1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu một số các quy định và tiêu chuẩn môi trường của EU ảnh hưởng đến việc xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam

156 624 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 156
Dung lượng 193,88 KB

Nội dung

MỞ ĐẦU EU là một thị trường rộng lớn gồm 27 quốc gia thành viên, có diện tích 4 triệu km2, dân số 456 triệu người, GDP gần 13.000 tỷ USD (chiếm 27% toàn thế giới).

Trang 1

A, MỞ ĐẦU

EU là một thị trường rộng lớn gồm 27 quốc gia thành viên, có diện tích 4

triệu km2, dân số 456 triệu người, GDP gần 13.000 tỷ USD (chiếm 27% toàn

thế giới) Kim ngạch ngoại thương 1.400 tỷ USD/năm (chiếm 20% toàn thế

giới, nếu tính cả buôn bán nội khối thì tổng kim ngạch mậu dịch lên tới 3.100

tỷ USD (chiếm 41,5% toàn thế giới) XK dịch vụ chiếm 43,8% toàn thế giới,

đầu tư ra nước ngoài chiếm 47% và nhận đầu tư từ nước ngoài chiếm 20%

toàn thế giới.

Tháng 11/1990, Việt Nam và Cộng đồng châu Âu thiết lập quan hệ ngoại

giao Ngày 17/7/1995, Việt Nam và Cộng đồng châu Âu ký Hiệp định hợp

tác Tháng 1/1996, Ủy ban châu Âu (EC) lập Phái đoàn đại diện thường trực

và cử Đại sứ - Trưởng Phái đoàn tại Hà Nội.

Đề án tổng thể quan hệ Việt Nam - EU: Ngày 14/6/2005, Chính phủ đã

phê duyệt Đề án Tổng thể quan hệ Việt Nam - Liên minh châu Âu và Chương

Trang 2

trình Hành động của Chính phủ về phát triển quan hệ Việt Nam - Liên minh

châu Âu đến 2010 và định hướng tới 2015 Việt Nam là nước đầu tiên ở Đông

Nam Á chủ động có chiến lược tổng thể về hợp tác với EU và EU là đối tác

đầu tiên, duy nhất mà Việt Nam có chiến lược phát triển quan hệ Cho tới nay

đã có 2 cuộc họp về triển khai Đề án giữa Lãnh đạo các Bộ, ngành của Việt

Nam với Đại sứ các nước EU tại Hà Nội.

Ngày 29/3/2007, Uỷ ban châu Âu đã thông qua Chiến lược Hợp tác với

Việt Nam trong giai đoạn 2007 – 2013 với ngân sách 304 triệu Euro Nội

dung hỗ trợ tập trung vào hai lĩnh vực chính: hỗ trợ việc thực hiện Kế hoạch

Phát triển Kinh tế Xã hội của Việt Nam (SEDP) và hỗ trợ ngành y tế Ngoài

ra, các lĩnh vực cũng được đưa vào nội dung Chiến lược hợp tác gồm: Trợ

giúp liên quan đến thương mại và Hỗ trợ đối thoại chiến lược EC - Việt Nam

Tại Hội nghị tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam (12/2006), EU cam kết tài

Trang 3

trợ 720 triệu Euro cho năm 2007, thể hiện mức cam kết tiếp tục tăng cho Việt

Nam

Kể từ năm 1995 đến nay, quan hệ thương mại của Việt Nam với các nước

thành viên EU tăng trung bình 15-20%/năm EU là đối tác thương mại lớn

nhất của Việt Nam, chiếm 17% tổng giao dịch thương mại (sau đó là Mỹ:

14%; Nhật Bản: 13%; và Trung Quốc: 11%).

Năm 2006, Kim ngạch thương mại hai chiều tăng 22,2% đạt 9,9 tỷ USD

(so với 8,2 tỷ USD năm 2005), trong đó xuất khẩu tăng 25% đạt 6,9 tỷ USD

và nhập khẩu tăng 16% đạt 3 tỷ USD.

Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam và thị trường các

nước Liên minh Châu Âu (EU) đạt 8,5 tỷ USD, tăng 0,6 tỷ USD so với năm

Cũng theo dự báo của Bộ Công Thương, trong năm 2008, kim ngạch xuất

khẩu của Việt Nam vào EU sẽ đạt trên 10 tỷ USD, trong đó các mặt hàng về

Trang 4

nông-lâm-thủy sản cũng sẽ tăng mạnh về sản lượng và giá trị Thủy sản ước

sẽ đạt khoảng 1,15 tỷ USD, cà phê là hơn 800 triệu USD, đồ gỗ là 780 triệu

Về việc Việt Nam gia nhập WTO: Nhân dịp Hội nghị ASEM 5, Việt Nam

và EU đã kết thúc đàm phán song phương về việc Việt Nam gia nhập WTO.

Nhân chuyến thăm EC (9/2006) của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Việt Nam

và EC cũng đã tuyên bố kết thúc đàm phán đa phương về việc Việt Nam gia

nhập WTO Đây là những bước tiến mang tính chất đột phá, có tác động tích

cực đến đàm phán song phương của ta với các đối tác khác, đặc biệt trong

"giai đoạn nước rút" của Việt Nam trong quá trình hòa nhập một cách đầy đủ

vào cộng đồng thương mại quốc tế.

Thương mại Việt Nam – EU được đánh giá là rất “năng động”, tổng kim

ngạch hai chiều đạt 14,23 tỷ USD( năm 2007) (tăng 39,26%), vượt mức dự

Trang 5

báo trước đó Trong đó, Việt Nam xuất khẩu 9,1 tỷ USD (tăng 28,2%) và

nhập khẩu 5,14 tỷ USD (tăng 64,3%).

Trong các mặt hàng xuất khẩu vào thị trường khu vực EU, hàng nông sản

chiếm lượng rất lớn Hầu hết các mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam

như cà phê, hạt điều, hồ tiêu, thủy sản đều có vị trí quan trọng trong tỉ trọng

xuất khẩu vào thị trường các nước trong khối EU.

Với 27 quốc gia thành viên, EU là một thị trường tiêu thụ hàng hóa lớn

nhất thế giới Tuy nhiên, đây cũng là một trong những thị trường khó tính với

nhiều tiêu chuẩn nghiêm ngặt và chặt chẽ được lập ra áp dụng cho hàng hóa

nhập khẩu.

Đối với mỗi một mặt hàng, thị trường châu Âu đều có những tiêu chuẩn áp

dụng riêng, chẳng hạn như: mặt hàng rau quả tươi yêu cầu đạt chứng chỉ chất

lượng GAP, mặt hàng thủy sản phải đạt chứng nhận chất lượng của Cục Quản

lý an toàn vệ sinh và thú y thủy sản (NAFIQUAVED) cấp, mặt hàng lâm sản,

Trang 6

đồ gỗ khi xuất vào thị trường châu Âu phải có chứng chỉ rừng FSC (Forest

Stewardship Council - Hội đồng Quản lí rừng Quốc tế).Cũng chính vì những

quy định này mà trong vụ cà phê 2005-2006, trong đợt kiểm tra tại 10 cảng

khác nhau ở Châu Âu và trong số 1.485.750 bao cà phê bị loại của 17 nước và

vùng lãnh thổ xuất khẩu, có đến hơn 72% là cà phê xuất xứ từ VN.

Chính vì vậy, vấn đề đặt ra đối với Việt Nam hiện nay là cần phải nghiên

cứu các quy định và tiêu chuẩn về môi trường của EU đối với nhập khẩu hàng

nông sản; xác định khả năng đáp ứng các yêu cầu của EU về môi trường của

hàng nông sản Việt Nam, từ đó đưa ra những giải pháp đáp ứng các quy định

và tiêu chuẩn môi trường đối với hai nhóm hàng này nhằm nâng cao khả năng

cạnh tranh và đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường EU.

Hơn nữa, Việt Nam đang trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới

với việc thực thi các cam kết quốc tế về thương mại và môi trường Hội nhập

với thương mại thế giới, Việt Nam sẽ có nhiều thuận lợi trong việc mở rộng

Trang 7

thị trường xuất khẩu, nhưng cũng phải chấp nhận sự cạnh tranh hết sức gay

gắt với các nước khác Một trở ngại đặt ra cho xuất khẩu của ta trong tương

lai là khi các hàng rào thương mại được bãi bỏ thì sức cạnh tranh của hàng

hoá Việt Nam trong buôn bán quốc tế phụ thuộc rất nhiều vào việc đáp ứng

các tiêu chuẩn kỹ thuật, đặc biệt là các tiêu chuẩn môi trường Đối với các

nước đang phát triển như Việt Nam thì “hàng rào xanh” trong buôn bán quốc

tế như là một thách thức đối với thương mại của ta trong tương lai EU là một

thị trường lớn và có vai trò quan trọng trong thương mại quốc tế, nhưng cũng

là một trong những thị trường có “hàng rào xanh” cao nhất thế giới Nếu

chúng ta đáp ứng tốt các quy định về môi trường của EU, thì không những

hàng nông sản Việt Nam có thể xuất khẩu sang thị trường này, mà còn có thể

xuất khẩu sang các thị trường khác, thực hiện được phương châm "đa dạng

hoá thị trường xuất khẩu", bảo vệ môi trường và góp phần thực hiện tốt các

cam kết quốc tế về môi trường.

Trang 8

Xuất phát từ những lý do nêu trên, việc thực hiện đề tài:

“Nghiên cứu một số các quy định và tiêu chuẩn môi trường của EU ảnhhưởng đến việc xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam”

là hết sức cần thiết và cấp bách.

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:

- Nghiên cứu các quy định và tiêu chuẩn về môi trường của EU đối với

nhập khẩu hàng nông sản, kinh nghiệm của một số nước trong việc đáp ứng

các quy định và tiêu chuẩn môi trường của EU khi xuất khẩu hàng nông sản

vào thị trường này.

- Đánh giá thực trạng xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam vào thị trường

EU dưới tác động của các quy định môi trường của EU và khả năng đáp

ứng các quy định, tiêu chuẩn môi trường của hàng nông sản Việt Nam.

- Đề xuất các giải pháp đáp ứng các quy định và tiêu chuẩn môi trường của

EU nhằm nâng cao sức cạnh tranh và đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản Việt

Nam vào thị trường này.

Trang 9

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài:

- Đối tượng: Hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU.

Hàng nông sản trong đề tài này được hiểu theo nghĩa hẹp, tức không bao

hàm hàng lâm sản vì EU có quy định về môi trường riêng đối với hàng lâm

sản; còn hàng nông sản thì có quy định về môi trường vì EU có quy định về

môi trường đối với hàng thực phẩm

- Phạm vi: Các quy định và tiêu chuẩn môi trường của EU đối với nhập

khẩu hàng nông sản và thực trạng xuất khẩu nhóm hàng này của Việt Nam

vào thị trường EU dưới tác động của các quy định EU về môi trường.

Nội dung nghiên cứu của đề tài:

Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài chia làm ba phần chính:

Phần thứ nhất: Giới thiệu một số quy đ ịnh và tiêu chuẩn môi trường của

EU ảnh hưởng tới việc xuất khẩu nông sản của Việt Nam

Phần thứ hai: Khả n ă ng đ áp ứng các quy đ ịnh và tiêu chuẩn môi trường

của EU đ ối với một số mặt hàng nông sản Việt Nam

Trang 10

Phần thứ ba: Các giải pháp đáp ứng các quy định và tiêu chuẩn EU về môi

trường đối với hàng nông sản của Việt Nam nhằm nâng cao sức cạnh tranh và

đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường EU

Phương pháp nghiên cứu của đề tài:

- Tìm hiểu các quy định và tiêu chuẩn môi trường của EU đối với nhập

khẩu hàng nông sản.

- Khảo sát thực tế ở một số doanh nghiệp sản xuất và chế biến hàng nông,

thuỷ sản xuất khẩu sang EU về việc thực hiện các quy định môi trường của

- Thu thập tài liệu, số liệu về xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang

thị trường EU giai đoạn 2006 – 2008, và có sự so sánh với số liệu các năm

trước đó; Phân tích và tổng hợp tài liệu, số liệu

- Nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước trong việc đáp ứng các quy

định môi trường của EU khi xuất khẩu hàng nông sản vào thị trường này.

- Xin ý kiến chuyên gia.

Trang 11

- Viết báo cáo khoa học.

B PHẦN THÂN

Chương I GIỚI THIỆU MỘT SỐ QUY ĐỊNH VÀ TIÊU CHUẨN MÔI

TRƯỜNG CỦA EU ẢNH HƯỞNG TỚI VIỆC XUẤT KHẨU NÔNG SẢN

CỦA VIỆT NAM

I Các quy định môi trường của EU ảnh hưởng tới việc xuất khẩu

nông sản của Việt Nam

1 Quy định về giám sát HACCP

HACCP (Hazarrd Analysis and Critical Control Point)

Định nghĩa: Hệ thống phân tích mối nguy hiểm và xác định điểm kiểm

soát trọng yếu là một hệ thống sản xuất và kiểm tra dựa trên cơ sở khoa học

nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm Hệ thống HACCP áp dụng đối với toàn bộ

Trang 12

ngành công nghiệp chế biến thực phẩm trong EU, từ người sản xuất đến

người tiêu dùng Quy định về vệ sinh thực phẩm (93/43/EC) ghi rõ rằng: “các

công ty thực phẩm sẽ xác định từng khía cạnh trong các hoạt động của mình

có liên quan đến vấn đề an toàn thực phẩm và đảm bảo rằng các trình tự an

toàn đã được thiết lập, áp dụng, duy trì và tái xét trên cơ sở hệ thống HACCP”

Hệ thống HACCP thường áp dụng đối với ngành chế biến thực

phẩm.Chỉ thị về vệ sinh thực phẩm của EU (93/43/EC có hiệu lực vào tháng

11/1996 qui định "các công ty thực phẩm phải xác định từng khía cạnh trong

hoạt động của họ đều có liên quan tới an toàn thực phẩm và việc đảm bảo thủ

tục an toàn thực phẩm phải được thiết lập, áp dụng, duy trì và sửa đổi trên cơ

sở của hệ thống HACCP.Tất cả các nhà chế biến thực phẩm của EU theo quy

định pháp luật phải áp dụng hệ thống HACCP hoặc là họ sẽ phải phối hợp

thực hiện một hệ thống HACCP hệ thống HACCP có thể có hiệu lực đối với

các công ty chế biến, xử lý, bao bì, vận chuyển, phân phối hay kinh doanh

Trang 13

thực phẩm Những công ty này bắt buộc phải hiểu và phải chống lại các nguy

cơ liên quan đến sản xuất thức ăn ở mọi công đoạn, từ nuôi trồng, chế biến,

sản xuất, phân phối đến tiêu thụ Đây là những rủi ro sinh học vĩ mô (súc vật),

vi mô (vi rút vi khuẩn, mốc), độc tố (phóng xạ hoá học với thuốc trừ sâu) hay

vật chất ( gỗ, kim loại, thuỷ tinh, nhựa, xơ)

Các định nghĩa liên quan:

Điểm kiểm soát tới hạn:Critical control point (CCP)

Một bước mà tại đó việc kiểm soát có thể áp dụng và phát triển để ngăn

ngừa hoặc loại trừ một mối nguy thực phẩm hoặc giảm nó đến mức chấp

nhận được Một điều “ phải làm ”.

Điểm chất lượng tới hạn: Critical Quality point (CQP)

Một bước mà ở đó một mối nguy chất lượng, nghề nghiệp, môi trường

hoặc an toàn và sức khỏe nghề nghiệp có thể được ngăn ngừa, loại trừ hoặc

làm giảm xuống mức có thể chấp nhận được Một điều “ cần phải làm ”.

Giới hạn tới hạn:Critical limit (CL)

Trang 14

Một dung sai qui định (một đặc tính kỹ thuật) cho một phương pháp

kiểm soát mà nó không thể bị vượt quá nếu mối nguy được kiểm soát tại

bước quan trọng trong quá trình – các giới hạn của kiểm soát.

việc kiểm soát tính nghiêm trọng của các mối nguy cho an toàn thực

phẩm trong dây chuyền chế biến thực phẩm.

Phân tích mối nguy

Quá trình thu thập và đánh giá các thông tin về các mối nguy và các điều

kiện đưa đến để họ quyết định điểm nào là mối nguy trầm trọng cho an toàn

thực phẩm và do đó phải xử lý theo kế hoạch HACCP.

Các nguyên tắc:

Bảy nguyên tắc của HACCP

Nguyên tắc 1: Phân tích mối nguy và xác định các biện pháp phòng ngừa

Mối nguy là các yếu tố hoặc tác nhân sinh học, hoá học và vật lý có thể

làm cho thực phẩm không an toàn khi sử dụng Phân tích mối nguy là bước cơ

Trang 15

bản của hệ thống HACCP Để thiết lập các biện pháp phòng ngừa có hiệu quả

các mối nguy về an toàn thực phẩm, điều mấu chốt là phải xác định được tất

cả các mối nguy đáng kể và các biện pháp phòng ngừa chúng

Để nhận biết được các mối nguy cụ thể ở mỗi công đoạn nhất định (của

quá trình chế biến) hoặc ở một trạng thái vật chất nhất định (nguyên vật liệu,

thành phần) chúng ta cần đánh giá mức độ quan trọng của mối nguy đó để xác

định xem đó có phải là mối nguy hại đáng kể hay không Việc này rất phức

tạp, vì dễ có khả năng đề xuất phải kiểm soát tất cả các mối nguy ảnh hưởng

đến an toàn thực phẩm Nhưng thực ra HACCP chỉ tập trung vào các mối

nguy đáng kể hay xảy ra và có nhiều khả năng gây những rủi ro không chấp

nhận được cho sức khoẻ người tiêu dùng Sau khi hoàn tất việc đánh giá các

mối nguy đáng kể thì phải tiến hành xác lập các biện pháp kiểm soát cụ thể.

Có thể dùng các biện pháp tổng hợp để kiểm soát một mối nguy nhưng cũng

có thể dùng một biện pháp để kiểm soát nhiều mối nguy khác nhau Khi xác

Trang 16

định các biện pháp kiểm soát cần lưu ý các mối nguy nào có thể kiểm soát

được bằng việc áp dụng chương trình tiên quyết thì ghi rõ kiểm soát bằng

GMP hay SSOP Còn đối với các mối nguy không thể kiểm soát đầy đủ tại cơ

sở (như mối nguy đối với nguyên vật liệu) thì cần ghi rõ các biện pháp kiểm

soát và nơi thực hiện các biện pháp đó (nông trại, nhà cung ứng )

Nguyên tắc 2: Xác định các điểm kiểm soát tới hạn (CCP)

Điểm kiểm soát tới hạn là điểm, bước hoặc thủ tục tại đó có thể tiến hành

các biện pháp kiểm soát nhằm ngăn ngừa, loại trừ hoặc giảm thiểu các mối

nguy đáng kể về an toàn thực phẩm tới mức chấp nhận được Đối với mỗi mối

nguy đáng kể đã được xác định trong nguyên tắc 1 thì cần phải có một hay

nhiều CCP để kiểm soát các mối nguy đó Các CCP là những điểm cụ thể

trong quá trình sản xuất mà ở đó diễn ra các hoạt động kiểm soát của chương

trình HACCP Các CCP có thể thay đổi tuỳ theo sự khác nhau về bố trí mặt

bằng xí nghiệp, định dạng sản phẩm, quy trình công nghệ, loại thiết bị sử

Trang 17

dụng, nguyên vật liệu và các chương trình tiên quyết Để xác định các CCP

trong suốt quá trình sản xuất của doanh nghiệp ta có thể dùng “sơ đồ quyết

định” Nếu sử dụng đúng, “sơ đồ quyết định” có thể trở thành công cụ hữu ích

để xác định CCP Tuy nhiên, “sơ đồ quyết định” không thay thế được kiến

thức chuyên gia, vì nếu chỉ dựa hoàn toàn vào “sơ đồ quyết định” có thể dẫn

tới những kết luận sai

Nguyên tắc 3: Thiết lập các ngưỡng tới hạn

Ngưỡng tới hạn là một chuẩn mực nhằm xác định ranh giới giữa mức chấp

nhận được và mức không thể chấp nhận Mỗi CCP phải có một hoặc nhiều

giới hạn tới hạn cho mỗi mối nguy đáng kể Khi vi phạm giới hạn tới hạn,

phải tiến hành hành động sửa chữa để đảm bảo an toàn thực phẩm Trong

nhiều trường hợp, giới hạn tới hạn có thể không rõ ràng hoặc không có, do

vậy vẫn phải tiến hành thử nghiệm hoặc thu thập thông tin từ các nguồn như

các tài liệu khoa học, các hướng dẫn, quy định của cơ quan có thẩm quyền,

Trang 18

các chuyên gia hoặc các nghiên cứu thực nghiệm Nếu không có các thông tin

cần thiết để xác định ngưỡng tới hạn thì cần phải chọn trị số an toàn Cở sở và

tài liệu tham khảo để thiết lập ngưỡng tới hạn phải là một phần của tài liệu hỗ

trợ cho kế hoạch HACCP

Nguyên tắc 4: Thiết lập hệ thống giám sát CCP

Hệ thống giám sát là các hoạt động được tiến hành một cách tuần tự và

liên tục bằng việc quan trắc hay đo đạc các thông số cần kiểm soát để đánh

giá một điểm CCP nào đó có được kiểm soát hay không Hệ thống giám sát

phải được xác định một cách cụ thể như: giám sát cái gì? Giám sát các

ngưỡng tới hạn và các biện pháp phòng ngừa như thế nào? Tần suất giám sát

như thế nào và ai sẽ giám sát

Nguyên tắc 5: Xác lập các hành động khắc phục

Khi vi phạm các ngưỡng tới hạn tại các CCP phải thực hiện các hành động

khắc phục ngay Các hành động khắc phục được tiến hành nhằm khôi phục sự

Trang 19

kiểm soát của quá trình, xử lý các sản phẩm vi phạm trong thời gian xảy ra sai

lệch và xác định cách xử lý an toàn các sản phẩm đã bị ảnh hưởng Thường

thì các hành động khắc phục dự kiến trong kế hoạch HACCP sẽ được kiểm

chứng hiệu quả của nó trong thực tế khi khắc phục sự vi phạm và sau đó sẽ

được điều chỉnh các hành động khắc phục trong kế hoạch HACCP nhằm đảm

bảo hợp lý và hiệu quả hơn

Nguyên tắc 6: Thiết lập hệ thống tài liệu, hồ sơ cho chương trình HACCP

Lưu trữ và kiểm soát hồ sơ là một nhiệm vụ quan trọng của chương trình

HACCP Hồ sơ HACCP là một bằng chứng quan trọng chứng minh rằng kế

hoạch HACCP của doanh nghiệp có được xây dựng chính xác và đúng thủ tục

hay không, kế hoạch HACCP có được vận hành và tuân thủ một cách triệt để

hay không Tài liệu hỗ trợ HACCP gồm có các tài liệu hình thành trong quá

trình xây dựng kế hoạch HACCP và các chương trình tiên quyết như GMP,

Trang 20

SSOP; các ghi chép, báo cáo thu thập được trong quá trình áp dụng kế hoạch

HACCP

Nguyên tắc 7: Xác lập các thủ tục thẩm định

Một chương trình HACCP đã được xây dựng công phu, đảm bảo các

nguyên tắc và đầy đủ các bước nhưng vẫn chưa thể khẳng định chương trình

HACCP đó áp dụng một cách có hiệu quả Do vậy, cần phải thiết lập các thủ

tục thẩm định bao gồm các phương pháp đánh giá, lấy mẫu thử nghiệm sản

phẩm nhằm đánh giá kết quả áp dụng chương trình HACCP, qua đó có thể

phát hiện một số mối nguy chưa được kiểm soát đúng mức hoặc một số hoạt

động khắc phục thiếu hiệu quả và đó chính là cơ sở để bổ sung, sửa đổi

chương trình HACCP Theo quan niệm chung thì thẩm định bao gồm các hoạt

động thẩm tra nhằm đánh giá độ tin cậy của kế hoạch HACCP và mức độ tuân

thủ kế hoạch HACCP

Các lợi ích của việc áp dụng HACCP

Trang 21

- Áp dụng trong toàn bộ dây chuyền thực phẩm

- Giảm các tai nạn ngộ độc thực phẩm.

- Đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng thực phẩm và các quy định.

- Giảm các sự cố liên quan đến các qui định.

- Giảm các nổ lực kiểm tra.

- Đáp ứng các yêu cầu thương mại.

- Giúp việc cải tiến kinh doanh (năng suất).

- Tạo nên nền tảng cho hệ thống.

- Chất lượng thực phẩm.

- Giúp chứng minh sự chuyên cần.

Thêm vào việc đáp ứng các luật định và các quy tắc đạo đức để sản xuất ra

các thực phẩm an toàn khi ăn HACCP có rất nhiều lợi thế không những dành

cho khách hàng mà còn dành cho ngành công nghiệp và chính phủ Một số

người ở các doanh nghiệp cảm thấy rằng HACCP đang gây áp lực lên họ bởi

các khách hàng của họ nhưng kinh nghiệm cho thấy rằng có rất nhiều lợi ích.

Trang 22

Dưới đây là các ví dụ về các lợi ích có được khi thực hiện chương trình

 HACCP có thể áp dụng trong toàn bộ dây chuyền thực phẩm từ người

sản xuất cho tới người tiêu thụ cuối cùng.

 Một chương trình HACCP khi được thiết kế và thực hiện phù hợp sẽ làm

giảm một cách đáng kể những cơ hội bị nhiễm vi sinh, hoá chất và vật lý từ

khách hàng.

 HACCP làm giảm nhu cầu thử nghiệm sản phẩm cuối bằng việc nhận

diện các mối nguy gắn liền với các yếu tố đầu vào của quá trình sản phẩm và

phương pháp kiểm soát mà có thể giám sát để giảm thiểu hoặc loại trừ các

mối nguy.

 Các nguyên tắc HACCP có thể áp dụng được cho các khía cạnh khác của

chất lượng thực phẩm và các yêu cầu luật định.

 HACCP có thể làm giảm các quy định liên quan (và do đó là chi phí)

bằng cách lập lại các kiểm tra trên dây chuyền với các cuộc đánh giá định kỳ.

Trang 23

 Vì HACCP cải thiện năng lực để phát hiện chất lượng sản xuất tồi trong

quá trình sản xuất những sản phẩm đó có thể được thực hiện trước khi gia

tăng giá trị Các nguồn lực được tiết kiệm và sản phẩm hư hỏng không bị sản

xuất ra Năng suất được cải tiến.

 HACCP có khả năng giúp thay đổi chẳng hạn như những ưu điểm trong

nguyên vật liệu, thiết bị và thiết kế nhà xưởng, các quy trình và phát triển kỹ

 HACCP cải tiến mối quan hệ giữa các nhà cung cấp và khách hàng Nó

khuyến khích các doanh nghiệp làm việc với nhau gần gũi hơn và giúp cho họ

hiểu khả năng và các yêu cầu của nhau hơn.

 Mối quan hệ giữa các phần của dây chuyền thực phẩm cải tiến vì

HACCP cung cấp một ngôn ngữ chung và định hướng vào chất lượng.

Trang 24

 HACCP tương thích với các hệ thống quản trị chất lượng như là bộ tiêu

chuẩn ISO 9000 và tạo nên nền tảng cho tiêu chuẩn chất lượng SQF 1000CM

và SQF 2000CM

 Cải tiến niềm tin của khách hàng dẫn tới việc gia tăng thị phần.

2 Quy định về vệ sinh: Luật REACH

Luật Reach quy định sử dụng các loại hóa chất trong sản xuất

Quy định mới này áp dụng cho tất cả các loại hàng hóa sản xuất tại châu

Âu và nhập khẩu vào thị trường này.

Các nước thuộc khối Liên minh châu Âu (EU) đã soạn thảo ra văn bản

Luật Reach về những quy định việc đăng ký, đánh giá và cấp phép các loại

hóa chất Reach quy định rõ về việc đăng ký, đánh giá và cấp phép đối với

các hóa chất thông qua các tiêu chuẩn, chi tiết cụ thể quy định việc sử dụng

hóa chất trong sản xuất

Bản dự thảo REACH đang được trình cho Hội đồng Bộ trưởng EU phê

duyệt và sẽ có ảnh hưởng đến tất cả các mặt hàng có chứa hóa chất xuất khẩu

Trang 25

vào thị trường EU Dự kiến Kể từ tháng 6/2007, Luật Reach đã bắt đầu có

hiệu lực

Với quy định Reach, yêu cầu các giấy chứng nhận được cấp từ các trung

tâm kiểm định chất lượng được quản lí bằng hệ thống chất lượng ISO 17025

Đối với VN, các mặt hàng đầu tiên bị ảnh hưởng có thể bao gồm: lương

thực, thực phẩm, thức uống các loại có sử dụng các chất bảo quản, chống

mốc , mỹ phẩm, dược phẩm, thuốc lá Đặc biệt là các đồ nông sản xuất khẩu

có sử dụng hoá chất để bảo quản.

REACH là quy định khung mới của EU liên quan đến 103.000 loại hóa

chất khác nhau Đó là tập hợp chữ viết tắt: Registration (đăng ký), đánh giá

(Evalution) và cấp phép lưu hành (Authorisation), hóa chất (Chemicals)

Quy định này nhằm cải thiện việc bảo vệ sức khỏe con người và môi

trường, tăng cường tính cạnh tranh và nâng cao khả năng đổi mới của ngành

hóa chất EU (dự kiến sẽ có tới 20% loại hóa chất trên thị trường EU có thể bị

Trang 26

ngưng sản xuất hay sử dụng) REACH đặc biệt quan tâm đến các sản phẩm sử

dụng các loại hóa chất gây lo ngại cao như: chất sinh ung thư, chất gây đột

biến tế bào, chất ảnh hưởng đến sinh sản, các hóa chất bền bỉ, sinh tụ và độc

hại, các hóa chất quá bền, quá sinh tụ

Trong thực tế, hệ thống pháp lý hiện hành của EU về lĩnh vực này gồm 40

chỉ thị và quy định khác nhau, với REACH, 100.000 hóa chất hiện hành và

3.000 loại hóa chất mới sẽ được đề cập, phân loại, hướng dẫn thống nhất theo

một quy trình 5 bước và những cấm đoán cũng như những ngoại lệ

REACH thật sự là một đạo luật có tầm ảnh hưởng sâu rộng mà các doanh

nghiệp công nghiệp sản xuất, chế biến và xuất khẩu cần tìm hiểu.

Có thể nói Reach (đăng ký, đánh giá, cấp phép và hạn chế về hóa chất) và

hướng dẫn RoHS (các hạn chế về hóa chất độc hại) là hai trong những điều

luật quan trọng nhất và phức tạp của Nghị viện châu Âu

Trang 27

Reach là một quy định cao nhất trong quản lý hóa chất của EU có phạm vi

điều chỉnh rộng liên quan đến nhiều ngành công nghiệp Hướng dẫn RoHS thì

tập trung sâu hơn vào các thiết bị điện, điện tử, hạn chế việc sử dụng 6 hóa

chất chủ yếu gồm chì, thuỷ ngân, Catmi, Hexora (Chrome 6), Polybrominated

(PBB) và Polybrominated Diphenyl Ethers ( PBDE).

Mục đích của hai điều luật này EU đưa ra là nhằm quản lý, ngăn chặn các

tác động của hóa chất có nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe con người và môi

trường Bắt đầu từ năm 2008, hàng vạn các loại hóa chất khác nhau sẽ phải

chịu sự điều chỉnh của Reach và RoHS, trong đó có những chất không được

phép gia nhập vào thị trường EU.

Để các DN xuất khẩu nói riêng và DN sản xuất Việt Nam nói chung nâng

cao nhận thức, hiểu biết cặn kẽ về Reach và RoHS tránh những rủi ro đáng

tiếc có thể xảy ra khi xuất khẩu hàng vào EU, sự phối hợp của Eurocham

( Phòng Thương mại châu Âu ) và các cơ quan xúc tiến thương mại của Việt

Trang 28

Nam và các nước đối tác thuộc EU trong việc hỗ trợ phổ biến rộng rãi thông

tin tới DN là rất cần thiết

3 Các yêu câu về nhãn mác

Ba quy định chính liên quan đến việc dán nhãn là Quy định 2000/104/EC,

Chỉ thị 2000/13/EC và Quy định 2065/2001/EC Tất cả các luật mới của EU

đều (và sẽ) dựa trên quyền lợi của người tiêu dùng và sự an toàn theo phương

thức người tiêu dùng sẽ không bị bất kỳ sản phẩm nào hay bao bì nào đánh

lừa Ðối với yêu cầu vệ sinh thực phẩm, đặc biệt là truy xuất nguồn gốc các

sản phẩm nông sản, quy định của EU yêu cầu tất cả các sản phẩm đóng gói

phải ghi nước xuất xứ Nhãn mác phải được in lên gói hàng hoặc thùng các

tông để tránh bị tẩy xoá hoặc rách khi sử dụng Ngôn ngữ sử dụng phải chính

thống và dễ hiểu

Yêu cầu về nhãn mác

Việc ghi nhãn phải đầy đủ các thông tin sau:

- Tên loại sản phẩm

Trang 29

Một số yêu cầu cơ bản trong việc dán nhãn mác

- Ngôn ngữ: Nhãn phải được ghi rõ ràng, dễ hiểu bằng tiếng Pháp Nếu có

từ hay chữ viết tắt nước ngoài phải được luật của Pháp hay luật quốc tế chấp

nhận

- Tên: Ghi rõ tên sản phẩm là gì Ví dụ "dầu ôliu"

- Thương hiệu: Bất kỳ tên, biểu tượng hay ký hiệu có liên quan tới

sản phẩm đều phải có ngoài bao bì, trên nhãn hoặc nắp chai Nhãn hiệu và

thương hiệu được đăng ký chỉ dành cho nhà sản xuất sử dụng.

- Thành phần: Mọi thành phần hay chất liệu làm nên sản phẩm đều

phải được liệt kê trên nhãn, mác

Trang 30

- Hướng dẫn sử dụng: Phải giải thích cặn kẽ sản phẩm được sử dụng như

thế nào.

- Thời hạn: Cần ghi rõ ngày sản xuất, hạn sử dụng.

- Tên và địa chỉ cụ thể của nhà sản xuất.

- Đặc điểm kỹ thuật,

- Giá: Giá (bao gồm mọi loại thuế) phải được ghi trên mọi sản phẩm đóng

gói sẵn, trừ khi chúng được bán theo đơn đặt hàng.

- Mã vạch.

Sản phẩm nông nghiệp được sản xuất theo phương pháp hữu cơ là sản

phẩm nông nghiệp có tính bảo vệ môi trường cao, hay còn gọi là sản phẩm

nông nghiệp thân thiện với môi trường Có nghĩa là nông, thủy sản được nuôi

trồng theo phương pháp hữu cơ, có nguồn gốc hữu cơ, vì vậy thuộc “Chương

trình nhãn hiệu cho thực phẩm có nguồn gốc hữu cơ” Chương trình này

được áp dụng cho tất cả nông, thủy sản được sản xuất trong khối EU và nhập

Trang 31

khẩu từ các nước phát triển Các nhãn hiệu cho thực phẩm có nguồn gốc hữucơ đang nhanh chóng trở nên phổ biến ở thị trường EU

Hiện nay có rất nhiều dấu tiêu chuẩn quốc gia khác nhau Ở Đức, các hiệp

hội người trồng trọt khác nhau sử dụng các biểu tượng khác nhau Ở Thụy

Điển, nhãn hiệu sản phẩm có nguồn gốc hữu cơ là KRAV Hà Lan sử dụng

dấu tiêu chuẩn EKO.

Việc phát triển nhãn mác và thương hiệu cho các sản phẩm Việt Nam, đặc

biệt là mặt hàng nông sản, đã được đẩy mạnh trong những năm gần đây Điều

này góp phần cải thiện rõ rệt giá trị và hình ảnh của hàng hoá Việt Nam trên

thị trường nội địa cũng như quốc tế

Người dân nghèo tham gia vào quá trình sản xuất phần lớn những sản

phẩm này, nên họ có thể được hưởng lợi từ việc phát triển nhãn mác và

thương hiệu cho hàng nông sản Tuy nhiên, điều quan trọng là phải nhận thức

được rằng việc phát triển mạnh nhãn, mác và thương hiệu cho các sản phẩm

Trang 32

phải được coi là một phần của toàn bộ quá trình nâng cấp chuỗi giá trị cho sản

Nền kinh tế không ngừng tăng trưởng của Việt Nam đã dẫn đến sự phát

triển một thị trường phong phú các sản phẩm tiêu thụ đặc thù với các nhãn,

mác khác nhau Đây chính là cơ hội cho các doanh nghiệp xây dựng các chiến

lược phát triển nhãn hiệu Làm thế nào để người sản xuất nghèo có thể tham

gia một cách có hiệu quả vào chiến lược phát triển thương hiệu và hưởng lợi

từ xu hướng thương mại hoá nông nghiệp?

Ở Việt Nam, có ba cây trồng biến đổi gen đã hiện diện là lúa, ngô và bông.

Một tỷ lệ nhất định các sản phẩm biến đổi gen đã có mặt trong thức ăn chăn

nuôi Song, các nhà quản lý, nhà khoa học hiện vẫn chưa nắm được có bao

nhiêu diện tích, chủng loại cây biến đổi gen.

Chính phủ cũng yêu cầu phải bảo đảm 100% sinh vật biến đổi gen lưu

hành trên thị trường đã qua đánh giá rủi ro tại Việt Nam, được dán nhãn và bị

Trang 33

theo dõi, giám sát theo quy định; trên 50% dân số được tiếp cận với thông tin

và được tham gia ý kiến trong quyết định cấp giấy chứng nhận an toàn sinh

Tuy nhiên Bộ NN-PTNT cho rằng, rất có thể một số thực phẩm chế biến từ

đậu tương, ngô, cải dầu trên thị trường cũng có chứa sản phẩm biến đổi gen

mà ngoài nhãn mác không hề ghi thông báo "sản phẩm biến đổi gen"

Các doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm đầu tư cho chiến lược chất lượng

sản phẩm gắn liền với xây dựng thương hiệu và quảng bá sản phẩm Mẫu mã,

bao bì hàng nông sản của Việt Nam vẫn còn quá sơ sài, đơn điệu Muốn hàng

nông sản Việt Nam có khả năng cạnh tranh tại thị trường EU, các doanh

nghiệp cần tăng cường đầu tư cho việc xây dựng thương hiệu hàng nông sản,

coi trọng đăng ký thương hiệu, thiết kế nhãn mác và mẫu mã, bao bì cho sản

phẩm, liên kết với người sản xuất nguyên liệu đăng ký xuất xứ hàng hóa, đảm

bảo các chứng chỉ cần thiết khi xuất khẩu vào thị trường EU Thương hiệu

Trang 34

không chỉ là của doanh nghiệp mà còn là của cả nhà nông Cần liên kết với

nông dân, trong đó nông dân có trách nhiệm đảm bảo chất lượng và được

chung chia lợi nhuận từ doanh nghiệp

4 Yêu cầu về đóng gói bao bì

4.1 Các quy định trong sản xuất bao bì

Quy định mực in: Điều luật áp dụng cho mực in bao bì

Trong các lĩnh vực sản xuất khác, việc sử dụng các chất liệu và các

phụ liệu nào đó hoặc là được chấp thuận hoặc là bị nghiêm cấm Nhưng mực

in và vec-ni thì phức tạp hơn rất nhiều Không có những phê chuẩn chính thức

nào về các chất liệu có trong vật liệu dùng cho bao bì mặc dù những quy của

định pháp luật được áp dụng thì hết sức rộng và đa dạng liên quan đến các

chất tiếp xúc với thực phẩm.

Chỉ thị số 86/109/EEC của các nước Châu âu, liên quan đến chất liệu tiếp

xúc với thực phẩm thì mang tính quyết định về sản phẩm bao bì làm từ những

vật liệu chứa các chất như vậy Chỉ thị này đề cập đến bao bì một một cách

Trang 35

khái quát, bất kể đến cấu trúc và quy trình sản xuất Hơn nữa, vật liệu làm bao

bì trên thực tế (giấy, bìa cứng, nhựa và kim loại), chất kết dính, chất phủ, các

loại vec-ni và mực in cũng bị kiểm soát bằng Chỉ thị hoặc bằng luật pháp của

các nước thuộc Châu Âu (và Thụy Sĩ) bắt nguồn từ Chỉ thị này

Ngoài khung luật nêu trên, một số các luật định chi tiết hơn quy định về

điều luật liên quan đến sự tiếp xúc giữa vật liệu bao bì và thực phẩm, chẳng

hạn như Chỉ thị của các quốc gia Châu Âu về nhựa số 90/128/EEC

Đối với mực in và các chất vec-ni thì không có một danh sách xác định

nào và cũng không có những quy định cụ thể Điều này có nghĩa là, mực in

không tiếp xúc trực tiếp lên thực phẩm Sự thiếu đi các quy định không có

nghĩa là các quy định này không cần thiết Hội đồng Châu Âu dự định ban

hành Qui định liên quan đến mực in trong những năm sắp tới Nội dung của

Qui định này cũng chưa gọi là cụ thể, tuy nhiên trọng tâm chính của việc ban

hành Qui định này chắc hắn sẽ là sự nhiễm chất tiềm ẩn từ việc in ấn.

Trang 36

4.2 Quản lý chất thải bao bì đóng gói

Chỉ thị 94/62/EEC về đóng gói và chất thải bao bì đóng gói: có quy định

các mức độ tối đa của các kim loại nặng trong bao bì và mô tả các yeu cầu đối

với sản xuất và thành phần của bao bì:

Bao bì được sản xuất bằng phương pháp để cho thể tích và cân nặng được

giới hạn ở mức thấp nhất nhằm duy trì mức độ an toàn, vệ sinh cần thiết và

sự chấp thuận của người tiêu dùng cho sản phẩm đóng gói

Bao bì được thiết kế, sản xuất và thương mại hoá sao cho có thể được tái

sử dụng hoặc thu hồi, bao gồm tái chế, và để giảm thiểu ảnh hưởng về môi

trường khi chất thải bao bì hoặc những phần dư từ chất thải bao bì được loại

trừ

Bao bì phải được sản xuất để giảm thiếu sự hiện diện của các chất độc hại

và các chất nguy hiểm khác có quan tâm đến sự hiện diện của các chất tro,

bức xạ khi bao bì hoặc các phần dư được thiêu hủy hoặc chôn

Trang 37

Việc thực hiện Chỉ thị đã được nhiều quốc gia thành viên đưa vào luật tuy

nhiên các quy định ở mỗi quốc gia khác nhau.

Thông dụng nhất là hệ thống “Green Dot” do Chính phủ Đức áp dụng.

Biểu tượng Green Dot thể hiện cho người mua biết rằng bao bì có thể được tái

sử dụng hoặc tái chế và cũng cho biết việc loại bỏ và tái chế bao bì vận

chuyển sẽ do các bên liên quan chịu chi phí

Chỉ thị số 94/62/EEC về bao bì và phế thải bao bì với mục tiêu là nhằm hài

hoà các biện pháp quốc gia liên quan đến việc quản lý đóng gói và thải bao bì.

Chỉ thị này đề ra các biện pháp nhằm ngăn ngừa tạo ra chất thải bao bì, tái sử

dụng bao bì, tái chế và giảm phần vứt bỏ/tiêu huỷ cuối cùng của chất thải đó

Chỉ thị cũng quy định mức tối đa kim loại nặng chứa trong bao bì và mô tả

những yêu cầu cụ thể trong sản xuất và cấu thành bao bì Chỉ thị áp dụng cho

tất cả các loại bao bì và chất thải bao bì dùng trong ngành công nghiệp,

Trang 38

thương mại, văn phòng, cửa hàng, dịch vụ, hộ gia đình hoặc ở bất kỳ nơi nào

khác bất kể dùng nguyên liệu gì

Có nhiều hình thức khác nhau để thực thi Chỉ thị trong các nước thành

viên EU Trong số các chương trình đang hoạt động thì chương trình chất thải

bao bì được biết đến nhiều nhất ở châu Âu là hệ thống “Grune Punkt” hay “

Green Dọt” của Đức

Ngành sản xuất bao bì của EU trước những thách thức mới vềbảo vệ môi trường

Bao bì được thiết kế tốt đóng vai trò quan trọng trong sản xuất và

phân phối vì chúng giúp ngăn ngừa và giảm bớt các loại rác thải khác.

Mặc dù vậy, hầu hết các bao bì cuối cùng rồi cũng thành rác và phần

lớn trong số đó được chôn lấp tại các bãi rác.

Các quá trình sản xuất, xử lý và chôn lấp rác thải đều có thể làm hại

môi trường, không chỉ vì các vấn đề liên quan đến việc chôn lấp, đốt

Trang 39

hay các cách xử lý khác, v.v mà còn do nhiều lý do Mỗi năm, riêng

nước Anh tiêu thụ hết khoảng 600 triệu tấn nguyên liệu, 570 tấn trong

số đó bị lãng phí dưới dạng rác thải.

Hiện nay, các quá trình tiêu thụ và sản xuất bền vững để tiết kiệm

tài nguyên và tăng cường sử dụng lại hoặc tái chế là mục tiêu then chốt

trong kế hoạch xây dựng một xã hội bền vững hơn của các nước châu

Âu Nghĩa là mọi loại bao bì đều phải được sản xuất, sử dụng và thải

bỏ dưới những điều luật nghiêm ngặt.

Tại Anh, các công ty tham gia sản xuất, xử lý, kinh doanh bao bì sẽ

phải tuân thủ những quy định pháp lý ngày càng chặt chẽ hơn Cụ thể

là Chỉ thị 94/62/ EC, Chỉ thị về sử dụng các bãi chôn lấp rác (1999/31/

EC) Nói rộng hơn, các quy định trên nhằm làm giảm phát thải khí nhà

kính tại các bãi chôn lấp rác để đạt được điều này, phải giảm lượng rác

thải có thể bị phân hủy sinh học, phân loại riêng loại rác thải này hoặc

Trang 40

đơn giản là giảm lượng rác thải bằng cách tăng cường tái chế và thu hồi

phế thải ngay từ bước đầu.

Những đổi mới trong tái chế chất dẻo

Hàng năm, chỉ riêng nước Anh đã sử dụng tới 5 triệu tấn chất dẻo,

36% trong số đó được dùng làm bao bì

Hiện tại, người ta đã rất cố gắng để giảm lượng bao bì chất dẻo

thông qua nghiên cứu tìm kiếm những vật liệu mới hoặc cải tiến thiết

kế bao bì, đặc biệt đối với những bao bì được dùng phổ biến trong gia

Sự đổi mới trong ngành chất dẻo cũng cho ra đời các loại bao bì

thông minh và linh hoạt với những tính năng đặc biệt Ví dụ loại bao bì

kháng khuẩn, bao bì lọc oxy giữ cho thức ăn tươi lâu hơn, bao bì bị

phân hủy sinh học sau khi sử dụng.

các loại bao bì thông minh sẽ làm cho thời gian sử dụng của bao bì

lâu hơn và độ an toàn lớn hơn, do đó lượng bao bì thải sẽ ít đi.

Ngày đăng: 28/11/2012, 14:52

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình dáng bên ngoài - Nghiên cứu một số các quy định và tiêu chuẩn môi trường của EU ảnh hưởng đến việc xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam
Hình d áng bên ngoài (Trang 44)
Hình dáng bên ngoài - Nghiên cứu một số các quy định và tiêu chuẩn môi trường của EU ảnh hưởng đến việc xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam
Hình d áng bên ngoài (Trang 44)
Bảng 1: Số lượng các cơ sở sản xuất được cấp giấy chứng nhận GAP ở - Nghiên cứu một số các quy định và tiêu chuẩn môi trường của EU ảnh hưởng đến việc xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam
Bảng 1 Số lượng các cơ sở sản xuất được cấp giấy chứng nhận GAP ở (Trang 74)
Bảng 1: Số lượng các cơ sở sản xuất được cấp giấy chứng nhận GAP ở - Nghiên cứu một số các quy định và tiêu chuẩn môi trường của EU ảnh hưởng đến việc xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam
Bảng 1 Số lượng các cơ sở sản xuất được cấp giấy chứng nhận GAP ở (Trang 74)
Bảng 3: Kim ngạch xuất khẩu rau quả Việt Nam thời kỳ 2000-2007 - Nghiên cứu một số các quy định và tiêu chuẩn môi trường của EU ảnh hưởng đến việc xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam
Bảng 3 Kim ngạch xuất khẩu rau quả Việt Nam thời kỳ 2000-2007 (Trang 100)
Bảng 3: Kim ngạch xuất khẩu rau quả Việt Nam thời kỳ 2000-2007 - Nghiên cứu một số các quy định và tiêu chuẩn môi trường của EU ảnh hưởng đến việc xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam
Bảng 3 Kim ngạch xuất khẩu rau quả Việt Nam thời kỳ 2000-2007 (Trang 100)
Bảng 4: Kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả tháng 12/2007 và năm - Nghiên cứu một số các quy định và tiêu chuẩn môi trường của EU ảnh hưởng đến việc xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam
Bảng 4 Kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả tháng 12/2007 và năm (Trang 101)
Bảng 4: Kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả tháng 12/2007 và năm - Nghiên cứu một số các quy định và tiêu chuẩn môi trường của EU ảnh hưởng đến việc xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam
Bảng 4 Kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả tháng 12/2007 và năm (Trang 101)
Bảng 5: Kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả tháng 2/2008 và 2 tháng - Nghiên cứu một số các quy định và tiêu chuẩn môi trường của EU ảnh hưởng đến việc xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam
Bảng 5 Kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả tháng 2/2008 và 2 tháng (Trang 102)
Bảng 5: Kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả tháng 2/2008 và 2 tháng - Nghiên cứu một số các quy định và tiêu chuẩn môi trường của EU ảnh hưởng đến việc xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam
Bảng 5 Kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả tháng 2/2008 và 2 tháng (Trang 102)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w