4. Bố cục của luận văn
2.2.2 Các văn bản pháp luật về cạnh tranh trong viễn thông
Nghị định 109/1997/NĐ-CP ngày 12/11/1997 của Chính phủ về bƣu chính và viễn thông [ 1 ] quy định lĩnh vực bƣu chính viễn thông là độc quyền nhà nƣớc (chỉ có doanh nghiệp Nhà nƣớc mới đƣợc phép kinh doanh) đồng thời bắt đầu bóc tách giữa chức năng quản lý Nhà nƣớc với chức năng kinh doanh về bƣu chính viễn thông. Trong giai đoạn này, Nhà nƣớc bắt đầu xoá bỏ độc quyền doanh nghiệp bằng việc cấp phép cho các doanh nghiệp khác kinh doanh viễn thông nhƣ: Tổng Công ty Viễn thông Quân đội (Viettel); Công ty Cổ phần Dịch vụ Bƣu chính Viễn thông Sài Gòn (SPT). Tuy nhiên, do các lý do khách quan và chủ quan sau khi đƣợc cấp phép các doanh nghiệp mới chƣa triển khai đƣợc mạng lƣới và Tập đoàn Bƣu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) vẫn cung cấp hầu hết các dịch vụ viễn thông trên thị trƣờng. Nhƣ vậy, trƣớc năm 2000 thị trƣờng viễn thông Việt Nam về cơ bản vẫn là thị trƣờng độc quyền doanh nghiệp. [ 16 ]
Văn bản pháp luật đánh dấu sự đổi mới mạnh mẽ trong công tác quản lý kinh doanh dịch vụ bƣu chính viễn thông nói chung và quản lý cạnh tranh của các doanh nghiệp viễn thông nói riêng là Pháp lệnh Bƣu chính viễn thông đƣợc Uỷ ban Thƣờng vụ Quốc hội nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá X thông qua năm 2002 [ 22 ]. Pháp lệnh bƣu chính viễn thông đã tạo hành lang pháp lý nhằm xoá bỏ hoàn toàn tình trạng độc quyền doanh nghiệp trong lĩnh vực viễn thông. Theo đó, các doanh nghiệp Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế đều đƣợc tham gia cung cấp dịch vụ viễn thông, các doanh nghiệp nắm giữ các phƣơng tiện thiết yếu không đƣợc từ chối yêu cầu xin kết nối, truy cập mạng, dịch vụ của các doanh nghiệp khác. Các doanh nghiệp đƣợc quyền chủ động quy định giá cƣớc các dịch vụ do mình cung cấp, trừ các dịch vụ công ích và các dịch vụ khống chế do Nhà nƣớc quản lý. Đây cũng cũng là lần đầu tiên quyền lợi hợp pháp của ngƣời tiêu dùng trong lĩnh vực bƣu chính, viễn thông đƣợc bảo vệ bằng hệ thống các điều kiện trong Pháp lệnh. Điều này chƣa từng có do tình trạng độc quyền gây ra. Đồng thời, Pháp lệnh quy định không còn độc quyền doanh nghiệp đối với việc cung cấp hạ tầng mạng ví dụ nhƣ mạng đƣờng trục quốc gia, mạng đi quốc tế, mạng di động, mạng nội hạt... Việc cung cấp hạ tầng mạng sẽ do doanh nghiệp Nhà nƣớc hoặc doanh nghiệp có vốn góp của Nhà nƣớc chiếm cổ phần chi phối hoặc đặc biệt đảm nhận.
Các văn bản hƣớng dẫn cho Pháp lệnh Bƣu chính viễn thông năm 2002 nhƣ Nghị định số 160/2004/NĐ-CP ngày 03/09/2004 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh Bƣu chính Viễn thông về viễn thông [ 2 ]; Nghị định số 24/2004/NĐ-CP ngày 14/01/2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Bƣu chính Viễn thông về tần số vô tuyến điện đã thể hiện quan điểm tiếp tục mở cửa, thúc đẩy thị trƣờng viễn thông cạnh tranh, phát triển lành mạnh. Do đó thị trƣờng viễn thông ngày càng mang tính cạnh tranh cao hơn và có những thay đổi lớn, công nghệ mới đƣợc áp dụng nhanh, chất lƣợng dịch vụ ngày càng đƣợc nâng cao, giá cƣớc
ngày càng hạ, doanh số ngành viễn thông (năm 2008: trên 90.000 tỷ đồng) tăng với tỷ lệ khoảng 30% năm, đóng góp lớn cho ngân sách Nhà nƣớc (năm 2008: trên 11.000 tỷ đồng). Đồng thời nhiều doanh nghiệp hạ tầng mạng, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông đã đƣợc cấp phép (tính đến hết năm 2008 đã có 10 doanh nghiệp hạ tầng mạng và hơn 60 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông đã đƣợc Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép). Số lƣợng thuê bao điện thoại, Internet phát triển nhanh chóng (năm 2008: hơn 70 triệu thuê bao điện thoại và hơn 20 triệu ngƣời sử dụng Internet).
Hiện nay, cùng với nhiều doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực kinh doanh khác, các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam đang chịu sự điều chỉnh của Luật cạnh tranh đƣợc Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 6 thông qua. Luật cạnh tranh là cơ sở pháp lý quan trọng để xây dựng môi trƣờng cạnh tranh công bằng trong mọi lĩnh vực hoạt động, đồng thời cũng tạo cơ hội cho doanh nghiệp nhỏ tồn tại và phát triển đƣợc trƣớc những đối thủ lớn. Mặc dù có những tiến bộ và toàn diện, song để Luật cạnh tranh đi vào cuộc sống và phát huy tác dụng tích cực, hạn chế những tiêu cực có thể xẩy ra trong thực tiễn, đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ viễn thông còn một số vấn đề hạn chế. Đặc biệt là cách thức xác định phải nhƣ thế nào để từ đó xem xét có vi phạm Luật Cạnh tranh hay không? Hay nhƣ các quy định về liên quan tới thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền, làm thế nào để áp dụng trong thực tế? vẫn chƣa có những hƣớng dẫn cụ thể do đó, công tác triển khai Luật cạnh tranh trong thực tế gặp những khó khăn nhất định. Khó khăn ở chỗ phần lớn các vấn đề vi phạm cạnh tranh, trong đó có nội dung liên quan tới độc quyền – vấn còn rất mới mẻ ở Việt Nam xét trên phƣơng diện nghiên cứu, học thuật cũng nhƣ kinh nghiệm thực tế. Trong khi ở các nƣớc khác mọi vấn đề về cạnh tranh đƣợc giải quyết rất dễ dàng bởi đã có thực tiễn từ lâu, có nhiều tranh chấp đƣợc giải quyết và tòa án cũng có án lệ để mọi ngƣời tham khảo. Trong khi đó Luật cạnh tranh mới đƣợc ban hành và triển khai. Đồng thời, toàn bộ Chƣơng III từ Điều 39 đến Điều 48 luật cạnh
tranh quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Tuy nhiên, đó vẫn là những quy định mang tính nguyên tắc và định tính, chƣa cho phép phân định rõ ràng đâu là hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Hơn nữa, trong khi “chuẩn mực thông thƣờng về đạo đức kinh doanh” ở Việt Nam lại chƣa hình thành trong thực tế. Do đó, có thể nói, đây là “cái nút” quan trọng nhất và khó khăn nhất trong việc hƣớng dẫn thực hiện Luật cạnh tranh nói chung và trong lĩnh vực kinh doanh viễn thông nói riêng.
Hành lang pháp lý và các văn bản pháp luật cơ bản quan trọng về viễn thông và cạnh tranh đã đƣợc ban hành song những vụ việc tranh chấp kéo dài giữa các doanh nghiệp viễn thông trong thời gian qua, thậm chí nhiều vụ việc Chính phủ đã phải “ra tay” can thiệp cho thấy cơ chế thực thi pháp luật, giám sát kiểm tra, xử lý các tranh chấp giữa các doanh nghiệp viễn thông còn yếu. Đồng thời, sự phối kết hợp giữa cơ quan quản lý cạnh tranh với cơ quan quản lý điều tiết ngành trong việc kiểm soát, phát hiện, xử lý và dự báo các hành vi cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông chƣa đƣợc chặt chẽ.
Sau một thời gian triển khai các quy định về viễn thông, đặc biệt khi Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thƣơng mại Thế giới (WTO), Pháp lệnh Bƣu chính Viễn thông năm 2002 đã bộc lộ một số điểm không còn phù hợp và cần đƣợc thay thế bằng văn bản khác có hiệu lực cao hơn (sẽ đƣợc trình bày ở phần sau).
CHƢƠNG 3. HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ CẠNH TRANH TRONG LĨNH VỰC VIỄN THÔNG
3.1. Thực hiện các điều ước quốc tế về cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông
Cho tới thời điểm này, Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thƣơng mại thế giới WTO đƣợc hơn hai năm. Điện tử - viễn thông là hai trong số những ngành đƣợc coi là mũi nhọn và chịu nhiều tác động sau sự kiện này. Sự cạnh tranh diễn ra khá quyết liệt trên hai thị trƣờng điện tử và viễn thông đã khiến ngành đứng trƣớc rất nhiều những khó khăn, thách thức. Tuy nhiên, không phải là không có những cơ hội đƣợc mở ra...
Với ngành viễn thông, sau khi Việt Nam gia nhập WTO, nhiều tác động mang tính tích cực ảnh hƣởng tới ngành đó là thị trƣờng viễn thông Việt Nam đã có tốc độ tăng trƣởng đƣợc xếp vào hàng nhanh nhất thế giới. Cạnh tranh sôi động nhất đang diễn ra trên thị trƣờng thông tin di động giữa các nhà cung cấp dịch vụ VinaPhone, MobiFone, Viettel, EVN Telecom, SFone... đã thúc đẩy thị trƣờng đạt mức tăng trƣởng nhanh. Mới đây, trong bảng xếp hạng phát triển viễn thông Châu Á, thị trƣờng viễn thông Việt Nam đã đƣợc xếp thứ 13 về cả quy mô và tốc độ phát triển trên ba lĩnh vực cố định, di động và Internet.
Hội nhập WTO, các doanh nghiệp viễn thông trong nƣớc có nhiều cơ hội kinh doanh mới, cơ hội đầu tƣ trang bị thiết bị công nghệ mới, hiện đại, tiết kiệm đƣợc vốn đầu tƣ và hiệu quả kinh tế.
Hội nhập, viễn thông Việt Nam thu hút đƣợc nguồn vốn và kinh nghiệm quản lý từ các nhà khai thác nƣớc ngoài thông qua việc hợp tác với các nhà khai thác lớn trên thế giới để phát triển, hiện đại hoá mạng lƣới và cung cấp dịch vụ, đồng thời cơ hội từng bƣớc thâm nhập ra thị trƣờng khu vực và trên
thế giới. Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, tạo động lực phát triển cho từng doanh nghiệp và cho cả ngành viễn thông và CNTT Việt Nam. Cạnh tranh phát triển tạo cơ hội cho các doanh nghiệp viễn thông trong nƣớc tự đổi mới và tái cơ cấu để hoạt động có hiệu quả, cải cách quy trình quản lý, khai thác, tập trung nguồn lực vào các lĩnh vực mang tính chiến lƣợc, nâng cao chất lƣợng dịch vụ và chất lƣợng chăm sóc khách hàng.
Tuy nhiên, với lộ trình mở cửa thị trƣờng lĩnh vực viễn thông trong cam kết gia nhập WTO của Việt Nam, cho tới thời điểm này, các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam vẫn chƣa thực sự phải đối mặt với cạnh tranh gay gắt với các doanh nghiệp viễn thông nƣớc ngoài. Hiện cạnh tranh trong nƣớc chính là bƣớc tập dƣợt cho cạnh tranh nƣớc ngoài và là giai đoạn quan trọng để các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam từng bƣớc tích tụ các nguồn lực, nâng cao năng lực cạnh tranh, vƣợt qua các rào cản, thách thức và chủ động đón bắt các vận hội của hội nhập kinh tế quốc tế.
Khi kinh tế phát triển, nhu cầu thị trƣờng về các dịch vụ bƣu chính, viễn thông và CNTT tăng trƣởng mạnh, thị trƣờng tiềm năng để phát triển các dịch vụ mới rất lớn đã tạo cơ hội để các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bƣu chính, viễn thông, CNTT phát triển các hoạt động kinh doanh của mình. Tuy nhiên, trong những năm qua, thị trƣờng viễn thông di động Việt Nam luôn duy trì mức tăng trƣởng 160-170%/năm và đƣợc coi là thị trƣờng đầy tiềm năng, thu hút sự chú ý của không ít các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, đặc biệt là khi Việt Nam gia nhập WTO. 1
Cũng chính vì sức hút lớn này sẽ khiến các nhà cung cấp mạng di động của Việt Nam phải chịu sức ép rất lớn từ các hãng tên tuổi của nƣớc ngoài khi
1
Theo Báo cáo tổng kết năm 2008 và Triển khai nhiệm vụ năm 2009 Bộ TT&TT - Tổng số thuê bao điện thoại trên toàn mạng hiện có là 82,25 triệu máy, thuê bao di động chiếm 85,5%, mật độ điện thoại là 97,5 máy/100 dân. Toàn quốc có trên 20,67 triệu ngƣời sử dụng Internet đạt mật độ 24,20%. Tổng số thuê bao băng rộng đạt 2 triệu. Doanh thu BCVT năm 2008 đạt 92.445 tỷ đồng, tăng gần 38% so với năm 2007. Nộp ngân sách nhà nƣớc 11.831 tỷ đồng, tăng 22/% so với năm 2007 [ 11 ]
hội nhập WTO. Điều này đã đƣợc minh chứng khi đã có rất nhiều hãng nƣớc ngoài bày tỏ ý định mua lại cổ phần của các mạng di động nhƣ MobiFone, VinaPhone hay Viettel khi những mạng này đƣợc cổ phần hoá và đƣa ra sàn giao dịch chứng khoán trong thời gian tới.
Các doanh nghiệp viễn thông trong nƣớc nói chung và Tập đoàn Bƣu chính Viễn thông Việt Nam VNPT nói riêng chịu những áp lực cạnh tranh mạnh mẽ từ phía các doanh nghiệp ở các nƣớc có nền công nghiệp phát triển có vốn, trình độ công nghệ, kinh nghiệm quản lý và cạnh tranh quốc tế cao. Mức độ cạnh tranh sẽ diễn ra gay gắt hơn, phạm vi rộng hơn và sâu hơn.
Đi kèm với đó là sự chia sẻ về thị phần thị trƣờng một cách đáng kể khi các tập đoàn viễn thông lớn đầu tƣ vào Việt Nam. Ngoài ra, các doanh nghiệp nƣớc ngoài khi liên doanh có quyền nâng mức góp vốn lên cao hơn, khả năng kiểm soát của họ đối với việc điều hành kinh doanh dịch vụ cũng lớn hơn. Đây cũng là chính là nguy cơ, thách thức mà các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam phải đối mặt.
3.2. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông phù hợp với các cam kết gia nhập WTO lĩnh vực viễn thông phù hợp với các cam kết gia nhập WTO
3.2.1 Xu hƣớng cạnh tranh trên thị trƣờng viễn thông Việt Nam
Thứ nhất, cạnh tranh sẽ diễn ra ngày càng mạnh mẽ hơn, tỉ lệ khách hàng thay đổi nhà cũng cấp cũng sẽ cao hơn (khoảng 30% lƣợng khách hàng đối với dịch vụ đƣờng dài và 25% đối với dịch vụ di động). Đây là con số mà các nhà cung cấp dịch vụ cần phải tính toán để đƣa ra các chiến lƣợc marketing phù hợp nhằm duy trì đƣợc thị phần của mình.
Thứ hai, xu hƣớng cổ phần hóa sẽ ngày càng gia tăng dẫn tới việc ra đời nhiều doanh nghiệp mới. Đây cũng là xu hƣớng tất yếu để nâng cao năng lực kinh doanh của các doanh nghiệp và đảm bảo đƣợc cạnh tranh trong môi trƣờng quốc tế.
Thứ ba, bên cạnh yếu tố cạnh tranh về giá và khuyến mại, doanh nghiệp và khách hàng sẽ quan tâm nhiều hơn tới công tác chăm sóc khách hàng và tƣơng lai công tác này sẽ trở thành một công cụ chiến lƣợc trong việc tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Đi kèm với đó là các hành vi lôi kéo khách hàng sẽ ngày càng gia tăng. Bên cạnh đó, yếu tố quảng cáo, xây dựng thƣơng hiệu doanh nghiệp và thƣơng hiệu dịch vụ ngày càng trở nên đặc biệt quan trọng đối với doanh nghiệp trong việc tạo ra sự khác biệt trên thị trƣờng.
Thứ tƣ, sẽ xuất hiện những hình thức kinh doanh mới mà ở đó các doanh nghiệp này chỉ tham gia vào việc phân phối bán lại dịch vụ hoặc cung cấp dịch vụ trọn gói… do vậy, cũng cần có những chế tài cụ thể dành cho các đối tƣợng này. Ngoài ra, xu hƣớng trong thời gian tới sẽ là phát triển mạnh về dịch vụ nội dung (content services), do đó các doanh nghiệp và cơ quan Nhà nƣớc cũng sớm phải nghiên cứu vấn đề này để tạo đƣợc môi trƣờng thuận lợi cho cạnh tranh.
Thứ năm, khiếu kiện về hành vi cạnh tranh không lành mạnh hoặc hạn chế cạnh tranh lẫn nhau sẽ ngày càng gia tăng khi doanh nghiệp và ngƣời tiêu dùng ngày càng nhận thức rõ hơn về quyền lợi của mình. Đồng thời, việc khiếu kiện giữa các doanh nghiệp cũng sẽ có chiều hƣớng gia tăng do phát sinh nhiều hành vi và hình thức kinh doanh mới.
Thứ sáu, với việc cạnh tranh quốc tế ngày càng quyết liệt, Việt Nam đã chính thức gia nhập WTO thì các doanh nghiệp viễn thông phải đối mặt với các quy tắc trong thƣơng mại quốc tế, các thông lệ, điều ƣớc quốc tế. Ngoài yếu tố kĩ thuật, các doanh nghiệp còn phải đàm phán để thỏa thuận ăn chia với các nƣớc, phải tiếp cận với quy tắc quốc tế về phân chia cƣớc kết nối với các nhà khai thác khác trên thế giới. Thêm vào đó, các doanh nghiệp nƣớc ngoài khi liên doanh có quyền nâng mức góp vốn lên cao hơn, khả năng kiểm soát của họ đối với việc điều hành kinh doanh dịch vụ cũng lớn hơn... Do vậy, xu
hƣớng sáp nhập thậm chí phá sản là điều tất yếu xảy ra. Đây cũng chính là