4. Bố cục của luận văn
1.3.1. Nền kinh tế thị trƣờng ở Việt Nam và các biểu hiện cạnh tranh
Từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, Nhà nƣớc ta chủ trƣơng phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần đã khởi đầu cho hoạt động cạnh tranh thực sự công khai và mở rộng trong nền kinh tế nƣớc ta. Trƣớc hết, phải kể đến sự cạnh tranh giữa doanh nghiệp Nhà nƣớc với doanh nghiệp tƣ nhân và các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác.
Cạnh tranh thực sự gay gắt bắt đầu vào giữa năm 1989, khi Nhà nƣớc thi hành hàng loạt các chính sách về chống lạm phát, xoá bỏ bao cấp qua giá và một phần qua vốn chủ yếu đối với khu vực kinh tế quốc doanh. Sự cạnh tranh diễn ra ngay giữa các xí nghiệp trong cùng một ngành, trong cùng một Bộ hay trong một địa phƣơng, trong cùng một hình thức sở hữu, cạnh tranh giữa hàng nội và hàng ngoại... Cạnh tranh bắt đầu đƣa lại sức sống mới cho nền kinh tế xã hội.
Gần đây, với việc ban hành các chính sách đổi mới quản lý kinh tế, đã giảm dần những ƣu đãi về đầu tƣ, về tín dụng và thực hiện bình đẳng nghĩa vụ nộp thuế giữa các doanh nghiệp Nhà nƣớc với các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác, tạo ra động lực mạnh mẽ cho sự phát triển của nền kinh tế
quốc dân. Cạnh tranh trên thị trƣờng thực sự đã đem lại nhiều kết quả tích cực, đƣơng nhiên đó phải là cạnh tranh lành mạnh.
Nhƣ vậy, động lực để điều tiết trong một nền kinh tế thị trƣờng là sự cạnh tranh. Nếu không có cạnh tranh, sẽ xuất hiện độc quyền và hệ thống kinh tế thị trƣờng hoạt động sẽ không có hiệu quả. Nếu không có cạnh tranh, ngƣời tiêu dùng không có cách lựa chọn mà phải mua bất cứ giá nào mà ngƣời sản xuất đòi hỏi. Nếu không có cạnh tranh, ngƣời sản xuất không có động lực để áp dụng công nghệ mới và sản xuất hàng hoá với giá rẻ và chất lƣợng tốt hơn.
Qua một số năm thực hiện nền kinh tế thị trƣờng, nền kinh tế Việt Nam đã có những khởi sắc đáng mừng, hàng hoá trên thị trƣờng dồi dào và phong phú, đời sống dân cƣ đƣợc cải thiện từng bƣớc, ngƣời mua, ngƣời bán đƣợc tự do lựa chọn hàng hoá và thoả thuận giá cả trong trao đổi hàng hoá. Các doanh nghiệp đã tự vƣơn lên đổi mới công nghệ, nâng cao trình độ quản lý, cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lƣợng hàng hoá cho phù hợp với nhu cầu để đứng vững trong cạnh tranh.
Song, những khuyết tật vốn có của thị trƣờng không thể không bộc lộ trong thực tiễn. Bên cạnh những kết quả tích cực của thị trƣờng hàng hoá cạnh tranh diễn ra một cuộc cạnh tranh sôi động không cân sức và không bình đẳng giữa hàng ngoại nhập vào với hàng sản xuất trong nƣớc. Những yếu tố cạnh tranh không lành mạnh đã nảy sinh trên nhiều lĩnh vực đời sống kinh tế nƣớc ta.
Tình trạng không cân sức biểu hiện ở chỗ: Hàng nhập ngoại có mẫu mã, kiểu cách, màu sắc phong phú, đa dạng, phù hợp với thị hiếu của ngƣời tiêu dùng, có chất lƣợng và tính sẵn sàng cho tiêu dùng cao hơn và hợp với yêu cầu sử dụng, trong khi đó trình độ công nghệ sản xuất trong nƣớc chƣa cho phép đạt đƣợc điều đó. Không bình đẳng biểu hiện ra ở mức giá rẻ của hàng ngoai nhập do trốn lậu thuế nhập khẩu. Hơn thế nữa, các doanh nghiệp nƣớc ngoài hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đã không ngần ngại sử
dụng các thủ pháp cạnh tranh không lành mạnh trên thị trƣờng để dành ƣu thế cho sản phẩm của mình. Có thể dễ nhận thấy các thủ pháp cạnh tranh không lành mạnh sau đã trở nên phổ biến trên thị trƣờng Việt Nam:
* Quảng cáo quá mức và không trung thực:
Mặc nhiên, ai cũng hiểu tầm quan trọng của quảng cáo đối với ngƣời tiêu dùng, nhƣng ở nƣớc ta không ai kiểm soát các thông tin mà các doanh nghiệp đƣa ra sai sự thật nhƣ quảng cáo của hãng P & G, nào là tiêu chuẩn mới về độ trắng của TIDE nhƣng thực ra không hơn hàng nội nhƣ LIX và TICO ?.Có phải Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh chứng minh chất lƣợng diệt khuẩn của SafeGuard hơn hẳn các xà phòng khác?. Bột giặt VIC chất lƣợng cao đƣợc sản xuất với công nghệ tiên tiến của Unilever nhƣng thực ra chất lƣợng thấp hơn bất cứ loại bột giặt nào của Việt Nam có trên thị trƣờng đƣợc sản xuất theo dây chuyền cũ do Việt Nam thiết kế và chế tạo tại các nhà máy TICO, NET, Đức Giang...
* Hàng giả danh nhãn hiệu thƣơng phẩm:
Từ khi Việt Nam tiến hành chính sách mở cửa, hàng giả danh bắt đầu phát triển rầm rộ. Đầu tiên là các loại mỹ phẩm với sản phẩm nhái Camay, Pamolive, Zest... sau đến các sản phẩm nƣớc ngọt bắt chƣớc kiểu dáng của Cocacola, Pepsicola... bây giờ là phong trào dƣợc phẩm, nƣớc tinh khiết...ở khu vực dƣợc phẩm, các vụ vi phạm đối với dƣợc phẩm chiếm không dƣới 30% tổng số các vụ vi phạm và phần nhiều do các xí nghiệp dƣợc phẩm phía Nam thực hiện: họ có nhiều cách nhái: nhái tên, nhái tên sản phẩm, nhái mẫu mã, bao bì. Ví dụ nhƣ trƣờng hợp của Decoagen, Defacoagen, Devicogen... tập trung ở Miền nam với mẫu mã hình thoi nổi giống hệt. Các sản phẩm mới tinh khiết cũng vậy, trên thị trƣờng trong nƣớc đã xuất hiện gần 30 dạng sản phẩm “ nhái” theo kiểu dáng công nghiệp của công ty Lavie. Một số cơ sở làm đề can giả cố công moi tiền khách hàng và phá vỡ hình tƣợng của Lavie bằng cách đặt cho hàng giả những tên laí quen tai nhƣ: Covie, LaLavie, Bavi,
Lavierge. Việc làm này không chỉ là mối hiểm hoạ đến nguồn doanh thu của công ty Lavie, mà còn đe doạ đến sức khoẻ của khách hàng.
Theo kết quả cuôc khảo sát “ Hình thái thị trƣờng các doanh nghiệp Việt Nam” cho thấy rằng trong một số ngành kinh doanh ở nƣớc ta tình trạng cạnh tranh không lành mạnh đang diễn ra. Ví dụ cụ thể trong ngành kinh doanh xuất khẩu cà phê: có lúc số lƣợng kinh doanh cà phê lên tới 100 doanh nghiệp, nhƣng thực chất chỉ có vài chục doanh nghiệp gắn bó với cây cà phê, lấy ngành cà phê làm ngành kinh doanh chính. Số doanh nghiệp này xuất khẩu đƣợc 80 – 85% tổng sản lƣợng cà phê xuất khẩu. Trong số các doanh nghiệp còn lại không ít doanh nghiệp thực chất chỉ đứng tên cho tƣ thƣơng trong nƣớc và công ty nƣớc ngoài núp bóng để lợi dụng kinh doanh cà phê gây nên tình trạng lôn xộn, cạnh tranh về giá mua và giá bán trên thƣơng trƣờng, gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp kinh doanh nghiêm túc.
Đặc điểm của hạn chế cạnh tranh tại thị trƣờng Việt Nam - Độc quyền Nhà nƣớc
Cũng nhƣ nhiều quốc gia có nền kinh tế chuyển đổi khác, kinh tế thị trƣờng ở Việt Nam đƣợc xây dựng trong bối cảnh của sự bất thành của cơ chế kế hoạch hoá, nơi mà độc quyền Nhà nƣớc là một đặc tính căn bản của đời sống kinh tế.
Có thể nói rằng, hình thức độc quyền Nhà nƣớc ra đời trong nền kinh tế của các nƣớc XHCN trƣớc đây và ở Việt Nam không phải do kết quả của quá trình cạnh tranh gay gắt mà do quyền lực Nhà nƣớc xác lập. Độc quyền Nhà nƣớc thể hiện hết sức đa dạng trƣớc hết là chế độ quản lý hành chính, mệnh lệnh tập trung đối với việc phân bố các tƣ liệu sản xuất, kết quả lao động, hoạt động kinh doanh, lƣu thông, phân phối...Trên phạm vi toàn bộ xã hội cũng nhƣ từng khâu của nền kinh tế, có thể nói Nhà nƣớc nắm độc quyền kinh doanh, quản lý đối với hầu hết hoạt động kinh tế của đất nƣớc. Nhà nƣớc vừa
là chủ thể của quyền lực công cộng vừa là chủ thể trực tiếp hoạt động kinh doanh.
Hầu hết các doanh nghiệp độc quyền ở Việt Nam đƣợc hình thành không phải do kết quả của quá trình tích tụ và tập trung vốn và các yếu tố sản xuất mà là sản phẩm của cơ chế kinh tế tập trung hoá sản xuất của Nhà nƣớc. Chính vì lẽ đó mà các doanh nghiệp độc quyền ở nƣớc ta nhìn chung chƣa thể thực hiện đƣợc tính ƣu việt của các sản xuất quy mô lớn mà ngƣợc lại còn bị thua kém các doanh nghiệp khác trong khu vực kinh tế tƣ nhân, gây nên một gánh nặng cho ngân sách Nhà nƣớc.
Nhìn một cách khái quát trên quy mô toàn xã hội, các doanh nghiệp Nhà nƣớc chiếm tới 90 % giá trị tài sản cố định, sử dụng trên 80 % vốn đầu tƣ tập trung của ngân sách Nhà nƣớc, gần 80 % lao động kỹ thuật và khoảng 80% tín dụng ngân hàng nhƣng chỉ tạo ra 40 % tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân.
Độc quyền ở nƣớc ta mang tính bao trùm lên toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Có thể hình dung rằng, nền kinh tế Việt Nam cho đến năm 1986 và thực tế kéo dài đến năm 1988 là một doanh nghiệp khổng lồ. Sản xuất ra cái gì, với sản lƣợng bao nhiêu? sản xuất ở ngành nào ? bán cho ai cái với giá bao nhiêu? lời lỗ nhƣ thế nào...đều đƣợc phát ra từ một trung tâm. Chính phủ, các bộ các ngành và Uỷ ban nhân dân các địa phƣơng vừa làm nhiệm vụ quản lý hành chính vừa đóng vai trò quản trị kinh doanh. Trên thực tế, các doanh nghiệp ở các ngành khác nhau trở thành các chi nhánh bộ phận của doanh nghiệp độc quyền khổng lồ đó. Thị trƣờng cạnh tranh hầu nhƣ bị xoá bỏ, phần lớn giao dịch trao đổi trên thị trƣờng chỉ mang tính hình thức, ƣớc lệ.
Có lẽ vì chân dung của nguyên tắc kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủ đạo với tính cách là một nguyên tắc Hiến định chƣa đƣợc đặc tả thì độc quyền Nhà nƣớc không chỉ đƣợc hiểu là sản phẩm của cơ chế kinh tế cũ cần phải xem xét để điều tiết mà là hiện tƣợng bình thƣờng, thậm chí còn phải tạo cơ
sở pháp lý để bảo vệ chúng. Hàng chục Tổng công ty Nhà nƣớc theo Quyết định 90 và 91/ TTg của Thủ tƣớng Chính phủ ngày 7/3/1994 không đƣợc điều tiết vận hành theo nguyên lý của cạnh tranh. Mặc dù, khi thiết lập những tập đoàn kinh tế (với tên gọi là Tổng công ty), ngƣời ta cũng nhắc đến nguyên tắc tự nguyện, song thực chất, đây lại là sự liên minh, sáp nhập theo thể thức hành chính. Điều cần nhấn mạnh là, thế độc quyền của các tập đoàn kinh doanh (doanh nghiệp Nhà nƣớc) đƣợc thiết lập theo kiểu hành chính dƣới dạng: Sáp nhập để thống lĩnh thị trƣờng. Từ đây, có một vấn đề cần phải đƣợc xem xét và giải quyết triệt để là: bản thân các điều lệ của các Tổng công ty cũng nhƣ sự chỉ đạo chung của Tổng công ty đối với các doanh nghiệp thành viên có mang dấu hiệu hay bản chất kinh tế và pháp lý của những Cartel công khai hay không ? Bởi vì, khi tham gia Tổng công ty, các doanh nghiệp thành viên, về căn bản, vẫn tồn tại độc lập nhƣng chúng dƣờng nhƣ không cần và không thể cạnh tranh với nhau đƣợc nữa.
Dƣới góc độ về hình thái thị trƣờng, độc quyền Nhà nƣớc đƣợc biểu hiện dƣới hai hình thái là độc quyền và độc quyền nhóm.
Trong hình thái thị trƣờng độc quyền, doanh nghiệp độc quyền là doanh nghiệp Nhà nƣớc và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của nó đƣợc Nhà nƣớc giao. Song Nhà nƣớc vẫn xét duỵêt giá cả mua bán. Các ngành kinh tế có hình thái thị trƣờng này ở nƣớc ta là: Điện, nƣớc máy, xăng dầu...
Trong hình thái thị trƣờng độc quyền nhóm, các doanh nghiệp Nhà nƣớc trong hình thái này là các doanh nghiệp khi chuyển đổi sang cơ chế mới sẵn có ƣu thế về vốn đƣợc Nhà nƣớc đảm bảo từ trƣớc, với hệ thống cơ sở vật chất - kỹ thuật đã có và thị trƣờng truyền thống, nên vẫn giữ đƣợc vị trí của mình trên thƣơng trƣờng. Các ngành kinh tế có hình thái thị trƣờng này ở nƣớc ta là: Xăng dầu, xi măng, kim khí, than, vận tải đƣờng sắt (trên một số tuyến).
Với những đặc tính trên, có thể nói rằng cho đến nay độc quyền Nhà nƣớc không chỉ gây ra những tác động tiêu cực đến quá trình cạnh tranh mà nghiêm trọng hơn là nó tạo ra sức ỳ đối với bản thân các doanh nghiệp độc quyền, làm tê liệt cạnh tranh dẫn tới sản xuất và thị trƣờng bị trì trệ, vấn đề toàn dụng lao động, tiền lƣơng, thu nhập và công bằng xã hội bị vi phạm.
Tuy nhiên, sẽ là thiếu đi sự khách quan, thận trọng và tỉnh táo nếu cho rằng cần phải xoá bỏ ngay độc quyền Nhà nƣớc trong đời sống kinh tế của nƣớc ta hiện nay. Cũng cần thiết phải chỉ ra rằng, độc quyền Nhà nƣớc hình thành mang tính tất yếu khách quan trong một số ngành kinh tế đòi hỏi quy mô đầu tƣ lớn và thậm chí là rất lớn nhƣng thời hạn thu hồi vốn rất chậm nhƣ ngành điện, nƣớc sạch, cảng biển...đã không thu hút đƣợc các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhập cuộc. Mặt khác, sự hình thành độc quyền Nhà nƣớc cũng có những tác động tích cực thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung các nguồn lực để phát triển tạo ra những ngành kinh tế mũi nhọn, luôn đi đầu về mặt kỹ thuật, công nghệ. Trong điều kiện hiện tại của nền kinh tế nƣớc ta trƣớc xu hƣớng hội nhập vào nền kinh tế thế giới, độc quyền Nhà nƣớc còn có tác dụng nâng cao khả năng cạnh tranh của Việt Nam trên thị trƣờng quốc tế, củng cố thị phần trên các thị trƣờng cũ và thâm nhập vào các thị trƣờng mới. ở khía cạnh này, độc quyền Nhà nƣớc là tất yếu khách quan, là nhân tố đảm bảo cho sự ổn định và phát triển kinh tế bền vững.
Với tất cả những điều đã đƣợc trình bày ở trên, chính sách cạnh tranh và pháp luật về chống hạn chế cạnh tranh cần phải có sự phân hoá đối với các sắc thái khác nhau của độc quyền Nhà nƣớc: Độc quyền tự nhiên hay là độc quyền là hậu quả của thủ pháp cạnh tranh. Hơn thế nữa, ngay cả trong trƣờng hợp độc quyền là hậu quả của thủ pháp cạnh tranh cũng cần phải duy trì trong một số trƣờng hợp trƣớc yêu cầu tăng trƣởng kinh tế.
- Lạm dụng quyền lực thị trƣờng của các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, các doanh nghiệp nƣớc ngoài tại Việt Nam.
Kể từ khi Đảng và Nhà nƣớc ta phát động và thực hiện công cuộc đổi mới, thể hiện khát vọng làm bạn với tất cả các quốc gia trên thế giới trên tinh thần bình đẳng, cùng có lợi, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau,Việt Nam đã thu hút đƣợc một số lƣợng lớn đầu tƣ nƣớc ngoài trực tiếp của nhiều doanh nghiệp nƣớc ngoài từ nhiều quốc gia trên thế giới.
Sự tham gia của các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, doanh nghiệp nƣớc ngoài đã làm cho nền kinh tế nƣớc ta ngày càng trở nên sôi động đã và đang hứa hẹn một nhịp độ tăng trƣởng cao. Hơn thế nữa, nhiều nhà nghiên cứu nƣớc ngoài còn nhận định rằng, mặc dù cuộc khủng hoảng tiền tệ Châu Á có làm cho tốc độ đầu tƣ nƣớc ngoài và mức tăng trƣởng của Việt Nam có chậm lại song đây là một thị trƣờng đầy hứa hẹn của tƣơng lai. Mặc dù vậy, chúng ta vẫn phải thừa nhận một sự thật là các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài và các doanh nghiệp nƣớc ngoài đang lạm dụng quyền lực thị trƣờng để thôn tính các thị trƣờng ở nƣớc ta và đang dồn các doanh nghiệp nội địa của chúng ta trƣớc bờ vực của sự phá sản. Không chỉ dừng lại ở đó, trên thị trƣờng Việt Nam cũng đang diễn ra sự giành giật thị phần gay gắt giữa các hãng đa quốc gia của nhiều nƣớc có nền kinh tế lớn mạnh nhƣ: Mỹ, Nhật, EU, Trung quốc, Hàn quốc....Trong bối cảnh ấy, các doanh nghiệp nội