1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp đáp ứng được các quy định và tiêu chuẩn môi trường của EU để thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam

68 551 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 68
Dung lượng 762 KB

Nội dung

TR¦êNG §¹I HäC KINH TÕ QuèC D¢N KHOA TH¦¥NG M¹I Vµ KINH TÕ QuèC TÕ LỜI CAM ĐOAN Chuyên đề tốt nghiệp đề tài: “Giải pháp đáp ứng được các quy định và tiêu chuẩn môi trường của EU để thúc

Trang 1

TR¦êNG §¹I HäC KINH TÕ QuèC D¢N KHOA TH¦¥NG M¹I Vµ KINH TÕ QuèC TÕ

LỜI CAM ĐOAN

Chuyên đề tốt nghiệp đề tài: “Giải pháp đáp ứng được các quy định và tiêu

chuẩn môi trường của EU để thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam”

Gi¸o viªn huíng dÉn : Ts Ng« thÞ tuyÕt mai

NguyÔn bÝch ngäc

Sinh viªn thùc hiÖn : NGUY ỄN THANH NGA

Trang 2

do em thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS Ngô Thị Tuyết Mai và cô Nguyễn BíchNgọc cùng sự giúp đỡ của các là cán bộ Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trungương.

Em xin cam đoan chuyên đề không sao chép từ bất kỳ Luận văn hay chuyên đềnào Các số liệu có trong chuyên đề là hoàn toàn trung thực, có nguồn gốc rõ ràng

do em thu thập được và do các cô chú, anh chị làm việc tại Viện Nghiên cứu quản

lý Kinh tế Trung ương cung cấp

Nếu có gì sai với lời cam đoan trên , em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm

Trang 3

Trước hết, em xin chân thành cảm ơn toàn thể các thầy giáo, cô giáo khoaThương mại và Kinh tế quốc tế đã trang bị cho em những kiến thức cơ bản để emhoàn thành nhiệm vụ học tập tại trường.

Để hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này, em xin chân thành cảm ơn TS NgôThị Tuyết Mai và cô Nguyễn Bích Ngọc đã chỉ dẫn tận tình và giúp đỡ em hoànthành chuyên đề này

Em cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn đến anh Đinh Trọng Thắng - Phó trưởng banchính sách đầu tư, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cùng tất cả các côchú, anh chị cán bộ trong Viện đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ em trong quá trìnhthực tập

Em xin chân thành cảm ơn!

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

Trang 4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC QUY ĐỊNH VÀ TIÊU CHUẨN MÔI

TRƯỜNG ĐỐI VỚI HÀNG NÔNG SẢN CỦA WTO VÀ EU 3

1.1 Quy định của WTO liên quan đến môi trường 3

1.2 Các quy định về môi trường của EU 4

1.2.1 Quy định chung về môi trường của EU 4

1.2.1.1 Quy định về bao bì và phế thải bao bì 4

1.2.1.2 Các tiêu chuẩn quản lý chất lượng và quản lý môi trường 5

1.2.1.3 Nhãn hiệu sinh thái (Eco – label) 11

1.2.2 Quy định về môi trường của EU đối với hàng nông sản 14

1.2.2.1 Quy định về vệ sinh 14

1.2.2.2 Quy định về chất lượng và an toàn thực phẩm 16

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐÁP ỨNG CÁC QUY ĐỊNH VÀ TIÊU CHUẨN MÔI TRƯỜNG CỦA EU ĐỐI VỚI HÀNG NÔNG SẢN XUẤT KHẨU VIỆT NAM 20

2.1 Tổng quan về hệ thống các văn bản pháp luật của Việt Nam liên quan đến môi trường 20

2.2 Tình hình xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sang thị trường EU 23

2.2.1 Về kim ngạch xuất khẩu 23

2.2.2 Về cơ cấu mặt hàng và thị trường xuất khẩu 24

2.3 Thực trạng đáp ứng các quy định và tiêu chuẩn môi trường của EU đối với hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam 32

2.3.1 Khả năng thích nghi với quy định và tiêu chuẩn môi trường của EU đối với một số mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu 32

2.3.1.1 Mặt hàng chè 32

2.3.1.2 Mặt hàng cà phê 33

2.3.1.3 Mặt hàng rau quả 36

2.4 Đánh giá chung về mức độ đáp ứng các quy định và tiêu chuẩn môi trường đối với hàng nông sản xuất khẩu 38

2.4.1 Những kết quả đạt được 38

2.4.2 Một số hạn chế 39

2.4.3 Nguyên nhân của những hạn chế 40

CHƯƠNG 3: TRIỂN VỌNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG CÁC QUY ĐỊNH VÀ TIÊU CHUẨN MÔI TRƯỜNG CỦA EU ĐỐI VỚI HÀNG NÔNG SẢN XUẤT KHẨU VIỆT NAM 41

3.1 Triển vọng xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sang EU cho đến năm 2015 41

Trang 5

3.2 Các giải pháp chủ yếu để đáp ứng các quy định và tiêu chuẩn môi trường của

EU đối với hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam 42

3.2.1 Giải pháp từ phía nhà nước 42

3.2.1.1 Nâng cao nhận thức về rào cản môi trường trong thương mại quốc tế .42 3.2.1.2 Xây dựng bộ tiêu chuẩn quốc gia về môi trường 43

3.2.1.3 Hoàn thiện hệ thống pháp lý về môi trường 44

3.2.1.4 Tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ 47

3.2.2 Giải pháp từ phía doanh nghiệp 48

3.2.2.1 Hiểu các quy định và tiêu chuẩn môi trường của EU đối với hàng nông sản 48

3.2.2.2 Đầu tư đổi mới công nghệ chế biến 49

3.2.2.3 Đào tạo nguồn nhân lực 51

3.2.2.4 Tăng khả năng đáp ứng quy định và tiêu chuẩn môi trường của EU ngay từ khâu sản xuất và chế biến 52

3.2.2.5 Một số giải pháp khác 53

KẾT LUẬN 55

PHỤ LỤC 57

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 57

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

VIẾT

TẮT

TIẾNG ANH

TIẾNG VIỆT WTO World Trade Organization Tổ Chức Thương Mại Thế giới

EU European Union Chuỗi cung ứng Dệt may ASEAN GATT General Agreement on Tariffs and Hiệp định chung về thuế quan và

Trang 6

Trade thương mại

GATS General Agreement on Trade in

Services

Hiệp định chung về thương mại và dịch vụ

TRIPs Trade-related aspects of intellectual

property rights Hiệp định về sở hữu trí tuệ

MEAs Multilateral Environmental Agreements Hiệp định môi trường đa phương

ISO Intenational standard organization Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế

HACCP Hazard Analysis Critical Control Point Hệ thống phân tích rủi ro bằng điểm

kiểm soát tới hạn EMAS Ecological Management and Audit

Scheme Hệ thống Kiểm tra và Quản lý Sinh thái GAP Good Agricultural Practice Quy trình thực hành nuôi trồng tốt

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

Hình 1.1: ISO 14000 7

Hình 2.1 Kim ngạch xuất khẩu nông sản Việt Nam sang EU 23

Hình 2.2 Thị trường xuất khẩu chè chủ yếu của Việt Nam trong khối EU 26

Hình 2.3: Kim ngạch xuất khẩu rau quả sang thị trường EU năm 2010 31

Trang 7

Bảng 1.1: Danh mục một số thuốc trừ sâu và hàm lượng tối đa cho phép trong sản

phẩm nông nghiệp 19

Bảng 2.1 Thị trường xuất khẩu chè chủ yếu của Việt Nam trong khối EU 26

Bảng 2.2: Sản lượng xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang EU 29

Bảng 2.3: Thị phần nông lâm sản Việt Nam tại một số nước EU 30

Bảng 2.4: Tỷ trọng về kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng rau quả sang EU 9 tháng đầu năm 2010 32

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính tất yếu của đề tài

Hội nhập kinh tế quốc tế mang đến cho Việt Nam nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức Một cơ hội lớn có được là việc mở rộng được thị trường tiêu thụ, tăng sản lượng xuất khẩu hàng hóa, tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước Do vậy, việc làm thế nào để thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa, nhất là các mặt hàng mà Việt Nam có lợi thế là một vấn đề hết sức cần thiết đặt ra

Trong chiến lược đa dạng hóa thị trường trong chính sách thương mại của Việt Nam, Liên minh châu Âu (EU) luôn luôn được coi là một thị trường quan trọng

Trang 8

Với hơn 490 triệu dân sống trên 27 quốc gia trải dài từ Bắc xuống Nam châu lục vớimức sống thuộc loại cao nhất thế giới, EU nhập khẩu từ Việt Nam một lượng hànghoá ngày càng lớn, trong đó có hàng nông sản – một mặt hàng xuất khẩu chủ chốtcủa Việt Nam.

Tuy vậy, trên thực tế, việc xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường EU

đã và đang gặp không ít khó khăn, trong đó có các rào cản về môi trường Tìm đượccác giải pháp để đáp ứng và thích nghi được với các tiêu chuẩn về môi trường của

EU đối với hàng nông sản chính là chìa khóa hữu ích góp phần nâng cao khả năngxuất khẩu nông sản của Việt Nam sang EU

Xuất phát từ các vấn đề trên, em đã chọn nghiên cứu đề tài: “Giải pháp đáp ứng

được các quy định và tiêu chuẩn môi trường của EU để thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam” để đưa ra cái nhìn sâu và toàn diện hơn về các tiêu chuẩn

môi trường của EU đối với hàng nông sản, nhằm thúc đẩy xuất khẩu nông sản ViệtNam sang EU, góp phần nâng cao vị thế cho nền kinh tế Việt Nam

2 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

2.1 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu các quy định, tiêu chuẩn về môi trường của EU đối vớihàng hóa nhập khẩu nói chung và hàng nông sản nói riêng của Việt Nam và mức độhàng nông sản Việt Nam đáp ứng được các quy định và tiêu chuẩn này

2.2 Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu các quy định và tiêu chuẩn môi trường của EU và ảnh hưởng của

nó đến xuất khẩu nông sản của Việt Nam Trong đó, có lựa chọn ba mặt hàng nôngsản xuất khẩu chủ yếu: cà phê, chè, rau quả Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2002đến 2010 và dự báo đến hết 2015

Trang 9

3 Phương pháp nghiên cứu

Để làm rõ những nội dung cơ bản đã nêu ra trong đề tài, trong quá trìnhnghiên cứu, đề tài sử dụng một số phương pháp truyền thống như: thống kê, sosánh, phân tích và tổng hợp để rút ra những nhận xét, đánh giá có căn cứ cho vấn đềnghiên cứu

4 Kết cấu của đề tài

Ngoài lời mở đầu, kết luận, đề tài được kết cấu thành ba chương:

Chương 1: Tổng quan về các quy định và tiêu chuẩn môi trường đối với hàngnông sản của WTO và EU

Chương 2: Thực trạng đáp ứng các quy định và tiêu chuẩn môi trường của EUđối với hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam

Chương 3: Triển vọng và giải pháp nâng cao khả năng đáp ứng các quy định vàtiêu chuẩn môi trường đối với hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam

Trang 10

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC QUY ĐỊNH VÀ TIÊU CHUẨN MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI HÀNG NÔNG SẢN

CỦA WTO VÀ EU

1.1 Quy định của WTO liên quan đến môi trường

Trong các hoạt động liên quan đến các vấn đề môi trường, nhiệm vụ củaWTO là nghiên cứu các vấn đề xuất hiện khi các chính sách môi trường có tác độngđáng kể đến thương mại Các thành viên của WTO cho rằng WTO không phải là cơquan môi trường, vì vậy không muốn can thiệp vào các chính sách môi trường quốcgia hoặc quốc tế, hoặc thiết lập các tiêu chuẩn môi trường Tuy nhiên, có một số cácthỏa thuận của WTO bao gồm các điều khoản liên quan đến môi trường để nhấnmạnh nhiệm vụ bảo vệ môi trường trong thương mại nói riêng và trong mọi hoạtđộng khác nói chung

 Điều XX của Hiệp định chung về Thuế quan và thương mại (GATT) (và cũng

là Điều 14 của Hiệp định chung về Thương mại dịch vụ - GATS): các chính sáchảnh hưởng đến thương mại hàng hóa nhằm bảo vệ đời sống và sức khỏe của conngười, động vật, thực vật được miễn trừ khỏi các quy tắc thông thường của GATTtrong những điều kiện nhất định

 WTO cho phép đề xuất và áp dụng các rào cản kỹ thuật đối với thương mại(tức là các tiêu chuẩn sản phẩm và công nghiệp), trong đó có các biện pháp an toàn

và vệ sinh thực phẩm nhằm mục đích bảo vệ môi trường;

 Về hoạt động thương mại trong nông nghiệp, WTO cho phép các chương trìnhmôi trường được miễn trừ khỏi việc cắt giảm chính sách trợ giá của Chính phủ;

 Về chính sách trợ giá và bù thuế, WTO cho phép trợ giá đến 20% giá thành cốđịnh khi áp dụng các luật môi trường mới;

 Về chính sách sở hữu trí tuệ, WTO cho phép các chính phủ có thể từ chối cấpbằng cho các phát minh đe dọa cuộc sống và sức khỏe của con người, động vật vàthực vật, hoặc gây rủi ro thiệt hại nghiêm trọng tới môi trường (Điều 27 của Hiệpđịnh về Sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại – TRIPs)

Như vậy, việc gắn kết các quy định về môi trường trong các công ước quốc tế vềmôi trường hoặc các hiệp định môi trường đa phương (Multilateral EnvironmentalAgreements-MEAs) với các hoạt động thương mại quốc tế được thể hiện và thựchiện thông qua các hiệp định thương mại đa phương của WTO

Trang 11

1.2 Các quy định và tiêu chuẩn về môi trường của EU

1.2.1 Quy định và tiêu chuẩn chung về môi trường của EU

Chính sách môi trường của EU dựa trên các Hiệp định quốc tế, đặc biệt dựatrên Chương trình Nghị sự 21 của Hiệp định Rio de Janeiro (Hiệp định Rio), Hộinghị Liên Hiệp Quốc về Môi trường và Phát triển được tổ chức năm 1992 tạiBraxin Đây là Hiệp định tạo nền móng cho sự phát triển bền vững hơn trên phạm vitoàn cầu bằng cách tạo ra sự cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môitrường EU và các nước thành viên đã cam kết thực hiện các hành động trong khuônkhổ Hiệp Định Rio

Chương trình môi trường của EU hiện nay nhấn mạnh việc xử lý nguyênnhân gốc rễ của vấn đề về môi trường chứ không phải là đối phó với các rắc rối khichúng đã xảy ra Danh sách sản phẩm chịu tác động của các quy định bắt nguồn từchính sách về môi trường và ý thức của người tiêu dùng bao gồm rất nhiều sảnphẩm như: dệt may, thực phẩm tươi sống, thực phẩm chế biến, dược phẩm, đồ da,sản phẩm gỗ, cơ khí, khoáng sản… Trong đó, chính sách đề cập đến các vấn đềnhạy cảm như hàm lượng chất phụ gia, bao bì sản phẩm, hóa chất, ô nhiễm nước vàkhông khí, cạn kiệt nguồn tài nguyên không thể tái sinh

Có thể nói rằng, Hệ thống Quy định và Tiêu chuẩn Môi trường của EU đốivới hàng hóa là hoàn chỉnh hơn cả, rất chặt chẽ, khó thực hiện Người tiêu dùng EU

có nhu cầu ngày càng cao đối với các sản phẩm sạch, bảo vệ môi trường

1.2.1.1 Quy định về bao bì và phế thải bao bì

Hầu hết các sản phẩm mua bán trên thị trường EU phải được bao gói nhằmbảo vệ sản phẩm hàng hóa Liên minh Châu Âu quy định rất chặt chẽ đối với vấn đềquản lý bao bì và phế thải bao bì: Chỉ thị 92/62/EEC quy định “bao bì và phế thảibao bì của EU được áp dụng chung cho cả hàng sản xuất nội địa và hàng nhậpkhẩu: Quy định này được EU ban ra nhằm: hạn chế tối thiểu phế thải bao bì từnguồn gốc rác thải sinh hoạt để bảo vệ môi trường

Quy định về bao bì và phế thải bao bì được thể hiện ngay từ trong quá trìnhsản xuất và thành phần của bao bì cũng như đối với việc thu hồi và tái chế bao bì.Việc thu hồi bao bì và tái chế bao bì phải đáp ứng các yêu cầu sau:

- Bao bì thu hồi được ở dạng vật liệu tái sử dụng được phải được sản xuấttheo phương thức để có thể chiếm một tỷ lệ phần trăm khối lượng vật liệu đượcdùng vào việc sản xuất thành những sản phẩm có thể bán được và phải phù hợp vớitiêu chuẩn hiện hành của châu Âu;

- Phải tái chế đạt 50-60% rác bao bì bằng số nguyên liệu tái chế hay đốt đểthu lại năng lượng;

Trang 12

- Đối với loại bao bì không thể tái sử dụng, phải đem đốt cần đảm bảo khôngảnh hưởng đến môi trường bởi các khí độc hại thải ra.

Như vậy, các nhà xuất khẩu phải nắm được những yêu cầu này mới có thểtrở thành và tiếp tục là đối tác thương mại của các doanh nghiệp EU Các nhà xuấtkhẩu phải thực hiện tốt các quy định về môi trường, nghĩa là bao bì (bao bì vậnchuyển, bao bì thương mại…) phải được giới hạn và có thể tái chế

1.2.1.2 Các tiêu chuẩn quản lý chất lượng và quản lý môi trường

* Tiêu chuẩn quản lý chất lượng

Các tiêu chuẩn quản lý chất lượng gồm quản lý chất lượng sêri ISO 9000như ISO 9000, ISO 9001, ISO 9002 Các nhà sản xuất phải coi chứng nhận ISO

9001 và ISO 9002 như là một tài sản quan trọng và là điểm bắt đầu để cạnh tranhtrong thị trường EU

Cuối năm 2000, Ủy ban kỹ thuật (TC 176) của Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế (ISO)cho ra đời phiên bản mới nhất là ISO 9000 – 2000 Hệ thống tiêu chuẩn ISO 9000 –

2000 bao gồm sự kết hợp ISO 9001, 9002, 9003 vào làm một ISO 9000 – 2000 đềcập đến các lĩnh vực chủ yêu trong quản lý chất lượng như chính sách chất lượng,thiết kế triển khai sản phẩm và quá trình cung ứng, kiểm soát quá trình, bao gói,phân phối, dịch vụ sau bán hàng, xem xét đánh giá nội bộ, kiểm soát tài liệu, đàotạo… ISO 9000 là tập hợp kinh nghiệm quản lý tốt nhất đã được thực thi trongnhiều quốc gia và khu vực, được chấp nhận là tiêu chuẩn quốc gia của nhiều nước.Mục tiêu lớn nhất của bộ tiêu chuẩn ISO là đảm bảo chất lượng đối với người tiêudùng

Bộ tiêu chuẩn ISO được xây dựng dựa trên 4 triết lý: thứ nhất, tạo ra những sảnphẩm và dịch vụ có chất lượng để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng; thứ hai, cáctiêu chuẩn của hệ thống chất lượng sẽ bổ sung thêm vào các đặc trưng kỹ thuật củasản phẩm nhằm thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng; thứ ba, nêu ra nhữnghướng dẫn đối với hệ thống chất lượng cho việc phát triển có hiệu quả chứ không ápđặt một hệ thống chất lượng chuẩn đối với từng doanh nghiệp; thứ tư, dựa trên môhình quản trị theo quá trình (MBP – Management by Process) lấy phòng ngừa làmphương châm chủ yếu trong suốt vòng đời sản phẩm (thiết kế - sản xuất – tiêudùng)

Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 – 2000 gồm 24 tiêu chuẩn được chia thành 5 nhóm:

(1) ISO 9001: Hệ thống chất lượng – Mô hình đảm bảo chất lượng trong quá

trình thiết kế, sản xuất, lắp đặt và dịch vụ

(2) ISO 9002: Hệ thống chất lượng – Mô hình đảm bảo chất lượng trong quá

trình sản xuất, lắp đặt và dịch vụ

Trang 13

(3) ISO 9003: Hệ thống chất lượng – Mô hình đảm bảo chất lượng trong quá

trình kiểm tra cuối cùng và thử nghiệm

(4) ISO 9004.1: Quản lý chất lượng và các yếu tố trong hệ thống chất

Bộ tiêu chuẩn ISO mang tính toàn cầu, được thừa nhận rộng rãi trên thế giới, do

đó các doanh nghiệp sẽ có được lợi ích rất lớn nếu được công nhận đạt tiêu chuẩnISO 9000 - 2000 Như vậy, hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 gần như là yêucầu bắt buộc với các doanh nghiệp sản xuất muốn xuất khẩu hàng của mình sang thịtrường EU, trong đó có doanh nghiệp Việt Nam

* Tiêu chuẩn quản lý môi trường

Hiện nay EU đang áp dụng ba tiêu chuẩn môi trường phổ biến là ISO 14000,HACCP và EMAS

Hệ thống tiêu chuẩn quốc tế về quản lý môi trường – ISO 14000

Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 là bộ Tiêu chuẩn về Quản lý môi trường, được xâydựng trên cơ sở thỏa thuận quốc tế bao gồm các yêu cầu đối với các yếu tố cơ bản

có thể điều chỉnh được để thiết lập nên hệ thống quản lý môi trường có khả năng cảithiện môi trường một cách liên tục tại các tổ chức cơ sở (xem hình 1.1)

Trang 14

Hình 1.1: ISO 14000

Nguồn: Bộ thương mại (2002), Nghiên cứu tác động của quy định và tiêu chuẩn

về môi trường liên quan đến thương mại và khả năng thích ứng của một số mặt hàng xuất khẩu Việt Nam, tr 59-60.

Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 đề cập đến 6 lĩnh vực sau:

(1) Hệ thống quản lý môi trường (Environmental Management Systems – EMS);(2) Kiểm tra đánh giá môi trường (Environmental Auditing – EA);

(3) Đánh giá kết quả hoạt động môi trường (Environmental PerformanceEvaluation – EPE);

(4) Ghi nhãn môi trường (Environmental Labelling – EL);

(5) Đánh giá vòng đời sản phẩm (Life Cycle Assesment – LCA);

(6) Các khía cạnh môi trường trong tiêu chuẩn của sản phẩm (EnvironmentalAspects in Product Standards – EAPS)

ISO 14001 là tài liệu quy định các yêu cầu đối với Hệ thống Quản lý của Bộtiêu chuẩn ISO 14000 Nó bao gồm các yếu tố mà tổ chức cơ sở muốn đăng ký hoặcchứng nhận phù hợp với các tiêu chuẩn phải thỏa mãn Các chức năng cơ bản củaISO 14000 tương tự như ISO 9001, ISO 9002 trong Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 đượcgọi là các tài liệu về yêu cầu đối với hệ thống quản lý1

1 Bộ Thương mại (2002), Nghiên cứu tác động của quy định và tiêu chuẩn về môi trường liên quan đến

thương mại và khả năng thích ứng của một số mặt hàng xuất khẩu Việt Nam, tr 59-60

ISO 14000 – Bộ tiêu chuẩn về Quản lý

Trang 15

Tiêu chuẩn quản lý môi trường ISO 14001 được công bố vào tháng 9 năm

1996 Mục đích xây dựng Tiêu chuẩn ISO 14001 nhằm có sự công nhận mang tínhquốc tế đối với hệ thống quản lý môi trường của các doanh nghiệp cụ thể Cũng như

bộ Tiêu chuẩn ISO 9001:2000, Tiêu chuẩn ISO 14001 có thể trở thành một yếu tốquan trọng đối với việc tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp tại cáckhu vực khác nhau trên thị trường toàn cầu

 Hệ thống phân tích rủi ro bằng điểm kiểm soát tới hạn (Hazard AnalysisCritical Control Point – HACCP)

HACCP là sự tiếp cận có tính khoa học, hợp lý và hệ thống cho sự nhận biết,xác định và kiểm soát mối nguy trong chế tạo, gia công, sản xuất, chuẩn bị và sửdụng thực phẩm để đảm bảo thực phẩm là an toàn khi tiêu dùng (tức là nó không cómối nguy không thể chấp nhận được cho sức khỏe) Hệ thống này nhận biết nhữngmối nguy có thể xảy ra trong quá trình sản xuất thực phẩm và đặt ra các biện phápkiểm soát để tránh những mối nguy xảy ra Nhiều tổ chức quốc tế như Viện Hànlâm khoa học Quốc gia Mỹ, Ủy ban Tư vấn Quốc gia về tiêu chuẩn vi trùng học chothực phẩm và Ủy ban Codex WHO/FAO đã chứng nhận HACCP là hệ thống cóhiệu quả kinh tế nhất cho đảm bảo an toàn thực phẩm

Đối với tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm, các doanh nghiệp chế biến thực phẩmphải tuân thủ các tiêu chuẩn vệ sinh chặt chẽ bằng việc áp dụng HACCP Tất cả cácnhà chế biến thực phẩm muốn xuất khẩu hàng hóa sang EU đều chịu sự bắt buộc,mang tính pháp lý, phải áp dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn HACCP ngay từđầu hoặc phải triển khai áp dụng hệ thống tiêu chuẩn này Hệ thống HACCP được

áp dụng đối với các công ty tham gia chế biến, xử lý, đóng gói, vận chuyển, phânphối hoặc kinh doanh thực phẩm Các công ty này buộc phải hiểu và hành động đểtránh được những rủi ro có thể xảy ra đối với thực phẩm trong tất cả các công đoạnsản xuất thực phẩm, từ nuôi trồng, chế biến, sản xuất, phân phối, cho tới khâu tiêuthụ Công việc này bao gồm và phải tính đến những vấn đề như sâu bọ, vi sinh (virút, vi khuẩn, nấm mốc), chất độc (nhiễm thuốc trừ sâu) hoặc rủi ro có thể nhìn thấybằng mắt thường mang tính vật chất (lẫn gỗ, sắt, thủy tinh, nhựa hoặc sợi)

Chỉ thị 93/43/EC – Hướng dẫn vệ sinh thực phẩm, có hiệu lực từ tháng 1 năm

1996, quy định: “Các công ty chế biến thực phẩm phải tìm ra khía cạnh đảm bảocác thủ tục an toàn thực phẩm trong mỗi hoạt động của mình và đảm bảo các thủ tục

an toàn thích hợp được thiết lập, áp dụng, duy trì và xem xét lại trên cơ sở hệ thốngHACCP”

Trang 16

HACCP được xây dựng dựa trên những nguyên tắc cơ bản sau:

(1) Xác định mọi rủi ro có thể xảy ra trong suốt vòng đời của sản phẩm Hướngdẫn phân tích những mối nguy;

(2) Xác định các điểm kiểm soát tới hạn, các giai đoạn có thể kiểm soát đượctrong vòng đời của sản phẩm (Control Critical Pionts – CCPs);

(3) Xác định độ chênh lệch tối đa cho phép đối với tiêu chuẩn của từng điểmkiểm soát tới hạn Thiết lập ranh giới tới hạn;

(4) Xây dựng, triển khai hệ thống kiểm soát gồm việc thử nghiệm và quan sáttừng điểm kiểm soát tới hạn, kể cả điểm dự kiến thời gian Thiết lập một hệ thốngkiểm tra việc điều khiển của CCPs;

(5) Xây dựng và thực hiện một kế hoạch hành động chuẩn xác cho từng điểmkiểm soát tới hạn thông qua thiết lập hoạt động hiệu chỉnh được thực hiện khi hệthống kiểm tra chỉ ra một CCPs đặc biệt không nằm dưới sự kiểm soát;

(6) Tiến hành thiết lập thủ tục kiểm soát lại, kể cả việc thử nghiệm bổ sung vàcác thủ tục kiểm tra tính hiệu quả, năng suất của hệ thống HACCP;

(7) Ghi chép lại toàn bộ các thủ tục và kết quả kiểm tra Thiết lập tài liệu dẫnchứng liên quan tới tất cả các thủ tục và các biên bản thích hợp với những nguyêntắc áp dụng chúng

HACCP quan trọng trong sản xuất thực phẩm vì nó kiểm soát mối nguy tiềmtàng trong sản xuất thực phẩm Thông qua việc kiểm soát những rủi ro thực phẩmchủ yếu như chất gây ô nhiễm thuộc vi trùng học, hóa học và vật lý, những nhà sảnxuất có thể đảm bảo tốt hơn cho người tiêu dùng rằng sản phẩm của họ an toàn chotiêu dùng Việc giảm bớt mối nguy thực phẩm, việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng sẽđược củng cố

HACCP có nhiều ưu điểm hơn so với những cách tiếp cận truyền thống để kiểmsoát an toàn thực phẩm Những chương trình kiểm soát an toàn thực phẩm truyềnthống nói chung dựa trên sự kiểm tra “chụp ảnh nhanh” và nghiên cứu thành phẩmthức là cách tiếp cận “quan sát, phát hiện và tiếp xúc” tin tưởng vào phát hiện mốinguy tiềm tàng hơn là ngăn chặn Những cách tiếp cận này có giới hạn của chúngnhư mất nhiều thời gian mới thu được kết quả, không dự báo được những vấn đề antoàn thực phẩm tiềm tàng, chi phí cao do việc nghiên cứu thành phẩm, khó khăntrong việc tập hợp và nghiên cứu đủ ví dụ tiêu biểu để thu được thông tin có ýnghĩa Trong hệ thống HACCP, an toàn thực phẩm được hợp nhất vào đề cương củaphương pháp chứ không phải là vào hệ thống nghiên cứu thành phẩm đã sản xuấtrồi Bởi vậy, hệ thống HACCP cung cấp một phương pháp mang lại lợi nhuận hơn

và ngăn ngừa những nguy hại Kinh nghiệm của các quốc gia cho thấy, áp dụng

Trang 17

HACCP dẫn đến việc ngăn ngừa có hiệu quả hơn bệnh tật từ sản phẩm Theo Cơquan Quản lý thực phẩm và dược mỹ phẩm, áp dụng HACCP cho máy chế biến cáđược đánh gia ngăn chặn khoảng chừng 20 đến 60% bệnh do hải sản gây ra.

Các nhà xuất khẩu bắt buộc phải tuân theo Hướng dẫn 91/493/EEC mới đượcxuất khẩu sang thị trường EU Những hướng dẫn này cũng đều khuyên các nhàcung cấp áp dụng HACCP Một đoàn thanh tra của Ủy ban châu ÂU sẽ thanh traquá trình sản xuất của các công ty Chỉ khi công ty nào vượt qua được đợt thanh tranày mới được công nhận thuộc danh sách các công ty được xuất khẩu sang EU

 Hệ thống Kiểm tra và Quản lý Sinh thái (Ecological Management andAudit Scheme – EMAS)

Một tiêu chuẩn khác về quản lý môi trường cũng được áp dụng tại EU là Hệthống Kiểm tra và Quản lý sinh thái EMAS Hệ thống này được CEN đưa ra năm

1993 Tuy nhiên, thường chỉ có các doanh nghiệp của EU đăng ký áp dụng EMAS.Cho đến nay đã có hơn 8000 doanh nghiệp trên toàn thế giới nhận được chứng chỉISO 14001, nhưng chỉ có khoảng 2000 doanh nghiệp áp dụng EMAS2

Mục tiêu của EMAS là đẩy mạnh sự cải thiện, tiếp tục việc thực hiện tiêuchuẩn môi trường của các tổ chức châu Âu, cùng với việc cung cấp thông tin chocộng đồng và các đối tác quan tâm EMAS là công cụ quản lý đối với các doanhnghiệp, các tổ chức để đánh giá, báo cáo và cải thiện việc thực hiện bảo vệ môitrường của họ EMAS có giá trị hiệu lực thi hành từ năm 1995 (Quy định của hộiđồng EEC số 186/93 ngày 29/07/1993), ban đầu chỉ áp dụng đối với các doanhnghiệp trong lĩnh vực công nghiệp

Từ năm 2001, EMAS được mở rộng đối với tất cả các lĩnh vực kinh tế, baogồm cả dịch vụ công cộng và tư nhân (Quy định 761/2001/EEC của Quốc hội vàHội đồng ngày 19/3/2001) Thêm vào đó, EMAS đã được củng cố bằng việc cânnhắc tới hiệu quả gián tiếp cũng như các liên quan khác đến dịch vụ tài chính hoặcquyết định quản lý hành chính và kế hoạch Mục tiêu EMAS mới: (1) Giới thiệu vàthực thi bởi các tổ chức có hệ thống quản lý môi trường; (2) Đánh giá mục tiêu củanhững hệ thống này; (3) Tích cực đào tạo và trao đổi nhân viên của các tổ chức đó;(4) Cung cấp thông tin tới cộng đồng và đối tác có liên quan

Để tham gia và có được chứng nhận áp dụng EMAS, doanh nghiệp phải tuânthủ các bước sau:

(1) Kiểm soát việc đánh giá về môi trường, xem xét tất cả các khía cạnh về môitrường của các hoạt động, sản phẩm, dịch vụ, phương pháp thâm nhập, khung pháp

2 Cục Xúc tiên Thương mại Việt Nam (2002), Xuất khẩu sang thị trường EU

Trang 18

lý, pháp luật của doanh nghiệp đó, thực tiễn quản lý môi trường đang tồn tại và cácthủ tục

(2) Dựa trên kết quả thu được từ đánh giá việc thực hiện môi trường của doanhnghiệp, thiết lập một hệ thống quản lý môi trường có hiệu quả nhằm mục đích đạtđược chính sách môi trường của doanh nghiệp được định nghĩa bởi sự quản lý cấpcao Hệ thống quản lý này cần đề ra trách nhiệm, mục tiêu, biện pháp, thủ tục vậnhành, nhu cầu đào tạo, hệ thống giám sát và truyền đạt thông tin

(3) Thực hiện việc kiểm tra môi trường, đánh giá hệ thống quản lý, sự tuân thủchính sách của doanh nghiệp và chương trình cũng như sự tuân thủ các yêu cầupháp luật về môi trường thích hợp

(4) Cung cấp bản đánh giá về việc thực hiện môi trường của doanh nghiệp nhằmđưa ra các kết quả đã đạt được từ việc thực hiện các mục tiêu về môi trường và cácbước trong tương lai sẽ được thực hiện để tiếp tục cải thiện việc thực thi môi trườngcủa doanh nghiệp

Việc ứng dụng EMAS tại doanh nghiệp phải được phê chuẩn bởi một cơ quankiểm tra EMAS của một quốc gia thành viên EU đã được công nhận chính thức.Bản đánh giá đã được phê chuẩn cần được gửi tới một cơ quan EMAS của EU có uytín để đăng ký và công bố công khai trên phương tiện truyền thông đại chúng trướckhi doanh nghiệp sử dụng biểu tượng EMAS

Các quy định về môi trường đối với hàng nhập khẩu của EU nói trên là yêu cầubắt buộc mà các nước xuất khẩu phải tuân thủ Còn tiêu chuẩn môi trường, EUkhông có tiêu chuẩn môi trường riêng đối với hàng nhập khẩu mà chỉ có tiêu chuẩnmôi trường chung áp dụng đối với hàng sản xuất trong khối Nhưng nếu hàng nhậpkhẩu đáp ứng được tiêu chuẩn môi trường của EU thì sẽ rất thuận lợi cho việc thâmnhập vào thị trường này

1.2.1.3 Nhãn hiệu sinh thái (Eco – label)

EU đang thực hiện chương trình Nhãn sinh thái (Ecolabel) Mục đích củachương trình này nhằm phát triển các sản phẩm thân thiện môi trường Hiện nay có

14 nhóm sản phẩm nằm trong phạm vi Chương trình Nhãn sinh thái của EU Ủy banchâu Âu đang xây dựng Tiêu chuẩn đối với 7 nhóm sản phẩm khác Các nhà sảnxuất và nhập khẩu sản phẩm sử dụng nhãn này trên cơ sở tự nguyện

Nhãn sinh thái của EU và mỗi quốc gia trong EU dựa trên một sự đánh giáđầy đủ vòng đời của sản phẩm, áp dụng cho hàng loạt các sản phẩm Khác với nhãnhiệu sản phẩm, nhãn sinh thái chứng nhận hàng hóa đạt được các yêu cầu về môitrường sinh thái Càng ngày, nhãn sinh thái càng đòi hỏi cả vấn đề chất lượng vàvấn đề xã hội

Trang 19

Mục đích của Chương trình Nhãn sinh thái mang lại cho khách hàng một sựlựa chọn khi mua các sản phẩm được thiết kế, sản xuất, đóng gói bao bì để có thểđược hủy bỏ khi kết thúc vòng đời theo cách không làm ảnh hưởng đến môi trường.Các chương trình Nhãn sinh thái tại EU bao gồm:

- Nhãn sinh thái EU

EU thực hiện Chương trình Nhãn sinh thái (Eco – Label) với mục đích phát triểncác sản phẩm thân thiện với môi trường và tiêu chuẩn xã hội Hiện nay có 14 nhómsản phẩm nằm trong phạm vi Chương trình Nhãn sinh thái của EU như: (1) Bột giặt,(2) Bóng điện, (3) Máy giặt, (4) Giấy copy, (5) Tủ lạnh, (6) Giày dép, (7) Máy tính

cá nhân, (8) Giấy ăn, (9) Máy rửa bát, (10) Máy làm màu đất, (11) Nệm trải giường,(12) Sơn và vecni, (13) Sản phẩm dệt, (14) Nước rửa bát Các nhà sản xuất, nhậpkhẩu sử dụng dấu xác nhận Tiêu chuẩn Môi trường châu Âu trên cơ sở tình nguyện.Chi phí trả cho việc sử dụng Nhãn sinh thái châu Âu phụ thuộc vào doanh thu củasản phẩm đối với doanh nghiệp nhập khẩu hay sản xuất sản phẩm đó và có thể thayđổi ở các quốc gia thành viên Ủy ban châu Âu đang tiếp tục xây dựng tiêu chuẩnđối với 7 nhóm sản phẩm khác

- Nhãn cho thực phẩm có nguồn gốc hữu cơ

Riêng đối với thực phẩm thì không thuộc Chương trình Nhãn sinh thái EU màthuộc Chương trình Nhãn thực phẩm có nguồn gốc hữu cơ Chương trình này được

áp dụng cho cả nông sản, thủy sản được sản xuất trong khối EU và nhập khẩu từ cácnước đang phát triển Nhãn thực phẩm có nguồn gốc hữu cơ cấp cho sản phẩmkhông sử dụng hóa học tổng hợp, hạn chế tối đa sử dụng phân hóa học và thuốc bảo

vệ thực vật, tăng cường sử dụng phân vi sinh nhằm tạo ra sản phẩm nông nghiệp đạttiêu chuẩn an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường (chống thoái hóa đất, ô nhiễmnguồn nước, ô nhiễm không khí và giữ gìn sự trong lành của vùng nông thôn).Sản phẩm nông nghiệp được sản xuất theo phương pháp hữu cơ là những sảnphẩm có tính bảo vệ môi trường cao, hay là các sản phẩm thân thiện môi trường.Trong phương pháp sản xuất hữu cơ (phương pháp sản xuất sạch), các loại phân hóahọc, thuốc bảo vệ thực vật được hạn chế sử dụng tối đa, bên cạnh việc tăng cường

sử dụng phân vi sinh và thuốc trừ sâu hữu cơ Phương pháp sản xuất sạch sẽ baogồm những hình thức sản xuất cụ thể và được ghi trên bao gói sản phẩm tất cả cácthành phần được sử dụng trong quá trình sản xuất

Đầu thập kỷ 80 của thế kỷ XX, Cộng đồng kinh tế châu Âu đưa ra đạo luật vềgiúp đỡ nông nghiệp hữu cơ, Ngày 24/6/1991, Cộng đồng kinh tế châu Âu thôngqua Quy định số 2092/91/EEC về Tiêu chuẩn của nông nghiệp hữu cơ nhằm thúcđẩy sự phát triển mạnh mẽ của nông nghiệp hữu cơ Năm 1992, Hội nghị Môi

Trang 20

trường và Phát triển của Liên Hiệp Quốc thông qua Nghị quyết ủng hộ nông nghiệpsinh thái và phát triển nông nghiệp bền vững lại càng làm cho các chính phủ, nhàsản xuất, người tiêu dùng EU chú ý hơn đến nông nghiệp hữu cơ và nông sản hữu

cơ Cho đến hiện nay, làn sóng bảo vệ môi trường ở EU đang dâng cao Người tiêudùng EU ngày càng quan tâm đến vấn đề môi trường, chất lượng thực phẩm và sứckhỏe của bản thân nên nhu cầu về các sản phẩm hữu cơ không ngừng tăng lên

EU là nơi đi tiên phong trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên thế giới, đồngthời là thị trường tiêu thụ lớn nhất hiện nay trên thế giới về thực phẩm hữu cơ.Trong đó, Đức có nhu cầu tiêu thụ chiếm 1/3 tổng nhu cầu thực phẩm hữu cơ EU vàđứng thứ hai trên thế giới, sau Mỹ Theo dự đoán, mức tiêu thụ sản phẩm hữu cơđến năm 2008 ở Đức sẽ chiếm 25% thị trường thực phẩm nước này Sau Đức, cácthành viên còn lại như Pháp, Anh, Hà Lan, Thụy Điển, Đan Mạch, Italia và Áo cũngtiêu thụ sản phẩm hữu cơ tương đối nhiều

Những sản phẩm thực phẩm được sản xuất theo phương pháp hữu cơ lànhững sản phẩm đang và sẽ đưa ra những dấu hiệu về phương pháp sản xuất hữucơ: (1) Sản phẩm nông nghiệp chưa qua chế biến, động vật và sản phẩm từ động vậtchưa qua chế biến; (2) Sản phẩm tiêu dùng có trên một thành tố có nguồn gốc động,thực vật

Nhãn cho thực phẩm được sản xuất theo phương pháp hữu cơ phải đáp ứngcác yêu cầu sau:

+ Những dấu yêu trên nhãn phải thể hiện một cách rõ ràng rằng, sản phẩmđược sản xuất theo phương pháp hữu cơ;

+ Sản phẩm được sản xuất, nhập khẩu từ nước thứ ba theo quy định;

+ Sản phẩm được sản xuất hay nhập khẩu bởi người sản xuất, nhập khẩu từnước thứ ba;

+ Hướng dẫn sử dụng và hạn sử dụng

Thực phẩm có nhãn hữu cơ chỉ thực sự được coi là sản xuất theo phươngpháp này nếu trên phiếu bán có ghi: (1) Những thành phần cấu thành sản phẩmđược sản xuất bắt nguồn từ nông nghiệp phải tuân theo các nguyên tắc của phươngpháp sản xuất hữu cơ; (2) Những thành phần cấu thành sản phẩm được nhập khẩu từnước thứ ba phải tuân theo các quy định: (i) Có nguồn gốc từ nước thứ ba; (ii) Đượcsản xuất ở những vùng hay cơ sở sản xuất và chịu sự kiểm tra của một đội kiểm tra;(iii) Có chứng nhận của một cơ quan có thẩm quyền, cơ quan đó phải có hệ thốngkiểm tra dựa trên nguyên tắc của phương pháp hữu cơ

Để thực hiện phương pháp sản xuất nông nghiệp hữu cơ, EU và Mỹ, thường

áp dụng Quy trình thực hành nuôi trồng tốt (Good Agricultural Practice – GAP)

Trang 21

Quy trình GAP ra đời để đáp ứng mối quan tâm ngày càng gia tăng từ phía kháchhàng trước tác động của nhu cầu sản xuất nông nghiệp an toàn thực phẩm và môitrường GAP bao gồm các tiêu chuẩn về quản lý ruộng vườn, sử dụng phân bón,thuốc bảo vệ thực vật, kháng sinh, hóa chất, chế phẩm sinh học, bảo vệ mùa màng,thu hoạch và sau thu hoạch, sức khỏe và an toàn cho người lao động Trong tươnglai gần, các nhà xuất khẩu nông thủy sản muốn tiêu thụ được hàng hóa trên thịtrường EU sẽ phải chứng mình rằng sản phẩm của họ được sản xuất theo quy trìnhGAP.

Cho đến nay vẫn chưa có dấu xác nhận Tiêu chuẩn EU cho các thực phẩmhữu cơ, nhưng các quốc gia thành viên có các dấu hiệu khác nhau Ở Đức, các Hiệphội trồng trọt khác nhau sử dụng biểu tượng khác nhau Ở Thụy Điển, thì nhãn sảnphẩm có nguồn gốc hữu cơ là KRAV, Hà Lan sử dụng dấu Tiêu chuẩn EKO Tuychưa có nhãn chung cho các sản phẩm được sản xuất theo phương pháp hữu cơnhưng Ủy ban châu Âu đã có quy định cụ thể về dán nhãn cho sản phẩm sản xuấttheo phương pháp hữu cơ

1.2.2 Quy định về môi trường của EU đối với hàng nông sản

1.2.2.1 Quy định về vệ sinh

Ngày 18/12/2006, bộ trưởng môi trường các nước thành viên Liên minh châu

Âu (EU) đã chính thức thông qua luật mới về quản lý và sử dụng hóa chất: luậtREACH Luật REACH: (Registration Evaluation Autorissation Chemicals) quyđịnh sử dụng các loại hóa chất trong sản xuất REACH là quy định khung mới của

EU liên quan đến 103.000 loại hóa chất khác nhau REACH là tập hợp của:Registration: đăng ký, Evaluation: đánh giá, Autorisation: cấp phép lưu hành,Chemicals: hóa chất Luật này quy định về việc đăng ký, đánh giá và cấp phép đốivới các hóa chất thông qua các tiêu chuẩn, chi tiết cụ thể quy định việc sử dụng hóachất trong sản xuất Các quy định này nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng, môi trường

và an toàn lao động, cũng như nâng cao tính cạnh tranh và khả năng đổi mới cácngành hóa chất tại EU

REACH là quy định quan trọng mới nhằm củng cố các quy định về hóa chấthiện hữu và tạo điều kiện chuẩn chung cho EU Theo quy định này, mọi hóa chấtđược dùng với khối lượng lớn hoặc được cho là có khả năng ảnh hưởng xấu đến sứckhỏe con người và môi trường đều phải đăng ký với cơ quan quản lý hóa chất châu

Âu (ECHA) Được ban hành từ tháng 6/2007, REACH có hiệu lực theo giai đoạn,bắt đầu bằng việc đăng ký từ ngày 1/6-1/12/2008 Giai đoạn này, các chủ thươnghiệu, các nhà sản xuất và nhập khẩu cần công bố các thông tin về hóa chất có trongsản phẩm của mình được xuất khẩu sang EU Sau đó, việc đáp ứng đầy đủ các yêu

Trang 22

cầu của REACH cần phải đạt được trong thời gian quy định là 10 năm để chứngminh được rằng các loại hóa chất này không gây hại đến sức khỏe con người và môitrường Từ tháng 12/2008 trở đi, bất cứ sản phẩm nào có chứa hóa chất mà khôngđăng ký trước sẽ phải trải qua một quá trình đăng ký chi tiết và kéo dài trước khi cóthể xuất khẩu hàng hóa sang EU.

Những sản phẩm thuộc phạm vi điều chỉnh của REACH gồm:

 Hóa chất: ví dụ hóa chất cơ bản, hóa chất đặc biệt, kim loại, các chất tự nhiênnếu như chúng được thay đổi bởi phản ứng hóa học;

 Các phế phẩm (chất pha chế) từ các hóa chất khác (các chất tẩy rửa, chất phachế theo công thức, sơn, dầu máy…);

 Các hóa chất hoặc chất pha chế được đóng gói trong hộp (ví dụ mực in);

 Những vật phẩm chứa các hóa chất, biết trước, sẽ thoát ra trong quá trình sửdụng (ví dụ chất thơm trong nến, sáp, hóa chất trong vải vóc, đồ chơi, giầy dép, đồ

gỗ, đồ điện tử,…);

 Các chất nằm trong danh sách đề cử “các chất có nguy cơ cao”

REACH là quy định pháp luật của EU áp dụng trong tất cả 27 nước thuộc EU.Ngoài ra, Iceland, Lichtenstein và Nauy, những nước nằm trong Vùng Kinh tế châu

Âu cũng muốn coi REACH như là luật của họ Khi việc này hoàn tất, xuất khẩu vàocác nước này cũng phải tuân thủ REACH y như các nước thuộc EU

Luật REACH có 2 quá trình: “tiền đăng ký” (Pre-registration) và đăng ký(Registration) Tiền đăng ký là quá trình ban đầu của REACH, nó được khởi độngvào ngày 01/06/2008 và kết thúc vào 01/12/2008 Trong giai đoạn này, ngành hóachất trong EU phải thực hiện tiền đăng ký hoặc thông báo những hóa chất đang sửdụng (được cho rằng trên 100.000) Tiền đăng ký giúp các công ty thêm thời gianthu thập và tổng hợp thông tin cần thiết để hoàn thành việc đăng ký, tiền đăng ký làrất quan trọng vì từ ngày 01/12/2008, những người sản xuất trong EU và nhập khẩuhóa chất chỉ được phép nếu hóa chất đó được tiền đăng ký tương ứng Nghĩa là nếucông ty không thực hiện tiền đăng ký, sẽ không được phép xuất khẩu hóa chất saungày 01/12/2008

REACH sẽ gây ảnh hưởng lớn đến các chủ sở hữu thương hiệu, các nhà bán

lẻ và chuỗi cung ứng của họ: không chỉ cho việc xuất khẩu sang thị trường châu Âu

mà còn cả thị trường châu Á và Hoa Kỳ Nắm rõ các thành phần có trong sản phẩm

và áp dụng một hệ thống chứng minh được việc giám sát và kiểm soát chặt chẽ việc

sử dụng các chất hóa học có trong chuỗi cung ứng sẽ đóng vai trò hết sức quantrọng trong việc đáp ứng các yêu cầu của Quy định REACH

Trang 23

1.2.2.2 Quy định về chất lượng và an toàn thực phẩm

Quy định này có trong bộ tiêu chuẩn EUREPGAP

Khái niệm GAP (Thực hành canh tác tốt) đã phát triển vào những năm gần đâytrong bối cảnh những thay đổi và toàn cầu hóa nhanh chóng của ngành côngnghiệp thực phẩm và là kết quả của nhiều mối quan tâm, cam kết của những ngườiquản lý sản xuất thực phẩm, an ninh lương thực, chất lượng và an toàn thực phẩm,

sự bền vững môi trường của ngành nông nghiệp

Theo nghĩa rộng: GAP áp dụng những kiến thức sẵn có hướng đến sự bền vững

về môi trường, kinh tế-xã hội đối với sản xuất nông nghiệp và các quá trình sau sảnxuất tạo ra các sản phẩm nông nghiệp phi thực phẩm và thực phẩm bổ dưỡng antoàn; Nông dân tại các quốc gia phát triển và đang phát triển đã áp dụng GAP quacác phương pháp nông nghiệp bền vững như: quản lý động vật gây hại, quản lý dinhdưỡng và bảo tồn nông nghiệp Những phương pháp này được áp dụng tùy theo các

hệ thống canh tác và qui mô của từng đơn vị sản xuất bao gồm sự hỗ trợ, đóng gópcủa các chương trình và chính sách của nhà nước về an ninh lương thực, các cơ sởvật chất…

Việc phát triển của cách tiếp cận chuỗi thực phẩm đến chất lượng và an toànthực phẩm có nhiều quan hệ mật thiết với sản xuất nông nghiệp và thực hành sausản xuất, và đề ra nhiều cơ hội sử dụng các nguồn lực bền vững Ngày nay tiêuchuẩn EUREGAP được công nhận chính thức trong khuôn khổ qui tắc quốc tế,nhằm giảm thiểu các mối nguy liên quan đến việc sử dụng thuốc trừ sâu, đánh giásức khỏe nghề nghiệp và cộng đồng, cân nhắc đến môi trường và an ninh

EUREPGAP là một tiêu chuẩn về thực hành sản xuất nông nghiệp tốt của Châu

Âu, được ban hành lần đầu tiên vào năm 1997 Tiêu chuẩn bày được xây dựng bởinhóm các nhà bán lẻ thực phẩm Châu Âu trong lĩnh vực kinh doanh bán lẻ các thựcphẩm nông nghiệp EUREPGAP dựa trên các nguyên tắc phân tích và phòng ngừacác mối nguy Sử dụng các phương pháp trừ sâu bệnh tổng hợp (IPM), quản lý mùa

vụ tổng hợp (ICM); để đảm bảo rằng các sản phẩm cung cấp cho người tiêu dùng làsản phẩm an toàn

EUREPGAP được xây dựng nhằm: tăng nhận thức của người tiêu thụ về vấn đềsản xuất trong nền công nghiệp thực phẩm Người tiêu thụ muốn đảm bảo rằng,thực phẩm họ dùng được sản xuất một cách an toàn, thân thiện với môi trường vàphúc lợi xã hội của cả người lao động và động vật được quan tâm đúng mức VớiEUREPGAP thì người tiêu thụ có thể chắc chắn rằng mỗi công đoạn trong sản xuấtphù hợp với các tiêu chuẩn và quy định của quốc gia và quốc tế về sản xuất thựcphẩm an toàn EUREPGAP hiện tại là nhãn hiệu quan trọng của chất lượng sản

Trang 24

phẩm Cuối cùng các sản phẩm EUREPGAP có thể được truy nguyên nguồn gốc,

đó là quy định bắt buộc cho các sản phẩm được nhập vào Châu Âu kể từ năm2005

Các nhà bán lẻ hàng đầu Châu Âu yêu cầu sự tuân thủ các quy định củaEUREPGAP là tiêu chuẩn sản xuất tối thiểu cho các chủ trang trại, giấy chứng nhậnEUREPGAP có thể giúp các nhà sản xuất nông nghiệp thâm nhập vào thị trường dễdàng hơn Nó cũng sẽ hỗ trợ các nhà sản xuất trong việc nâng cao được vị thế củamình như là một nhà sản xuất có chất lượng hàng đầu, tạo nên hình ảnh tốt về công

ty cũng như vị thế tiếp thị của đơn vị trên thương trường Về lâu dài, chi phí sảnxuất sẽ được giảm xuống nhờ vào sự cải thiện hệ thống sản xuất

Những lợi thế trên đã giúp EUREPGAP trở thành một giấy chứng nhận hàngđầu về thực phẩm nông nghiệp với hơn 14000 chủ trang trại ở 45 quốc gia đã ápdụng các tiêu chuẩn này

Các tiêu chí mà EUREPGAP yêu cầu tuân thủ gồm có:

1 Truy nguyên nguồn gốc

2 Ghi chép và lưu giữ hồ sơ

11 Quản lý ô nhiễm và chất thải, tái sản xuất, tái sử dụng

12 Sức khỏe, an toàn và phúc lợi cho người lao động

13 Môi trường

14 Khiếu nại

Để được công nhận là thành viên của EUREPGAP, nước sở tại phải lập thủtục xác nhận các tiêu chuẩn phù hợp điểm chuẩn dựa trên cơ sở tiêu chuẩnEUREPGAP do các hội đồng chứng nhận EUREPGAP tư vấn và chứng nhận.Tại Trung Quốc, sau một năm đăng ký và xây dựng, ngày 11/04/2006 vừa qua

đã được Hội đồng EUREPGAP công nhận ChinaGAP và đã công bố áp dụng trên

14 tỉnh của Trung Quốc

Tại Nhật Bản, hội nghị giúp Nhật Bản xây dựng JGAP vào ngày 27-28/04/2006được đánh dấu mới bắt đầu xây dựng tiêu chuẩn

Trang 25

Tính đến năm 2005, tổ chức EUREPGAP đã chứng nhận cho 35.000 nhà sảnxuất và hơn 60 quốc gia, trong đó có Thái Lan với ThaiGap.

Tại khu vực ASEAN, Singapore công bố VF, Philippine công bố

GAP-FV, Indonesia công bố INDO GAP dựa trên cơ sở hệ thống QA phát triển thành

Quy định về mức dư lượng tối đa (MRLs)

Quy định “Regulation (EC) No 396/2005” chính thức có hiệu lực từ ngày1/9/2008, là kết quả của nỗ lực chung giữa Ủy ban châu Âu (EC), Cơ quan an toànthực phẩm Châu Âu (EFSA) và các quốc gia thành viên

Quy định mới liên quan đến gần 1.100 loại thuốc bảo vệ thực vật đã hoặcđang được sử dụng trong nông nghiệp ở trong và ngoài lãnh thổ EU Quy định đưa

ra danh sách MRL cho 315 sản phẩm nông nghiệp và các sản phẩm chế biến

Theo EC, quy định mới nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm cho người tiêudùng, đồng thời tạo điều kiện cho người buôn bán và các nhà nhập khẩu thuốc bảo

vệ thực vật hoạt động dễ dàng hơn do những rắc rối, nhầm lẫn xung quanh 27 danhsách MRLs khác nhau của các nước thành viên đã bị bãi bỏ

Hội đồng Ủy ban Châu Âu đã ban hành chỉ thị 76/895/EEC nhằm kiểm soáthàm lượng chát độc hại có trong các sản phẩm nông nghiệp vào ngày 23/11/1976.Chỉ thị này nhằm ngăn chặn những sản phẩm nông nghiệp có hàm lượng thuốc trừsâu cao xâm nhập vào thị trường EU, để bảo vệ an toàn và sức khỏe cho người tiêudùng Chỉ có các sản phẩm có hàm lượng thuốc trừ sâu dưới mức cho phép mớiđược thâm nhập vào thị trường này Những sản phẩm vi phạm chỉ thị này sẽ bị giữhoặc trả lại, thời gian giữ dài hay ngắn tùy thuộc vào mức độ vi phạm Chỉ thị nàyquy định việc sử dụng các loại thuốc trừ sâu và hàm lượng tối đa cho phép trongrau, quả Ủy ban châu Âu cho rằng, sản xuất nông nghiệp tuân theo quy định hàmlượng thuốc trừ sâu tối đa có trong rau, quả sẽ đảm bảo cung cấp ra thị trường mộtnguồn thực phẩm an toàn và góp phần bảo vệ môi trường Theo chỉ thị 76/895/EEC,các sản phẩm nông nghiệp của các nước muốn xuất khẩu vào thị trường EU thìtrong quá trình trồng trọt và chăm sóc cây trồng phải sử dụng các loại thuốc trừ sâu

và hàm lượng tối đa cho phép đúng quy định Trong sản xuất nông nghiệp, nếunước xuất khẩu nào mà sử dụng các loại thuốc trừ sâu không đúng quy định (không

có tên trong chỉ thị trên) hoặc sử dụng đúng loại thuốc trừ sâu, nhưng quá hàmlượng cho phép thì đều vi phạm quy định hàm lượng thuốc trừ sâu tối đa có trongsản phẩm nông nghiệp của EU

Trang 26

Bảng 1.1: Danh mục một số thuốc trừ sâu và hàm lượng tối đa cho phép

trong sản phẩm nông nghiệp

phẩm trong Marketing xuất khẩu (Sách chuyên khảo) TS Nguyễn Thanh Bình, NXB

Lao động xã hội, 2005, tr81.

EU là một trong những thị trường nhập khẩu nông sản lớn trên thế giới và cónhu cầu khá lớn về các loại quả nhiệt đới Trong khi đó, Việt Nam lại có tiềm năngsản xuất loại quả này Để tăng cường xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp nóichung và quả nhiệt đới nói riêng sang EU, các nhà sản xuất Việt Nam nên tuân thủquy định hàm lượng thuốc trừ sâu tối đa có trong rau, quả Việc tuân thủ quy địnhnày không những góp phần đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản sang thị trường EU,

mà còn đảm bảo sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường

Trang 27

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐÁP ỨNG CÁC QUY ĐỊNH VÀ TIÊU CHUẨN MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI HÀNG NÔNG SẢN

XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM

2.1 Tổng quan về hệ thống các văn bản pháp luật của Việt Nam liên quan đến môi trường

Vấn đề bảo vệ môi trường ở Việt Nam được thực sự quan tâm bắt đầu từ cuốinhững năm 80, đầu những năm 90 và đặc biệt là năm 1993, Luật bảo vệ môi trường

đã được ban hành Có thể nói đây là văn bản quan trọng, tạo cơ sở pháp lý cho việc

tổ chức thực hiện công tác bảo vệ môi trường Đây là lần đầu tiên các khái niệm cơbản có liên quan đến bảo vệ môi trường đã được định nghĩa, xác định làm cơ sở choviệc vận dụng vào hoạt động quản lý môi trường Trong đó, bảo vệ môi trườngđược hiểu là những hoạt động giữ cho môi trường trong lành sạch đẹp, cải thiện môitrường, bảo đảm cân bằng sinh thái, ngăn chặn và khắc phục hậu quả xấu do conngười và thiên nhiên gây ra cho môi trường, khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệmtài nguyên thiên nhiên" Ngoài ra, các khái niệm về thành phần môi trường, chấtthải, chất gây ô nhiễm, ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường, sự cố môitrường, tiêu chuẩn môi trường, công nghệ sạch, hệ sinh thái, đa dạng sinh học, đánhgiá tác động môi trường Đồng thời, đây cũng là lần đầu tiên quyền, nghĩa vụ vàtrách nhiệm của Nhà nước, tổ chức và cá nhân trong việc bảo vệ môi trường đượcpháp luật quy định

Hiện nay, trong hệ thống pháp luật ở nước ta có khá nhiều các văn bản liên quanđến môi trường có thể kể đến như: Luật Bảo vệ môi trường, Luật Đa dạng sinh học,Luật Tài nguyên nước, Luật Khoáng sản, Luật Bảo vệ và Phát triển rừng… Bêncạnh đó, Việt Nam cũng tham gia vào các Công ước quốc tế về bảo vệ môi trườngtiêu biểu như: Công ước về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế(RAMSAR), Công ước về buôn bán quốc tế các loài động thực vật nguy cấp(CITES), Công ước khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu…

Ngoài văn bản pháp luật điều chỉnh trực tiếp việc bảo vệ môi trường như LuậtBảo vệ môi trường, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường, xửphạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường, Nhà nước ta cũng ban hành văn bảnpháp luật chung và văn bản pháp luật chuyên ngành khác quy định nghĩa vụ bảo vệmôi trường đối với các cơ quan, tổ chức và cá nhân hữu quan Cụ thể như: Luật bảo

vệ và phát triển rừng (1991), Luật bảo vệ sức khoẻ nhân dân (1989), Pháp lệnh vềthu thuế tài nguyên (1989), Pháp lệnh bảo vệ đê điều (1989), Pháp lệnh bảo vệ

Trang 28

nguồn lợi thuỷ sản (1989), Luật đất đai (năm 1993 và được sửa đổi, bổ sung vào cácnăm 1998, 2001), Luật dầu khí (1993), Luật khoáng sản (1996), Pháp lệnh an toàn

và kiểm soát bức xạ (1996), Luật tài nguyên nước (1998), Pháp lệnh thú y (1993),Pháp lệnh bảo vệ và kiểm dịch thực vật (1993) cũng như các quy định về đánh giátác động môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, về nghĩa vụ bảo vệ môitrường trong quá trình nuôi trồng, khai thác và chế biến thuỷ sản, trong hoạt độngdầu khí, trong quá trình tham gia giao thông, xây dựng đã quy định chế độ pháp lýtrong việc khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên phục vụ cho phát triển kinh tế,

xã hội Đồng thời các văn bản pháp luật này cũng quy định các nguyên tắc bảo vệnguồn tài nguyên thiên nhiên của đất nước với tư cách là bảo vệ sinh thái, môitrường Ngoài ra, còn có quy định xác định rõ bảo vệ môi trường là một bộ phận cấuthành trong hệ thống kinh tế - xã hội và được kế hoạch hoá đồng bộ với kế hoạchhoá của các ngành kinh tế quốc dân khác

Nhìn chung, cho đến nay có thể nói hệ thống pháp luật về môi trường ở nước ta

đã phát triển cả nội dung và hình thức, điều chỉnh tương đối đầy đủ các thành tố tạonên môi trường Hệ thống các tiêu chuẩn của môi trường cũng đã được ban hànhlàm cơ sở cho việc kiểm soát, đánh giá tác động môi trường Các văn bản pháp luậtđược ban hành bước đầu đã tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động quản lý nhà nước vềbảo vệ môi trường, nâng cao nhận thức của cơ quan nhà nước, tổ chức, công dân đốivới vấn đề môi trường Với tư cách là thành viên của Liên hợp quốc và Chươngtrình môi trường Liên hợp quốc, Việt Nam đã rất quan tâm đến việc hội nhập quốc

tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường Tính đến nay, Việt Nam đã tham gia 14 côngước, hiệp định quốc tế về môi trường, cũng như hết sức quan tâm đến hợp tác songphương và đa phương với các nước trong và ngoài khu vực về bảo vệ môi trường Tuy nhiên, nhìn vào tổng thể hệ thống pháp luật của nước ta hiện nay, chúng ta

có thể dễ dàng nhận thấy các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường còn rấtnhiều bất cập và hạn chế trước yêu cầu của phát triển bền vững như sau:

 Một là, chưa có sự gắn kết chặt chẽ, hữu cơ giữa các quy định về phát triểnkinh tế với các quy định về bảo vệ môi trường Yếu tố môi trường chưa thực sựđược coi trọng và tính đến nhiều trong quá trình xây dựng và ban hành luật như cácvấn đề về thương mại, đầu tư và phát triển kinh tế bởi những đòi hỏi bức xúc vềphát triển kinh tế Hầu hết các văn bản quy phạm pháp luật về kinh tế còn chưa tínhđến chi phí môi trường trong sản xuất kinh doanh Còn thiếu vắng những công cụkinh tế nhằm bảo vệ môi trường như lệ phí môi trường, thuế môi trường, người gây

ô nhiễm phải trả tiền… làm cho công tác bảo vệ môi trường không phát huy được

sự kích thích từ góc độ kinh tế đối với những chủ thể sử dụng các thành phần môi

Trang 29

trường cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, gây ảnh hưởng đến môitrường, sinh thái Vì thế, có thể nói rằng hiện tại các chính sách, pháp luật về kinh tếchưa thực sự “thân môi trường”

 Hai là, các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường tương đối đầy đủ cả ởluật nội dung và hình thức nhưng chưa có một cơ chế pháp lý hữu hiệu trong việckiểm soát các hoạt động tác động vào tự nhiên, ảnh hưởng đến môi trường, sinhthái, các biện pháp chế tài nói chung chưa thích hợp và chưa đủ mạnh để trừng trị

và răn de những hành vi vi phạm Vì vậy, nghĩa vụ đánh giá tác động môi trườngcủa các chủ thể tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hầu như còn hình thức,các hoạt động gây ảnh hưởng đến môi trường, sinh thái như gây ô nhiễm nguồnnước, không khí, chặt phá rừng vẫn tiếp tục diễn ra, không được ngăn chặn triệtđể

 Ba là, những quy định về biện pháp xử lý vi phạm giữa các văn bản pháp luật

về môi trường còn có những khoảng trống nên không có biện pháp xử lý thích hợpđối với chủ thể vi phạm Cụ thể như, Điều 27 Luật tài nguyên nước quy định cấm tổchức, cá nhân gây nhiễm mặn nguồn nước Nếu coi đây là hành vi gây ô nhiễmnguồn nước thì phải được xử phạt hành chính về hành vi gây ô nhiễm nguồn nướcnói chung nhưng rất tiếc là Nghị định số 26/CP ngày 26/4/1996 của Chính phủ về

xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường lại không quy định về vấn đềnày Vì vậy, mặc dù Điều 183 Bộ luật hình sự năm 1999 có quy định về tội gây ônhiễm nguồn nước nhưng khó có thể thực hiện trong thực tiễn được vì chưa bị xử lý

vi phạm hành chính Vì thế, hiệu quả của việc xử lý các hành vi vi phạm pháp luật

về môi trường còn thấp

 Bốn là, pháp luật về trách nhiệm dân sự trong lĩnh vực bảo vệ môi trường cònquá chung chung, thiếu cụ thể, khó áp dụng Mặc dù, các quy định về bồi thườngthiệt hại của người có hành vi gây ô nhiễm môi trường đã được đề cập nhưng cácquy định này chỉ dừng lại ở mức độ chung chung Trách nhiệm chấm dứt hành vi viphạm, khôi phục lại môi trường và bồi thường thiệt hại chỉ được quy định trong vănbản pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính Còn đối với trách nhiệm bồi thườngthiệt hại do ô nhiễm môi trường mới chỉ dừng lại ở quy định chung chung, mangtính nguyên tắc trong Luật Bảo vệ môi trường, Bộ luật dân sự, đến nay vẫn chưađược quy định cụ thể, hướng dẫn thực hiện Ngay trong các quy định pháp luật vềbồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường, đến nay cũng chưa có quy định nàohướng dẫn về các phương pháp xác định thiệt hại, xác định mức bồi thường

Trang 30

2.2 Tình hình xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sang thị trường EU

2.2.1 Về kim ngạch xuất khẩu

EU là một thị trường khó tính nhưng cũng rất nhiều tiềm năng mà các doanhnghiệp xuất khẩu có thể khai thác, đặc biệt là doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Bởihàng nông sản là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vàcũng là nhóm hàng xuất khẩu chủ yếu sang EU, có đóng góp quan trọng trong giatăng kim ngạch xuất khẩu đặc biệt là khi xuất khẩu được giá Kim ngạch xuất khẩunông sản sang EU được thống kê qua bảng 2.1 (xem thêm trong phụ lục 1)

Hình 2.1 Kim ngạch xuất khẩu nông sản Việt Nam sang EU

và hỗ trợ nông nghiệp rất cao, trong khi đó, cơ sở phục vụ thương mại hàng nôngsản của Việt Nam còn yếu, chi phí vận chuyển cao Bên cạnh đó, công tác xúc tiếnthương mại, quảng bá sản phẩm hàng nông sản của Việt Nam còn hạn chế, chưa mởrộng được thị trường tại tất cả các nước EU Năm 2009, do chịu ảnh hưởng từ cuộckhủng hoảng kinh tế toàn cầu, kim ngạch nông sản xuất khẩu giảm do giá giảm.Hiện nay thị trường EU mới chỉ chiếm gần 20% tổng kim ngạch xuất khẩu nông sảncủa Việt Nam Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn có kế hoạch nâng tỷ lệ này

2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Trang 31

lên 30% đối với các mặt hàng xuất khẩu chủ lực như: cao su, cà phê, chè, rau quả,hạt có dầu Nhiều mặt hàng vẫn còn chưa tương xứng với tiềm năng của nước tanên kim ngạch xuất khẩu vẫn còn chưa cao.

Nguyên nhân khách quan là do chính sách của EU đối với Việt Nam đangdần được hình thành và hoàn thiện, nhận thức và hiểu biết của doanh nghiệp về thịtrường này còn chưa đầy đủ, việc sản xuất và chế biến hàng nông sản còn chưa đadạng và chuyên sâu, còn yếu kém trong khâu nắm bắt thị hiếu tiêu dùng Mặt khác,các quốc gia EU chưa có nhiều thông tin về hàng hóa Việt Nam, và các doanhnghiệp xuất khẩu nông sản của chúng ta cũng chưa cập nhật được đầy đủ thông tin

ở thị trường này Ngoài ra, doanh nghiệp còn chưa chú trọng đến chiến lược dài hơi

là quan tâm đến tăng chất lượng sản phẩm, quảng bá rộng rãi về sản phẩm, xâydựng thương hiệu cho sản phẩm Mẫu mã, bao bì hàng nông sản Việt Nam còn sơsài, đơn điệu Các hoạt động của công tác xúc tiến thương mại vẫn chưa được đẩymạnh và quan tâm đúng mức, chưa xây dựng được mạng lưới thương mại cho hàngnông sản ở EU Hơn nữa, khả năng thu thập thông tin và phân tích thị trường củacác cơ quan Nhà nước và doanh nghiệp xuất khẩu nông sản ít nhiều còn hạn chế.Các nghiên cứu sâu về EU chưa phổ biến và vẫn thiếu

2.2.2 Về cơ cấu mặt hàng và thị trường xuất khẩu

Hàng nông sản xuất khẩu sang EU chủ yếu là cà phê, cao su, chè, gia vị vàmột số rau quả Những nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu vào EU ổn định và tăngliên tục từ năm 2002 đến nay là: sản phẩm gỗ 77%/năm, điều nhân 32%/năm, chè35.8%/năm Riêng cà phê đã có dấu hiệu phục hồi sau vài năm đi xuống Các mặthàng cao su, cà phê, chè của ta phần nào được tập trung thành các khu vực sản xuất,chế biến lớn, mang tính công nghiệp Do vậy, những mặt hàng này xuất khẩu sang

EU khá ổn định, có tốc độ tăng trưởng cao Chỉ riêng mặt hàng cà phê do giảm giátrên thị trường thế giới nên kể từ năm 1996, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang

EU có biến động những không nhiều Gạo xuất khẩu sang EU chưa lớn vì thuế nhậpkhẩu rất cao (100%) Gạo Việt Nam xuất khẩu sang EU chủ yêu được tái xuất từmột nước thứ ba Rau quả Việt Nam mới thâm nhập vào thị trường EU vài năm gầnđây những kim ngạch xuất khẩu tương đối nhanh Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu rauquả sang EU chiếm khoảng 18% trong tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả của Tổngcông ty Rau quả Việt Nam Các thị trường xuất khẩu nông sản chính của ta trong

EU là Hà Lan, Thụy Điển, Pháp, Anh và Bỉ Dưới đây là một số mặt hàng xuất khẩuchính của hàng nông sản Việt Nam sang EU:

Trang 32

- Mặt hàng chè:

Ngoài các thị trường truyền thống là Đài Loan, Nga và Nhật Bản, thị trườngHoa Kỳ và Trung Quốc với mức tăng trưởng khá thì liên minh châu Âu - EU là mộttrong những thị trường tiềm năng của ngành chè Việt Nam Cụ thê: năm 2002, kimngạch xuất khẩu chè của Việt Nam sang EU là 74.800 tấn, năm 2003, giá chè xuấtkhẩu của Việt Nam sang EU sụt giảm, chỉ còn gần 1000 USD/tấn Trong 9 thángđầu năm 2004, Việt Nam đã xuất khẩu trên 5000 tấn chè sang thị trường EU, đạt 4,2triệu USD về giá trị, tăng 8.5% so với cùng kỳ năm 2003 Tuy nhiên, theo đánh giácủa Hiệp hội chè Việt Nam thì EU cũng là một thị trường khó tính, lượng chè ViệtNam xuất khẩu vào thị trường EU chỉ chiếm khoảng 2% so với nhu cầu của thịtrường này Năm 2008, Việt Nam đã xuất 2.219 tấn chè vào EU, đạt 2.821 USD vềgiá trị Theo Hiệp hội Chè Việt Nam (Vitas), năm 2010, cả nước xuất khẩu 132.000tấn chè, thu về gần 194 triệu USD Tuy nhiên, trong tổng kim ngạch xuất khẩu củangành chè Việt Nam chủ yếu là xuất khẩu thô Hiện 95% khối lượng chè nước tađược xuất khẩu dưới dạng nguyên liệu thô và chỉ 5% dưới dạng thành phẩm

Trong EU, Đức và Anh là 2 nước nhập khẩu chè thường xuyên của ViệtNam 13 nước còn lại có nhập khẩu chè của Việt Nam nhưng không ổn định, khôngtăng trưởng hoặc tăng trưởng chậm Trong số 10 nước EU mới, Ba Lan là một thịtrường tiềm năng và luôn đứng ở top 10 nước nhập khẩu chè lớn nhất của Việt Namtrong thời gian qua Ngoài ra, Latvia, Slovakia, Cộng Hòa Séc và đảo Sip cũng lànhững nước nhập khẩu chè của Việt Nam Có thể thấy rằng: trong số thị trường củacác nước EU, xuất khẩu chè của Việt Nam vào các thị trường Anh, Đức, Ba Lanngày càng tăng trong tổng khối lượng chè xuất khẩu của cả nước Khối lượng xuấtkhẩu chè sang thị trường Anh chiếm khoảng gần 4% tổng khối lượng chè xuất khẩucủa Việt Nam giai đoạn 1996-2006 Cũng trong khoảng thời gian này, khối lượngchè xuất khẩu sang Đức tăng khoảng 15 lần, tăng tỷ trọng chè xuất khẩu sang Đứctrong tổng khối lượng chè xuất khẩu của Việt Nam từ 1,1% năm 1996 lên 3,98%năm 2005 và 3,3% năm 2006 Cùng với đó, khối lượng xuất khẩu chè sang Ba Lantăng khoảng 8 lần, làm tăng tỷ trọng chè xuất khẩu sang Ba Lan trong tổng khốilượng chè xuất khẩu của Việt Nam từ 1,92% năm 1996 lên 3,75% năm 2005 và2,6% năm 2006 Sau đây là một số thị trường xuất khẩu chè chủ yếu của Việt Namtrong khối EU: (xem thêm phụ lục 2 và phụ lục 3)

Trang 33

Bảng 2.1 Thị trường xuất khẩu chè chủ yếu của Việt Nam trong khối EU

Đơn vị: Triệu USD

Nguồn: Bộ Công Thương

Hình 2.2 Thị trường xuất khẩu chè chủ yếu của Việt Nam trong khối EU

Thị trường EU là một thị trường tiềm năng nhập khẩu chè của Việt Nam và sẽtăng thị phần trong tương lai EU hiện đứng sau các thị trường truyền thống như:Pakixtan, Đài Loan, Nga Thị trường đứng đầu về kim ngạch nhập khẩu chè củaViệt Nam là Pakixtan, 8 tháng năm 2010 lượng chè xuất khẩu sang thị trường nàyđạt 3.589 tấn, với trị giá 6,93 triệu USD, giảm 7,40% về lượng, giảm 4,32% về trịgiá so với tháng trước đó Trong 8 tháng năm 2010 thì lượng chè xuất sang Pakixtanđạt 15.167 tấn với trị giá gần 26,71 triệu USD, chiếm 21,72% tổng trị giá xuất khẩuchè của Việt Nam, giảm 24,23% về lượng và 7,11% so với cùng kỳ năm 2009.Đứng thứ hai là Đài Loan, tháng 8/2010 lượng chè xuất sang thị trường này đạt2.285 tấn với trị giá 2,70 triệu USD, giảm 17,72% về lượng, giảm 20,50% về trị giá

Trang 34

so với tháng 7/2010 Trong 8 tháng năm 2010, lượng chè xuất khẩu sang Đài Loanđạt 14.373 tấn với trị giá 17,02 triệu USD, chiếm 13,84% tổng trị giá xuất khẩu chè,tăng 10,20% về lượng, tăng 10,68% về trị giá so với 8 tháng năm 2009.

Đứng thứ ba là Nga, lượng chè xuất sang thị trường này tháng 8/2010 đạt 1.471tấn với trị giá 2,13 triệu USD, giảm 10,74% về lượng và 8,09% về trị giá so vớitháng 7/2010 Tính chung 8 tháng đầu năm 2010, tổng lượng chè xuất khẩu sangNga đạt 12.257 tấn, đạt trị giá gần 16,91 triệu USD, chiếm 13,75% tổng trị giá xuấtkhẩu chè của Việt Nam, giảm 9,57% về lượng nhưng tăng 3,82% về trị giá so vớicùng kỳ năm trước đó

Ả Rập Xê Út là thị trường đứng thứ 10 trong bảng xếp hạng kim ngạch, nhưng

có mức tăng trưởng cao nhất cả về lượng 303,31% và trị giá 333,30% so với cùng

kỳ năm trước đó, tiếp đó đến tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất tăng 279,66% vềlượng và 314,10% về trị giá, Philippine tăng 136,64% về lượng, 118,85% về trị giá.Ngược lại chỉ có 3 thị trường giảm cả về lượng và trị giá xuất khẩu là Pakixtan,Indonesia, Ấn Độ

Thị trường EU đòi hỏi chất lượng chè, độ an toàn vệ sinh thực phẩm rất cao,mặc dù hiện nay mỗi năm chúng ta xuất vào thị trường này 10.000 tấn Chúng ta cókhả năng tăng sản lượng chè xuất khẩu vào EU nhiều hơn, khoảng 20.000 – 30.000tấn, nếu nâng cao được chất lượng chè

- Mặt hàng cà phê

 Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu

Thị trường EU là thị trường tiêu thụ lớn nhất của cà phê Việt Nam, chiếm tỷtrọng 40-50% kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam Hàng năm Việt Nam xuấtsang EU với khối lượng chiếm hơn 15% sản lượng tiêu thụ cà phê của Việt Nam,đứng thứ hai sau Braxin Dưới đây là bảng kim ngạch và sản lượng xuất khẩu càphê của Việt Nam sang EU trong giai đoạn 2002 – 2010:

Ngày đăng: 24/03/2015, 13:46

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1, Đỗ Đức Bình, Nguyễn Thường Lạng (chủ biên) (2010), Giáo trình Kinh tế Quốc tế, NXB LĐ – XH Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đỗ Đức Bình, Nguyễn Thường Lạng" (chủ biên) (2010), Giáo trình Kinh tế Quốc tế
Tác giả: Đỗ Đức Bình, Nguyễn Thường Lạng (chủ biên)
Nhà XB: NXB LĐ – XH
Năm: 2010
2, Luật Bảo Vệ Môi Trường được ban hành bởi Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 8 3, Những điều cần biết về thị trường EU, Trung tâm tư vấn và đào tạo Thương mại, NXB Nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: được ban hành bởi Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 8"3, Những điều cần biết về thị trường EU
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
4, Đoàn Thị Hồng Vân, Thâm nhập thị trường EU- Những điều cần biết., NXB Thống Kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đoàn Thị Hồng Vân", Thâm nhập thị trường EU- Những điều cần biết
Nhà XB: NXB Thống Kê
5, Nguyễn Thanh Bình , Thị trường EU- Các quy định pháp lý liên quan đến chính sách sản phẩm trong Marketing xuất khẩu , NXB Lao động xã hội, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Thanh Bình" , Thị trường EU- Các quy định pháp lý liên quan đến chính sách sản phẩm trong Marketing xuất khẩu
Nhà XB: NXB Lao động xã hội
7, Khải Nguyên, Những quy định pháp luật mới nhất về vệ sinh an toàn thực phẩm dịch tễ và một số tiêu chuẩn chất lượng về thực phẩm. NXB Lao động xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khải Nguyên", Những quy định pháp luật mới nhất về vệ sinh an toàn thực phẩm dịch tễ và một số tiêu chuẩn chất lượng về thực phẩm
Nhà XB: NXB Lao động xã hội
8, Bộ Tài Nguyên và Môi trường, Hệ thống Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực môi trường. NXB Lao động xã hội.Trang web Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Tài Nguyên và Môi trường", Hệ thống Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực môi trường. "NXB Lao động xã hội
Nhà XB: NXB Lao động xã hội."Trang web
6, WTO – Những quy tắc cơ bản. NXB Khoa học Xã hội Khác
7, thtp://www.khuyennongvn.gov.vn/f-tttr/tong-kim-ngach-xuat-khau-nong-lam-thuy-san-10-thang-111au-nam-2010-111at-15-6-ty-usd/view Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w