Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: vấn đề hoàn thiện thủ tục Hải quan đối với loạihình nhập nguyên liệu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu - Phạm vi nghiên cứu là các q
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh nền kinh tế đất nước ta đang từng bước tiến vào công cuộchội nhập với nền kinh tế thế giới thì những thủ tục Hải quan rườm rà, phứctạp đang là rào cản đối với hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, gây tốnkém, ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trườngquốc tế Hoạt động nhập khẩu nguyên vật liệu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu
là một trong những hoạt động kinh doanh đa dạng, phong phú và có đóng góprất lớn vào tỷ trọng xuất nhập khẩu của nền kinh tế đất nước Trong thời gianqua Bộ Tài Chính và Tổng cục Hải Quan Việt Nam đã có những bước đi đúngđắn trong công tác quản lý đối với hoạt động này như sửa đổi, bổ sung cácquy định về pháp luật Hải quan có lợi cho doanh nghiệp; tích cực ban hànhcác chính sách ưu đãi về thuế nhập khẩu nguyên liệu…giúp các doanh nghiệpchủ động hơn trong hoạt động kinh doanh quốc tế, làm gia tăng giá trị hànghóa xuất khẩu và tạo uy tín cho hàng hóa Việt Nam Tuy nhiên do một sốtính đặc thù của loại hình này lên hiện nay thủ tục Hải quan đối với nguyênliệu nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu vẫn còn gặp nhiều bất cậpnhư: những quy định về thủ tục Hải quan vẫn còn nhiều sơ hở và chưa thực sựđồng nhất dẫn đến khó khăn đối với công tác quản lý của cơ quan Hải quan,tạo điều kiện cho doanh nghiệp lợi dụng kẽ hở gian lận, trốn thuế gây thất thucho ngân sách nhà nước Chính vì vậy, hoàn thiện thủ tục Hải quan đối vớinguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu là một nhiệm vụ đặcbiệt quan trọng đối với ngành Hải quan nói riêng và nhà nước nói chung Xuất
phát từ những lý do cơ bản trên em đã chọn đề tài : “Hoàn thiện thủ tục Hải
quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu”.
Trang 22 Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu những cơ sở lý luận về thủ tục Hải quan loại hình nhập khẩu
nguyên vật liệu sản xuất hàng hóa xuất khẩu
- Đánh giá đúng thực trạng quản lý việc thực hiện thủ tục Hải quan đối vớiloại hình nhập nguyên vật liệu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu hiện nay
- Đưa ra những đề xuất, kiến nghị để khắc phục những hạn chế và phát huynhững ưu điểm trong việc hoàn thiện thủ tục này
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: vấn đề hoàn thiện thủ tục Hải quan đối với loạihình nhập nguyên liệu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu
- Phạm vi nghiên cứu là các quy định, nghị định, văn bản hướng dẫn liênquan đến thủ tục Hải quan và cải cách thủ tục Hải quan của Bộ Tài Chính vàTổng cục Hải quan Việt Nam
4 Bố cục của chuyên đề
Ngoài phần mở đầu và kết luận thì nội dung của chuyên đề bao gồm:
Chương I: Thực trạng hoạt động và thủ tục hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu ở nước ta hiện nay
Chương II: Phương hướng và biện pháp nhằm hoàn thiện thủ tục hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu
Em xin gửi lời cảm ơn trân trọng nhất tới PGS.TS Nguyễn Thừa Lộcngười đã hướng dẫn em thực hiện chuyên đề này Mặc dù với sự cố gắng củabản thân song do kiến thức còn hạn chế và tính phức tạp của đề tài nênchuyên đề không tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong nhận được ý kiếnđóng góp của các thầy cô để chuyên đề của em có thể hoàn thiện hơn
Hà Nội, ngày…
Sinh viên thực hiện Nguyễn Phú Cường
Trang 3CHƯƠNG I THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VÀ THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI NGUYÊN LIỆU NHẬP KHẨU ĐỂ SẢN XUẤT HÀNG XUẤT KHẨU
Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 1.1 Khái quát về đơn vị thực tập
Vụ Pháp chế là một đơn vị trực thuộc tổng cục Hải quan có chức năngtham mưu giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan tổ chức, triển khai thựchiện các nhiệm vụ được giao theo quy định tại Quyết định số 02/2010/QĐ-TTg ngày 15 tháng 01 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ quy định chứcnăng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan trựcthuộc Bộ Tài chính Song hành cùng với sự ra đời của Tổng cục Hải quan là
vụ Pháp chế một đơn vị trực thuộc giúp cho bộ máy tổ chức và hoạt động củaTổng cục được hoàn thiện hơn Ban đầu Vụ Pháp chế Tổng cục Hải quan baogồm 2 phòng là: Phòng chính sách pháp luật và phòng Xử lý, tố tụng Trảiqua thời gian những yêu cầu thực tế về kiểm tra tình hình thực hiện văn bảnpháp luật của doanh nghiệp, việc tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luậtHải quan ngày càng nhiều phát sinh và bất cập Trước tình hình cần có thêmmột phòng ban phụ trách riêng những công việc này nhằm thực hiện côngviệc một cách có chuyên môn và hiệu quả nhất Vụ Pháp chế đã trình Tổngcục Hải quan ký quyết định mở thêm một phòng mới là phòng Kiểm tra, hỗtrợ thực hiện pháp luật Hải quan
Hiện nay, Vụ Pháp chế có 3 phòng ban chính là: Phòng chính sách phápluật; phòng xử lý, tố tụng; phòng kiểm tra, hỗ trợ pháp luật Hải quan với 10phòng làm việc chuyên trách Cơ cấu tổ chức cán bộ gồm: 1 Vụ Trưởng; 3 VụPhó và 27 cán bộ Hải quan
Vụ Pháp chế Tổng cục Hải quan thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn theođiều 1 mục I Quyết định 1080/QĐ-BTC ban hành ngày 11/05/2010 của BộTrưởng Bộ Tài chính ban hành gồm:
- Trình Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan để trình Bộ trưởng Bộ Tàichính:
Trang 4+ Những chương trình chiến lược, kế hoạch dài hạn, trung hạn và hàngnăm về xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực Hải quan.+ Những văn bản quy phạm pháp luật về Hải quan theo sự phân công củaTổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.
+ Ý kiến tham gia về dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do các đơn vịthuộc Bộ Tài chính hoặc các cơ quan có liên quan gửi lấy ý kiến theo phâncông của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan
- Côn tác xây dựng và thẩm định văn bản:
+ Trình Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan chương trình, kế hoạchhàng năm về xây dựng các văn bản hướng dẫn nội bộ thuộc thẩm quyền củaTổng cục Hải quan
+ Chủ trì hoặc tham gia soạn thảo các quy chế, quy trình nghiệp vụ hảiquan theo phân công của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan
+ Tham gia ý kiến về các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hướngdẫn, văn bản xử lý nghiệp vụ và thẩm định pháp lý đối với các văn bản do cácđơn vị thuộc Tổng cục Hải quan xây dựng
- Về đánh giá thi hành và kiểm tra thực hiện văn bản:
+ Xây dựng chương trình, kế hoạch đánh giá thi hành văn bản quy phạmpháp luật, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật và các quy chế, quy trìnhnghiệp vụ trong lĩnh vực Hải quan
+ Chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Tổng cục Hải quan thực hiệnviệc đánh giá, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật Hải quan Kiểm tra cácquy chế, quy trình nghiệp vụ và các văn bản do Tổng cục Hải quan ban hành.+ Chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị thực hiện tổng kết thực tiễn việcthi hành các văn bản quy phạm pháp luật về Hải quan
- Về rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật:
+ Chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Tổng cục Hải quan rà soát vănbản pháp luật liên quan đến lĩnh vực Hải quan; đề xuất phương án xử lý kếtquả rà soát văn bản
Trang 5+ Chủ trì, phối hợp với các đơn vị trực thuộc Tổng cục Hải quan hệthống hóa văn bản pháp luật liên quan đến lĩnh vực Hải quan; lập danh mụccác văn bản còn hiệu lực, hết hiệu lực thi hành trong lĩnh vực Hải quan.
+ Là đơn vị đầu mối phối hợp với các đơn vị khác thực hiện công tác cảicách thủ tục hành chính trong lĩnh vực Hải quan theo sự phân công của Tổngcục Hải quan và Bộ Tài Chính
- Về tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; hỗ trợ pháp lý cho doanhnghiệp:
+ Xây dựng kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật; hỗ trợ pháp lý Hảiquan cho doanh nghiệp
+ Chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị của Tổng cục Hải quan tổ chứcphổ biến, giáo dục pháp luật về hải quan Hướng dẫn, kiểm tra các đơn vịthuộc, trực thuộc Tổng cục Hải quan thực hiện công tác phổ biến, giáo dụcpháp luật và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Hảiquan
+ Phối hợp với các đơn vị trong và ngoài ngành Hải quan tổ chức cáchoạt động phổ biến, hỗ trợ, cung cấp thông tin về pháp luật Hải quan, phápluật thuế cho người khai Hải quan, người nộp thuế
- Công tác xử lý, tố tụng hành chính:
+ Nghiên cứu, hướng dẫn, kiểm tra nghiệp vụ xử lý vi phạm hành chính.Tổng kết công tác xử lý vi phạm hành chính; kiến nghị với cấp trên có thẩmquyền giải quyết các vấn đề có liên quan đến công tác xử lý vi phạm hànhchính về Hải quan theo phân công của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan+ Trình các cấp có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với các quyếtđịnh xử phạt vi phạm hành chính về Hải quan và quyết định áp dụng các biệnpháp ngăn chặn các vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền của Tổng cục Hảiquan và theo phân công của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan
+ Xây dựng quy trình, quy chế về việc tham gia tố tụng hành chính tạitòa án của cơ quan Hải quan
Trang 6+ Hướng dẫn, hỗ trợ các Cục Hải quan, Chi cục Hải quan trong việctham gia tố tụng hành chính tại tòa án.
+ Trực tiếp tham gia tố tụng hành chính tại tòa án theo phân công củaTổng cục trưởng Tổng cục Hải quan
- Đánh giá, tổng kết, báo cáo tình hình thực hiện công tác pháp chế củaTổng cục Hải quan
- Thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế về pháp luật Hải quan theo quy địnhcủa pháp luật và phân công của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan
- Tổ chức nghiên cứu khoa học hoặc hợp tác nghiên cứu khoa học với cácđơn vị liên quan theo danh mục đề tài được phê duyệt
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan giao
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức Vụ Pháp Chế
1.2.Trực trạng hoạt động nhập nguyên liệu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu ở nước ta hiện nay
Trong xu thế hội nhập hiện nay Việt Nam đang từng bước khẳng định vịthế của mình bằng sự mở rộng và phát triển mạnh mẽ của các hoạt động kinh
tế đối ngoại Trong đó sự đóng góp của hoạt động nhập khẩu nguyên liệu đểsản xuất hàng hóa xuất khẩu trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu không phải
Trang 7là nhỏ thể hiện ở sự phát triển phong phú về phương thức, đa dạng về mặthàng, tăng trưởng về kim ngạch và mở rộng thị trường.
Theo số liệu thống kê ở bảng 1.1 cho thấy hoạt động nhập khẩu nguyên
liệu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu trong giai đoạn 2007-2010 có một sốđiểm như sau:
- Tốc độ tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hànghóa xuất khẩu theo ngành hàng bình quân trong giai đoạn từ năm 2007-2010
là 85,93% Giá trị nguyên liệu nhập khẩu bình quân là 39,53 tỷ USD
- Mức tăng trưởng cao nhất là trong giai đoạn năm 2007-2008 với 154,1%
và thấp nhất là giai đoạn năm 2008-2009 là – 48,8% Sở dĩ có hiện tượng mứctăng trưởng có xu hướng âm là do sự khủng hoảng của nền kinh tế toàn cầutrong năm 2008 Điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến kim ngạch nhập khẩu vàxuất khẩu đối với tất cả các quốc gia trên thế giới, Việt Nam cũng không phải
là một ngoại lệ Sang tới năm 2009-2010 mức tăng trưởng đối với hoạt độngnhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu lại quay trở lại với mứcxấp xỉ năm 2007-2008 là 152,6% điều này thể hiện sự phục hồi nhanh chóngcủa nền kinh tế
- Đối với các mặt hàng nguyên liệu nhập khẩu thì số lượng và trị giá mặthàng lớn nhất là công nghệ thông tin với trị giá bình quân trong toàn giai đoạn
là 12,87 tỷ USD chiếm 32,65% tỷ trọng những mặt hàng nhập khẩu tiêu biểu.Mặt hàng chiếm tỷ trọng ít nhất là thiết bị, dụng cụ gia đình với trị giá bìnhquân là 0,69 tỷ USD và chiếm 1,78% tỷ trọng toàn ngành Điều này chứng tỏnguyên liệu để sản xuất thiết bị dụng cụ gia đình trong nước đang dần đápứng được nhu cầu sản xuất loại hàng hóa này Mặt hàng thủ công mỹ nghệ làmột trong những mặt hàng có mức tăng trưởng hàng năm nhanh nhất đây làmột ngành sản xuất hàng hóa xuất khẩu đang được nhà nước chú trọng và cónhững chính sách khuyến khích phát triển do yêu cầu khoa học kỹ thuậtkhông cao, tận dụng được lực lượng nhân công dồi dào trong nước và ít bị
Trang 8ảnh hưởng nhất trong các mặt hàng bởi sự suy thoái của nền kinh tế thị
trường Nhìn vào bảng 1.1 mặc dù các mặt hàng khác đều có dấu hiệu tăng
trưởng ở mức âm trong năm 2008 song mặt hàng thủ công mỹ nghệ vẫn cómức tăng trưởng là 6,46% trong giai đoạn 2008-2009
Đối với hoạt động xuất khẩu sản phẩm làm từ nguyên liệu nhập khẩu thì theo
số liệu thống kê bảng 1.2 ta thấy:
- Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sử dụng nguyên liệu nhậpkhẩu hàng năm bình quân đạt 97,61% cao hơn so với tốc độ tăng kim ngạchnhập khẩu nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu là 11,68% điều này chứng tỏ
tỷ lệ nội địa hóa nguyên liệu ngày một tăng lên thể hiện nguồn cung cấpnguyên liệu trong nước đang ngày một phát triển
- Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sản xuất từ nguyên liệu nhập khẩu có xuhướng tăng trong những năm gần đây Tuy nhiên, cũng do ảnh hưởng chungcủa khủng hoảng kinh tế nên mức tăng trưởng của đa số các mặt hàng tronggiai đoạn năm 2008-2009 đều có xu hướng giảm như dệt may và da giầy là-0,65%; hàng thiết bị văn phòng –19,4% Tuy nhiên, sang giai đoạn năm2009-2010 mức tăng trưởng của các mặt hàng này lại có xu hướng tăng trởlại
- Mặt hàng có giá trị kinh tế cao nhất trong các mặt hàng xuất khẩu là côngnghệ thông tin và dệt may, da giầy với giá trị bình quân trong toàn giai đoạn
là 9,28 tỷ USD chiếm 21,5% và 21,33% tỷ trọng toàn ngành Điều này chothấy nền kinh tế nước ta đang trong quá trình phát triển công nghiệp hóa, cácloại hình sản xuất thủ công có xu hướng giảm, các doanh nghiệp tập trung vàosản xuất những mặt hàng đòi hỏi trình độ khoa học ký thuật cao như côngnghệ thông tin Tuy nhiên, mặt hàng nhập khẩu nguyên liệu vải, dệt may vàsản xuất giầy dép vẫn là một trong những ngành hàng sản xuất xuất khẩuchiếm tỷ trọng cao trong nền kinh tế, đây là ngành đang giải quyết tình trạngthất nghiệp khá tốt của nền kinh tế
Trang 9Bảng 1.1: Cơ cấu kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu theo ngành hàng.
Nguồn: Tổng cục Hải quan
Bảng 1.2: Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu hàng sản xuất từ nguyên liệu nhập khẩu theo ngành hàng
Trang 10Tỷ trọng (%)
Giá trị (tỷ USD)
Tỷ trọng (%)
Giá trị (tỷ USD)
Tỷ trọng (%)
Giá trị (tỷ USD)
Tỷ trọng (%)
Tỷ trọng (%)
Tăng trưởng (%)
Trang 12Bảng 1.3: Mẫu đăng ký danh mục nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để SXXK
06/DMNVL-SXXK
BẢNG ĐĂNG KÝ DANH MỤC NGUYÊN LIỆU, VẬT TƯ NHẬP KHẨU
ĐỂ TRỰC TIẾP SẢN XUẤT HÀNG XUẤT KHẨU
Mã số doanh nghiệp:
Mặt hàng dự kiến sản xuất để xuất khẩu:
STT Tên nguyên liệu, vật
tư (NL,VT)
Mã NL,VT Mã HS Đơn vị tính
Nguyên liệu chính
Ngày… tháng …năm… Ngày… tháng …năm…
Công chức hải quan tiếp nhận Giám đốc doanh nghiệp
Ký tên, đóng dấu công chức Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên
Trang 131.3.1.2 Thủ tục thông báo, điều chỉnh mức nguyên liệu, vật tư và đăng
ký sản phẩm xuất khẩu
Việc thông báo, điều chỉnh mức nguyên liệu, vật tư và đăng ký sảnphẩm xuất khẩu được thực hiện tại Chi cục Hải quan làm thủ tục nhập khẩunguyên liệu, vật tư
Trình tự và thủ tục thông báo đối với cơ quan Hải quan về định mứcnguyên liệu, vật tư:
- Doanh nghiệp thông báo định mức của sản phẩm xuất khẩu theo loạihình nhập nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu đúng với định mức thực tếthực hiện
- Việc thông báo định mức phải thực hiện cho từng mà sản phẩm theođúng mẫu 07/ĐKĐM-SXXK của cơ quan Hải quan quy định
- Định mức nguyên liệu phải được thông báo với cơ quan Hải quantrước khi làm thủ tục xuất khẩu lô hàng đầu tiên của mã sản phẩm trong bảngthông báo định mức
- Định mức nguyên liệu vật tư là định mức thực tế sử dụng để sản xuất
ra sản phẩm xuất khẩu sau này Trong đó, đã bao gồm cả phế liệu, phế phẩmnằm trong định mức tiêu hao thu được trong quá trình sản xuất hàng hóa xuấtkhẩu Trường hợp kê khai không đúng doanh nghiệp nhập khẩu để sản xuấthàng xuất khẩu sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật Ngoàiviệc phải nộp đủ số tiền thuế thiếu doanh nghiệp còn bị xử lý, xử phạt theođúng quy định
Các mức định tính được quy định:
+ Đối với nguyên liệu cấu thành sản phẩm hoặc chuyển hóa thành sảnphẩm: định mức nguyên liệu là lượng nguyên liệu cấu thành lên một đơn vịsản phẩm hoặc chuyển hóa thành một đơn vị sản phẩm Tỷ lệ hao hụt là lượngnguyên liệu hao hụt tính theo tỷ lệ % so với nguyên liệu cấu thành sản phẩmhoặc chuyển hóa thành sản phẩm
Trang 14+ Đối với nguyên liệu, vật tư trực tiếp tham gia vào qua trình sản xuấtnhưng không cấu thành lên sản phẩm hoặc chuyển hóa thành sản phẩm: địnhmức sẽ là lượng nguyên liệu, vật tư tiêu hao trong quá trình sản xuất ra mộtđơn vị sản phẩm Tỷ lệ hao hụt là lượng nguyên liệu, vật tư hao hụt tính theo
tỷ lệ % so với lượng nguyên liệu, vật tư hao hụt trong quá trình sản xuất
Điều chỉnh định mức:
- Trong quá trình sản xuất nếu có thay đổi định mức thực tế thì doanhnghiệp nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu được điều chỉnhđịnh mức mã hàng đã thông báo với cơ quan Hải quan phù hợp với định mứcthực tế mới, nhưng phải có văn bản giải trình lý do cụ thể cho từng trườnghợp điều chỉnh định mức của mình
- Việc điều chỉnh định mức phải thực hiện trước khi làm thủ tục xuấtkhẩu sản phẩm làm từ nguyên liệu nhập khẩu có định mức điều chỉnh Trườnghợp do thay đổi mẫu mã chủng loại hàng hóa xuất khẩu trong quá trình sảnxuất làm phát sinh thêm loại nguyên liệu khác để sản xuất sản phẩm xuấtkhẩu đã thông báo định mức thì doanh nghiệp phải có trách nhiệm khai báovới cơ quan Hải quan chậm nhất là 15 ngày về việc điều chỉnh định mứctrước khi làm thủ tục xuất khẩu sản phẩm
Trường hợp làm thủ tục nhập khẩu nguyên liệu, vật tư tại Chị cục Hảiquan áp dụng công nghệ thanh khoản, doanh nghiệp đăng ký sản phẩm xuấtkhẩu theo mẫu 08/ DMSP-SXXK Nơi đăng ký và thời điểm đăng ký thựchiện như thông báo định mức
Cơ quan Hải quan có nhiệm vụ tiếp nhận bảng thông báo định mức,bảng đăng ký sản phẩm xuất khẩu của doanh nghiệp Sau đó, tiến hành kiểmtra định mức mà doanh nghiệp đã đăng ký
Trường hợp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất hàng hóa tiêuthụ trong nước, sau khi tìm được thị trường xuất khẩu và đưa số nguyên liệu,vật tư này vào sản xuất hàng hóa xuất khẩu, đã thực xuất khẩu sản phẩm này
ra nước ngoài thì việc thông báo, điều chỉnh định mức thực hiện theo đúnghướng dẫn của cơ quan Hải quan và văn bản pháp luật ban hành
Trang 15Bảng 1.4: Bảng đăng ký định mức tiêu hao nguyên liệu, vật tư cho một đơn vị sản phẩm
Đơn vị tính
Định mức
Tỷ lệ hao hụt (%)
Định mức kể
cả hao hụt
Nguồn cung cấp
Công chức tiếp nhận định mức Giám đốc doanh nghiệp
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu công chức) (Ký, đóng dấu ghi rõ họ tên)
Bảng 1.5: Bảng đăng ký danh mục sản phẩm xuất khẩu
Mẫu 08/DMSP-SXXK BẢNG ĐĂNG KÝ DANH MỤC SẢN PHẨM XUẤT KHẨU
Tên doanh nghiệp:
Trang 16Mã số doanh nghiệp:
Công chức tiếp nhận định mức Giám đốc doanh nghiệp
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu công chức) (Ký, đóng dấu ghi rõ họ tên) Ghi chú:
- Bảng này chỉ áp dụng đối với Chi cục Hải quan ứng dụng công nghệthông tin để quản lý loại hình SXXK
1.3.1.3 Thủ tục Hải quan xuất khẩu sản phẩm làm từ nguyên liệu nhập khẩu
Nhìn chung, quy trình thủ tục Hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu cũngnhư sản phẩm xuất khẩu đều gồm các bước: Khai báo với cơ quan Hải quan; kiểmtra thực tế hàng hóa; kiểm tra tính thuế; thông quan và kiểm tra sau thông quan.Đối với từng lô hàng và trường hợp cụ thể thời gian và quy trình có thể được rút
Trang 17ngắn Quy trình thủ tục Hải quan cơ bản đối với sản phẩm xuất khẩu được sảnxuất từ nguyên liệu nhập khẩu được quy định như sau:
* Đối với Doanh nghiệp:
- Trước khi làm thủ tục xuất khẩu doanh nghiệp phải thông báo bằngvăn bản theo mẫu 09/HQXKSP-SXXK cho Chi cục Hải quan nơi làm thủ tụcnhập khẩu nguyên liệu, vật tư biết để theo dõi, xem xét đối chiếu với hồ sơđăng ký và làm thủ tục thanh khoản
- Đối với trường hợp phải kiểm tra thực tế đối với lô hàng xuất khẩu.Trong quá trình tiến hành kiểm tra doanh nghiệp có trách nhiệm phải xuấttrình mẫu nguyên liệu lấy khi nhập khẩu và bảng định mức đã đăng ký với cơquan Hải quan để công chức Hải quan kiểm tra đối chiếu với sản phẩm xuấtkhẩu
* Đối với cơ quan Hải quan:
- Cơ quan Hải quan tiếp nhận hồ sơ Hải quan, kiểm tra điều kiện vàđăng ký tờ khai Hải quan, kiểm tra hồ sơ và thông quan đối với hàng hóamiễn kiểm tra thực tế
- Đối với lô hàng đã kiểm tra thực tế không có sai phạm công chức Hảiquan ký tên đóng dấu đã kiểm tra thực tế đối với lô hàng và cho thông quan
- Thu thuế nhập khẩu, lệ phí Hải quan đối với lô hàng nhập khẩu Ký
đóng dấu “đã làm thủ tục Hải quan” và trả tờ khai cho người khai Hải quan
- Phúc tập hồ sơ
Thời hạn giải quyết là 8 giờ kể từ khi nhận tờ khai
Trang 18Bảng 1.6: Mẫu đăng ký chi cục Hải quan làm thủ tục xuất khẩu sản phẩm
SXXK
09/HQXKSP-SXXK
TÊN NGƯỜI NỘP
THUẾ
Số: ……
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc …… , ngày tháng năm… ĐĂNG KÝ CHI CỤC HẢI QUAN LÀM THỦ TỤC XUẤT KHẨU SẢN PHẨM SXXK Kính gửi: Chi cục Hải quan……….thuộc cục Hải quan……… Tên doanh nghiệp địa chỉ ; mã số doanh nghiệp đã làm thủ tục nhập khẩu nguyên vật liệu tại Chi cục……… theo hợp đồng nhập khẩu số ; tờ khai nhập khẩu số Căn cứ quy định tại Thông tư số /2009/TT-BTC ngày / /2009 của Bộ Tài chính, để thuận lợi trong việc làm thủ tục Hải quan đề nghị được làm thủ tục xuất khẩu sản phẩm SXXK tại Chi cục Hải quan………
Thuộc cục Hải quan………
- Mặt hàng xuất khẩu………
- Mã hàng………;số lượng……….
., ngày tháng năm
Giám đốc doanh nghiệp
(Ký, ghi rõ họ tên; đóng dấu)
Ý kiến của Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu nguyên vật liệu:
Căn cứ hướng dẫn tại Thông tư số /2009/TT-BTC ngày / /2009 của Bộ Tài chính, Chi cục Hải quan thuộc Cục Hải quan xin chuyển chi cục Hải quan………thuộc chi cục Hải quan……….để làm thủ tục xuất khẩu sản phẩm theo đăng ký trên đây của doanh nghiệp.
., ngày tháng năm …
Lãnh đạo Chi cục
(Ký, ghi rõ họ tên; đóng dấu)
Trang 191.3.1.4 Thanh khoản tờ khai nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu
* Đối với doanh nghiệp:
Doanh nghiệp có trách nhiệm nộp hồ sơ tai Chi cục Hải quan nơi làmthủ tục Mẫu tờ khai nguyên vật liệu nhập khẩu đưa vào thanh khoản và Bảng
kê khai xuất khẩu sản phẩm đưa vào thanh khoản được ban hành theo Quyết
định 929/QĐ-TCHQ ban hành ngày 25/05/2006
Bảng 1.7: Bảng kê các tờ khai nhập khẩu nguyên vật liệu đưa vào
thanh khoản
Mẫu 01/BKTK NLNK/2006Tên doanh nghiệp: Địa chỉ:
Mã số doanh nghiệp:
Số hồ sơ thanh khoản: Ngày:
STT Số/ Loại hình tờ khai Ngày đăng ký Ngày hoàn thành
thủ tục nhập Ghi chú
(Số/ Tên loại hình viết tắt)
….ngày tháng….năm… ….ngày… tháng.….năm
Công chức Hải quan kiểm tra, đối chiếu Giám đốc Doanh nghiệp
(Ký tên, đóng dấu công chức) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên
Bảng 1.8: Bảng kê các tờ khai xuất khẩu sản phẩm đưa vào thanh khoản
Mẫu 02/BKTK SPXK/2006Tên doanh nghiệp:
Trang 20Ngày thực xuất
Đơn vị Hải quan mở tờ khai
Ghi chú
ngày tháng….năm… ….ngày…… tháng….năm……
Công chức Hải quan kiểm tra, đối chiếu Giám đốc Doanh nghiệp
(Ký tên, đóng dấu công chức) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
* Đối với cơ quan Hải quan:
- Tờ khai nhập khẩu trước, tờ khai xuất khẩu trước phải được thanh khoản
trước Trường hợp đối với tờ khai nhập khẩu trước nhưng do nguyên liệu của tờkhai chưa đưa vào sản xuất nên chưa thanh khoản được thì doanh nghiệp phải cóvăn bản giải trình với cơ quan Hải quan khi làm thủ tục thanh khoản
Trang 21- Tờ khai nhập khẩu nguyên liệu phải có trước tờ khai xuất khẩu sản
phẩm
- Một tờ khai nhập khẩu nguyên liệu có thể được thanh khoản nhiều lần
- Một tờ khai xuất khẩu thì chỉ được thanh khoản một lần
Đối với trường hợp một lô hàng được thanh khoản nhiều lần, sản phẩmsản xuất xuất khẩu có sủ dụng nguyên liệu nhập kinh doanh làm thủ tục tạimột chi cục khác thì một tờ khai xuất khẩu có thể được thanh khoản từngphần Cơ quan Hải quan khi tiến hành thanh khoản phải đóng dấu xác nhận
“đã thanh khoản” trên tờ khai xuất khẩu, tờ khai nhập khẩu gốc lưu lại đơn vị
và tờ khai Hải quan gốc người khai Hải quan lưu Trường hợp thanh khoảntừng phần thì phải lập phụ lục ghi rõ nội dung đã thanh khoản
* Thủ tục thanh khoản:
- Bước 1 : Tiếp nhận hồ sơ thanh khoản
Kiểm tra đầy đủ, tính thống nhất và đồng bộ của hồ sơ thanh khoản dodoanh nghiệp nộp và xuất trình
Nếu trường hợp hồ sơ đầy đủ thì tiếp nhận, vào sổ theo dõi thanhkhoản, lấy sổ và trả lại cho doanh nghiệp một bản Trường hợp hồ sơ ghi chưađầy đủ hay có thiếu sót thì hướng dẫn doanh nghiệp khai hoặc xuất trìnhnhững giấy tờ còn thiếu và trả lời hoăc từ chối tiếp nhận hồ sơ ( ghi rõ nguyênnhân không tiếp nhận hồ sơ ) và trả lại hồ sơ cho doanh nghiệp
- Bước 2 : Kiểm tra tính đồng bộ, hợp lệ của hồ sơ thanh khoản
Kiểm tra tính đồng bộ và đầu đủ của hồ sơ Nếu đầy đủ hợp lệ sẽchuyển sang kiểm tra chi tiết Nếu chưa đầy đủ, chưa hợp lệ sẽ thông báo chodoanh nghiệp ghi rõ trên phiếu nghiệp vụ nội dung không hợp lệ và trả lại hồ
sơ cho doanh nghiệp Thời gian thực hiện bước 2 tối đa trong 4 ngày
- Bước 3 : Kiểm tra chi tiết hồ sơ thanh khoản của doanh nghiệp
+ Nếu khai thủ công: Kiểm tra, đối chiếu số liệu trên tờ khai xuất nhậpkhẩu, định mức với hồ sơ thanh khoản của doanh nghiệp
Kiểm tra kết quả tính toán trên bảng thanh khoản
Trang 22Kiểm tra báo cáo tính thuế
+ Nếu thanh khoản bằng máy tính: đối chiếu số liệu các tờ khai xuấtkhẩu, nhập khẩu, định mức, hồ sơ thanh khoản của doanh nghiệp với số liệughi trên máy
+ Trong trường hợp số liệu thanh khoản của doanh nghiệp có sai sót thì
có thông báo yêu cầu doanh nghiệp giải trình và báo cáo lãnh đạo Chi cụcxem xét, xử lý đối với những sai sót đó
+ Xác nhận kết quả kiểm tra hồ sơ thanh khoản vào các bảng biểuthanh khoản, ký đóng dấu công chức Hải quan đã kiểm tra
- Bước 4 : Làm thủ tục không thu thuế
Công chức Hải quan được giao nhiệm vụ tại bước này thực hiện cáccông việc như sau:
+ Đề xuất việc giải quyết không thu thuế, hoàn thuế trình lên lãnh đạoChi cục
+ Trên cơ sở văn bản đề nghị của doanh nghiệp đề xuất trình lãnh đạoChi cục giải quyết thu thuế đối với nguyên liệu dư thừa không đưa vào sảnxuất sản phẩm xuất khẩu theo nguyên tắc thu các loại thuế theo đúng quy định
đã đề ra Đối với nguyên liệu nhập khẩu theo giấy phép, doanh nghiệp phải cógiấy phép của cơ quan có thẩm quyền
+ Thảo văn bản trình lãnh đạo Chi cục ký báo cáo cấp trên đối vớinhững vướng mắc vượt quyền giải quyết cấp Chi cục
+ Lập Quyết định không thu thuế, hoàn thuế trình ký Quyết định, đóngdấu lưu hành Quyết định
+ Đóng dấu “đã thanh khoản” đối với tờ khai xuất khẩu, chứng từ thanh toán Đóng dấu “đã hoàn thuế”; “không thu thuế” lên tờ khai nhập
khẩu nguyên liệu Trả doanh nghiệp 01 bản thanh khoản; 01 bản Quyếtđịnh không thu thuế hoặc hoàn thuế; các chứng từ khác mà doanh nghiệp
đã xuất trình
Trang 23+ Chuyển 01 bản Quyết định không thu thuế, hoàn thuế cho bộ phận kếtoán thuế để giải quyết cho doanh nghiệp.
+ Bàn giao lại hồ sơ cho bộ phận phúc tập hồ sơ để tiến hành phúc tậptheo Quy trình phúc tập hồ sơ Hải quan do Tổng cục Hải quan ban hành
1.3.1.5 Thủ tục Hải quan đối với trường hợp sản phẩm được bán cho doanh nghiệp khác để trực tiếp xuất khẩu
Doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất sản phẩm xuấtkhẩu thực hiện thủ tục nhập khẩu, thông báo định mức, thanh khoản theo quyđịnh của pháp luật
Doanh nghiệp trực tiếp xuất khẩu sản phẩm làm thủ tục xuất khẩu sảnphẩm Tờ khai xuất khẩu đăng ký theo loại hình SXXK, trên tờ khai xuất
khẩu sẽ ghi rõ: “sản phẩm được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu” và ghi tên doanh nghiệp bán sản phẩm làm từ
nguyên liệu nhập khẩu
1.3.2 Những cải cách thủ tục Hải quan đối với nguyên liệu nhập để sản xuất hàng xuất khẩu
Căn cứ theo Nghị Quyết 68/CP ban hành ngày 27/12/2010 về việc đơngiản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tàichính Căn cứ theo Luật tổ chức Chính phủ ngày 25/12/2001, Nghị Quyết 25/
CP về việc đơn giản hóa 258 thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năngquản lý Bộ, ngành Những cải cách thủ tục hành chính đối với nguyên liệunhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu gồm có:
1.3.2.1 Thủ tục nhập khẩu nguyên liệu vật tư để sản xuất hàng xuất khẩu
- Cụ thể hóa thủ tục quy định về “ Các chứng từ khác phải có theo quy định của pháp luật liên quan” tại điểm c3 khoản 1 Điều 11 của Thông tư số
79/2009/TT-BTC ngày 20/04/2009
- Bổ sung quy định yêu cầu doanh nghiệp nhập khẩu phải xuất trình
“vận tải đơn” đối với bộ hồ sơ hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu tại điều 7 của
Trang 24nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 và khoản 1 điều 11 Thông tư
nước về chăt lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm dịch
- Bổ sung quy định tại Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005
và Thông tư số 79/2009/TT-BTC ngày 20/04/2009 về việc cho phép người
khai Hải quan chậm nộp “ Giấy chứng nhận về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm dịch” nếu người khai Hải quan chưa thể có ngay giấy này;
đồng thời, quy định rõ trách nhiệm của các bên ( Hải quan, doanh nghiệp, cơquan kiểm tra chất lượng) trong các trường hợp sau:
+ Doanh nghiệp quá thời hạn được chậm nộp chứng từ mà không đến nộp+ Cơ quan liên quan thông báo hàng không đủ tiêu chuẩn nhập khẩu
- Cụ thể hóa hồ sơ Hải quan khác nhau giữa xuất khẩu và nhập khẩu,trong đó ưu tiên hàng xuất khẩu, thực hiện quản lý chặt chẽ đối với hàng nhậpkhẩu nhất là hàng tiêu dùng, hàng hóa nhập khẩu có điều kiện
- Quy định cụ thể thời gian thông quan đối với loại đối tượng hàng hóanhập khẩu, xuất khẩu, đặc biệt là đối với hàng thủy sản cần ưu tiên thôngquan nhanh tối đa là không quá 8 giờ
1.3.2.2 Thủ tục đăng ký, điều chỉnh, kiểm tra định mức nguyên liệu, vật tư và đăng ký sản phẩm xuất khẩu
- Thay tên thủ tục “Đăng ký” thành “Thông báo”.
- Quy định cụ thể nội dung thông báo, thời điểm thông báo bảo đảm
đủ thời gian để doanh nghiệp xác định chính xác định mức nguyên liệu Cụthể như sau:
+ Định mức nguyên vật liệu phải được thông báo trong (khoảng thời gian nhất định) trước khi xuất khẩu lô hàng đầu tiên của mã sản phẩm trong
Trang 25bảng thông báo định mức Trên cơ sở trị giá lô hàng xuất khẩu, cơ quan Hảiquan sẽ quy định khoảng thời gian nhất định mà doanh nghiệp phải thông báođịnh mức Giả sử, với lô hàng trị giá trên 100 triệu đồng, doanh nghiệp phảithông báo với cơ quan Hải quan trong vòng 20 ngày làm việc trước khi xuấtkhẩu lô hàng đó; hoặc lô hàng dưới 20 triệu đồng, doanh nghiệp phải thôngbáo với cơ quan hải quan trong vòng 05 ngày làm việc trước khi xuất khẩu lôhàng đó.
+ Cơ quan Hải quan có quyền kiểm tra bảng thông báo định mức nguyênvật liệu của doanh nghiệp bất kỳ khi nào trước, trong hoặc sau khi doanh nghiệpxuất khẩu lô hàng có định mức đã được thông báo cho cơ quan Hải quan
+ Quy định cụ thể cơ quan hải quan được phép kiểm tra định mức của
một mẫu sản phẩm không quá (một khoảng thời gian nhất định).
+ Tăng cường chế tài xử phạt nếu cơ quan Hải quan phát hiện có gianlận định mức
- Sửa đổi quy định về điều chỉnh định mức, nêu cụ thể trường hợp nào
được phép điều chỉnh, không thể cứ có “văn bản giải trình lý do” là được
điều chỉnh định mức, hạn chế tối đa việc điều chỉnh Điều chỉnh định mức chỉcho phép thực hiện trước khi xuất khẩu lô hàng
1.3.2.3 Thủ tục thanh khoản tờ khai nhập nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu
- Bổ sung quy định về trình tự thực hiện và thời gian giải quyết tại Điều
117 Thông tư số 79/2009/TT-BTC ngày 20 tháng 4 năm 2009
- Sửa đổi quy định về thứ tự thanh khoản tờ khai theo hướng tờ khainào đủ điều kiện thì thanh khoản trước
1.3.2.4 Thủ tục kéo dài thời hạn nộp thuế đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu
Bổ sung quy định về thời gian giải quyết:
- Trường hợp hồ sơ không đầy đủ: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể
từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan Hải quan có văn bản thông báo cho doanh nghiệp
Trang 26các nội dung cần sửa đổi, bổ sung, hoàn trả lại hồ sơ và yêu cầu doanh nghiệpsửa đổi bổ sung
- Trường hợp hồ sơ đầy đủ: Trong hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngàynhận đủ hồ sơ theo đúng quy định
1.4 Tình hình thực hiện thủ tục Hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu
để sản xuất hàng xuất khẩu
1.4.1 Trong khâu đăng ký tờ khai
Theo quy định tại quyết định 929/QĐ-TCHQ ban hành 25/05/2006 thìdoanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu phải đăng kývới cơ quan Hải quan các hợp đồng, danh mục sau:
- Hợp đồng nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu, bản kêdanh mục nguyên vật liệu nhập khẩu để trực tiếp sản xuất hàng xuất khẩuđăng ký khi làm thủ tục nhập khẩu lô hàng đầu tiên của hợp đồng: 02 bảnchính danh mục nguyên phụ liệu; 01 bản chính và 01 bản sao hợp đồng nhậpkhẩu
- Danh mục nguyên vật liệu do doanh nghiệp đăng ký phải có đầy đủ cáctiêu chí: Tên gọi, mã HS nguyên vật liệu, mã nguyên vật; đơn vị tính theodanh mục đơn vị thống kê Việt Nam; nguyên vật liệu chính Các tiêu chí nàyphải được thống nhất trong suốt quá trình từ khi nhập khẩu đến khi thanhkhoản
- Đăng ký danh mục sản phẩm xuất khẩu, đăng ký điều chỉnh định mức: 02bản chính; 01 bản lưu doanh nghiệp; 01 bản lưu Hải quan và được thực hiệntrước khi làm thủ tục xuất khẩu sản phẩm những doanh nghiệp đăng ký chậmhoặc đăng ký sau khi làm thủ tục xuất khẩu sẽ được cơ quan Hải quan cóthông báo nếu cố tình đăng ký chậm sẽ chịu xử lý đúng theo quy định củapháp luật
Giai đoạn trước năm 2007 doanh nghiệp đăng ký thủ tục Hải quan thựchiện theo phương thức hết sức thủ công Doanh nghiệp khai báo các thông tincần thiết về định mức sau đó nộp hồ sơ cho cơ quan Hải quan Sau năm 2007nhờ áp dụng phần mềm khai báo thủ tục Hải quan điện tử mà việc khai báo
Trang 27trở lên nhanh chóng và hiện đại hơn Doanh nghiệp chuẩn bị số liệu sau đóđăng ký cho cơ quan Hải quan qua phần mềm cơ quan Hải quan cung cấp chodoanh nghiệp sau khi khai báo theo mẫu trên vi tính doanh nghiệp gửi cho cơquan Hải quan qua thư điện tử hoặc đĩa mềm hoặc doanh nghiệp có thể trựctiếp tới cơ quan Hải quan để đăng ký qua máy tính tại các đơn vị Hải quanlàm thủ tục khai báo Theo thống kê của Ban cải cách và hiện đại hóa Tổngcục Hải quan tính đến 15/12/2010 số lượng các Cục đã triển khai thủ tục Hảiquan điện tử là 13 Cục, 70 Chi cục tăng gấp 35 lần so với năm 2009 Trong
đó 08/13 Cục Hải quan đã triển khai thủ tục Hải quan điện tử tại 100% cácchi cục
- Số lượng loại hình thực hiện: 03 loại hình chính (kinh doanh, gia công,sản xuất xuất khẩu) và 06 loại hình khác (chế xuất ưu tiên, tạm nhập tái xuất,XNK dự án đầu tư, XNK tại chỗ, XNK trả lại, chuyển cửa khẩu)
- Số lượng các doanh nghiệp tham gia thực hiện thủ tục Hải quan điện tử:3.135 doanh nghiệp, gấp 7,78 lần so với năm 2009 chiếm khoảng 6% sốlượng doanh nghiệp thực hiện thủ tục hải quan trên địa bàn
- Số lượng tờ khai qua thủ tục Hải quan điện tử đạt 333.055 tờ khai, gấp 18lần so với năm 2009, chiếm 20% so với tổng số tờ khai toàn Cục đối với cácloại hình đã triển khai phần mềm thủ tục Hải quan điện tử
- Kim ngạch xuất nhập khẩu qua thủ tục Hải quan điện tử đạt 42.230 triệuUSD, gấp 22 lần so với năm 2009, chiếm 35 % so với tổng kim ngạch XNKtoàn Cục đối với các loại hình đã triển khai phần mềm thủ tục Hải quan điệntử
1.4.2 Trong khâu tiến hành thủ tục Hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu
Căn cứ theo pháp luật Hải quan sửa đổi năm 2005, Thông tư BTC bộ hồ sơ nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu gồm có:
112/2005/TT Tờ khai Hải quan: 02 bản chính
- Hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tươngđương hợp đồng: 01 bản sao
Trang 28- Hóa đơn thương mại: nộp 01 bản chính.
- Vận tải đơn: nộp 01 bản sao chụp từ bản gốc hoặc sao chụp từ bản chính
+ Giấy đăng ký kiểm tra hoặc giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc giấythông báo kết quả kiểm tra của tổ chức kỹ thuật được chỉ định kiểm tra chấtlượng, của cơ quan kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, của cơ quan kiểmdịch (sau đây gọi tắt là cơ quan kiểm tra) đối với hàng hóa nhập khẩu thuộcdanh mục sản phẩm, hàng hoá phải kiểm tra về chất lượng, về vệ sinh an toànthực phẩm; về kiểm dịch động vật, kiểm dịch thực vật: nộp 01 bản chính
+ Chứng thư giám định đối với hàng hoá được thông quan trên cơ sởkết quả giám định: nộp 01 bản chính
+ Tờ khai trị giá hàng nhập khẩu đối với hàng hoá thuộc diện phảikhai tờ khai trị giá theo quy định tại Quyết định số 30/QĐ-BTC ngày 21tháng 5 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành tờ khai trịgiá tính thuế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và hướng dẫn khai báo: nộp
02 bản chính
+ Giấy phép nhập khẩu đối với hàng hóa phải có giấy phép nhập khẩutheo quy định của pháp luật: nộp 01 bản chính nếu nhập khẩu một lần hoặcbản sao khi nhập khẩu nhiều lần và phải xuất trình bản chính để đối chiếu, lậpphiếu theo dõi trừ lùi
+ Nộp 01 bản gốc giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) trong cáctrường hợp:
Trang 29Hàng hoá có xuất xứ từ nước hoặc nhóm nước nước có thoả thuận về ápdụng thuế suất ưu đãi đặc biệt với Việt Nam (trừ hàng hoá nhập khẩu có trịgiá FOB không vượt quá 200 USD) theo quy định của pháp luật Việt Nam vàtheo các Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập, nếu người nhậpkhẩu muốn được hưởng các chế độ ưu đãi đó.
Hàng hoá nhập khẩu được Việt Nam và các tổ chức quốc tế thông báođang ở trong thời điểm có nguy cơ gây hại đến an toàn xã hội, sức khoẻ củacộng đồng hoặc vệ sinh môi trường cần được kiểm soát
Hàng hoá nhập khẩu từ các nước thuộc diện Việt Nam thông báo đang ởtrong thời điểm áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuếchống phần biệt dối xử, các biện pháp về thuế để tự vệ, biện pháp hạn ngạchthuế quan
Hàng hoá nhập khẩu phải tuân thủ các chế độ quản lý nhập khẩu theo quyđịnh của pháp luật Việt Nam hoặc các Điều ước quốc tế song phương hoặc đaphương mà Việt Nam là thành viên; C/O đã nộp cho cơ quan hải quan thìkhông được sửa chữa nội dung hoặc thay thế, trừ trường hợp do chính cơquan hay tổ chức có thẩm quyền cấp C/O sửa đổi, thay thế trong thời hạn quyđịnh của pháp luật
+ Bản đăng ký vật tư, nguyên liệu nhập khẩu để trực tiếp sản xuất hànghoá xuất khẩu của doanh nghiệp (doanh nghiệp nộp khi đăng ký nguyên liệu, vật
tư sản xuất hàng hóa xuất khẩu Khi làm thủ tục hải quan, doanh nghiệp khôngphải nộp bản này, cơ quan Hải quan sử dụng bản lưu tại cơ quan Hải quan)
Trang 30bộ Hải quan có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ Hải quan sau khi doanh nghiệpkhai báo, kiểm tra hồ sơ của doanh nghiệp Trường hợp có sai sót thì thôngbáo với doanh nghiệp để doanh nghiệp kịp thời có những thay đổi Đối với hồ
sơ đã hợp lệ, công chức Hải quan sẽ nhập thông tin tờ khai vào máy tính,thông tin về đăng ký hồ sơ của doanh nghiệp sẽ được tự động xử lý và đưa ramức độ kiểm tra đối với lô hàng nhập khẩu
Các mức kiểm tra:
- Mức 1: Miễn kiểm tra hồ sơ và thực tế đối với hàng hóa
- Mức 2: Kiểm tra chi tiết hồ sơ và miễn kiểm tra thực tế hàng hóa
- Mức 3: Kiểm tra chi tiết hồ sơ và thực tế đối với hàng hóa
Loại hình nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu hiện nay
là loại hình đang được nhà nước khuyến khích phát triển và có những chínhsách ưu đãi Hiện nay trong công tác cải cách thủ tục hành chính trong lĩnhvực Hải quan, cơ quan Hải quan phối hợp với Bộ Tài chính ra Quyết định kéodài thời hạn nộp thuế đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng hóaxuất khẩu Doanh nghiệp được kéo dài hạn nộp thuế là 275 ngày kể từ ngày
mở tờ khai, sau khi xuất khẩu sản phẩm, doanh nghiệp sẽ được xét không thuthuế hoặc xét hoàn thuế
Qua thực tế quy trình làm thủ tục Hải quan đối với nguyên liệu nhập sảnxuất hàng xuất khẩu cho thấy các vụ buôn lậu nằm chủ yếu ở khâu kiểm trathực tế hàng hóa Đối với hoạt động nhập nguyên liệu để sản xuất xuất khẩucông tác kiểm tra thực tế còn gặp khó khăn hơn nhiều vì hầu hết hàng hóanhập khẩu là nguyên phụ liệu nên rất khó xác định chính xác qua đó càng đòihỏi cán bộ công chức Hải quan cần nắm vững chuyên môn, nghiệp vụ và có ýthức tinh thần, trách nhiệm cao
1.4.3 Trong khâu tiến hành thủ tục Hải quan đối với sản phẩm xuất khẩu
Theo thông tư 112/2005/TT-BTC bộ hồ sơ đối với hàng hóa xuất khẩuđược sản xuất từ nguyên liệu nhập khẩu bao gồm:
Trang 31- Tờ khai Hải quan: nộp 02 bản chính.
- Hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tươngđương hợp đồng: nộp 01 bản sao; hợp đồng uỷ thác xuất khẩu (nếu xuất khẩu
+ Các chứng từ khác có liên quan theo quy định của pháp luật: nộp 01bản chính
Đối với trường hợp đơn vị Hải quan làm thủ tục xuất khẩu sản phẩmkhông phải là đơn vị Hải quan làm thủ tục nhập khẩu nguyên vật liệu thì trước
khi nộp hồ sơ để đăng ký tờ khai xuất khẩu phải có bản “Đăng ký Chi cục Hải quan làm thủ tục xuất khẩu sản phẩm NSXXK” của doanh nghiệp theo
Mẫu 09/HQ XKSP-SXXK
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
Tương tự như thủ tục đăng ký đối với tờ khai nhập khẩu, thủ tục Hải quanđối với tờ khai xuất khẩu cũng áp dụng đối với khai báo điện tử và các mứckiểm tra đối với bộ hồ sơ đã đăng ký Đối với thủ tục xuất khẩu sản phẩmđược sản xuất từ nguyên liệu nhập khẩu thường ít có vướng mắc hơn so vớithủ tục nhập khẩu Theo thống kê thì tỷ lệ doanh nghiệp xuất khẩu bị xử lý ởmức 3 là ít nhất so với mức 1 và mức 2 và mức độ xử lý ở mức 1 ngày càngtăng dần Điều đó chứng tỏ số lượng sai sót hay vướng mắc xảy ra trong việckhai báo của doanh nghiệp ngày càng ít điều này cũng làm giảm bớt thời giankiểm tra thực tế đối với hàng hóa của cơ quan Hải quan đồng thời cũng giúpdoanh nghiệp tiết kiệm được thời gian thông quan đối với lô hàng của mình