hợp với nhu cầu thị trường và tăng cường tiềm lực khoa học và công nghệ
trong nông nghiệp..., đưa nhanh công nghệ mới vào sản xuất, thu hoạch, bảo
quản, chế biến, vận chuyển và tiêu thụ nông sản, chúng ta sẽ nâng cao được
chất lượng và VSATTP của sản phẩm nông nghiệp.
Sự ra đời của Luật và các văn bản pháp luật bảo vệ môi trường, cùng với
những yêu cầu ngày càng cao của các thị trường nhập khẩu về sản phẩm thân
thiện với môi trường, ngành nông nghiệp của Việt Nam đang phát triển theo
hướng BVMT. Hiện nay, ở nước ta đang hình thành các trang trại, các khu
vực sản xuất hàng hóa lớn theo hướng nâng cao chất lượng sản phẩm và tạo ra
thị trường nhập khẩu. Nhiều tỉnh đang phát triển nuôi lợn xuất khẩu với quy
mô lớn: Hệ thống truồng trại và thức ăn đạt tiêu chuẩn, hệ thống xử lý chất
thải đảm bảo việc BVMT.
Theo như phân tích ở trên, có thể khẳng định rằng, EU là thị trường xuất
khẩu cực kỳ lớn đối với hàng nông sản Việt Nam, nhưng chúng ta có khai
thác được thị trường này và thị trường nông sản thế giới nói chung hay không
là tuỳ thuộc vào hai yếu tố: Một là, phải căn cứ vào nhu cầu của thị trường để
tính toán khối lượng nông sản sẽ sản xuất; Hai là, phải đáp ứng được những
yêu cầu ngặt nghèo về chất lượng, VSATTP và môi trường.
Xuất phát từ những căn cứ nêu trên, có thể dự báo triển vọng xuất khẩu
hàng nông sản Việt Nam sang thị trường EU đến năm 2010.
Giai đoạn 2006 - 2010
đã đạt được những bước cải thiện về chất lượng, VSATTP và BVMT, tức là
đã gỡ được cái “nút” của vấn đề, thì việc mở rộng thị trường EU cho hàng
nông sản Việt Nam trong nửa cuối của thập kỷ này là có thể thực hiện được.
Dự báo triển vọng xuất khẩu hàng nông sản sang thị trường EU theo hai
phương án sau: