1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tổng quan về siêu thị maximart việt nam

52 1,1K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 52
Dung lượng 394,97 KB

Nội dung

luận văn về siêu thị maximart việt nam, một trong những siêu thị ra đời sớm, và ngày càng mở rộng thị trường ra các tỉnh khắp cả nước. từ siêu thị nhỏ đã trở thành trung tâm mua sắm với nhiều chức năng vui chơi, giải trí, mua sắm, xem phim...

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Hiện nay, xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập nền kinh tế quốc tế đã trở thànhmục tiêu của nhiều quốc gia, Việt Nam cũng đang từng bước vươn lên và hòamình vào dòng chảy chung của khu vực và thế giới Hội nhập đã và đang đem lạinhiều cơ hội cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành kinh doanh siêu thịnói riêng, song nó cũng tiềm ẩn không ít những thách thức Trong đó thách thứclớn nhất đối với ngành kinh doanh siêu thị tại Việt Nam là sự xuất hiện ngàycàng nhiều các hệ thống siêu thị như Coopmart, Big C, Lotte Mart, Aeon Mall…

và đặc biệt là “ông lớn” Wal-mart đang có kế hoạch vào Việt Nam sẽ tạo ra sựcạnh tranh khốc liệt trong ngành bán lẻ Vì vậy chìa khóa cho các doanh nghiệp

có thể đứng vững trong môi trường kinh doanh hiện nay chính là việc thực hiện

có hiệu quả các hoạt động hỗn hợp chiêu thị Các hoạt động này nếu thực hiệntốt sẽ giúp các sản phẩm của doanh nghiệp tiếp cận dễ dàng hơn đối với ngườitiêu dùng

Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động chiêu thị đối với doanh nghiệp

kinh doanh trong lĩnh vực siêu thị, nhóm em quyết định chọn đề tài “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động chiêu thị của công ty cổ phần đầu tư

An Phong” để hiểu rõ hơn thực trạng và giải pháp của công ty trong việc điều

hành siêu thị Maximark trong thời kì khó khăn của các nhà bán lẻ nội của ViệtNam hiện nay

2 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của bài báo cáo này là các hoạt động hỗn hợp chiêu thịcủa công ty cổ phần đầu tư An Phong trong những năm gần đây

3 Phương pháp nghiên cứu

Trang 2

Bài báo cáo sử dụng nhiều biện pháp nghiên cứu nhưng chủ yếu là sử dụng cácphương pháp như thu thập thông tin, tham khảo các tài liệu, bài báo cáo mà công

ty cung cấp cùng với tài liệu mà giáo viên hướng dẫn cho tham khảo

4 Phạm vi nghiên cứu

Với thời gian nghiên cứu có hạn, bài làm chắc chắn sẽ có nhiều thiếu sót Mong

cô hướng dẫn thêm dể nhóm em có kinh nghiệm làm bài báo cáo sau này

Trang 3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU

Tên tiếng Anh: AN PHONG INVESMENT CORPORATION

Trụ sở chính: số 03, đường 3/2, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh

Người đại diện pháp luật: Võ ngọc Thành

Trang 4

Hệ thống siêu thị Maximark hiện nay gồm 6 trung tâm:

Trung tâm thương mại Maximark Ba Tháng Hai

Trung tâm thương mại Maximark Cộng Hòa

Trung tâm thương mại Maximark Cần Thơ

Trung tâm thương mại Maximark Nha Trang

Trung tâm thương mại Maximark Cam Ranh

Trung tâm thương mại Marximark Ninh Thuận

Công ty Cổ phần Đầu tư An Phong được thành lập vào năm 1992 với chức năngban đầu là kinh doanh hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng, thiết bị dụng cụ thểthao và dịch vụ du lịch Trong điều kiện kinh tế ngày càng phát triển và nhậnthức được nhu cầu của người tiêu dùng cần có một nơi mua sắm lịch sự, thuậntiện, thoải mái và hiện đại Công ty An Phong đã định hướng hoạt động củamình vào hoạt động của mình vào mô hình siêu thị Thương hiệu Maximark rađời, đánh dấu bước phát triển đầu tiên của ngành kinh doanh siêu thị tại Tp.HCM và Việt Nam.Với sự điều hành của lãnh đạo công ty và sự tận tâm của độingũ cán bộ công nhân viên, công ty đã và đang khẳng định vị thế của mình trênthương trường Những năm qua, công ty đã không ngừng phát triển lớn mạnh,nguồn vốn gia tăng đáng kể, từ những ngày đầu thành lập với số vốn là 300 triệuđồng và hiện nay khoảng 185 tỷ đồng

Trang 5

Bằng sự nhạy bén của mình, công ty đã khai thác một loại hình kinh doanh cònkhá mới mẻ ở Việt Nam, đó là các cửa hàng tự chọn mà hiện nay là các siêu thị.Năm 1995 ban lãnh đạo công ty đã quyết định đầu tư xây dựng siêu thịMaximark 3/2 đầu tiên tại số 3C, đường 3/2, quận 10, TP Hồ Chí Minh Năm

1998, siêu thị Maximark Nha Trang được xây dựng ở TP Nha Trang, tỉnhKhánh Hoà với diện tích kinh doanh khoảng 2000m2

Siêu thị Maximark ba tháng hai quận 10

Cũng trong năm 2000, công ty mở rộng siêu thị 3C và đầu tư mới trở thành siêuthị Maximark 3-3C hay còn gọi là Maximark Ba Tháng Hai, với tổng diện tíchtrên 17000m2 Trên cơ sở thành quả đã đạt được, năm 2001, công ty đã xây dựngMaximark Cộng Hòa trên khu đất gần 20000m2

Trang 6

Bằng sự nổ lực liên tục, đầu năm 2005, Maximark đã được tổ chức AFAQ(Pháp)cấp giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 Tháng 4/2006, siêuthị Maximark Cần Thơ được khai trương với diện tích kinh doanh 15000m2.Tháng 1/2010, trung tâm thương mại Maximark Nha Trang khai trương với diệntích trên 14000m2 Trung tâm thương mại Maximark Cam Ranh khai trương hoạtđộng vào ngày 3/4/2011, với diện tích kinh doanh 8000m2 Mới đây, 17/1/2015,trung tâm thương mại Maximark Ninh Thuận được khai trương, đánh dấu bướcphát triển mạnh mẽ của hệ thống siêu thị Maximark.

Trang 7

Tổng giám đốc

Giám đốc điều hànhhệ thống trung

Ranh

GĐ siêu thị Ba Tháng Hai

GĐ siêu thị Cộng Hòa

GĐ siêu thị Cần Thơ

KTĐ

KTV

ĐLH

KHO

BHG

TUV

TNG

B

Trang 8

1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban

Hiện nay, số lượng nhân viên của công ty An Phong vào khoảng 1000 người.Trong đó, siêu thị Maximark 3/2, Cộng Hòa mỗi siêu thị chiếm khoảng 250người, Maximark Cần Thơ là 200 người, Maximark Nha Trang và MaximarkCam Ranh mỗi siêu thị khoảng 150 người Cơ cấu nhân viên của công ty baogồm phần lớn là nhân viên bán hàng, thu ngân, bảo vệ và tạp vụ, số lượng nhânviên quản lý và văn phòng chiếm khoảng 10% trong cơ cấu và có trình độ caođẳng trở lên, trong đó đại học chiếm đa số

 Ban Giám Đốc: Tổng Giám Đốc, các Giám Đốc điều hành và Phó Tổng GiámĐốc

Tổng Giám Đốc: là người điều hành mọi hoạt động của công ty và hệ thống siêuthị, lãnh đạo của toàn thể công ty, chịu trách nhiệm trước toàn thể cán bộ, nhânviên của công ty trong việc quản lí tài chính, tài sản, hoạt động kinh doanh Cótrách nhiệm thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, chế độ làm việc cho toàn bộnhân viên trong công ty Có quyền bổ nhiệm hay miễn nhiệm các nhân viên đanglàm việc tại công ty

Giám Đốc điều hành: tham gia lập chiến lược kinh doanh cùng ban Giám Đốc,giám sát việc tổ chức thực hiện các công việc, đảm bảo đi đúng đường lối đãvạch ra

Phó Tổng Giám Đốc: tham mưu, cố vấn cho Tổng Giám Đốc và Ban Giám Đốc

về mọi hoạt động của công ty Chịu trách nhiệm đối với Tổng Giám Đốc về cáccông việc được giao

 Phòng hành chính nhân sự:

Tuyển dụng, tuyển mộ nhân viên cho công ty, lưu trữ và quản lí hồ sơ cán bộnhân viên của công ty Tham mưu cho ban giám đốc về tuyển dụng, thôi việc,sắp xếp và quản lí nhân viên Xây dựng cơ cấu tổ chức cho công ty, xây dựng

Trang 9

nội quy lao động, chế độ, điều kiện làm việc Ngoài ra, thực hiện chính sáchlương bổng, đãi ngộ cho nhân viên.

 Phòng tài chính kế toán:

Quản lí tài chính, tài sản của công ty, thu thập và tổng hợp các dữ liệu về tìnhhình tài chính của công ty Tham mưu cho Ban Giám Đốc trong việc tổ chức,kiểm tra, kiểm kê, phân tích các hoạt động tài chính của công ty Thực hiện việcghi sổ theo dõi các tài khoản liên quan đến người bán, người mua, công nợ củacông ty Ngoài ra, còn thực hiện các vấn đề liên quan đến vốn, tiền, tài sản, hànghóa của công ty, quản lí tác nghiệp các hoạt động của công ty trên lĩnh vực thống

kê kế toán và tài chính theo đúng quy định của pháp luật

 Phòng Quảng cáo - Tiếp thị:

Nghiên cứu thị trường và chủ động tìm nguồn hàng, mở rộng giao dịch, phối hợpvới các phòng ban để xem xét các phương thức thanh toán về mọi hoạt động muabán, tổ chức tiếp thị cung cấp thông tin, tham mưu cho ban Giám đốc chủchương, chương trình về hiệu quả của từng hoạt động, nhu cầu hàng hóa trên thịtrường

Tổ chức thực hiện các chương trình khuyến mãi cho hệ thống siêu thị, thực hiệncác chương trình quảng cáo nhằm xây dựng hình ảnh siêu thị trong lòng ngườitiêu dùng

Quan hệ với cơ quan truyền thông báo chí

1.3 Tình hình sản xuất kinh doanh

1.3.1 Nguồn hàng

Siêu thị Maximark có vai trò như một nhà phân phối các sản phẩm từ các nhàsản xuất Hàng hóa trong siêu thị chủ yếu được cung cấp từ các nhà sản xuất bênngoài Một vài nhân viên trong siêu thị có trách nhiệm ký hợp đồng và mua các

Trang 10

sản phẩm từ các nhà cung ứng bên ngoài Ngoài ra cũng có một số nhà cung ứng

tự chào hàng Theo kế hoạch kinh doanh, các kết quả thu thập được từ khảo sát,nghiên cứu hàng hóa và khách hàng, công ty sẽ có cách thức mua hàng riêng biệttheo từng giai đoạn, để đảm bảo cung cấp kịp thời, đúng hàng và đúng chấtlượng cho người tiêu dùng

Trong nhiều năm liên tiếp, Maximark được biết đến là một trong những thươnghiệu đạt chuẩn nhất Việt Nam, được nhiều niềm tin nơi người tiêu dùng Các sảnphẩm được bày bán trong siêu thị xuất phát từ những nhà sản xuất nổi tiếng và

uy tín từ trong và ngoài nước như: Unilever, Procter & Gamble, Vissan,Lancome, Việt Tiến, Blue Exchange, Rado, Bata… Khoảng 30% các sản phẩm

là ngoại nhập với tiêu chuẩn chất lương cao và mẫu mã đẹp

1.3.2 Cơ cấu mặt hàng

Hiện nay siêu thị Maximark có hơn 30.000 mặt hàng khác nhau, bao gồm rấtnhiều các chủng loại hàng hóa khác nhau với mẫu mã hàng hóa rất đa dạng vàđộc đáo, đảm bảo đáp ứng tốt nhất cho nhu cầu người tiêu dùng Có thể chiathành 3 nhóm sau:

 Thực phẩm:

Bánh, kẹo, trà, cafe : có các nhà cung cấp trong nước như Hải Hà, Kinh Đô, vớicác sản phẩm bánh kẹo, café có Trung Nguyên, Nestle, có các sản phẩm bánhkẹo từ các nước khác trên thế giới như Mỹ, Thái Lan…

Đồ hộp và thực phẩm tươi sống, đông lạnh: có các thương hiệu nổi tiếng nhưVissan, Chinsufood, thực phẩm chế biến công nghiệp có nhãn hiệu Vifon và một

số nhãn hiệu nổi tiếng khác Ngoài ra, còn một số sản phẩm ngoại nhập

Thức uống: đây là mặt hàng có khá nhiều nhãn hiệu từ trong và ngoài nước, sữa

là mặt hàng đa dạng nhất với các loại sữa có đường, không đường sữa bột… có

Trang 11

xuất xứ từ Mỹ, Úc… Nước giải khát có thương hiệu như Tân Hiệp Phát,Cocacola, Pepsi, Bến Thành…

 Thời trang và trang sức:

Quần áo may sẵn: Có các thương hiệu nổi tiếng từ Pháp,Ý… Ngoài các thươnghiệu trong nước như Việt Tiến, PT2000, Ninomax cũng có số lượng khá lớn.Đồng hồ và trang sức: các thương hiệu nước ngoài chiếm đa số như: Seiko,Aflamode Pais, Romanson…chủ yếu xuất xứ từ Ý và Pháp

1.3.3 Kết quả hoạt động kinh doanh

Nhận xét: Dựa trên bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, có thể thấy được chitiêu doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng qua các năm Năm 2012, doanh thubán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 2,7% (gần 17 tỷ) so với 2011 Nhưng theo kết quả

so sánh mức tăng trưởng từ những năm trước đó thì tỷ lệ tăng không thay đổi nhiều.Các chi tiêu lợi nhuận có xu hướng giảm mạnh, so cả về tuyệt đối và cả phần trăm 2giai đoạn 2010-2011, và 2011-2012, thì tỉ lệ tăng đã giảm Cụ thể về mức tăng trưởnglợi nhuận ròng của giai đoạn 2011-2012 chỉ là 4% so với 6,5% của giai đoạn 2010-

2011 Kết quả đó là ảnh hưởng từ những diễn biến kinh tế xấu trong năm 2011, các biển

số kinh tế vĩ mô thay đổi thất thường, tỉ lệ lạm phát tăng cao Chủ trương thắt chặt tiền

tệ và tín dụng của chính phủ, đã làm cho tiêu dùng giảm đi Các chi tiêu khác tăng theo

Trang 12

một tỉ lệ tương đối ổn định, không có biến số nào thay đổi lớn, lợi nhuận sau thuế củacông ty tuy đã tăng nhưng không nhiều Năm 2012, lợi nhuận sau thuế đạt xấp xỉ 4.043

tỷ, tăng 4% so với 2011 Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:

Trang 13

Chương 1 giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan hơn về công ty cổ phần đầu tư

An Phong Với bề dày lịch sử 23 năm trong lĩnh vực kinh doanh siêu thị, diện tích bề mặt rộng lớn, có lợi thế về địa hình, An Phong đã ngày càng khẳng định

vị trí của mình trên lĩnh vực kinh doanh siêu thị, trở thành điểm đến đáng tin cậy của người tiêu dùng

Ngoài loại hình kinh doanh siêu thị, công ty còn khẳng định tên tuổi của mình bằng sự kết hợp giữa siêu thị và trung tâm thương mại Sự kết hợp này tạo nên một nơi mua sắm sang trọng, tiện nghi, đáp ứng mọi nhu cầu của người tiêu dùng

Chương 1 cũng giúp chúng ra nắm được cơ cấu tổ chức, nguồn lực của công ty

Từ đó làm cơ sở nghiên cứu cho những yếu tố tác động đến chiến lược chiêu thị được thực hiện ở chương 2, đưa ra những biện pháp cụ thể thực hiện chiến lược chiêu thị được thực hiện ở chương 3 và một số giải pháp ở chương 4

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HOẠT ĐỘNG

Trang 14

HỖN HỢP CHIÊU THỊ

2.1 Tổng quan về chiêu thị

2.1.1 Khái niệm cơ bản

Chiêu thị (promotion) là một công cụ Marketing – mix (4P) được người bán sửdụng nhằm đẩy mạnh việc bán hàng Chiêu thị là các hoạt động của doanhnghiệp để truyền đạt thông tin, thuyết phục, nhắc nhở và khuyến khích kháchhàng mua sắm sản phẩm, cũng như hiểu rõ về hoạt động của doanh nghiệp.Chiến lược chiêu thị là tập hợp các hoạt động thông tin, giới thiệu về sản phẩm,thương hiệu, về tổ chức và các biện pháp kích thích tiêu thụ nhằm đạt mục tiêutruyền thông của doanh nghiệp

Hỗn hợp chiêu thị là việc phối hợp các hoạt động chiêu thị để thực hiện mục tiêutruyền thông đáp ứng với các thị trường mục tiêu đã chọn Các hoạt động chiêuthị bao gồm:

2.1.2 Mục tiêu của chiêu thị

Mục tiêu của chiêu thị là đẩy mạnh xúc tiến, cụ thể là:

 Truyền đạt thông tin về sản phẩm và doanh nghiệp tới thị trường Làmcho khách hàng cảm thấy thuận tiện và thỏa mãn hơn thông qua các chương trìnhtruyền thông tích hợp

 Kích thích một cách chân chính lòng ham muốn mua hàng của kháchhàng Cổ động khách hàng mua hàng nhiều hơn thông qua các hoạt động hỗn

Trang 15

hợp chiêu thị được thực hiện liên tục từ khi khách hàng chưa có thông tin gì vềsản phẩm, về doanh nghiệp đến khi khách hàng thực hiện hành động mua hàng

và chương trình chiêu thị còn tiếp tục kéo dài về sau nữa

 Đẩy mạnh viêc bán hàng và phát triển khách hàng Làm cho hàng hóa tiêuthụ nhanh hơn và số lượng người mua tăng lên thông qua việc giới thiệu vềthông tin sản phẩm cho khách hàng

 Duy trì, bảo vệ hình ảnh và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thịtrường Tạo sự tin tưởng, dành tình cảm của khách hàng mục tiêu và các nhómcông chúng

2.1.3 Vai trò của chiêu thị đối với nhà phân phối

Tạo sự thuận tiện cho phân phối, hỗ trợ trung gian phân phối tiêu thụ sản phẩm

dễ dàng hơn, hiệu quả hơn

Là công cụ cạnh tranh, cải thiện doanh số, tạo sự thuận tiện cho phân phối, xâydựng thương hiêu của doanh nghiệp

Các hoạt động chiêu thị còn giúp xây dựng mối quan hệ bền vững giữa nhà sảnxuất và nhà phân phối

2.2 Các hoạt động của hỗn hợp chiêu thị

2.2.1 Quảng cáo

2.2.1.1 Khái niệm

Là hoạt động sử dụng các phương tiện truyền thông phải trả tiền để khách hàngbiết đến sản phẩm hay doanh nghiệp, quảng cáo sẽ tác động vào tâm lý muahàng của khách hàng, làm cho nhu cầu được biểu hiện nhanh hơn làm hàng hóatiêu thụ nhanh chóng

Là hoạt động sử dụng các phương tiện truyền thông phải trả tiền để khách hàngbiết đến sản phẩm hay doanh nghiệp

2.2.1.2 Chức năng

Có 3 chức năng chính:

Trang 16

 Chức năng thông tin: chức năng này hướng đến thông báo cho thị trường vềsản phẩm, về giá, về hình ảnh…và được khái quát thông qua hình ảnh, ngônngữ với những chức năng, đặc điểm, lợi ích sản phẩm của doanh nghiệp.

 Chức năng thuyết phục: qua 4 giai đoạn:

 Lôi cuốn sự chú ý của khách hàng

 Gây nên sự thích thú, ý thích mua hàng của khách hàng

 Tạo sự ham muốn mua hàng của khách hàng

 Dẫn đến hành động mua hàng

 Thứ ba là nhắc nhở khách hàng về sự tồn tại của doanh nghiệp về nơi có thểmua hàng, duy trì niềm tin của họ đối với doanh nghiệp

2.2.1.3 Một số phương tiện quảng cáo

 Radio: là phương tiện quảng cáo đại chúng có số lượng người nhận tin lớn,nhanh, sâu rộng

 Tivi: quảng cáo trên tivi có thể kết hợp được cả âm thanh và hình ảnh, màusắc, sự chuyển động của hình ảnh, dễ gây ấn tượng đối với khách hàng

 Quảng cáo trên pano, áp phích: đây là một hình thức quảng cáo cho phépkhai thác tối đa lợi thế, kích thước, hình ảnh, màu sắc và chủ đề quảng cáo

 Quảng cáo qua bưu điện: phương tiện này sử dụng với khách hàng quenthuộc

 Quảng cáo internet: đây là phương tiện quảng cáo mới đang được các doanhnghiệp sử dụng và sẽ trở thành quen thuộc trong tương lai

Ngoài ra còn một số phương tiện quảng cáo trực tiếp (bưu điện, thư trực tiếp,điện thoại…), quảng cáo khác như quảng cáo trên các đồ dùng, phương tiện sinhhoạt hàng ngày, quảng cáo tại điểm bán

Những lưu ý khi thực hiện quảng cáo:

Trang 17

2.2.2 Quan hệ công chúng (PR)

“PR là những hoạt động liên tục, có kế hoạch và thận trọng để thiết lập và duy trì

sự hiểu biết lẫn nhau giữa doanh nghiệp/tổ chức và công chúng” (Viện nghiên cứu ý kiến cộng đồng của Anh – PR Society of UK).

Công chúng là bất cứ nhóm người nào có mối quan tâm hay ảnh hưởng hiện tạihay tiềm tàng đến khả năng đạt được những mục tiêu của doanh nghiệp thôngqua các hoạt động từ thiện, chăm sóc sức khỏe cộng đồng do các tổ chức hoạtđông nhằm mục đích xã hội tổ chức nhằm tạo ra hình ảnh một tổ chức hoặc cánhân có trách nhiệm với cộng đồng

2.2.3 Khuyến mãi.

2.2.3.1 Khái niệm

Khuyến mãi là những hoạt động của doanh nghiệp nhằm kích thích khách hàngmua hàng trong thời gian ngắn, cách dành những lợi ích nhất định cho kháchhàng

2.2.3.2 Các hình thức khuyến mãi

Có những công cụ kích thích khách hàng như:

Chỉ số lượng người

xem, nghe, đọc quảng

cáo trên một phương

tiện trong thị trường

mục tiêu.

Phạm vi

Số lần quảng cáo xuất hiện trên một phương tiện (số lần phát hành và số lần đọc).

Tần suất

Mức độ tác động mà quảng cáo có được mỗi khi đến được với khách hàng.

Tác động

Trang 18

 Tặng hàng mẫu dùng thử, tặng kèm hàng hóa, dịch vụ, tặng quà ngay sau khikhách hàng mua sản phẩm.

 Tăng thêm lượng, giá không đổi

 Các cuộc thi trúng giải, rút thăm trúng giải, rút thăm trúng thưởng

 Tặng phiếu thưởng điểm cộng, phần thưởng, phiếu tặng hàng

 Coupon giảm giá, mua một tặng một

 Xổ số, bốc thăm trúng thưởng, rút thăm may mắn

 Chương trình tiết kiệm thường xuyên, đổi hàng cũ lấy hàng mới…

2.2.4 Marketing trực tiếp

2.2.4.1 Khái niệm

Theo định nghĩa của hiệp hội Marketing trực tiếp DMA: “Marketing trực tiếp làmột hệ thống tương tác của Marketing có sử dụng một hay nhiều phương tiệnquảng cáo để tác dụng đến phản ứng đáp lại đo được và/ hay việc giao dịch tạibất kỳ địa điểm nào”

 Marketing trực tiếp là loại hình Marketing không thông qua trung gian, có sựtương tác với khách hàng, và sự tương tác này là đo lường được

 Marketing trực tiếp cho phép bán hàng và tìm hiểu về một khách hàng cụ thể

đã được nhập vào cơ sở dự liệu nhằm thiết lập mối quan hệ thường xuyên vàđầy đủ đối với khách hàng

 Với sự phát triển của khoa học – kỹ thuật và công nghệ trong lĩnh vực truyềnthông, Marketing trực tiếp ngày càng được úng dụng nhiều hơn trong hoạtđộng chiêu thị

2.2.4.2 Vai trò của Marketing trực tiếp

 Đối với doanh nghiệp:

Đây là cơ hội thuận tiện dễ chọn lọc khách hàng chính xác, thích hợp, thiết lậpmối giao hảo liên tục đối với khách hàng Là cơ sở nghiên các ý tưởng và sảnphẩm mới, các hình thức quảng cáo mới trước khi truyền bá rộng rãi Phương

Trang 19

pháp này đánh giá được hiệu quả vì có thể đo lường được bằng phản ứng củakhách hàng.

2.2.5.2 Đặc điểm

 Giao tiếp trực tiếp

 Hiệu quả cả trong ngắn hạn lẫn dài hạn

 Rất cần thiết đối với sản phẩm phức tạp về kỹ thuật

 Tốn kém (tuyển dụng, huấn luyện nhân viên và trên đơn vị kháchhàng)

 Khó khăn trong công tác quản lý

Kết luận chương 2

Qua chương 2, chúng ta có thể thấy hoạt động chiêu thị rất quan trọng và cầnthiết trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp Trong nhiều tình huống, cáchoạt động chiêu thị có tác dụng tốt sẽ ảnh hưởng đến rất nhiều đến kết quả bánhàng của doanh nghiệp

Dựa trên cơ sở phân tích các lý luận cơ bản để hoạch định chiến lược kinh doanhcho doanh nghiệp, chiến lược chiêu thị cơ bản nói chung và hoạt động chiêu thịnói riêng có ý nghĩa như thế nào đối với doanh nghiệp khi kinh doanh trong lĩnhvực siêu thị – một môi trường luôn thay đổi, đối với người tiêu dùng và xã hội để

Trang 20

từ đó đề ra chiến lược chiêu thị phù hợp cho lĩnh vực này ở chương 3 và đồngthời đưa ra các giải pháp khắc phục cho các vấn đề khó khăn ở chương 4.

Trang 21

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CỦA CÁC HOẠT ĐỘNG HỖN HỢP CHIÊU THỊ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ

AN PHONG

3.1 Môi trường chiêu thị

3.1.1 Môi trường vĩ mô

3.1.1.1 Môi trường nhân khẩu

Theo kết quả điều tra dân số, tính đến giữa năm 2014, tổng dân số Việt Nam đạt gần 90,5 triệu người, xếp thứ 13 trong các nước đông dân nhất trên thế giới ViệtNam đang tận dụng tối đa lợi thế cơ cấu “dân số vàng”, tuy nhiên cũng đồng thờiphải đối diện với nguy cơ già hóa dân số nhanh chóng , tạo áp lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội Dân số Việt Nam tăng nhanh qua mỗi năm, ước tính mỗi năm tăng khoảng 950.000 người Hơn nữa, với tốc độ đô thị hóa ngày càng cao, người dân có xu hướng ra sống ở các đô thị Với nhịp sống vội vã, cộng với quỹ thời gian hạn hẹp thì nhu cầu sử dụng các sản phẩm tiện lợi nhưng vẫn đảm bảo sức khỏe ngày càng tăng, đặc biệt là các hộ gia đình có thu nhập khá Đây là cơ hội tốt cho việc kinh doanh hoạt động siêu thị của các doanh nghiệp

3.1.1.2 Môi trường kinh tế

Năm 2013, thị trường bán lẻ đã chứng kiến nhiều đổi thay Bước sang năm 2014,vẫn còn nhiều thách thức, nhất là sức mua của thị trường chưa có dấu hiệu khả quan Đồng thời, thị trường bán lẻ xuất hiện thêm nhiều tập đoàn, doanh nghiệp nước ngoài lớn như Lotte Mart, Aeon Mall…đang đổ bộ vào nước ta, khiến cuộccạnh tranh ngày càng gay gắt

Tuy nhiên, Việt Nam vẫn được đánh giá là một trong những thị trường bán lẻ có sức phát triển nhanh nhất, xếp thứ tư trong danh sách những thị trường phát triển

Trang 22

nhanh nhất trên trên thế giới Hiện nay, Việt Nam là quốc gia đứng thứ 2 trong top 10 thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất châu Á.

Kênh bán lẻ hiện đại Việt Nam năm 2014 mới chỉ chiếm 15% trong tổng hệ thống bán lẻ trong nước, trong khi các nước khác trong khu vực xấp xỉ 50% Theo thống kê của Bộ Công Thương, cả nước hiện nay có khoảng 9200 chợ các loại và khoảng 18.000 của hàng mặt tiền lớn nhỏ Đây là hình thức mua sắm truyền thống chiếm phần lớn tổng doanh thu bán lẻ

Năm 2014, nước ta có 300 siêu thị và hơn 25 trung tâm thương mại Bên cạnh các siêu thị, các trung tâm thương mại có vốn đầu tư trong nước như siêu thị Maximark, Co.op Mart, Vinatex, Citimart…còn có nhiều siêu thị, trung tâm thương mại có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động như Parson, Zen Plaza, Metro, Aeon Mall, Big C, Lotte Mart…làm cho hệ thống bán lẻ Việt Nam ngày càng sôi nổi và cạnh tranh gay gắt Cuộc cạnh tranh giữa các siêu thị nội địa với hệ thống siêu thị quốc tế của các tập đoàn bán lẻ xuyên quốc gia ngày càng trở nên khốc liệt hơn khi Việt Nam chính thức mở cửa hoàn toàn thị trường bán lẻ vào ngày 01/01/2009

Tập đoàn bán lẻ lớn nhất thế giới Wal-mart đang dự kiến đổ bộ vào Việt Nam năm 2015, đây thực sự là một thách thức lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt hiện nay Việc phát triển kinh doanh và vượt qua giai đoạn khó khăn như hiện nay sẽ là bài toán đối với các doanh nghiệp, chỉ

có những doanh nghiệp có đủ năng lực mới có thể đứng vững trên thị trường cạnh tranh khốc liệt hiện này

3.1.1.3 Môi trường chính trị, pháp luật

Trong những năm gần đây, Việt Nam luôn biết đến là một quốc gia có nền chínhtrị ổn định Với chính sách ngoại giao ngày càng mở rộng, Việt Nam đã và đangthu hút lượng lớn vốn đầu tư nước ngoài, chính sách thuế cũng có nhiều ưu đãi

Trang 23

cho doanh nghiệp Thuế xuất nhập khẩu cũng giảm dần theo các mặt hàng khiViệt Nam gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO

Luật pháp Việt Nam ngày càng minh bạch, cải tiến nhiều luật mới như luật đầu

tư, luật chống độc quyền, chống bán phá giá giúp các công ty có một môi trườngkinh doanh lành mạnh, ổn định

2.3.1.4 Môi trường công nghệ

Thế giới vẫn đang trong công cuộc cách mạng công nghệ, hàng loạt công nghệmới ra đời và tích hợp vào các sản phẩm dịch vụ Tại Việt Nam, mặc dù là nước

đi sau nhưng chính phủ luôn ưu tiên cho nghiên cứu và đổi mới công nghệ Đặcbiệt trong công nghệ thông tin, công nghệ truyền thông, phương tiện truyền tảigiúp rút ngắn khoảng cách địa lý

Mặc dù công nghệ Internet gia nhập khá muộn ở nước ta nhưng phát triển rấtnhanh, chỉ trong vòng 10 năm Intenet đã được phổ biến khắp thành thị, số lượngngười truy cập đã tăng nhanh đăc biệt là giới trẻ và là một trong những quốc gia

có lượng người truy cập đông nhất thế giới Các doanh nghiệp nên nắm bắt điềunày để xây dựng lên một mối liên kết giữa các doanh nghiệp với khách hàng.Tuy nhiên, nền công nghệ Việt Nam vẫn còn chậm phát triển so với các nướctrong khu vực, vì thế việc nâng cao công nghệ là vấn đề được đặt ra cho cácdoanh nghiệp Hơn nữa, đổi mới công nghệ sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh cho chínhcông ty Do đó công ty phải cải tiến công nghệ nếu vẫn muốn tiếp tục trên đườngđua về chất lượng sản phẩm, giành sự quan tâm của khách hàng

2.3.1.5 Môi trường văn hóa – xã hội

Người Việt Nam có truyền thống văn hóa Á Đông, tuy nhiên trong quá trình hộinhập có sự giao thoa văn hóa, bị ảnh hưởng bởi nền văn hóa khác Điều đó dẫnđến xu hướng mua sắm tiêu dùng của người dân có sự thay đổi đáng kể Theo

Trang 24

Viện Nghiên Cứu Tư Vấn Phát Triển Xã Hội (ĐH Quốc Gia TP.HCM) nền vănhóa tiêu dùng Việt Nam mới gồm 3 đặc điểm cơ bản sau:

- Tiêu dùng dựa trên giá trị: hành vi lựa chọn những sản phẩm – dịch vụ tốt,bền, giá cả phù hợp, thỏa mãn nhu cầu cá nhân của người tiêu dùng

- Tiêu dùng thông minh: hành vi tiêu dùng dựa trên tư duy nhận thức, tiêudùng những gì mình biết, mình hiểu rõ

- Tiêu dùng có trách nhiệm: hành vi tiêu dùng có tính xã hội cao, tiêu dùng cótrách nhiệm không chỉ mua hàng hóa – dịch vụ thỏa mãn nhu cầu đời sống cánhân, biết lựa chọn hàng hóa của những doanh nghiệp có trách nhiệm với xãhội

Đối với sản phẩm, an toàn trở thành mối quan tâm của mọi người tiêu dùng.Người tiêu dùng đôi khi sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho các sản phẩm tốt chosức khỏe Người Việt tiêu dùng không cần cầu kì lắm, ăn uống đủ chất và giản

dị Tuy vậy nhu cầu có những sản phẩm phục vụ tốt có lợi ích cho bản thân ngàycàng cao Đặc biệt là phụ nữ, ngày nay họ không chỉ nấu những món ăn đủ chấtdinh dưỡng cho gia đình mà còn có nhu cầu làm đẹp cho bản thân Do đó, chămsóc sắc đẹp đặc biệt là dầu gội, kem dưỡng da…ngày càng được chú ý

3.1.2 Môi trường vi mô

3.1.2.1 Đối thủ cạnh tranh

Các đối thủ cạnh tranh lớn của Maximart bao gồm:

Hệ thống trung tâm thương mại Co.op Mart

Đây là hệ thống trung tâm thương mại có quy mô lớn nhất nước ta hiện nay, vớicác trung tâm thương mại thành viên trải rộng khắp TP.HCM nói riêng và cảnước nói chung Co.op Mart được đánh giá là hệ thống trung tâm thương mạithành công nhất hiện nay, chiếm hơn 40% thị phần tại thành phố Hồ Chí Minhcùng hơn 40.000 điểm bán hàng và phân phối hàng tiêu dùng trong cả nước

Trang 25

Co.op Mart được đánh giá là đối thủ cạnh tranh mạnh nhất đối với trung tâmthương mại Maximark.

Hệ thống siêu thị Big C

Big C là nhà phân phối bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam, là siêu thị chuyên phânphối các mặt hàng thế mạnh của đối tác Bourbon và hệ thống siêu thị Big CThái Lan Chủ trương của Big C là không phụ thuộc vào bất kỳ một nhà cungcấp nào, chỉ chọn những nhà cung cấp có mặt hàng cạnh tranh về giá cả, vìvậy siêu thị Big C có số lượng nhà cung cấp lớn và đa dạng Cùng với đó giá

cả các mặt hàng tương đối rẻ và có nhiều chương trình khuyến mãi hơn sovới Maximark

Hệ thống siêu thị Metro:

Hình thức kinh doanh tại Metro tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà bán buôn.Khi mua sản phẩm tại đây sẽ được chiết khấu tùy theo mặt hàng và số lượng.Giá cả tại đây rất cạnh tranh, thường thấp hơn giá thị trường từ 1% đến 15%tùy theo mặt hàng

Bên cạnh đó Metro cũng kinh doanh các mặt hàng mang nhãn hiệu riêng cógiá cả hết sức cạch tranh Metro thuộc tập đoàn nước ngoài nên có thế mạnh

về uy tín, nguồn vốn cũng như cơ sở hạ tầng hiện đại Tuy nhiên hình thứckinh doanh tại đây chỉ có lợi cho các nhà bán buôn, đối với các hộ gia đìnhthì rất hạn chế điều này đã giảm một số lượng lớn khách hàng mua lẻ đến vớiMetro

Hệ thống trung tâm thương mại Citimart:

Hệ thống siêu thị Citimart – trực thuộc công ty TNHH TMDV Đông Hưng

Là hệ thống mua sắm tự chọn đầu tiên tại Việt Nam với sự kết hợp đa ngành:nội thất, nhà hàng, café, barkery, vàng bạc – trang sức, mỹ phẩm, thời trang,

Trang 26

đồ lưu niệm, đồ chơi, điện máy gia dụng, chăm sóc sức khỏe, khu vui chơi,rạp chiếu phim…

3.1.2.2 Khách hàng

3.1.2.3 Môi trường bên trong của công ty

3.1.2.3.1 Tài chính

Bảng 1.2: Bảng cân đối kế toán năm 2012

Tại ngày 31 tháng 12 năm 2012

Ngày đăng: 24/03/2015, 14:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w