Xu hƣớng cạnh tranh trên thị trƣờng viễn thông Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số quy định pháp luật quốc tế và Việt Nam về cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông (Trang 79)

4. Bố cục của luận văn

3.2.1Xu hƣớng cạnh tranh trên thị trƣờng viễn thông Việt Nam

Thứ nhất, cạnh tranh sẽ diễn ra ngày càng mạnh mẽ hơn, tỉ lệ khách hàng thay đổi nhà cũng cấp cũng sẽ cao hơn (khoảng 30% lƣợng khách hàng đối với dịch vụ đƣờng dài và 25% đối với dịch vụ di động). Đây là con số mà các nhà cung cấp dịch vụ cần phải tính toán để đƣa ra các chiến lƣợc marketing phù hợp nhằm duy trì đƣợc thị phần của mình.

Thứ hai, xu hƣớng cổ phần hóa sẽ ngày càng gia tăng dẫn tới việc ra đời nhiều doanh nghiệp mới. Đây cũng là xu hƣớng tất yếu để nâng cao năng lực kinh doanh của các doanh nghiệp và đảm bảo đƣợc cạnh tranh trong môi trƣờng quốc tế.

Thứ ba, bên cạnh yếu tố cạnh tranh về giá và khuyến mại, doanh nghiệp và khách hàng sẽ quan tâm nhiều hơn tới công tác chăm sóc khách hàng và tƣơng lai công tác này sẽ trở thành một công cụ chiến lƣợc trong việc tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Đi kèm với đó là các hành vi lôi kéo khách hàng sẽ ngày càng gia tăng. Bên cạnh đó, yếu tố quảng cáo, xây dựng thƣơng hiệu doanh nghiệp và thƣơng hiệu dịch vụ ngày càng trở nên đặc biệt quan trọng đối với doanh nghiệp trong việc tạo ra sự khác biệt trên thị trƣờng.

Thứ tƣ, sẽ xuất hiện những hình thức kinh doanh mới mà ở đó các doanh nghiệp này chỉ tham gia vào việc phân phối bán lại dịch vụ hoặc cung cấp dịch vụ trọn gói… do vậy, cũng cần có những chế tài cụ thể dành cho các đối tƣợng này. Ngoài ra, xu hƣớng trong thời gian tới sẽ là phát triển mạnh về dịch vụ nội dung (content services), do đó các doanh nghiệp và cơ quan Nhà nƣớc cũng sớm phải nghiên cứu vấn đề này để tạo đƣợc môi trƣờng thuận lợi cho cạnh tranh.

Thứ năm, khiếu kiện về hành vi cạnh tranh không lành mạnh hoặc hạn chế cạnh tranh lẫn nhau sẽ ngày càng gia tăng khi doanh nghiệp và ngƣời tiêu dùng ngày càng nhận thức rõ hơn về quyền lợi của mình. Đồng thời, việc khiếu kiện giữa các doanh nghiệp cũng sẽ có chiều hƣớng gia tăng do phát sinh nhiều hành vi và hình thức kinh doanh mới.

Thứ sáu, với việc cạnh tranh quốc tế ngày càng quyết liệt, Việt Nam đã chính thức gia nhập WTO thì các doanh nghiệp viễn thông phải đối mặt với các quy tắc trong thƣơng mại quốc tế, các thông lệ, điều ƣớc quốc tế. Ngoài yếu tố kĩ thuật, các doanh nghiệp còn phải đàm phán để thỏa thuận ăn chia với các nƣớc, phải tiếp cận với quy tắc quốc tế về phân chia cƣớc kết nối với các nhà khai thác khác trên thế giới. Thêm vào đó, các doanh nghiệp nƣớc ngoài khi liên doanh có quyền nâng mức góp vốn lên cao hơn, khả năng kiểm soát của họ đối với việc điều hành kinh doanh dịch vụ cũng lớn hơn... Do vậy, xu

hƣớng sáp nhập thậm chí phá sản là điều tất yếu xảy ra. Đây cũng chính là nguy cơ mà các doanh nghiệp phải đối mặt.

Thứ bảy, sự can thiệp của Bộ chủ quản vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ dần đƣợc hạn chế trong khi chức năng giám sát và xử lý tranh chấp của Hội đồng cạnh tranh và Cục quản lý Cạnh tranh sẽ ngày càng đƣợc tăng cƣờng để vừa tăng tính chủ động cho doanh nghiệp nhƣng vẫn đảm bảo thực hiện đƣợc các mục tiêu quốc gia.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số quy định pháp luật quốc tế và Việt Nam về cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông (Trang 79)