Pháp luật Việt Nam về cạnh tranh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số quy định pháp luật quốc tế và Việt Nam về cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông (Trang 36)

4. Bố cục của luận văn

1.3.2.Pháp luật Việt Nam về cạnh tranh

1.3.2.1 Những nguyên tắc chung

Phù hợp với xu hƣớng tất yếu của thời đại, từ năm 1986 Nhà nƣớc ta đã buộc phải đoạn tuyệt với cơ chế cũ, chủ trƣơng xây dựng trên đất nƣớc ta một nền kinh tế thị trƣờng. Tính chất quá độ đó của nền kinh tế đã ảnh hƣởng đến tính chất của cả hệ thống pháp luật về quản lý kinh tế. Và do đó phải chấp nhận một sự thật là chúng ta không thể có ngay một hệ thống pháp luật kinh tế với chất lƣợng hoàn toàn mới - Pháp luật của nền kinh tế thị trƣờng.

Có thể nói rằng, pháp luật kinh tế của chúng ta đang đƣợc hình thành trên một số nguyên tắc phản ánh đặc trƣng mang tính quy luật trong sự vận động khách quan của các quan hệ kinh tế. Đó là: Nguyên tắc về tính đa dạng của chế độ sở hữu, nguyên tắc tự do kinh doanh, nguyên tắc tự do giá cả, nguyên tắc bảo đảm cạnh tranh, nguyên tắc bình đẳng trƣớc pháp luật của các chủ thể kinh doanh

- Nguyên tắc về tính đa dạng của chế độ sở hữu đã đƣợc thể hiện một cách nhất quán trong các văn bản pháp luật kinh tế đƣợc ban hành ngay sau khi Đảng ta chủ trƣơng triển khai công cuộc đổi mới, nhƣ Luật đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam, Luật công ty, Luật doanh nghiệp tƣ nhân...và sau này là Luật khuyến khích đầu tƣ trong nƣớc, Luật doanh nghiệp Nhà nƣớc, Bộ luật dân sự, Luật hợp tác xã. Cho đến khi Hiến pháp 1992 ra đời thì nó trở thành một nguyên tắc Hiến định (điều 15). Nhƣ vậy, từ một nền kinh tế thuần nhất với hai thành phần kinh tế chủ yếu là quốc doanh và tập thể, pháp luật đã thừa nhận địa vị pháp lý bình đẳng của các chủ thể kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế khác.

- Nguyên tắc tự do kinh doanh

Lần đầu tiên, nguyên tắc này đƣợc quy định trong Luật doanh nghiệp tƣ nhân (Điều 3), Luật công ty (Điều 4) và sau này trở thành nguyên tắc Hiến định (Điều 57- Hiến pháp 1992).

Nội dung của nguyên tắc này rất rộng, nó bao hàm nhiều lĩnh vực nhƣ: Tự do lựa chọn ngành nghề, hình thức và địa điểm kinh doanh, quyền tự do thành lập doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh, tự do hợp đồng, liên kết, tự do lựa chọn hình thức và phƣơng thức giải quyết tranh chấp...Thực tế cho thấy, thời gian qua, nguyên tắc này đƣợc thể hiện khá nhất quán trong nhiều văn bản pháp luật quan trọng nhƣ: Luật đất đai, Luật khuyến khích đầu tƣ trong nƣớc, Pháp lệnh hợp đồng kinh tế, Nghị định về tổ chức và hoạt động của trọng tài kinh tế...

- Nguyên tắc tự do hình thành giá cả

Nội dung của nguyên tắc này là việc hình thành giá cả trên thị trƣờng phải đƣợc quyết định bởi sự vận động của quy luật cung cầu, phù hợp với sự phát triển của sản xuất trong từng giai đoạn. Nếu chỉ thuần tuý xét về mặt văn bản thì tới thời điểm hiện tại chƣa có văn bản pháp luật nào của ta quy định. Song trên thực tế, thì cơ chế hình thành giá cả ở nƣớc ta trong những năm gần đây đã áp dụng nguyên tắc này(ví dụ nhƣ các quy định trong Pháp lệnh hợp đồng kinh tế). Cụ thể là, trừ một số loại sản phẩm, tƣ liệu sản xuất cơ bản và một số sản phẩm phục vụ tiêu dùng thuộc chính sách xã hội, do Nhà nƣớc định giá (hoặc quy định khung giá), tuyệt đại đa số các sản phẩm và vật tƣ khác doanh nghiệp tự định giá hoặc thông qua sự thoả thuận với khách hàng, trên cơ sở vận dụng quy luật giá trị và quy luật cung - cầu. Đây là một trong những nội dung đổi mới hết sức quan trọng, đánh dấu bƣớc chuyển đổi rất căn bản từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế tự hạch toán, tự chịu trách nhiệm của các chủ thể kinh doanh.

Điều đó có nghĩa là, trong các quan hệ sản xuất kinh doanh các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế có chế độ sở hữu khác nhau, không phân biệt về quy mô, hình thức, lĩnh vực và phạm vi kinh doanh đều có quyền và nghĩa vụ nhƣ nhau. Đây cũng là một nguyên tắc Hiến định (Điều 21 Hiến pháp 1992) và từng bƣớc đƣợc cụ thể hoá khá nhất quán trong những văn bản pháp luật đƣợc ban hành trong những năm vừa qua. Chẳng hạn nhƣ các biện pháp khuyến khích và bảo hộ đầu tƣ theo luật khuyến khích đầu tƣ trong nƣớc, căn cứ tính thuế theo các luật về thuế, chế độ sử dụng lao động, bảo hiểm, cơ chế giải quyết phá sản doanh nghiệp, tài phán trong kinh doanh... đều phải tôn trọng nguyên tắc này. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau, việc bảo đảm thực hiện nguyên tắc này trên thực tế không hoàn toàn đơn giản. Song ý nghĩa sâu xa của nguyên tắc này là nó định ra tiêu chí pháp lý trong việc ban hành các quy định cụ thể để điều chỉnh các quan hệ kinh tế giữa các chủ thể với nhau cũng nhƣ xây dựng các phƣơng án và giải pháp cụ thể về bảo đảm quyền và lợi ích của các bên có liên quan.

- Nguyên tắc bảo đảm cạnh tranh

Cũng nhƣ các nguyên tắc trên, đây là một nguyên tắc đặc trƣng của nền kinh tế thị trƣờng. Bản thân nó bao gồm hai khía cạnh: Một mặt là tạo ra những tiền đề để khuyến khích cạnh tranh, và mặt khác là nghiêm cấm các hành vi hạn chế cạnh tranh và cạnh tranh không lành mạnh. Cũng cần thiết phải chỉ ra rằng, vấn đề bảo đảm cạnh tranh cũng liên quan đến rất nhiều lĩnh vực nhƣ: chống làm hàng giả, trốn thuế, giải thể và phá sản man trá, bảo vệ nhãn hiệu hàng hoá, đăng ký chất lƣợng sản phẩm, quảng cáo... Nhƣ vậy, tuy chƣa phải là đầy đủ và đồng bộ nhƣng có khá nhiều vấn đề liên quan đến việc thực hiện nguyên tắc bảo đảm cạnh tranh đã đƣợc pháp luật kinh tế điều chỉnh.

Qua việc phân tích các nguyên tắc với tính cách là điều kiện khung của khung pháp luật kinh tế Việt Nam trong bƣớc chuyển sang kinh tế thị trƣờng,

chúng ta có thể thấy rất rõ trong hệ thống pháp luật kinh tế của Việt Nam đang từng bƣớc định hình một bộ phận pháp luật mới - pháp luật về cạnh tranh.

1.3.2.2 Quy định cụ thể trong pháp luật Việt Nam về cạnh tranh

Luật Cạnh tranh 2004:

Luật Cạnh tranh đã đƣợc thông qua ngày 3/12/2004 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2005. Luật Cạnh tranh đƣợc áp dụng đối với tất cả các doanh nghiệp dù là doanh nghiệp nhà nƣớc, doanh nghiệp tƣ nhân, doanh nghiệp do nhà nƣớc kiểm soát, doanh nghiệp đƣợc cổ phần hoá hay doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, và áp dụng cho cả các hiệp hội ngành nghề (Điều 2).

Luật Cạnh tranh công nhận quyền tự do cạnh tranh của doanh nghiệp và bảo vệ quyền cạnh tranh trong kinh doanh. Luật Cạnh tranh cấm các hành vi hạn chế cạnh tranh và cạnh tranh không lành mạnh. Luật cũng ngăn cấm các cơ quan quản lý nhà nƣớc thực hiện một số hành vi nhất định, nhƣ buộc các doanh nghiệp, tổ chức hay cá nhân mua hoặc bán hàng hoá hoặc cung ứng dịch vụ với các doanh nghiệp đƣợc cơ quan này chỉ định (trừ các lĩnh vực độc quyền nhà nƣớc hoặc trong các trƣờng hợp khẩn cấp); phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp; ép buộc các doanh nghiệp hoặc các hiệp hội ngành nghề phải liên kết với nhau để loại trừ, hạn chế hoặc cản trở các doanh nghiệp khác cạnh tranh trên thị trƣờng; và thực hiện các hành vi khác cản trở các hoạt động kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp.

Các hành vi hạn chế cạnh tranh bị cấm trong luật bao gồm các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trƣờng, lạm dụng vị trí độc quyền và tập trung kinh tế (Điều 8).

- Các thoả thuận ấn định giá hàng hoá, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp;

- Thoả thuận về việc phân chia thị trƣờng tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hoá hay dịch vụ;

- Thoả thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lƣợng, khối lƣợng sản xuất, mua, bán hàng hoá hoặc dịch vụ;

- Thoả thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ hay hạn chế đầu tƣ; thoả thuận áp đặt các điều kiện mua hoặc bán hàng hoá hoặc dịch vụ đối với các doanh nghiệp khác hoặc ép buộc các doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không có liên quan trực tiếp đến đối tƣợng của hợp đồng;

- Thoả thuận ngăn cản, kìm hãm hoặc không cho các doanh nghiệp khác tham gia thị trƣờng hoặc phát triển kinh doanh;

- Thoả thuận nhằm loại bỏ khỏi thị trƣờng các doanh nghiệp không phải là các bên của thoả thuận; và thông đồng để một hoặc các bên của thoả thuận thắng thầu trong việc cung cấp hàng hoá, cung ứng dịch vụ.

Ba loại thoả thuận hạn chế cạnh tranh cuối cùng nêu trên là các thoả thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm tuyệt đối. Các loại khác bị cấm nếu thị phần kết hợp trên thị trƣờng liên quan của các bên tham gia thoả thuận chiếm trên 30%, trừ trƣờng hợp quy định tại điều 10.

Hành vi lạm dụng vị trí thống trị đƣợc quy định tại Điều 13 của Luật này và hành vi lạm dụng vị trí độc quyền đƣợc quy định tại Điều 14.

Tập trung kinh tế (sát nhập, hợp nhất, mua lại, liên doanh và các hành vi tập trung kinh tế khác) bị cấm theo Điều 18 nếu thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế chiếm trên 50% thị trƣờng liên quan, tuy nhiên có 3 trƣờng hợp ngoại lệ: (i) sau khi thực hiện các doanh nghiệp vẫn thuộc loại doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của Luật (Điều 18); (ii) một hoặc nhiều bên tham gia tập trung kinh tế đang trong nguy cơ bị giải thể

hoặc phá sản; hoặc (iii) tập trung kinh tế đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội, kỹ thuật và công nghệ, hoặc có tác dụng mở rộng xuất khẩu nhƣ quy định tại Điều 19.

Các dự án tập trung kinh tế phải đƣợc thông báo trƣớc khi thực hiện nếu thị phần kết hợp của các bên tham gia chiếm từ 30% tới 50% thị trƣờng có liên quan, trừ trƣờng hợp sau khi thực hiện, các doanh nghiệp vẫn có quy mô nhỏ hoặc vừa. Các thủ tục thông báo đƣợc quy định trong các điều từ Điều 21 tới Điều 38 của Luật Cạnh tranh.

Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh đƣợc quy định tại Chƣơng III của Luật Cạnh tranh bao gồm việc cung cấp chỉ dẫn gây nhầm lẫn; xâm phạm bí mật kinh doanh; ép buộc trong kinh doanh; gièm pha doanh nghiệp khác; gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác; quảng cáo hoặc khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh; phân biệt đối xử trong hiệp hội; bán hàng đa cấp bất chính (mô hình kim tự tháp); và các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác theo tiêu chí xác định tại Khoản 4, Điều 3 của Luật Cạnh tranh và theo quy định của Chính phủ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Luật Cạnh tranh quy định về các trình tự, thủ tục điều tra, về phiên điều trần, về quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia tố tụng, các hình thức xử lý vi phạm. Các tổ chức, cá nhân có thể khiếu nại các hành vi vi phạm quy định về cạnh tranh với Cơ quan quản lý cạnh tranh (Điều 58 khoản 1).

Cơ quan quản lý cạnh tranh có trách nhiệm điều tra sơ bộ nhằm xác định dấu hiệu vi phạm (Điều 59 và 86). Trong trƣờng hợp có dấu hiệu vi phạm thì việc điều tra chính thức đƣợc tiến hành (Điều 87). Cơ quan quản lý cạnh tranh cũng có thể tự mình tiến hành điều tra nếu phát hiện có dấu hiệu vi phạm.

Sau khi kết thúc điều tra, báo cáo kết quả điều tra đƣợc chuyển đến Hội đồng cạnh tranh (Điều 93), Hội đồng cạnh tranh sẽ thành lập Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh. Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh sẽ ra quyết định hoặc sẽ mở phiên điều trần, hoặc sẽ trả lại hồ sơ cho Cơ quan quản lý cạnh tranh để

điều tra bổ sung, hoặc đình chỉ giải quyết vụ việc cạnh tranh (Điều 99 và 100). Phiên điều trần sẽ đƣợc tổ chức công khai. Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh ra quyết định bằng cách bỏ phiếu kín và quyết định theo đa số (Điều 104). Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh sẽ có hiệu lực pháp luật sau 30 ngày kể từ ngày ký nếu trong thời hạn đó không bị khiếu nại theo quy định tại Điều 107 (Điều 106).

Quyết định của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh có thể đƣợc khiếu nại lên Hội đồng Cạnh tranh và quyết định của Cơ quan Quản lý Cạnh tranh đƣợc khiếu nại tới Bộ Thƣơng mại (Điều 107). Nếu các bên không nhất trí với quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định của Hội đồng Cạnh tranh hay Bộ Thƣơng mại, các bên liên quan có thể khởi kiện vụ án hành chính đối với một phần hay toàn bộ nội dung của quyết định giải quyết khiếu nại ra tại Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng có thẩm quyền (Điều 115). Việc thực thi quyết định đƣợc thực hiện bởi cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh của tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ƣơng nơi bên phải thực hiện quyết định cƣ trú hoặc đặt trụ sở chính.

Bên cạnh luật chuyên ngành, pháp luật Việt Nam còn có nhiều quy định về hình sự, dân sự, thương mại, chứng khoán... có liên quan đến hạn chế cạnh tranh.

Các quy định của pháp luật hình sự đối với các tội phạm kinh tế có liên quan đến cạnh tranh.

Đấu tranh phòng chống tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế luôn là một nhiệm vụ quan trọng của pháp luật hình sự trong cơ chế kinh tế mới – cơ chế kinh tế mới – cơ chế kinh tế thị trƣờng. Trong Bộ luật hình sự của nƣớc ta đã có một số cấu thành tội phạm có liên quan đến cạnh tranh nhƣ:

Buôn lậu đƣợc biểu hiện bằng hành vi khách quan là buôn bán trái phép hàng hoá qua biên giới nhằm mục đích thu lợi bất chính. Đối với tội danh này, Bộ luật hình sự quy định bốn cấu thành tội phạm tƣơng xứng với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội:

- Cấu thành tội phạm thứ nhất bị tuyên phạt từ 6 tháng đến 3 năm tù giam.(khoản 1 điều 153 Bộ luật hình sự).

- Cấu thành tội phạm thứ hai bị tuyên phạt từ 3 năm đến 7 năm tù giam (khoản 2 điều 153 Bộ luật hình sự)

- Cấu thành tội phạm thứ ba bị tuyên phạt từ 7 năm đến 15 năm tù giam (khoản 3 diều 153 Bộ luật hình sự)

- Cấu thành tội phạm thứ tƣ bị tuyên phạt từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình (khoản 4 diều 153 Bộ luật hình sự)

Ngoài hình phạt chính, ngƣời phạm tội còn có thể bị áp dụng các hình phạt bổ sung nhƣ phạt tiền từ 3 triệu đến 30 triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1năm đến 5 năm.

* Tội vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới.

Hành vi khách quan của loại tội này là hành vi vận chuyển trái phép hành hoá, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý ,đá quý, vật phẩm thuộc di tích văn hoá lịch sử, hàng cấm trái phép qua biên giới. Điều 154 của Bộ luật hình sự đã quy định tội danh này có 3 cấu thành tội phạm tƣơng xứng với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội:

- Cấu thành tội phạm thứ nhất bị tuyên phạt hình phạt phạt tiền từ 5 triệu đến 20 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm(khoản1 điều 154 Bộ luật hình sự)

- Cấu thành tội phạm thứ hai bị tuyên phạt từ 2 năm đến 5 năm tù (khoản 2 diều 154 Bộ luật hình sự)

- Cấu thành tội phạm thứ ba bị tuyên phạt từ 5 năm đén 10 năm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số quy định pháp luật quốc tế và Việt Nam về cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông (Trang 36)