường hợp: 1) Khi cần xem xét thêm những chứng cứ quan trọng đối với vụ án mà không thể bổ sung tại phiên tòa được;

2) Khi có căn cứ để cho rằng bị cáo phạm một tội khác hoặc có đồng phạm khác; 3) Khi phát hiện có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. Qua nghiên cứu các vụ án mà Tòa án trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung cho thấy việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung thường có trong cả ba trường hợp nêu trên, trong đó trường hợp có căn cứ khẳng định bị cáo phạm một tội khác và có đồng phạm khác thường nhiều hơn các trường hợp còn lại. Thực trạng này cho thấy quá trình điều tra, truy tố của các cơ quan điều tra, Viện kiểm sát còn chưa nhận thức, chưa phân biệt đầy đủ về cấu thành tội công nhiên chiếm đoạt tài sản; một số hoạt động điều tra, truy tố còn bảo đảm, chưa có đầy đủ chứng cứ, nhất là các chứng cứ quan trọng để buộc tội một người có phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản hay không mà các chứng cứ này, Tòa án không thể bổ sung được trong giai đoạn xét xử sơ thẩm. Ngoài ra, tỷ lệ trả hồ sơ yêu cầu Viện kiểm sát điều tra bổ sung cũng rất có ý nghĩa trong việc chứng minh cho nhận định, xung quanh nhận thức về cấu thành cơ bản của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, giữa các cơ quan tiến hành tố tụng còn có rất nhiều các ý kiến khác nhau, và nhiều khi không có sự thống nhất trong nhận định, đánh giá về cấu thành tội phạm này cũng như áp dụng pháp luật hình sự, tố tụng hình sự để điều tra, truy tố, xét xử đối với tội phạm này.

Thứ ba, số vụ án Tòa án đình chỉ xét xử chiếm 0,94% về vụ và 0,76% về bị cáo. Theo Điều 180 Bộ luật tố tụng hình sự thì đối với tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, các Tòa án thường đình chỉ xét xử vụ án khi nằm trong các trường hợp 1) người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự; 2) Người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật; 3) Đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự; 4) Tội phạm đã được đại xá; 5) Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác và 6) Viện kiểm sát nhân dân rút toàn bộ quyết định truy tố trước khi mở phiên tòa. Qua nghiên cứu 01 vụ án do Tòa án đình chỉ xét xử cho thấy thuộc trường hợp Viện kiểm sát nhân dân rút toàn bộ quyết định truy tố trước khi mở phiên tòa

do hành vi không cấu thành tội phạm. Ngoài ra, qua nghiên cứu một số vụ án khác Viện kiểm sát đã tiến hành đình chỉ vụ án đối với một số vụ án mà cơ quan điều tra có sai lầm khi đánh giá về giá trị tài sản chiếm đoạt (như công khai lấy gà đang được các cơ quan chức năng tiến hành tiêu hủy do mắc dịch bệnh ở Thường Tín, Hà Nội). Như vậy, rõ ràng xung quanh vấn đề một hành vi có cấu thành tội công nhiên chiếm đoạt tài sản hay không, giữa các cơ quan tiến hành tố tụng còn nhận thức rất khác nhau và không phải lúc nào cũng có thể khẳng định một hành vi có cấu thành tội phạm này hay không.

Thứ tư, số lượng các vụ án Tòa án đưa ra làm án điểm và xét xử lưu động chiếm 2,6 4%, số còn lại, các cấp Tòa án xét xử tại trụ sở. Con số này cho thấy, các cấp Tòa án vẫn chưa thật sự chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật để phòng ngừa hành vi phạm tội mặc dù hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản thể hiện rất rõ tính chất nguy hiểm cho xã hội, cần phải được tuyên truyền, phổ biến nhân rộng trong các tầng lớp nhân dân để mọi người chủ động phòng ngừa, cẩn thận hơn, không tạo ra những điều kiện, hoàn cảnh để người phạm tội lợi dụng thực hiện hành vi phạm tội, đồng thời răn đe, giáo dục, phòng ngừa các hành vi phạm tội mới.

Một phần của tài liệu Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự Việt Nam (Trang 86)