Nhận thức được vai trò của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm vật liệu xây dựng, sau một thời gian thực tập tại Công ty cổ phần phát triển xây dựng bê tông DIC, qua quá
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
BÊ TÔNG DIC
Sinh viên thực hiện : LÊ THÁI LINH GIANG
Trang 2MỤC LỤC
HỢP ĐỒNG KINH TẾ 82( V/v : Mua bán Bê tông thương phẩm ) 82ĐIỀU I NỘI DUNG, SỐ LƯỢNG, QUY CA CH VÀ GIA CẢÙ Ù 83ĐIỀU VI ĐIỀU KHOẢN CHUNG 86
- Hợp đo ng có hiệu lực kể từ ngày ký và sẽ có giá trị suốt àquá trình triển khai đến khi Bên A thanh tóan hết tie n cho Bên B àthì Hợp đo ng này đương nhiên hết hiệu lực pháp lý và hai àbên không phải thực hiện thủ tục thanh lý Hợp đo ng.à 87 ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B 87
Lê Thái Linh Giang
Lớp: Kế tốn 49B
Trang 3DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
CP ĐTPT : Cổ phẩn đầu tư phát triển
Công ty DIC : Công ty Cổ phần đầu tư phát triển xây dựng bê tông DICTCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
TCHC : Tổ chức hành chính
NVL : Nguyên vật liệu
BHXH : Bảo hiểm xã hội
BHYT : Bảo hiểm y tế
KPCĐ : Kinh phí công đoàn
BHTN : Bảo hiểm thất nghiệp
TSCĐ : Tài sản cố định
CCDC : Công cụ dụng cụ
Trang 4DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
HỢP ĐỒNG KINH TẾ 82( V/v : Mua bán Bê tông thương phẩm ) 82ĐIỀU I NỘI DUNG, SỐ LƯỢNG, QUY CA CH VÀ GIA CẢÙ Ù 83ĐIỀU IV PHƯƠNG THƯ C THANH TOA NÙ Ù 85ĐIỀU VI ĐIỀU KHOẢN CHUNG 86
- Hợp đo ng có hiệu lực kể từ ngày ký và sẽ có giá trị suốt àquá trình triển khai đến khi Bên A thanh tóan hết tie n cho Bên B àthì Hợp đo ng này đương nhiên hết hiệu lực pháp lý và hai àbên không phải thực hiện thủ tục thanh lý Hợp đo ng.à 87 ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B 87
Lê Thái Linh Giang
Lớp: Kế tốn 49B
Trang 5LỜI MỞ ĐẦU
Sự phát triển của các ngành kỹ thuật nói chung và ngành xây dựng nói riêng đều liên quan đến vật liệu xây dựng Ở lĩnh vực nào cũng cần đến những vật liệu với tính năng ngày càng đa dạng và chất lượng ngày càng cao Vì vậy,
sự phát triển ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng đã trở thành một trong những hướng mũi nhọn của nền kinh tế mỗi nước
Trong thời gian gần đây, sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế đã
mở ra cơ hội nhận đầu tư rất lớn cho các doanh nghiệp trên với số vốn nhiều
tỷ đồng được đầu tư vào ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng Vấn
đề cần giải quyết là làm sao quản lý được tốt và hiệu quả nguồn vốn, tránh tình trạng lãng phí, thất thoát vốn trong điều kiện sản xuất đang là bài toán khó đối với các doanh nghiệp hiện nay Để thực hiện được điều này, doanh nghiệp cần quan tâm tới công tác kế toán mà trọng tâm là công tác kế toán chi phí và giá thành sản phẩm Thông tin chính xác về chi phí và giá thành sản phẩm không những giúp ích rất nhiều trong hạch toán kinh tế nội bộ doanh nghiệp mà còn là cơ sở để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, cải thiện khả năng cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường bằng việc kiểm soát chi phí sản xuất và xây dựng mức giá thành sản phẩm một cách hợp lý
Nhận thức được vai trò của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm vật liệu xây dựng, sau một thời gian thực tập tại Công ty cổ phần phát triển xây dựng bê tông DIC, qua quá trình tiếp xúc và nghiên cứu tìm hiểu thực tế về công tác kế toán tại công ty, em xin mạnh dạn đi sâu vào
nghiên cứu vấn đề “ Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm bê tông thương phẩm tại Công ty cổ phần phát triển xây dựng bê tông DIC”.
Trang 6Nội dung của bản chuyên đề thực tập gồm 3 chương:
CHƯƠNG 1 : ĐẶC ĐIỂM SẢN PHẨM BÊ TÔNG THƯƠNG PHẨM,
TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ QUẢN LÝ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY DIC CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÌNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM BÊ TÔNG THƯƠNG PHẨM TẠI CÔNG TY DIC
CHƯƠNG 3 : HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY DIC
Do thời gian thực tập ngắn và kinh nghiệm còn giới hạn, nên bản chuyên
đề không thể tránh khỏi những tồn tại thiếu sót Bởi vậy, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến, bổ sung của thấy, cô, ban lãnh đạo, các anh chị trong phòng Kế toán Công ty DIC để bài viết của em được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo TS Nguyễn Thị Thu Liên , ban lãnh
đạo cùng cán bộ công nhân viên trong phòng Kế toán của Công ty DIC đã hết sức giúp đỡ, tạo điều kiện cho em hoàn thành Chuyên đề tốt nghiệp này
Hà nội, tháng 5 năm 2011 Sinh viên
Lê Thái Linh Giang
Lê Thái Linh Giang
Lớp: Kế toán 49B
Trang 7CHƯƠNG 1 ĐẶC ĐIỂM SẢN PHẨM BÊ TÔNG THƯƠNG PHẨM, TỔ CHỨC SẢN
XUẤT VÀ QUẢN LÝ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY DIC
1.1 Đặc điểm sản phẩm bê tông thương phẩm của Công ty DIC
1.1.1 Danh mục sản phẩm bê tông thương phẩm
- Bê tông thương phẩm được phân thành nhiều loại khác nhau, phụ thuộc vào mục đích yêu cầu của công trình Hiện nay công ty đang phân loại bê tông theo các loại Mác bê tông khác nhau
* Khái niệm về Mác bê tông: Mác ( hay cường độ ) bê tông là khả năng
chịu nén của mẫu bê tông, mẫu để đo cường độ có kích thước 150mm x 150mm x 150mm, được thực hiện theo điều kiện tiêu chuẩn trong thời gian 28 ngày Trong kết cấu xây dựng, bê tông chịu nhiều tác động khác nhau: chịu nén, uốn, kéo, trượt, trong đó chịu nén là ưu thế lớn nhất của bê tông Do đó, người ta thường lấy cường độ chịu nén là chỉ tiêu đặc trưng để đánh giá chất lượng bê tông, gọi là mác bê tông
- Mác bê tông được phân loại từ 100, 150, 200, 250, 300, 400, 500 và
600 Mỗi công trình xây dựng đều phải được tính toán để xác định chọn loại mác bê tông cho phù hợp
Trang 8- Ngoài ra tùy theo yêu cầu đặc biệt của khách hàng, công ty cũng có thể đáp ứng theo từng định mức kỹ thuật khác nhau về tỷ lệ nguyên vật liệu, phụ gia
Ví dụ:
+ Bê tông thông thường: mác 100, 200, 250, 300
+ Bê tông mác cao: bê tông mác 350, bê tông mác 400, bê tông mác 450,
bê tông mác 500, bê tông mác 600
+ Bê tông sỏi nhẹ: sử dụng cốt liệu sỏi nhẹ ( Ví dụ: bê tông 250SN – bê tông mác 250 sử dụng theo cốt liệu sỏi nhẹ)
+ Bê tông chống thấm: sử dụng phụ gia chống thấm (Ví dụ: bê tông 150CT – bê tông mác 150 có thêm vào phụ gia chống thấm)
+ Bê tông có thời gian đông kết nhanh: sử dụng phụ gia đông kết nhanh (Ví dụ: bê tông 200/7 – bê tông mác 200, chỉ sản xuất trong 7 ngày thay vì 28 ngày đạt được mác 200, có nghĩa là loại bê tông này cần phải thêm nhiều xi măng hơn trong quá trình sản xuất)
Đơn vị tính bê tông thương phẩm ở đây là m3
Bảng 1.1 Trích danh mục sản phẩm bê tông thương phẩm
Công ty cổ phần đầu tư phát triển xây dựng - bê tông DIC
1.1.2 Tiêu chuẩn chất lượng
- Do đặc điểm của sản phẩm bê tông tươi là phải sản xuất nhanh không
có sản phẩm dở dang, lưu kho không quá 3 giờ một đợt, bê tông phải cung
Lê Thái Linh Giang
Lớp: Kế toán 49B
Trang 9cấp liên tục, cho dù khuôn đổ có lớn hàng ngàn m3, chất lượng công trình đòi hỏi hàng chục năm, có khi hàng trăm năm Mặt khác chất lượng sản phẩm liên quan tới chất lượng của giá trị kinh tế, giá thành phần bê tông cung cấp và cả tính mạng cũng như tài sản người sử dụng Bởi vậy chất lượng bê tông thương phẩm được kiểm soát rất chặt chẽ không những chỉ là kiểm tra của khách hàng mà chất lượng của bê tông phải theo quy định của nhà nước Sản phẩm xây dựng không cho phép tình trạng sửa chữa hay khắc phục những sản phẩm
bê tông không phù hợp mà chỉ cho phép việc sản xuất ra sản phẩm bê tông đạt chất lượng
- Tất cả các công trình trọng điểm, công trình quan trọng phải tuân thủ quá trình kiểm soát chất lượng rất chặt chẽ : thí nghiệm tất cả vật tư đầu vào như Xi măng, đá, cát, nước, phụ gia, thiết kế thành phần cấp phối, độ sụt bê tông, biên bản lấy mẫu tại hiện trường, kết quả ép mẫu bê tông 07 ngày hoặc
28 ngày, phiếu nhận xét của khách hàng từng đợt đổ bê tông
- Bê tông được nghiệm thu theo các yêu cầu của Tiêu chuẩn kỹ thuật như sau:
+ Độ sụt : Nằm trong giới hạn độ sụt quy định, nếu không đạt độ sụt xe bê tông sẽ bị loại bỏ không được sử dụng cho công trình
+ Thời gian trộn bê tông đến khi đổ bê tông không được quá thời gian quy định theo yêu cầu kỹ thuật và ảnh hưởng của các loại phụ gia được sử dụng.+ Cường độ nén : Kết quả kiểm tra cường độ nén 28 ngày không có kết quả nào nhỏ hơn 0,85 lần cường độ yêu cầu (f’c) Kết quả trung bình của 01 nhóm 03 mẫu không được nhỏ hơn cường độ yêu cầu (f’c)
1.1.3 Tính chất và loại hình sản xuất
- Sản xuất bê tông thương phẩm là sản xuất giản đơn, thường được sản xuất ra với số lượng lớn, không có sản phẩm dở dang, chính vì thế công ty
Trang 10tiến hành tính giá thành sản phẩm bê tông thương phẩm vào cuối tháng theo phương pháp trực tiếp (giản đơn)
- Sản phẩm được sản xuất ra theo đơn đặt hàng Nhận được yêu cầu cung cấp bê tông thương phẩm tại công trình của khách hàng, phòng kinh doanh thiết lập hợp đồng kinh doanh, sau khi đã được giám đốc kí duyệt, chuyển đơn hàng xuống cho các trạm tiến hành sản xuất và vận chuyển hàng trực tiếp tới nơi tiêu thụ (công trình bên mua) Cũng chính do đặc thù này của sản phẩm mà bê tông thương phẩm không có sản phẩm dở dang, không qua kho, sản xuất xong tiêu thụ ngay, nên đây là sản phẩm không có tồn kho
1.1.4 Các yếu tố kỹ thuật của sản phẩm:
Bảng 1.2: Bảng mô tả bê tông thương phẩm
Công ty cổ phần đầu tư phát triển xây dựng – bê tông DIC
độ theo TCVN 4032 :1985
- Cát : chứng thư chất lượng Viện Khoa công nghệ Kiểm tra thành phần hạt và mo đun độ lớn theo TCVN 342 :1986; Kiểm tra lượng tạp chất theo TCVN 343:1986; Kiểm tra độ ẩm hàng ngày theo
Lê Thái Linh Giang
Lớp: Kế toán 49B
Trang 11TCVN 341:1996
- Đá: chứng thư chất lượng Viện Khoa học công nghệ Thử nghiệm theo tiêu chuẩn TCVN 1772:1987
- Nước : Kiểm tra độ pH, lượng tạp chất theo yêu cầu khách hàng
- Phụ gia : kiểm tra nồng độ, hạn sử dụng
tạo sản phẩm bê tông
Chuẩn bị sản xuất thiết kế cấp phối cân nguyên liệu chế phụ gia trộn BT
kiểm tra BT trong bồn trộn xả BT vào xe trộn vận chuyển BT kiểm tra lần cuối bơm BT vào chi tiết công trình
6 Thời hạn giao hàng Không quá 180 phút kể từ xuất xưởng
7 Mục tiêu sử dụng Các công trình xây dựng dân dụng, giao
Theo Tiêu chuẩn TCVN 9001-2000
1.2 Đặc điểm tổ chức sản xuất bê tông thương phẩm của Công ty DIC
1.2.1 Quy trình sản xuất bê tông thương phẩm tại Công ty DIC
Bê tông thương phẩm là loại sản phẩm có quy trình công nghệ sản xuất khá phức tạp, yêu cầu định mức kỹ thuật và cấp phối có độ chính xác cao Quy trình sản xuất bê tông thương phẩm tại Công ty trải qua các bước sau:
Trang 12Bước 1: Chuẩn bị cho sản xuất:
- Tập kết nguyên vật liệu (số lượng, chất lượng, các chứng chỉ về vật tư)
- Kiểm tra các thiết bị sản xuất (kiểm tra trạm trộn, ô tô vận chuyển)
- Chuẩn bị nhân lực và kiểm tra khu vực giao hàng đưa xe bơm vào vị trí cấp bê tông, mắc ống bơm tới chi tiết được đổ bê tông
Bước 2: Thiết kế cấp phối:
Trạm trưởng cùng kỹ thuật thiết kế cấp phối bê tông vào hệ điều khiển của trạm theo yêu cầu của khách hàng (hoặc theo chứng chỉ của nguyên vật liệu mới) phần này do khách hàng yêu cầu do nguồn nguyên liệu khá ổn định nên thường trong máy tính đã đặt trước tất cả cấp phối cho từng nguyên liệu theo hợp đồng mua hàng ký trước
Bước 3: Cân nguyên vật liệu:
Đây là một quá trình tự động hóa nhưng người vận hành không được chủ quan, mọi tình trạng hoạt động tốt xấu đều phải được ghi vào sổ nhật ký của trạm vì nhiều khi do các vấn đề kỹ thuật vẫn phải xử lý và tìm nguyên nhân, mặc dù điều khiển tự động hay bằng tay thì chỉ số các cân đều được ghi lại và quá trình này được lưu trong máy có niêm phong của trung tâm kiểm định đo lường Nhà nước – Đây là cơ sở pháp lý QLCL
Bước 4: Chế phụ gia và trộn bê tông:
Khi có lệnh cấp bê tông, người vận hành máy trộn mới bắt đầu cho quay máy trộn nguyên liệu và chế phụ gia vào khối nguyên liệu theo các chỉ số đã đặt trong phần mềm máy tính (và quá trình này được lưu trong máy có niêm phong của trung tâm kiểm định đo lường Nhà nước – Đây là cơ sở pháp lý QLCL)
Bước 5: Kiểm tra bê tông trong cối trộn:
Kiểm tra chất lượng bê tông trong cối trộn (phần này chủ yếu bằng cảm quan nghề nghiệp do người có kinh nghiệm xác định – chủ yếu xác định độ
Lê Thái Linh Giang
Lớp: Kế toán 49B
Trang 13sụt của bê tông và độ nhuyễn đều của bê tông xem cần thêm thời gian trộn hay dừng để xả vào xe trộn hoặc phát hiện xem có điều gì không ổn).
Bước 6: Xả bê tông vào xe trộn:
Nếu bước 5 không có gì đặc biệt xảy ra và bê tông đã nhuyễn đều thì mở cửa bồn trộn để xả bê tông vào bồn xe trộn – in phiếu xuất bê tông (đồng thời ghi “Sổ cấp bê tông” yêu cầu lái xe xác nhận – kẹp chì niêm phong bồn xe).Bước 7: Vận chuyển bê tông:
Sau khi đã kẹp chì niêm phong, xe bồn trộn bê tông được vận chuyển đến công trường, theo cung đường đã quy định và không được dừng xe ở dọc đường, không được thêm nước và phải quay bồn trộn liên tục nếu có gì đặc biệt với xe vận chuyển phải thông báo ngay cho người điều hành (các lái xe đều có điện thoại di động) Quá thời gian vận chuyển bình thường sẽ có người trong bộ phận điều hành kiểm tra, đường vận chuyển xa sẽ đi theo đoàn
Bước 8: Kiểm tra lần cuối:
Khi xe trộn tới công trường cán bộ Kiểm soát viên, nhân viên giao hàng kiểm tra lần cuối chất lượng bê tông và các chứng từ kèm theo nếu chắc chắn
bê tông đảm bảo chất lượng thì mời khách hàng kiểm tra niêm phong nhất trí cắt chì niêm phong, đo độ sụt bê tông, đúc mẫu bê tông, dán tem vào mẫu, lập biên bản đúc mẫu tại hiện trường, khách hàng ký nhận vào phiếu xuất kho mới được xả bê tông từ xe trộn vào xe bơm và bắt đầu quá trình bơm cấp bê tông
Bước 9: Bơm cấp bê tông vào công trình:
Theo yêu cầu của khách hàng về tiến độ bơm, quy trình bơm, tổ bơm bê tông sẽ lắp ống bơm tới vị trí cần bơm và thực hiện cấp bê tông vào công trình
Bước 10: Vệ sinh:
Trang 14Sau khi hoàn tất quá trình cấp bê tông thỏa mãn các yêu cầu của khách hàng bắt đầu thực hiện thu ống bơm, thu xe bơm và vệ sinh toàn bộ các thiết
bị từ trạm trộn, xe bơm, ống bơm, cống rãnh và kết thúc một quá trình sản xuất
Quy trình cụ thể được khái quát theo sơ đồ 1.1
Lê Thái Linh Giang
Lớp: Kế toán 49B
Trang 15Sơ đồ 1.1: Sơ đồ quy trình sản xuất bê tông thương phẩm tại công ty DIC
Trang 161.2.2 Cơ cấu tổ chức sản xuất
Công ty DIC có các trạm trộn cường bức, tự động hoá hoàn toàn khép kín Tất cả các thiết bị của trạm trộn đều được nhập khẩu từ hãng GEOPG – BUTTER Cộng Hoà Liên Bang Đức Hiện nay có 5 trạm trộn bê tông được phân bổ khắp các vùng dọc tuyến quốc lộ 51C
+ Trạm bê tông DIC 1- Trạm DIC Vũng Tàu: công suất 90m3/h đặt tại khu đô thị Chí Linh mới Thành phố Vũng Tàu
+ Trạm bê tông DIC 2 – Trạm DIC Bà Rịa: Công suất 90m3/h đặt tại khu công nghiệp Kim Dinh Thị xã Bà Rịa
+ Trạm bê tông DIC 3 – Trạm DIC Mỹ Xuân: Công suất 90m3/h đặt tại
Ngoại trừ trạm bê tông DIC 1 – Vũng Tàu có hai phân xưởng sản xuất :
bê tông thương phẩm và ống cống bê tông ly tâm, thì 4 trạm còn lại đều chỉ có một phân xưởng duy nhất sản xuất bê tông thương phẩm
1.3 Quản lý chi phí sản xuất của Công ty DIC
Ban giám đốc : gồm Giám đốc, phó Giám đốc và kế toán trưởng do hội
đồng quản trị bổ nhiệm
- Giám đốc
Đứng đầu công ty là giám đốc công ty phụ trách chung về mọi mặt, trực tiếp chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ toàn công ty, xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, phê duyệt định mức chi phí sản xuất và kế hoạch chi phí sản xuất
do phòng kế toán trình lên
Lê Thái Linh Giang
Lớp: Kế toán 49B
Trang 17- Phó giám đốc
Phó giám đốc có trách nhiệm giúp việc cho giám đốc, tham mưu để đưa
ra những quyết định đúng đắn và giúp giám đốc kiểm tra theo dõi công việc của các phòng ban dưới quyền Trong việc phê duyệt định mức chi phí sản xuất, sau khi xem xét định mức chi phí được trình lên từ phòng kế toán, phó giám đốc tham mưu cho giám đốc xem định mức chi phí và kế hoạch chi phí được trình lên có phù hợp hay không và cần bổ sung sửa đổi gì không, kế hoạch chi phí sản xuất có phù hợp với kế hoạch sản xuất của toàn công ty hay không, việc xây dựng kế hoạch có đảm bảo tính khả thi để thực hiện hay không,…
- Kế toán trưởng:
Chịu trách nhiệm phụ trách chung về công tác kế toán của công ty.Tham mưu cho Ban Giám đốc về kế hoạch sản xuất kinh doanh, phương án đầu tư, huy động vốn
Các phòng ban:
- Phòng Tổ chức hành chính (TCHC )
Phòng Tổ chức hành chính được chia thành bộ phận hành chính và bộ phận tổ chức cán bộ - lao động trong đó :
+ Bộ phận hành chính Công ty là phòng tham mưu và tổ chức thực hiện trong lĩnh vực quản lý văn phòng giao dịch với khách đến làm việc, nội quy
cơ quan, giữ gìn trật tự an ninh cơ quan trong khi làm việc và phục vụ ăn ở sinh hoạt tại cơ quan công ty;
+ Bộ phận tổ chức cán bộ - lao động là tổ chức thuộc bộ máy công ty
có chức năng tham mưu và tổ chức thực hiện công tác tổ chức cán bộ, tổ , chức lao động, tiền thưởng, tiền lương, chế độ chính sách, thanh tra pháp chế, thi đua khen thưởng, kỷ luật và một số vấn đề khác liên quan đến người lao động Bộ phận này sẽ cung cấp thông tin cho phòng kế toán về chi phí tiền
Trang 18lương của người lao động.
- Phòng Kế toán
Phòng Kế toán tài chính có chức năng tham mưu và tổ chức thực hiện công tác tài chính kế toán Phần lớn trách nhiệm về quản lý chi phí do phòng thực hiện Bắt đầu từ khi công ty nhận được đơn hàng thì phòng đã phải trình lên giám đốc kế hoạch chi phí sản xuất của sản phẩm bê tông thương phẩm Công việc ghi nhận lại chi phí sử dụng cho sản xuất được sử dụng tại các trạm
do phòng đảm nhiệm
- Phòng Quản lí xe máy thiết bị (QLXMTB)
Thiết kế công nghệ, hướng dẫn kiểm tra việc chuẩn bị các yếu tố sản xuất và thực hiện hoàn tất các mẩu vật, hồ sơ bắt buộc dự phòng để chứng cứ xác định giá trị sử dụng sản phẩm
- Phòng Kinh doanh:
Chịu trách nhiệm chính về việc soạn thảo, tổ chức ký kết và thực hiện các hợp đồng mua hàng , nắm rõ các yếu tố cấu thành sản phẩm, các phương thức sản xuất, vận chuyển bán hàng và thanh toán – phân tích được tất cả các quá trình nhằm đưa lại hiệu quả kinh tế nhất mà vẫn đạt được các yêu cầu đã đặt ra
- Phòng Kỹ thuật và Quản lý chất lượng (KT-QLCL)
Phòng KT- QLCL là tổ chức bộ máy quản lý của công ty có chức năng tham mưu và tổ chức thực hiện các vấn đề về quản lý kỹ thuật và chất lượng
bê tông Phòng còn có trách nhiệm góp ý xây dựng định mức chi phí sản xuất cho từng loại sản phẩm bê tông thương phẩm
Lê Thái Linh Giang
Lớp: Kế toán 49B
Trang 19Sơ đồ 1.2: Sơ đồ bộ máy quản lý tại công ty DIC
Trang 20CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM BÊ TÔNG THƯƠNG PHẨM TẠI CÔNG TY DIC
2.1 Kế toán chi phí sản xuất tại công ty DIC
2.1.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
+ Nước ( nước máy thành phố )
+ Phụ gia ( phụ gia 561, phụ gia 132, Myghty RD, Myghty 80RA, Vinkem306…)
Tất cả các NVL của công ty mua về đều được nhập kho, sau đó mới xuất dùng cho sản xuất
Chi phí NVL trực tiếp chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng chi phí sản xuất của sản phẩm của Công ty, khoảng hơn 70%
2.1.1.2 Chứng từ sử dụng
Nguyên vật liệu chính là cơ sở vật chất cấu thành nên sản phẩm bê tông thương phẩm, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất Do tính chất quan trọng của Chi phí NVL trực tiếp nên trong quá trình sử dụng NVL, việc nhập và xuất NVL phải căn cứ vào tình hình sản xuất và nhu cầu khách hàng Căn cứ vào nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu cho đơn đặt hàng của khách hàng trong năm, kế toán vật tư tiến hành đặt mua nguyên vật liệu Nguyên vật liệu mua về nhập vào kho của Công ty hoặc chuyển trực tiếp vào kho của trạm sản xuất
Lê Thái Linh Giang
Lớp: Kế toán 49B
Trang 21Khi xuất nguyên vật liệu trực tiếp dùng cho sản phẩm, phòng kế toán lập phiếu xuất kho NVL thành 2 liên:
- Liên 1: được lưu tại phòng kế toán là căn cứ để tiến hành kiểm tra, đối chiếu và giám sát của bộ máy quản lý cấp trên
- Liên 2: do thủ kho giữ, làm căn cứ để xuất kho Cuối kỳ, thủ kho tập hợp phiếu nhập xuất về phòng kế toán để tiến hành đối chiếu
Do đặc thù của sản phẩm, kế toán vật tư sẽ xuất vật liệu chính dựa vào định mức kỹ thuật và cấp phối cho từng loại bê tông của từng công trình theo đơn đặt hàng Khi xuất vật tư ra, sẽ không biết số lượng cụ thể để sản xuất từng loại bê tông, mà chỉ quan tâm đến tổng khối lượng xuất ra do các trưởng trạm đưa lên theo tháng và cấp theo cấp phối đã duyệt sẵn
Phương pháp tính giá NVL
Giá NVL nhập kho được tính theo giá thực tế Giá NVL xuất kho được tính theo phương pháp giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ ( theo từng tháng) Phương pháp tính như sau:
vì vậy sau khi nhập số liệu vào máy tính, phần mềm sẽ tự động chạy chương trình tính đơn giá NVL bình quân, giúp tiết kiệm thời gian cũng như khối
Giá trị NVL tồn đầu kỳ + Giá trị NVL nhập trong kỳ Khối lượng NVL tồn đầu kỳ + Khối lượng NVL nhập trong kỳ
Trang 22lượng công việc cho kế toán vật tư.
Ví dụ : Công ty tiến hành xuất kho 1000 m3 cát bê tông cho trạm DIC
Vũng Tàu theo phiếu xuất kho số 23/12px ( Biểu 2.1 )
Căn cứ vào báo cáo tổng hợp hàng tồn kho tháng 12/2010 tài khoản 1521
– “NVL chính”( Biểu 2.2 ), tính ra đơn giá xuất của 1m3 cát bê tông như sau:
Đơn giá bình quân
1.225.648.221+ 940.470.000
9.298,26 + 7.134,6 Giá trị cát bê tông xuất dùng = 131.816,26 x 1000 = 131.816.260 đ
Lê Thái Linh Giang
Lớp: Kế toán 49B
Trang 23Biểu 2.1 Phiếu xuất kho cát bê tông của Công ty DIC
Trang 24Biểu 2.2: Báo cáo tổng hợp hàng tồn kho tại trạm DIC Vũng Tàu
Trang 25Phương pháp tính chi phí NVL trực tiếp của bê tông thương phẩm:
- Sau khi đã lập cấp phối, trộn thử nghiệm…xác định thành phần cấp phối của sản phẩm trong đơn hàng cho từng công trình Mỗi mác bê tông với yêu cầu NVL khác nhau sẽ cho ra các thành phần cấp phối khác nhau, dẫn tới
sự khác nhau về chi phí NVL trực tiếp
- Ta tính được chi phí NVL trực tiếp của từng công trình theo công thức sau:
Đơn giá bê tông
thương phẩm (m3) =
∑ Đơn giá nguyên liệu x
Khối lượng nguyên liệu để sản xuất ra 1 m3 bê tông
Chi phí NVL trực
tiếp của 1 công trình =
Đơn giá bê tông thương phẩm (m3) x
Khối lượng bê tông của 1 công trình
Ví dụ : Công ty Tam Chí Thiện đặt hàng các loại sản phẩm bê tông thương phẩm là mác 400 và mác 250 với đơn giá bán là
Mác 400 : 1.200.000 đ/m3
Mác 250 : 990.000 đ/m3
Công ty giao cho Trạm Vũng Tàu sản xuất
Chi phí NVL trực tiếp của đơn hàng này trong tháng 12 được tính như sau:
- Sản phẩm bê tông mác 400 ( theo cường độ chịu nén, kG/cm2) , độ sụt
10, ở tuổi 28 ngày Yêu cầu sử dụng xi măng Holcim Ready Folw, phụ gia Rheobuild 561.Bê tông không có yêu cầu gì đặc biệt, môi trường thông thường có thành phần cấp phối trên 1 m3 như sau:
Xi măng : 440 kg đơn giá : 1.078,7 đ/kg
Cát : 0,411 m3 đơn giá: 131.816,26/m3
Đá mi : 0,411 m3 đơn giá: 46.208,13 đ/m3
Trang 26Đá 1x2 : 1,034 m3 đơn giá: 174.221,71 đ/m3
Nước : 165 lít đơn giá: 10 đ/lít (10.000đ/m3)
Phụ Gia : 4,4 lít đơn giá: 13.500 đ/lít
( Đơn giá NVL được tính theo Báo cáo tổng hợp hàng tồn kho 12/2010 theo Biểu 2.2 )
Chi phí NVL trực tiếp của 1 m3 bê tông mác 400 cho đơn hàng này là 788.991,27 đ/m3
- Đối với sản phẩm bê tông mác 250 ( theo cường độ chịu nén, kG/cm2) ,
độ sụt 10, ở tuổi 28 ngày Yêu cầu sử dụng xi măng Holcim Ready Folw, phụ gia Mighty RD.Bê tông không có yêu cầu gì đặc biệt, môi trường thông thường có thành phần cấp phối trên 1 m3 như sau:
- Xi măng : 250 kg đơn giá : 1.078,7 đ/kg
- Cát : 0,51 m3 đơn giá: 131.816,26/m3
- Đá mi : 0,51 m3 đơn giá: 46.208,13 đ/m3
- Đá 1x2 : 1,334 m3 đơn giá: 174.221,71 đ/m3
- Nước : 165 lít đơn giá: 10 đ/lít (10.000đ/m3)
- Phụ Gia : 3,4 lít đơn giá: 14.800 đ/lít
Chi phí NVL trực tiếp của 1 m3 bê tông mác 250 cho đơn hàng này là 644.849,2 đ/m3
Nhân với khối lượng bê tông đổ tại công trình của từng loại cấp phối ta có tổng Chi phí NVL trực tiếp của đơn hàng này trong tháng 12/2010 là:
1.612.045.089 đồng
2.1.1.3- Tài khoản sử dụng:
Công ty sử dụng tài khoản 621- “ Chi phí NVL trực tiếp” để phản ánh các khoản chi phí NVL trực tiếp của sản phẩm bê tông thương phẩm Tài khoản 621 ở Công ty không có tài khoản cấp 2, mà được mở chi tiết theo từng công trình dự án
Lê Thái Linh Giang
Lớp: Kế toán 49B
Trang 27TK 621 – “ Chi phí NVL trực tiếp – dự án Chim sáo- Công ty Hàng hải”
TK 621 – “ Chi phí NVL trực tiếp – Nhà dân”
TK 621 – “ Chi phí NVL trực tiếp – Cảng cái mép – công ty 61” …
TK 621 – “ Chi phí NVL trực tiếp – CT Bàu Sen – Công ty Tam Chí Thiện”
TK 621 – “ Chi phí NVL trực tiếp – Công trình Xưởng Giấy – Công ty AQA”
2.1.1.4- Quy trình ghi sổ kế toán
Sau khi tập hợp đầy đủ chứng từ, kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của các chứng từ, kế toán tiến hành nhập các loại số liệu vào máy, thông qua phần mềm AC_NET xử lí, máy tính sẽ tự động vào sổ chi tiết TK 621 theo từng
công trình ( Biểu 2.3 ) , sau đó máy tính cập nhật số liệu vào sổ tổng hợp chi tiết tài khoản 621 – “ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” ( Biểu 2.4 )
Công ty áp dụng hình thức sổ - Nhật ký chung, nên sau khi vào sổ chi tiết, máy tính sẽ tự động cập nhật số liệu vào sổ tổng hợp Sổ tổng hợp dùng
để hạch toán chi phí NVL trực tiếp bao gồm:
- Sổ Nhật ký chung ( Biểu 2.5).
- Sổ Cái tài khoản 621 ( Biểu2.6 )
Trang 28Biểu 2.3 : Sổ chi tiết chi phí NVL trực tiếp chi tiết CT Bàu Sen – Cty Tam Chí Thiện
Trang 29Biểu 2.4 : Sổ tổng hợp chi tiết chi phí NVL trực tiếp
Trang 31Biểu 2.5 : Sổ nhật ký chung
Trang 32TỔNG CTY CP ĐTPT - XÂY DỰNG SỔ NHẬT KÝ CHUNG
CÔNG TY CP ĐTPT XÂY DỰNG- BÊ TÔNG NĂM 2010 Đơn vị tính: VNĐ
Ngày, tháng
ghi sổ Chứng từSố hiệu Ngày tháng Diễn giải STT dòng Số hiệu TK đối Số phát sinhNợ Có
Số trang trước chuyển sang 31/12/2010 65/10px 31/12/2010 Xuất vật tư phục vụ SX bê tông-
trạm VT
621 1521
242.907.675
242.907.675 31/12/2010 67/10xp 31/12/2010 Xuất vật tư phục vụ SX bê tông-
trạm VT
621 1521
276.841.676
276.841.676 31/12/2010 53/10HT 31/12/2010 Hạch toán quỹ lương tháng
10/2010
622 3342
56.636.280
56.636.280 31/12/2010 66/12HT 31/12/2010 Trích 16% BHXH, 3% BHYT,
1% BHTN tháng 10/2010
622 3383
62.831.392
62.831.392 31/12/2010 105/12HT 31/12/2010 Kết chuyển chi phí nhân công
trực tiếp quý 4/2010
154 622
3.670.565
3.670.565 31/12/2010 111/12HT 31/12/2010 Phân bổ chi phí sản xuất bê tông
quý IV/2010 1546272 248.237.794 248.237.794 31/12/2010 01/12PXC 31/12/2010 Xuất vật tư sản xuất ống cống
quý IV/2010 62721522 7.999.660 7.999.660 31/12/2010 01/12NTP 31/12/2010 Nhập thành phẩm ống cống SX
quý IV/2010
155 154
1.133.504.426
1.133.504.426 31/12/2010 05/12NTP 31/12/2010 Nhập gối dỡ cống SX trong quý
4/2010
155 154
NGƯỜI LẬP BIỂU KẾ TOÁN TRƯỞNG
Biểu 2.6 : Sổ cái Tài khoản 621
Trang 34Lê Thái Linh Giang Lớp: Kế toán 49B
Trang 352.1.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
2.1.2.1- Nội dung chi phí nhân công trực tiếp
Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp chỉ chiếm một tỉ trọng nhỏ trong giá thành sản phẩm ( khoảng 3,4 %) Do công nghệ sản xuất bê tông hiện đại hoàn toàn tự động, theo quy trình khép kín, vì vậy số lao động trực tiếp không đáng kể Ngoài ra, giá trị của sản phẩm Bê tông thương phẩm lớn, năng suất lao động cao dẫn đến chi phí về lao động trực tiếp chiếm một tỷ trọng thấp trong tổng giá thành sản phẩm
Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm toàn bộ chi phí tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất ở các trạm bê tông và các khoản BHYT, BHXH, KPCĐ và BHTN được trích theo tỷ lệ quy định của Nhà nước
Phương pháp tính lương
Tại các trạm của công ty DIC, để kích thích nâng cao năng suất lao động nhằm phát huy tối đa tinh thần làm việc của công nhân, tiền lương của cán bộ công nhân viên được xác định với chế độ trả lương gắn với kết quả lao động cuối cùng của từng người lao động, từng bộ phận
Nguồn hình thành quỹ lương được dựa trên khối lượng sản phẩm hoàn thành trực tiếp tiêu thụ theo công trình và đơn giá của từng loại sản phẩm theo cấp phối cho sẵn
Trên cơ sở quỹ lương được hình thành, việc phân phối quỹ lương được thực hiện theo tháng, trong đó công ty chia không quá 90% để trả trực tiếp cho công nhân, số còn lại dùng để chi các ngày lễ, Tết, chi thưởng cho người lao động Lương của lao động được chia thành hai phần:
- Tùy theo sự phù hợp của bằng cấp yêu cầu so với công việc, thâm niên làm việc, mỗi người tương ứng được hưởng một mức lương xác định theo thỏa thuận, là căn cứ để trích các khoản theo lương theo quy định của Nhà nước, gọi là lương cơ bản
Trang 36- Tùy theo vị trí công việc đảm nhận, mức độ hoàn thành công việc, khối lượng sản phẩm hoàn thành theo chức năng khoán sản phẩm, mỗi người sẽ nhận được một khoản lương tương đương với khả năng làm việc, được gọi là lương khoán.
Theo hình thức này, cơ sở chính được dùng để xác định mức lương cho từng lao động là hệ số công việc hoàn thành theo hợp đồng sản phẩm được giao khoán
Trong những ngày nghỉ Tết, Lễ, thì công nhân được nhận thêm lương thưởng tùy theo quyết định của Ban Giám đốc
Cách tính lương:
Lương cơ bản = lương tối thiểu x hệ số lương
Lương khoán = Đơn giá lương khoán x khối lượng công việc hoàn thành.
Lương nghỉ phép của công nhân được xác định dựa trên việc tổng hợp số ngày nghỉ phép thực tế của công nhân để hạch toán vào chi phí tháng đó, không thực hiện việc trích trước vào TK 335 – “Chi phí phải trả”
Lương phép = lương cơ bản bình quân ngày x Số ngày nghỉ phép
Ví dụ: Lương cơ bản một tháng của Nhà nước ban hành năm 2010 là 730.000 đồng
Công nhân có hệ số lương là 2,89 sẽ có mức lương cơ bản là :
Vậy lương khoán cho trạm Vũng Tàu = 25.680 x 43.350,3 = 1.113.235.704 đ
Lê Thái Linh Giang
Lớp: Kế toán 49B
Trang 37Đơn giá lương
2.1.2.2- Chứng từ sử dụng
Hàng ngày, trưởng trạm theo dõi số lượng công nhân, chấm công Cuối tháng, tập hợp số lượng ngày công mà công nhân thực hiện được trên “ Bảng
chấm công” ( Biểu 2.7) và gửi về phòng TCHC, theo đơn giá tiền lương mà
Công ty đã phê duyệt Bộ phận tổ chức cán bộ lập Bảng thanh toán tiền
lương cho từng trạm ( Biểu 2.8) Cuối tháng, căn cứ vào Bảng tổng hợp tiền
lương cho từng trạm Bộ phận tổ chức cán bộ tiến hành lập bảng tổng hợp quỹ
tiền lương cho toàn Công ty ( Biểu 2.9 ).
Sau khi Giám đốc duyệt các chứng từ này, phòng TCHC sẽ chuyển bảng thanh toán tiền lương và bảng tổng hợp thanh toán tiền lương cho kế toán chi phí giá thành làm cơ sở tính giá thành sản phẩm bê tông thương phẩm
Do công ty áp dụng lương khoán theo sản phẩm, nên mỗi m3 bê tông sản xuất ra sẽ được khoán cho các trạm sản xuất với cùng một đơn giá là 43.350,3 đồng/m3
Cuối quý, Kế toán lập Bảng phân bổ chi phí nhân công trực tiếp cho các
công trình ( Biểu 2.10 ) để xác định được chi phí nhân công trực tiếp phân bổ
cho từng công trình
Ví dụ: Chi phí nhân công trực tiếp thực hiện công trình Bàu Sen – Công
ty Tam Chí Thiện quý IV/2010 là :
43.350,3 đ/m3 x 5021,1 m3 = 217.665.440 đồng
Trang 38Biểu số 2.7 : Bảng chấm công
Bộ phận: Trạm DIC Vũng TàuTháng 11 năm 2010
CT: Đi công tác P: Nghỉ có phép
Trang 39Biểu số 2.8 : Bảng thanh toán lương
Trạm DIC Vũng TàuTháng 11/2010
Người Người lập biểu Kế toán trưởng ( Ký, họ tên ) ( Ký, họ tên )
lương
Ngày công
Công quy đổi
Công bình quân
Thành tiền Các khoản giảm trừ
Trang 40Biểu số 2.9 : Bảng tổng hợp quỹ tiền lương