Đặc điểm quá trình dạy học trẻ em tài năng trong nhà trường tiểu học ở Mỹ và xu hướng vận dụng vào Việt Nam
Trang 1Em xin gửi lời cảm ơn tới Th.S Phạm Văn Thịnh – GVC KhoaNgoại ngữ - người đã giúp đỡ em rất nhiều trong việc biên dịch tài liệu để em
có thể hoàn thành đề tài này
Đề tài nghiên cứu trong luận văn của em là một lĩnh vực mới và tạiViệt Nam chưa có hệ thống lý luận cụ thể và thống nhất nên trong quá trìnhthực hiện em gặp rất nhiều khó khăn Dù đã cố gắng hoàn thành đề tài song
do năng lực của bản thân còn nhiều hạn chế nên chắc chắn luận văn của emkhông tránh khỏi thiếu sót Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp,chỉ bảo của Thầy Cô giáo cùng toàn thể bạn đọc quan tâm để em hoàn thiệnhơn nữa đề tài nghiên cứu trong luận văn của mình
Em xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 9 năm 2008
Tác giả đề tài C.N Nguyễn Thị Ngọc
Trang 2Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc tìm kiếm, phát hiện và dạy học trẻ em tài năng trong nhà trường tiểu học ở Mỹ. 8
1 Một số quan niệm về tài năng và trẻ em tài năng. 8
1.2 Khái niệm trẻ tài năng theo quan điểm của các nhà khoa học Mỹ 18
2 Những cơ sở lý thuyết của việc lựa chọn và dạy học trẻ em tài năng
trong nhà trường tiểu học ở Mỹ.21
Những tiền đề lịch sử của phương thức dạy học trẻ em tài năng trong nhà
Trang 3Dạy học trẻ tài năng với hình thức dạy học phân hóa trong trường tiểu học
1 Hình thức tổ chức dạy học nổi bật trong nhà trường tiểu học ở Mỹ 58
2 Nội dung dạy học cho trẻ tài năng trong nhà trường tiểu học ở Mỹ 61
3 Phương pháp dạy học trẻ tài năng trong nhà trường tiểu học ở Mỹ 71
4 Một số phương hướng vận dụng trong dạy học trẻ tài năng bậc tiểu học
Quan điểm về đào tạo trẻ tài năng ở Việt Nam 82Một số phương pháp vận dụng trong công tác nhận dạng, tìm kiếm và pháthiện tài năng trẻ em ở bậc tiểu học tại Việt Nam 84Một số phương hướng vận dụng cơ bản trong việc xây dựng nội dung dạyhọc, lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức dạy học cho trẻ tài năngtrong nhà trường tiểu học 86
Trang 4MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Nhân loại đang bước vào thế kỷ XXI, thế kỷ của toàn cầu hóa và nềnkinh tế tri thức, trong đó chắc chắn mọi lĩnh vực của đời sống toàn nhân loại,của mỗi cộng đồng và của từng cá nhân sẽ có những thay đổi vô cùng sâu sắc,mau lẹ và diễn ra theo phương thức hoàn toàn mới Trước những cơ hội to lớn
và những thách thức hết sức nghiêm trọng và phức tạp đặt ra trong thiên niên
kỷ mới, nhiều dân tộc, nhiều quốc gia đang ra sức xem xét lại chiến lược pháttriển của mình, dự báo và hoạch định chiến lược ngắn hạn, dài hạn, trong thực
tế nhiều vấn đề đã và đang vượt ra khỏi khuôn khổ của tri thức và lối tư duychiến lược truyền thống
Để hướng tới giải quyết những vấn đề phức tạp đã và sẽ nảy sinh, cácdân tộc đều nỗ lực khai thác tốt nhất các nguồn lực vật chất và tinh thần đểtạo ra xung lực phát triển vượt trội, đột phá trong tương lai Trong tất cả cácnguồn lực đã từng biết tới thì nguồn lực con người, đặc biệt là nguồn lực tàinăng đã và đang trở thành nguồn lực quan trọng, quyết định nhất Kết quảphân tích chiến lược từ nhiều góc độ và trên nhiều lĩnh vực khác nhau đãkhẳng định chắc chắn rằng cuộc cạnh tranh và hợp tác của nhân loại trongtương lai sẽ chủ yếu là cuộc cạnh tranh trên lĩnh vực trí tuệ, tinh thần và do đónước nào dân tộc nào có chiến lược nhân tài tốt sẽ là những quốc gia, dân tộccạnh tranh, hợp tác và phát triển tốt nhất, bền vững nhất
Giáo dục trẻ tài năng được coi là một chương trình chiến lược để tạo ranguồn lực tài năng phục vụ đất nước Đây là môi trường gieo mầm và pháttriển nhân tài trong mọi lĩnh vực khoa học kỹ thuật, nguồn nhân lực này gópphần quan trọng vào sự phát triển của đất nước và giúp cho việc khẳng định vịthế của một quốc gia trên thế giới
Trang 5ở những quốc gia có trình độ khoa học kỹ thuật phát triển cao như Mỹ,quá trình dạy học trẻ tài năng được thiết kế thành một chương trình hoànchỉnh, thống nhất và mang lại hiệu quả cao Những thập niên qua với sự pháttriển mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực đã chứng minh cho sự đúng đắn của cácchính sách phát triển tài năng trẻ của nước Mỹ Quốc gia này đang sở hữu mộtnguồn lực nhân tài vào bậc nhất trên thế giới mà bất cứ quốc gia nào cũngmong muốn có được.
Kết quả các công trình nghiên cứu khoa học cho thấy, để có được độingũ tinh túy này, nước Mỹ đã có những chính sách đầu tư hợp lý để phát triểngiáo dục - đào tạo Quá trình dạy học trẻ em tài năng được tổ chức một cáchkhoa học dựa trên các thành tựu mới nhất của khoa học và công nghệ
Mỗi quốc gia đều tiềm ẩn những tài năng trẻ đầy triển vọng, vấn đề cơbản là cần biết phát hiện và kịp thời bồi dưỡng, tạo điều kiện cho những tàinăng này phát triển Trong rất nhiều những cuộc thi quốc tế về các lĩnh vựcnhư Ôlimpic Toán học, hóa học, sinh học, vật lý, những cuộc thi sáng tạoRôbôcon… chúng ta luôn giành được những huy chương cao quý Điều đócho thấy Việt nam là một trong những quốc gia có tiềm lực trí tuệ to lớn Tuynhiên chúng ta chưa phát huy được tối đa sức mạnh nguồn lực này để phục
vụ cho sự nghiệp phát triển đất nước
Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến
sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo nói chung và giáo dục trẻ em tài năngnói riêng Phát hiện, bồi dưỡng nhân tài là một trong các nhiệm vụ trọng tâmcủa giáo dục Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.( Luật giáo dục 2005)
Quá trình dạy học hướng tới việc tìm kiếm và phát hiện tài năng phải bắtđầu từ khi trẻ còn nhỏ, ở những cấp học đầu tiên Lứa tuổi tiểu học là thời kỳtrẻ bộc lộ rõ nhất những tư chất của mình, do đó để tiến hành dạy học có hiệuquả nhà giáo dục phải đặc biệt chú trọng giai đoạn này
Trang 6Nghiên cứu lý luận và thực tiễn cho thấy, hiện nay ở nước ta quá trìnhdạy học trẻ em tài năng chưa thực sự đạt hiệu quả cao, thực trạng này là donhiều nguyên nhân mang lại: Điều kiện cơ sở vật chất, lý luận và phươngpháp dạy học dành cho trẻ em tài năng còn thiếu, các công trình nghiên cứukhoa học về giáo dục trẻ em tài năng còn hạn chế…
Khắc phục được những khó khăn trên là một công việc khó khăn và phứctạp đòi hỏi phải có sự nghiên cứu và đầu tư thỏa đáng về nhiều mặt Mộttrong những biện pháp tích cực đó là học tập có chọn lọc những kinh nghiệmdạy học của các quốc gia phát triển trên thế giới đặc biệt là những quốc gia đãthành công trong lĩnh vực này
Để góp phần nâng cao hiệu quả của quá trình của quá trình giáo dục trẻtài năng nói chung và bậc tiểu học nói riêng ở nước ta dựa trên cơ sở đã họctập kinh nghiệm của những quốc gia đã thành công về lĩnh vực này như Mỹ,
chúng tôi mạnh dạn chọn nghiên cứu đề tài: “Đặc điểm quá trình dạy học trẻ
em tài năng trong nhà trường tiểu học ở Mỹ và xu hướng vận dụng vào Việt Nam”.
3 Đối tượng nghiên cứu
Đặc điểm quá trình dạy học trẻ em tài năng trong nhà trường tiểu học ởMỹ
4 Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy học học sinh trong nhà trường tiểu học ở Mỹ
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
Trang 7- Nghiên cứu khái niệm tài năng.
- Nghiên cứu các phương pháp chuẩn đoán, tìm kiếm và phát hiện trẻtài năng trong nhà trường tiểu học ở Mỹ
- Tìm hiểu những quan điểm định hướng dạy học trẻ em tài năng trong nhà trường tiểu học của Mỹ
- Nghiên cứu đặc điểm, nội dung, phương pháp và hình thức tổ chứcdạy học trẻ em tài năng trong nhà trường tiểu học ở Mỹ
- Đề xuất một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học trẻ em tàinăng bậc tiểu học ở Việt Nam
6 Cơ sở phương pháp luận của đề tài
Đề tài nghiên cứu dựa trên quan điểm hệ thống và quan điểm lịch sử – lôgic
7 Phương pháp nghiên cứu
Trang 8CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TÌM KIẾM, PHÁT HIỆN VÀ DẠY HỌC TRẺ EM TÀI NĂNG TRONG NHÀ TRƯỜNG
TIỂU HỌC Ở MỸ
1 Một số quan niệm về tài năng và trẻ em tài năng
1.1 Khái niệm về tài năng
Lịch sử phát triển nhân loại cho thấy, thời nào cũng có người tài vàngười tài thời nào cũng có vai trò to lớn trong những bước phát triển nhấtđịnh của xã hội mà họ sống Vì thế từ thời cổ xưa, xã hội đã có những cáchthức nhận dạng và đào tạo tài năng để phục vụ cho lợi ích và sự phát triển của
xã hội đó Ngày nay các quốc gia, các dân tộc đang bước vào thế kỷ XXI với
sự phát triển nhanh chóng tất cả các mặt khoa hoc - kỹ thuật và kinh tế - xãhội Thế giới đang trong tình hình mà cơ chế thị trường đang trở nên phổ biến.Năng suất, chất lượng của lao động con người đang trở thành sức mạnh quantrọng của con người trong xã hội Việc tìm kiếm tích cực những thanh thiếuniên có năng khiếu cao và đào tạo họ trở thành tài năng phục vụ cho sự pháttriển của quốc gia hiện đang là quốc sách của các nước phát triển cũng nhưcác nước đang phát triển trên toàn cầu
Trang 9sống Do sự khác biệt về tư chất nên các em khác nhau về năng lực tự nhiên.Nhưng sự khác nhau đó không lớn đến mức quyết định hoàn toàn sự khácnhau về năng lực của con người trong suốt cuộc đời.
Sự đáp ứng yêu cầu của các năng lực tự nhiên là rất hạn hẹp, trong khi cuộcsống phát triển không ngừng luôn đặt ra những yêu cầu mới cần giải quyết.Chính yêu cầu đó trong cuộc sống đã dẫn đến sự hình thành những năng lựcloại mới ở con người bằng con đường giáo dục đào tạo Những năng lực đượcđào tạo này là loại năng lực được hình thành trên nền tảng của năng lực tựnhiên nhưng là một bậc phát triển cao hơn so với năng lực tự nhiên Các tàiliệu khoa học hiện nay khẳng định rằng, năng lực được đào tạo (hay năng lực
tự tạo) là những phẩm chất của quá trình hoạt động tâm lý tương đối ổn định
và khái quát của con người, nhờ nó chúng ta giải quyết được (ở mức độ nàyhay mức độ khác) một hoặc một vài yêu cầu mới nào đó trong cuộc sống (T1)
Năng lực tự tạo chỉ nảy sinh và quan sát được trong hoạt động giảiquyết những yêu cầu mới mẻ và do đó nó gắn liền với tính sáng tạo Khi đãđược hình thành ổn định, các năng lực tự tạo thường đi vào hệ thống các nănglực tự nhiên Còn các năng lực tự nhiên lại báo trước trong chừng mực nào đó
về năng lực tự tạo của con người khi họ giải quyết những yêu cầu thuộc loạimới
Năng lực con người ( tự nhiên và tự tạo) là hệ thống tiền đề bên trong và bên ngoài của thành tích hoạt động giải quyết những yêu cầu mới
mẻ và xác định của con người Năng lực của con người thường được phân
ra thành các năng lực chung và năng lực chuyên biệt.(T1)
Năng lực (tự nhiên và tự tạo) biểu lộ ở tính nhanh, tính dễ dàng, chấtlượng tiếp nhận và thực hiện hoạt động, ở bề rộng của sự di chuyển, tính mới
mẻ, tính độc đáo của hoạt động giải quyết những yêu cầu mới
Trang 101.1.2 Năng khiếu
*Năng khiếu: Chúng ta đã đề cập đến các thuật ngữ Tư chất, Năng lực,trong ngôn ngữ thường nhật hay trong các tài liệu khoa học cũng như tronghoạt động giáo dục đào tạo chúng ta thường gặp thuật ngữ “năng khiếu”
Nhiều tài liệu khoa học cho thấy: tuy giữa chúng còn nhiều điểm khác biệt, các nhà tài năng học đều có quan niệm chung rằng:
Năng khiếu đó là hệ thống tiền đề bên trong dựa trên những tư chất bẩm sinh di truyền cho phép con người giải quyết được một hay vài yêu cầu nhất định nào đó trong cuộc sống mặc dù chưa được đào tạo.( T1)
Như vậy năng khiếu là một dạng năng lực tự nhiên của con người Mọingười bình thường đều có năng khiếu nhất định Năng khiếu có cơ sở là các tưchất, nhưng tư chất là cái có tính đa dạng, đa hướng và tồn tại ở con ngườingay khi lọt lòng mẹ, còn năng khiếu chỉ bộc lộ sau này trong những hoạtđộng giải quyết những yêu cầu nhất định Năng khiếu không đa dạng, đahướng như tư chất mà thường là năng khiếu trong một lĩnh vực hoạt động cụthể nào đó như năng khiếu tổ chức quản lý, năng khiếu kinh doanh đây thuộcloại năng khiếu chung và các năng khiếu chuyên biệt như năng khiếu âmnhạc, năng khiếu hội hoạ
Sự khác biệt trong năng khiếu cá nhân phụ thuộc vào các thuộc tính thầnkinh cao cấp như cường độ, tính linh hoạt, độ nhạy cảm của qúa trình thầnkinh và do đó nó phụ thuộc vào tính chất, đặc điểm của các quá trình tâm lý
1.1.3 Giỏi
*Giỏi: Thuật ngữ này thường xuyên trong cuộc sống chúng ta bắt gặp
"Giỏi" là thuật ngữ dùng để chỉ mức độ cao của năng lực, chỉ sự lành nghề, sựthành thạo một hoạt động với những kỹ xảo tinh tế hoàn hảo hay sự uyênthâm kinh nghiệm đến mức điêu luyện trong hoạt động đó "Giỏi" là cái docon người tạo ra cho mình chứ không phải do trời phú Trong kỹ thuật, nghệ
Trang 11thuật, nghề thủ công thì khái niệm "giỏi" được hiểu như khái niệm "tàinăng" Theo các nhà khoa học chuyên nghiên cứu về tài năng thì để đào tạomột chuyên gia (người giỏi trong một lĩnh vực) ở bất cứ lĩnh vực nào, nghềnào cũng cần đến một khoảng thời gian tối thiểu là khoảng trên dưới 10 năm.
Những học sinh có năng khiếu cao về một lĩnh vực nào đó thì dễ dàngthành giỏi trong lĩnh vực ấy hơn Tuy nhiên có thể không có năng khiếu caođặc biệt nhưng nếu luyện tập chăm chỉ với lòng say mê cao độ và trong nhữngđiều kiện thuận lợi vẫn có thể trở nên giỏi ở một lĩnh vực, ví dụ như giỏingoại ngữ, giỏi lịch sử, giỏi ngoại giao
Thời gian khoảng 10 năm cũng là thời gian đủ để đào tạo một chuyêngia trong khoa học công nghệ ở Cộng hoà liên bang Đức nhà nước đặt ra học
vị Juniorprofessor để phong cho những nhà khoa học giỏi trẻ tuổi Họ lànhững cử nhân khoa học loại ưu, được làm thẳng tiến sỹ, đã bảo vệ luận ánchuyên ngành loại xuất sắc Các Juniorprofesser được giao đứng đầu mộtnhóm các nhà khoa học chuyên ngành mới hiện đại Như vậy họ không chỉđược phong chức danh khoa học mà quan trọng hơn là các nhà khoa học trẻgiỏi ở nước Đức trong thực tế đã được công nhận là chuyên gia, là người giỏimột chuyên ngành hay một tài năng khoa học công nghệ Tuổi đời của họthường khoảng trên dưới 30 Cũng vào độ tuổi này ở nước ta hiện nay đã một
số người có bằng tiến sỹ chuyên ngành được đào tạo trong nước Bao nhiêuphần trăm số tiến sỹ trẻ này thực sự là chuyên gia trong một ngành khoa họccông nghệ?( T1+T2)
1.1.4 Thiên tài
*Thiên tài: Thuật ngữ thiên tài chỉ mức độ cực cao của năng lực, cho phép con người đạt được những thành tựu vô song trong lịch sử Khác với tài năng, thiên tài dẫn đến những giá trị mới hoàn toàn trên bình diện toàn nhân loại, mở ra thời kỳ mới, một bậc mới của sự phát triển trong một hoặc
Trang 12nhiều lĩnh vực nào đó của loài người, tựa như một mốc son đánh dấu một bậc phát triển mới cao hơn của xã hội con người.( T1)
Nguồn gốc của thiên tài là một bí ẩn lớn đối với khoa học Trong quanniệm dân gian và trong tài năng học thế kỷ XX vừa qua, thiên tài luôn đượcgắn liền với những điều bí ẩn, bất thường, khó làm sáng tỏ
Do tính chất bí ẩn của thiên tài nên các nhà tài năng học ở các nước ít
đề cập đến thuật ngữ thiên tài Chẳng hạn nhà tài năng học hàng đầu của MỹTerman đã dùng thuật ngữ trí tuệ cao thay cho thuật ngữ thiên tài.Theo cácnhà tài năng học, xã hội không thể chủ động nhận dạng trước về thiên tài vàcũng không thể chủ động đào tạo ra các thiên tài Do vậy tài năng học hiện đạikhông đề cập đến việc đào tạo thiên tài
Như vậy rõ ràng là các thuật ngữ tài năng học như: học sinh tài năng,sinh viên tài năng, học sinh giỏi, sinh viên giỏi là thích hợp nhất trong côngtác nhận dạng, tuyển chọn, đào tạo tài năng ở các trường phổ thông và đạihọc, bởi vì tài năng ở học sinh chính là tài năng học tập và học sinh giỏi đượcgọi là học sinh tài năng Mặc dù vậy, hiện nay hầu hết các trường đào tạo tàinăng ở bậc phổ thông nước ta vẫn gọi học sinh của họ là " học sinh năngkhiếu” và đặt tên trường của họ là “Trung học phổ thông năng khiếu hoặctrung học phổ thông chuyên"
1.1.5 Tài năng
Chúng ta đều biết có nhiều hiện tượng trong khoa học nhân văn đượcđịnh nghĩa ít nhiều khác nhau "Tài năng" cũng là một hiện tượng như vậy.Thật ra việc thoả thuận giữa các nhà nghiên cứu về khái niệm tài năng về cơbản luôn bị quy định bởi nền văn hoá, bởi các giá trị và thái độ xã hội cũngnhư cơ cấu xã hội hoá Tuy nhiên lịch sử phát triển khoa học cho thấy, cónhững hiện tượng chưa có định nghĩa một cách khái quát, chính xác và chưađược mọi người thừa nhận vẫn được các nhà khoa học nghiên cứu và ứng
Trang 13dụng Vậy tài năng được hiểu ra sao? Đây còn là một câu hỏi mà sau hàngtrăm năm nghiên cứu, tâm lý học vẫn chưa đưa ra được câu trả lời khái quát
và thống nhất chung một cách tuyệt đối
1.1.5.1 Những định nghĩa tài năng phiến diện (T1)
Thực chất của việc định nghĩa tài năng cũng chính là việc cắt nghĩa vềbản chất và nguồn gốc của tài năng Điều này đồng thời cũng là cơ sở để nhậndạng và đào tạo tài năng Từ việc nghiên cứu, phân tích trên 130 định nghĩakhác nhau về tài năng được đưa ra trong vòng 100 năm qua, các nhà khoa học
đã phân định những định nghĩa ấy thành các loại điển hình sau:
- Định nghĩa dựa vào các yếu tố đã bộc lộ: Đây là định nghĩa dựa vào
các yếu tố đã bộc lộ ra bên ngoài Theo cách định nghĩa này, một người nào
đó được coi là tài năng khi anh ta đã hoàn thành vượt trội một hoạt động nhất định Định nghĩa về người có tài năng kiểu này được vận dụng để lựa
chọn người có tài năng dựa theo những kết quả đã thể hiện ra trong hoạt độngcủa họ Cách định nghĩa này không phục vụ cho công tác đào tạo tài năng, màphục vụ cho việc xác định và đánh giá tài năng để làm cơ sở cho việc khentặng và tôn vinh tài năng
- Định nghĩa dựa vào chỉ số IQ: Kiểu định nghĩa này được nhà tâm lýhọc Mỹ Terman sử dụng với giá trị IQ >= 140 theo Test Standford - Binet,theo đó "một người được gọi là tài năng khi người đó có hệ số trí tuệ bằnghay lớn hơn 140 theo test Standford - Binet" Tuy nhiên khi áp dụng địnhnghĩa loại này, nhiều nhà tâm lý lại dùng các trắc nghiệm trí tuệ khác và ấnđịnh giá trị chuẩn khác với Terman, thường là thấp hơn 140 như ở Terman Ví
dụ, năm 1965, Gowan dùng giá trị chuẩn hạn định là 129 trở lên theo testStandford - Binet Webb (1985) lấy giá trị hạn định là 130 Điển hình trongviệc áp dụng kiểu định nghĩa IQ trong định nghĩa tài năng thể hiện rõ nhất ởđịnh nghĩa tài năng của Bộ giáo dục Anh quốc như sau: " Trẻ em và thanh
Trang 14niên có năng khiếu cao ở lứa tuổi 8-18 là những em khẳng định được về nănglực trí tụê chung vượt trội ở trường học, đã chứng tỏ điều đó qua một test trítuệ (test thông minh) đã thực hiện tự lập đáng tin cậy với kết quả Iq từ 130 trởlên, hoặc trong hoạt động giải quyết công việc của mình đã chứng tỏ một trình
độ phát triển vượt trội rõ ràng và giữ vững như vậy trong nhiều năm, hoặc đưa
ra được một tiên lượng tương đối đáng tin cậy về sự vượt trội trong học tậpcác môn học hàn lâm hay trong âm nhạc, trong thể thao, trong múa hát, haytrong lĩnh vực nghệ thuật, đồng thời tài năng của chúng không phải chỉ quytrước hết vào sự phát triển thể chất" (Vụ Giáo dục và khoa học - 1997).( T1)
- Định nghĩa xã hội: Định nghĩa này dựa trên sự mở rộng quan điểm lýthuyết về tài năng trong mối liên quan với nhiều lĩnh vực Quan niệm này nảysinh trên cơ sở yêu cầu của xã hội về những thành tích vượt trội Loại địnhnghĩa như vậy được gọi là định nghĩa xã hội.( T1)
Theo cách định nghĩa này, người ta cho rằng "một học sinh, sinh viên
có thành tích cao vượt trội trong một lĩnh vực nào đó mà mọi người có thểnhận ra được một cách tổng quát thì được gọi là người có tài năng" (Witty -1965)
- Định nghĩa bách phân: Kiểu định nghĩa này xuất phát từ quan niệmcho rằng có một số phần trăm nào đó của dân số được coi là có tài năng Kháiniệm tài năng ở đây gắn liền với những trẻ em có tiềm năng trí tuệ vượt trộicũng như có năng lực giải quyết nhiệm vụ cao ở trường học, về mặt thành tíchhọc tập chúng thuộc số 15- 20 % xếp thứ hạng từ trên xuống dưới Tuy nhiên,
có bao nhiêu phần trăm quần thể được coi là có tài năng thì không có sự thốngnhất giữa các nhà khoa học.(T1)
- Định nghĩa dựa vào tính sáng tạo: định nghĩa này được hình thànhdựa trên cơ sở phê phán, bác bỏ kiểu định nghĩa thuần tuý chỉ dựa vào chỉ sốthông minh IQ và chủ trương đặt tính sáng tạo làm cơ sở tiên quyết cho việc
Trang 15đánh giá tài năng con người.Theo quan niệm này, nhà nghiên cứu Gowan cho
Trang 16rằng :"Học sinh, sinh viên tài năng là người có tính sáng tạo cao" Theo nhànghiên cứu Mỹ - Terman thường trong 100 người có trí thông minh cao thì có
43 người có trí sáng tạo cao Do vậy chỉ có 43% số này vừa thông minh vừasáng tạo
- Định nghĩa "Thông minh - Sáng tạo": Nhà tâm lý học Lucitô đề xuấtđịnh nghĩa về tài năng dựa vào mô hình trí tuệ, trong đó có định nghĩa về tínhsáng tạo Theo kiểu định nghĩa này "Học sinh tài năng là người có năng lực trítuệ tiềm năng cao biểu hiện trong năng lực sáng tạo, trong tư duy đánh giá cóphê phán ở mức độ cao, hứa hẹn là họ sẽ giải quyết chính những vấn đề củatương lai, thực hiện những đổi mới và đánh giá có phê phán nền văn hoá hiệntại nếu như họ nhận được những điều kiện giáo dục xứng đáng".( T1)
Có thể nhận thấy ngay rằng những định nghĩa trên đây mới chỉ đề cập đếnmột mặt của khái niệm tài năng Để đưa ra được khái niệm đúng và đầy đủcần xem xét chúng trong chỉnh thể thống nhất của nó
1.1.5.2 Những định nghĩa tài năng liên kết phức tạp
- Định nghĩa tài năng của Renzulli(1978):
Lần đầu tiên vào năm 1978, R.S Renzulli và cộng sự đã đề xuất môhình về tài năng Ông gắn mô hình này với yêu cầu thực tế của công tác nhậndạng tài năng trong đó có sử dụng các test cá nhân, test nhóm và các thông tinkhác từ cha mẹ, bạn bè và giáo viên Sau đó Renzulli đã nhiều lần diễn tả bổxung và chuyên biệt hoá mô hình này vào các năm 1980,1984,1986,1988.Ông định nghĩa về tài năng như sau: "Tài năng được tạo bởi sự tương tác của
3 tổ hợp cơ bản các thuộc tính nhân cách: năng lực nhận thức học tập, động
cơ hứng thú và tính sáng tạo Trẻ em tài năng là những em có tổ hợp cácthuộc tính trên dẫn tới sự hoàn thành hoạt động với chất lượng cao"
Định nghĩa về tài năng của Renzulli đã từng được hội thảo về tài năngtoán và khoa học công nghệ vùng châu á- TBD tổ chức tại Tôkyô - Nhật Bản
Trang 17năm 1993 khuyên dùng đối với giáo dục các nước trong vùng Định nghĩa nàycũng được nhiều nhà nghiên cứu ở các nước khác trên thế giới đặc biệt quantâm như Mỹ, Anh, Đức, Nhật Bản Tuy nhiên định nghĩa này của ông đãkhông tính đến yếu tố sinh lý thần kinh của tài năng.
- Định nghĩa tài năng của 2 nhà tâm lý học Đức Wiezerkowski vàWagner (1985): Từ việc phê phán định nghĩa tài năng của Renzulli, 2 nhà tâm
lý học này đã đưa ra một mô hình mới bao gồm các yếu tố: các năng khiếu,động cơ môi trường, tính sáng tạo Trong mỗi yếu tố các ông đã cụ thể hoáthành các thành tố Các năng khiếu bao gồm :
Năng khiếu trí tuệ
Năng khiếu nghệ thuật
Năng khiếu tâm vận
Năng khiếu xã hội
Với sự phân tích cấu trúc nội dung của yếu tố động cơ môi trườngthành các thuộc tính như :
Trang 18làm cơ sở cho việc thiết kế soạn thảo những công cụ đo đạc, nhận dạng tàinăng của con người kể cả tài năng trí tuệ và tài năng chuyên biệt.(T1+ T4)
- Định nghĩa tài năng nhiều yếu tố của Moenk (1985): Moenk là nhàtâm lý học giáo dục của Đức, Ông đã tiếp thu có phê phán các mô hình năngkhiếu cao của các tác giả và cho rằng những cơ sở di truyền của nhận thức vànhững thuộc tính nhân cách của con người là khác nhau Trong cuộc sống vàhoạt động con người bị hạn chế, ức chế hoặc được hỗ trợ khuyến khích từ bênngoài Họ có thể bị cô lập hoặc được hoà nhập trong xã hội, với gia đình, bạn
bè, họ có thể bị nhận định nhầm lẫn là không có năng lực do cách nhận dạngcủa xã hội, do nhà trường chưa tốt hoặc có thể bị nhận định là thiếu ý chítrong trường học Vì vậy, tài năng không chỉ được xét dưới 3 góc độ hay 3thành tố được đặt chông chênh trừu tượng ngoài xã hội như quan niệm củaRenzulli, mà tài năng phải được coi là một cơ cấu mở trong đó bao gồm cảcác yếu tố của môi trường xã hội Moenk đã đưa ra mô hình tích hợp về tàinăng có tên là "mô hình 3 yếu tố phụ thuộc nhau của tài năng" hay "mô hìnhcác yếu tố của tài năng"
Ba yếu tố đó bao gồm: động cơ, các năng lực vượt trội, tính sáng tạo,theo Moenk thì đây chính là 3 yếu tố trụ cột tạo nên tài năng Mô hình tàinăng này có ưu điểm là đã coi "tài năng" như một hiện tượng có cấu trúc mở
ra môi trường xã hội (tức là có nguồn gốc xã hội) chứ không còn đóng kíntrong cấu trúc sinh học và cấu trúc trí tuệ hàn lâm Tuy nhiên mô hình nàycũng chưa làm nổi bật được vai trò của trí thông minh trong hệ thống cácnăng lực vượt trội nên việc đo đạc, đánh giá về trí thông minh bằng test trí tuệtruyền thống không thể hiện rõ trong quy trình nhận dạng tài năng Trongthực tiễn, muốn nhận dạng người có tài năng bao giờ cũng cần phải tiến hànhđánh giá về trí thông minh hàn lâm của họ bằng các test IQ truyền thống nhưmột khâu độc lập với việc đánh giá về các năng lực chuyên biệt khác thông
Trang 19qua trắc nghiệm trường học hoặc qua hoạt động giải quyết những nhiệm vụchuyên biệt cụ thể nào đó Mô hình tài năng của Moenk cũng chưa nhìn nhậnđúng mức về vai trò của xã hội, tức là không đề cao những vai trò của cácchương trình, dự án phát triển tài năng của nhà nước, của toàn xã hội Vàcũng như các định nghĩa tài năng khác nhau dựa trên quan niệm của Renzulli,định nghĩa này cũng bỏ qua yếu tố sinh lý.(T1)
- Định nghĩa về tài năng hiện nay được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam làcủa tác giả PGS-TS Nguyễn Huy Tú Dựa trên cơ sở nghiên cứu các địnhnghĩa khác nhau về tài năng của các nhà nghiên cứu trên thế giới và thực tếứng dụng mô hình cấu trúc tài năng trong những năm vừa qua ở các nhàtrường Việt Nam Tài năng phải được coi là một cơ cấu mở bao gồm khôngchỉ trí thông minh cao, tính sáng tạo cao, động cơ mạnh mẽ và các năng lựcchuyên biệt vượt trội mà còn phải bao gồm các hiệu ứng tâm lý - nhân cách -
xã hội của các quan hệ gia đình, nhà trường, bạn bè và xã hội Tài năng đượcquan niệm như vậy sẽ là một cấu trúc mở bao gồm nhiều yếu tố từ cấp độ sinhhọc đến cấp độ xã hội Tuy tài năng có cơ sở sinh lý thần kinh được di truyềnsong nó phát hiện được là nhờ hoạt động của cá nhân trong những điều kiện
xã hội cụ thể nhất định Tài năng tự nhiên chỉ phát triển thành tài năng thựcthụ khi được xã hội hỗ trợ, thừa nhận và người tài được xã hội tin dùng, nuôidưỡng và đãi ngộ thoả đáng kịp thời
Như vậy, "Tài năng là một tổ hợp thuộc tính được cấu tạo nên do sự tương tác của các tổ hợp cơ bản những thuộc tính của nhân cách là trí thông minh cao, động cơ mạnh và năng lực chuyên biệt vượt trội với hiệu quả tác động của các yếu tố môi trường là xã hội, gia đình, trường học và bạn bè Người tài năng là người có được những tổ hợp thuộc tính trên đây làm tiền đề cho sự hoàn thành có chất lượng cao những hoạt động của mình trong xã hội và vì xã hội".( T1)
Trang 201.2 Khái niệm trẻ tài năng theo quan điểm của các nhà khoa học Mỹ
Nước Mỹ mãi đến thế kỷ 19 mới chú ý đến vấn đề giáo dục học sinhtài năng cho đến năm 1920 đã có tới 2/3 các thành phố lớn của Hoa Kỳ đãthực hiện chương trình giáo dục học sinh giỏi, học sinh tài năng Trong suốtthế kỷ 20 giáo dục học sinh giỏi học sinh tài năng đã trở thành một vấn đề củanước Mỹ Hàng loạt các tổ chức và các trung tâm nghiên cứu bồi dưỡng họcsinh giỏi, học sinh tài năng ra đời: Mensa (1946) The American Associationfor the Gifted (1947); The National Association for the Gifted (1953) Năm
2002 có 38 bang của Hoa Kỳ có đạo luật về giáo dục học sinh giỏi, học sinhtài năng trong đó có 28 bang có thể đáp ứng đầy đủ cho việc giáo dục họcsinh giỏi, học sinh tài năng
Khái niệm học sinh tài năng ở Mỹ được định nghĩa theo nhiềucách khác nhau:
Luật bang Georgia định nghĩa như sau: Học sinh tài năng là học sinhchứng minh được trí tuệ ở trình độ cao hoặc có khả năng sáng tạo, thể hiệnmột động cơ học tập mãnh liệt hoặc đạt xuất sắc trong lĩnh vực lý thuyết khoahọc Đó là người cần một sự giáo dục đặc biệt và sự phục vụ đặc biệt để đạtđược trình độ tương ứng với năng lực của người đó.(T3)
Theo Clak 2002 ở Mỹ người ta định nghĩa học sinh tài năng đó lànhững học sinh trẻ tuổi có dấu hiệu về khả năng hoàn thành xuất sắc côngviệc trong các lĩnh vực như trí tuệ, sự sáng tạo, nghệ thuật, khả năng lãnh đạohoặc trong lĩnh vực lý thuyết khoa học Những người này đòi hỏi sự phục vụ
và các hoạt động không theo trường lớp thông thường nhằm phát triển hếtnăng lực của họ.(T3)
1.3 Bồi dưỡng và đào tạo trẻ tài năng
Tài năng con người có thể bồi dưỡng, đào tạo được hay không, đó làmột câu hỏi được đặt ra từ khá lâu và được tranh luận tiếp tục trong suốt hàng
Trang 21thế kỷ qua Sự trả lời câu hỏi trên phản ánh quan điểm của các học giả tronglĩnh vực này Trong khoa học có nhiều quan điểm khác nhau về sự phát triểncủa tài năng:
Thuyết phát triển nội sinh, thuyết phát triển ngoại sinh, thuyết hội tụ,thuyết Mác-xít Thuyết Mác-xít đã chỉ ra rằng con người không phải là kháchthể thụ động của những yếu tố phát triển của nó và nhân cách cũng như mọithuộc tính cấu tạo nên nó không phải là kết quả cơ học của di truyền bẩmsinh, của môi trường hay của sự phát triển chung của cả 2 yếu tố đó Theothuyết này, con người tự tạo ra nhân cách của mình và chủ yếu là bằng hoạtđộng tương tác tích cực với các điều kiện sống bên ngoài của môi trường tựnhiên và xã hội xung quanh họ Nhưng các điều kiện này không tác động trựctiếp mà tác động gián tiếp thông qua hoạt động của cá nhân làm hình thànhnên nhân cách và từng thuộc tính của nhân cách đó
Điều kiện môi trường, trước hết là môi trường giáo dục (theo cả nghĩarộng và nghĩa hẹp) có vai trò thực sự tích cực và sáng tạo trong sự phát triểncủa nhân cách Nhiệm vụ chủ yếu của giáo dục (theo nghĩa hẹp) là tổ chứcmọi điều kiện phát triển (nhà trường và phi nhà trường) sao cho trẻ em có thểtiếp thu và thực hiện các hoạt động giải quyết những yêu cầu thực tiễn muônmàu, muôn vẻ được đặt ra để hình thành nhân cách nói chung (cũng như từngthuộc tính của nó nói riêng) cho phù hợp với mục đích giáo dục do xã hội đềra
Như vậy, từ những trình bày trên đây, có thể nói rằng : là một thuộctính của nhân cách, tài năng mang đặc tính của nhân cách và có thể giáo dụcđào tạo được Các nhà giáo dục ở Liên bang Nga những năm cuối thập kỷ 80của thế kỷ trước đã quan tâm rất nhiều đến vấn đề này Họ cho rằng trongnhân dân có rất nhiều tài năng, và tài năng không phải tự nhiên có được màchính là do con người tạo ra Sở dĩ xã hội thiếu tài năng là vì nhà trường và xã
Trang 22hội không đặt ra nhiệm vụ đào tạo tài năng hoặc có đặt ra nhưng chưa đào tạo đúng mà thôi.
Theo quan niệm và kinh nghiệm hơn 30 năm đào tạo tài năng, tiến sỹVolkow cho rằng về nguyên tắc, đào tạo tài năng là không khó, chỉ cần mỗitrường biết tạo ra những điều kiện để học sinh thử sức nhiều lần trong nhữnghoạt động độc lập, sáng tạo khác nhau Từ những kinh nghiệm của mình, cácnhà giáo dục Nga cũng thấy rằng để đào tạo một chuyên gia giỏi trong mọilĩnh vực chúng ta cần một khoảng thời gian tương đương nhau vào khoảngtrên dưới 10 năm Bắt đầu bồi dưỡng tài năng càng sớm thì người tài xuấthiện càng sớm Hiện tượng một số em tốt nghiệp tú tài, thậm chí là nhận bằng
cử nhân ở độ tuổi 13 - 14 ở Nga, Mỹ và các nước khác hiện nay chính là kếtquả của giáo dục đào tạo
Các nhà giáo dục Đức cho rằng, bồi dưỡng tài năng trước hết là hìnhthành ở học sinh những đặc điểm và thuộc tính nhân cách như nhu cầu vàhứng thú trí tuệ, mức độ nhu cầu, tính nhạy cảm, trí tưởng tượng và khả nănglàm việc tốt trong thời gian hạn định và khả năng cộng tác Theo kinh nghiệmcủa họ thì bồi dưỡng tài năng có nghĩa là: làm bộc lộ nhu cầu trí tuệ và khátvọng thực hiện nhu cầu đó; tạo được mục đích riêng và theo đuổi nó một cách
có trách nhiệm; hình thành hệ giá trị bên trong; tận dụng được sự mẫn cảmtrong sự phát triển để gắn kết vào mục đích và hệ giá trị bên trong nó
Từ thực tiễn trên về công tác đào tạo, dạy học trẻ tài năng các nhà khoa
học đã đưa ra kết luận: Đào tạo, bồi dưỡng trẻ tài năng không phải là truyền thụ có tính áp đặt những tri thức kỹ năng mà đơn giản là tạo cơ hội cho học sinh có năng khiếu cao thể hiện tài năng bằng các hoạt động bổ sung, nâng cao, trong đó các em được động viên, khuyến khích, hỗ trợ để đương đầu với những thử thách ngày càng cao trong học tập hay luyện tâp.( T1)
Trang 232 Những cơ sở lý thuyết của việc lựa chọn và dạy học trẻ em tài năng trong nhà trường Tiểu học ở Mỹ
2.1 Những tiền đề lịch sử của phương thức dạy học trẻ em tài năng trong nhà trường tiểu học ở Mỹ
Hệ thống tìm kiếm và dạy học trẻ em tài năng ở Mỹ được phát triểnmạnh mẽ dưới những ảnh hưởng của các chính sách giáo dục quốc gia Sựquan tâm đến vấn đề tìm kiếm và dạy học cho trẻ tài năng xuất hiện ở Mỹ vàogiữa Thế kỷ XIX Đây là sáng kiến của một nhân viên hậu cần trong trườngphổ thông của thành phố Xanh - Lu - I tên là WILLIAM KHALIC vào năm
1868 Trong các nhà trường lúc đó chương trình hỗ trợ cho "những học sinhnhanh nhẹn" với tên gọi là "góp phần tăng tốc" đã được thực hiện Những yếu
tố đầu tiên của cuộc thử nghiệm được áp dụng rộng rãi ở Mỹ nhằm mục đíchphát hiện khả năng và sự phát triển trí tuệ của công dân ở các lứa tuổi
Chính phủ liên bang của Mỹ dành sự chú ý đặc biệt đến vấn đề tàinăng Trong báo cáo của chính phủ Mỹ năm 1954 về "Dự trữ nguồn tài năngcủa Mỹ" đã nhấn mạnh rằng: "Sự tiến bộ của quốc gia Mỹ, sức mạnh kinh tếquân sự phụ thuộc trước hết vào bộ phận làm việc bằng đầu chứ không phảibằng tay của dân tộc" (T1)
Đầu Thế kỷ XXI, Mỹ đã chứng minh sự đầu tư vào con người ngàycàng đóng vai trò quyết định trong việc đảm bảo các ưu thế cạnh tranh của đấtnước ở trình độ quốc gia cũng như là trên thế giới Sự phát triển của nền giáodục Mỹ trong những năm gần đây ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự hình thành nềnkinh tế cơ bản - trí tuệ của con người Trong báo cáo kinh tế của Tổng thống
Mỹ B.Clintơn tại hội nghị năm 1999 đã thẳng thắn chỉ ra rằng "chính nền giáodục là chiếc chìa khoá mở ra sự phồn vinh trong tương lai của đất nước".(T5)
Nền giáo dục ở Mỹ được coi là lĩnh vực thuộc thẩm quyền của cácbang và chính quyền địa phương Cho đến nay ở Mỹ có 50 hệ thống giáo dục
Trang 24khác nhau ở các bang Trong mỗi bang có một cơ quan quản lý nền giáo dụccủa mình Chính điều này tạo nên sự khác biệt và những đặc trưng riêng củamỗi khu nhưng vẫn trong giới hạn do Luật giáo dục quy định Hiện nay ở Mỹ
có khoảng 15 ngàn trường phổ thông đang hoạt động Quyền hạn của chínhphủ Liên bang chỉ giới hạn trong vấn đề cung cấp kinh phí giáo dục đảm bảo
sự bình ổn trong xã hội của đất nước Mỹ Tuy nhiên có thể nói giáo dục làmột lĩnh vực được quan tâm hàng đầu ở Mỹ Đây là lĩnh vực được đầu tư cao
và nó luôn chiếm một vị trí đáng kể trong các chương trình vận động tranh cửqua các đời tổng thống
Vấn đề dạy học trẻ em có năng khiếu cao để phát triển thành tài năng ở
Mỹ được quan tâm đặc biệt nhưng nó không tách rời khỏi quá trình dạy học ởcác nhà trường Tiểu học của Mỹ nói chung Vấn đề là ở chỗ ngay trong quátrình dạy học tại các lớp thông thường họ đã có những phương thức giảng dạygiúp học sinh tài năng có thể phát huy đuợc năng lực của bản thân và khẳngđịnh đẳng cấp riêng của mình giữa những học sinh bình thường Không cần
sự tách biệt một cách rõ rệt thành trường chuyên, trường năng khiếu như ởViệt Nam nhưng tài năng không bị thui chột mà vẫn có thể toả sáng Cách màcác trường Tiểu học ở Mỹ lựa chọn để dạy học trẻ tài năng và trẻ có năngkhiếu cao đó là dạy học cá nhân hoá ngay trong các lớp học, trong các trườngtiểu học thông thường và có sự thống nhất để tạo thành một hệ thống giữa cáccấp học, lớp học ở Mỹ, cha mẹ có thể lựa chọn cho con mình theo học tại cáctrường công lập hoặc dân lập Tại các trường công lập trẻ em có thể theo họcmiễn phí 12 năm Tuy nhiên ở Hoa kỳ không có một hệ thống giáo dục chungthống nhất cho mọi lứa tuổi như ở Việt Nam hay ở Nga, chương trình giáodục ở các thành phố khác nhau và ở các bang cũng khác nhau Các bang cóthể tuỳ vào vào thực tế để lựa chọn môn học phù hợp tuy nhiên vẫn phải căn
cứ vào các yêu cầu chung của nhà nước do Bộ giáo dục ban hành.( T6)
Trang 25Trong các trường công cũng như trường tư ở Mỹ cũng có các lớpchuyên sâu về một môn nào đó thường xuyên được thực hành theo chươngtrình riêng, mức độ tài năng được đánh giá theo kết quả của Test StandartAchivement ở Mỹ không có hệ thống đánh giá chung của toàn quốc gia, tạimột số trường thì áp dụng thang điểm số, một số trường lại áp dụng thangđiểm chữ Do các trường công lập hoạt động do nhà nước cung cấp kinh phínên các trang thiết bị và phương tiện phục vụ cho học tập hạn chế hơn hẳn cáctrường tư thục huy động được sự đóng góp của gia đình học sinh ở cáctrường tư mỗi năm cha mẹ học sinh phải trả từ 2 - 10 ngàn đô la mỗi năm trênđầu 1 học sinh vì vậy các trường có điều kiện thuê giáo viên giỏi và trang bịcho lớp học tốt hơn Hầu hết trẻ tài năng của Mỹ đều được trưởng thành từnhững trường tiểu học tư thục, nơi trẻ có điều kiện thuận lợi hơn để học tập vàtiếp cận được tri thức.
Phân tích các tài liệu tâm lý - giáo dục ở Mỹ cho phép xác định mộtloạt các tiền đề lý luận chỉ ra việc tổ chức có hiệu quả quá trình dạy các họcsinh tài năng ở các lớp dưới của Mỹ Tại đây trong nhiều năm đã áp dụng hệthống giáo dục chung được xây dựng trong việc tìm kiếm cá nhân, chọn lọc
và tính đến yếu tố bẩm sinh của mỗi học sinh khi mới bắt đầu vào học cũngnhư trong quá trình học tập của cá nhân học sinh đó sao cho phù hợp vớinhững tư chất được bộc lộ Từ đó tạo ra những điều kiện thuận lợi để pháttriển khả năng và tài năng của mỗi học sinh Khi dạy cho học sinh tài năngcần tính đến sự kế thừa giữa các khâu của quá trình giáo dục Mỹ
Giáo dục Tiểu học có vị trí vô cùng quan trọng vì nó chính là giai đoạnđặt nền móng của tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, chủ yếu không chỉ xác định tínhchất sau này của việc dạy học mà cả đường đời của mỗi cá nhân học sinh.Trường tiểu học có mối liên hệ chặt chẽ với các bậc học tiếp theo của thanggiáo dục,
Trang 26phát hiện được những đặc điểm học tập ở bậc tiểu học nghĩa là hiểu đượcnhiều đặc điểm của toàn bộ hệ thống giáo dục Trường tiểu học ở Mỹ là hiệntượng độc đáo với hàng loạt những nét khác biệt với các trường tiểu học ở cácnước phát triển khác trên thế
giới
Đã rất nhiều năm việc dạy cho trẻ em tài năng tại các trường tiểu họckhông được chú ý quan tâm đúng mức Trước những năm 50 của thế kỷ XIX
có 3 môn học truyền thống của trường tiểu học (còn gọi là trường sơ cấp) ở
Mỹ có vai trò quan trọng bậc nhất là làm toán, đọc, viết với sự tái tạo lạinhững dữ liệu sẵn có là cơ bản Phân tích nguồn gốc chỉ ra sự thay đổi cănbản trong quan niệm về giáo dục tiểu học diễn ra trong khoảng thời gian từ
1870 - 1920 Điều đó liên quan đến việc thông qua những đạo luật bắt buộc
về việc học tập ở bậc tiểu học Thời kỳ này số học sinh tăng lên hơn 2 lần vàchương trình dạy học cũng được mở rộng Các đề tài thực hành gắn liền vớiđời sống cá nhân và đời sống xã hội được đưa vào giảng dạy Các nghiên cứucủa các nhà bác học Châu Âu đã tạo điều kiện xem xét lại các nguyên tắc dạyhọc tiểu học I.F Robert ( 1776 - 1841) đề nghị tính đến quyền lợi của trẻ emtrong quá trình dạy học và thiết lập mối liên kết giữa các môn học Những ýtưởng của Ph.Phơrebel (1782 - 1852) về tự hiện thực hóa nhân cách đứa trẻtrong quá trình tham gia tích cực vào hoạt động nhóm và ý tưởng của MariaMongtexoro (1870 - 1952) về cá thể hoá việc dạy học và thích nghi với việchọc tập tích cực có ảnh hưởng lớn đến ý tưởng giáo dục của nước Mỹ Vai tròđáng kể trong việc thay đổi luận thuyết về dạy học tiểu học thuộc về Đơruyi(1859-1952) và những người kế nghiệp đã thống nhất vào khuynh hướng
"Giáo dục tiến bộ" trong đó trình bày quan niệm lý thuyết dạy học Vào năm1896,Ông đã thành lập trường tiểu học thực nghiệm dành cho lứa tuổi này và
cố gắng thể hiện lý luận của mình và trình bày dạng dạy học mới Trẻ em
Trang 27nhau thuộc nhiều lĩnh vực đa dạng tiến bộ Dạy học không còn mang tính táihiện những dữ liệu một cách máy móc mà gắn vào hoạt động thực hành, vào
"việc làm" Nhà khoa học này đặc biệt nhấn mạnh nguyên tắc dạy học cơ bản
là "dạy bằng cách làm"
Những tiến bộ mới trong lý luận dạy học bậc tiểu học nói chung cũngtác động to lớn tới dạy học trẻ tài năng Hơn lúc nào hết dạy học trẻ tài năngcần được chú trọng bởi các nhà khoa học Mỹ đều khẳng định đây là giai đoạn
vô cùng quan trọng cho tài năng bộc lộ và phát triển
ở Mỹ có nhu cầu rất lớn về những người có đầu óc sáng tạo, không mộtdòng người nhập cư, không sự tìm kiếm riêng nào có thể thoả mãn nhu cầunày ở đâu có thể tìm được những con người sáng tạo nếu như không phải là ởtuổi ấu thơ Chính sự tìm kiếm, phát hiện và bồi dưỡng cho trẻ từ lúc nhỏ thìmới có thể tạo ra một lực lượng tài năng đầy sáng tạo Chính tài năng của trẻ
em đòi hỏi phải có chương trình được vạch ra với mục tiêu rõ rệt có sự đảmbảo Cần nhận thức rõ một điều là những trẻ em như vậy chính là "tinh hoacủa dân tộc", là kho tàng quý giá nhất, trẻ em tài năng được coi là niềm hyvọng của nước Mỹ hiện đại
Những nhà tâm lý học, giáo dục học có tên tuổi của Mỹ (Renzullin,Ginfo ) không cho rằng làm việc với trẻ em tài năng, xây dựng cho chúngnhững ngôi trường đặc biệt, tạo cho chúng những chương trình đặc biệt đó là
đã tạo nên tinh hoa mà đó chỉ là góp phần thúc đẩy tài năng, thể hiện sự trântrọng đối với điều hiếm có của con người, điều không lặp lại ở mỗi conngười
Rõ ràng là ở Mỹ sự chú ý phát triển tiềm năng của trẻ em được chútrọng và sự quan tâm đặc biệt dành cho vấn đề dạy dỗ trẻ em tài năng, tạođiều kiện cho tiềm năng đặc sắc của trẻ em tài năng được phát triển
Trang 28Chính sách nhà nước có mục tiêu rõ rệt của Mỹ đảm bảo cho điều đóđược thực hiện ở mức độ cao Hàng năm ngân sách chi cho giáo dục ở Mỹ là6,9% tổng thu nhập quốc dân trong đó chi cho giáo dục tiểu học và trung học
là 3,9% - 4% Ngân sách chi cho giáo dục ở Mỹ cao gấp 165 lần so với chiphí ở nước Nga và càng không thể so sánh với Việt Nam Sự đầu tư cao đảmbảo cho giáo dục có chất lượng cao hơn Đối với dạy học cho trẻ em tài năngtrong các nhà trường tiểu học thì sự đầu tư kinh phí giúp cho học sinh có điềukiện tiếp thu được nhiều hơn, đa dạng hơn những tri thức thông qua sự hỗ trợcủa phương tiện kỹ thuật hiện đại
Một trong những yếu tố giữ vai trò quan trọng hàng đầu giúp cho quátrình dạy học học sinh tài năng có hiệu quả ở Mỹ đó là phương thức dạy học
cá nhân hoá và phân hoá Dạy học cá nhân hoá có vai trò đặc biệt xét trênquan điểm hiện đại hoá trường học và trước tiên là sử dụng những khả năngcòn tiềm ẩn trong học sinh cũng như trong việc phát triển năng khiếu và tàinăng của họ.(T6)
Việc nghiên cứu những tư liệu chính thức và chương trình chính giànhcho trẻ em tài năng cho phép khẳng định: Dạy học như một quá trình cá nhânhoá, phần lớn dựa vào việc tự học có tính đến năng lực và quyền lợi của họcsinh ở Mỹ Xác định cơ cấu và tổ chức của toàn bộ quá trình học tập và giáodục, quy định cả việc hiện đại hoá hình thức và phương pháp dạy học bậcTiểu học
2.2 Dạy học trẻ tài năng với hình thức dạy học phân hoá trong trường tiểu học ở Mỹ
* Dạy học "cá nhân hoá":
ở Mỹ khái niệm "cá nhân hoá" hoạt động dạy học thường bao hàm bất
kỳ hình thức và phương pháp nào tính đến những đặc điểm cá nhân của họcsinh trong đó có cả những học sinh tài năng
Trang 29Dạy học cá nhân hoá đôi khi được xem như chiến lược dạy học Theoquan điểm của nhà bác học Mỹ Gronlunda, điều này được thể hiện trongnhững dạng sau:
1 Từ biến dạng tối thiểu trong giao tiếp nhóm đến dạy học độc lậphoàn toàn
2 Thay đổi nhịp độ, mục tiêu, phương pháp dạy học, nội dung dạy học
và đòi hỏi về kết quả học tập
3 áp dụng dạy học cá nhân hoá với tất các môn học
Vấn đề dạy học "cá nhân hoá" ở Mỹ đã được xem xét lại trong vòng
100 năm trở lại đây Khuynh hướng chủ đạo trong các vấn đề lý luận chính là
cơ sở của dạy học cá nhân hóa và tự học của học sinh trong quá trình giáo dục
và dạy học (T5 + T6)
Trong nửa đầu thế kỷ XX, vị trí của những nhà giáo dục học thuộc pháigiữa luôn được nâng cao Đơruyi ủng hộ cho khuynh hướng giáo dục thựchành, ông đề nghị giải quyết các nhiệm vụ của cách dạy học này bằng sự pháttriển toàn diện của đứa trẻ Trẻ em đó là sự khởi đầu, là trung tâm và cũng làđoạn kết của tất cả Theo quan điểm của nhà bác học Mỹ Ađam nội dung cầnđược xem xét từ phía học sinh chứ không phải từ phía người dạy Cũng cầnnhận thấy là trong giai đoạn trước đó việc dạy học chỉ đảm bảo cho con emcủa giai cấp giàu có bằng phương pháp cá nhân hoá thì nay đã được mở rộng.Mục tiêu phát triển tối đa của tất cả trẻ tài năng được thừa nhận là mục tiêuhàng đầu Theo quan điểm của các nhà giáo dục học Mỹ (Gơronlanđo,Evanxo ) khả năng cá nhân hoá dạy học đã được mở ra cùng với sự phát triểncủa phương tiện kỹ thuật và sự phổ biến của vi tính vào quá trình học tập Cánhân hoá dạy học được quy định bởi sự khác biệt lớn của những phẩm chấthọc sinh mà kết quả học tập phụ thuộc vào những phẩm chất ấy ở đây baogồm cả trình độ kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, kỹ năng học tập và năng khiếu
Trang 30Ngoài ra cũng cần tính đến những đặc điểm và trạng thái khác nhau ở mỗi họcsinh, chúng luôn hoặc nhất thời có ảnh hưởng đến những học sinh đó vàchúng được tính đến trong những trường hợp cá biệt.
Vì dạy học cá nhân hóa đòi hỏi sự chú ý đến những đặc điểm nêu trênnên mục đích dạy học đặc thù của nó thể hiện ở chỗ để hoàn thiện kiến thức,
kỹ năng, kỹ xảo của học sinh, hiện thực hoá chương trình học tập bằng cáchnâng cao trình độ kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo nói riêng, chuyên sâu và mởrộng kiến thức cho học sinh, xuất phát từ lợi ích và những khả năng đặc biệtcủa học sinh bằng phương pháp "cá nhân hoá" Mục tiêu phát triển củaphương pháp "cá nhân hoá" được thực hiện trong việc hình thành và phát triển
tư duy lôgic, kỹ năng lao động học tập dựa vào sự phát triển gần đây nhất củahọc sinh
Hiện nay "cá nhân hoá" dạy học trong các trường phổ thông của Mỹdựa trên cơ sở của lý luận dạy học nhằm đạt được các mục tiêu hoặc dạy họclành nghề Điều cốt lõi của lý luận này là hệ thống giáo dục mà thực hiện nó
sẽ cho phép tất cả các học sinh thực hành được các mục tiêu học tập Blumcho rằng :"Con đường cơ bản của cá nhân hoá là con đường lựa chọn học sinhtheo khả năng trí tuệ vào những kiểu trường và lớp khác nhau" Sự thích ứngnhanh việc học tập với trình độ phát triển của mỗi học sinh nhờ sự giúp đỡcủa phương pháp dạy học "cá thể hoá" được thừa nhận là rất quan trọng tronglập luận của một nhà giáo dục khác là Ganê Ông cũng cho rằng để đạt đượcmục tiêu dạy học "cần phải chú ý đến trình độ học sinh đã đạt được và hướngdẫn một cách chi tiết hoạt động học của học sinh đó".(T1)
Có thể nói dạy học phân hoá ở Mỹ được tiến hành khá phổ biến trongcác trường tiểu học trên khắp nước Mỹ Đây là một cách góp phần đào tạo nênrất nhiều thế hệ người tài cho quốc gia phát triển vào bậc nhất thế giới này
Song song với việc nâng cao trình độ đào tạo chung cho toàn thể học
Trang 31sinh thì quan điểm dạy học phân hóa vẫn được duy trì và củng cố Trongkhoảng thời gian từ thế kỷ XIX - XX, ở Mỹ đã hình thành và phát triển mạnglưới trường tiểu học và thực hiện phân hoá dạy học Đặc điểm nổi bật của cáctrường này là chương trình học tập đa dạng Đây cũng là điểm đặc thù của cáctrường tiểu học Mỹ trong quá trình dạy học cho trẻ em tài năng Sự phân hoátrong dạy học là một trong những cách để giải quyết vấn đề dạy trẻ tài năng.Phương pháp này giúp loại bỏ sự cào bằng tồn tại trong học tập có xu hướng
"trung bình hoá" con người
Yêu cầu chú ý đến đặc điểm riêng của trẻ, phát huy tiềm năng sáng tạocủa chúng và năng khiếu của chúng là một trong những yêu cầu của dạy họcphân hoá Hiện nay tính chất của sự phân hoá này có nhiều thay đổi Việc chútrọng đặc biệt dành cho sự phân hoá theo năng lực Tất cả học sinh trong lứatuổi từ 7-16 phải học 1 trong 10 cấp độ Trong mỗi nhóm tuổi có thể nghiêncứu tài liệu của môn học ở mỗi cấp độ khác nhau Trẻ em tài năng có khảnăng học tập ở những cấp học cao nhất Ngoài ra còn 20% thời gian trẻ có thểdành cho việc nghiên cứu các môn học phù hợp với sở thích và nhu cầu đặcbiệt của chúng, tạo điều kiện chuyên biệt hoá học tập Mỗi một phần củachương trình học tập đều được đặt ra với những mục tiêu phù hợp với trình độnày hoặc trình độ khác Tại mỗi bang khác nhau quy định số lượng cấp độ dạyhọc khác nhau Học sinh tuỳ theo mức độ tài năng của mình để chuyển lêncấp trên một cách nhanh hay chậm Một chuyên gia nổi tiếng trong lĩnh vựctài năng là Casepơlan nhận xét rằng : "chương trình học tập đặc biệt cho trẻtài năng" cần phải phản ánh những đặc điểm phân biệt giữa các em với nhữngbạn có năng khiếu trung bình cùng độ tuổi Như vậy có bao nhiêu điểm đặcbiệt thì có bấy nhiêu dạng phân hoá trong dạy học Nhưng các nhà nghiên cứukhác nhau đã miêu tả khác nhau những đặc điểm của trẻ tài năng và tính chấtbiểu hiện của những đặc điểm đó Số lượng đặc điểm tương đối lớn, các dạng
Trang 32phân hoá ít hơn rất nhiều so với những đặc điểm đó thậm chí còn ít hơn cácdạng tài năng của trẻ Đa số các nhà nghiên cứu đều gặp nhau ở chỗ : Sự phânhoá trong dạy học cần được xây dựng dựa trên những đặc điểm cơ bản và chủđạo của trẻ tài năng Bao gồm: trình độ phát triển cao của tư duy, tính độc lập,không ỷ nại, ham muốn chỉ huy
ở Mỹ có hàng loạt các loại hình dạy học phân hóa hướng vào dạy họccho trẻ em tài năng trong các độ tuổi Chúng ta chủ yếu xem xét một sốkhuynh hướng dạy học trẻ em tài năng ở những lớp dưới Cụ thể có nhữngdạng phân hoá theo các tiêu chí sau:
1 Phân hoá theo thành tích trong học tập (mức độ thành công trong học tập): Phân hoá theo phương án này được xem là đơn giản nhất của sự phân
hoá Nhiều giáo viên vẫn giữ quan điểm của mình và luôn khẳng định "trẻ emtài năng đó là những đứa trẻ thành công trong học tập (học sinh xuất sắc)" Từ
đó xuất hiện việc xếp những học sinh giỏi vào một lớp, những em trung bìnhvào một lớp và những học sinh yếu vào một lớp thứ ba Nếu nhận xét kháchquan thì nhìn nhận trên đây cũng có cơ sở của nó vì về cơ bản nó đã đưa ratiêu chí rõ ràng song cũng nảy sinh một vấn đề Khi dạy học phân hoá theocách này các nhà giáo dục đã dựa vào "cái đã được học" để đánh giá năng lựccủa trẻ trong khi người đối lập quan điểm này là các nhà tâm lý học, giáo dụchọc lại hướng tới "cái đang học" Tuy nhiên "cái đang học" lại rất khó để đưavào chẩn đoán Thành tích học tập tự nó vẫn chưa phải là yếu tố đảm bảo chonhững năng lực trí tuệ cao Điều này đã đưa các nhà nghiên cứu đến ý nghĩcần thiết phải tìm kiếm sự liên kết những đặc điểm nhân cách nào đó chứngminh được trình độ năng khiếu chung, từ đó có thể xây dựng phương án cáthể hoá theo mức độ năng khiếu chung.(T6)
2 Phân hoá theo năng lực chung:
Dạng phân hoá này trong dạy học nó được thể hiện ở cách hiểu liênquan đến năng lực chung của học sinh Điều cốt yếu của quan điểm dạy học
Trang 33này là ở hệ thống kiểm tra Test Kết quả của quan điểm này là nhiều trường
Trang 34chuyên dành cho trẻ em tài năng đã được thành lập Luận điểm cơ bản củaquan điểm phân hoá này dựa trên ý tưởng rất đơn giản " Sự khác biệt về chấtcủa trẻ em tài năng so với những đứa trẻ bình thường cùng lứa tuổi cũng lớnnhư sự khác biệt giữa những đứa trẻ tài năng với những đứa trẻ kém phát triển
về trí tuệ Bởi vì có trường dành cho trẻ thiểu năng thì cũng cần có trườngdành cho trẻ tài năng" Về quan điểm dạy học phân hoá này đã được các nhàgiáo dục học Mỹ (E.Biono, Xixco) phân tích và chỉ ra một số khiếm khuyết:khái niệm chung " tài năng" chưa rõ ràng, độ tin cậy của phương pháp luận vềđồng nhất tài năng chưa đầy đủ và điều quan trọng nhất về mặt thực tiễn làhoàn toàn thiếu những lý luận thoả đáng về sự dự báo phát triển của tài năng.(T6)
3 Phân hoá theo chuyên môn: Dạy cho trẻ em tài năng
Ý tưởng về các trường chuyên tương đối phổ biến trên toàn thế giới,mặc dù còn nhiều vấn đề cần phải khắc phục vẫn chưa được tìm ra hoặc rấtkhó để khắc phục Cơ sở lý luận của quan điểm dạy học này là lý luận chưađánh giá hết quan niệm về tài năng như : Liên kết đặc điểm cá nhân, phủ nhậnkhả năng xác định mức độ tài năng chỉ dựa vào đặc trưng về chất của tài năng
đó Trẻ "tài năng" được xếp vào nhóm "mạnh" trong dạy học Chương trìnhhọc có thể đưa ra những yêu cầu cao hơn so với các nhóm còn lại Sự phânhoá mang những đặc trưng riêng tạo cho quá trình dạy học trong nhà trườngtiểu học ở Mỹ nói chung và qúa trình đào tạo trẻ tài năng trong nhà trườngtiểu học nói riêng mang tính cá biệt so với các môi trường dạy học của cácnước trên thế giới Trong giới hạn của mỗi bộ môn khi áp dụng dạy học phânhoá có thể lựa chọn các phương án và vấn đề khác nhau tuỳ theo năng lực vànhu cầu của những nhóm học sinh nhất định Trong những năm gần đây nhằmmục tiêu nâng cao hệ thống định hướng, ở Mỹ đã xuất hiện khuynh hướnghọc tập của các nhóm trẻ "cơ động" với những khả năng hỗn hợp Học sinh cóthể tạm thời tập hợp thành lớp, giải tán và thành lập lớp mới theo yêu cầu của
Trang 35bài học, môn học hoặc sở thích cá nhân và cũng có thể sử dụng phương phápđược chú ý nhiều nhất là thành lập các nhóm hoặc cá nhân
Trong hệ thống giáo dục của Mỹ có rất nhiều kiểu trường lớp khácnhau cho học sinh tài năng Ví dụ "các trường từ tính", "các lớp học danh dự",
"trường học không chia độ", "các lớp học học hỗn hợp" v.v (T6)
*Trường học không chia độ:
Trong lĩnh vực tổ chức hình thức và phương pháp dạy học cho trẻ tàinăng thì trường học không chia độ là loại hình trường phổ biến và mới được
mở ra Thực tế ý tưởng trường không chia độ không phải là mới, nó là sự pháttriển của đề án cũ "Đantôn" và "Vinnhetca" Wiliam Ragan là chuyên gia lớnnhất của Mỹ về giáo dục tiểu học đã giải thích rõ ý đồ của trường học "khôngchia độ" bằng cách thức sau: "Giúp cho mỗi học sinh lớn lên tương quan với
tư chất nội tâm của nó mà không làm mất khả năng học tập của học sinh cónăng lực, giúp cho học sinh đó học như khả năng và nỗ lực của nó cho phép
và không bắt buộc học sinh yếu phải căng ra trước những yêu cầu đòi hỏivượt quá sức"
Hệ thống "không phân chia độ" thường được áp dụng ở 3 năm học đầutiên, mặc dù có những trường chỉ tồn tại 6 năm Chương trình học được phânthành 8 - 12 cấp độ (levels) Học sinh tiến hành hoạt động tự học trong nhữngnhóm nhỏ được hình thành từ những trẻ em có cùng năng lực Học sinh có thểchuyển sang cấp độ sau ngay sau khi hoàn thành chương trình của cấp độtrước mà không cần phải đợi các học sinh khác Như vậy, với học sinh cónăng lực có thể hoàn thành chương trình 3 năm sau 2 năm và chuyển lênkhoảng trung gian của trường tiểu học (năm thứ 4, 5, 6 của chương trình học)trong một số trường hợp cũng không phân chia độ Đối với học sinh khác sựchuyển cấp độ có thể mất 4 năm hoặc lâu hơn Khi miêu tả trường học "khôngchia độ" như một dạng tổ chức học tập hiện đại đáp ứng các yêu cầu của tâm
Trang 36lý học, các tác giả của cuốn sách "Cá thể hoá dạy học ở trường tiểu học" đãchỉ ra những ưu điểm của phương pháp này là đã làm biến mất các khái niệm
" học kém"," lưu ban" Trung tâm của phương pháp này là cá nhân với cácđặc điểm riêng của mình Trường học "không chia độ đã kéo theo rất nhiềuthay đổi và ngay cả trong cấu trúc xây dựng trường Không gian lớp họckhông còn bị bó hẹp trong những bức tường, học sinh có thể học tập trungtrong những phòng học lớn không còn những bức tường kiên cố mà thay vào
đó là những tấm phên có thể gấp nếp và di động Tại phòng học như thế nàyđồng thời có lúc có thể đến 100 đứa trẻ học tập với 4 - 5 thầy cô Vẫn 1 đứatrẻ có thể học đọc với 1 thầy dạy ở "cấp độ 5", còn khi đến giờ hình học cóthể chuyển sang góc kia của phòng để học với thầy ở "cấp độ 3" Học sinhcũng có thể tiến hành hoạt động tự học theo các nhóm nhỏ dưới sự theo dõicủa giáo viên Trong một số giờ học như giờ nghiên cứu xã hội, giờ nhạc, hátthì bọn trẻ có thể học cùng nhau.(T6)
Việc sử dụng các phương pháp phân hoá trong nội bộ trường nghĩa làphân chia học sinh trong phạm vi trường học đó chiếm một vị trí đặc biệttrong nền giáo dục của Mỹ Có 2 dạng phân hoá:
Phân hoá ngoài (chia học sinh có cùng đặc điểm thành các nhóm, lớp, khoá) Phân hoá trong (sử dụng các phương pháp dạy học khác nhau trên lớp
với học sinh của 1 lớp) Trong các lớp học người ta sử dụng 2 hình thức phânhoá chính là theo năng lực và theo sở thích Trong trường hợp thứ nhất tiêuchí cơ bản để phân chia thành các nhóm là thành tích học tập Học sinh đượcphân theo các nhóm hoặc là phụ thuộc vào thành tích học tập của tất cả cácmôn học hoặc là của từng môn cụ thể Phân hoá theo sở thích nhờ việc đưa vào
kế hoạch học tập các môn học lựa chọn, làm việc theo nhóm, giới thiệu chohọc sinh khả năng lựa chọn các vấn đề riêng trong giới hạn của 1 môn học
Trang 37Phân tích các dạng cơ bản của dạy học phân hoá trong trường tiểu học
Trang 38của các bang khác nhau của Mỹ (Caliphoocnia, Phloriđa, Viếcghinia v.v)chúng tôi làm rõ các hình thức hiệu quả nhất đảm bảo nhu cầu học tập củahọc sinh tài năng.
- Một trong những hình thức dạy học là "Banding", hình thức này dựatrên cơ sở của việc phân chia tất các học sinh ở một lứa tuổi trong nhóm căn
cứ vào mức độ trí tuệ Trình độ trí tuệ được xác định nhờ các bài kiểm traTest khả năng diễn đạt và tư duy có thể đo được năng lực học tập Sau khi tốtnghiệp tiểu học, 25% học sinh được chuyển lên học ở "band" cao hơn (Topband); 50% học ở "band" trung (middle band) và 25% học ở "band" thấp(Bottom band) Mặt khác đây là một bước đi đảm bảo tốt nhất cho nhu cầuhọc tập của tất cả học sinh, nhưng việc học tập trong các "band" chủ yếuhướng cho học sinh trung bình, còn nhu cầu học cao hơn của học sinh tàinăng chiếm 2 - 3% số học sinh trong lớp thì không đáp ứng hoàn toàn
- Hình thức thứ 2 đó là Streaming - chia thành các "nhóm": Đó làphương pháp "nhóm" theo năng lực, giống như chia thành Band ở đây có rấtnhiều nhóm khác nhau tạo nên khả năng làm các nhóm giống nhau hơn là cácBand Tuy nhiên phương pháp này chỉ được áp dụng trong trường tiểu học ởmột số bang như : Phloriđa, New York còn chủ yếu nó được áp dụng trongtrường phổ thông
Những trẻ em tài năng luôn luôn không tìm được chỗ của mình trong
hệ thống này, vì thế tại một số trường người ta thành lập cho học sinh tài năngnhững nhóm đặc biệt, ở đó các môn học như tiếng Latinh, ả rập và một sốmôn khác được đưa vào dạy và học Điều này đảm bảo cho việc học tập pháttriển với tốc độ cao
- Phân tích các tài liệu cho thấy rằng nhu cầu học tập của trẻ tài năngđược đảm bảo và có thể phát huy hiệu quả nhất ở hình thức thứ 3 đó là hìnhthức "Setting" Hình thức này chia học sinh thành các nhóm dựa trên cơ sở căn
Trang 39cứ vào thành tích học tập từng môn của học sinh Các nhà giáo dục học Mỹ cho rằng "setting" có ưu điểm hơn các hình thức tổ chức học tập khác ở chỗ:
Thứ nhất: Các giờ học với lớp học có cùng thành phần học sinh chophép giáo viên xác định nội dung, hình thức và phương pháp giảng dạy phùhợp với trình độ năng lực của học sinh, đo được độ phức tạp của tài liệu họctập với trình độ đào tạo của mỗi học sinh
Thứ hai: Thành phần học sinh giống nhau khích lệ được mỗi học sinhnâng cao thành tích học tập của mình, tạo khả năng so sánh thành tích học tậpcủa cá nhân mình so với thành tích của các học sinh khác có năng lực tronglớp
Thứ ba: Những trẻ tài năng mà năng lực của chúng được thể hiệnkhông phải ở tất cả các môn sẽ có điều kiện phát huy tiềm năng của mình.Hình thức dạy học này là công bằng trong xã hội bởi vì nó được xây dựngtrên cơ sở của sự khác biệt về năng lực trí tuệ "Setting" là hình thức dạy họclinh hoạt bởi vì theo kết quả của thành tích học tập 3 học kỳ học sinh có thểchuyển lên học ở "set" khác "Setting" tạo điều kiện bộc lộ năng lực của tất cảtrẻ em mà sự độc đáo của chúng ở một mức độ nhất định vẫn được duy trìtrong lớp, bởi vì trong một số buổi học học sinh làm việc trong các nhóm
"năng lực hỗn hợp" Một trong những điều kiện để thực hiện "setting" đó là
có thời khoá biểu linh hoạt và sự tổ chức học tập mạch lạc Trong hình thứchọc tập này mỗi học sinh có thời khoá biểu riêng của mình
Phân tích chương trình học tập ở một số bang như Oa-sinh-tơn;Caliphonia có thể rút ra kết luận rằng ở các trường tiểu học Mỹ thường có sựthay đổi dạy học ở các nhóm "năng lực hỗn hợp" Các hình thức dạy học ởcác nhóm năng lực tạo điều kiện thuận lợi để dạy trẻ tài năng thường được sửdụng Thêm vào đó những ưu thế đặc biệt đã được mang đến bởi sự phân chiatheo kết quả học tập từng môn Khuynh hướng cơ bản của việc nâng cao hiệu
Trang 40quả dạy học trong các nhóm "năng lực hỗn hợp" ở trường tiểu học Mỹ là sự