Một số kiến nghị nhằm phát triển thị trƣờng cạnh tranh có hiệu quả

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số quy định pháp luật quốc tế và Việt Nam về cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông (Trang 81)

4. Bố cục của luận văn

3.2.2Một số kiến nghị nhằm phát triển thị trƣờng cạnh tranh có hiệu quả

hiệu quả

* Hoàn thiện pháp luật về viễn thông:

Nhƣ đã trình bày ở trên, Pháp lệnh Bƣu chính viễn thông năm 2002 đã thể hiện nhiều điểm không phù hợp với sự phát triển nhanh chóng của thị trƣờng viễn thông Việt Nam.

Trong giai đoạn vừa qua, nhiều văn bản pháp luật mới với các cơ chế, chính sách phát huy nội lực, mở cửa hội nhập, thúc đẩy đầu tƣ, đẩy mạnh cạnh tranh, phát triển môi truờng mạng nhƣ Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tƣ; Luật Cạnh tranh, Luật Công nghệ thông tin, Luật Giao dịch điện tử v.v… đƣợc ban hành.

Bên cạnh đó, nhiều điều ƣớc quốc tế đã đƣợc ký kết nhƣ các thoả thuận thƣơng mại song phƣơng và đa phƣơng, đặc biệt thoả thuận gia nhập WTO của Việt Nam đã cam kết mở cửa thị trƣờng viễn thông, cho phép nhà đầu tƣ nƣớc ngoài hợp tác với các doanh nghiệp Việt Nam để thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ viễn thông tại Việt Nam hoặc cung cấp dịch vụ xuyên biên giới.

Pháp lệnh Bƣu chính Viễn thông năm 2002 và các văn bản hƣớng dẫn đƣợc ban hành trƣớc một số Luật và các điều ƣớc quốc tế nêu trên nên nhiều khái niệm và quy định của Pháp lệnh không đồng nhất, chƣa hoàn toàn phù hợp với các quy định pháp luật hiện hành. Vì vậy việc xây dựng một văn bản

luật mới, có hiệu lực cao hơn để thay thế Pháp lệnh Bƣu chính Viễn thông năm 2002 để bảo đảm tính thống nhất của hệ thống luật pháp chung là hết sức cần thiết.

Để khắc phục các điểm bất cập trên, văn bản pháp luật mới (tạm gọi là Luật Viễn thông) phải thể hiện đƣợc các nội dung chính:

- Thúc đẩy cạnh tranh bằng cách mở rộng sự tham gia của các thành phần kinh tế trong kinh doanh viễn thông

Trên thực tế, mặc dù cơ sở hạ tầng viễn thông Việt Nam trong thời gian qua đã phát triển rất nhanh, song quy mô và sự phát triển bền vững so với các nƣớc trong khu vực cũng nhƣ trên thế giới vẫn còn nhiều hạn chế. Để phát triển mạng viễn thông rộng khắp cả nƣớc đáp ứng đƣợc yêu cầu của công cuộc đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc, việc huy động, khuyến khích mọi nguồn lực của xã hội, kể cả thành phần kinh tế tƣ nhân tham gia phát triển hạ tầng là hết sức cần thiết. Bên cạnh đó việc chỉ cho các doanh nghiệp Nhà nƣớc tham gia xây dựng hạ tầng mạng, một mặt sẽ làm giảm hiệu quả đầu tƣ và tăng rủi ro kinh doanh vốn nhà nƣớc trong lĩnh vực này do cạnh tranh giữa các doanh nghiệp Nhà nƣớc với nhau, mặt khác việc mở rộng cho các thành phần kinh tế khác tham gia cung cấp hạ tầng mạng cũng là yêu cầu tất yếu của quá trình hội nhập, nhất là khi Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của WTO với cam kết đảm bảo môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế trong việc gia nhập thị trƣờng viễn thông.

- Tăng cƣờng vai trò quản lý nhà nƣớc trong hoạt động viễn thông

Tuỳ theo từng thời kỳ, Nhà nƣớc quyết định việc nắm quyền kiểm soát viễn thông qua việc nắm cổ phần chi phối trong một số doanh nghiệp viễn thông chủ lực (VNPT; VIETTEL v.v...) có tầm quan trọng đặc biệt đối với toàn bộ mạng viễn thông quốc gia và ảnh hƣởng trực tiếp đến việc phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng của đất nƣớc. Đây là yếu tố quan

trọng để thúc đẩy đa sở hữu trong các doanh nghiệp viễn thông và hình thành một thị trƣờng viễn thông đƣợc mở cửa cạnh tranh hoàn toàn, bình đẳng và đúng pháp luật, phù hợp với thông lệ quốc tế và cam kết của Việt Nam trong WTO, nhƣng vẫn giữ đƣợc vai trò kiểm soát, điều tiết của nhà nƣớc và định hƣớng xã hội chủ nghĩa trong hoạt động viễn thông. [ 14 ]

Hình thành Cơ quan quản lý viễn thông độc lập riêng biệt với Cơ quan họach định chính sách theo đúng yêu cầu của WTO với mục đích tổ chức công tác thực thi pháp luật một cách chặt chẽ, hiệu quả nhƣng công khai, minh bạch, nhanh chóng và công bằng nhằm đảm bảo môi trƣờng kinh doanh bình đẳng khi mọi thành phần kinh tế tham gia thị trƣờng viễn thông.

- Quy định chi tiết, cụ thể về cạnh tranh trong kinh doanh viễn thông để bảo đảm môi trƣờng kinh doanh viễn thông cạnh tranh công bằng, minh bạch, công khai. Bổ sung quy định chi tiết về việc thực hành biện pháp “cạnh tranh đúng pháp luật” và hành vi chống cạnh tranh mà Pháp lệnh bƣu chính viễn thông 2002 đã quy định. Đối với việc đầu tƣ của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài vào lĩnh vực viễn thông, phải theo đúng lộ trình Việt Nam đã cam kết khi gia nhập WTO. [ 7 ]

* Hoàn thiện pháp luật cạnh tranh và bộ máy giám sát cạnh tranh:

Bộ TT&TT và Cục Quản lý cạnh tranh – Bộ Thƣơng mại cần sớm hoàn thiện bộ máy giám sát cũng nhƣ xây dựng các chế tài đủ mạnh để đảm bảo cạnh tranh lành mạnh trên thị trƣờng và đảm bảo lợi ích cho ngƣời tiêu dùng. Đây là điều đặc biệt quan trọng vì một khi đã có đƣợc vị trọng tài công minh, đủ khả năng giải quyết các vấn đề phát sinh trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thì các doanh nghiệp sẽ yên tâm hơn và toàn tâm toàn sức hơn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Thực hiện đúng Luật Cạnh tranh và Nghị định 120/2005/NĐCP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh. Đồng thời, cũng cần có những chiến lƣợc phát triển dài hạn

để các doanh nghiệp có thể phát triển bền vững từ đó có đủ sức mạnh để cạnh tranh và hội nhập quốc tế thành công.

* Đối với các doanh nghiệp, bên cạnh việc phải thực hiện nghiêm chỉnh

các quy định về hoạt động sản xuất kinh doanh đƣợc quy định trong Pháp lệnh Bƣu chính Viễn thông cũng nhƣ các văn bản khác thì một điều quan trọng là cần sớm xây dựng một tổ chức (hoặc hiệp hội) để đứng ra đảm bảo cân bằng lợi ích của các thành viên tránh làm ảnh hƣởng đến lợi ích chung của ngành và góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Viễn thông Việt Nam khi có sự cạnh tranh quốc tế.

KẾT LUẬN

Cạnh tranh trên thị trƣờng viễn thông thời gian qua rõ ràng đã mang lại những lợi ích to lớn cho Nhà nƣớc, doanh nghiệp và ngƣời tiêu dùng. Theo đó doanh nghiệp có cơ hội để thay đổi năng động hơn trong khi ngƣời tiêu dùng ngày càng có nhiều cơ hội hơn trong việc thụ hƣởng các dịch vụ viễn thông tiên tiến. Để phát triển đƣợc một thị trƣờng viễn thông cạnh tranh có hiệu quả, rất cần sự phối hợp không chỉ giữa các doanh nghiệp với các cơ quan quản lý Nhà nƣớc mà còn là sự phối hợp, tƣơng trợ lẫn nhau giữa các doanh nghiệp để cùng tạo ra một sức mạnh tổng hợp, đủ sức cạnh tranh quốc tế và hội nhập với thế giới.

Do tính đặc thù của nó mà việc xử lý vấn đề chống độc quyền, khuyến khích cạnh tranh trong viễn thông có nhiều điểm khác biệt với các ngành kinh tế khác. Trƣớc hết đây là một lĩnh vực hoạt động rất nhạy cảm, có quan hệ mật thiết với vấn đề bảo vệ an ninh - quốc phòng, đạo đức xã hội, Nhà nƣớc cần nắm rất chắc. Thông tin bƣu chính, viễn thông đƣợc coi nhƣ là cơ sở hạ tầng, rất cần thiết cho kinh tế - xã hội và đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Tiếp đến nữa là thông tin nói chung (trừ thông tin chuyên dùng nội bộ) là phải toàn trình, phải thông suốt trong toàn xã hội, từ ngƣời này đến ngƣời khác, trong một khu vực, trong một đất nƣớc và ra cả quốc tế, cho nên trong trƣờng hợp có nhiều mạng thì các mạng phải kết nối với nhau, hợp tác chặt chẽ với nhau mới có thể bảo đảm thông tin đƣợc, nhƣ vậy là trong lĩnh vực thông tin dù có cạnh tranh, thì cạnh tranh đó không phải là tuyệt đối mà phải vừa là cạnh tranh vừa hợp tác.

Cạnh tranh là một trong những đặc trƣng cơ bản của kinh tế thị trƣờng, là năng lực phát triển của kinh tế thị trƣờng. Trong nền kinh tế thị trƣờng, cạnh tranh là sự sống còn của mỗi doanh nghiệp. Cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông có thể đƣợc hiểu là sự ganh đua giữa các nhà khai thác trong việc cung cấp các dịch vụ viễn thông nhằm nâng cao vị thế của mình trên thị

trƣờng, để đạt đƣợc mục tiêu kinh doanh cụ thể (lợi nhuận, doanh thu và thị phần). Cạnh tranh đảm nhận một số chức năng quan trọng đối với nền kinh tế. Đó là đảm bảo điều chỉnh giữa cung và cầu về các dịch vụ viễn thông, hƣớng việc sử dụng các yếu tố kinh doanh vào những nơi có hiệu quả nhất. Cạnh tranh tạo ra môi trƣờng thuận lợi để sản xuất cung cấp dịch vụ viễn thông thích ứng với sự biến động của cầu và công nghệ sản xuất cung cấp các dịch vụ. Ngoài ra cạnh tranh còn là động lực thúc đẩy đổi mới hoạt động kinh doanh viễn thông.

Cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải cung ứng ra thị trƣờng các hàng hoá, dịch vụ tốt nhất với giá cả rẻ nhất có thể. Do đó ngƣời tiêu dùng có nhiều cơ hội để lựa chọn các hàng hoá, dịch vụ phù hợp cho mình. Xét trên góc độ xã hội, thông qua cạnh tranh mà các nguồn lực của quốc gia đƣợc sử dụng một cách tốt nhất trong quá trình phát triển kinh tế.

PHỤ LỤC 1: THỊ PHẦN THUÊ BAO ĐIỆN THOẠI TẠI VIỆT NAM

Thị phần điện thoại Việt Nam năm 2008: 82,25 triệu TB

Viettel 31% SPT 8% VNPT 57% 47 triệu TB EVN Telecom 4%

PHỤ LỤC 2: CÁC DỊCH VỤ VIỄN THÔNG

THEO PHÁP LỆNH BƢU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo Pháp lệnh Bƣu chính Viễn thông Việt Nam, dịch vụ viễn thông là dịch vụ truyền ký hiệu, tín hiệu, số liệu, chữ viết, âm thanh, hình ảnh hoặc các dạng khác của thông tin giữa các điểm kết cuối của mạng viễn thông, bao gồm:

1.Dịch vụ cơ bản

Dịch vụ cơ bản là dịch vụ truyền đƣa tức thời thông tin của ngƣời sử dụng dƣới dạng ký hiệu tín hiệu, số liệu, chữ viết, âm thanh, hình ảnh thông qua mạng viễn thông hoặc Internet mà không làm thay đổi loại hình hoặc nội dung thông tin đƣợc gửi và nhận qua mạng.

Sau đây là một số dịch vụ viễn thông cơ bản:

a. Dịch vụ viễn thông cơ bản trên mạng điện thoại công cộng gồm dịch vụ điện thoại, dịch vụ Fax và dịch vụ truyền số liệu trong băng thoại tiêu chuẩn (0,3 - 3,4 KHz).

b. Dịch vụ Telex

c. Dịch vụ truyền số liệu d. Dịch vụ thuê kênh riêng

e. Dịch vụ VSAT (VSAT - Very Small Aperture Terminal) g. Dịch vụ thông tin di động:

Dịch vụ thông tin di động là dịch vụ thông tin vô tuyến điện, đƣợc thiết lập nhằm đảm bảo liên lạc giữa các máy đầu cuối di động với nhau, giữa máy đầu cuối di động với các máy cố định và ngƣợc lại.

2.Dịch vụ giá trị gia tăng

Dịch vụ giá trị gia tăng là dịch vụ làm tăng thêm giá trị thông tin của ngƣời sử dụng dịch vụ bằng cách hoàn thiện loại hình, nội dung thông tin hoặc cung cấp khả năng lƣu trữ, khôi phục thông tin đó trên cơ sở sử dụng mạng viễn thông hoặc Internet.

a. Dịch vụ thƣ điện tử b. Dịch vụ hộp thƣ thoại

3. Dịch vụ cộng thêm

Dịch vụ cộng thêm là dịch vụ đƣợc cung cấp thêm đồng thời cùng với dịch vụ cơ bản, làm phong phú và hoàn thiện thêm dịch vụ cơ bản, trên cơ sở các tính năng kỹ thuật của thiết bị hoặc khả năng phục vụ của doanh nghiệp viễn thông. Doanh nghiệp viễn thông quy định và công bố các dịch vụ cộng thêm do mình cung cấp.

a. Các dịch vụ cộng thêm của tổng đài điện tử số - Dịch vụ máy điện thoại quay số đa tần

- Dịch vụ hạn chế cuộc gọi theo yêu cầu - Dịch vụ quay số rút gọn

- Máy điện thoại chuyên gọi đi, chuyên gọi đến - Chuyển cuộc gọi tạm thời:

- Điện thoại hội nghị ( đàm thoại tay ba): - Dịch vụ thông báo trƣớc cuộc gọi: - Dịch vụ truy tìm số máy gọi đến: - Dịch vụ báo thức tự động:

- Dịch vụ lập số điện thoại liên tiếp (nhóm thuê bao PBX): b. Các dịch vụ cộng thêm của mạng điện thoại di dộng - Dịch vụ nhắn tin ngắn

- Dịch vụ chuyển tiếp cuộc gọi (CD - Call Divert): - Dịch vụ chờ cuộc gọi (CW - Call Waiting) - Dịch vụ giữ cuộc gọi (CH - Call Holding)

- Dịch vụ hiển thị số thuê bao gọi đến (CLIP - Calling Line Identification Presentation) - Dịch vụ chặn cuộc gọi (CB - Call Barring)

- Dịch vụ tính cƣớc nóng (HB - Hot Billing) - Dịch vụ WAP

4. Dịch vụ kết nối Internet

- Dịch vụ kết nối Internet là dịch vụ cung cấp cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet khả năng kết nối với nhau và với Internet quốc tế;

5. Dịch vụ truy nhập Internet

- Dịch vụ truy nhập Internet là dịch vụ cung cấp cho ngƣời sử dụng khả năng truy nhập Internet;

6. Dịch vụ ứng dụng Internet trong bưu chính, viễn thông

- Dịch vụ ứng dụng Internet trong bƣu chính, viễn thông là dịch vụ sử dụng Internet để cung cấp dịch vụ bƣu chính, viễn thông cho ngƣời sử dụng. Dịch vụ ứng dụng Internet trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội khác phải tuân theo các quy định pháp luật về bƣu chính, viễn thông và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

PHỤ LỤC 3: BIỂU CAM KẾT VỀ DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CỦA VIỆT NAM KHI GIA NHẬP WTO

WT/ACC/VNM/48/Add.2 27 tháng 10 năm 2006 Nguồn: Ban Công tác về việc gia nhập WTO của Việt Nam (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngành và phân ngành Hạn chế tiếp cận thị trƣờng Hạn chế đối xử quốc gia Cam kết bổ sung

2. CÁC DỊCH VỤ THÔNG TIN C. Dịch vụ viễn thông

Các cam kết dƣới đây phù hợp với “Thông báo về việc đƣa ra các cam kết về dịch vụ viễn thông cơ bản” (S/GBT/W/2/REV.1) và “Thông báo về Hạn chế tiếp cận thị trƣờng liên quan đến độ khả dụng của phổ tần” (S/GBT/W/3)”. Để phục vụ các cam kết này, một "nhà cung cấp dịch vụ không có hạ tầng mạng" có nghĩa là nhà cung cấp không sở hữu dung lƣợng truyền dẫn nhƣng hợp đồng thuê dung lƣợng từ nhà khai thác, sở hữu dung lƣợng đó, bao gồm cả dung lƣợng cáp quang biển, kể cả trên cơ sở dài hạn. Một nhà cung cấp không có hạ tầng mạng đƣợc phép sở hữu các trang thiết bị viễn thông trong phạm vi trụ sở hoạt động của mình và tại các điểm cung cấp dịch vụ công cộng đƣợc cho phép (POP).

Các dịch vụ viễn thông cơ bản (a) Các dịch vụ thoại (CPC 7521)

(b) Dịch vụ truyền số liệu chuyển mạch gói

(CPC 7523**)

(c) Dịch vụ truyền số liệu chuyển mạch kênh (CPC 7523**) (d) Dịch vụ Telex (CPC 7523**) (e) Dịch vụ Telegraph (CPC 7523**) (f) Dịch vụ Facsimile (CPC 7521** + 7529**) (g) Dịch vụ thuê kênh riêng (CPC 7522** + 7523**) (o*) Các dịch vụ khác:

(1) Không hạn chế, ngoại trừ:

Dịch vụ hữu tuyến và di động mặt đất: Dịch vụ phải đƣợc cung cấp thông qua thoả thuận thƣơng mại với pháp nhân đƣợc thành lập tại Việt Nam và đƣợc cấp phép cung cấp dịch vụ viễn thông quốc tế.

Dịch vụ viễn thông vệ tinh:Nhà cung cấp dịch vụ nƣớc ngoài phải có thoả thuận thƣơng mại với nhà cung cấp dịch vụ viễn thông vệ tinh quốc tế Việt Nam đƣợc cấp phép, trừ trƣờng hợp dịch vụ viễn thông vệ tinh cung cấp cho:

- ngay khi gia nhập: các khách hàng kinh doanh ngoài biển, các cơ

(1) Không hạn chế.

Việt Nam cam kết thực hiện các nghĩa vụ nêu trong Bản Tham chiếu gửi kèm theo.

Với các tuyến cáp quang biển công- xooc-xi-om mà Việt Nam là một thành viên sở hữu, các nhà cung cấp dịch vụ nƣớc ngoài sẽ đƣợc phép kiểm soát

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số quy định pháp luật quốc tế và Việt Nam về cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông (Trang 81)