Hợp đồng liên doanh của Việt Nam
Từ việc nghiên cứu các quy định pháp luật về Hợp đồng liên doanh theo pháp luật một số quốc gia trên thế giới như trên, mặc dù luận văn chưa đề cập tới vấn đề thực thi pháp luật, khi có nhiều thời gian và yêu cầu cao hơn sẽ đi sâu vào nghiên cứu, tuy nhiên có thể rút ra kết luận rằng tùy thuộc vào trường phái luật khác nhau, vào chế độ chính trị cũng như quan điểm chính sách đối với đầu tư nước ngoài khác nhau mà pháp luật các quốc gia có cách tiếp cận khác nhau đối với vấn đề Hợp đồng liên doanh để thành lập công ty liên doanh. Tuy nhiên xu hướng chung đó là pháp luật sẽ không can thiệp quá sâu vào các thỏa thuận Hợp đồng liên doanh giữa các bên liên doanh mà để cho các bên liên doanh tự do thỏa thuận những nội dung trong hợp đồng như nguyên tắc thỏa thuận vốn có bản chất của hợp đồng nói chung.
Theo đó, đề xuất đối với pháp luật Việt Nam đó là nên xóa bỏ Điều 54
của Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Đầu tư về nội dung chủ yếu phải có của hợp đồng liên doanh bao gồm:
“1. Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân đầu tư tham gia liên doanh và người đại diện theo pháp luật của các bên; tên, địa chỉ của doanh nghiệp liên doanh.
102
3. Lĩnh vực, ngành nghề và phạm vi kinh doanh.
4. Vốn điều lệ, phần góp vốn của mỗi bên, phương thức, tiến độ góp vốn điều lệ, tiến độ thực hiện dự án.
5. Thời hạn hoạt động của dự án. 6. Địa điểm thực hiện dự án.
7. Quyền và nghĩa vụ của các bên liên doanh.
8. Các nguyên tắc quản lý tài chính; phân chia lợi nhuận và xử lý lỗ trong kinh doanh.
9. Thể thức sửa đổi và chấm dứt hợp đồng, điều kiện chuyển nhượng, điều kiện chấm dứt hoạt động, giải thể doanh nghiệp.
10. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp.
Ngoài các nội dung trên, các bên liên doanh có thể thỏa thuận những nội dung khác không trái với quy định của pháp luật trong hợp đồng liên doanh.
Hợp đồng liên doanh phải do đại diện có thẩm quyền của các bên liên doanh ký vào từng trang và ký đầy đủ vào cuối hợp đồng. Hợp đồng liên doanh có hiệu lực kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đầu tư.” Sở dĩ tác giả đưa ra đề xuất trên vì những lý do sau đây:
Thứ nhất, việc đưa những nội dung phải có trong Hợp đồng liên doanh là không cần thiết vì khi các bên tiến hành soạn thảo Hợp đồng liên doanh để thành lập công ty liên doanh thì các bên cũng đồng thời soạn thảo Điều lệ của công ty liên doanh, theo đó thì những nội dung như tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân đầu tư tham gia liên doanh và người đại diện theo pháp luật của các bên; tên, địa chỉ của doanh nghiệp liên doanh; loại hình doanh nghiệp; lĩnh vực, ngành nghề và phạm vi kinh doanh; vốn điều lệ, phần góp vốn của mỗi bên, phương thức, tiến độ góp vốn điều lệ, tiến độ thực hiện dự án đã được các bên
103
liên doanh quy định trong Điều lệ, mà Điều lệ cũng là một thỏa thuận có tính ràng buộc các bên liên doanh trong việc thành lập và vận hành công ty liên doanh. Chính vì vậy mà không cần thiết phải bắt buộc các bên liên doanh ghi thêm một lần nữa những nội dung như vậy trong Hợp đồng liên doanh mà nên để cho các bên tự quyết định vấn đề này.
Thứ hai, lý do mà tác giả đề xuất như vậy nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho các bên liên doanh và cho chính công ty liên doanh khi tiến hành đăng ký sửa đổi những nội dung đăng ký kinh doanh mà không liên quan tới dự án đầu tư, khi đó các bên liên doanh sẽ không phải tốn kém thời gian và chi phí trong việc ký kết lại Hợp đồng liên doanh quốc tế. Thực tiễn tại các công ty liên doanh tại Việt Nam đang gặp phải những rắc rối liên quan tới vấn đề đăng ký kinh doanh như vậy, thường thì các bên liên doanh sẽ có quốc tịch khác nhau và đôi khi để ký kết sửa đổi Hợp đồng liên doanh phải vận chuyển giấy tờ qua nhiều nước khác nhau, điều đó gây nên việc tốn kém chi phí cũng như có nguy cơ rủi ro về việc thất lạc giấy tờ.
Thứ ba, việc quy định các bên liên doanh phải quy định nội dung liên quan tới “các nguyên tắc quản lý tài chính; phân chia lợi nhuận và xử lý lỗ trong kinh doanh” là không hợp lý, vì theo nguyên tắc tự do kinh doanh, các bên liên doanh với tư cách là các nhà đầu tư sẽ có quyền tự do thỏa thuận về các vấn đề tài chính cũng như nguyên tắc và phương án xử lý lãi lỗ trong quá trình kinh doanh, do vậy không nên bắt buộc các bên liên doanh phải thỏa thuận những nội dung này trong Hợp đồng liên doanh cần phải nộp lên cơ quan nhà nước. Điều này ảnh hưởng tới những bí mật kinh doanh của họ cũng như can thiệp quá sâu vào quá trình hoạt động kinh doanh của các bên liên doanh. Nội dung này nên để các bên tự thỏa thuận có nên cho vào Hợp đồng liên doanh hay không.
104
Thứ tư, việc xóa bỏ điều khoản về nội dung bắt buộc phải có trong Hợp đồng liên doanh sẽ làm góp phần làm cho các quy định về đầu tư của Việt Nam phù hợp và tương đồng hơn với các quy định tương ứng trong hệ thống pháp luật của các quốc gia phát triển, theo đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài dễ dàng hiểu và áp dụng các quy định pháp luật của Việt Nam thuận tiện hơn. Đề xuất thứ hai của tác giả để góp phần hoàn thiện quy định pháp luật về Hợp đồng liên doanh đó là, hoàn thiện các quy định về thủ tục đầu tư
nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư khi tiến hành hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, qua đó thúc đẩy quan hệ liên doanh là một hình thức đầu tư chủ yếu tại Việt Nam. Trong quá trình hoàn thiện môi trường pháp luật đầu tư cần phải nhận thức sâu sắc rằng mục tiêu là tạo ra môi trường đầu tư tốt hơn cho tất cả mọi nhà đầu tư. Thực tiễn trong các doanh nghiệp liên doanh tại Việt Nam chỉ ra rằng thủ tục hành chính liên quan đến đầu tư vẫn bị coi là một trở ngại cho các bên liên doanh tiến hành hoạt động kinh doanh tại Việt Nam và ảnh hưởng đến việc thực hiện Hợp đồng liên doanh cũng như ảnh hưởng đến mục tiêu thành lập liên doanh của các bên.
Đề xuất thứ ba đó là nhằm cải thiện và thúc đẩy hiệu quả thực hiện Hợp đồng liên doanh tại Việt Nam, chính sách thu hút đầu tư nước ngoài nên được thay đổi theo hướng thu hút vốn đầu tư nước ngoài có chọn lọc,
định hướng vào những lĩnh vực cơ sở hạ tầng, công nghiệp “xanh”, thân thiện với môi trường; lĩnh vực tạo liên kết với các khu vực kinh tế khác và liên kết vùng; công nghiệp hỗ trợ, tham gia mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu; lĩnh vực có lợi thế cạnh tranh; lĩnh vực công nghệ cao, đào tạo nguồn nhân lực... Hạn chế thu hút vốn đầu tư nước ngoài trong những lĩnh vực phi sản xuất, làm gia tăng nhập siêu, sử dụng không hiệu quả tài nguyên và đất đai, công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường. Từ việc thay đổi chính sách đầu tư như vậy sẽ tạo hiệu quả hơn đối với việc thực hiện Hợp
105
đồng liên doanh qua đó sẽ tập trung được vào mục tiêu tận dung khoa học công nghệ từ các nước phát triển cũng như kinh nghiệm quản lý kinh doanh, góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội và môi trường Việt Nam.
KẾT LUẬN
Thu hút đầu tư nước ngoài và phát triển doanh nghiệp liên doanh là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Những thành công đã đạt được trong thời gian vừa qua trong thực tiễn hoạt động của các doanh nghiệp liên doanh đã tạo tiền đề và động lực quan trọng để nhà nước tiếp tục triển khai chính sách này.
Với phương châm tiếp tục cải cách triệt để hơn nữa môi trường đầu tư để tạo điều kiện thuận lợi cho các bên liên doanh thực hiện hiệu quả Hợp đồng liên doanh quốc tế, Nhà nước đang và sẽ tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách và pháp luật. Thông qua hình thức đầu tư thành lập liên doanh, sẽ hình thành các tổ chức kinh tế mạnh trên cơ sở lợi ích giữa các bên. Thông qua việc tiến hành hình thức đầu tư này đối với các doanh nghiệp có vốn nhà nước, Nhà nước đã khắc phục và hạn chế được những nhược điểm cố hữu của các tổng công ty nhà nước, nguyên nhân dẫn tới sự yếu kém và hoạt động kém hiệu quả của các tổng công ty nhà nước trong thời gian vừa qua. Thông qua việc cổ phần hóa và tiến hành liên doanh các tổng công ty nhà nước, các công ty trong nước sẽ hình thành các công ty, tập đoàn kinh tế mạnh đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài tại thị trường Việt Nam và thị trường nước ngoài, đi tiên phong trong quá trình hội nhập kinh tế của nền kinh tế Việt Nam.
Tuy nhiên, Hợp đồng liên doanh là cơ sở cho việc thành lập liên doanh là một vấn đề khá phức tạp. Do vậy, nghiên cứu để hoàn thiện pháp luật về Hợp đồng liên doanh theo pháp luật nước ngoài và ở Việt Nam cũng
106
như thực tiễn soạn thảo và thực hiện Hợp đồng liên doanh tại một số quốc gia trên thế giới đóng vai trò rất quan trọng. Việc nghiên cứu và lựa chọn Đề tài: “Hợp đồng liên doanh theo pháp luật nước ngoài và pháp luật Việt
Nam”. không ngoài mục đích đưa ra những phân tích và kiến nghị cụ thể để
nâng cao hiệu quả của quy định pháp luật về Hợp đồng liên doanh ở Việt Nam cũng như rút ra những minh họa thực tiễn cho các bên liên doanh trong quá trình soạn thảo và thực hiện Hợp đồng liên doanh tại Việt Nam. Tuy nhiên, do Hợp đồng liên doanh là một vấn đề lớn và phức tạp, ít có công trình nghiên cứu cụ thể và toàn diện nên luận văn không tránh khỏi những hạn chế, khiếm khuyết. Vì vậy, tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo, các bạn để tác giả có thể hoàn thiện hơn nữa đề tài nghiên cứu của mình, làm tiền đề cho việc nghiên cứu ở mức độ cao hơn của tác giả sau này.
107
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Vũ Thị Lan Anh (2009), “Pháp luật Singapore về các hình thức tổ chức kinh doanh”, Tạp chí luật học, (số 12), tr.51-57.
2. Trần Quỳnh Anh (2009), “Pháp luật về hợp đồng của Singapore”, Tạp
chí luật học, (số 12), tr.43.
3. Nguyễn Trần Bạt, Aaron N. Wise (2005), Kinh doanh tại Hoa Kỳ và kinh doanh với đối tác tại Hoa Kỳ.
4. Bộ luật dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005.
5. Bộ kế hoạch và đầu tư (2012), Báo cáo về tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2011.
6. Nguyễn Bá Diến (2005), Giáo trình Luật thương mại quốc tế, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Hà Nội – Khoa Luật. 7. Hiệp định giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Hợp chủng
quốc Hoa Kỳ về quan hệ thương mại.
8. Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Hà Lan (3/1994).
9. Hiệp định khung về Hợp tác Phát triển giữa Việt Nam và Hà Lan (2000).
10. Hiệp định về khuyến khích và bảo hộ đầu tư Việt Nam – Singapore. 11. Hiệp định khung kết nối kinh tế Việt Nam – Singapore.
12. Hiệp định Thương mại Việt Nam- Malaysia (1992).
13. Hiệp định về khuyến khích và bảo hộ đầu tư Việt Nam- Malaysia; 14. Hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam – Trung Quốc.
15. Hiệp định khu vực thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc (ACFTA); 16. Phan Huy Hồng (2002), “Pháp luật về liên doanh ở Hoa Kỳ”, Tạp chí
108
17. Luật đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005.
18. Luật doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005. 19. Nghị định 101/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 21 tháng 9 năm 2009
Quy định việc đăng ký lại, chuyển đổi và đăng ký đổi Giấy chứng nhận đầu tư của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư.
20. Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.
21. Nghị định số 102/2010/NĐ-CP ngày 01 tháng 10 năm 2010 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật doanh nghiệp. 22. Pháp lệnh trọng tài số 08/2003/PL-UBTVQH ngày 25 tháng 2 năm
2003.
23. Quyết định1088/2006/QĐ-BKH của Bộ kế hoạch và đầu tư ngày 19 tháng 10 năm 2006 ban hành các mẫu văn bản thực hiện thủ tục đầu tư tại Việt Nam.
24. Trường Đại học Luật Hà Nội (2006), Giáo trình Luật Thương mại quốc
tế, Nhà xuất bản Tư pháp Hà Nội.
Tiếng Anh:
25. Anastasius (Tassos) Efstratiades, Esquire, Obermayer Rebmann Maxwell & Hippel LLP Attorney at Law (2008), An overview for Foreign Companies Entering the US Market, Entering the U.S. market: Opportunities and risks.
26. Aspatorebook, Mark E. Thompson, C. William Baxley, United state (2006), International Joint Venture Law.
27. Boom Juridische Uitgevers, Sanne Taekema (2004), Understanding Dutch Law.
109
29. Convention on the Recognition and Enforcement of Foreign Arbitral Awards 1958 - the "New York" Convention.
30. Convention On The Settlement Of Investment Disputes Between States And Nationals Of Other States 1965 - International Centre For Settlement Of Investment Disputes.
31. Companies Commission of Malaysia (2010), Guidelines Doing business in Malaysia.
32. GTR Delaume (1988), “The principle of party autonomy in international contracts is well established”, Law and Practice of Transnational contracts.
33. Enrico Furia (2006), Introduction to Comparative US/EU Company Law.
34. Horlings, Brouwer & Horlings Belastingadviseurs (2006), Doing business in Neitherland.
35. Ian Hewitt (2005), Joint Venture.
36. International enterprise Singapore, Chio Lim (2010), Doing business in
Singapore.
37. Kluwer Law International, Jeroen M. J. Chorus, Nederlandse Vereniging voor Rechtsvergelijking (1999), Introduction to Dutch law. 38. Libyan Arab Foreing bank v Manufacturers Hanover Trust (1989),
Lloyd’s LR 608.
39. Malaysia’s Parliament, Companies Act 1965.
40. People’s Republic of China, 1986, General Principles of Civil Law of the People’s Republic of China.
41. People’s Republic of China, 1979, 2001, The Law on Chinese-foreign equity joint venture.
42. People’s Republic of China, 1986, 2000, Law of the People's Republic of China on Foreign-Capital Enterprises.
110
43. People’s Republic of China, 1999, Contract Law of the People's Republic of China.
44. Steven R.Schuit, Jan-Erik Janssen, M & A in the Netherlands: acquisitions, takeovers, and joint ventures: legal and taxation.
45. M Sornarajah. (1992), Law of International Joint Ventures. 46. Singapore’s Parliament, Singapore’s law of contract.
47. Singapore’s Parliament, Companies Act.
48. Mark E. Thompson and C. William Baxley (2006), International Joint venture law – a country by country look at joint venture regulations and best practices in major markets around the Globe.
49. The International Bank for Reconstruction and Development/The World Bank, Doing business in China 2010.
50. The Business Lawyer, MH Berens (1971), Foreign Ventures – A legal
anatomy.
51. The Myth of International contract law (1988) 15 JWTL 187, The legal
security of economic development agreements, 29 Harv ILJ 317.
52. UNCITRAL (1989).A guide to the UNCITRAL Model Law on International Commercial Arbitration.
53. United States of America, 1952, The Uniform Commercial Code.
54. United States of America, 1996, Uniform Limited Liability Company Act.
55. United States of America, 2001, Uniform Limited Partnership Act. 56. United States of America, 1994, 1997 Uniform Partnership Act.